0
Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

II.Phần Tập làm văn:

Một phần của tài liệu HƯỚNG ĐỀ THI CẢ NĂM 6,7,8,9 (Trang 57 -59 )

C/ Tập làm văn

II.Phần Tập làm văn:

Đề 1 : Cảm nhận và suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong bài thơ “Nói với con” của Y Phương. ( SGK NV9, tập 2, tr.71 )

1.Yêu cầu chung :

-Bài làm phải được hoàn chỉnh, có kết cấu đủ 3 phần.

-Phạm vi dẫn chứng là ý , câu thơ trong bài thơ hoặc những câu thơ trong các bài thơ khác có liên quan.

2.Nội dung gợi ý :

-Ý chung của bài thơ : Mượn lời nói với con, nhà thơ gợi về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người, gợi về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương.

+Cảm nhận hoặc phát biểu suy nghĩ có thể xoay quanh ý chính là : Tình cảm của người cha truyền cho con chính là lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, với truyền thống cao đép của quê hương và niềm tự tin khi bước vào đời.

+Cảm nhận hoặc phát biểu cảm nghĩ xoay quanh các ý : -Tình yêu cha mẹ đùm bọc con. ( 4 câu đầu)

-Con được nuôi nấng, trưởng thành trong cuộc sống lao động, trong thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương.

-Con đã được nuôi lớn từ quê hương mình ...

-> Từ đó liên hệ với bản thân về trách nhiệm của người làm con.

Đề 2 : Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. 1.Yêu cầu chung :

-Bài làm phải được hoàn chỉnh, có kết cấu đủ 3 phần. -Phân tích nội dung và nghệ thuật bài thơ.

-Phạm vi dẫn chứng là ý, câu thơ trong bài thơ “Viếng lăng Bác”. 2.Nội dung gợi ý :

a.Mở bài :

Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ, tình huống tạo nên cảm xúc mãnh liệt của nhà thơ. b.Thân bài :

*Khổ 1 : -Tự giới thiệu với Bác : con ở miền Nam..

-Xúc động đặc biệt là suy nghĩ sâu xa về hàng tre : hình ảnh quê hương Việt Nam. Đến thăm Bác như trở về với quê hương, cội nguồn.

*Khổ 2 :

-Đứng trước lăng nhìn mặt trời rồi nghĩ đến Bác.

-Nhìn đoàn người xếp hàng viếng Bác , nghĩ đến tràng hoa dâng mùng thọ Bác. *Khổ 3 :

-Vào trong lăng nhìn thấy Bác như đang ngủ, ánh sáng trong lăng dịu như ánh trăng. -Đau xót khi nghĩ là Bác đã mất.

*Khổ 4 :

-Sự lưu luyến không muốn rời xa Bác

-Tác giả muốn hóa thân làm đoá hoa, làm con chim, làm cây tre trung hiếu để được đền ơn Bác.

c.Kết bài :

Bài thơ có cảm xúc chân thành, cũng là cảm xúc của nhân dân đối với Bác.

Đề 3 : Cảm nhận và suy nghĩ của em về bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.

1.Về nội dung : Tập trung làm nổi bật cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân của dân tộc. a.Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước.

+Hình ảnh đất nước đang đi lên với sự cống hiến của con người ( 2 lực lượng nòng cốt là người chiến sĩ - chiến đấu và người nông dân - sản xuất ). Họ chính là những người mang lại mùa xuân cho đất nước.

b.Cảm xúc mùa xuân trong lòng tác giả.

-Tâm niệm của tác giả : Khát vọng được hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp – dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước. Thông qua sự sáng tạo đặc sắc nhất của Thanh Hải trong bài thơ là ở hình ảnh “Mùa xuân nho nhỏ”.

-Thanh Hải đã đề cập đến vấn đề lớn của nhân sinh quan- vấn đề ý nghĩa của một đời sống cá nhân trong cộng đồng- một cách tha thiết nhỏ nhẹ như điều tâm niệm chân thành của nhà thơ.

-Những suy nghĩ , khát vọng nguyện ước của nhà thơ cũng chính là những suy nghĩ của mỗi chúng ta và mỗi người là một “mùa xuân nho nhỏ” góp vào mùa xuân to lớn của dân tộc.

-Nhà thơ rất khát vọng được sống và được cống hiến có ích cho đời dù là rất nhỏ bé. 2.Về nghệ thuật :

-Phân tích theo mạch cảm xúc của tác giả. -Chú ý những nghệ thuật chủ yếu.

+Sự chuyển đổi cảm giác. +Hình ảnh thơ sáng tạo.

+Các biện pháp tu từ : ẩn dụ, hoán dụ, điệp ngữ, ... +Màu sắc âm thanh, hình ảnh.

3.Về hình thức : -Bố cục chặt chẽ.

-Có lập luận + dẫn chứng xác đáng. -Liên kết giữa các đoạn, các phần.

Đề 4 : Phân tích nhân vật bé Thu. A.Mở bài :

-Giới thiệu tác giả Nguyễn Quang Sáng và truyện “Chiếc lược ngà”.

-Giới thiệu nhân vật bé Thu và nêu nhận xét khái quát : Thu có một tình yêu cha sâu sắc, mạnh mẽ.

B.Thân bài : Phân tích tình yêu cha của bé Thu.

a)Lúc đầu, Thu không nhận ông Sáu là cha vì không giống “ba” trong ảnh, cho nên : -Thu luôn tỏ ra lạnh nhạt, xa cách ông Sáu.

-Thu phản ứng quyết liệt, rồi trốn sang bà ngoại kể với bà nỗi tức tối.

b)Sau đó, được ngoại giải thích, bé hiểu, hối hận và nhận cha đúng lúc nó phải chia tay cha. c)Phút cuối cùng tình yêu cha bộc lộ mãnh liệt và xót xa.

C.Kết bài :

-Tình yêu cha của Thu thật mạnh mẽ, sâu sắc, nhưng cũng thật dứt khoát, rạch ròi. Nó còn là một em bé cứng cỏi đến mức ương ngạnh.

-Ngòi bút miêu tả tâm lí và tính cách nhân vật trẻ em tinh tế và chính xác.

Đề 5 : Suy nghĩ về đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”. A.Mở bài :

-Dẫn dắt vào đề.

-Giới thiệu câu tục ngữ và nêu tư tưởng chung của nó. B.Thân bài :

-Giải thích nội dung câu tục ngữ. -Nhận định đánh giá câu tục ngữ :

+Câu tục ngữ là lời dạy, lời khuyên, lời nhắc nhở, bởi cuộc đời có nhiều người tốt, nhưng cũng không ít kẻ vô ơn mà dân gian đã khái quát thành các câu tục ngữ, thành ngữ : Khỏi vòng cong đuôi, Có mới nới cũ, ...

+Ngày nay câu tục ngữ còn có nhiều lớp nghĩa. ( dẫn chứng) ( Liên hệ thực tế. )

C.Kết bài :-Khẳng định một truyền thống tốt đẹp của dân tộc. -Nêu ý nghĩa câu tục ngữ đối với ngày hôm nay.

Một phần của tài liệu HƯỚNG ĐỀ THI CẢ NĂM 6,7,8,9 (Trang 57 -59 )

×