I.Phần câu hỏ i:

Một phần của tài liệu Hướng đề thi cả năm 6,7,8,9 (Trang 52 - 54)

C/ Tập làm văn

I.Phần câu hỏ i:

A.Văn bản :

Câu 1 : Văn bản “ Bàn về đọc sách”, vấn đề trong tâm mà tác giả đặt ra trong bài viết là gì ?

Câu 2 : Cảm hứng chủ đạo trong bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải là gì ?

Câu 3 : Phân tích hình ảnh hàng tre trong bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.

Câu 4 : Phân tích hình ảnh “Mặt trời” trong hai câu thơ sau : “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.”

( Viễn Phương, Viếng lăng Bác )

Câu 5 : Sự chuyển đổi của thiên nhiên khi đất trời vào thu được tác giả miêu tả như thế nào trong bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh.

Câu 6 : Bài thơ “Nói với con” tác giả là ai ? Nêu nội dung chính của bài thơ ?

Câu 7 : Ở bài thơ “Mây và Sóng” ( Ta-go ), ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ còn có thể gợi ta suy ngẫm thêm điều gì nữa ?

Câu 8 :Phân tích nét chung và nét riêng của ba cô gái trong tổ trinh sát phá bom. ( Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê.)

Câu 9 :Suy nghĩ của em về hai câu kết bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh. “Sấm cũng bốt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi.”

Câu 10 :Hình ảnh con cò xuyên suốt bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên nhưng người đọc vẫn thấy nổi bật hai chủ đề : Tình mẹ con và ý nghĩa lời ru với cuộc đời mỗi con người.

Em có đồng ý với nhận xét đó không ? Vì sao? B.Tiếng việt :

Câu 1 : Khởi ngữ là gì ? Xác định thành phần khởi ngữ trong các câu sau : a)Về công nghiệp, chúng ta đã xây dựng thêm nhiều xí nghiệp mới. b)Cuốn tạp chí này tôi đã xem rồi.

Câu 2 : Thế nào là thành phần tình thái ? Tìm thành phần tình thái trong câu sau và cho biết thành phần tình thái đó biểu thị ý nghĩa cụ thể nào?

Ví dụ : Có lẽ, tôi bán con chó đấy, ông giáo ạ !

( Nam Cao, Lão Hạc)

Câu 3 :Thế nào là thành phần phụ chú ? Tìm thành phần phụ chú trong câu sau và cho biết thành phần phụ chú đó giải thích ý nghĩa cho từ nào trong câu..

Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. (Nguyện Dữ, Chuyện người con gái Nam Xương”

Câu 4 : Thế nào là thành phần biệt lập ? Kể tên các thành phần biệt lập đã học.

Câu 5 :Tìm các biểu hiện liên kết nội dung và hình thức trong đoạn văn sau :

“Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao ! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh. Than chú nhỏ và thon vàng như màu vàng của nắng mùa thu.”

( Nguyễn Thế Hội, Chú chuồn chuồn nước )

Câu 6 :Chỉ ra và sửa các lỗi liên kết hình thức giữa các câu sau :

Thúy Kiều và Thúy Vân là hai chị em . Nhưng Thúy Kiều là chị còn Thúy Vân là em. Họ đều là những con gái có nhan sắc.

Câu 7 : Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý ?

Câu 8 : Tìm khởi ngữ trong câu sau và viết lại thành câu không có khởi ngữ ? Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo : “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm !”

Câu 9 :Tại sao bé Thu trong đoạn trích “Chiếc lược ngà” lại nói với ba các câu không có thành phần gọi –đáp ? ( Ví dụ : -Vô ăn cơm ! ; -Cơm chín rồi ! )

Câu 10 : Cuối các văn bản đọc-hiểu trong sách giáo khoa thường có những dòng chữ nhỏ đặt trong ngoặc đơn. Đó là thành phần gì ? Nó có tác dụng gì ?

II.Phần Tập làm văn :

Đề 1 : Cảm nhận và suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong bài thơ “Nói với con” của Y Phương. ( SGK NV 9 ,Tập 2, tr. 71 )

Đề 2 : Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.

Đề 3 : Cảm nhận và suy nghĩ của em về bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.

Đề 4 :Hãy phân tích nhân vật bé Thu trong đoạn trích truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyện Quang Sáng.

Đề 5 : Suy nghĩ về đạo lí “ Uống nước nhớ nguồn”

Một phần của tài liệu Hướng đề thi cả năm 6,7,8,9 (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w