C/ Tập làm văn
I/Phần câu hỏ i:
A.Văn bản :
Câu 1 :Vấn đề cơ bản nhất đặt ra trong bài “Bàn về đọc sách” là tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách sao cho hiệu quả nhất.
Câu 2 :Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là : tình cảm tha thiết trước cuộc đời và ước nguyện muốn dâng hiến mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.
Câu 3 :Hình ảnh hàng tre trong bài thơ “Viếng lăng Bác” :
-Hình ảnh hàng tre trước hết có ý nghĩa tả thực. Tre gợi lên sự gần gũi, giản dị, thân thuộc của quê hương.
-Tuy nhiên, giá trị nghệ thuật của hình ảnh này nằm ở lớp nghĩa biểu tượng. Cây tre là một biểu tượng nói về sức sống và tinh thần quật cường của dân tộc. Đó là tre Việt Nam. ( HS có thể liên hệ với bài Cây tre Việt Nam của Thép Mới. ( NV6 –T2 )
-Cuối bài thơ, tác giả viết “Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.” :Cây tre trung hiếu hiện ra như lớp nghĩa bổ sung cho hình ảnh cây tre trong bài. Hơn nữa, sự lặp lại của hình ảnh này làm cho bài thơ có kết cấu đầu cuối tương ứng, có tác dụng khặc sâu cảm xúc nhà thơ.
Câu 4 : Phân tích hình ảnh “Mặt trời”
-Hình ảnh “mặt trời” trong câu thơ thứ nhất là hình ảnh thực.
-Hình ảnh “mặt trời” trong câu thơ thứ 2 là hình ảnh ẩn dụ. Hình ảnh ẩn dụ này vừa nói lên sự vĩ đại của bác ( như mặt trời) vừa thể hiện niềm tôn kính của nhân dân đối với Bác.
Câu 5 : Sự chuyển biến của đất trời khi vào thu ( Sang thu ) : -Hương ổi lan vào không gian, phả vào gió se. -Sương thu nhẹ mỏng.
-Dòng sông trôi chậm rãi gợi sự bình yên khi những cánh chim đã bắt đầu vội vã. -Những đám mây nửa là mùa hạ, nửa lãi vắt sang thu.
-Nắng vẫn còn nồng nhưng những cơn mưa rào mùa hạ đã bớt dần.
->Cảnh vừa thực vừa có một chút ảo bởi sự xuất hiện của các từ chỉ cảm giác mơ hồ.
Câu 6 : -Tác giả bài thơ “Nói với con” là Y Phương .
-Nội dung chính : Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyện thống cần cù sức sống mạnh mẽ của quê hương và của dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và tâm hồn của một dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống, với quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.
Câu 7 : Ở bài thơ “Mây và Sóng” của (Ta-go), ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ còn có thể gợi cho ta những suy ngẫm :
-Con người trong cuộc sống vẫn thường gặp những cám dỗ và quyến rũ. Muốn khước từ chúng cần có những điểm tựa vững chắc mà tình mẫu tử là một trong những điểm tựa ấy.
-Bài thơ đã chấp cánh cho trí tưởng tượng của tuổi thơ song cũng nhắc nhở cho mọi người rằng, hạnh phúc không phải là điều gì xa xôi bí ẩn, do ai ban cho mà ở ngay trên trần thế và chính do con người tạo dựng.
-Bài thơ cho thấy mối quan hệ giữa tình yêu và sáng tạo.
Câu 8 : Ba cô gái trong tổ phá bom : -Nét chung :
+Cùng nhau làm nhiệm vụ phá bom, dũng cảm, sẵn sàng hy sinh vì nhiệm vụ. +Điều là những cô gái trẻ trung, yêu đời hồn nhiên, trong sáng.
-Nét riêng :
+Mỗi người một sở thích : Chị Thao chăm chép bài hát dù giọng chua và hát sai nhịp, Nho thích thêu thùa, Phương Định thích hát, hay mơ màng, hay soi gương.
+Mỗi người một tính cách : Chị Thao từng trải, Phương Định mơ mộng, Nho vô tư, hồn nhiên.
Câu 9 : Hai câu thơ cuối bài thơ “Sang thu” gợi ta suy nghĩ :
-Tả thực hiện tượng sấm mùa thu đã ít đi và không còn dữ dội như khi đang mùa hạ, hàng cây đã lớn đã lớn hơn và vững vàng hơn.
-Hình ảnh có tính ẩn dụ : sang thu tương ứng với lứa tuổi quá nửa đời người, nên con người cũng như hàng cây đứng tuổi, đã từng trải hơn và có những suy ngẫm về cuộc đời; sấm tượng trưng cho
những vang động bất thường ngoài cuộc đời, đã bớt gây ảnh hưởng và không còn xa lạ, gây chấn động với những người lớn tuổi.
Câu 10 : Hình ảnh xuyên suốt bài thơ là con cò. Ở đoạn thơ nào cũng thấy hình ảnh này xuất hiện. Con cò trong ca dao bước ra ngoài đời qua trí tưởng tượng của nhà thơ. Hình ảnh con cò gắn liền với lời ru của mẹ và theo suốt cuộc đời con, nâng đỡ tâm hồn con.
-Hình ảnh cánh cò cũng là biểu tượng tấm lòng mẹ yêu thương vỗ về, che chở cho con suốt cuộc đời, trở thành hình ảnh mang ý nghĩa triết lí sâu sắc.
Hai chủ đề này vừa độc lập vừa nương tựa, gắn bó với nhau trong bài thơ. B.Tiếng Việt :
Câu 1 :Nêu đúng định nghĩa Khởi ngữ :
-Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. -Trước khởi ngữ thường có thể thêm các quan hệ từ về, đối với.
+Thành phần khởi ngữ : a) Về công nghiệp. b) Cuốn tạp chí này
Câu 2 : -Nêu đúng khái niệm Thành phần tình thái :
Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
-Thành phần tình thái là : “có lẽ” : biểu thị thái độ tin cậy chưa cao vào việc “bán con chó của lão Hạc”; “đấy, ạ” :Biểu thị thái độ tôn trọng đối với ông giáo.
Câu 3 : -Nêu đúng khái niệm Thành phần phụ chú :
Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. -Xác định TPPC : “người con gái ở Nam Xương” :giải thích cho Vũ Thị Thiết.
Câu 4 : -Nêu đúng khái niệm thành phần biệt lập :
Thành phần biệt lập là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu. -Các thành phần biệt lập đã học : +Thành phần tình thái. +Thành phần cảm thán +Thành phần gọi-đáp. +Thành phần phụ chú.
Câu 5 : Các biểu hiện liên kết :
-Về nội dung : Các câu được sắp xếp hợp lí, cùng hướng tới việc làm rõ chủ đề : “Vẻ đẹp của con chuồn chuồn nước.”
-Về hình thức : Các câu trong đoạn liên kết với nhau nhờ phép liên tưởng : lưng – cánh - đầu - mắt – thân .
Câu 6 : Các lỗi liên kết về hình thức :
Hai câu liên kết với nhau bằng từ nhưng là không đúng. Vì quan hệ giữa hai câu không có gì là đối lập.
Câu 7 : Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý :
-Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
-Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
Câu 8 : -Khởi ngữ là : “mắt tôi”
-Có thể viết lại như sau : Nhìn mắt tôi, các anh lái xe bảo : “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”
Câu 9 : Bé Thu trong đoạn trích “Chiếc lược ngà” lại nói với ba các câu không có thành phần gọi đáp. ( Ví dụ như : -Vô ăn cơm ! ; -Cơm chín rồi ! ) vì :
Bé Thu chưa nhận anh Sáu là ba. Cho nên nó rất khó xưng hô với anh Sáu và chọn cách nói trổng ( nói trống không ).
Câu 10 : Cuối các văn bản đọc -hiểu trong sách giáo khoa thường có những dòng chữ nhỏ đặt trong dấu ngoặc đơn. Đó là thành phần phụ chú. Nó có tác dụng giải thích xuất xứ của văn bản về tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản,...