I/Phần câu hỏ

Một phần của tài liệu Hướng đề thi cả năm 6,7,8,9 (Trang 37 - 39)

C/ Tập làm văn

I/Phần câu hỏ

A.Văn bản :

Câu 1 : Trình bày nội dung chính bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ.

Câu 2 : Trình bày những nét chính về giá trị nội dung và nghệ thuật văn bản “Thuế máu” – trích Bản án chế độ thực dân Pháp của Nguyễn Ái Quốc.

Câu 3: Nêu những điểm giống và khác nhau giữa Chiếu dời đô với Hịch tướng sĩ ?

Câu 4: Đọc khổ thơ sau và trả lời câu hỏi Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió. a.Có mấy hình ảnh so sánh trong đoạn thơ trên.

b.Đó là những câu thơ tả con thuyền nhưng lại thấy hiện lên cả con người làng chài. Nhận xét đó có đúng không? Vì sao?

Câu 5: Tiếng chim tu hú mở đầu và kết thúc bài thơ “ Khi con tu hú”có ý nghĩa như thế nào đối với cả bài thơ ?

Câu 6 : Viết lại bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh và nêu những nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

Câu 7 : Viết lại phần dịch thơ bài “Đi đường” của Hồ Chí Minh và nêu những nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

Câu 8 : Đọc “Chiếu dời đô”, người dân Việt qua nhiều thời đại vẫn thấy lòng mình xúc động. Điều gì về nghệ thuật và nội dung của văn bản tạo nên hiệu quả đó.

Câu 9 : Thế nào là câu văn biền ngẫu ? Ghi lại ba câu văn biền ngẫu trong văn bản “Nước đại Việt ta.” B.Tiếng Việt :

Câu 1 :Nêu đặc điểm về hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn ? Cho ví dụ về câu nghi vấn.

Câu 2 :Đặt hai câu cầu khiến. (Một câu dùng để ra lệnh, một câu dùng để khuyên bảo.)

Câu 3 : Đặt hai câu cảm thán để bộc lộ cảm xúc :

a)Trước tình cảm của một người thân dành cho mình. b)Khi nhìn thấy mặt trời mọc .

Câu 4 :Những câu sau đây có phải là câu trần thuật không ? Những câu này dùng để làm gì ?

a)Đêm nay, đến phiên anh canh miếu thờ, ngặt vì cất dở mẻ rượu, em chịu khó thay anh đến sáng thì về.

b)Tuy thế, nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi : “Em muốn cả anh cùng đi nhận giải.”

Câu 5 : Nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định ? Cho ví dụ về câu phủ định ?

Câu 6 :Hành động nói là gì? Nêu một số kiểu hành động nói thường gặp.

Câu 7 :Đọc những câu sau và cho biết mỗi câu thuộc kiểu câu nào trong số các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định.

Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi(1). [ ...] Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỉ che lấp mất (2). Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nở giận(3).

( Lão Hạc –Nam Cao )

Câu 8 : Hãy viết lại câu sau đây bằng cách đặt cụm từ in đậm vào vị trí khác trong câu này.

Hoảng quá, anh Dậu vội để bát cháo xuống phản và lăng đùng ra đó, không nói được một câu gì ?

Câu 9 :Hành động nói trong câu “Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ !” là kiểu hành động nói gì ? IIPhần Tập làm văn :

Đề 1 : Thuyết minh “Chiếc nón lá Việt Nam”

Đề 2 :Nhân dân ta xưa có câu :

“Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.”

Dựa vào lịch sử đấu tranh bảo vệ đất nước và sự nghiệp lao động xây dựng đất nước của nhân dân ta để chứng minh sự đúng đắn của câu tục ngữ trên.

Đề 3 : Trong bàn luận về phép học, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp có ý kiến bàn về cách học như sau : Học rộng rổi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dựa vào đó, hãy viết một văn bản nghị luận về phương pháp học tập của học sinh thời nay, để chứng tỏ rằng những ý kiến đó đến nay vẫn đúng.

Đề 4 :Nhân dân ta thường khuyên nhau “Thương người như thể thương thân”, lại có câu : “Lá lành đùm lá rách.” Bằng những dẫn chứng trong cuộc sống hoặc trong văn học, em hãy chứng minh rằng nhân dân ta từ xưa tới nay vẫn làm theo những lời khuyên đầy tình nghĩa ấy.

Đề 5 : Trong một buổi sinh hoạt lớp, các bạn sôi nổi thảo luận về vấn đề :Thế nào là một người bạn tốt ? Em hãy trình bày ý kiến của mình về vấn đề này.

Một phần của tài liệu Hướng đề thi cả năm 6,7,8,9 (Trang 37 - 39)