THỰC TRẠNG VÀ KHUYNH HƯỚNG BIẾN ĐỔI CỦA QUAN HỆ SẢN XUẤT Ở HƯƠNG THỦY
2.3 Một số giải pháp
Những năm qua với sự đổi mới về quan hệ sở hữu, thay đổi về quan hệ quản lý và về quan hệ phân phối đã tạo ra động lực cho kinh tế, xã hội cho thị xã Hương Thủy có những bước phát triển mới . Chứng tỏ, đổi mới trong quan hệ sản xuất trong những năm qua đã đi đúng với quỹ đạo của nó, phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất của thị xã, đồng thời thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất luôn biến đổi để tạo ra trạng thía phù hợp, đưa Hương Thủy phát triển một cách bền vững hòa cùng sự phát triển chung của cả nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thứ nhất, về quan hệ sỡ hữu
Hương Thủy cần tiếp tục phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, tận dụng tối đa tài nguyên thiên nhiên, con người, nguồn vốn một cách có hiệu quả; đặc biệt là ngồn vốn đầu tư nước ngoài một cách hợp lý cho sự phát triển nhưng vẫn giữ vẫn vai trò chủ đạo của kinhh tế nhà nước
Thị xã cần chú trọng hơn nữa trong việc tạo điều kiện để kinh tế tư nhân, cá thể và hợp tác xã phát triển vì đây là các thành phần kinh tế có nguồn vốn thường nhỏ nhưng lại là thành phần chiếm đa số nguồn lao động nhàn rỗi cao, cũng là thành phần kinh tế phát triển mạnh và phàu hợp với điều kiện đặc thù của Hương Thủy.
Có chính sách đãi ngộ và thu hút vốn đầu tư một cách hợp lý vào Hương Thủy, đặc biệt là khu công nghiệp Phú Bài. Đề ra các giải pháp có hiệu quả để huy động vốn đầu tư như: Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn vốn ngân sách nhà nước; chủ yếu tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, phúc lợi công cộng.
Huy động tối đa nguồn lực nội tại, thu hút vốn trong nước, đặc biệt là của các tập đoàn doanh nghiệp lớn trong nước.Tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng, cơ chế thông thoáng, phù hợp để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là nguồn vốn FDI vào khu công nghiệp tập trung Phú Bài, các dự án du lịch, dịch vụ trọng điểm. Tranh thủ tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn ODA, ADB… Xã hội hóa việc đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng và phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội… Đồng thời, có chính sách cụ thể, rõ ràng trong giao đất, thuê đất, chuyển nhượng đất, đặc biệt là đối với các công ty nước ngoài cần có sự thận trọng nhất định; nhưng cũng tạo điều kiện để các thành phần kinh tế cùng phát triển và cạnh tranh lành mạnh. Tập trung xây và bảo tồn một số làng nghề truyền thống và các làng nghề mới phù hợp với nhu cầu của thị trường hiện nay; khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế trang trại. Có biện pháp tích cực giúp đỡ người nông dân về vốn, kỹ thuật, giống để chuyển đổi cơ cấu cây trồng và mùa vụ, tập huấn nâng cao trình độ kiến thức sản xuất cho người nông dân, đưa ra các giải pháp tốt mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Chú trọng đầu tư ứng dụng tiến bộ khoa hoạc kỹ thuật và các dây chuyền công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường sức mạnh cạnh trạnh trên thị trường.
Thứ hai, quan hệ tổ chức, quản lý
Các cấp lãnh đạo Đảng và chính quyền cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều phối một cách hợp lý đối với các thành phần kinh tế trên địa bàn thị xã. Các cơ quan đoàn thể, cán bộ được phân công theo dõi tình hình hoạt động của các thành phần kinh tế thì phải lầm tròn nhiệm vụ của mình trong việc giúp đỡ, tư vấn cho các thành phần kinh tế phát triển tốt theo cơ chế thj trường, đặc biệt là thành phần kinh tế tư nhân không đi chệch hướng xã hội chủ nghĩa và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không tư bản hóa nền kinh tế; thành phần kinh tế nhà nước cần có sự thay đổi năng động hơn
trong kinh doanh và quản lý, đẩy mạnh cổ phần hóa một cách hợp lý các doanh nghiệp nhà nước, gắn quyền lợi với trách nhiệm của những cấp lãnh đạo trong các công ty nhà nước. Đồng thời, các cấp chính quyền địa phương không được cân thiệp quá sâu vào việc sản xuất và kinh doanh của các thành phần kinh tế tạo sự cạnh tranh công bằng và lành mạnh, tạo động lực cho nền kinh tế phát triển hài hòa.
Thị xã cần giúp đỡ, tạo điều kiện trong việc tiếp cận các nguồn vốn đối với các thành phần kinh tế, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp tư nhân và cá nhân; tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế vay vốn để mở rộng quy mô và chất lượng sản xuất kinh doanh. Tăng cường công tác tạp huấn, đào tạo nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ. Nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực: Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ từ Thị xã đến cơ sở về mọi mặt nhằm nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn kỹ thuật, khả năng tổ chức, điều hành nền kinh tế, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.Tập trung xây dựng lực lượng lao động khoa học kỹ thuật, tổ chức quản lý chất lượng cao, đội ngũ công nhân kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu phát triển các ngành kinh tế và hội nhập quốc tế.
Có những chính sách khuyến khích, cung cấp nguồn vốn và vật tư, khoa học kỹ thuật để thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo bước chuyển về chất trong sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn mới. Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sử dụng các giống mới cho năng suất cao; áp dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến, công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch. Trong công nghiệp, có chính sách khuyến khích các dự án sử dụng công nghệ cao, hiện đại, công nghệ vi sinh, không gây ô nhiễm môi trường vào các khu, cụm công nghiệp, làng nghề, trong các ngành công nghiệp then chốt, mũi nhọn. Mở rộng phát triển công
nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, quản lý, trong các ngành văn hoá - xã hội. Xây dựng các cơ sở thông tin dữ liệu kinh tế phục vụ tốt cho công tác xây dựng kế hoạch, quản lý điều hành phát triển kinh tế - xã hội của thị xã. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng nông – lâm – ngư nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, hướng đến mục tiêu: Năm 2015, công nghiệp – xây dựng chiếm tỷ trọng 76,9%, dịch vụ chiếm 18,3%, nông nghiệp giảm còn 4,8%; đến năm 2020, tỷ trọng các ngành tương ứng là 67,2% - 30% - 2,8%.
Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, coi đây là bước đột phá quan trọng tạo lập môi trường đầu tư bình đẳng, minh bạch, thông thoáng để thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển kinh doanh.
Cần tăng cường và tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước về vai trò của các thành phần kinh tế. Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế cùng phát triển và cạnh tranh lành mạnh, công bằng trong cơ chế thị trường.
Tổ chức thực hiện tốt Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã...; tạo cơ chế, chính sách, cơ sở hạ tầng thuận lợi, môi trường pháp lý bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý các vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh tế, đảm bảo sự phát triển kinh tế một cách lành mạnh nền kinh tế và hài hòa giữa kinh tế và xã hội.
Thứ ba, quan hệ phân phối
Tuân thủ thực hiện việc phân phối theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời phải dựa trên mức đóng góp vốn. Khuyến khích làm giàu một cách hợp pháp, đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo một cách bền vững, quan tâm hơn nữa các gia đình chính sách; hạn chế sự chênh lệch quá lớn giữa các
thành viên trong xã hội, cũng như sự chênh lệch quá đáng về mức sống và trình độ phát triển giữa các vùng, các tầng lớp dân cư.
Để thực hiện phân phối có hiệu quả cần:
Một là; đẩy mạnh sản xuất là trọng tâm, là nền tảng, cơ sở quyết định phân phối, phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận đúng mối quan hệ hàng hóa - tiền tệ, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, đảm bảo mỗi người lao động đều có việc làm, tránh tình trạng thất nghiệp.
Hai là; thực hiện xử lý nghiêm minh đối với những kẻ hoạt động kinh tế một cách bất hợp pháp, vi phạm pháp luật Việt Nam; nhằm ngăn chặn có hiệu quả đối với nạn tham ô, lãng phí, trốn thuế, trốn nợ nhà nước, không đóng bảo hiểm cho người lao động, tệ móc ngoặc mưu lợi cá nhân...
Ba là, có các biện pháp cụ thể dối với các thành phần kinh tế:
Đối với các doanh nghiệp nhà nước: thị xã cần chú trọng đến việc phân phối hợp lý nhằm khuyến khích những người tài giỏi, động viên người kém vươn lên, khuyến khích nâng cao hiệu quả thực sự. Phân phối cho người lao động phải kết hợp chặt chẽ giữa trách nhiệm, quyền hạn, lợi ích, kích thích cạnh tranh, có thưởng có phạt, kích thích vật chất kết hợp với động viên tinh thần.
Đối với kinh tế tập thể, đặc biệt là kinh tế hợp tác xã: các hợp tác xã kiểu mới cần chú trọng quán triệt nguyên tắc phân phối theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế và theo cổ phần; chuyển các quan hệ kinh tế giữa hợp xã và hộ gia đình sang quan hệ hợp đồng, thỏa thuận, công khai, vì lợi ích chung.
Đối với thành phần kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: phát triển kinh tế tư nhân theo định hướng xã hội chủ nghĩa và sử dụng một cách hợp lý nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong việc đầu tư phải quán triệt hai nguyên tắc là phân phối vốn và tài sản, phân phối theo lao động là phân phối mang tính chất xã hội chủ nghĩa sẽ áp dụng trong việc phân phối kết
quả lao động cho người lao động tương ứng với số lượng và chất lượng mà người lao động đã cống hiến và nhà nước phải đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng quỹ phúc lợi, cải thiện và chăm lo cho đời sống của người lao động cũng như của cộng đồng.
Đối với thành phần kinh tế tư bản nhà nước: cần xác định một cách hợp lý trách nhiệm và quyền lợi giữa nhà nước và cá nhân, công khai minh bạch nguồn vốn, lợi nhuận cũng như hình thức hoạt động.
Những giải pháp này cần sự linh hoạt trong vận dụng và sự thay đổi hợp lý để tạo ra sự năng động đối với nền kinh tế.
KẾT LUẬN
Công cuộc đổi mới do Đảng và Nhà nước ta khởi xướng và lãnh đạo trãi qua gần 30 năm đã tạo ra những chuyển biến lớn trong toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội của đất nước; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ta đã đạt được những bước cải thiện rõ rệt, văn hóa, xã hội không ngừng tiến bộ...điều này có một phần không nhỏ của chủ trương cải tạo và biến đổi một cách hợp lý quan hệ sản xuất, phù hợp với sự biến đổi nhanh chóng của lực lượng sản xuất.
Trong công cuộc đổi mới đầy khó khăn và thách thức đó, Thị xã Hương Thủy đã tuân thủ và vận dụng một cách linh hoạt phù hợp với điều kiện của địa phương về quy luật biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Từ đó, xây dựng được một quan hệ sản xuất mới và từng bước hoàn thiện trên cả ba mặt: quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và quan hệ phân phối. Từng bước chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa. Giữ vững vai trò của thành phần kinh tế nhà nước, xác định đúng vai trò của nhà nước trong quản lý kinh tế bằng công cụ vĩ mô. Ngoài ra, để phù hợp với nền kinh tế còn phát triển chưa cao và còn nhiều hạn chế thì chúng ta cần thực hiện nhất quán việc phân phối theo lao động và phân phối theo mức đóng góp vốn và thông qua phúc lợi xã hội. Cần có chính sách điều tiết, phân phối hợp lý để bảo đảm công bằng xã hội nhằm tránh sự chênh lệch quá mức thu nhập trong cơ chế thị trường.
Việc thay đổi quan hệ sản xuất trong gần 30 năm đổi mới ở Hương Thủy đã và đang hoàn thiện dần. Những thành tựu đạt được đã chứng tỏ sự đúng đắn trong quá trình xây dựng quan hệ sản xuất ở Hương Thủy. Quan hệ sản xuất mới đã tạo động lực thúc đẩy sự phát triển một cách hợp lý các ngành nghề và thành phần kinh tế; góp phần tạo ra thế và lực giúp thị xã phát triển trên con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước. Đồng thời cần có sự thay đòi một cách thường xuyên quan hệ sản xuất theo kịp sự
thay đổi của lực lượng sản xuất, tạo nên sự phù hợp giưa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất. Đây sẽ là nền tảng quan trọng cho sự phát triển kinh tế của thị xã Hương Thủy trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.