Cơ cấu các thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Sự biến đổi của quan hệ sản xuất (Trang 49 - 61)

THỰC TRẠNG VÀ KHUYNH HƯỚNG BIẾN ĐỔI CỦA QUAN HỆ SẢN XUẤT Ở HƯƠNG THỦY

2.1.2 Cơ cấu các thành phần kinh tế

Phát triển trong điều kiện mới đã thúc đẩy nền kinh tế Huơng Thủy phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là trong quan hệ sản xuất. Để có thể phát triển trong nền kinh tế thị trường, Hương Thủy đã có những những bước điều chỉnh hợp lý trong xây dựng đầu tư, phát triển lực lượng sản xuất, tăng cường cơ sở vật chất và hạ tầng cơ sở cho nền kinh tế. Từ đó từng bước xây dựng qua hệ sản xuất phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất từng bước thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất.

Trong tiến trình hòa nhập nền kinh tế thế giới của đất nước, Hương Thủy đã và đang xây dựng, phát triển quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất để phát triển kinh tế thị trường một cách hợp lý. Việc xây dựng quan hệ sản xuất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một việc làm khó khăn và phức tạp, không thể thực hiện theo ý chí chủ quan, duy ý chí của các cấp lãnh đạo thị xã mà phải tuân theo quy luật khách quan, theo định hướng của Đảng, Nhà nước và vận dụng linh hoạt vào điều kiện cụ thể của địa phương.

Trãi qua gần 30 năm đổi mới, ở Hương Thủy đã có những phát triển đáng ghi nhận, mặc dù vậy vẫn còn nhiều hạn chế trong nền kinh tế, lực lượng sản xuất phát triển chưa thực sự đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, với sự phát triển của khoa học công nghệ. Tính đa dạng của các hình thức sở hữu là do lực lượng sản xuất ở trình độ chưa cao quy định vì vậy chưa có thể thủ tiêu hoàn toàn chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và thiết lập chế độ công hữu trong toàn thị xã.

Vì vậy, Đảng bộ thị xã Hương Thủy, chính quyền và nhân dân đã linh động, sáng tạo thực hiện đa dạng hóa các hình thức sở hữu, xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ đó khai thác được sức mạnh của các thành phần kinh tế, đó là động lực để phát triển sản xuất, giải phóng được sức sản xuất, tạo ra một thị

trường lao động phong phú, kích thích sự cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế tạo điều kiện để phát triển nền kinh tế hàng hóa phát triển, giúp cải thiện đời sống cho người lao động.

Hiện nay trên địa bàn thị xã tồn tại 5 thành phần kinh tế là: Kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế tư nhân và kinh tế cá thể; kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Với đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần, Hương Thủy đã có những chiến lược dài hạn, có tác dụng to lớn trong việc vận dụng trong việc huy động được nguồn lực của nhân dân trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế.

Thành phần kinh tế nhà nước

Đây là thành phần kinh tế bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, các tài nguyên quốc gia và tài sản thuộc sở hữu nhà nước, các quỹ dự trữ ngân hàng nhà nước, hệ thống bảo hiểm, kết cấu hạ tầng, kinh tế - xã hội và phần vốn nhà nước góp vào các doanh nghiệp.

Trong thời gian gần đây, các doanh nghiệp nhà nước đã, đang có sự điều chỉnh mang tính tích cực trong việc tổ chức, sắp xếp để hoạt động một cách có hiệu quả. Hiện nay trên địa bàn thị xã có 28 doanh nghiệp đang nhà nước hoạt gồm: Công ty CP Hương Thuỷ, Công ty CP Chế Biến Gỗ TT Huế, Công ty CP xây dựng và SX vật liệu số 7, Công ty CP Khoáng sản gạch men TT. Huế, Công ty TNHHNNMTV QL khai thác Công trình Thuỷ Lợi, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Phú Bài, Công ty CP gạch Tuynen Huế, Công ty TNHHNNMTM Lâm Nghiệp, Xí nghiệp may thêu xuất khẩu… Sản phẩm của các công ty nhà nước hằng năm đều tăng và hoạt động đem lại hiệu quả khá cao, chẳng hạn như Công ty TNHH Nhà nước một thành viên QLKT CT Thủy lợi Thừa Thiên Huế quản lý 15 trạm thủy nông 34 trạm bơm điện công suất máy bơm từ 1000m3/h trở lên, 2 đập ngăn mặn giữ ngọt trên sông, 120 đập dâng miền núi, 30km kênh chính và đến năm 2014 sẽ tiếp nhận quản lý các công trình lớn của Tỉnh như: hồ Tả

Trạch, hồ Thủy Yên – Thủy Cam, hệ thống thủy lợi Tây Nam Hương Trà. Đặc biệt, ghi nhận những thành tích xuất sắc đã đạt được trong nhiệm kỳ qua, Công ty đã được các cấp, sở, ban, ngành Trung ương và tỉnh trao tặng nhiều danh hiệu có giá trị; Công ty Gạch Tuynen năm 2006 với sản lượng 25.570 viên, tăng 2,5 lần so với năm 2004, đến năm 2013 tăng lên 37.450 viên; …

Số lượng lao động hoạt động trong khu vực kinh tế nhà nước là 6.995 người. Đó là kết quả của việc mở rộng và sản xuất kinh doanh có hiệu quả nên thu hút ngày càng đông số lượng lao động cũng như giải quyết một số lượng nhân công.

Giá trị sản xuất nông nghiệp có bước tăng trưởng đáng kể: năm 2006 là 753.245 triệu đồng thì đến năm 2013 đạt được 903.501 triệu đồng với các sản phẩm như lúa, dưa gang, bưởi, khoai, cây thực phẩm...

Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhà nước còn có những hạn chế cần khắc phục như trình độ quản lý còn mang nặng tính bao cấp, thiếu tính nhạy bén với nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp nhà nước còn có thói quen thường trông chờ ỉ lại vào nhà nước.

Thành phần kinh tế tập thể

Thành phần kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường nói chung và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nói riêng đóng vai trò hết sức quan trọng, nó là sự liên kết các chủ sản xuất kinh doanh nhằm giảm áp lực cạnh tranh, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh thuận lợi và hiệu quả. Nên kinh tế hợp tác xã là một tất yếu khách quan và phát triển cùng với nền kinh tế thị trường. Thực hiện nghị quyết của BCH TW Đảng về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, Hương Thủy đã xác định vai trò của hợp tác xã và kinh tế tập thể trong nền kinh tế quốc dân theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khẳng định kinh tế tập thể tiếp tục giữ vị trí trung tâm trong nền kinh tế thị xã.

Phát huy tác dụng trong chỉ đạo sản xuất và vai trò tự chủ trong kinh tế hộ gia đình, tiếp tục thực hiện chuyển đổi nội dung hoạt động theo cơ chế mới .Kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã trong những năm qua có bước phát triển khá ổn định. Các hợp tác xã đã chuyển đổi theo quy luật hợp tác xã mới và từng bước tự điều chỉnh, hoàn thiện về công tác tổ chức, quản lý, ngày càng phát huy tính chủ động trong sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ.

Đến năm 2013, toàn thị xã có 43 hợp tác xã tồn tại và phát triển, giảm 51 hợp tác xã so với năm 2000, nhưng sự suy giảm này chính là sự giải thể các hợp tác xã làm ăn kém hiệu quả, và cá hợp tác xã còn lại thì tiến hành cải tổ, chuyển đổi về cơ bản theo Luật hợp tác xã mà Đảng và nhà nước ta đã đề ra. Các hợp tác tích cực trong hoạt dộng sản xuất kinh doanh. Vì vậy, tổng hợp tác xã kinh doanh có lãi chiếm 95%, với giá trị tuyệt đối gần 17 tỷ đồng. Trong đó, các hợp tác xã hoạt động có lãi có như: Hợp tác xã Thủy Châu, Thủy Phương, Thủy Dương, Thủy Thanh, số lượng hợp tác xã làm ăn kém hiệu quả chiếm tỷ lệ thấp.

Các nguồn vốn trong các hợp tác xã gia tăng từ 5,9 tỷ đồng năm 2006 lên 15,1 tỷ đồng năm 2013. Nhiều hợp tác xã đã quan tâm tới việc đầu tư vào các ngành khai thác cát, sạn, đất…phục vụ cho ngành xây dựng.

Các hợp tác xã tích cực đẩy mạnh đa dạng hóa các khâu dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của xã viên, tập trung vào các khâu dịch vụ trọng yếu như dịch vụ thủy lợi có 100% hợp tác xã cung cấp dịch vụ, dịch vụ bảo vệ thực vật với 95% hợp tác xã, dịch vụ giống cây trồng, điện, đất với 65% hợp tác xã, dịch vụ vật tư phân bón 83% hợp tác xã, công tác thú y với 25%, dịch vụ vệ sinh môi trường với 87%, dịch vụ khuyến nông với 38%...

Trong đó, các hoạt động dịch vụ thủy lợi và vật tư phân bón ngày một chú trọng nâng cao. Đối với dịch vụ thủy lợi thì đến cưới năm 2013 có 746km kênh mương do hợp tác xã quản lý, trong đó có 580km kênh mương

được đầu tư từ chương trình kiên cố hóa. Các công trình này đã và đang phát huy tác dụng tưới tiêu cho đồng ruộng, tiết kiệm tiền bạc và sức lao động của người nông dân. Trên cơ sở điều kiện vật chất được đầu tư và tổ chức chẽ, kết hợp với hoạt động dịch vụ thủy lợi cao với doanh thu trên 9.578 triệu đồng năm 2013. Nợ tồn đọng về cơ bản được giải quyết.

Việc xác định rõ mục tiêu, phương hướng và các điều kiện cụ thể của mình đã giúp Hương Thủy trong việc đưa ra các giải pháp củng cố, đổi mới, phát triển kinh tế các hợp tác xã, đưa ra chiến lượt phát triển thích hợp trước mắt và lâu dài.

Hiện nay các hợp tác xã chú trọng vào việc khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống của địa phương. Các làng nghề phần lớn được tổ chức hoạt động theo hình thức hợp tác xã. Toàn thị xã có 13 làng nghề truyền thống, và trong đó có 8 làng nghề đang được khôi phục và phát triển như: nấu rượu Thủy Dương, làng rèn Thủy phù, chằm nón làng Thần Phù, làm chổi Dạ Lê,… Với tổng số vố đầu tư lên tới 783 triệu đồng năm 2013, trong đó ngân sách hỗ trợ của trung ương là 450 triệu đồng. Sở Công nghiệp và Uỷ ban nhân dân thị xã đã tổ chức cho nhiều cán bộ xã viên đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm sản xuất ở các địa phương khác nhằm nâng cao tay nghề cho người lao động. Với những hành động thiết thực thị xã đã đem lại những dấu hiệu khả quan cho các nghề truyền thống, các mặt hàng truyền thống dần khởi sắc với sức sống mới. Chất lượng và mẫu mã không ngừng thay đổi phù hợp với thị hiếu và nhu cầu ngày một phát triển.

Thị xã đã tập trung củng cố, nâng cao hiệu quả của các hợp tác xã với các nguyên tắc được Đảng và Nhà nước đề ra, cũng như các quy định riêng của từng hợp tác xã. Tiến hành tổ chức liên minh một số hợp tác xã cùng ngành nghề trên nguyên tắc tự nguyện, đáp ứng các nhu cầu của xã viên. Sự lên minh này giúp các hợp tác xã mạnh hơn về quy mô và chất lượng được nâng cao hơn.

Bên cạnh đó, các hợp tác xã thường xuyên triển khai các hội thảo, tập huấn nghiệp vụ quản lý và chuyển đổi nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế các hợp tác xã. Uỷ ban nhân dân thị xã đã phối hợp với các sở công nghiệp, liên minh hợp tác xã tổ chức các lớp tập huấn nâng cao trình độ quản lý cho các chủ nhiệm hợp tác xã về quản lý điện nước nông thôn. Tổ chức điều tra nông nghiệp nông thôn và thủy sản, trong đó điều tra kinh tế hợp tác xã nhăm thu thập thông tin tình hình điều hành các hoạt động hợp thể tác xã để từ đó có chính sách thúc đẩy kinh tế tập phát triển. Công tác tập huấn kỹ thuật sản xuất cũng được quan tâm chỉ đạo thực hiện. Trong năm 2013 đã mở 72 lớp tập huấn về trồng trọt và chăn nuôi cho 2.500 lượt người tham gia học tập và tìm hiểu các kỷ thuật và giống cây trồng mới. Các hợp tác xã đang từng bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi trên địa bàn thị xã.

Ngoài ra, nhiều quy mô về trồng trọt chăn nuôi và kết giữa tồng trọt và chăn nuôi… được triển khai từ năm 2006 như: trồng dưa leo ở phường Thủy Châu, nuôi cá kết hợp trồng lúa ở Thủy Dương, mô hình trồng lạc ở Thủy Tân,…đem lại kết quả bước đầu khá tốt.

Trình độ cán bộ hợp tác xã ngày càng được nâng cao. Với toàn thị xã có 38 chủ nhiệm hợp tác xã là Đảng viên. Về đội ngũ kế toán với 53% được qua đào tạo cao đẳng và đại học. Trong năm vừa qua được sự hỗ trợ của Sở NN&PTNT và sở tài chính, thị xã đã tổ chức tập huấn về chế độ quản lí tài chính cho 40 chủ nhiệm và kế toán hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, góp phần nâng cao năng lực quản lí, tổ chức sản xuất.

Các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp thì nhanh chóng thích ứng với cơ chế nền kinh tế thị trường, mạnh dạn đổi mới phương thức quản lý, tích cực huy động các nguồn vốn để xây dựng cơ sở vật chất và công nghệ ,đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, đáp ứng cơ bản các loại hình dịch vụ mà xã viên có nhu cầu. Số lượng hợp tác xã kinh doanh có lãi ngày càng nhiều đã góp phần nâng cao đời sống người lao động và đại bộ phận xã viên .

Các hợp tác xã được tổ chức theo nguyên tắc tự nguyện, với sự đóng góp vốn của các xã viên, hợp tác một cách dân chủ, bình đẳng, công khai, tự chủ và tự chịu trách nhiệm, cùng có lợi.

Như vậy, phát triển kinh tế tập thể, trong đó hợp tác xã là nòng cốt có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lại lao động xã hội, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Qua một thời gian tồn tại và phát triển, các hợp tác xã kiểu mới đã chứng minh được vai trò quan trọng của mình trong việc phát triển kinh tế.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì hoạt động hợp tác xã còn một số tồn tại nhất định: phương thức điều hành và quản lý ở một số hợp tác xã còn nhiều bất cập, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ quản lý chưa cao, một số hợp tác xã còn lúng túng trong hoạt động, chưa thích ứng với cơ chế thị trường, quy mô sản xuất kinh doanh nhìn chung còn nhỏ, nguồn lực một số hợp tác xã còn yếu; việc chi trả tiền công cho cán bộ quản lý hợp tác xã chưa hợp lí, vốn góp cổ phần việc chia lãi, chỉ dần lại ở mặt hình thức, như hợp tác xã chưa thực hiện đúng các nguyên tắc đề ra, cơ chế hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác xã chậm được triển khai.

Những hạn chế trên của thành phần kinh tế hợp tác xã chủ yếu là do nhận thức vị trí, vai trò, tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế tập thể nói chung và hợp tác xã nói riêng chưa có tính thống nhất.

Thành phần kinh tế tư nhân

Nắm bắt và thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển các thành phần kinh tế, Hương Thủy đã có nhiều biện pháp tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển. Đặc biệt, từ khi Luật doanh nghiệp ra đời thì kinh tế tư nhân có bước chuyển mình mạnh mẽ, đây là yếu tố cơ bản tích cực nhằm phát huy nội lực để phát triển kinh tế, góp phần khai thác tài nguyên, vốn, cơ sở vật chất kĩ thuật trong xã hội, tạo nhiều việc làm mới,

tăng thu nhập cho dân cư, giải phóng nguồn vốn trong tư nhân, góp phần xóa đói giảm nghèo và tăng ngân sách Nhà nước.

Bên cạnh đó, Nghị định số 221/HĐBT về “cá nhân và nhóm kinh doanh” (27/07/1991), thì các loại hình kinh tế tư nhân thực sự được hồi

Một phần của tài liệu Sự biến đổi của quan hệ sản xuất (Trang 49 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w