THỰC TRẠNG VÀ KHUYNH HƯỚNG BIẾN ĐỔI CỦA QUAN HỆ SẢN XUẤT Ở HƯƠNG THỦY
2.1 Tổng quan về quan hệ sản xuất ở Hương Thủy – Thừa Thiên Huế 1 Tình hình kinh tế xã hộ
2.1.1 Tình hình kinh tế - xã hội
Năm 1989, với quyết định 87 - QĐ/TW của Bộ Chính trị, tỉnh Thừa Thiên - Huế được tái lập, tách từ tỉnh Bình Trị Thiên. Tỉnh Thừa Thiên-Huế lúc đó có thành phố Huế và các huyện Hương Phú, Hương Điền, Phú Lộc và A Lưới. Hương Thủy là một phần huyện Hương Phú.
Tháng 9 năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng quyết định chia huyện Hương Phú thành hai huyện Hương Thủy và Phú Vang. Hương Thủy có 11 xã và 01 thị trấn, bao gồm thị trấn Phú Bài và các xã Thủy Lương, Thủy Châu, Thủy Phương, Thủy Dương, Thủy Bằng, Thủy Phù, Thủy Tân, Thủy Thanh, Thủy Vân, Dương Hòa, Phú Sơn. Năm 2010, thị trấn Phú Bài thuộc huyện Hương Thủy được công nhận là đô thị loại IV. Ngày 09/02/2010, Chính phủ ban hành Nghị quyết 08/NQ-CP thành lập thị xã Hương Thủy thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế trên cơ sở toàn bộ huyện Hương Thủy, đồng thời thành lập các phường thuộc thị xã Hương Thủy.
Thị xã Hương Thủy nằm về phía Đông Nam sát Thành phố Huế. Có tổng diện tích tự nhiên là 49.650 ha, được chia thành 2 khu vực rõ rệt là đồng bằng và trung du được bao quanh bởi các dòng sông và có vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh. Hương Thủy phía Đông giáp huyện Phú Lộc, phía Nam giáp huyện Nam Đông, phía Tây giáp Thành phố Huế, huyện Hương Trà và huyện A Lưới. Phía Bắc giáp huyện Phú Vang có tọa độ
16008' đến 26029' vĩ bắc từ 108032' đến 107045' kinh đông. Như những vùng quê khác, Hương Thủy lưu giữ và phát huy truyền thống lịch sử văn hóa dân tộc. Chính trên mảnh đất hiền hòa, tươi đẹp nhưng cũng anh hùng bất khuất này các phong trào yêu nước cách mạng đã hình thành và phát triển góp phần cùng Thừa Thiên Huế và cả nước viết nên những trang sử hào hùng.
Trong những năm vừa qua, hòa mình với công cuộc hội nhập nền kinh tế thị trường của cả nước, dù gặp không ít kho khăn về nhiều mặt nhưng với sự cố gắng không ngừng Hương Thủy đã phát huy được những lợi thế, đồng thời hạn chế, khắc phục những khó khăn đang tồn tại. Hương Thủy đã vận dụng, quán triệt các quan điểm đổi mới của Đảng để vượt qua những khó khăn, thách thức của nền kinh tế trong điều kiện mới của đất nước cũng như của địa phương.
Thị xã tập trung chỉ đạo việc điều chỉnh lại cơ cấu kinh tế, cơ chế đầu tư, thực hiện cơ chế quản lý mới, coi trọng sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường, phát huy lợi thế của các thành phần kinh tế. Từng bước đưa nền kinh tế và xã hội phát triển ngày càng ổn định. Đặc biệt, trong niềm phấn khởi trở thành thị xã đầu của tỉnh, thị xã Hương Thủy đã có những sự phát triển nhanh trong những năm gần đây. Nhất là năm 2012 -2013 có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, vượt các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2013 là 10,8%, giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn đạt 1.869,5 tỷ đồng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ dạt 24.360,9 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người là 37,5 triệu đồng/người/năm; tổng vốn đầu tư toàn xã hội cả năm 2.000 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch đề ra.
Về lĩnh vực kinh tế
Với địa hình phần lớn là đồng bằng và trung du. Trong đó đồi núi là quang cảnh nổi bật trong địa hình và thiên nhiên Hương Thủy, chiếm đến 76,33% diện tích, đồng bằng hẹp chạy dài thành một dãi đất hẹp ở phía đông
chiếm 23,67% tổng diện tích. Địa hình thấp dần về phía Đông Nam, theo hướng chảy các sông. Hương Thủy nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ấm, nhiều mưa mùa đông lạnh không ổn định.Với địa hình và điều kiện tự nhiên của địa bàn Hương Thủy có nhiều mặt thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến kinh tế.
o Sản xuất nông nghiệp
Tỷ trọng nông nghiệp trong những năm vừa qua có sự suy giảm từ 17% năm 2006 xuống còn 9,8% năm 2013, nhưng năng suất lao động và sản lượng lại tăng lên một cách đáng kể. Năm 2012 – 2013, do ảnh hưởng của thời tiết bất thường khô hạn, nắng nóng và mưa dài ngày, rét hại, lũ tiểu mãn; cũng như các dịch bệnh thường xuyên sảy ra đã gây thiệt hại lớn cho ngành sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó việc giá đầu vào tăng mạnh đã khiến cho nông nghiệp chịu nhiều áp lực từ thị trường tiêu thụ. Nhưng nghành nông nghiệp của thị xã đã có những biện pháp, chính sách khắc phục và điều chỉnh một cách có hiệu quả các khó khăn, đem lại hiệu quả thiết thực cho ngành như: tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ sản xuất, đẩy mạnh các hoạt động tư vấn cho sản xuất trông trọt chăn nuôi và dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y, cung cấp vật tư. Tích cực sử dụng các loại giống mới, năng xuất cao, chất lượng tốt. Chủ động trong phòng và chống các bệnh dịch, hạn chế tối đa thiệt hại.
Về trồng trọt: diện tích trồng trọt năm 2013 giảm ha 54 so với năm 2012, nhưng lại có sự gia tăng về mặt sản lượng. Diện tích sản xuất cây lương thực năm 2013 là 14.069 ha. Trong đó dặc biệt có sự gia tăng mạnh của diện tích các loại cây hoa màu, công nghiệp có giá tri kinh tế như: sắn, ớt, dưa, rau xanh, cây ăn quả, cao su, cà phê...Tổng sản lượng lương thực đạt 78.008 tấn, cao nhất từ trước đến nay, lương thực bình quân trên đầu người đạt 543kg/năm.
Về chăn nuôi và thú y: có sự phát triển và ổn định. Với tỷ trọng chiếm 39% trong nội bộ ngành công nghiệp, chất lượng sản phẩm từ chăn nuôi nhìn chung là tăng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Chăn nuôi gia súc đã góp phần lớn đến sản xuất và thu nhập của người dân như trâu, bò, lợn, gà, vịt, phát triển mạnh. Đi cùng sự phát triển của ngành là sự phát triển của công tác phòng chống dịch bệnh; với việc thực hiện nghiêm túc tiêm phòng vắcxin cho gia súc, gia cầm theo quy định; thực hiện tốt công tác tiêu độc khử trùng, quản lý chặt chẽ việc vận chuyển, lưu thông, giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn. Trên địa bàn có 12 lò mổ tập trung, nhằm kiểm soát và đảm bảo vệ sinh cho khâu đầu ra cho sản phẩm của ngành.
Về lâm nghiệp: Tích cực đẩy mạnh công tác trồng rừng kết hợp với quản lý, chăm sóc, khai thác đặc sản rừng, gia công đồ gỗ, bảo vệ và phòng cháy rừng. Tiếp tục thực hiện các dự án định canh, định cư, chương trình 135 với chính sách giao đất giao rừng, các chương trình VAC, VACR cho đồng bằng và vùng núi đã tạo nên những cảnh quan tốt đẹp cho vùng đấtthị xã như. Việc tuyên truyền nâng cao ý thức cho người dân về việc bảo vệ, chăm sóc và khai thác một cách hợp lý nguồn lợi từ rừng đã đem lại hiệu quả trên thực tế. Đẩy mạnh công tác tuần tra, kiểm soát và sử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong khai thác, vận chuyển.
Về thủy sản: Năm 2013, diện tích nuôi trông thủy sản nước ngọt được đẩy mạnh, với các khu vực nước ngọt như cánh đồng Thanh Lam, Thủy Châu, Thủy Phù, Thủy Tân... chủ yếu là nuôi trồng các loại cá, tôm, cua, ếch và một số loại thủy sản đặc trưng của địa phương. Nuôi thủy sản với mô hình trồng lúa kết hợp đem lại hiệu quả tích cực cho cả thủy sản và năng suất trồng lúa.
o Sản xuất công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp và xây dựng
Sản xuất công nghiệp là một trong những thế mạnh của Hương Thủy, được thị xã và tỉnh chỉ thị tập trung phát triển, phát huy những lợi thế sẵn có
của địa phương. Phát triển công nghiệp, đồng thời phát triển tiểu thủ công nghiệp đã thúc đẩy sự chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế của địa phương.
Xây dựng cơ bản: với việc trở thành thị xã vào năm 2010 và Huế phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc TW nên việc đầu tư cơ sở hạ tầng được chú trọng và đầu tư mạnh trong những năm gần đây, với các công trình lớn như: xây dựng Sân vận động thị xã, đường Tân Trào, đường Sóng Hồng, đường Phùng Quán, đường Tôn Thất Sơn, đường Thanh Phương, đường Tân Lập, đường liên Phường Thanh Vân, đường Quang Trung, đường Võ Trác,...xây dựng nâng cấp đạt chuẩn quốc gia trường mầm non Bình Minh, trường mầm non Ban Mai, xây dựng hệ thống kênh mương nội đồng ở phường Thủy Châu, phường Thủy Lương, phường Thủy Phương…, nâng cấp tuyến kè sông Như Ý, sông Truồi đoạn qua thị xã, khởi công xây dựng Hồ chứa nước Tả Trạch (xã Dương Hòa) tích nước cho nhà máy thủy điện Bình Điền.v.v.. Tổng mức đầu tư cho xây dựng cơ bản của thị xã năm 2013 là 639.259 tỷ đồng.
o Thương mại – Dịch vụ
Thương mại, du lịch, dịch vụ phát triển nhanh và đa dạng các ngành. Với tổng mức bán lẻ hang hóa và doanh thu dịch vụ năm 2013 đạt 24.360,9 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2012. Khai thác có hiệu quả thị trường nội địa, hàng hóa được lưu thông một cách thuận lợi đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và sản xuất.
Hương Thủy có nhiều thế mạnh về du lịch đang được chú trọng đầu tư khai thác. Nằm ngay cạnh cố đô Huế cổ kính với các công trình văn hóa danh lam thắng cảnh, chùa chiền trên đất Hương Thủy khá phong phú và đa dạng, góp phần tạo nên quần thể di tích văn hóa Huế nổi tiếng - Di sản văn hóa thế giới. Hoạt động du lịch chủ yếu là các tuyến du lịch đến các di tích lịch sử như: lăng Thiệu Trị (xã Thủy Bằng), lăng Khải Định (xã Thủy Bằng), Đan viện Thiên An (xã Thủy Bằng), chùa Đức Sơn (xã Thủy Bằng)… Xã
Thủy Thanh có cầu ngói Thanh Toàn nổi tiếng được xây vào năm 1776 và phủ thờ Tôn Thất Thuyết được Bộ văn hóa thông tin công nhận là di tích lịch sử. Năm 2009, tỉnh và thị xã có quyết định lập Dự án khu du lịch sinh thái tổng hợp tại Hồ Ba Cửa; Hồ Bầu Họ (xã Thủy Phù) để phát triển thế mạnh về du lịch sinh thái của thị xã, nhằm đa dạng hơn nữa các điểm đến của tỉnh. Ngoài ra thị xã Hương Thủy còn có những thuận lợi như có đường quốc lộ 1A thông thương Nam Bắc với chiều dài khoảng 17 km, đường sắt thống nhất với ga Hương Thủy, sân bay Phú Bài đó chính là những đầu mối giao thông quan trọng, là cầu nối giữa hai Thành phố Huế và Đà Nẵng. Hương Thủy còn là khu vực có khả năng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, mở rộng đô thị cho nội thành nâng mức sống cho người dân ngày càng cao. Các mạng lưới thương mại, dịch vụ như: chợ, cửa hàng, doanh nhiệp thương mại, dịch vụ ăn uống vui chơi, nhà trọ, khách sạn, nhà hàng... phát triển về số lượng và quy mô.
Tuy nhiên còn nhiều vấn nạn cần khắc phục như vệ sinh an toàn thực phẩm, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng,..cần được thường xuyên kiểm tra xử lý, ngăn chặn kịp thời, đảm bảo cho người tiêu dùng.
Đồng thời là sự gia tăng nhanh về số lượng và năng lực vận tải hàng hóa và hành khách, có 632 ôtô tải và 327 ôtô khách, doanh thu vận tải tăng mạnh với gần 1.471,4 tỷ đồng năm 2013 tăng 14% so với năm 2012. Với lợi thế có cảng hàng không Quốc tế sân bay Phú Bài có tổng số lượt chuyến là 5.950 chuyến với 850.000 lượt khách vào năm, đem lại nguồn thu lớn cho tỉnh nhà cũng như đẩy mạnh ngành du lịch phát triển. Tiếp tục hoàn thiện, hiện đại hóa các thiết bị và nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính viễn thông. Theo thống kê của thị xã thì 97% hộ gia đình ở thị xã có sử dụng mạng điện thoại và 64% hộ gia đình sử dụng mạng lưới internet. Doanh thu của ngành viễn thông năm 2013 là 1.410 tỷ đồng tăng 15% so với năm 2012. Các loại dịch vụ khác như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn pháp
luật,..trong những năm gần đây có bước phát triển đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của địa phương.
o Khoa học công nghệ
Công tác chuyển giao đang diễn ra với khí thế hào hứng trên tất cả các ngành và lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội.
Trong nông nghiệp là việc đẩy mạnh đưa các giống mới với năng suất cao, chịu được các loại dịch bệnh và thời tiết thây đổi bất thường hiện nay,...Triển khai các mô hình thử nghiệm và các lớp tập huấn chuyển giao công nghệ, đưa máy móc cơ giới hóa vào sản xuất như: máy gặt đập liên hợp, máy gieo mạ, máy bóc lạc, máy tuốt ngô....
Ở các cơ sở sản xuất công nghiệp - thủ công nghiệp tiếp tục được cải tiến quy trình sản xuất nhằm hạ chi phí sản xuất, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ ngày càng được nâng lên cả về chất lượng và số lượng. Công nghệ tin học trở thành công cụ đắc lực trong hoạt động quản lý và sản xuất kinh doanh, đem lại những hiệu quả tích cực.
Lĩnh vực văn hóa – xã hội
o Về giáo dục và đào tạo
Giáo dục luôn là một trong những lĩnh vực nhận được sự quan tâm của thị xã nên chất lượng giáo dục ngày một được nâng cao. Thực hiện tốt cuộc vận động nói không với bệnh thành tích thi cử của ngành giáo dục, học thật, dạy thật, thi thật. Mạng lưới trường lớp được đầu tư xây dụng mới, trang thiết bị ngày càng đầy đủ và hiện đại hóa, thực hiện vừa học vừa thực hành đem lại những hiệu quả tích cực, thư viện được đầu tư mới. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước; đặc biệt là ủy ban thị xã nên nền giáo dục trên địa bàn thị xã đã có nhiều khởi sắc. Toàn thị xã có 4 ngành học: ngành học phổ thông, ngành học mầm non, ngành học thường xuyên và hướng nghiệp dạy nghề. Ngành học phổ thông phát triển rất nhanh với nhiều cơ sở
vật chất tương đối hoàn chỉnh. Toàn huyện có 30 trường gồm 2 trường THPT, 9 trường cấp 2 và 19 trường cấp tiểu học thu hút một lượng học sinh rất lớn. Tính đến năm 2013 số học sinh lên đến 24.631 hoc sinh, trong đó cấp 1: 14.406 học sinh, cấp 2: 6.689 học sinh, cấp 3: 3.546 học sinh. Với 95% xã, phường phổ cập trung học cơ sở, học sinh đến trường đúng độ tuổi. Đến nay toàn thị xã có 48 nhà trẻ, 16 trường mẫu giáo, 30 trường học phổ thông với 27 trường đạt chỉ tiêu đạt chuẩn quốc gia. Vốn có tinh thần hiếu học lại được nhà nước quan tâm đến sự nghiệp trồng người, con em Hương Thủy ngày càng tiến bộ trên con đường vươn lên chiếm lĩnh những đỉnh cao của trí thức, kỹ thuật để góp phần xây dựng quê hương đất nước.
Hoạt động văn hóa - thông tin - thể thao
Hương Thủy là địa phương có các hoạt động văn hóa hàng năm diễn ra sôi nổi, đa dạng, mang đậm nét truyền thống cũng như các hoạt động mang xu thế của thời đại. Thực hiện công cuộc xây dựng nếp sống lành mạnh ở khu dân cư với các địa bàn tự quản, xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, đơn vị văn hóa. Tổ chức tuyên truyền thực hiện ứng xử văn minh và nội dung ý nghĩa các ngày lễ hội lớn, các di tích lịch sử trên địa bàn,... đến nhân dân.
Thông tin liên lạc có bước phát triển đáng ghi nhận. Hiện nay trên toàn thị xã có 15 tổng đài, 12 bưu cục và 12 điểm văn hóa xã phường có dịch vụ thông tin liên lạc, hệ thống thông tin liên lạc được phủ rộng khắp đến từng hộ gia đình, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
Các môn thể thao truyền thống của địa phương được duy trì và phát triển như đẩy gậy, kéo co, lặn...bồi dưỡng những cá nhân có năng lực để