Thực chất quá trình biến đổi của lực lượng sản xuất

Một phần của tài liệu Sự biến đổi của quan hệ sản xuất (Trang 25 - 40)

Quan hệ sản xuất trước năm 1986

V.I.Lênin đã vận dụng một cách sáng tạo tư tưởng của C.Mác và Ăngghen vào điều kiện cụ thể ở nước Nga, và chỉ ra hai con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, đó là: Đối với các nước tư bản phát triển, sau khi giai cấp vô sản giành được chính quyền sẽ chuyển trực tiếp lên chủ nghĩa xã hội. Đối với các nước lạc hậu, con đường đó phải trải qua nhiều khâu trung gian, nhiều bước quá độ khác nhau. Ngay sau cách mạng Tháng Mười Nga, trong tác phẩm “về bệnh ấu trĩ tả khuynh” và “tính tiểu tư sản”, Lênin đã kịch liệt phê phán những tư tưởng nóng vội muốn xác lập ngay chế độ công hữu. Đặc biệt trong chính sách kinh tế mới ,ông đã đưa ra tư tưởng nền kinh tế nhiều thành phần, về các hình thức kinh tế quá độ, nhất là vấn đề sử dụng tư bản chủ nghĩa nhà nước với tư cách là sự chuẩn bị đầy đủ vật chất nhất cho chủ nghĩa xã hội, là phòng chờ đi vào chủ nghĩa xã hội, là nấc thang lịch sử, là bước tiến lên xã hội chủ nghĩa.

Sau khi Lênin mất, Liên Xô đã đi vào công nghiệp hóa, đẩy mạnh quốc hữu hóa và tập thể hóa, thực hiện quản lý kinh tế theo mô hình kế hoạch hóa tập trung, tuyệt đối hóa công hữu dưới hai hình thức: toàn dân và tập thể. Thậm chí vào những năm tám mươi của thế kỷ XX, ở Liên Xô đã không ít người cho rằng hình thức sở hữu tập thể đang từng bước chuyển thành sở hữu toàn dân.

Theo quy luật thì quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất. Điều đó có nghĩa là chúng ta không thể nóng vội xác lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong khi lực lượng sản xuất chưa phát triển.

Trước năm 1986, ở các nước của hệ thống xã hội chủ nghĩa cũng như ở nước ta chỉ thừa nhận một chế độ sở hữu với hai hình thức sở hữu đó là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Quan điểm đã thống trị ở nước ta trong thời gian không ngắn, nó đã bỏ qua những điều kiện hiện thực, hoàn toàn không tính đến điều kiện lịch sử - cụ thể và khả năng của một đất nước đang ở trong trình độ thấp kém về nhiều mặt, nhất là chưa kinh qua sự phát triển của tư bản chủ nghĩa nói chung, còn rất lạc hậu về nhiều mặt, lại phải dồn mọi nguồn lực và khả năng cho công cuộc chống ngoại xâm. Sau cuộc chiến tranh kết thúc, đất nước thống nhất, giang sơn thu về một mối, đáng lẽ phải tập trung huy động mọi nguồn lực mọi khả năng có thể từ tất cả các thành phần kinh tế để phát triển thì chúng ta lại thực hiện một cách giáo điều, duy ý chí công cuộc cải tạo mà thực chất là xóa bỏ các thành phần kinh tế được coi là phi xã hội chủ nghĩa nhằm thiết lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, thiết lập quan hệ xã hội chủ nghĩa trên phạm vi cả nước.

Chúng ta đã phạm sai lầm khi cho rằng quan hệ sản xuất phải đi trước lực lượng sản xuất, mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển. Và một hệ quả tất yếu đã xảy ra là quan hệ sở hữu, các hình thức sở hữu và các hành phần kinh tế ngoài nhà nước, ngoài tập thể bị đối xử như vật cản trở đáng ghét cần phải xóa bỏ, cần phải cải tạo để chuyển sang thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể để đảm bảo sự đi lên và sự thành công của xã hội chủ nghĩa. Các thành phần cá thể bị thu hẹp, số hộ nông dân vào hợp tác xã gia tăng một cách nhanh chóng, quy mô hợp tác xã công nghiệp được mở rộng, kể cả sau khi đất nước hoàn toàn được giải phóng. Các thành phần kinh tế tư nhân, tư bản nhà nước không những không phát triển được mà còn bị cải tạo và xóa bỏ. Hình thức kinh tế tư nhân bị coi là phi xã hội chủ nghĩa, là mầm mống sản sinh ra tư bản chủ nghĩa. Do đó, từ năm 1961 đến năm 1975, ở miền Bắc nước ta, các hình thức kinh tế tư nhân bị loại bỏ ra khỏi cơ cấu kinh tế và không còn là vấn đề chính trong các chương trình nghị sự của

Đảng và Nhà nước. Sau năm 1975, đất nước được thống nhất. Yêu cầu cải tạo kinh tế ở miền Nam – nền kinh tế đang ở giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, được đặt ra như một vấn đề cấp bách. Miền Nam đã tiến hành triển khai công cuộc cải tạo nền kinh tế như ở miền Bắc nên giai cấp tư sản mại bản cơ bản bị xóa bỏ, một bộ phận thương nghiệp tư bản tư nhân tư bản chủ nghĩa cũng bị xóa bỏ. Chính cuộc cải tạo này trên cả hai miền của đất nước đã khiến động lực sản xuất bị suy giảm, người lao động xa lánh tư liệu sản xuất, thờ ơ với kế hoạch sản xuất của tập thể và của nhà nước. Năng suất lao động kinh tế không cao, mỗi người lao động không làm hết năng suất làm việc của mình vì đó là của chung, với tư tưởng “cha chung không ai khóc”. Điều này góp phần rất lớn đưa nền kinh tế - xã hội nước ta lúc bấy giờ rơi vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng.

Trong quan hệ tổ chức, quản lý

Trước năm 1986, ở nước ta duy trì chế độ quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp. Cơ chế này đã phát huy những tác dụng tích cực và đem lại những hiệu quả thiết thực trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhưng sau khi đất nước thống nhất, hòa bình lặp lại thì Đảng ta vẫn không thay đổi cơ chế này, không nhìn thẳng vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của nước ta lúc bấy giờ. Do vậy, không những không tạo được động lực kích thích nền kinh tế phát triển mà ngược lại cơ chế này đã đẩy nền kinh tế nước ta ngày càng lâm vào khủng hoảng và rối loạn vào những năm 80 của thế kỷ 20.

Trong cơ chế này thì bộ máy quản lý cồng kềnh, phức tạp với đội ngũ quản lý kém năng động, không thông thạo kinh doanh, cách làm việc thiếu nhạy bén, phong cách quản lý quan liêu, cửa quyền.

Cơ chế này chủ yếu quản lý nền kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính với hệ thống chỉ tiêu, kế hoạch, pháp lệnh từ trên giao xuống, không phù hợp với nguyên tắc dân chủ. Do vậy không phát huy được tính năng động,

sáng tạo của người quản lý cũng như người lao động. Các cơ quan quản lý hành chính – kinh tế can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh, hoạt động sản xuất của các đơn vị cơ sở, các đơn vị cơ sở không có quyền tự chủ riêng của mình, không bị ràng buộc bởi trách nhiệm và kết quả sản xuất kinh doanh. Vì thế, họ thờ ơ với công việc dẫn đến năng suất lao động thấp, hàng hóa sản xuất ra kém chất lượng giá thành lại cao, không cạnh tranh được ở trên thị trường. Lợi ích cá nhân cũng là một yếu tố quan trọng để giúp phát triển kinh tế, phát triển đất nước nhưng ở trong thời kỳ này lợi ích cá nhân lại không được quan tâm đúng mức nên đã kìm hãm sức sản xuất của xã hội.

Về quan hệ phân phối

Trước đây, ở Việt Nam và các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa phương thức phân phối được thực hiện trên cơ sở vận dụng lý luận phân phối theo lao động. Phân phối theo lao động là đặc trưng bản chất của xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện nguyên tắc phân phối này, các doanh nghiệp quốc doanh và hợp tác xã đã áp dụng hai hình thức trả lương và trả công: theo sản phẩm hoặc theo thời gian. Dù hình thức nào thước đo duy nhất để trả công cho người lao động vẫn là số lượng và chất lượng lao động.

Tuy nhiên, quá trình ra đời và phát triển của các nước xã hội chủ nghĩa lại có nhiều điều kiện khác xa so với các tiền đề đặt ra trong lý luận về phân phối lao động của C.Mác. Vì vậy, lý luận về phân phối khi áp dụng vào thực tế đã bị biến dạng và dẫn đến chủ nghĩa bình quân. Đồng thời đây là nguyên tắc phân phối ở giai đoạn phát triển cao của nền kinh tế dựa vào một chế độ sở hữu duy nhất - sở hữu công cộng.

Nhưng ở nước ta với trình độ lực lượng sản xuất thấp kém, bước đầu qua độ lên chủ nghĩa xã hội với bao khó khăn. Mà áp dụng phương thức phân phối theo lao động thì sẽ không phù hợp với thực tiễn của đất nước. Nhưng Đảng ta trong thời gian này vẫn không nhận ra điều đó, nên đã áp dụng hình thức phân phối này và kết quả nó đã biến dạng thành phân phối

bình quân, cào bằng, gây ra hậu quả xấu cho xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc phát huy tính tích cực và sáng tạo của người lao động.

Quan hệ sản xuất sau năm 1986

Đứng trước cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội nặng nề, cực kỳ nguy hiểm và kéo dài trong nhiều năm. Trước yêu cầu sống còn của đất nước, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI họp với tinh thần: “ Nhìn thẳng sự thật, nói rõ sự thật!”[9;12]. Đảng ta đã nghiêm khắc kiểm điểm những sai lầm của mình, chỉ rõ nguyên nhân sâu xa của những sai lầm đó là do giáo điều, chủ quan, duy ý chí, đơn giản hóa, nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ quan, không tuân theo quy luật khách quan. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết: “Trong cách nghĩ và cách làm sai lầm này, điều nghiêm khắc nhất là bất chấp quy luật của lịch sử, muốn đốt cháy giai đoạn, không tính đến điểm xuất phát về tình hình mọi mặt lúc bấy giờ. Bản thân tôi, hồi tưởng lại tâm trí của mình, tôi vô cùng ngạc nhiên sao mình có thể quay lưng lại với biết bao sự thật hàng ngày diễn ra trước mắt mình để lao vào những sai lầm với những cái giá đắt phải trả. Rõ ràng đây là một sự thiếu sáng suốt trong nhận thức và hành động, trong lý luận và thực tiễn”[4;5].

Nhận ra những sai lầm trên đây, Đảng ta kiên quyết và kiên trì từ bỏ một cách không thương tiếc cái cũ, cái lạc hậu, cái lỗi thời đã từng làm cho chúng ta điêu đứng. Trọng tâm hay cốt lõi của quá trình đổi mới lúc bấy giờ là đổi mới tư duy; mà trước hết là tư duy kinh tế, là đổi mới các chính sách kinh tế. Sự nghiệp đổi mới quan hệ sản xuất được bắt đầu tiến hành từ Đại hội VI (12/1986) của Đảng và luôn luôn được bổ sung để ngày càng hoàn thiện hơn qua các kỳ Đại hội tiếp theo.

Việc chúng ta xây dựng quan hệ sản xuất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một vấn đề mới mẽ về cả lý luận và thực tiễn, chưa có tiền lệ trong lịch sử nhân loại. Chính vì vậy, đây là một quá

trình khó khăn và phức tạp đòi hỏi sự sáng tạo của Đảng dựa trên cơ sở thực tiễn Việt Nam.

Về quan hệ sở hữu

Trước Đại hội Đảng lần thứ VI, nước ta chỉ thừa nhận một chế độ sở hữu, chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa dẫn đến tình trạng công hữu hóa ồ ạt, càng nhanh chóng càng tốt. Song thực tiễn đã cho thấy chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa không hề gạt bỏ tính đa dạng của các hình thức sở hữu mà ngược lại chúng thống nhất với nhau. Trong tính đa dạng của các hình tức sở hữu thì công hữu giữ vai trò chi phối. Điều đó cho phép phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, đồng thời giữ được bản chất của xã hội chủ nghĩa.

Việc thừa nhận các hình thức sở hữu khác nhau của chế độ sở hữu tư nhân trong nền kinh tế nước ta là một biến đổi mang tính cách mạng của Đảng. Trong “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” (1848) C.Mác và Ph.Ăngnghen khẳng định: Chủ nghĩa xã hội không xóa bỏ sở hữu tư nhân trong chừng mực nó không phải là “phương tiện nô dịch con người”. Vì thế sở hữu tư nhân nói chung, sở hữu tư nhân của các doanh nghiệp nói riêng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong chừng mực, phạm vi nó là cần thiết, là tất yếu cho tăng trưởng và phát triển kinh tế vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, thì nó không còn là đối tượng bị xóa bỏ. Thế mà, trong mấy chục năm xây dựng và phát triển kinh tế của đất nước từ sau hòa bình lặp lại ở miền Bắc năm 1954 và sau miền Nam giải phóng thống nhất đất nước năm 1975,chúng ta đã tìm mọi phương pháp để xóa bỏ “đào tận gốc, trốc tận rễ” chế độ sở hữu tư nhân với nhiều con đường như: hợp tác hóa, quốc hữu hóa toàn dân...

Việc đa dạng hóa các hình thức sở hữu trong thời kỳ quá độ ở nước ta hiện nay là một đòi hỏi khách quan phù hợp với lực lượng sản xuất, bởi do trình độ lực lượng sản xuất ở nước ta còn thấp, lại không đồng đều giữa các ngành các vùng. Có những vùng mà người dân vẫn phải dùng cái cuốc con

trâu để lao động sản xuất, nhưng trái lại có những nơi lao động trong phòng thí nghiệm, trong khu công nghiệp lớn; do đó tất yếu tồn tại nhiều hình thức sở hữu. Đảng ta đã vạch ra những sai lầm trong đường lối xây dựng kinh tế ở nước ta trước thời kỳ đổi mới chính là ở chỗ đẩy quan hệ sản xuất đi quá xa so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Bởi thế đường lối đổi mới của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay là phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần với nhiều hình thức sở hữu vận hành theo cơ chế thị trường, đi đôi với tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội.

Ở Đại hội VI thừa nhận nền kinh tế có 5 thành phần (trừ tư bản thương nghiệp) nhưng đến Đại hội VII với chủ trương “phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần”[10;91], Đại hội VIII năm 1996 là một bước dài trong lĩnh vực nhận thức và tổng kết thực tiễn những thành tựu của công cuộc đổi mới. Đặc biệt, Đại hội IX của Đảng năm 2001 đã nêu ra một nhận thức mới về vấn đề sở hữu khi khẳng định “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc” và “từ các hình thức sở hữu cở bản: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân hình thành nhiều thành phần kinh tế với những hình thức tổ chức kinh doanh đa dạng, đan xen, hỗn hợp”[12;87-96]. Đại hội X (2006), Đảng đã tiếp tục kiên trì với chính sách kinh tế của Đại hội IX với khẳng định “Chuyển mạnh sang kinh tế thị trường, thực hiện các nguyên tắc của thị trường, hình thành đồng bộ các loại thị trường và hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với đặc điểm của nước ta”

[13;83]. Tại Đại hội XI, thay mặt ban chấp hành TW Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đọc bản báo cáo và định hướng phát triển của nước ta trong 5 năm (2006 – 2010) với định hướng phát triển kinh tế: “ Phát triển nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó, kinh tế nhà nước

Một phần của tài liệu Sự biến đổi của quan hệ sản xuất (Trang 25 - 40)