Dù có những ý kiến chưa thốngnhất về thuật ngữ song mẫu số chung của hoạt động du lịch sinh thái được tìm thấy làhướng tới tài nguyên tự nhiên, tài nguyên văn hoá và lịch sử trong hệ sin
Trang 1Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa, cùng toàn thể các thầy, cô giáotrong khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội đãtrang bị cho tôi những kiến thức cũng như những điều kiện cho tôi hoàn thành luận văntốt nghiệp này Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo TS Nguyễn TuấnSơn đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiệnluận văn tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn chú Hoàng Văn Tứ - Bí thư huyện uỷ Cao Phong tỉnhHoà Bình, cùng toàn thể các cô các chú trong huyện uỷ đã tạo nơi ăn chốn ở cho tôi Tạođiều kiện thuận lợi, nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình đi thực tế để nghiên cứu vàthực hiện luận văn tốt nghiệp này tại tỉnh Hoà Bình
Tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan ban ngành và ban quản lý các khu du lịchsinh thái trên địa bàn tỉnh Hoà Bình, cùng các du khách đã nhiệt tình hợp tác cùng tôinghiên cứu và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu nặng tới gia đình, bạn bè và người thân
đã hết lòng tạo điều kiện, động viên, giúp đỡ và luôn ở vên tôi trong suốt quá trình họctập và rèn luyện
Do trình độ, thời gian có hạn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy,tôi mong nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các thầy, cô và độc giả để đề tàiđược hoàn thiện hơn và có ý nghĩa trong thực tiễn
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2008
Sinh viên
Nguyễn Sao Dần
Trang 2Lời cam đoan
Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu của đề tài đặt ra, trong luận văn có sử dụng các thông tin, các số liệu, các bản báo cáo của tỉnh, một số huyện và các thông tin điều tra trực tiếp từ du khách.
Tôi xin cam đoan rằng tất cả các số liệu, thông tin trong luận văn hoàn toàn đúng sự thật và được trích nguồn rõ ràng, các số liệu tôi sử dụng trong luận văn này chưa có được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước nhà trường.
Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2008
Sinh viên
Nguyễn Sao Dần
Trang 4PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch đang phát triển nhanh chóng và trở thành một ngành công nghiệp khôngkhói có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới Với xu hướng mới trong tiêu dùng củacon người trong thời đại công nghiệp hiện nay, du lịch không những chỉ mang lại lợinhuận kinh tế đến cho những vùng, những quốc gia có phong cảnh núi non hùng vĩ,những bờ biển thơ mộng mà còn mang lại lợi nhuận kinh tế về nhiều mặt đến cho cảnhững vùng quê xa xôi hẻo lánh
Từ xa xưa ngành du lịch Việt Nam đã hình thành, khi mà các thương nhânngười Trung Hoa hay Nhật Bản cập bờ biển Hội An hay các vùng biển khác, chính họ
đã góp phần hình thành nên các vùng đất du lịch, mà đến ngày nay cũng còn có giá trị,
đó là Hội An hay Hà Nội
Du lịch hiện nay đã thực sự là sứ giả của hoà bình, hữu nghị và hợp tác giữa cácdân tộc Tại nhiều nước trên thế giới, du lịch đang được xem là một trong những ngànhkinh tế hàng đầu, ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển với tốc độ cao, bởi những lợi ích
to lớn về kinh tế - xã hội mà bản thân ngành du lịch đem lại Du lịch đang khẳng địnhvai trò quan trọng của mình bởi tỷ trọng GDP ngành du lịch trong tổng GDP của nềnkinh tế quốc dân đang tăng dần, nguồn thu ngoại tệ cho đất nước tăng, tạo ra khốilượng việc làm cho đông đảo quần chúng nhân dân đồng thời là động lực phát triển chonhiều ngành kinh tế khác phát triển theo, điều này càng thể hiện rõ hơn trước xu thếtoàn cầu hoá, khu vực hoá và hội nhập nền kinh tế quốc tế
Từ cuối thế kỷ XX và 2 năm đầu thế kỷ XXI, du lịch sinh thái được đề cập đếnnhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam Dù có những ý kiến chưa thốngnhất về thuật ngữ song mẫu số chung của hoạt động du lịch sinh thái được tìm thấy làhướng tới tài nguyên tự nhiên, tài nguyên văn hoá và lịch sử trong hệ sinh thái thốngnhất của vùng, để thực hiện hoạt động du lịch có trách nhiệm của con người thưởngngoạn và bảo vệ tài nguyên và mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư
Trang 5Hoà Bình - một tỉnh miền núi cửa ngõ phía Tây bắc Thủ Đô, cách Hà Nội khoảnghơn 70km theo phía Tây dọc đường số 6, là một vùng đất cổ giàu tiềm năng du lịch đặcbiệt là du lịch sinh thái Nghị quyết Đại Hội XIII Đảng bộ tỉnh Hoà Bình đã nêu rõ sứcmạnh về du lịch của tỉnh và xác định đây là ngành kinh tế quan trọng của tỉnh
Đến với Hoà Bình, du khách được đến với thuỷ điện Hoà Bình, đến với các điệumúa, lời hát nét sinh hoạt cộng đồng của các chàng trai, cô gái Mường, Thái, Tày,Dao…và cả thung lũng Mai Châu thơ mộng trong thơ Quang Dũng “thơm nếp xôi” hấpdẫn lòng người Không chỉ được chiêm ngưỡng những nhà sàn cao ráo chắc chắn vàsạch sẽ với các cửa sổ được bố trí thoáng rộng đón gió trời, du khách còn được tìmhiểu về cách dệt thổ cẩm của các thiếu nữ nơi đây
Những năm gần đây Hoà Bình có rất nhiều địa chỉ để thăm thú dã ngoại manghình thức du lịch sinh thái đã và đang được đưa vào khai thác Điển hình có các khu dulịch sinh thái như: Suối ngọc – Vua Bà (huyện Lương Sơn), Thác Bạc – Long Cung(huyện Kim Bôi), Đảo Ngọc (trên Sông Đà thuộc huỵên Cao Phong), Rừng nguyênsinh Pu Canh (huyện Đà Bắc),… ở đây có rừng cây xanh phủ kín những ngọn núi, quảđồi; có những dòng thác đổ từ trên cao xuống….Du khách có thể mắc võng nằm nghỉdưới tán cây hay ngủ qua đêm trong những ngôi nhà sàn xinh xắn hay tắm trong hồ bơinhân tạo, hồ tự nhiên rộng rãi và thoải mái
Các tour du lịch sinh thái kết hợp với du lịch văn hoá cội nguồn, tìm hiểu vànghiên cứu các phong tục tập quán của các dân tộc Hoà Bình luôn được quảng bá rộngrãi và được du khách ưa chuộng
Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, tiềm năng về du lịch đặc biệt là du lịch sinhthái vẫn chưa được khai thác hết để phát triển kinh tế - xã hội địa phương (nơi có tàinguyên du lịch sinh thái) nói riêng và của tỉnh Hoà Bình nói chung Xuất phát từ tìnhhình trên, được sự phân công của khoa Kinh tế trường Đại Học Nông Nghiệp – Hà Nội
và sự đồng ý của tỉnh Hoà Bình chúng tối tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khai thác
tiềm năng du lịch sinh thái trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hoà Bình”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Trang 61.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng du lịch sinh thái của tỉnh Hoà Bình thời gian qua
đề xuất các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng du lịch sinh thái phát triển kinh tế - xãhội của tỉnh Hoà Bình trong thời gian tới
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
1 Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về khai thác tiềm năng dulịch sinh thái để phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay
2 Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái của tỉnh Hoà Bình
3 Đánh giá thực trạng khai thác tiềm năng du lịch sinh thái trong phát triển kinh
tế - xã hội tỉnh Hoà Bình thời gian qua
4 Đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác tốt hơn tiềm năng du lịch sinh tháicủa tỉnh Hoà Bình trong thời gian tới
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Ngành du lịch sinh thái, các đơn vị ban ngành liên quan đến du lịch sinh tháitrên địa bàn tỉnh Hoà Bình Một số địa điểm du lịch sinh thái được chọn nghiên cứutrên địa bàn tỉnh Hoà Bình
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Phạm vi nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng khai thác tiềm năng du lịch sinh thái trong phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2005 - 2007 Từ đó đánh giá, dự báo khả năngphát triển du lịch sinh thái của tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2008 - 2010
1.3.2.2 Phạm vi về không gian.
Luận văn được thực hiện tại tỉnh Hoà Bình
1.3.2.3 Phạm vi thời gian.
Luận văn tiến hành từ tháng 1/2008 đến tháng 5/2008
Số liệu nghiên cứu được thu thập trong giai đoạn 2005 -2007
PHẦN II
Trang 7CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
về khái niệm chung về DL
Theo định nghĩa của tổ chức du lịch tế giới (World Tourist Organization) một tổchức của Liên Hợp Quốc: DL là đi đến một nơi khác xa nơi thường trú, để giải trí, nghỉdưỡng…trong thời gian nhàn rỗi
Du lịch bao gồm mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mụcđích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giảitrí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thờigian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưngloại trừ các du hành mà mục đích chính là kiếm tiền DL cũng là một dạng nghỉ ngơinăng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư
Mathieson và wall (1982) thì cho rằng du lịch là sự chuyển động tạm thời củacon người tới những nơi ngoài những chỗ bình thường của họ, gồm những hoạt độnggiải trí và các phương tiện được tạo ra để cung cấp nhu cầu [6]
Còn Macintosh và Goeldner (1986) thì cho rằng du lịch là tập hợp của tất cả cáchiện tượng và các mối quan hệ xuất hiện từ du khách du lịch và nhà cung cấp DL [6]
Trang 8Theo luật du lịch Việt Nam năm 2005, du lịch là các hoạt động có liên quan đếnchuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhucầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định [1].
2.1.1.2 Du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái (DLST) ra đời trong bối cảnh hình thành những loại hình dulịch có trách nhiệm với môi trường DLST đã thu hút sự quan tâm của nhiều tổ chứcbảo tồn thiên nhiên của các quốc gia và thế giới DLST phát triển mạnh đến mức trởthành một hiện tượng của ngành du lịch
“ DLST là hình thức du lịch thiên nhiên có mức độ giáo dục cao về sinh thái vàmôi trường, đảm bảo mang lại các lợi ích về tài chính cho cộng đồng địa phương và cócác đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn” (Phạm Trung Lương và Nguyễn Tài Cung 1998 -Viện nghiên cứu và phát triển du lịch)
Tại hội thảo khoa học “Phát triển DLST trong khu dự trữ sinh quyển: Cơ hội vàthách thức”, ông Nguyễn Văn Hùng – Giám đốc công ty du DLST Cần Giờ đưa ra kháiniệm về DLST: “DLST là hoạt động du lịch có trách nhiệm đối với môi trường tựnhiên, văn hoá xã hội, qua đó du khách được nâng cao nhận thức về môi trường và mộtphần lợi nhuận của hoạt động du lịch được tái đầu tư trực tiếp và việc bảo vệ và cảithiện đối tượng du lịch, cũng như nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương thôngqua sự tham gia có tổ chức của họ vào hoạt động du lịch và bảo vệ đối tượng du lịch”.Ông còn diễn giải thêm: Quan điểm này không chỉ áp dụng cho các công trình du lịchdựa vào thiên nhiên như thăm rừng, thăm các cảnh quan đẹp…mà còn áp dụng cho cácchương trình mà đối tượng du lịch là các cộng đồng làng, lễ hội truyền thống và di tíchvăn hoá lịch sử
Theo Bách khoa toàn thư: DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và vănhoá bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triểnbền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương
DLST là loại hình khai thác tìm hiểu đa hệ sinh thái tự nhiên gồm: Đa hệ sinhthái động vật, thực vật, hệ sinh thái nhân văn của núi, của rừng, của hồ…
Trang 9Theo luật du lịch Việt Nam 2005: DLST là hình thức du lịch dựa vào thiênnhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng địa phươngnhằm phát triển bền vững [1].
Tuy nhiên gần đây, người ta cho rằng nội dung căn bản của DLST là tập trungmức độ trách nhiệm của con người đối với môi trường Quan điểm thụ động cho rằng:DLST là du lịch hạn chế tối đa các suy thoái môi trường do du lịch tạo ra Quan điểmchủ động lại cho rằng: DLST còn phải đóng góp vào quản lý bền vững môi trường,lãnh thổ du lịch
Qua đó có thể thấy, DLST là một lĩnh vực mới mẻ nhưng không xa lạ ở ViệtNam Nó chỉ thể hiện không đầy đủ trong hoạt động khai thác tài nguyên du lịch ở ViệtNam
2.1.2 Đặc điểm du lịch sinh thái
a) Nền tảng của du lịch sinh thái là thiên nhiên và văn hoá bản địa
DLST có thể thực hiện tại những nơi nguyên sơ hoặc tương đối nguyên sơ và cómôi trường tự nhiên đa dạng phong phú
Đối tượng DLST là những khu vực hấp dẫn về tự nhiên, kể cả các nét văn hoábản địa đặc sắc, đặc biệt là những vùng chưa bị tác động lớn của bàn tay con người Đó
là các khu bảo tồn tự nhiên, các vườn quốc gia, ở những nơi mật độ dân số thấp và tàinguyên thiên nhiên phong phú, ở những nơi có giá trị cao về tự nhiên
Ví dụ như một khu rừng nguyên sinh với đầy đủ hệ sinh thái của rừng của độngvật, thực vật phong phú đa dạng, của sông của suối…Hay một bản làng dân tộc với cácnét văn hoá sinh hoạt độc đáo truyền từ xa xưa
b) Du lịch sinh thái không cạnh tranh với các ngành kinh tế khác, sự phát triển của các ngành kinh tế khác là tiền đề cho du lịch sinh thái phát triển Tuy nhiên có sự cạnh tranh rất lớn với các loại hình du lịch khác trong ngành du lịch
Kinh tế phát triển, nhận thức của con người được nâng lên kéo theo đó là nhucầu nghỉ ngơi tìm về với thiên nhiên, với cội nguồn dân tộc, khám phá những cái haycái đẹp, thoát khỏi cuộc sống nhộn nhịp đến nghẹt thở từng ngày…là một tất yếu Hìnhthức DLST đáp ứng được nhu cầu đó DLST đưa con người ta đến với bầu không khítrong lành của cây cỏ, đến với những bản năng sinh tồn của động vật hoang dã và đến
Trang 10với những phong tục tập quán cổ xưa còn lưu giữ tới ngày nay…Không gì bằng bênbếp lửa bập bùng được nhảy múa các điệu nhảy sạp, múa xoè Thái, thổi khèn hay hoàmình vào “biển xanh” của núi rừng nghe muôn ngàn tiếng chim hót, tiếng gió rì rào,tiếng suối róc rách trong xanh.
Nhưng không chỉ muốn đến với thiên nhiên mà con người ta có khi lại muốngiảm căng thẳng bằng các hoạt động như: Chinh phục một ngọn núi cao (du lịch mạohiểm), đi lễ chùa (du lịch tâm linh),…Các loại hình du lịch này chi phối lưu lượngkhách đến với hình thức DLST Muốn phát triển được thì DLST phải cạnh tranh, tạo rađược những “điểm nhấn” độc đáo cho mình để thu hút du khách đến tham gia
c) Mô hình du lịch sinh thái có thể thay đổi theo thời gian, không gian cho phù hợp với tình hình
Chúng ta sống trong một thế giới luôn luôn vận động và thay đổi, để phù hợpvới tình hình thực tế thì DLST nói riêng và các loại hình du lịch khác nói chung cũngphải thay đổi theo thời gian và không gian Sự thu hẹp diện tích ở chỗ này, mở rộngdiện tích ở chỗ kia là một điều tất yếu phải xảy ra
Tuy nhiên những thay đổi này cũng phải đảm bảo nguyên tắc toàn vẹn của môitrường và đem lại lợi ích cho con người, cho cộng đồng xã hội nhất là người bản địa
d) Chịu ảnh hưởng về chính sách, hoạt động của các ngành khác
Bất kỳ một quốc gia lãnh thổ nào có tiềm năng về một lĩnh vực nào đó mà chínhsách của quốc gia lãnh thổ đó không phù hợp thì cũng không khai thác triệt để đượctiềm năng quý báu này DLST cũng không nằm ngoài quy luật đó
Đối với mỗi khu DLST nói riêng và ngành DLST nói chung đều bị chi phối, ảnhhưởng của chính sách
Một khu rừng nguyên sinh không thể tồn tại trong điều kiện chính sách lỏng lẻo
để tình trạng khai thác rừng bừa bãi Những cây cổ thụ bị chặt lấy gỗ, thú rừng bị s ănbắn cho vào các nhà hàng đặc sản, phá hại tràn lan không có sự kiểm soát Một điệuxoè trước sự thờ ơ lạnh nhạt của người dân, không truyền lại cho con cho cháu, và mộtkhu DLST có tài nguyên phong phú chẳng có tác dụng gì khi mà không ai biết đến vàcũng không được bảo vệ đúng cách
e) Dễ phát sinh dị bản
Trang 11“Hàng nhái, hàng dởm” luôn là điều làm đau đầu và cũng là nguy cơ đe doạ sựhưng thịnh của tất cả các ngành kinh tế nói chung và DLST nói riêng.
Một khu rừng trồng mới được vài năm tuổi, một thác nước nhân tạo từ một bểnước lớn trên cao, một vài thú rừng nhốt trong lồng cũng học đòi làm DLST
Để làm được DLST phải là nơi có tài nguyên thiên nhiên dồi dào mà cụ thể là các hệsinh thái được làm giàu từ rất nhiều các loại động thực vật khác nhau yếu tố cây cối, nguồnnước, bầu khí quyển, đất đai cũng được kể đến, môi trường tự nhiên phải là những nơi còntương đối nguyên sơ, chưa bị hoặc ít bị bàn tay con người can thiệp Nguyên tắc thế nhưngvới ma lực đồng tiền trong thời kỳ kinh tế thị trường này đã làm lu mờ đi bản chất tốt đẹpcủa nó Các dị bản là điều không thể tránh khỏi đặc biệt là với loại hình DLST này
f) Du lịch sinh thái phần lớn là sản phẩm tất yếu của nền công nghiệp và kinh
tế đô thị Sự phát triển của chúng đã kéo theo nhu cầu du lịch trong đó có du lịch sinh thái Tuy nhiên sự phát triển của công nghiệp đô thị cũng là nguyên nhân làm giảm tài nguyên du lịch sinh thái
2.1.3 Nguyên tắc của du lịch sinh thái
Cũng như các loại hình du lịch khác, DLSTcũng có những nguyên tắc cho riêngmình Đối tượng mà DLST khai thác (tài nguyên thiên nhiên, văn hoá bản địa) lànhững đối tượng cực kỳ nhạy cảm do đó nguyên tắc của DLST được áp dụng cho mọiđối tượng tham gia DLST như: du khách, hướng dẫn viên, nhà quản lý…Nhữngnguyên tắc đó bao gồm [8, 9]
a) Bảo đảm tính công bằng
DLST khai thác tài nguyên thiên nhiên và văn hoá bản địa, nó mang lại lợi íchcho các cơ sở kinh doanh du lịch, người dân địa phương tuy nhiên cũng phải đảm bảotính bền vững của môi trường tự nhiên Tài nguyên thiên nhiên và văn hoá bản địa làmtăng thu nhập cho các cơ sở kinh doanh cũng như nhân dân địa phương nhưng doanhthu ấy cũng phải được trích ra để tôn tạo lại, cải thiện môi trường tự nhiên, lấy đinhững gì mà ngành du lịch đã gây ra thiệt hại cho môi trường tự nhiên Giữ gìn néthoang sơ, nét đặc sắc riêng có của mỗi vùng miền, địa phương Hay tóm lại là côngbằng với con người và công bằng với cả thiên nhiên
Trang 12b) Sử dụng thận trọng những nguồn tài nguyên môi trường tự nhiên, kích thích
sự bảo tồn tài nguyên du lịch và giảm thiểu tác hại của ô nhiễm môi trường do du lịchsinh thái mang lại
c) Tạo lợi ích kinh tế lâu dài ổn định bền vững cho cộng đồng địa phương.d) Bảo tồn phát huy vốn di sản và bảo vệ môi trường du lịch không làm xói mònnền văn hoá và xã hội địa phương
e) Luôn đổi mới và tạo được sự khác biệt
Đổi mới ở đây không phải là làm biến dạng các tài nguyên DLST mà là đổi mớicác dịch vụ, cung cách quản lý, cách thức vận chuyển…trên nguyên tắc giữ gìn toànvẹn môi trường và đem lại lợi ích cho con người, cho cộng đồng, cho xã hội Đổi mới
để có khả năng hấp dẫn số lượng khách du lịch ngày càng tăng và thường xuyên đápứng cho du khách những kinh nghiệm lý thú
Nội lực là sức mạnh bản thân vốn có, khi phát huy được sức mạnh nội lực sẽ tạo
ra được một nền tảng vững chắc Không chỉ trông chờ vào bên ngoài mà phải tự mìnhvươn lên, và khi đó các tác động, nguồn lực từ bên ngoài sẽ là nguồn động lực để pháttriển một cách bền vững
h) Phải có tính liên kết
Liên kết với các ngành kinh tế khác, các lĩnh vực xã hội khác là một nguyên tắccần thiết tạo đà tăng trưởng và bền vững cho DLST nói riêng và các ngành khác nóichung
2.1.4 Ý nghĩa của du lịch sinh thái
Có nhiều lý do để du khách đến với các khu DLST: Những nhà khoa học, sinhviên, học sinh đến để nghiên cứu, tìm hiểu về hệ sinh thái môi trường, di tích lịch sử,văn hoá xã hội; có những người đến để thoả mãn trí tò mò - tận mắt thấy chim, thú
Trang 13đang sinh sống trong điều kiện hoang dã nhưng cũng có khi du khách tìm đến đây đểngắm cảnh hay gọi là “đổi gió”.
Ý nghĩa phải kể đến của du lịch sinh thái là:
a) Góp phần bảo tồn di sản, bảo vệ tài nguyên môi trường và bản sắc văn hoá dân tộc
DLST là một hình thức du lịch có trách nhiệm, thân thiện với môi thường với tựnhiên Tất cả các cơ quan tổ chức du lịch, người dân địa phương và cả khách du lịchđều phải ý thức được điều này
Những người tổ chức hoạt động DLST, đơn vị chủ trì khai thác và bảo vệ tàinguyên trước hết phải là những tổ chức giáo dục cộng đồng dân cư nhận thức về môitrường sinh thái, là những người có khả năng diễn giải môi trường hoặc gián tiếp tớikhai thác và bảo vệ tài nguyên Sự gắn bó hữu cơ giữa môi trường tự nhiên với conngười là mật thiết và không thể tách rời
Khi người dân địa phương đã nắm rõ được nguyên tắc và lợi ích từ DLST họ sẽ
là những người trực tiếp bảo vệ tài nguyên môi trường, bảo tồn các di sản văn hoá và
họ cũng sẽ là những người truyền sự cảm thụ này đến cho du khách Từ đó tạo ra mộtkhối thống nhất để bảo vệ, gìn giữ tài nguyên vốn có
DLST góp phần bảo vệ đa dạng sinh học bao gồm hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái
hồ, hệ sinh thái động vật thực vật…, sử dụng các nguồn tài nguyên hợp lý bên cạnh đócòn giáo dục cộng đồng Du khách đến với DLST, những dịch vụ, những cảnh quanthiên nhiên mà họ được tận hưởng họ sẽ góp phần cho khu vực thăm quan thông quasức lực và tài chính của họ và đó chính là nguồn giúp tái tạo và bảo vệ tài nguyên thiênnhiên, bảo vệ môi trường
Văn hoá địa phương là một phần không thể thiếu trong loại hình DLST DLSTgiúp cho các nét văn hoá đặc sắc riêng có của địa phương đến với du khách, đến vớibạn bè quốc tế; DLST khai thác giá trị văn hoá địa phương nhưng không hề làm tổn hạitới nó mà chính DLST giúp khơi dậy lòng tự hào dân tộc, khuyến khích, gìn giữ và bảo
vệ những nét hay nét đẹp trong văn hoá cổ xưa của địa phương Văn hoá địa phươngchính là yếu tố thu hút khách DLST và DLST giúp lưu giữ lại các nét văn hoá đặc sắcnày Mối quan hệ này có tính tất yếu khách quan không thể tách rời
Trang 14Trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà nước, Chính phủ
ta luôn kêu gọi xây dựng nền văn hoá tiến bộ đậm đà vản sắc dân tộc thì DLST chính
là một giải pháp hữu hiệu và mang tính khả thi hơn cả
Tóm lại DLST chính là phương tiện bảo tồn di sản, bảo vệ tài nguyên môitrường và bản sắc văn hoá dân tộc Giúp chúng ta lưu giữ những gì của tự nhiên để mỗilúc cần nghỉ ngơi mỗi lúc có thời gian rảnh rỗi, hay mỗi lúc muốn tìm hiểu ta có thểchiêm ngưỡng và hưởng thụ
b) Giảm nghèo thông qua phát triển sinh kế nông thôn, phát triển ngành nghề
Các khu vực có tiềm năng DLST chủ yếu nằm ở những vùng sâu vùng xa, giaothông gặp nhiều khó khăn Khai thác đúng DLST cũng là nhân tố giúp phát triển ngànhnông nghiệp sinh thái, giảm nghèo nông thôn và phát triển các ngành nghề
Khu DLST được thành lập việc thu hồi đất đai, đồng cỏ, nguồn nước, làm chongười dân mất đất mất ruộng là chuyện không thể tránh khỏi
Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sản xuất và sinh hoạt của người dânnhất là đối với trồng trọt và chăn nuôi Nhưng đổi lại, DLST lại là cơ hội phát triểnkinh tế địa phương
Khi DLST phát triển, người dân địa phương hơn ai hết, họ là những người amhiểu địa hình, am hiểu văn hoá bản địa Họ được nhận vào làm tại các cơ sở kinh doanh
du lịch, tham gia phục vụ du lịch tại địa phương và họ cũng chính là nguồn tài nguyênnhân văn của các khu DLST Hay nói cách khác DLST tạo việc làm cho lao động sởtại, giảm thiểu dòng lao động di chuyển ra thành phố và các nơi khác
Các ngành nghề mới như dịch vụ lưu trú, ăn uống, hướng dẫn viên du lịch, vậnchuyển…được đưa vào khai thác và sử dụng tạo ra sự khác biệt mới so với các ngànhnghề sẵn có trước kia Sản phẩm của địa phương không những được tiêu thụ tại chỗ màcòn làm quà cho du khách sau mỗi chuyến đi du lịch, chính điều này đã quảng bá đượcsản phẩm của địa phương đi khắp muôn phương
Văn hoá địa phương luôn hấp dẫn du khách DLST, những nét văn hoá đặc sắcnày khi có DLST là một hình thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc và còn tạo thu nhậpcho người dân địa phương thông qua các buổi biểu diễn văn nghệ, các lễ hội truyềnthống
Trang 15Nguồn thu từ DLST làm tăng nông sản địa phương, và cũng nhờ DLST mà cơ
sở hạ tầng như điện, đường, trường, trạm được đầu tư xây dựng nhiều hơn Trẻ emđược đi học, mọi người được chăm sóc sức khỏe chu đáo hơn, giảm bệnh tật…
Kinh tế ngày càng phát triển, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao Như vậyDLST đã làm cho kinh tế - xã hội địa phương thay da đổi thịt, cải thiện đời sống nhândân, phát triển ngành nghề mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn
c) Giáo dục huấn luyện và tăng cường kỹ năng cho cộng đồng
DLST giúp mọi người hiểu thêm về giá trị của tự nhiên, giáo dục huấn luyện vàtăng cường kỹ năng bảo tồn tự nhiên, bảo vệ và phát triển nó của cộng đồng
Nhờ có DLST mà người dân được tiếp xúc giao lưu, học hỏi với du khách; vớinhiều nền văn hóa khác nhau Đây là cơ hội trao đổi văn hoá, mở mang kiến thức vànâng cao trình độ
DLST chính là hình thức tuyên truyền, giáo dục không những cho những nhàkinh doanh du lịch, nhân dân địa phương mà cả du khách hay nói cách khác là cả cộngđồng những kỹ năng cần thiết để bảo vệ, lưu giữ môi trường tự nhiên
Như vậy, DLST không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế, lợi ích về bảo vệ môitrường mà còn có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục huấn luyện và tăng cường kỹ năngcho cộng đồng Đây là điểm độc đáo đáng chú ý của loại hình du lịch thân thiện vớimôi trường tự nhiên này
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến khai thác tiềm năng du lịch sinh thái
a) Thời gian của du khách
Thì giờ nhàn rỗi, sự thay đổi ngày làm việc và ngày nghỉ trong tuần hay năm
Du khách đến với DLST nói riêng và các loại hình du lịch khác nói chung chủyếu trong thời gian nghỉ ngơi, nhàn rỗi của họ
Thời gian nhàn rỗi là những khoảng thời gian mà cá nhân không bị bức bách bởinhững nghĩa vụ cá nhân hoặc sự đòi hỏi bởi nhu cầu vật chất Khi đó, với sự thanh thản
về trí óc, sự bay bổng về tâm hồn, họ tìm đến với những hoạt động giải trí Thời gian,thì giờ nhàn rỗi tăng cơ hội cho DL nói chung và DLST nói riêng
Đến với các khu DLST các ngày trong tuần ta chỉ bắt gặp rất ít khách, có chăngchỉ là những đoàn hội thảo, một số nhà nghiên cứu hay một số đại gia rảnh rỗi; Khách
Trang 16đến với các khu DLST đông đúc chủ yếu vào ngày nghỉ như thứ bảy, chủ nhật, lễ, tết,dịp nghỉ hè…Cho nên thời giờ nhàn rỗi, sự thay đổi ngày làm việc và ngày nghỉ trongtuần, năm ảnh hưởng rất lớn đến việc khai thác tiềm năng DLST.
b) Tình hình tài chính của du khách
Phần lớn nhu cầu DLST nói riêng và du lịch nói chung tuỳ thuộc theo thu nhập.Nhu cầu vui chơi giải trí, nhu cầu thư giãn hay đến với các khu du lịch tậnhưởng những dịch vụ, cảnh quan thiên nhiên, thưởng thức nền văn hoá đặc sắc thì aicũng có Tuy nhiên để đáp ứng được những nhu cầu đó thì vấn đề tài chính giữ vai tròhết sức quan trọng
Kinh tế phát triển, thu nhập của người dân tăng lên nhu cầu du lịch cũng sẽ tănglên Vì thế mà ở các Quốc gia có nền kinh tế phát triển thì du lịch phát triển rất mạnh
mẽ và lượng khách đi du lịch của các nước này cũng rất đông
Muốn khai thác được tiềm năng DLST không chỉ phụ thuộc vào điều kiện sẵn
có của địa phương làm du lịch mà còn phụ thuộc tình hình tài chính của người dân.Yếu tố này có tác động rất mạnh tới khả năng khai thác của các khu du lịch nói chung
và DLST nói riêng
c) Chất lượng dịch vụ phục vụ khách du lịch
Đối với DLST việc tuyên truyền quảng bá và hoạt động xúc tiến thương mại làrất quan trọng Chương trình quảng bá, xúc tiến phải làm thế nào khuyến khích được
du khách có mong muốn được đi du lịch theo hình thức DLST Trên thực tế nhu cầu đi
du lịch, nhất là du lịch theo hình thức DLST của con người ngày càng tăng nhưng nếunhững thông tin về một điểm du lịch hay một khu du lịch dù có cảnh quan thiên nhiênđộc đáo, hấp dẫn, môi trường trong lành, hệ sinh thái đa dạng có thể nói đó là một điểm
du lịch lý tưởng nhưng không được quảng bá rộng rãi không đến được với du khách vàcũng không có dịch vụ vận chuyển tới đó thì điểm du lịch đó không khai thác đượctiềm năng vốn có và cũng có rất ít khách đến thăm
Hoạt động dịch vụ, vận chuyển và thông tin phải được quan tâm, chú trọng mộtcách thích đáng thì việc khai thác tiềm năng DLST mới có thể đạt được kết quả tốtnhất
d) Động lực hay nhận thức của khách du lịch
Trang 17Xã hội, trình độ dân trí càng cao thì nhu cầu đi DLST ngày càng nhiều.
Nếu nhận thức của xã hội về DLST tốt, thấy rõ được tác dụng của nó thì mọingười sẽ đồng tâm thúc đẩy nó phát triển, ngược lại nếu chưa nhìn nhận ra giá trị của
nó thì mọi người sẽ không ủng hộ, thậm chí còn gây khó khăn cho quá trình phát triểncủa DLST
Cảnh quan thiên nhiên mang nét nguyên sơ, nguyên thủy, văn hoá bản địa đượctruyền từ thời cổ xưa Đó là những vốn tài nguyên quý giá nhưng không phải ai cũnghiểu được điều đó, và không phải ai cũng muốn tìm hiểu khám phá nó
Trình độ dân trí phát triển càng cao thì ý thức được tầm quan trọng của DLSTcàng được nâng lên Khi đó nhu cầu về DLST càng nhiều và đương nhiên công tác khaithác tiềm năng DLST sẽ tốt hơn, khả quan hơn
e) Chính sách của Chính phủ
Xây dựng cơ chế, chính sách về quản lý một cách đồng bộ, khuyến khích việckhai thác các tiềm năng DLST đặc biệt là ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiênnhiên…phải được cụ thể hoá bằng các văn bản pháp lý từ các cơ quan quản lý Nhànước (như bộ Nông nghiệp, Bộ tài nguyên môi trường, bộ Tài chính, tổng cục thươngmại và du lịch…) Thực tế, mặc dù nhiều nước, nhiều quốc gia vùng lãnh thổ có tiềmnăng rất lớn về DLST nhưng sự nhìn nhận của các cấp lãnh đạo, những nhà hoạch địnhchính sách và đầu tư chưa thật sự sâu sắc do đó không có cơ chế, chính sách thích hợp
để quy hoạch, tập trung đầu tư để phát triển du lịch do đó đã làm lãng phí tài nguyên,thậm chí có thể bị lãng quên hoặc tàn phá do không có cơ quan đơn vị hay người quản
lý các nguồn tài nguyên đó
Để DLST phát triển thì việc nhận ra thế mạnh và phát huy nó là một vấn đề cầnđược quan tâm Vấn đề này chỉ được giải quyết khi các nhà hoạch định chính sách, cáccấp quản lý nhận thức rõ và đưa ra cơ chế, chính sách hợp lý để phát triển DLST chỉphát triển khi nó có được một cơ chế chính sách hợp lý và pháp luật đồng bộ Đó lànghiên cứu quy hoạch đầu tư và khuyến khích đầu tư, cơ chế xúc tiến quảng bá, cơ chếphối hợp và phân chia một cách hài hoà lợi ích giữa người dân địa phương với các cơquan quản lý, các công ty lữ hành cơ chế mà qua đó hoạt động DLST tạo điều kiện chongười dân địa phương bảo vệ môi trường, gìn giữ phát huy bản sắc văn hoá dân tộc
Trang 18Chính sách và chủ trương của chính phủ, thuận lợi làm cho DLST phát triển tạo
ra việc làm cho cư dân địa phương và nâng cao đời sống của họ, từ đó có thể ngănchặn được tận gốc nạn chặt phá rừng, săn bắt tự do của cư dân địa phương Một cơ chế,chính sách đúng sẽ vừa khuyến khích khai thác được tiềm năng DLST một cách bềnvững vừa bảo đảm đời sống của cư dân địa phương
f) Tài nguyên du lịch sinh thái của địa phương
Tài nguyên DLST bao gồm: Tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn Haiyếu tố này hợp thành một thể thống nhất của loại hình DLST
Tài nguyên thiên nhiên bao gồm: cảnh quan thiên nhiên, vùng rừng, núi cóphong cảnh đẹp, các hang động, bờ biển chứa trong đó các hệ sinh thái phong phú đadạng Các hệ sinh thái hồ, hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái biển…tạo nên kho tàng tàinguyên DLST
Tài nguyên nhân văn bao gồm các nét văn hoá đặc trưng của vùng, miền, địaphương Ví dụ như: xoè Thái, múa sạp, ném còn, cồng chiêng… Môi trường tàinguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn càng phong phú thì việc khai thác tiềm năngDLST càng thuận tiện hơn
Tài nguyên là yếu tố cơ bản tạo ra sản phẩm của DLST nói riêng và du lịch nóichung Tài nguyên DLST được xem là tiền đề để khai thác loại hình DLST Tuy nhiênviệc khai thác tài nguyên này phải dựa trên nguyên tắc là việc khai thác phải đi đôi vớiviệc bảo vệ, nuôi dưỡng tài nguyên, bảo đảm nguyên tắc sức chứa
2.1.6 Mối quan hệ giữa du lịch sinh thái với phát triển kinh tế - xã hội
2.1.6.1 Lợi ích
* Kinh tế: Lợi ích kinh tế của du lịch sinh thái bao gồm:
- Những công việc gia tăng trong kinh doanh du lịch cùng với sự tồn tại các cơhội nghề nghiệp do dịch vụ thiết thực góp phần làm tăng thu nhập cho người dân địaphương
- Kinh tế địa phương được đa dạng hoá do có sự biến chuyển tích cực trong cơcấu kinh tế địa phương Làm tăng giá trị của đất đai vì mục đích sử dụng đất có sự thayđổi, đất không chỉ để ở để sản xuất đơn thuần như trước mà giờ đất còn được sử dụng
Trang 19vào mục đích làm du lịch Do vậy phần nào đã làm thay đổi nông thôn truyền thống,nhiều ngành nghề mới xuất hiện do du lịch mang lại.
- Du lịch nói chung và DLST nói riêng có vai trò như một điểm tựa, một sự hậuthuẫn quan trọng trong phát triển các ngành nghề dịch vụ ở nông thôn Sản xuất phảigắn liền với tiêu dùng mà du lịch là hoạt động khiến cho người ta mang tiền từ nơikhác đến chi tiêu ở vùng du lịch Du lịch phát triển chi tiêu tăng và đương nhiên sảnxuất sẽ tăng theo quy luật của thị trường là “có cầu ắt có cung” Sản xuất tăng góp phần
đa dạng hoá, nâng cao sức mạnh kinh tế của địa phương
- Tài nguyên thiên nhiên nói riêng và tài nguyên vốn có của vùng được sử dụngđúng mục đích và được sử dụng gần như triệt để Không để lãng phí vào các mục đíchkhác mà không mang lại lợi ích cao nhất cho người dân
* Văn hoá – xã hội: Lợi ích văn hoá xã hội của DLST mang lại bao gồm:
- Đẩy mạnh và ủng hộ các dịch vụ địa phương như phương tiện công cộng vàchăm sóc sức khoẻ thông qua quá trình đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, thúc đẩy nhanhquá trình CNH – HĐH Nông nghiệp nông thôn
- Thu hút dân cư từ những vùng đô thị lớn thay đổi môi trường sống của mình.Góp phần tạo ra công ăn việc làm ngăn dòng người tràn ra đô thị tập trung ở những khuđông dân cư Giảm tỷ lệ thất nghiệp, giảm tệ nạn xã hội làm cho nông thôn ngày càngvăn minh tiến bộ hơn
- Làm cho Nông thôn hấp dẫn hơn khi có thêm nhiều phương thức mới nhằmbảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá của địa phương, giữ gìn và tôn tạo bản sắc văn hoádân tộc, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cùng với việc hình thành và xuất hiện nhữnghình thức giải trí và tiêu khiển mới
- DLST là một hình thức làm tăng cường tiếp xúc xã hội trong những cộng đồng
có tính cô lập cao và thêm những cơ hội cho sự trao đổi, giao lưu văn hoá Tạo điềukiện cho nông thôn có cơ hội phát triển toàn diện hơn
- DLST góp phần làm cho đặc tính văn hoá của địa phương được giữ vững cùngvới quá trình phát triển ý thức của cộng đồng trong cả quá trình quản lý và các mốiquan hệ
* Môi trường: DLST mang lại nhiều lợi ích về môi trường như:
Trang 20- Nhờ có DLST mà có được sự chuẩn bị đầy đủ về cả nguồn lực tài chính vànhững tác nhân kích thích cho sự bảo tồn, tôn tạo và thúc đẩy môi trường tự nhiên.
- Cải thiện môi trường nông thôn qua sự điều chỉnh, sắp đặt lại hệ thống cơ sở
hạ tầng, giao thông vận tải, nhà cửa, dịch vụ…có hệ thống hơn
- Hậu thuẫn cho sự bảo quản và thúc đẩy xây dựng các công trình có ích nhưnhà thôn quê, nhà vườn, công viên xanh…
- Tạo được ý thức cho người dân, di sản thiên nhiên được lưu giữ tốt hơn
- Cộng đồng trở nên phụ thuộc vào ngành công nghiệp riêng biệt này
* Văn hoá – xã hội
- Sự đông đúc ồn ào, gây ra những va chạm làm phá vỡ cuộc sống thường ngày
và sự riêng tư của người dân địa phương Làm cho không gian sống của địa phương cónhiều biến động
- Trộm cắp cướp giật, sự gia tăng tội phạm và đôi khi làm xuất hiện những hành
vi phi xã hội khác Nhiều giá trị văn hoá bị xói mòn bởi sự tối mắt trước những nguồnlợi ở trước mắt
- Có nhiều luồng văn hoá mới du nhập tốt có xấu có Sự xuất hiện những ýtưởng mới, phong cách và những hành vi làm thay đổi giá trị văn hoá truyền thống; làmthay đổi lối sống, quan niệm sống của cộng đồng địa phương
- Tạo áp lực cho cơ sở hạ tầng, làm tăng mâu thuẫn về thu nhập giữ nhân viêntạm thời và cư dân của địa phương
Trang 21- Các dịch vụ nhà hàng, khách sạn thay thế cho các “quán cóc liêu xiêu” Cácdịch vụ truyền thống của địa phương giảm đi rõ rệt.
* Môi trường
- Có thể gây tổn thương đến cả môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạothông qua việc sử dụng, khai thác tài nguyên du lịch vốn được coi là những tài sảnmong manh dễ vỡ Làm suy giảm nguồn tài nguyên do những nguyên tắc phát triển bềnvững còn chưa được quan tâm
- Lưu lượng người đông dẫn tới rác thải lớn, khí bụi, tiếng ồn… ảnh hưởng tớimôi trường
- Tăng áp lực cho các công trình vệ sinh môi trường như hệ thống thải nước,thải rác và hệ thống giao thông
- Thay đổi môi trường tự nhiên do tình trạng khai thác các tiềm năng thiên nhiên
- Thức ăn và đồ uống
Thức ăn đồ uống cũng là một lĩnh vực hoạt động của ngành DLST Những món
ăn bản địa mang nét đặc trưng của người dân địa phương, và cả những món ăn của cácvùng quê khác luôn có sẵn ở các cơ sở du lịch phục vụ kịp thời nhu cầu của du khách
- Hoạt động giải trí
Đây là một dạng hoạt động của con người đáp ứng nhu cầu phát triển của conngười về thể chất, trí tuệ và mĩ học Nó không chỉ là nhu cầu của mỗi cá nhân mà lànhu cầu của đời sống cộng đồng Ngành DLST hoạt động trong lĩnh vực này, đem đếncho du khách những giây phút thư giãn, sảng khoái
Trang 22- Vận chuyển
Để du khách đến được với DLST cần có dịch vụ vận chuyển Vận chuyển baogồm: vận chuyển con người, vận chuyển hàng hoá, hành lý, vận chuyển thông tin…Sựvận chuyển này có tính chất hai chiều giữa DLST và du khách
- Những dịch vụ khác như: y tế, chăm sóc sức khoẻ, thông tin, bưu chính…
và 525 triệu người năm 1994 Dự kiến năm 2010 con số này là 1046 triệu người Tronghơn 30 năm (1960 – 2001) số khách du lịch tăng 69 lần, thu nhập từ du lịch của thếgiới tăng bình quân 11,8%/năm du lịch trở thành ngành kinh tế hàng đầu thế giới [10]
Nền công nghiệp phát triển đi đôi với nó là môi trường bị tổn thất nặng nề, tầngozon thủng, bầu khí quyển đã không được như xưa Càng ngày con người ta càng chú ýđến việc bảo vệ môi trường tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên gắn liền với hoạt động này
có loại hình DLST (du lịch thân thiện với môi trường) đã và đang ngày càng được khaithác và phát triển ở nhiều nước trên thế giới Loại hình này vừa mang lại thu nhập caovừa là phương thức hữu hiệu cho việc truyền bá các cách thức bảo vệ môi trường tựnhiên, nâng cao ý thức bảo vệ, tôn tạo lại tài nguyên thiên nhiên và văn hoá bản địa
Những năm qua hoạt động khai thác tiềm năng DLST diễn ra rầm rộ và đem lạinguồn sinh khí lớn trong phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia trên thế giới Đặcbiệt có một số nước tiêu biểu sau:
2.2.1.1 Malaixia
Malaixia là quốc gia có nền kinh tế du lịch phát triển vào bậc nhất Đông Nam
Á Chính phủ Malaixia đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của du lịch trong nềnkinh tế quốc dân, nên đã đi trước một bước dài trong công tác khai thác tiềm năng vàphát triển du lịch
Trang 23Malaxia có lợi thế về DLST bởi đất nước này có sông, suối và ngọn núi cao nhấtkhu vực Đông Nam Á Rừng Malaixia gần như không bị phá để lấy đất canh tác nhưViệt Nam, Lào và Thái Lan Malaixia cũng có nhiều công trình văn hoá bản địa và dấu
ấn văn hoá của người Hà Lan và Bồ Đào Nha.
Bất chấp hậu quả ghê gớm của thảm hoạ sóng thần cuối năm 2004, nhờ nhữngcách đi riêng mà lượng du khách đến với Malaixia đã tăng lên đáng kể trong thời giangần đây Kết thúc năm 2007, ngành công nghiệp không khói của Malaixia đã thu hútgần 17 triệu lượt khách du lịch nước ngoài, chiếm 33% trong tổng sản phẩm quốc nộicủa quốc gia 26 triệu dân này Để khai thác tiềm năng du lịch nói chung và DLST nóiriêng, phần việc của chính phủ, doanh nghiệp, người dân là khá rõ ràng
Chính phủ chịu trách nhiệm quảng bá thông qua mở văn phòng xúc tiến du lịch
ở nhiều quốc gia trên thế giới, quảng cáo trên đài truyền hình quốc tế lớn Hàng năm,Chính phủ đứng ra mời các nhà báo ở nhiều quốc gia, các công ty du lịch đến thăm đểviết bài và kết nối các công ty trong nước Tất nhiên Chính phủ cũng chỉ đạo hải quancác cửa khẩu thông thoáng trong nhập cảnh đến an ninh nội địa phải đảm bảo cho dukhách, bắt đầu 2006 nước này đã có chương trình “visit Ma-lay-si-a” với các chươngtrình khuyến mại về chỗ ở, đi lại và mua sắm hàng hoá hàng hoá Chương trình “visitMa-lay-si-a năm 2007” thành công ngoài sự mong đợi khiến các nước này chỉ đạo tiếptục kéo dài chương trình tới 31-08-2008 với chủ đề “lễ kỷ niệm vàng” kết hợp vớinhững hoạt động kỷ niệm 50 năm ngày quốc gia độc lập
Với doanh nghiệp họ chọn du lịch kết hợp với mua sắm là hướng đi chính, ởMalaixia có một khối lượng khổng lồ các siêu thị với 13 bang đều có vô vàn siêu thị.Bất kỳ một sản phẩm nào ở bất kỳ siêu thị nào ở 13 bang đều chỉ có một giá, và là hàngthật do Nhà nước kiểm soát rất chặt chẽ về việc hàng giả hàng nhái, ở đây được mệnhdanh là “thiên đường mua sắm”
Với người dân họ ý thức được rằng du khách không chỉ mang lại nguồn thu chođất nước mà còn mang lại việc làm không mấy vất vả mà lại có thu nhập tương đối cao
Tiềm năng DLST ở Malaixia được khai thác tối đa Ở bang Maleka có resoftAfamosa rộng tới 520ha hệ thống khách sạn biệt thự có thể đáp ứng cùng một lúc tớivài nghìn du khách lưu trú Afamosa có nhiều khu vui chơi, giải trí với các trò chơi địa
Trang 24phương cũng như quốc tế vô cùng hấp dẫn Đặc biệt du khách có thể đi ô tô xem sư tử,
hổ thả tự do, được xem chim, khỉ, hay nhiều loại vật khác biểu diễn những tiết mục vôcùng độc đáo làm cho du khách khó tính nhất cũng phải thán phục [14]
Hàng không quốc gia Mlaixia đã mở nhiều tuyến bay nội địa và quốc tế, pháttriên nhiều trung tâm du lịch mạo hiểm, các khách sạn được phân bố đều khắp cả nước
Cách đất liền Singapo 8km về phía Nam, đảo chứa rác Semakau có thể chứa 63triệu mét khối rác, đủ đáp ứng nhu cầu chứa rác của Singapo đến năm 2040 Tất cảlượng rác thải của Singapo được chất tại bãi rác này Cùng với những thảm cỏ biển,những rạn san hô trải dài và bờ cát trắng, cánh rừng đước biến Semakau thành một khuDLST đa dạng, phong phú với sự xuất hiện của nhiều loài động thực vật Sự xuất hiệncủa bãi rác không hề ảnh hưởng tới đời sống của bất kỳ một loại sinh vật nào trên đảo.Trong thời gian gần đây, các nhà khoa học Singapore còn phát hiện khá nhiều loài có,chim và cây cối lạ trên quần đảo Từ tháng 7/2005, Chính phủ Singapore quyết định tổchức các tour du lịch sinh thái cho người dân đến quần đảo Semakau [nguồn:INFOTERRA VN (XL theo tuổi trẻ, 5/8/2007)]
Trên đất liền nước này cũng đã khai thác được rất nhiều điểm DLST hấp dẫn dukhách trong và ngoài nước
2.2.1.3 Thái Lan
Đồng hành với Singapo, Thái Lan cũng là “điểm vàng” thu hút khách du lịchChâu Á năm 2007
Trang 25Ngành DLST ở Thái Lan tất phát triển, nhằm khai thác tiềm năng vốn có củamình Thái Lan đã làm rất nhiều việc ở nhiều khía cạnh khác nhau Họ xây dựng chiếnlược quốc gia về xây dựng và phát triển của DLST cộng đồng DLST cộng đồng đã đềcao sự tham gia của người dân địa phương vào phát triển và quản lý du lịch, nếu không
có sự tham gia của người dân địa phương thì DLST gặp khó khăn Ở Thái Lan, một sốchương trình DLST do những người ngoài địa phương khởi xướng, xây dựng đã khôngthành công trong công tác bảo tồn do quy hoạch không thích hợp và sự tham gia củangười dân không được chú trọng Hiến pháp của Thái Lan công nhận sự tham gia củangười dân địa phương vào việc bảo tồn thiên nhiên và trực tiếp khuyến khích ngườidân địa phương tìm các phương thức để quản lý các nguồn lực của mình là cho ngườingoài tất các lợi ích và lợi thế
Thái Lan đặc biệt chú trọng đến bảo vệ quyền lợi của du khách Cơ quan du lịch TháiLan đã thành lập trung tâm thông tin du lịch và trung tâm trợ giúp du lịch Trung tâm trợ giúp
du lịch phát hành những tài liệu hướng dẫn cho du khách cách giải quyết vấn đề rắc rối gặpphải, cách liên hệ với các tổ chức liên quan, số điện thoại dành cho du khách khi cần thiết.Trung tâm cũng luôn kiểm soát sự an toàn và trang thiết bị tại các điểm du lịch
Năm 2003 ngành công nghiệp không khói của Thái Lan phải chứng kiến sự sụt giảmthảm hại về số lượng khách du lịch và khoản lỗ khổng lồ 40 tỷ bath do cuộc chiến tranh ở Irap
và sự bùng nổ nạn dịch SARS
Để vượt qua thời kỳ suy thoái và khai thác tiềm năng du lịch nói chung, DLST nóiriêng các biện pháp như: tăng cường quảng bá tại nước ngoài, giảm giá các dịch vụ liên quanđến du lịch như giá vé máy bay, dịch vụ khách sạn và lữ hành đã được tung ra Nổi bật hơn
cả, thủ tướng Thaksin Shinawatra đã cam kết sẽ trao 100.000USD cho bất kỳ khách du lịchquốc tế nào chứng minh được rằng mình bị nhiễm virut SARS tại Thái Lan Đây là động tháinhằm xây dựng lòng tin của khách du lịch và tạo hình ảnh đẹp của Thái Lan với thế giới [14]
2.2.1.4 Trung Quốc
Trung Quốc - một quốc gia “hàng xóm” của Việt Nam có diện tích 9.596.960 kilômétvuông, lớn thứ 3 thế giới và có dân số đông nhất thế giới Từ Bắc đến Nam, lãnh thổ TrungQuốc trải dài 5.500km, nằm ở các múi giờ, điều kiện khí hậu, địa lý khác nhau, tập hợp nhiềudạng tài nguyên tự nhiên và nhân văn phong phú
Trang 26Ngành du lịch đặc biệt là DLST đã đóng góp một phần không nhỏ trong phát triểnkinh tế xã hội của Trung Quốc Tuy nhiên sự khai thách quá độ đã làm xấu đi bộ mặt củangành DLST nước này Trong vòng 20 năm nay, nội hàm của DLST không ngừng được khaithác triệt để và phát triển mạnh, mở rộng khắp đất nước Dưới khẩu hiệu “trở về với thiênnhiên”, DLST phát triển mạnh mẽ Nhưng bên cạnh đó, hiện tượng phá hoại môi trường sinhthái đã diễn ra Nam 2005, cục bảo vệ môi trường quốc gia tiến hành kiểm tra 226 khu bảotồn tự nhiên cấp quốc gia và phát hiện 82 khu vi phạm quy định khai thác Sự khai thác ồ ạt,quá độ gây ra: lượng du khách quá mức, vi phạm điều lệ quản lý, mở đường, xây dựng kháchsạn, bãi đỗ xe, phòng karaoke…trong khu bảo tồn Cộng với hành vi không văn minh của dukhách như xả rác bừa bãi, tuỳ tiện hái hoa, chọc phá động vật hoang dã…càng làm gia tăng
sự phá hoại động vật sinh thái Một điều tra cho thấy trong các khu bảo tồn tự nhiên khai thácDLST, có 44% khu du lịch đầy rác, 12% khu bị ô nhiễm nguồn nước, 11% khu ô nhiễm tiếng
ồn, 3% khu ô nhiễm không khí, 22% khu bị phá hoại môi trường và cảnh vật, 11% bị thoáihoá nguồn tài nguyên du lịch [14]
Những hiện tượng trên do sự hướng dẫn và khai thác DLST chưa được tốt, lượngkhách không khống chế được trên cơ sở khoa học Vấn đề bảo tồn chưa được quan tâm
Hiện có 2 thiếu sót sơ đẳng trong DLST ở Trung Quốc Điều đầu tiên xuất phát từcông chúng, nhiều du khách vẫn chưa chuyển vai trò của họ từ “cai trị thiên nhiên” sang
“sống hoà hợp với thiên nhiên”, vì họ chưa nhận ra được trách nhiệm của mình trong vấn đềmôi trường suy thoái Vài khách du lịch lại tin tưởng một cách sai lầm rằng DLST có nghĩa làgiải trí ngoài trời Họ đặt ra yêu cầu cao về thức ăn, nhà cửa, phương tiện đi lại, tham quan,mua sắm, giải trí; họ muốn tận hưởng tiện nghi du lịch như đời sống trong đô thị
Các tài nguyên thiên nhiên bị khai thác và áp đặt bởi các công trình nhân tạo và ngoạilai, do đó làm giảm và phá huỷ các giá trị của chúng về khoa học và cả văn hoá
Sự khai thác tiềm năng DLST theo hướng tiêu cực này là bài học cho ngành DLSTcủa Trung Quốc nói riêng và nhiều nước khác nói chung trong đó có Việt Nam Cần cóhướng đi đúng không chỉ chú trọng tới lợi ích mà cần phải quan tâm đến phần chi phí cho lợiích được hưởng Khai thác đi đôi với bảo vệ, bảo tồn thì mới bền vững được
2.2.2 Khai thác tiềm năng du lịch sinh thái trong phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
Trang 272.2.2.1 Tiềm năng du lịch sinh thái của cả nước
Tính đến thánh 4/2004, Việt Nam có 2741 di tích, thắng cảnh được xếp hạng di tíchquốc gia Tới năm 2007, Việt Nam có 7 di sản được UNESCO (United Nations EducationalScientific and Cultural Organization - tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá Liên Hiệp Quốc)Công nhận là di sản thế giới Và cũng tính đến năm 2007, Việt Nam được UNESCO côngnhận 6 khu dự trữ sinh quyển thể giới Việt Nam là 1/12 quốc gia có vịnh đẹp nhất thế giới làVịnh Hạ Long và Vịnh Nha Trang Hiện nay Việt Nam có 29 vườn quốc gia, 400 nguồnnước nóng từ 40-150 độ Vịêt Nam đứng thứ 27/156 quốc gia có biển trên thế giới với 125bãi tắm biển, hầu hết là các bãi tắm đẹp [13]
So với các quốc gia khác, các vùng lãnh thổ ở Châu Á – Thái Bình Dương, Việt Namkhông phải là nước nghèo tài nguyên du lịch để có thể xây dựng và phát triển DLST Ngaytrong các nước Đông Nam Á, cảnh quan và các giá trị văn hoá lịch sử ở Việt Nam cũng sánhngang với các yếu tố độc đáo của nó Như hệ động, thực vật, nếu Gấu Trúc ở Trung Quốc,rồng Komado ở Inđônêsia thì Việt Nam có Voọc quần đùi trắng Sự phát hiện loài linh trưởngnày ở Cúc Phương đặc biệt có giá trị ngang với Sếu đầu đỏ chỉ có một số địa chỉ trong đó cóViệt Nam và di trú theo mùa, ngang với những loài động vật đặc hữu ở các khu rừng Cát Tiêncũng là một minh chứng về điều này Cùng với sự đa dạng sinh học trong các vườn quốc gia,khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam
Vịêt Nam còn có 7-10 triệu ha đất ngập nước mà trong đó có 75% hệ sinh thái ngậpnước điển hình so với các vùng đất ngập nước toàn thế giới Tiêu biểu nhất của hệ sinh tháiđất ngập nước là vùng Đồng Tháp Mười, các đầm phá ven biển Miền Trung, các hồ chứanước và các bãi triều ven biển
Theo số liệu điều tra, Việt Nam đã phát hiện được gần 14630 loài thực vật, trong đó
có 1200 loài đặc hữu; gần 15600 loài động vật sống trong khu rừng đặc dụng Đặc biệt trong
5 loài thú mới phát hiện trên thế giới thì có 4 loài được phát hiện ở Việt Nam là: Mang lớn,Mang nhỏ, Bò rừng soắn tây nguyên và Sao La [7]
Hệ sinh thái rừng khô đặc trưng cũng chứa đựng nhiều tiềm năng DLST lý tưởng.Rừng Khộp Việt Nam là loại rừng đặc trưng của vùng nhiệt đới Đông Nam Á, tiêu biểu córừng Khộp YOK Đôn và khu vực phụ cận Vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình) được coi
là nơi giữ được nhiều sản vật quý hiếm, trong đó có cây chò chỉ nghìn năm tuổi, và đã xây
Trang 28dựng được khu nuôi linh trưởng rộng gần 2ha, ở đây có một số loài khỉ, vượn và các loàiđộng vật khác [7].
Với 54 dân tộc anh em cùng chung sống với những nét văn hoá riêng tạo nên nguồntài nguyên nhân văn cho DLST Việt Nam Những ngôi nhà sàn, những điệu múa (dân vũ)tiếng cồng chiêng tạo nên sức hút lạ kỳ đối với du khách DLST
Nguồn tài nguyên trên tạo nên tiềm năng khổng lồ cho du lịch sinh thái Việt Nam khaithác và phát triển
2.2.2.2 Thực trạng khai thác tiềm năng du lịch sinh thái
DLST Việt Nam phát triển mạnh trong những năm gần đây Tiềm năng DLST đượckhai thác từ Bắc tới Nam tuy nhiên tình trạng khai thác tương xứng với tiềm năng sẵn có
Trải dài từ Bắc vào Nam còn có rất nhiều điểm có thể làm DLST tuy nhiên vẫn chỉ là
ở dạng tiềm năng đang chờ khai thác hoặc bị lãng quên không ai biết Và cũng có thể do điềukiện khách quan như giao thông quá khó khăn
Các bãi tắm đẹp {Bãi Cháy (Quảng Ninh), Cửa Lò (Nghệ An), Sầm Sơn (Thanh Hoá)
…},những khu rừng nguyên sinh {Pù Mat (Nghệ An), Pu Canh (Hoà Bình), U Minh…}, cácbản làng dân tộc với các nét văn hoá đặc sắc về cơ bản những tiềm năng này đã được khaithác và thực sự có hiệu quả trong phát triển kinh tế xã hội cũng như trong việc bảo tồn lưu giữthiên nhiên Hàng năm thu hút một lượng khách khổng lồ cả trong và ngoài nước
Khách trong nước đến với DLST để tìm về với thiên nhiên với cội nguồn dân tộc,thưởng thức những cảnh đẹp, những nền văn hoá của các dân tộc anh em cùng chung mảnhđất Việt Nam Để thư giãn nghỉ ngơi vui chơi giải trí khách ngoài nước đến với DLST ViệtNam để tìm hiểu các nền văn minh người Việt, các cảnh quan thiên nhiên của đất nước vùngĐông Nam Á Những mục đích khác nhau này đã tạo đà cho sự phát triển ngành DLST ViệtNam và cả việc khai thác tiềm năng DLST Việt Nam
Song, trong những thập kỷ qua, môi trường sinh thái bị tàn phá ngày càng nghiêmtrọng hơn, ở cả Việt Nam và Châu Á – Thái Bình Dương do động đất, cháy rừng, hạn hán, lũlụt và cả do việc khai thác tài nguyên không đúng cách của con người Ở hầu hết những địadanh có hoạt động DLST thuận lợi ở Vịêt Nam, con người mới chỉ thưởng ngoạn các giá trị
Trang 29của tài nguyên và tác động tổn hại (dù mức độ khác nhau ở từng nơi) tới môi trường Cả nhậnthức hành động để bảo vệ môi trường còn rất mờ nhạt.
Trong thời gian tới cần phải tăng cường hướng dẫn và quản lý khai thác tài nguyênDLST Quan trọng nhất là phải nắm bắt được nguồn tài nguyên sinh thái, nguyên tắc khốngchế các tác hại (có thể) trên cơ sở khoa học Khu du lịch cần đặt vấn đề bảo tồn lên hàng đầu,khai thác để bảo tồn, thực thi nghiêm khắc việc phân chia các khu vực chức năng nghiêm cấmcác hoạt động khai thác tại trung tâm khu bảo tồn Học hỏi kinh nghiệm khai thác tiềm năngDLST ở các nước trên thế giới đặc biệt là các nước láng giềng, các nước có điều kiện tương
tự Việt Nam Rút bài học xương máu từ ngành DLST Trung Quốc, tránh vết xe đổ của nướcnày và từng ngày đưa DLST Việt Nam bước lên tầm cao mới, thực sự là ngành kinh tế mũinhọn thúc đẩy kinh tế xã hội địa phương phát triển
2.2.2.3 Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước
Nhận thấy tầm quan trọng và sức mạnh kinh tế xã hội của ngành DLST nói riêng và
du lịch nói chung Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều văn bản pháp lý về lĩnh vực này Cụ thể
có các văn bản sau [8]:
Ngày 27/06/1978 Uỷ ban thường vụ Quốc Hội đã phê chuẩn nghị quyết 262NQQHK6 về việc thành lập tổng cục du lịch Lúc đó cơ sở kỹ thuật còn hạn chế, tổng cục dulịch trực tiệp quản lý trên 30 công ty du lịch trong cả nước với hàng trăm khách sạn, nhàhàng, biệt thự và phát triển cho đến năm 1990
Ngày 22/06/1993 Chính phủ ra nghị quyết 45 CP về đổi mới công tác và phát triển dulịch đã giúp cho hoạt động du lịch trong cả nước có những chuyển biến rõ rệt Theo báo cáotại hội nghị tổng kết năm 1997 của ngành du lịch, tính đến ngày 30/04/1997 Việt Nam đã đónđược 1,7 triệu khách quốc tế
Văn kiện Đại hội Đại Biểu Toàn Quốc lần thứ IX của Đảng trong phần “chiến lượcphát triển kinh tế xã hội thời kỳ 2001-2010” đã nêu rõ: “phát triển du lịch thực sự trở thànhmột ngành mũi nhọn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế
và điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa, lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trongnước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch khu vực Xây
Trang 30dựng nâng cấp cơ sở vật chất, hình thành các khu du lịch trọng điểm, đẩy mạnh hợp tác liênkết với các nước trong hoạt động du lịch”
Đặc biệt, để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất nước trên các lĩnh vực kinh
tế xã hội trong “định hướng chiến lược phát triển bền vững” (chương trình nghị sự 21của ViệtNam), du lịch là một ngành kinh tế rất được quan tâm, trong đó đặc biệt là phát triển DLSTvừa là cơ sở, vừa là động lực cho sự phát triển bền vững Ngoài ra Chính Phủ cũng đồng ýviệc tổ chức xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển DLST đến năm 2020
PH ẤN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Hoà Bình là một tỉnh miền núi, tiếp giáp với vùng Đồng Bằng Sông Hồng.Ngày 01/10/1991 Tỉnh Hoà Bình tái lập và chính thức đi vào hoạt động, là cửa ngõvùng Tây Bắc của tổ quốc, cách thủ đô Hà Nội 76km về phía Nam Phía Bắc giáp tỉnhPhú Thọ; phía Nam giáp tỉnh Hà Nam, Ninh Bình; Phía Đông giáp tỉnh Hà Tây; Vàphía Tây giáp tỉnh Sơn La, Thanh Hoá Tỉnh Hoà Bình có 10 huyện và một thành phố(Thành phố Hoà Bình được công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh từ ngày27/10/2006) với 214 xã, phường, thị trấn, trong đó cá 67 xã đặc biệt khó khăn và xãvùng ATK đang được nhà nước đầu tư theo chương trình 135; có 64 xã vùng cao và 23
xã vùng Hồ Sông Đà
Hoà Bình là vùng đệm trung gian giữa một bên là vùng Đồng Bằng Bắc Bộ vàmột bên là núi cao, rừng rậm của miền Tây Bắc, được thông giao qua Quốc lộ 6(đường bộ) và Sông Đà (đường thủy) ở phía Bắc
Vùng núi cao Tây Bắc: Bao gồm các huyện Mai Châu, Đà Bắc, kéo dài xuốnghuyện Tân Lạc, Lạc Sơn Núi cao trung bình không quá 1000m, ngọn núi cao nhất là
Pu Canh (1.373m) Độ cao của núi giảm dần xuống phía Đông Nam như: núi ở xã Bắc
Trang 31Sơn (Tân Lạc) cao 1.136m, núi ở xã Phú Lương (Lạc Sơn) cao 934m, núi ở xã Tự Do(Lạc Sơn) cao 820m…Núi ở vùng này có cấu tạo bởi đá xâm nhập, chủ yếu là đá granit
và gaborô Địa hình hiểm trở, chiếm 44,8% diện tích toàn tỉnh
Vùng núi thấp và đồi núi phía Đông Nam: Bao gồm các huyện Kỳ Sơn, LươngSơn, Kim Bôi, Lạc Thuỷ, yên Thuỷ Địa hình vùng này có sự xen kẽ giữa địa hìnhcattơ và địa hình xâm thực, do đó có nhiều hang động, đất thường bị mất nước Núi caotrung bình 200m – 500m, bị chia thành nhiều khối rời rạc; chiếm 55,2% diện tích toàntỉnh
Do địa hình bị chia cắt mạnh nên sông suối dốc và ngắn Mùa hè mưa nhiều,mực nước sông suối lên cao, chảy xiết gây ra lụt lội, ảnh hưởng đến nông nghiệp vàgiao thông; mùa đông thiếu nước, lượng nước ở các sông suối giảm mạnh có nhiềusuối nhỏ bị khô cạn
Khí hậu đặc trưng của Hoà Bình là khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng:Nóng ẩm, mùa đông lạnh, nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 230C, lượng mưatrung bình 1800mm/năm, độ ẩm 85%
Về mùa đông sương mù dày đặc, phủ kín đường đi như đèo Thung Khe, ThungNhuối, Dốc Cun…; đây là hiện tượng thiên nhiên rất đẹp nhưng lại là mối nguy hiểmcho các phương tiện khi đi lại trên đường vì rất dễ xảy ra tai nạn
Hoà Bình là một tỉnh miền núi, có nhiều núi cao khí hậu trong lành là một nơinghỉ dưỡng lý tưởng của khách du lịch
3.1.1.2 Tài nguyên thiên nhiên
Nguồn thuỷ năng lớn nhất của tỉnh là con sông Đà bắt nguồn từ vùng núi VânNam – Trung Quốc, chảy qua vùng Tây Bắc, đoạn này lòng sông hẹp, lắm thác ghềnh,đến địa phận Tỉnh Hoà Bình lòng sông rộng thác giảm nhiều, thác lớn nhất trong đoạnchảy qua tỉnh Hoà Bình là Thác Bờ Sông Đà chảy trên đất Hoà Bình với chiều dài103km, đến thành phố Hoà Bình Sông Đà chảy ngược lên hướng Bắc
Hồ Sông Đà (Hồ Hoà Bình) có dung tích 9,5 tỷ m3 nước, phục vụ nhiều mụctiêu khinh tế và quốc phòng, trong đó, nhiệm vụ chủ yếu là phục vụ phát điện của nhàmáy thuỷ điện Hoà Bình - nguồn cung cấp điện năng quan trọng cho cả nước; ngoài ra
Trang 32còn có nhiệm vụ cắt lũ về mùa mưa, điều tiết nước chống hạn về mùa khô cho đồngbằng châu thổ Sông Hồng.
Về tài nguyên rừng: Hoà Bình có trên 200nghìn héc ta rừng với hệ thực vậtphong phú Trong đó có nhiều loại gỗ có giá trị lớn như: Lim, Táu, Sến, Chò Chỉ, LátHoa…trong rừng còn có nhiều loại cây cho củ, quả, nuôi sống con người và thuốc chữabệnh Hiện nay rừng Hoà Bình có 400 loại cây thuốc có giá trị
Về tài nguyên du lịch: Hoà Bình có nhiều hang động và nguồn suối nước nóngcùng nhiều di tích lịch sử văn hoá nghệ thuật, kiến trúc có giá trị; Có thung lũng MaiChâu thơ mộng Quanh co trên những con đường vắt theo sườn núi ta có thể thấy đượcnhững thung lũng yên bình với những nếp nhà sàn của người dân bản địa ở phía dưới,xung quanh trên các ngọn núi là sương mù bao phủ trắng xóa chỉ nhìn thấy ngọn núi
mờ mờ ảo ảo Trên dòng sông Đà còn có hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ, nhấp nhô trênmặt nước như một vịnh Hạ Long thu nhỏ, du khách có thể giong thuyền đi ngắm cảnh.Đây là nguồn tài nguyên quý giá để Hoà Bình phát triển ngành du lịch
Tài nguyên khoáng sản: Hoà Bình có nhiều loại khoáng sản, trong đó có một sốloại đã được khai thác như: amiăng, than, nước khoáng, đất sét có trữ lượng lớn
Đá gabrodiaba trữ lượng 2,2 triệu m3 ; đá granit trữ lượng 8,1 triệu m3, đặc biệt
đá vôi có trữ lượng rất lớn trên 700 triệu tấn, đang được sản xuất phục vụ xây dựng vàcác công trình giao thông, thuỷ lợi, xây dựng cơ bản…Ngoài ra, than đá có 6 mỏ nhỏ
và 2 điểm khai thác than ở các huỵên Kim Bôi, Lạc Thuỷ, Yên Thuỷ, Lạc Sơn, Đà Bắc,
Kỳ Sơn tổng trữ lượng cấp C1 là 982.000 tấn; là nguồn nguyên liệu cung cấp chongành luyện kim Đôllômit, barit, cao lanh cũng có trữ lượng lớn, trong đó có một số
mỏ còn chưa được xác định rõ về trữ lượng Đất Sét phân bố ở vùng thấp, có rải ráctrong tỉnh, trữ lượng ước tính khoảng 8 – 10 triệu m3
Tài nguyên quý của Hoà Bình là nước khoáng, chủ yếu phân bố ở 2 huỵên KimBôi và Lạc Sơn gồm có 2 loại: nước khoáng Bicabonat – Sunphat Canxi và nướckhoáng Sunphat Canxi, nhiệt độ khoảng 370C – 410C phục vụ cho việc tắm chữa bệnh
và giải khát Ngoài ra kho tài nguyên khoáng sản của tỉnh còn rất nhiều mỏ đa kimnhư: Vàng sa khoáng, đồng, chì, thuỷ ngân, pyrit…
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Hoà Bình
Trang 333.1.2.1 Dân số và lao động
Hoà Bình là một tỉnh có 7 dân tộc an em cùng chung sống trong đó dân tộcMường chiếm số lượng đông nhất 63%, dân tộc Kinh chiếm 28% và các dân tộc còn lạiDao, Tày, Thái, H’mông, Hoa chiếm 9% dân số toàn tỉnh
Tổng dân số toàn tỉnh có trên 80 vạn người cơ cấu nam nữ tương đương nhau.Tuy nhiên tỷ lệ dân số nông thôn chiếm con số quá đông 84% - 85% dân số toàn tỉnh
Mật độ dân số 200 người/km2 dân cư thưa thớt, do Hoà Bình là một nơi cư trúcủa nhiều dân tộc ít người, địa hình phức tạp Dân sống ở các thung lũng, trên các quảđồi thấp, và trên đất tương đối bằng phẳng
Hoà Bình có phân bố dân cư không đồng đều như: Thành phố Hoà Bình có hơn
643 người/km2 thì ở Đà Bắc con số này chỉ là 64 người/km2 Lý do một phần là do địahình núi cao, vực sâu, dốc nhiều nên cư dân không sống được ở những nơi không thuậntiện
So với năm 2005 thì dân số 2006 tăng 12.415 người tức tăng lên 1,53% nhưngđến năm 2007 thì lại tăng có 5.725 người tức tăng 0,70% Chứng tỏ ý thức người dân
về việc tăng dân số đã được nâng lên
Dân số trong độ tuổi lao động của toàn tỉnh chiếm trên 60% trong tổng dân số
Tỷ lệ có khả năng lao động khá cao tuy nhiên tỷ lệ mất khả năng lao động lại có xuhướng tăng dần qua các năm Năm 2005 tỷ lệ mất khả năng lao động là 0,42%, đếnnăm 2006 tỷ lệ này tăng lên là 0,47% và tới năm 2007 con số này tăng đột biến với con
số 5% tức 25.677/515.544 người mất khả năng lao động Sự tăng đột biến này đượcgiải thích là do năm 2006 một số doanh nghiệp cổ phần hoá, một lượng khá đông ngườilao động phải nghỉ việc theo chế độ Lượng lao động này được xếp sang mất khả nănglao động trong khi vẫn còn khả năng làm việc Đây cũng là một gánh nặng cho xã hội
Lao động trong các ngành kinh tế, như xu hướng chung của cả nước lao độngtrong ngành Nông, Lâm thuỷ sản vẫn chiếm số lượng đông nhất và có xu hướng dịchchuyển dần sang các ngành công nghiệp và dịch vụ Trên 84% lao động làm việc trongngành Nông, lâm thuỷ sản chứng tỏ Hòa Bình vẫn là một tỉnh chuyên về sản xuất nôngnghiệp, nghèo và phát triển chậm
Trang 34Tỷ lệ lao động trong ngành công nghiệp – xây dựng cơ bản tăng chậm năm 2005 là
4,53% năm 2006 nhích lên 5,15% nhưng đến năm 2007 lại giảm xuống còn 5,01% Tỷ
lệ lao động trong ngành dịch vụ cũng tăng rồi lại giảm theo biến động của cổ phần hoámột số cơ sở doanh nghiệp
Lao động trong khu vực nhà nước phục vụ cho ngành dịch vụ là đông nhất vàkhông ngừng tăng; chiếm 78,58% năm 2005, giữ nguyên về số lượng tương đối là
82,74% năm 2006 và 2007 trong tổng số lao động phục vụ trong lĩnh vực này
Trong thời gian tới Hoà Bình cần đưa các chương trình dự án trong chính sáchtạo việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn vào triển khai, nhân rộng thực hiện.Như chính sách tạo việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn thực hiện thông quaviệc lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội trên địa bàntỉnh, chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo và việc làm Những chínhsách dự án này đã tạo được kết quả tốt ở những năm trước: tỷ lệ hộ nghèo năm 2006 là27% giảm 3% so với năm 2005 Năm 2001 số lao động được giải quyết việc làm là13.975 người, đến năm 2006 số lao động được giải quyết việc làm là 17.300 người.Xuất khẩu lao động từ 2001 đến 2006 được khoảng 5.200 người Do đó tỉnh cần chútrọng công tác này trong thời gian tới để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh lên tầm caomới
Trang 35Bảng 3.1 Tình hình dân số lao động tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2005 – 2007
Số lượng (người)
Cơ cấu (%)
Số lượng (người)
Cơ cấu (%)
Số lượng (người)
Cơ cấu (%)
1 Nông, lâm, thuỷ sản 386.620 85,74 386.616 84,11 409.713 84,17 100,00 105,97 102,94
a) Nông, lâm nghiệp 371.370 96,06 371.456 96,08 395.080 96,43 100,02 106,36 103,14
1 Nông, lâm, thuỷ sản 2.650 7,62 2.224 6,43 2.227 6,50 83,92 100,13 91,67
2 Công nghiệp và xây dựng cơ bản
Trang 363.1.2.2 Tài nguyên đất đai
Tổng diện tích đất tự nhiên của Hoà Bình là 468.419,07ha trong đó đất nôngnghiệp chiếm 63,54% tuy nhiên trong đó 80,80% là đất lâm nghiệp Chứng tỏ mật độrừng của Hoà Bình còn khá nhiều đặc biệt rừng phòng hộ chiếm 54,91% đây là điểmđáng mừng vì Hoà Bình là một tỉnh miền núi, rừng phòng hộ đầu nguồn có diện tíchlớn chính là vành đai bảo vệ lưu vực sông ở phía đồng bằng, cắt lũ, chống xói mòn bảo
vệ môi trường
Do địa hình nhiều núi đá vôi, nhiều vực sâu do đó đất sản xuất nông nghiệp chỉ
có 55.696,89ha chiếm 18,71% trong quỹ đất tự nhiên của toàn tỉnh Ruộng ở đây chủyếu là ruộng bậc thang trong các thung lũng men theo sườn dốc Hệ thống nước phục
vụ sản xuất chủ yếu là nước tự nhiên và một phần do người dân sử dụng hệ thốngguồng chảy tự tạo, máy nổ cá nhân để đưa nước tới từng chân ruộng Hệ thống mươngmáng chủ yếu thô sơ như ống tre, nứa… còn hệ thống mương máng bê tông, hay bằngđất dùng hệ thống trạm bơm lớn ở tỉnh Hoà Bình còn rất ít do địa hình đặc trưng nên hệthống này chỉ hoạt động được ở những nơi có mặt ruộng tương đối bằng phẳng
Diện tích đất chưa sử dụng của tỉnh Hoà Bình còn nhiều 113.097,45ha chiếm24,14% trong tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó diện tích đồi núi là 78,86% Đồi núicao, người dân không sử dụng được quỹ đất này vào bất cư việc gì khác tuy nhiên mộtphần lý do cũng là do tập quán canh tác của đồng bào dân tộc nơi đây Hiện nay tậpquán du canh du cư, đốt rừng làm rẫy đã được Đảng và Chính phủ phối hợp với chínhquyền nhân dân địa phương, về cơ bản không còn nhưng không phải là đã hết Vẫn cònmột số đồng bào dân tộc sống trên núi cao, giao thông và thông tin liên lạc gặp nhiềukhó khăn cũng như nhận thức của người dân còn kém dẫn đến vẫn tồn tại tập tục xaxưa như đốt nương làm rẫy, du canh du cư, sinh nhiều con…
Tổng diện tích mặt nước của cả tỉnh là 18.586,36ha trong đó Hồ Sông Đà HoàBình đã chiếm tới 8.000ha Đây là lợi thế để tỉnh phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản,phát triển du lịch du thuyền trên mặt nước…
Trang 37Bảng 3.2 Tình hình sử dụng đất đai của tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2005 – 2007
Diện tích (ha) Cơ cấu(%) Diện tích (ha) Cơ cấu(%) Diện tích (ha) Cơ cấu(%)
* Tổng diện tích 468.419,07 100,00 468.419,07 100,00 468.419,07 100,00
1 Đất Nông
nghiệp 297.631,93 63,54 297.631,93 63,54 297.631,93 63,541.1 Đất sx nông
2.2 Đất khu dân cư
20.405,56 35,37 20.405,56 35,37 20.405,56 35,372.3 Đất có mặt
Nguồn: Sở tài nguyên – môi trường (kết quả kiểm kê năm 2005)
Trang 38Bảng 3.3 Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế của Hoà Bình giai đoạn 2005 – 2007
ĐVT: Triệu đồng
Giá trị (Tr.đồng) Cơ cấu (%) (Tr.đồng)Giá trị Cơ cấu (%) (Tr.đồng)Giá trị Cơ cấu (%) 06/05 07/06 BQ
Trang 393.1.2.3 Kết quả sản xuất kinh doanh
Tổng giá trị sản xuất các ngành liên tục tăng qua các năm, năm sau cao hơnnăm trước Nhìn vào số liệu so sánh bình quân ta thấy tất cả các ngành, các lĩnh vựcđều tăng mạnh, toàn ngành kinh tế tăng đến con số 114,95% đặc biệt nhất là ngànhcông nghiệp tăng tới 128,39% Ngành dịch vụ tăng kém chỉ đạt 104,22% qua banăm
* Công nghiệp và xây dựng cơ bản [12 ]
Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng cơ bản năm 2007 đạt 2.216.270 triệu đồng.tăng 37,1% so cùng kỳ năm trước Phát triển khu công nghiệp được chú trọng côngtác quy hoạch và đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp được triển khai tích cực;
mở rộng khu công nghiệp Lương Sơn lên trên 200ha; phê duyệt quy hoạch khucông nghiệp Bắc Lương Sơn, các khu công nghiệp Nam Lương Sơn, Kỳ Sơn và PhúThành – Lạc Thuỷ đã chuẩn bị các điều kịên để triển khai lập quy hoạch; khu các cơ
sở bờ trái Sông Đà có 17 cơ sở đang hoạt động sản xuất Có 16/17 cụm công nghiệpcủa các huỵên, thành phố được phê duyệt Tiểu thủ công nghiệp và các làng nghềtruyền thống được chú trọng phát triển
* Nông nghiệp [12 ]
Nông nghiệp cũng có giá trị đóng góp vào nền kinh tế của tỉnh ngày càngtăng tuy nhiên tỷ trọng thì ngày càng giảm, từ 33,78% năm 2005 xuống 31,38%năm 2007 Điều này phù hợp với xu hướng chung của cả nước là tăng tỷ trọng đónggóp của các ngành công nghiệp, dịch vụ lên, giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệpxuống
Tổng diện tích gieo trồng năm 2007 đạt 120.983ha, tăng 0,8% so với năm
2006 Năng suất lúa bình quân đạt 48,1 tạ/ha, giảm 5% so với năm 2006; Ngô đạt37,5 tạ/ha, tăng 12,3% so năm 2006 Sản lượng lương thực đạt 32,7 vạn tấn, tăng0,2% so năm 2006 Việc chuyển đổi cơ cấu, áp dụng các loại cây trồng có hiệu quảkinh tế cao được nhân rộng ra nhiều địa phương, góp phần nâng cao giá trị sản xuấtngành nông nghiệp
Chăn nuôi tiếp tục được các địa phương chú trọng đẩy mạnh và nhân rộngcác mô hình với hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là nuôi bò thịt tăng, tổng đàn bò tăng5% so năm 2006 (2007 tổng đàn trâu là 126,7 nghìn con, tăng 3,3% so cùng kỳ, đàn
Trang 40bò là 81,64 nghìn con tăng 5% so cùng kỳ, đàn lợn 418,3 nghìn con tăng 8% socùng kỳ, gia cầm 3,28 triệu con tăng 10,8% so cùng kỳ) Sử dụng giống có năngsuất, chất lượng cao trong chăn nuôi được quan tâm thực hiện Nuôi trồng thuỷ sảntheo phát triển đa dạng hoá với các hình thức bán thâm canh và thâm canh; nuôi cálồng vùng Hồ Sông Đà đã ổn định Công tác phòng chống dịch bệnh kiểm dịch,kiểm soát giết mổ gia cầm, gia súc được tăng cường, không xuất hiện dịch bệnh lớnxảy ra trên địa bàn.
Lâm nghiệp: công tác trồng mới rừng sau khai thác và trồng rừng phân tán
do dân tự đầu tư đạt kết quả khá, đã huy động có hiệu quả các nguồn vốn để thựchiện nhiệm vụ trồng rừng (2007 trồng mới 8.400ha rừng, đạt 112% so kế hoạch,tăng 19,8% so cùng kỳ, độ che phủ đạt 45,5% tăng 0,5% so với năm 2006) Côngtác quản lý, bảo vệ và phòng, chống cháy rừng được duy trì thường xuyên Các cơquan chức năng đã tích cực phối hợp trong việc ngăn chặn nạn khai thác, buôn bán,vận chuyển lâm sản trái phép
* Dịch vụ [12 ]
Ngành dịch vụ có giá trị đóng góp tăng giảm thất thường cả về giá trị thực tế
và tỷ trọng Năm 2005 toàn ngành dịch vụ có giá trị 1.325.097 triệu đồng chiếm32,9% trong tổng giá trị sản xuất; năm 2006 giảm xuống chỉ còn 1.291.407 triệuđồng chiếm 29,2% tổng gía trị sản xuất; năm 2007 tăng lên được con số 1.439.249triệu đồng nhưng tỷ trọng cũng chỉ là con số 27% trong tổng giá trị sản xuất củatỉnh
Trong năm 2007 ngành dịch vụ đã có sự cố gắng đáng được ghi nhận như:Thương mại: duy trì tốt hoạt động cung ứng các mặt hàng chính sách phục vụ miềnnúi, công tác quản lý trị trường được tăng cường Đề ra nhiều biện pháp tích cực đểkiềm chế chỉ số giá cả tăng đột biến, hạn chế mức độ ảnh hưởng đến nền kinh tế;chỉ số giá cả tiêu dùng cả năm tăng 9,5% thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng kinh tế(13,5%) Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội trênđịa bàn tỉnh đạt 2.400 tỷ đồng tăng 22,8% so cùng kỳ năm 2006
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 82 triệu USD, tăng 46,6% so với năm 2006.trong đó xuất khẩu đạt 45 triệu USD đạt 100% kế hoạch tăng 17% so năm 2006,nhập khẩu 37 triệu USD đạt 92,5% so kế hoạch tăng 110% so năm 2006