1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu qủa hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp xã ở nước ta trong giai đoạn hiện nay

58 5,3K 39
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 422,5 KB

Nội dung

Nâng cao hiệu qủa hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp xã ở nước ta trong giai đoạn hiện nay

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của khoá luận

Xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) là đơn vị hành chính cơ sở, làcấp gần dân nhất và là nơi diễn ra mọi hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá, xãhội của các tầng lớp nhân dân

Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp xã là cơ quan hành chính Nhà nước ở địaphương, có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống chính trị ở nước ta, làcầu nối chuyển tải và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng,pháp luật của Nhà nước đến với quảng đại quần chúng nhân dân UBND cấp xãthực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế,chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng, trật tự và an toàn xã hội ở địaphương theo thẩm quyền; đảm bảo cho các chủ trương, chính sách của Đảng vàpháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống

Hoạt động của UBND cấp xã có ảnh hưởng lớn tới tính hiệu quả của cácchủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, có ý nghĩa vô cùng

to lớn với việc củng cố sự phát triển bền vững của xã hội, đảm bảo dân chủ và

nâng cao đời sống nhân dân Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Cấp xã là cấp gần dân nhất, là nền tảng của hành chính Cấp xã làm được việc thì mọi việc đều xong xuôi”.[3, tr.371]

Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp xã còn chưađược chuyên sâu, thiếu ổn định về nhân sự; tình trạng lãng phí, hình thức tronghoạt động quản lý vẫn phổ biến Bên cạnh đó, trình độ quản lý, chuyên môn,nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã còn nhiều hạn chế, luôn rơi vàotrạng thái lúng túng, ngỡ ngàng trước sự thay đổi và xu thế phát triển chung củathời đại, dẫn đến hiệu quả hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp xã chưa cao, chưađáp ứng được yêu cầu của xã hội

Khẳng định tầm quan trọng của Uỷ ban nhân dân cấp xã trong hệ thốngchính trị ở nước ta Nghị quyết Trung ương 5 khoá IX đã đề ra phương hướng

“đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở ở xã, phường, thị

Trang 2

trấn” Nghị quyết chỉ đạo: “Cần nâng cao hiệu lực của cơ quan hành chính theo hướng đề cao trách nhiệm và thẩm quyền của cơ quan hành chính cấp xã”

[7] Gần đây, tại hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương khoá X đã banhành Nghị quyết số 17- NQ/TW ngày 01/08/2007 về đẩy mạnh cải cách hànhchính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước trong đó cóUBND cấp xã Đó là những cơ sở quan trọng để chúng ta tiếp tục xây dựngchiến lược cải cách, nâng cao hiệu quả hoạt động của UBND cấp xã ở nước tatrong giai đoạn hiện nay

Nhận thức được tầm quan trọng của Uỷ ban nhân dân cấp xã trong hệ

thống chính trị ở nước ta, em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Nâng cao hiệu qủa

hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp xã ở nước ta trong giai đoạn hiện nay”

làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình

2 Mục đích nghiên cứu của khoá luận

Làm sáng tỏ các nội dung liên quan tới hoạt động của UBND cấp xã ởnước ta trong giai đoạn hiện nay, những mặt tích cực và hạn chế trong hoạt độngcủa UBND cấp xã và những nguyên nhân dẫn tới tình trạng đó Khẳng định vịtrí và vai trò hết sức quan trọng của UBND cấp xã trong hệ thống chính trị vàdân cư Từ đó, đưa ra được những giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quảhoạt động của UBND cấp xã ở nước ta trong giai đoạn hiện nay

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của khoá luận

Hoạt động của UBND cấp xã rất rộng và đa dạng nên trong phạm vi củakhoá luận tốt nghiệp, em chỉ tập trung nghiên cứu một số hoạt động đặc thù củaUBND cấp xã có tác động trực tiếp đến người dân như: hoạt động hành chính-

tư pháp; giải quyết khiếu nại, tố cáo; giải quyết tranh chấp đất đai…Và từ đóđưa ra những giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả hoạt động của UBND cấp xã ởnước ta trong giai đoạn hiện nay

4 Phương pháp nghiên cứu của khoá luận

Khoá luận được thực hiện trên cơ sở những nguyên lý cơ bản của chủnghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật; các

Trang 3

đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về tổ chức và hoạt động của bộ máynhà nước; xây dựng và đổi mới tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương.

Để giải quyết những vấn đề cơ bản đã được đặt ra ở trên, em đã sử dụngphương pháp duy vật biện chứng của Triết học Mác- LêNin và những phươngpháp khác như: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháplịch sử, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh nhằm làm sáng tỏ nội dung

và phạm vi nghiển cứu của khoá luận

5 Kết cấu của khoá luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khoá luậngồm 3 chương:

Chương I: Một số vấn đề chung về UBND cấp xã.

Chương II: Hoạt động của UBND cấp xã ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Chương III: Nâng cao hiệu quả hoạt động của UBND cấp xã ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Trang 4

CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ UỶ BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ

1 Khái niệm về Uỷ ban nhân dân cấp xã

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Ủy ban nhân dân là cơ quan chính quyền nhân dân của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được lập ra ở các cấp xã, phường, thị trấn trực thuộc huyện; huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương” [34, tr.759]

Theo từ điển luật học: “UBND là tên gọi của các cơ quan chấp hành của

cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương” [33, tr.538]

Điều 123 Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001) quy định: “UBND do Hội

đồng nhân dân bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân (HĐND)”.

Điều 2 Luật tổ chức của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm

2003 quy định: “UBND là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, do HĐND bầu là cơ quan chấp hành của HĐND, chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên”.

Theo đó: UBND cấp xã là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, doHĐND cấp xã bầu ra, chịu trách nhiệm trước HĐND cấp xã và cơ quan nhànước cấp trên về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình

Như vậy, UBND cấp xã là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương cóthẩm quyền chung, hoạt động với tư cách:

Cơ quan chấp hành của HĐND cùng cấp;

Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương

Là cơ quan chấp hành của HĐND cấp xã: UBND cấp xã chịu sự giám sátcủa HĐND cấp xã, chịu trách nhiệm và báo cáo các hoạt động của mình trướcHĐND cấp xã

Trang 5

Là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương: UBND cấp xã có nhiệm

vụ triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật củaNhà nước vào cuộc sống, quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội và dân cưtrên địa bàn

UBND cấp xã chính là đầu mối giải quyết các công việc thường ngày củanhân dân và có quan hệ trực tiếp và gắn bó mật thiết với nhân dân, là cầu nối đểchuyển tải mọi chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vàocuộc sống Vì vậy mà hiệu quả hoạt động của UBND cấp xã có ảnh hưởng rấtlớn tới sự thành công của các chủ trương, chính sách được hoạch định từ cấptrên và quyền, lợi ích của nhân dân trên địa bàn

Chúng ta đã chuyển sang cơ chế quản lý mới trong điều kiện nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì vai trò của UBND cấp xã càng có ýnghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước, nângcao đời sống của nhân dân

2 Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp xã

Theo quy định của Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 và Pháp lệnh

về nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của HĐND và UBND mỗi cấp năm 1996 thìnhiệm vụ, quyền hạn của UBND xã, thị trấn và UBND phường là khác nhau Sựkhác nhau đó là do:

- Sự chênh lệch về quy mô dân số và diện tích ở xã, thị trấn và phường:Cho đến nay, khu vực nông thôn ở nước ta vẫn chiếm khoảng trên 80% dân số

và diện tích cả nước trong khi đó con số này của khu vực đô thị là khoảng gần20% dân số và diện tích cả nước Mật độ dân số ở nông thôn không đồng đều,các làng xã ở vùng đồng bằng thường đông đúc nhưng ngược lại ở khu vực miềnnúi, vùng sâu, vùng xa thì dân cư lại thưa thớt mà đất đai lại rộng Dân cư ởnông thôn đơn giản, thuần nhất, gắn bó với nhau từ lâu đời, có tính truyền thống

và huyết thống cao tạo nên những bản sắc và phong tục tập quán riêng, cuộcsống chủ yếu mang tính chất tự cấp, tự túc

Ở địa hình thành phố, mật độ dân số cao, thành phần dân cư phức tạp,không thuần nhất, có nguồn gốc, lối sống và tập quán khác nhau Lối sống của

Trang 6

dân cư phường phần lớn phụ thuộc vào thị trường và chủ yếu thông qua phươngthức mua bán; sự liên kết dân cư rất lỏng lẻo.

- Về phương diện cơ cấu kinh tế: Ở nông thôn, kinh tế chủ đạo là kinh tếnông nghiệp Ở đô thị, kinh tế chủ đạo là kinh tế công nghiệp, dịch vụ, thương mại

- Về chức năng: UBND xã, thị trấn bên cạnh chức năng là cơ quan hànhchính nhà nước ở địa phương còn là cơ quan tự quản ở xã, đại diện cho cộng đồngdân cư ở cơ sở, giải quyết những vấn đề nội bộ của địa phương

Trong khi đó UBND phường chỉ thuần tuý là cơ quan hành chính nhà nước

ở địa phương, thực hiện một số công việc quản lý hành chính nhà nước theo quyđịnh của pháp luật và một số nhiệm vụ do cấp trên giao

Chính các điểm khác nhau nêu trên mà pháp luật đã quy định cho UBND

xã, thị trấn các nhiệm vụ và quyền hạn khác với UBND phường Cụ thể như sau:

2.1 Nhiệm vụ quyền hạn của UBND xã, thị trấn

Trang 7

- Tổ chức việc xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ; thực hiện việc tu bổ,bảo vệ đê điều, bảo vệ rừng; phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bãolụt;

- Quản lý, kiểm tra, bảo vệ việc sử dụng nguồn nước trên địa bàn;

- Tổ chức, hướng dẫn việc khai thác và phát triển các ngành, nghề truyềnthống ở địa phương;

- Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của xã;

* Trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải :

- Quản lý, kiểm tra việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ

ở điểm dân cư nông thôn theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức việc bảo vệ, kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm đường giaothông và các công trình cơ sở hạ tầng khác ở địa phương;

- Huy động sự đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng đường xá,cầu, cống trên địa bàn; tổ chức thực hiện việc xây dựng, tu sửa đường giaothông trong xã theo phân cấp;

* Trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ:

- Quản lý, sắp xếp chợ và các điểm buôn bán dịch vụ ở địa phương;

- Quản lý các hoạt động dịch vụ, buôn bán nhỏ ở địa phương theo quyđịnh của pháp luật;

- Phối hợp với các cơ quan hữu quan chống buôn lậu, trốn thuế, sản xuất

và lưu hành hàng giả ở địa phương;

* Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội và thể dục thể thao :

- Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương;

- Tổ chức xây dựng và quản lý, kiểm tra hoạt động của nhà trẻ, lớp mẫugiáo, trường mầm non ở địa phương;

- Tổ chức và quản lý trạm y tế xã, tổ chức, thực hiện các chương trình y tế

cơ sở, dân số, kế hoạch hoá gia đình được giao;

- Tổ chức thực hiện chính sách, chế độ đối với thương, bệnh binh, gia đìnhliệt sĩ, gia đình có công với nước; thực hiện công tác cứu tế xã hội, hoạt động từthiện ở địa phương;

Trang 8

- Quản lý, bảo vệ, tu bổ nghĩa trang liệt sĩ, quy hoạch quản lý nghĩa địa ởđịa phương;

- Xây dựng phong trào và tổ chức các hoạt động văn thể; vận động nhândân xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá…

* Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội:

- Tổ chức huấn luyện quân sự phổ thông; tuyên truyền, giáo dục xây dựngquốc phòng toàn dân;

- Thực hiện công tác nghĩa vụ quân sự và tuyển quân theo kế hoạch; thựchiện nhiệm vụ hậu cần tại chỗ; thực hiện chính sách đối với các lực lượng vũtrang nhân dân ở địa phương;

- Thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

- Quản lý hộ khẩu; tổ chức việc đăng ký tạm trú, tạm vắng;

* Trong lĩnh vực thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo :

- Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn có nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn và bảo đảmthực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáocủa nhân dân ở địa phương theo quy định của pháp luật

* Trong lĩnh vực thi hành pháp luật :

- Tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thi hành các văn bản do chính UBNDcấp xã, cơ quan nhà nước cấp trên và HĐND cùng cấp ban hành;

- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật; giải quyết các vi phạm phápluật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân;

- Tổ chức và hướng dẫn hoạt động của các tổ hoà giải, thanh tra nhân dân;

- Tổ chức việc đăng ký hộ tịch, thực hiện công chứng, chứng thực theoquy định của pháp luật;

- Tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dântheo thẩm quyền;

- Thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của Nhà nước; bảo vệ tính mạng,

tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân;

- Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc thihành án theo quy định của pháp luật; kiểm tra việc thi hành pháp luật trên địa bàn;

Trang 9

- Quyết định xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

* Trong việc xây dựng chính quyền và quản lý địa giới hành chính:

- Tổ chức và thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồngnhân dân theo quy định của pháp luật;

- Lập hồ sơ về việc phân vạch, điều chỉnh địa giới hành chính; quản lý hồ sơ,mốc và bản đồ địa giới hành chính của địa phương [12],[17]

2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND phường

Do UBND xã, thị trấn và UBND phường đều thuộc một cấp hành chính(cấp xã) nên cũng có những điểm tương đồng Vì vậy, Uỷ ban nhân dân phường,ngoài việc phải thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn mà pháp luật đã quy địnhcho UBND xã, thị trấn như đã nói ở trên còn có trách nhiệm thực hiện nhữngnhiệm vụ, quyền hạn sau đây: (Điều 118- Luật tổ chức HĐND và UBND năm2003)

- Thực hiện thống nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch

đô thị, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, phòng, chống các tệ nạn xã hội, giữgìn trật tự vệ sinh, sạch đẹp khu phố, lòng đường, lề đường, trật tự công cộng vàcảnh quan đô thị; quản lý dân cư đô thị trên địa bàn;

- Thanh tra việc sử dụng đất đai của tổ chức, cá nhân trên địa bàn phườngtheo quy định của pháp luật;

- Quản lý và bảo vệ cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn phường theo phâncấp

- Quản lý, kiểm tra giấy phép xây dựng của tổ chức, cá nhân trên địa bànphường; [12]

Căn cứ vào các nhiệm vụ, quyền hạn mà UBND cấp xã phải thực hiện,chúng ta thấy UBND cấp xã vừa phải thực hiện những nhiệm vụ thuộc chức năngquản lý nhà nước được Nhà nước phân cấp hoặc uỷ quyền vừa phải tổ chức thựchiện các Nghị quyết của HĐND cấp xã về phát triển kinh tế- xã hội, nâng cao đờisống vật chất và văn hoá của nhân dân trên địa bàn

Trang 10

3 Cơ cấu, tổ chức, hoạt động của UBND cấp xã

Để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, UBND cấp

xã cần phải có một cơ cấu, tổ chức, hoạt động khoa học và hợp lý, phát huy vaitrò là nền móng của Bộ máy hành chính nhà nước

3.1 Cơ cấu của UBND cấp xã

Điều 122 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định: UBND cấp

xã do HĐND xã bầu ra, có từ 03 đến 05 thành viên, gồm có Chủ tịch, Phó chủtịch và Uỷ viên

Người đứng đầu UBND cấp xã là Chủ tịch UBND do HĐND cấp xã trựctiếp bầu ra Chủ tịch UBND cấp xã nhất thiết phải là đại biểu HĐND cấp xã, còncác thành viên khác của UBND cấp xã thì không nhất thiết phải là đại biểuHĐND Kết quả bầu các thành viên của UBND cấp xã phải được Chủ tịchUBND cấp huyện phê chuẩn

Trong nhiệm kì, nếu khuyết Chủ tịch UBND cấp xã thì Chủ tịch HĐNDcùng cấp giới thiệu người ứng cử Chủ tịch UBND để HĐND bầu Người đượcbầu giữ chức Chủ tịch UBND cấp xã trong nhiệm kì không nhất thiết là đại biểuHĐND Quy định này nhằm tạo ra cơ chế linh hoạt và đảm bảo tính hiệu quảtrong việc thực hiện chức năng quản lý và điều hành của hệ thống hành chínhnhà nước, khắc phục tình trang cục bộ địa phương Điều này có mục đích tốt,tuy nhiên có thể sẽ gặp phải khó khăn về mặt tâm lý, người dân địa phương cóthể cho rằng người địa phương khác đến không thể hiểu được tình hình của đờisống dân cư tại địa phương mình Đây chính là một trong những vấn đề của cảicách bộ máy nhà nước

Phó chủ tịch UBND cấp xã do HĐND cùng cấp bầu ra theo sự giới thiệucủa chủ tịch UBND bằng hình thức bỏ phiếu kín

Các thành viên của UBND cấp xã cũng do HĐND cùng cấp bầu ra bằnghình thức bỏ phiếu kín, theo sự giới thiệu của chủ tịch UBND

Tuỳ theo quy mô số dân ở các xã, phường, thị trấn mà có cơ cấu tổ chứckhác nhau Cụ thể:

Trang 11

* Ở các xã miền núi, hải đảo, có dân số từ 5000 người trở lên; xã đồng bằng, trung du có dân số từ 8000 người trở lên và xã biên giới:

Cơ cấu tổ chức của UBND gồm 05 thành viên và được phân công nhưsau:

Một chủ tịch phụ trách chung, khối nội chính, quy hoạch và kế hoạch pháttriển kinh tế- xã hội ở xã

Hai phó chủ tịch: Một phó chủ tịch phụ trách khố kinh tế, tài chính, xâydựng, giao thông, nhà đất và tài nguyên môi trường Một phó chủ tịch phụ tráchkhối văn hoá- xã hội và các lĩnh vực xã hội khác

Các uỷ viên UBND: Một uỷ viên phụ trách công an Một uỷ viên phụtrách quân sự

* Ở các xã không thuộc diện nêu trên:

Cơ cấu tổ chức của UBND gồm 03 thành viên: Một chủ tịch, một phó chủtịch và một uỷ viên Căn cứ vào lĩnh vực công việc được phân công theo quyđịnh của pháp luật mà Chủ tịch UBND xã phân công các thành viên phụ tráchcho phù hợp với từng địa phương Trong nhiệm kỳ, HĐND xã có thể ấn địnhthêm số lượng thành viên UBND cấp mình nhưng tổng số không vượt quá 05thành viên và phải được Chủ tịch UBND cấp huyện phê chuẩn

* Đối với UBND phường, thị trấn:

Cơ cấu tổ chức gồm 05 thành viên: Một chủ tịch, hai phó chủ tịch, hai uỷviên và được phân công phụ trách công việc như sau:

Một chủ tịch phụ trách chung, khối nội chính, quản lý công tác quy hoạch

đô thị

Hai phó chủ tịch: Một phó chủ tịch phú trách khối kinh tế- tài chính xâydựng cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ, nhà đất và tài nguyên môi trường Mộtphó chủ tịch phụ trách khối văn hoá xã hội và các lĩnh vực xã hội khác

Hai uỷ viên: Một uỷ viên phụ trách công an Một uỷ viên phụ trách quân

sự [32, tr.45- 47]

Trang 12

Phó chủ tịch UBND cấp xã là người giúp việc cho Chủ tịch UBND cấp

xã, được Chủ tịch phân công phụ trách, thực hiện những công việc nhất định vàchịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND cấp xã về phần công việc được giao

Các thành viên của UBND cấp xã được Chủ tịch UBND phân công, phụtrách những lĩnh vực chuyên môn nhất định Đặc biệt với những lĩnh vực quantrọng như: tài chính, công an, quân sự…Chủ tịch UBND cấp xã phải phân côngcho các thành viên UBND phụ trách, làm thủ trưởng Mỗi thành viên của UBNDcấp xã chịu trách nhiệm cá nhân về lĩnh vực được phân công phụ trách trướcChủ tịch UBND cấp xã

3.3 Hoạt động của UBND cấp xã

Theo Điều 8 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003, hoạt động củaUBND cấp xã được đảm bảo bằng hiệu quả hoạt động của:

- Tập thể Uỷ ban nhân dân;

- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân;

- Các thành viên của UBND và các cơ quan chuyên môn của UBND.UBND cấp xã họp mỗi tháng một lần Đây là hình thức hoạt động quantrọng nhất của UBND cấp xã vì phần lớn nhiệm vụ quyền hạn của UBND cấp xãđược thực hiện tại phiên họp như: chương trình công tác của UBND hàng nămhoặc trong cả nhiệm kỳ; kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, dự toán ngân sách,quyết toán ngân sách; kế hoạch đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm; cácbiện pháp thực hiện Nghị quyết của HĐND cấp xã…

Trang 13

Những vấn đề nằm trong chương trình phiên họp của UBND cấp xã đềuđược thảo luận tập thể và quyết định theo đa số Các quyết định của UBND thểhiện bằng hình thức văn bản đó là: Quyết định và Chỉ thị.

Là người lãnh đạo, điều hành công việc của UBND cấp xã, Chủ tịchUBND quy định chương trình hoạt động của UBND hàng tháng, hàng quý; phâncông công việc cho các thành viên của UBND và kiểm tra, giám sát việc thựchiện các nhiệm vụ của các chủ thể đó Chủ tịch UBND cấp xã chịu trách nhiệm

cá nhân về các quyết định của mình và cùng với tập thể UBND chịu trách nhiệmđối với các quyết định thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã

Các phó chủ tịch UBND cấp xã và các thành viên khác của UBND đượcChủ tịch UBND cấp xã phân công phụ trách các lĩnh vực nhất định, góp phầnbảo đảm sự thống nhất quản lý từ Trung ương tới cơ sở, đồng thời phải chịutrách nhiệm trước Chủ tịch UBND trong việc quản lý các lĩnh vực được giao

Như vậy, UBND cấp xã được tổ chức và hoạt động trên nguyên tắc tậptrung dân chủ, là cơ quan gần dân nhất, hoạt động và làm việc theo chế độ tậpthể quyết định, cá nhân phụ trách, đảm bảo sự thống nhất trong quá trình quản lýhành chính nhà nước ở địa phương

Trang 14

CHƯƠNG II HOẠT ĐỘNG CỦA UBND CẤP XÃ Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN

HIỆN NAY

UBND cấp xã là một bộ phận trong hệ thống các cơ quan hành chính nhànước, có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống chính trị của chúng ta Hoạtđộng của UBND cấp xã đã và đang góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới

và phát triển đất nước, nâng cao đời sống nhân dân

Là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, UBND cấp xã tiến hànhhoạt động quản lý hành chính trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như: tàichính và ngân sách; nông- lâm- ngư nghiệp; thuỷ lợi, tiểu thủ công nghiệp; anninh quốc phòng; trật tự an toàn xã hội; giao thông vận tải; đất đai; chứng thực,

hộ tịch;…nhưng trong khuôn khổ của khoá luận tốt nghiệp em chỉ đề cập đếnhoạt động của một số lĩnh vực điển hình sau: hoạt động tài chính và ngân sách,hoạt động quản lý đất đai, hoạt động chứng thực, hoạt động đăng ký hộ tịch vàmột số vấn đề ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của UBND cấp xã như hoạtđộng điều hành của UBND cấp xã và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức củaUBND cấp xã thừa hành nhiệm vụ theo quy định của pháp luật

Thời gian qua, hoạt động của UBND cấp xã ở nước ta đã từng bước đổimới và nâng cao song cũng không tránh khỏi những hạn chế nhất định Dướiđây là những kết quả đã đạt được và những tồn tại, hạn chế trong hoạt động củaUBND cấp xã ở nước ta trong giai đoạn hiện nay trên một số lĩnh vực điển hình

1 Những kết quả đạt được

1.1 Trong hoạt động tài chính và ngân sách

Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 quy định: “Cấp xã là một cấp ngân sách, có nhiệm vụ thu- chi và thanh quyết toán” [13] Theo đó, UBND

cấp xã có nhiệm vụ quản lý thu, chi ngân sách theo kế hoạch của địa phương,chỉ đạo tận thu các nguồn thu theo phân cấp và thực hiện các nội dung chi theođúng quy định

Trang 15

Trên thực tế, công tác chấp hành quản lý thu- chi đã được UBND cấp xãcoi trọng, tích cực chỉ đạo tận thu các nguồn thu theo phân cấp và thực hiện cácnội dung chi theo đúng quy định, không có tình trạng toạ chi hoặc thu ngoàingân sách Giám sát chặt chẽ các nguồn thu từ thuế, phí và lệ phí…tránh thấtthoát cho ngân sách Nhà nước.

Công tác lập dự toán ngân sách hàng năm của UBND cấp xã cơ bản đãđược thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, chất lượng dự toán ngày mộtnâng lên và bám sát được định hướng phát triển kinh tế, xã hội của địa phương,phản ánh đúng nội dung thu, chi ngân sách qua Kho bạc Nhà nước

1.2 Trong hoạt động quản lý đất đai

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của Quốc gia, là tư liệu sản xuấtcủa ngành nông nghiệp, lâm nghiệp; là địa bàn phân bố các khu dân cư và xâydựng cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng Vì vậy, đất đai cần phảiđược quản lý chặt chẽ theo đúng quy hoạch, kế hoạch và phải được sử dụng cóhiệu quả Có thể nói, UBND cấp xã là nơi gần gũi và nắm bắt rõ nhất với nhữngbiến động về đất đai tại địa phương

Luật đất đai năm 2003 quy định UBND cấp xã có nhiệm vụ và quyền hạnnhư sau:

- Quản lý mốc địa giới hành chính trên thực địa tại địa phương;

- Công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết của địaphương sau khi được UBND cấp có thẩm quyền quyết định hoặc xét duyệt;

- Tổ chức chỉ đạo, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địaphương, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi sử dụng đất trái với quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất;

- Cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công íchcủa xã, phường, thị trấn;

- Xác nhận hồ sơ để người đang sử dụng đất làm thủ tục xin cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất;

- Tổ chức kiểm kê đất đai của địa phương;

Trang 16

- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý công trình có hànhlang bảo vệ an toàn Kịp thời xử lý các trường hợp lấn chiếm, sử dụng trái phéphành lang bảo vệ an toàn công trình;

- Phối hợp với Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thànhviên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác để hoà giải các tranh chấp đất đai;

- Chứng thực hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấpquyền sử dụng đất của hộ gia đình và cá nhân [14]

Giúp việc cho UBND cấp xã trong hoạt động quản lý đất đai ở mỗi xã,phường, thị trấn là công chức Địa chính

Thực tế trong những năm vừa qua, UBND cấp xã đã từng bước tổ chức,thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình trong quản lý đất đai theo đúng thẩmquyền, giúp cho cơ quan nhà nước cấp trên trong việc quản lý và sử dụng đất đai

có hiệu quả Đặc biệt, trong hoạt động hoà giải tranh chấp đất đai, giải quyếtkhiếu nại, tố cáo về đất đai, UBND cấp xã đã phối hợp với Uỷ ban Mặt trận tổquốc và các tổ chức thành viên, các tổ chức xã hội giải quyết dứt điểm các tranhchấp đất đai phát sinh trên địa bàn, tạo tâm lý phấn khởi trong nhân dân, hạn chếtình trạng khiếu nại vượt cấp, khiếu kiện đông người gây mất ổn định chính trịtrên địa bàn

1.3 Trong hoạt động chứng thực

Chứng thực là việc UBND cấp huyện, cấp xã xác nhận sao y giấy tờ, hợpđồng, giao dịch và chữ ký của cá nhân trong các giấy tờ phục vụ cho các giaodịch của họ

Điều 5 Nghị định 79/2007/NĐ-CP ngày 18/05/2007 về cấp bản sao từ sổ

gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký quy định: “UBND cấp

xã có thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ văn bản bằng tiếng Việt; chứng thực chữ ký trong các giấy tờ văn bản bằng tiếng Việt

Chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND cấp xã thực hiện chứng thực các việc các việc trên và đóng dấu của UBND cấp xã”.

Hoạt động chứng thực do công chức Tư pháp- Hộ tịch thực hiện dưới sựchỉ đạo điều hành của Chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND cấp xã Nhiệm vụ của

Trang 17

công chức Tư pháp- Hộ tịch là giúp Chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND cấp xãchứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ văn bản bằng tiếng Việt; chứngthực chữ ký trong các giấy tờ văn bản bằng tiếng Việt Trước khi Chính phủ banhành NĐ 79/2007/NĐ- CP, hành vi này do UBND cấp huyện thực hiện theo NĐ75/2000/NĐ-CP về công chứng, chứng thực.

Việc chuyển giao thẩm quyền chức thực bản sao từ bản chính trong cácgiấy tờ giao dịch bằng tiếng Việt cho UBND cấp xã nhằm giải quyết tốt hơn cácyêu cầu của công dân, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân được cấp bản saomột cách nhanh hơn Việc phân cấp này đã mở ra hệ thống rộng rãi cho hơn 10vạn UBND cấp xã có thẩm quyền chứng thực thay vì chỉ có phòng công chứng

và UBND cấp huyện theo quy định của NĐ 75/2000/ NĐ-CP về công chứng,chúng thực

14 Trong hoạt động đăng ký hộ tịch

Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận các sựkiện sinh, tử, kết hôn, nuôi con nuôi, giám hộ, nhận cha mẹ, con, thay đổi, cảichính, bổ sung, điều chỉnh hộ tịch, xác định lại giới tính, xác định lại dân tộc;căn cứ vào quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghi vào sổ hộ tịch cácviệc: xác định cha mẹ, con, thay đổi quốc tịch, ly hôn, huỷ việc kết hôn trái phápluật, chấm dứt việc nuôi con nuôi

Theo quy định của NĐ 158/2005/NĐ- CP của Chính phủ về công tác hộtịch, hoạt động đăng ký hộ tịch đã được phân cấp mạnh mẽ cho UBND cấp xãthực hiện nhằm tạo thuận lợi nhất cho công dân khi có yêu cầu đăng ký các sựkiện liên quan đến nhân thân, thân nhân… Theo đó, một số sự kiện hộ tịch trướcđây thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh nay đã được phân cấp cho UBNDcấp xã như: thay đổi, cải chính hộ tịch cho trẻ em dưới 14 tuổi, đăng ký khaisinh cho trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà có cha hoặc mẹ là công dânViệt Nam định cư ở nước ngoài…

Nhìn chung việc đăng ký khai sinh; khai tử; đăng ký kết hôn; đăng kýviệc nuôi con nuôi; đăng ký giám hộ; nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính hộtịch; ghi vào sổ các thay đổi hộ tịch khác đã được UBND cấp xã thực hiện tương

Trang 18

đối tốt, đáp ứng được yêu cầu của nhân dân Ví dụ: tỉnh Thái Nguyên trong năm

2007, UBND cấp xã đã tiến hành đăng ký đúng hạn cho 19.065 sự kiện sinhtrong tổng số 29.265 sự kiện sinh, 6326 sự kiện tử trong tổng số 8816 sự kiện tử;đăng ký và đăng ký kết hôn cho 8895 trường hợp; đăng ký sự kiện nuôi con nuôicho 33 trường hợp; xác nhận sự kiện nhận cha, mẹ, con cho 42 trường hợp; thayđổi, cải chính hộ tịch cho 438 trường hợp; ghi vào sổ các thay đổi hộ tịch khác

là 104 trường hợp [25]

1.5 Hoạt động điều hành của UBND cấp xã

Trong thời gian qua, UBND cấp xã cũng đã có những đổi mới căn bản vềphong cách điều hành và chỉ đạo, từ sự chỉ đạo theo cách đối phó tình thế từngbước đã chuyển sang sự chỉ đạo theo quy chế trong đó nổi bật là trách nhiệm củachức danh Chủ tịch UBND cấp xã Chế độ trách nhiệm đã được xây dựng, cán

bộ, công chức cấp xã có năng lực hơn, trẻ hơn, năng động hơn, biết cách tổ chứcquản lý, xử lý tốt và kịp thời các tình huống phát sinh trong công việc trên cơ sởpháp luật

1.6 Hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức

Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn là những người đại diện cho quyềnlực nhà nước ở cơ sở, trực tiếp lãnh đạo nhân dân thực hiện các chủ trương,chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tiến hành vận động và tổ chứcquần chúng, huy động các nguồn lực và áp dụng những biện pháp cần thiết đểthực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ được giao

Số lượng công chức làm công tác chuyên môn thuộc UBND cấp xã hiệnnay là 81.314 người chiếm 42,25% trong tổng số 192.438 cán bộ, công chứctrực tiếp làm công tác quản lý ở 10.987 xã, phường, thị trấn ( trong đó có 9106

xã, 1271 phường, 610 thị trấn, 125.710 thôn bản, tổ dân phố) [28], có tráchnhiệm giúp UBND cấp xã quản lý Nhà nước về lĩnh vực công tác (tài chính, tưpháp, địa chính, văn phòng, văn hoá- xã hội, công an, quân sự) và thực hiện cácnhiệm vụ theo sự phân công của chủ tịch UBND cấp xã: Đó là một lực lượngkhá đông đảo trong tổ chức bộ máy hành chính của chúng ta

Trang 19

Những năm qua, đội ngũ cán bộ, công chức của UBND cấp xã đã cónhững đổi mới tích cực theo hướng trẻ hoá, tạo động lực, nâng cao và phát huynăng lực sáng tạo Nhìn chung đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã vẫn giữ vữngđược phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống tốt và lành mạnh, hoàn thành tốtnhiệm vụ được giao

Về chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã hiện nay đã có nhữngbước tiến đáng kể so với giai đoạn trước đó

- Về cán bộ, công chức là nữ chiếm 16.21%

- Về cán bộ công chức là Đảng viên chiếm 84,67%

- Về trình độ chuyên môn: Số cán bộ, công chức có trình độ trên đại học

là 0,13% Cao đẳng và Đại học là 9,04%

- Về nguồn cán bộ: Có 90,45% cán bộ chuyên trách giữ chức vụ do bầu

cử là người tại chỗ; 3,23% là cán bộ tăng cường; 6,03% là cán bộ hưu trí, mấtsức [28]

Về chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã: với cán bộchuyên trách ở xã, phường, thị trấn, việc chuyển từ sinh hoạt phí sang chế độlương đã tạo tâm lý an tâm, phấn khởi hơn đối với đội ngũ cán bộ, công chức

Để tạo dựng được nguồn nhân lực dồi dào cho bộ máy hành chính nhànước nói chung và của UBND cấp xã nói riêng, Đảng và Nhà nước cần có sựđầu tư và quan tâm hơn nữa tới việc tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, đặc biệt làchế độ chính sách với đội ngũ cán bộ, công chức, tạo động lực để họ phát huy trílực và tận tụy với công việc, với nhân dân

2 Những tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những kết quả nói trên, hoạt động của UBND cấp xã vẫn bộc lộnhững tồn tại và hạn chế sau:

2.1 Trong hoạt động tài chính và ngân sách

Hoạt động quản lý tài chính và ngân sách của UBND cấp xã vẫn tồn tạinhiều hạn chế và vẫn hoạt động trên cơ sở một chế độ tài chính công khôngtương thích, nguồn thu không tạo khả năng thúc đẩy nỗ lực của UBND cấp xã

Ví dụ ở những xã vùng núi, vùng sâu, vùng xa; nguồn thu ít nhưng vẫn phải đảm

Trang 20

bảo các nhiệm vụ chi theo đúng quy định của pháp luật nên ngân sách của các

xã này luôn trong tình trang thiếu hụt trầm trọng Theo Bộ tài chính, cho đến naymới có khoảng trên 20% số xã, phường, thị trấn tự cân đối được ngân sách, 40%

số xã, phường, thị trấn cân đối được một phần, gần 40% số xã, phường, thị trấngần như phải lệ thuộc hoàn toàn vào nguồn bổ sung từ ngân sách Trung ương.Chính sự bao cấp có tính bình quân của Nhà nước đối với ngân sách cấp xã đã

tạo ra tình trạng trì trệ trong các quan hệ tài chính- ngân sách và tâm lý “chờ đợi” sự cấp phát kinh phí từ cấp trên.

Mặc dù Điều 34 luật ngân sách năm 2002 quy định: “Ngân sách xã, thị trấn được hưởng tối thiểu 70% các khoản thu thuế chuyển quyền sử dụng đất; thuế nhà, đất; thuế môn bài thu từ cá nhân, hộ kinh doanh; thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình; lệ phí trước bạ nhà, đất” [13] Nhưng ở một số

nơi, UBND cấp xã lại sử dụng kinh phí sai mục đích, làm hao hụt ngân sách.Bên cạnh đó, một số xã, phường, thị trấn còn chưa quan tâm, chú trọng đến việcđầu tư, nuôi dưỡng các nguồn thu, sử dụng lãng phí hoặc thả nổi công tác quản

lý đất đai, tài nguyên, bến bãi… để cá nhân chiếm dụng, khai thác, từ đó dẫn tớiviệc vừa không đảm bảo được nguồn thu, vừa gây thắc mắc, khiếu nại trongnhân dân Đặc biệt một số UBND cấp xã còn tự ý đặt ra những khoản thu tráipháp luật như việc thu thêm một số loại phí và lệ phí, thu vượt mức so với quyđịnh gây bất bình trong nhân dân

2.2 Hoạt động quản lý đất đai

Quản lý đất đai là một nhiệm vụ rất quan trọng của UBND cấp xã Nhưngtại một số nơi, UBND cấp xã đã lơi lỏng trong việc quản lý đất đai, nhất là đốivới đất chưa được sử dụng, đất hành lang… dẫn đến tình trạng lấn chiếm đấtđai, sử dụng đất không đúng mục đích Ví dụ: Tại tỉnh Thái Nguyên, trên tuyếnđường Cách mạng tháng Tám dài hơn 7 km đã có tới 135 trường hợp lấn chiếmđất hành lang để phục vụ cho mục đích cá nhân gây mất mĩ quan đô thị

Trong hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai, do các quyết địnhthu hồi đất, phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, thực hiện quyết địnhsau thanh tra, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không đúng quy định và

Trang 21

không đảm bảo thời gian nên đã xảy ra tình trạng khiếu tố đông người như vụ:

05 công dân khu dân cư số 08- Bắc cầu Tam Giang- phường Trần Hưng Đạo, 05công dân khu Bình Minh- phường Phạm Ngũ Lão khiếu tố về việc thu hồi đấtkhông thuộc diện quy hoạch của các hộ gia đình hay vụ việc các hộ gia đìnhthôn Tứ Thông- xã Xuân Dương, thôn Đỗ Xá- xã Tứ Minh về việc thực hiệnchính sách bồi thường khi thu hồi đất, giải phóng mặt bằng khu công nghiệp ĐạiAn…[35]

Trình độ năng lực của một số cán bộ, công chức có thẩm quyền giải quyếtđơn thư khiếu nại, tố cáo về đất đai còn hạn chế, không nắm rõ được các quyđịnh của pháp luật, có khi còn lợi dụng chức quyền cố ý làm trái các quy địnhcủa pháp luật, bao che cho cấp dưới, giải quyết khiếu nại, tố cáo sai, gây thiệthại cho lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Mặtkhác, một số công chức Địa chính cấp xã chưa qua đào tạo về chuyên môn,nghiệp vụ, trình độ năng lực còn hạn chế nên việc giải quyết các vụ tranh chấpđất đai bị đình trệ, kéo dài và đùn đẩy lên cấp trên

Vai trò của UBND cấp xã trong quản lý đất đai là rất quan trọng Vì thế,

để thực hiện tốt chức năng quản lý đất đai, Nhà nước cần có kế hoạch đào tạo vềquản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ cho Chủ tịch UBND cấp xã và cáccông chức Địa chính cấp xã Tăng cường các cán bộ trẻ có trình độ năng lực vềcông tác tại xã, phường, thị trấn, tạo điều kiện cho UBND cấp xã thực hiện tốtchức năng nhiệm vụ của mình

2.3 Trong hoạt động chứng thực

Hoạt động chứng thực của UBND cấp xã vẫn gặp rất nhiều khó khăn,chưa đảm bảo được hiệu quả quản lý của UBND cấp xã Số lượng các văn bảnchứng thực phân luồng về cho cấp xã tiếp tục tăng nhanh trong thời gian gầnđây Theo số lượng thống kê chưa đầy đủ của tỉnh Hưng Yên từ tháng 7/2007 tớinay, số lượng văn bản chứng thực ở cấp xã là hơn 114.000 việc (tăng gấp đôi sovới trước đó) [35] Khối lượng công việc nhiều như vậy trong khi đội ngũ côngchức Tư pháp xã, phường, thị trấn còn quá ít, trình độ chuyên môn, nghiệp vụcòn hạn chế Nhiều cán bộ, công chức không đủ năng lực thực hiện thuần thục

Trang 22

công việc chứng thực để nhận biết được những văn bản giả mạo khi mà các vănbản, giấy tờ giả ngày càng tinh vi, khó phát hiện Mặt khác công chức Tư phápcấp xã đang phải đảm nhiệm rất nhiều nhiệm vụ như tổ chức việc phổ biến, giáodục pháp luật trong nhân dân, hướng dẫn hoạt động của tổ hoà giải…nay thêm

“gánh nặng” chứng thực bản sao, điều này khiến công việc trở nên “ngập đầu”

công chức Tư pháp cấp xã trong khi phần lớn các xã, phường, thị trấn hiện tạimới chỉ được biên chế một công chức Tư pháp

Bên cạnh đó, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động chứng thực còn thiếu

thốn nên nhiều địa phương đã rơi vào thế “bị động” khi bắt tay vào triển khai

NĐ 79/2007/NĐ- CP

Đó là những vấn đề mà chúng ta cần sớm có giải pháp thật đồng bộ từphía cơ quan nhà nước có thẩm quyền để mau chóng khắc phục tình trạng trên

2.4 Trong hoạt động đăng ký hộ tịch

Trong thời gian qua, hoạt động đăng ký hộ tịch ở một số nơi, đặc biệt là ởmột số xã vùng sâu, vùng xã, vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn chưa đượcthực hiện triệt để Do nhận thức của người dân về vấn đề này còn hạn chế, bêncạnh đó các công chức Tư pháp- Hộ tịch cũng chưa tích cực tuyên truyền đểnhân dân thấy được tầm quan trọng của việc đăng ký hộ tịch và tự giác đi đăng

ký, đặc biệt là đối với sự kiện khai tử: do tâm lý người dân cho rằng “việc gì mà không mang lại quyền lợi cho mình thì không làm” Trên thực tế, công chức Hộ

tịch cũng không thường xuyên đôn đốc nhân dân thực hiện, phải đến khi có sựkiểm tra, rà soát của các cơ quan có thẩm quyền thì mới phát hiện ra được sựthiếu sót đó Ví dụ: tại Thái Nguyên trong năm 2007, UBND cấp xã đã đăng kýquá hạn 3354 sự kiện sinh và đăng ký lại cho 6802 sự kiện sinh; đăng ký khai tửquá hạn cho 1950 sự kiện và đăng ký lại cho 510 sự kiện tử [25]

Đăng ký và quản lý hộ tịch là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyêncủa UBND các cấp trong đó có UBND cấp xã Để làm tốt điều này, công chức

Hộ tịch phải được trang bị kỹ năng, chuyên môn nhất định thì mới thực hiện tốtnhiệm vụ được giao, đồng thời góp phần tuyên truyền, phổ biến sâu rộng vềpháp luật hộ tịch trong nhân dân

Trang 23

2.5 Hoạt động điều hành của UBND cấp xã

Hoạt động điều hành của UBND cấp xã hiện nay vẫn chưa thực sự đi vào

nề nếp, nhiều nơi còn vi phạm pháp luật Việc ban hành các văn bản quản lý, ápdụng pháp luật còn nhiều sai trái, gây tổn thất không nhỏ cho Nhà nước và nhândân

Một vấn đề đang làm giảm sức mạnh trong hoạt động điều hành củaUBND cấp xã đó là tình trạng không phân biệt được khi nào là ý kiến của cánhân Chủ tịch UBND cấp xã, khi nào là ý kiến của thành viên UBND và ý kiếncủa tập thể UBND nên gây nhiều khó khăn, trở ngại khi thực hiện, đặc biệt làkhi xảy ra sai phạm Mặt khác, cũng do sự chưa phân định rõ chức năng, thẩmquyền nên có nơi, cán bộ, công chức của UBND cấp xã lợi dụng chức vụ, quyềnhạn để trục lợi cá nhân, gia đình thậm chí cho cả dòng họ gây ra sự bất bìnhtrong nhân dân, giảm đi uy quyền của UBND cấp xã trong hoạt động quản lýhành chính nhà nước ở địa phương

Do năng lực quản lý, điều hành yếu kém nên một số nơi UBND cấp xãkhông kiểm soát được tình hình, để mặc cho thôn xóm tự soạn ra quy chế,hương ước trái với quy định của pháp luật như việc tự đặt ra các hình thức xửphạt và mức phạt không đúng quy định (mức phạt có thể bằng thóc hoặc bằng

tiền), cho rằng “phép vua thua lệ làng” khiến cho tình hình trị an ở nông thôn

vốn đã phức tạp nay càng phức tạp hơn Cũng do ý thức cục bộ của các cán bộ,công chức cấp xã, dựa trên mối quan hệ họ mạc, làng xóm, quen biết nên đã giảiquyết thiên lệch về quyền lợi cho các cá nhân, tổ chức…làm cho nội bộ củaUBND cấp xã một số nơi mất ổn định, sinh ra bè phái, làm giảm hiệu quả điềuhành và làm mất lòng tin của nhân dân ở chính quyền nói chung và UBND cấp

xã nói riêng

Hiện nay, ở một số nơi, UBND cấp xã có xu hướng đùn đẩy công việcxuống các trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố tạo ra nguy cơ “hành chính hoá”thôn, khu phố, tổ dân phố khiến hình ảnh thôn, khu phố, tổ dân phố như một cấphành chính cơ sở Điều này sẽ làm ảnh hưởng tới tính ổn định của bộ máy quản

Trang 24

lý, điều hành ở cấp xã, gây ra cách hiểu sai trong nhân dân về vị trí và vai tròcủa thôn, xóm, khu phố, tổ dân phố trên địa bàn.

2.6 Chất lượng đội ngũ cán bộ công chức của UBND xã, phường, thị trấn

Số lượng cán bộ, công chức chuyên trách cấp xã hiện nay là 192.438người [28] Đây thực sự là một lực lượng đông đảo trong bộ máy hành chínhnhà nước Nhưng do khối lượng công việc phải giải quyết trên thực tế là rất lớnnên việc quy định số lượng cán bộ, công chức cấp xã từ 17 đến không quá 25người là không phù hợp đối với những đơn vị hành chính cấp xã có dân số trên

về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn Vì vậy, cácquy định của pháp luật cần phải được sửa đổi cho phù hợp và thống nhất, tránhtình trạng tuỳ tiện trong việc áp dụng văn bản pháp luật

- Về độ tuổi: cán bộ, công chức cấp xã còn 5,39% số người trên 60 tuổitrong đó cán bộ giữ chức vụ do bầu cử chiếm 4,93%

- Về trình độ học vấn: Cán bộ, công chức xã chưa biết chữ là 0,13%

- Về trình độ lý luận chính trị: còn 34,82% chưa qua đào tạo về trình độ lýluận chính tri

- Về trình độ quản lý hành chính nhà nước còn 55,53% chưa được đàotạo [28]

Những con số này đã nói nên một thực trạng là: đội ngũ cán bộ UBNDcấp xã thời gian qua, vốn đã thấp về trình độ văn hoá phổ thông, ít được bồidưỡng về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức quản lý kinh tế và

Trang 25

quản lý Nhà nước nên chưa theo kịp được với xu thế phát triển chung của thờiđại.

Cũng chính do ảnh hưởng của lối tư duy đại khái, giản đơn vẫn tồn tạikhông ít trong các cán bộ, công chức cấp xã, tư duy thực tiễn yếu kém nên chưabám sát được những thay đổi hàng ngày trong cuộc sống của nhân dân để giảiquyết kịp thời các vấn đề nảy sinh

Năng lực quản lý của các cán bộ chủ chốt ở UBND cấp xã còn hạn chế,chưa tạo được uy tín với nhân dân nên khi đối mặt với thời kỳ đổi mới, hội nhậptoàn cầu, thay đổi phương tiện quản lý hiện đại không ít cán bộ chủ chốt cấp xã

đã tỏ ra lúng túng, ngỡ ngàng trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới

Về chế độ tiền lương: cán bộ bầu cử và công chức chuyên môn có cùngtrình độ đào tạo nhưng cán bộ bầu cử chỉ có hai bậc lương, công chức chuyênmôn thì được hưởng lương theo ngạch và nâng lương thường xuyên theo quyđịnh Một số nơi, cán bộ bầu cử kiêm nhiệm chưa được hưởng 10% phụ cấpkiêm nhiệm lãnh đạo

Về chế độ hưu trí: NĐ 121/2003/ NĐ- CP của Chính phủ về chế độ, chínhsách của cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn quy định: cán bộ chuyên trách,công chức cấp xã nếu có đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên và đủ tuổi nghỉhưu theo quy định của Bộ Luật lao động thì được hưởng chế độ hưu trí là khôngthống nhất với quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2005 Theo quy định củaLuật Bảo hiểm xã hội thì thời gian công tác có đóng BHXH của cán bộ, côngchức là 20 năm và phải đủ 55 tuổi đối với nữ và 60 tuổi đối với nam mới đủ điềukiện nghỉ hưu [15].Vì vậy, cần phải sửa đổi NĐ 121/2003/ NĐ- CP để phù hợpvới Luật Bảo hiểm xã hội năm 2005 đồng thời tạo sự thống nhất trong khâu ápdụng pháp luật

Đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã, toàn quốc có 568.899 cán bộhưởng sinh hoạt phí [28] Hiện nay số lượng và mức phụ cấp của cán bộ khôngchuyên trách cấp xã do HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyếtđịnh đã tạo chênh lệch khá lớn và gây bất hợp lý giữa các địa phương Có địaphương không cân đối được ngân sách nhưng quyết định mức phụ cấp cho cán

Trang 26

bộ không chuyên trách cao hơn địa phương cân đối được ngân sách Đa số cácđịa phương đề nghị cho cán bộ không chuyên trách cấp xã được đóng BHXH

Đứng trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta cần phải có sự chỉ đạo,quan tâm, đầu tư nhiều hơn nữa để những tồn tại trên đây cần sớm được khắcphục, đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ mới trong giai đoạn hiện nay

3 Nguyên nhân của các thực trạng trên

Những tồn tại trong hoạt động của UBND cấp xã là hậu quả của nhiềunguyên nhân khách quan và chủ quan

3.1 Nguyên nhân khách quan

Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, xu thế hội nhập, toàn cầu hoá

và những mặt trái của nó đang tác động trực tiếp tới đời sống kinh tế, chính trị,văn hoá, xã hội của nhân dân Đứng trước tình hình đó, UBND cấp xã cũngkhông tránh khỏi những khó khăn và lúng túng trong khâu tổ chức, lãnh đạo vàđiều hành

Do chúng ta vẫn chưa đưa ra được các giải pháp phát triển kinh tế ở nôngthôn cũng như đô thị thật phù hợp và nhất quán Trong bối cảnh như vậy UBNDcấp xã rất khó thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình

Do tính chất, đặc điểm truyền thống của làng xã Việt Nam với các phong

tục, tập quán “đất lề, quê thói”, các quan hệ họ mạc phức tạp nên đã nảy sinh

tâm lý ngại va chạm, né tránh… đã phần nhiều tác động đến hiệu quả hoạt độngcủa UBND cấp xã

3.2 Nguyên nhân chủ quan

Sự yếu kém, bất cập trong hoạt động của UBND cấp xã, ngoài nhữngnguyên nhân do khách quan mang lại thì các nguyên nhân chủ quan là cơ bản:

Chúng ta vẫn chưa thực sự đề cao vai trò của UBND cấp xã Coi cấp xã làcấp cuối cùng trong hệ thống chính trị từ Trung ương tới cơ sở nên phải gánhchịu mọi trách nhiệm, nghĩa vụ mà đáng ra phải là của cấp tỉnh và cấp huyện

Bên cạnh đó, việc coi UBND cấp xã là “điểm đến” của mọi chủ trương, chính

sách, và các giải pháp đổi mới hay cải cách nên cấp xã dường như đã và đang

Trang 27

rơi vào tình trạng “quá tải” Bởi vậy, hiện tượng công việc bị dồn ứ là điều hết

sức dễ hiểu

Do trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã còn hạn chế, cơ chếtuyển dụng, bổ nhiệm chưa chặt chẽ, tiêu chuẩn tuyển dụng quá đơn giản nênchất lượng đầu vào thấp

Bên cạnh đó, các chế độ chính sách với cán bộ, công chức xã, phường, thịtrấn chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức Cán bộ, công chức cấp xã khôngđược sàng lọc và đào tạo kịp thời, hoặc có đào tạo thì nặng về nội dung và lýthuyết, kỹ năng thực hành còn hạn chế nên sự điều hành, quản lý còn nặng vềkinh nghiệm, ý chí, đôi khi còn áp đặt quyền lực cá nhân Mặt khác, trong cơchế hiện nay, trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm tập thể chưa được phân định

rõ ràng nên cán bộ, công chức cấp xã dễ đùn đẩy, né tránh trước những việc gaigóc xảy ra

Do các quy định của pháp luật hiện hành về chính quyền địa phương nóichung và UBND cấp xã nói riêng còn thiếu cụ thể và chưa được đổi mới nên đãkhông tạo được một hành lang pháp lý phù hợp cho từng cấp chính quyền, đặcbiệt là đối với UBND cấp xã Hiện tại, chúng ta vẫn chưa có một đạo luật cụ thểcho từng cấp chính quyền địa phương mà chỉ có một đạo luật chung cho cả bacấp chính quyền là Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 và cũng không cóNghị định hướng dẫn chi tiết Luật của Chính phủ Như vậy, chúng ta đã vàđang nhất thể hoá tính chất, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ quyền hạn của UBND cáccấp vốn có rất nhiều điểm khác biệt

Một nguyên nhân nữa là từ sự nghèo nàn, thiếu thốn các điều kiện tốithiểu, cần thiết cho hoạt động công quyền của UBND cấp xã Đến nay vẫn còntới 10% UBND cấp xã chưa có trụ sở làm việc Việc triển khai áp dụng các giảipháp kỹ thuật, nhất là công nghệ tin học vào hoạt động quản lý nhà nước cònchậm, đạt hiệu quả thấp [10, tr.139] Một phần cũng do một số xã không tự cânđối được ngân sách, hoạt động trên cơ sở nguồn tài chính thiếu hụt thâm niênnên không còn khả năng đầu tư các trang thiết bị và điều kiện làm việc Vì vậy

Trang 28

mà không tạo ra được diện mạo của cơ quan công quyền theo yêu cầu của mộtnền hành chính hiện đại, hoạt động có hiệu quả.

Trang 29

CHƯƠNG III NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA UBND CẤP XÃ

Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ đợi và hướng tới, nó có nội dung khác nhau ở các lĩnh vực khác nhau [34, tr.289]

Trong hoạt động quản lý nhà nước, hiệu quả chính là tiêu chí đánh giá cáchoạt động quản lý của các chủ thể có thẩm quyền Đối với UBND cấp xã, hoạtđộng quản lý nhà nước là hoạt động mang tính đặc thù, hoạt động này khôngtrực tiếp sáng tạo ra các giá trị vật chất nhưng bản thân nó có những ảnh hưởngnhất định đến quá trình tạo ra giá trị vật chất, làm cho quá trình này diễn ra mộtcách nhanh chóng hay chậm chạp Chính vì thế, kết quả của hoạt động này nhiềukhi được đánh giá chủ yếu mang tính chất định tính chứ không phải định lượng.Bên cạnh đó, còn có nhiều yếu tố không thể định lượng một cách cụ thể, chínhxác; chẳng hạn như năng lực, uy tín, trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm và sự amhiểu về các lĩnh vực xã hội cơ bản của chủ thể tiến hành hoạt động quản lý nhànước Những yếu tố này có vai trò, tác dụng rất lớn đối với hoạt động quản lýnhà nước nhưng không thể lượng hoá như các chỉ số khác

Là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, UBND cấp xã tiến hànhquản lý mọi mặt của đời sống xã hội và dân cư trên địa bàn, nhằm hướng đếnmục đích: làm cho xã hội ổn định và phát triển, đời sống nhân dân được nâng

cao Do vậy: Hiệu quả hoạt động của UBND cấp xã là kết quả đạt được khi UBND cấp xã thực hiện quản lý nhà nước trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã.

1 Quan điểm chỉ đạo của Đảng về nâng cao hiệu quả hoạt động của UBND cấp xã

Ngay từ khi thực hiện công cuộc đổi mới, Nghị quyết đại hội Đảng VIban chấp hành Trung ương Đảng đã đề ra phương hướng cải cách bộ máy nhànước, xây dựng một bộ máy trong sạch, vững mạnh, có đủ năng lực để thực hiện

Ngày đăng: 04/04/2013, 16:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. V.I.Lênin toàn tập (1976), tập 4- NXB Tiến Bộ, Hà Nội, 2. V.I.Lênin toàn tập (1976), tập 44 - NXB Tiến Bộ, Hà Nội Khác
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
6. Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 ban chấp hành TW Đảng khoá IX Khác
7. NQ 17/2007/NQ- TW hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành TW Đảng khoá X 8. NQ 53/2007/ NQ- CP về chương trình hành động của Chính phủ thực hiệnNQ 17/2007/NQ- TW Khác
9. Tài liệu nghiên cứu các Nghị quyết Trung ương 5, khoá IX, NXB Chính trị Quốc gia, năm 2007 Khác
11. Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 12. Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002 13. Luật Đất đai năm 2003 Khác
15. Pháp lệnh cán bộ, công chức (sửa đổi) năm 2003 Khác
16. Pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của HĐND và UBND mỗi cấp năm 1996 Khác
17. NĐ 79/2007/ NĐ- CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký Khác
18. NĐ 75/2000/NĐ- CP về công chứng, chứng thực 19. NĐ 158/ 2005/ NĐ- CP về công tác hộ tịch Khác
20. NĐ 159/ 2005/ NĐ- CP về phân loại đơn vị hành chính cấp xã Khác
21. NĐ 121/ 2003/ NĐ- CP về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn Khác
22. NĐ 114/2003/ NĐ- CP về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn Khác
23. Thông tư 03/2004/TT- BNV hướng dẫn thực hiện NĐ 114/2003/NĐ- CP 24. Báo cáo thống kê của Sở Tư pháp tỉnh Thái Nguyên về hoạt động đăng kýhộ tịch của UBND cấp xã trong năm 2007 Khác
31. Tìm hiểu về chính quyền địa phương các cấp, TS Nguyễn Thị Kim Thoa, NXB Tư Pháp, năm 2005 Khác
34. Các trang Web: Http://www.chinhphu.vn Http://www.na.gov.vn Http://www.vietnamnet.vn Http:// www.dantri.com.vn Http://www.haiduong.com.vn Http://www.thainguyen.com.vn Http://www.hungyen.com.vn Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w