Các biện pháp cụ thể nâng cao hiệu quả hoạt động của UBND cấp xã ở nước ta trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu qủa hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp xã ở nước ta trong giai đoạn hiện nay (Trang 37 - 54)

3. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của UBND cấp xã ở nước ta trong giai đoạn hiện nay

3.2.Các biện pháp cụ thể nâng cao hiệu quả hoạt động của UBND cấp xã ở nước ta trong giai đoạn hiện nay

nước ta trong giai đoạn hiện nay

3.2.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về UBND các cấp trong đó có những quy định chi tiết, cụ thể đối với UBND cấp xã

UBND cấp xã có chức năng, nhiệm vụ tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các mục tiêu kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng ở cơ sở; thực hiện việc quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn theo thẩm quyền được giao, chỉ đạo và hướng dẫn hoạt động tự quản của dân, tạo thuận lợi cho nhân dân phát triển kinh tế. Nhưng hiện nay, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp xã cũng như các thành viên của UBND vẫn chưa được quy định thống nhất, rõ ràng, cụ thể trong một văn bản pháp luật mà lại nằm rải rác ở các văn bản pháp luật chuyên ngành như: Luật Đất đai năm 2003, Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002…. Ví dụ: Đ127 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND nói chung mà không quy định rõ cho từng cấp.

Thứ nhất, cần phân cấp và quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể cũng

như trách nhiệm của UBND trong việc thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước ở địa phương thông qua việc xây dựng một Nghị định hướng dẫn chi tiết Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003, trong đó cụ thể hoá chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, tổ chức, hoạt động của UBND cấp xã để thuận tiện trong việc tổ chức thực hiện.

Thứ hai, không nên phân biệt ngạch công chức cấp xã và công chức cấp

huyện trở lên như Pháp lệnh cán bộ, công chức (sửa đổi) năm 2003, đặc biệt là các công chức chuyên môn của UBND cấp xã, để tạo thuận lợi trong việc luân chuyển cán bộ, công chức từ cấp xã lên cấp huyện và ngược lại (trừ các chức danh bầu), bởi đã là công chức, thực hiện công việc như nhau thì chế độ cũng hưởng giống nhau.

Thứ ba, cần tăng biên chế cho các chức danh chuyên môn của UBND cấp

xã trên cơ sở xác định cụ thể các chức danh công chức xã theo hướng ổn định và chuyên sâu về nghiệp vụ. Trên thực tế, số lượng công chức chuyên môn còn quá

ít ỏi so với khối lượng công việc được giao phó. Ví dụ ở các xã, phường, thị trấn mới chỉ được biên chế một công chức Địa chính, một công chức Tư pháp…dẫn tới tình trạng không thể giải quyết triệt để các yêu cầu của nhân dân, không thực hiện được mục tiêu cải cách thủ tục hành chính. Vì vậy, khi giao thêm nhiệm vụ, quyền hạn cho UBND cấp xã thì cần phải tăng cường biên chế cho UBND cấp xã. Có như vậy mới đảm bảo cho việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp xã có hiệu quả.

3.2.2. Nâng cao chất lượng hoạt động của UBND cấp xã

Hoạt động của UBND cấp xã được cụ thể thông qua các nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp xã mà em đã nêu ở chương I mục 1.2 (từ trang 5 đến trang 10). Trên thực tế, UBND cấp xã đã thực hiện tương đối tốt các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực hoạt động của UBND cấp xã vẫn bộc lộ những tồn tại, hạn chế nhất định. Trong phạm vi của khoá luận tốt nghiệp đại học, em xin đề xuất các biện pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế trong một số hoạt động sau đây của UBND cấp xã:

Thứ nhất, trong hoạt động tài chính và ngân sách

Theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002: Nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách cấp xã do HĐND tỉnh quyết định. Trên cơ sở các nguồn thu được phân cấp, UBND cấp xã phải đảm bảo các nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp mình trên nguyên tắc: “nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do

ngân sách cấp đó bảo đảm” [13]. Điều này đã nảy sinh bất cập đó là: Mỗi địa

phương, mỗi vùng miền có nguồn thu khác nhau, có địa phương tận thu được rất nhiều nguồn thu như ở những xã, phường, thị trấn có khu công nghiệp, khu du lịch…; có những địa phương nguồn thu rất hạn hẹp, đặc biệt ở những vùng miền xa xôi, hẻo lánh, nơi mà đời sống nhân dân còn quá khó khăn nhưng vẫn phải đảm bảo các nhiệm vụ chi theo quy định. Cần đưa ra phương án bổ sung nguồn thu cho ngân sách cấp xã sao cho tương xứng với nhiệm vụ chi cụ thể.

Cần quy định thống nhất mức chế độ phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã, ở thôn và ở tổ dân phố. Hiện tại mức phụ cấp này do UBND cấp tỉnh quyết định căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương. Như

vậy nếu ngân sách địa phương bị thiếu hụt thì sẽ không đảm bảo được chế độ cho đội ngũ cán bộ không chuyên trách cấp xã, dẫn đến tình trạng có địa phương quy định mức phụ cấp cao, có địa phương quy định mức phụ cấp thấp, trong khi đó đội ngũ cán bộ không chuyên trách này vẫn thực hiện khối lượng công việc như nhau: như vậy là bất bình đẳng. Còn nếu trường hợp ngân sách địa phương có dư thì nên đầu tư và phục vụ cho công việc.

Thứ hai, trong hoạt động quản lý đất đai

Để đảm bảo cho hoạt động quản lý đất đai của UBND cấp xã được thuận lợi, chúng ta cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau đây:

- Cần phân cấp mạnh mẽ thẩm quyền quản lý đất đai cũng như thẩm quyền xử lý vi phạm về đất đai cho UBND cấp xã. Bởi UBND cấp xã là nơi nắm rõ nhất tình hình đất đai tại địa phương cũng như các vấn đề phát sinh liên quan tới đất đai. Từ đó sớm đưa ra phương án giải quyết kịp thời các tranh chấp có thể xảy ra và tiến hành xử lý khi có vi phạm.

- Cần tăng biên chế đối với công chức Địa chính cấp xã. Nhiệm vụ, quyền hạn phân cấp cho UBND cấp xã trong hoạt động quản lý đất đai rất nhiều trong khi các xã, phường, thị trấn mới chỉ được biên chế một công chức Địa chính. Điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng giải quyết công việc của công chức Địa chính cấp xã, không đảm bảo được về thời gian và chất lượng công việc.

- Cần có cơ chế hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động của Tổ hoà giải tranh chấp đất đai, bởi hoạt động của Tổ hoà giải có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giải quyết dứt điểm các tranh chấp đất đai, hạn chế các vụ kiện hay các khiếu nại về đất đai có thể xảy ra.

- Thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong hoạt động quản lý đất đai của UBND cấp xã theo Quyết định 93/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Trong lĩnh vực đất đai, pháp luật quy định: người dân chỉ phải đến trụ sở của UBND cấp xã để nộp hồ sơ yêu cầu giải quyết vụ việc. UBND cấp xã có trách nhiệm tiếp nhân hồ sơ, trong trường hợp vụ việc không thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã, Uỷ ban sẽ chuyển lên cơ quan có thẩm

quyền giải quyết, tránh tình trạng dân phải đi tới quá nhiều cửa để thực hiện yêu cầu của mình, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhân dân khi có yêu cầu.

Thứ ba, trong hoạt động chứng thực

- Cần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tư pháp- hộ tịch ở cấp xã. Xây dựng phương án đào tạo mới và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác chứng thực để đạt chuẩn theo quy định của pháp luật và đòi hỏi của thực tế công việc. Đối với những cán bộ, công chức không đáp ứng được yêu cầu của công viêc, không hoàn thành nhiệm vụ sẽ loại bỏ khỏi bộ máy.

- Bổ sung số lượng công chức Tư pháp- Hộ tịch cho xã, phường, thị trấn, đặc biệt là những nơi có trên 10.000 dân theo quy định của Chính phủ. Bởi hiện tại, công việc của công chức Tư pháp- Hộ tịch ở UBND cấp xã là tương đối nhiều, nay lại thêm một đầu việc mới là chứng thực bản sao, nếu không có sự bổ sung cần thiết thì rất khó để UBND cấp xã thực hiện có hiệu quả và đáp ứng các nhu cầu chứng thực của người dân.

- Đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động chứng thực của UBND cấp xã như trang bị hệ thống máy tính nối mạng nội bộ nhằm giải quyết nhanh chóng và thuận lợi các yêu cầu của nhân dân.

Thứ tư, trong hoạt động đăng ký hộ tịch

Đối với một số các sự kiện hộ tịch mà nhân dân chưa tự giác đi đăng ký như việc khai tử, nên quy định trách nhiệm cho các thôn, bản, tổ dân phố, cụm dân cư…đôn đốc các gia đình đi khai tử. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện tại, pháp luật quy định: Công chức Tư pháp- Hộ tịch phải xuống tận nơi để vận động các gia đình trong trường hợp không đi khai tử là không hợp lý, Bởi mỗi xã, phường, thị trấn chỉ có một công chức Tư pháp- hộ tịch, đang phải đảm đương rất nhiều công việc của UBND cấp xã. Nếu không thường trực ở trụ sở UBND cấp xã thì sẽ không tiếp nhận và giải quyết được các yêu cầu của người khác, ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của UBND.

Quy định rõ chế độ trách nhiệm cá nhân đối với từng thành viên khi thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình.

Phân định rõ trách nhiệm của từng cá nhân với trách nhiệm của tập thể UBND

Phát huy nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động quản lý và điều hành của UBND cấp xã, đồng thời phát huy chế độ tự chịu trách nhiệm và thể chế người đứng đầu.

3.2.3. Thực hiện cải cách tổ chức bộ máy của UBND cấp xã

Trong cơ cấu tổ chức bộ máy của UBND cấp xã chỉ nên quy định những vấn đề chung mang tính nguyên tắc, những vấn đề khung để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong việc thực hiện quyền lực nhà nước. Còn những vấn đề cụ thể, chi tiết nên để cho từng địa phương tự quy định nhưng phải đúng luật, bởi mỗi địa phương có những đặc thù riêng về địa lý, dân cư và có sự phát triển khác nhau trên các phương diện khác nhau (giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng với miền núi và hải đảo…), nên UBND cấp xã ở thành thị phải được tổ chức khác ở nông thôn, ở vùng đồng bằng phải được tổ chức khác ở miền núi và hải đảo. Chẳng hạn như ở những vùng nông thôn, UBND có cán bộ chuyên trách về nông nghiệp còn ở nhũng vùng mà cư dân chủ yếu làm nghề đánh bắt thuỷ hải sản thì nên có cán bộ chuyên trách về ngư nghiệp.

Về trật tự hình thành các chức danh trong tổ chức bộ máy của UBND cấp xã: Để đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân một cách có hiệu quả nhất đồng thời phát huy vai trò của HĐND trong điều kiện hiện nay, theo em chúng ta nên thực hiện phương án HĐND cấp xã bầu ra UBND cấp xã nhưng riêng chức danh Chủ tịch UBND cấp xã nên để nhân dân trong xã trực tiếp bầu ra, chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp quyết định phê chuẩn. Việc này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi khi được nhân dân trực tiếp bầu giữ cương vị Chủ tịch UBND cấp xã tức là đã có uy tín và lòng tin của nhân dân. Do vậy việc áp dụng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước vào xã, phường, thị trấn sẽ có nhiều thuận lợi hơn, sự chấp hành của nhân dân sẽ triệt để

hơn. Mặt khác Chủ tịch UBND cấp xã cũng sẽ làm việc tận tuỵ hơn, có trách nhiệm cao hơn trong hoạt động quản lý điều hành của mình..

Đối với các thành viên của UBND, phải có sự phân công, phân nhiệm công tác rõ ràng. Điều này đảm bảo cho các chủ thể có điều kiện chủ động, sáng tạo trong khuôn khổ những nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định, tránh bị ràng buộc, cản trở lẫn nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 đã thể hiện tương đối cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND trong hoạt động chấp hành, điều hành ở địa phương, đã đề cao vai trò, trách nhiệm cá nhân của Chủ tịch UBND bằng việc quy định cho Chủ tịch UBND nhiều nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể hơn (Điều 127). Ở đây có điểm đáng lưu ý đó là việc pháp luật chỉ quy định chung cho Chủ tịch UBND các cấp chứ chưa cụ thể cho Chủ tịch UBND cấp xã. Vì vậy, Chủ tịch UBND cấp xã rất khó thực hiện. Thực tế cần ban hành quy chế hoạt động của UBND cấp xã để cụ thể hoá nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND cấp xã, thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ trưởng trong các cơ quan hành chính. Chủ tịch UBND cấp xã là người đứng đầu UBND cấp xã. Cần phải quy định rõ trong luật về thẩm quyền, trách nhiệm của Chủ tịch UBND và tập thể UBND theo hướng phân định rõ những loại việc bắt buộc phải thảo luận và biểu quyết của UBND, những loại việc thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND.

Việc chuyên môn hoá hoạt động quản lý nhà nước đối với các thành viên của UBND cấp xã đảm bảo cho hoạt động quản lý Nhà nước của UBND đi vào nề nếp, đảm bảo tính ổn định, thống nhất, có hiệu quả và tuân theo pháp luật. Điều này sẽ khắc phục được tình trạng bất cập hiện nay là sau mỗi lần bầu UBND khoá mới, những thành viên của UBND mới được bầu và được phân công các lĩnh vực công tác lại phải mất thời gian và công sức làm quen với công việc hành chính, với các quy định của pháp luật trong cương vị mới, gây xáo trộn trận tự quản lý hành chính ở những lĩnh vực đó.

Trong các hình thức hoạt động của UBND thì phiên họp là hình thức chủ yếu và quan trọng nhất. Vì thế, nâng cao chất lượng của phiên họp UBND là một trong những điều kiện tiên quyết đến hiệu quả hoạt động của UBND cấp xã. Bởi tại phiên họp của UBND tập trung đầy đủ các thành viên của UBND, nó thể hiện sự đóng góp trí tuệ tập thể đối với các chương trình làm việc của UBND, với kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, dự toán ngân sách, quyết toán ngân sách và với những vấn đề quan trọng khác của xã, phường, thị trấn. Vì vậy mà cần phải tiêu chuẩn hoá các thành viên của UBND bằng một văn bản pháp luật, trong đó quy định rõ tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức, năng lực nghiệp vụ chuyên môn, đồng thời có kế hoạch để bồi dưỡng các kiến thức về pháp luật, kiến thức quản lý nhà nước, quản lý kinh tế cho các thành viên UBND cấp xã.

Ở mỗi lĩnh vực hoạt động của UBND cấp xã đều có các công chức chuyên môn đảm nhiệm. Trách nhiệm của UBND là khâu mối các cán bộ công chức với nhau và với các tổ chức, đoàn thể trong hệ thống chính trị để hoàn thành nhiệm vụ. Vì vậy mà không cần thiết phải thành lập các Ban chỉ đạo, các Ban của UBND, bởi như vậy sẽ không phân định rõ được trách nhiệm cá nhân với trách nhiệm của tập thể. Yêu cầu của thể chế người đứng đầu là phải xác định rõ trách nhiệm cá nhân thì bộ máy mới thực sự phát huy hiệu quả.

Cần mạnh dạn có phương án quản lý đội ngũ công chức chuyên môn theo ngành, có sự điều động, luân chuyển cán bộ, công chức giữa các xã, phường, thị trấn hoặc từ xã lên huyện và ngược lại, nhằm tránh tình trạng cục bộ địa

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu qủa hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp xã ở nước ta trong giai đoạn hiện nay (Trang 37 - 54)