0
Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

.12 Dự đoán doan thu từ du lịch sinh thái tỉnh Hịa Bình đến năm 2010

Một phần của tài liệu KHAI THÁC TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH HOÀ BÌNH (Trang 86 -110 )

Chỉ tiêu

2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng doanh thu 13.200 19.250 40.000 48.000 57.600 69.120 Khách quốc tế 8.240 12.000 26.000 31.200 37.440 44.928 Khách nội địa 4.960 7.250 14.000 16.800 20.160 24.192 Doanh thu từ bán hàng 3.900 5.500 13.000 15.600 18.720 22.464 Doanh thu dịch vụ 9.300 13.750 27.000 32.400 38.880 46.656

Nguồn: Phòng du lịch sở Thương mại – Du lịch Hồ Bình

* Cơ sở vật chất

Hiện tại cơ sở vật chất phục vụ DLST trên địa bàn tỉnh đã có sự phát triển cả về mặt số lượng và mặt chất lượng tuy nhiên vẫn còn hạn chế và manh mún. Nhu cầu của khách du lịch ngày càng cao, do đó nhu cầu về cơ sở lưu trú đặc biệt là cơ sở lưu trú cao cấp đặt ra trong tương lai rất lớn.

Cơng suất sử dụng phịng trung bình hiện nay của hệ thống khách sạn ở Hịa Bình nói chung cịn thấp. Một trong những yêu cầu quan trọng là phải đưa cơng suất sử dụng phịng trung bình năm của Hồ Bình lên một cơng suất cao hơn khoảng 50%. Dự báo đến năm 2010 tổng số buồng của các cơ sở lưu trú đạt 2.000/3.500 giường, trong đó 30% số buồng đạt tiêu chuẩn 2 sao trở lên.

Theo sở kế hoạch đầu tư dự án Hồ Sơng Đà Hồ Bình ta có một số ước tính:

Bảng 4.13 Dự báo nhu cầu phòng nghỉ phục vụ du lịch sinh thái Tỉnh Hịa Bình tới năm 2010 Nội dung ĐVT 2010 Du lịch Du lịch sinh thái 1. Công suất sử dụng phòng Phòng đạt tiêu chuẩn % 50% 50% Phòng hạng cao cấp % 50% 50% 2. Hệ số sử dụng chung phòng Phòng đạt tiêu chuẩn 2,16 2,16 Phòng hạng cao cấp 1,8 1,8 3. Nhu cầu phòng nghỉ Phòng 2.000 1.000 Phòng đạt tiêu chuẩn Phòng 1.200 670 Phòng hạng cao cấp Phòng 800 330

4. Nhu cầu đầu tư mới phòng nghỉ Phòng 311 150

Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư Hồ Bình

Ghi chú: Lượng phịng trong DLST chỉ tính riêng tại các khu du lịch sinh thái. * Lao động

Trong những năm tới khi các khu DLST trong tỉnh xây dựng xong và đi vào khai thác dự báo sẽ cần một lực lượng lao động khá đông đảo để phục vụ nhu cầu của du khách. Các dịch vụ ở các khu DLST còn nghèo nàn chất lượng dịch vụ chưa cao, nên yếu tố quan trọng là phát triển nguồn nhân lực về số lượng phải đi đôi với chất lượng. Dựa vào nhu cầu lao động tính bình qn cho một phòng cao cấp của cả nước và khu vực là 1,5 lao động trực tiếp và một phòng đạt tiêu chuẩn là 1,2 lao động trực tiếp; cũng như số lao động gián tiếp kèm theo.

Bảng 4.14 Dự kiến nhu cầu lao động phục vụ du lịch sinh thái tỉnh Hịa Bình tới năm 2010.

Nội dung

Lao động du lịch Lao động du lịch sinh thái

2007 2010 (%)10/07So sánh 2007 2010 So Sánh (%)10/07

Tổng số lao động 900 4037 449 214 1.581 739

I/Lao động trực

tiếp 795 1.262 159 194 494 255

II/ Lao động gián

tiếp 105 2.775 2.643 20 1.087 5.434

Nguồn: Phòng du lịch, Sở Thương mại – Du lịch Hồ Bình

(Ghi chú: Số lao động trực tiếp năm 2010 = Lao động năm 2007+(nhu cầu đầu tư mới phòng nghỉ * 1,5); Số lao động gián tiếp năm 2010 = Số lao động trực tiếp năm 2010 * 2,2)

Những ước tính trên mang tính đột phá và đạt được trong điều kiện: Thuỷ điện Sơn La đang trong giai đoạn thi cơng và hồn thành; Việt Nam thuận lợi trong mối quan hệ quốc tế (Đặc biệt là gia nhập WTO ổn định), đồng thời cùng với quyết tâm đưa du lịch Hồ Sơng Đà Hồ Bình trở thành khu du lịch quốc gia, và với chính sách ưu đãi của tỉnh để thu hút các nhà đầu tư.

4.7 Định hướng và giải pháp khai thác tiềm năng du lịch sinh thái trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hồ Bình

4.7.1 Định hướng

- Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh, nhất là vị trí địa lý, cảnh quan thiên nhiên, giá trị văn hố, mơi trường sinh thái. Đồng thời bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc của địa phương.

- Đa dạng các loại hình sản phẩm du lịch, đẩy mạnh thu hút đầu tư, tăng nhanh tỷ trọng du lịch trong cơ cấu kinh tế, gắn việc phát triển du lịch tạo việc làm, khôi phục các làng nghề truyền thống để nâng cao đời sống nhân dân, nâng cao dân trí, giữ gìn bản sắc văn hố dân tộc và đặc thù văn hố địa phương, góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế.

- Ưu tiên phát triển du lịch văn hoá và sinh thái, mở rộng các khu, tuyến điểm du lịch.

- Tăng cường xây dựng sản phẩm mới, mở rộng thị trường. - Đào tạo nguồn nhân lực quản lý hoạt động, kinh doanh DLST.

Và mục tiêu: Phát huy sức mạnh các cấp, các ngành và toàn dân xây dựng phát triển ngành du lịch của tỉnh trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, kinh doanh có hiệu quả, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, tăng thu ngân sách Nhà nước. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho DLST (điện, nước, đường, điện thoại...), khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển các loại hình du lịch. Trước mắt, tập trung xây dựng khu du lịch Hồ Sơng Đà Hồ Bình thành khu du lịch cấp quốc gia. Từ đó có các định hướng cụ thể như sau:

4.7.1.1 Định hướng khai thác theo thị trường

* Thị trường trong tỉnh

Khách du lịch trong tỉnh không quá xa lạ về đặc tính dân tộc, cũng như thiên hiên của DLST tỉnh. Nhưng khách du lịch tỉnh lại thiếu nơi vui chơi giả trí, nhỉ ngơi cuối tuần.

Một bộ phận rất cần văn hố tín ngưỡng, khát khao những hiểu biết về khoa học. Do đó, trên địa bàn tỉnh ở các khu DLST cần xây dựng thêm nhiều nơi vui chơi giải trí, nhiều điểm nghỉ ngơi cuối tuần, nâng cấp cảnh quan của các khu DLST, thực hiện công tác bảo vệ tài nguyên và vệ sinh mơi trường thật tốt.

* Thị trường trong nước

Nhìn chung khách du lịch quốc gia thường muốn hiểu biết về các dân tộc ít người, đặc biệt muốn biết về mối quan hệ Việt - Mường. Một bộ phận tất cần nơi vui chơi giải trí cao cấp, nơi nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng cuối tuần, tham gia văn hố tín

ngưỡng, khát khao những hiểu biết khoa học, tìm hiểu các địa danh có một khơng hai trên đất nước. Bởi vậy tỉnh Hồ Bình cần tu bổ, phát triển những làng văn hố cá dân tộc, các làng nghề, xây dựng thêm nhiều khu vui chơi giải trí cao cấp, nhiều điểm nghỉ dưỡng, nghỉ ngơi cuối tuần, nâng cấp các hang động, các cảnh quan thiên nhiên hiện có. Tổ chức các phương tiện du lịch thuận tiện; tổ chức những tuyến du lịch của tỉnh Hồ Bình cũng như nối tour, nối tuyến với các tỉnh bạn.

* Thị trường quốc tế

Khách quốc tế thường muốn hiểu biết về các dân tộc thuộc dân tộc Việt Nam, mối quan hệ Việt - Mường; tín ngưỡng Việt Nam, muốn nghiên cứu khoa học và tính đa dạng trên những địa danh nổi tiếng của đất nước. Người Châu Âu rất quan tâm đến nền văn hố Hồ Bình, trong khi những người Đông Nam Á lại quan tâm đến nền văn hoá đa dạng gần gũi với họ. Bởi vậy, Hồ Bình cần tu bổ phát triển những làng văn hố các dân tộc, các điểm nghỉ dưỡng, nâng cấp cảnh quan các khu DLST, nâng cấp các hang động, khu rừng hiện có, tổ chức phương tiện du lịch thuận tiện, tổ chức những trung tâm khoa học, liên kết với các công ty du lịch trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới để xây dựng nối tour, nối tuyến du lịch.

4.7.1.2 Định hướng khai thác theo hướng hồn thiện tính cơ sở

1) Hồn thiện cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật

Hiện trạng cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật của Hồ Bình cịn thiếu, yếu và kém. Trong khi nhu cầu của khách DL đòi hỏi ngày càng cao, từ đó đặt ra cho ngành du lịch một yêu cầu phải tập trung xây dựng trọng điểm tại một số khu DL trong địa bàn tỉnh. Phấn đấu đến năm 2010 về cơ bản hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng từ đó có thể khuyến khích và kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Hệ thống cơ sở lưu trú, cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí chưa được đầu tư đồng bộ. Các nhà sàn theo kiểu của người dân tộc là nơi lưu trú mang đậm nét địa phương nhưng số lượng ít, xuống cấp, và chất lượng phục vụ chưa cao. Muốn giữ được khách lưu trú lại các điểm DLST thì cơ sở lưu trú và các cơng trình dịch vụ du lịch cũng phải đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách thập phương. Quan điểm đầu tư không tản mạn mà thực hiện theo quy hoạch. Điển lưu trú khu trung tâm đồng thời là bộ mặt du lịch của toàn khu du lịch nên phải có tầm vóc quy mơ tương xứng.

Hiện nay cả tỉnh mới có một khách sạn có khả năng đạt tiêu chuẩn 5 sao thì vẫn chưa được cơng nhận đang nằm trong tình trạng chờ tổng cục du lịch cấp chứng nhận.

- Nâng cấp các tuyến đường vào các khu DLST, tạo hệ thống giao thông thuận tiện, trong nội bộ các khu du lịch nhưng phải dựa trên nguyên tắc không phá vỡ nền tảng tự nhiên.

+ Xây dựng hệ thống cáp treo để giúp du khách có thể ngắm cảnh quan thiên nhiên mà khơng phải leo trèo trên những vách đá treo leo, trơn trượt lại không làm kinh động đến động vật trong khu DLST.

+ Đầu tư nâng cấp và đóng mới các phương tiện giao thơng đặc biệt là giao thông đường thuỷ.

- Đầu tư kết cấu hạ tầng (hệ thống giao thơng, cấp thốt nước, cung cấp năng lượng, bưu chính viễn thông…).

+ Đầu tư xây dựng mạng lưới điện, nước tới từng điểm du lịch.

+ Xây dựng các trạm bưu chính viễn thơng một cách rộng khắp và xây dựng mạng lưới vệ tinh, internet trong toàn khu vực.

+ Xây dựng hệ thống cấp thốt nước vệ sinh mơi trường, tạo nên cảnh quan môi trường hấp dẫn trong sạch. Xây dựng hệ thống cấp nước tại chỗ cho khu vực trung tâm. Nước ở đây có thể là nước ngầm hay nước lấy từ sơng, suối trên bề mặt qua q trình lắng, lọc va xử lý tốt nhất. Tại các điểm du lịch việc cấp nước và xử lý nước cũng là các hệ thống xử lý cục bộ.

- Xử lý hệ thống rác thải trước khi thải ra môi trường nhằm hạn chế sự ô nhiễm môi trường tự nhiên. Trước mắt đầu tư xây dựng các điểm tập trung rác, các bãi chôn rác cho các điểm DLST, nâng cấp dần lên xây dựng các điểm xử lý rác thải. Phối hợp giữa khách du lịch, cơ sở quản lý, người dân địa phương cùng bảo vệ môi trường tự nhiên.

Xây dựng các khu làng du lịch tổng thể cao cấp với quy mô lớn để gây tiếng vang, là điểm dừng chân lý tưởng của du khách trong nước và quốc tế.

Xây dựng các làng nghề truyền thống với các sản phẩm đặc trưng (dệt thổ cẩm, các loại nhạc cụ…) nhằm thoả mãn nhu cầu tìm hiểu nghề truyền thống địa phương, tạo ra những mặt hàng lưu niệm mang nét văn hoá riêng của các dân tộc chung sống ở Hịa Bình. Đầu tư tăng cường cơ sở kỹ thuật của ngành (chủ yếu là khách sạn, các hình thức giải trí, cơ

sở đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên DLST), đầu tư bảo vệ và làm tăng giá trị môi trường sinh thái cho các khu DLST.

2) Đầu tư xây dựng, khai thác các tuyến, điểm du lịch mới, làm mới lại hình ảnh các

tuyến điểm du lịch đang khai thác.

Địa hình núi cao, sơng suối dốc, khí hậu trong lành cộng với sự đa dạng của các dân tộc ít người tạo cho Tỉnh Hồ Bình có rất nhiều tiềm năng DLST. Hiện nay chỉ có một ít số điểm DLST được khai thác và đưa vào sử dụng. Cần khai thác thêm các điểm du lịch mới, và làm mới lại các điểm DL đang khai thác nhằm phát triển khai thác tiềm năng DLST cả chiều sâu lẫn chiều rộng trên địa bàn tỉnh Hồ Bình.

Tạo ra các điểm du lịch mới và làm mới lại các điểm du lịch đã có nhằm tạo ra sự hấp dẫn, vừa thu hút được khách du lịch mới và vừa đưa được các khách đã từng đến trở lại. Đồng thời phải xúc tiến các chiến dịch quảng bá đưa thông tin cụ thể về tận tay du khách trong và ngoài nước. Xây dựng quảng bá thương hiệu DLST Hồ Bình, tăng cường quản lý, bảo tồn các sản phẩm du lịch đặc sắc của Hồ Bình.

3) Kêu gọi đầu tư và hợp tác quốc tế.

Phát huy nội lực và tranh thủ sự hợp tác quốc tế, huy động mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước cho xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất để khai thác tiềm năng và phát triển DLST.

Tích cực quảng bá, xúc tiến du lịch trong và ngồi nước.

Quy định chính sách riêng biệt cho đầu tư tại khu DLST. Cho không đất tại một số vùng, giảm thuế, giảm giá đất cho các nhà đầu tư tại những vùng sâu vùng xa.

Địa phương chủ động trong cơng tác đền bù giải phóng mặt bằng để làm dự án khai thác tiềm năng du lịch sinh thái.

Phân tích kỹ khả năng tài chính của các nhà đầu tư để tạo điều kiện hợp lý cho các nhà đầu tư phát huy hết khả năng của mình. Với khu vự trung tâm cần tìm nhà đầu tư đủ khả năng kinh tế cũng như kinh nghiệm để tránh tình trạng đầu tư manh mún nhỏ lẻ.

4) Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngànhDLST.

Tổ chức đào tạo và đào tạo lại ngày càng tốt hơn cán bộ công nhân viên của ngành DLST dưới hình thức tại chỗ, chính quy ở trong và ngồi nước để đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài của ngành du lịch sinh thái. Chú trọng giáo dục tồn dân, nâng cao dân trí, đặc biệt tại các tuyến các điểm DLST.

Phát triển nguồn nhân lực DLST là điều kiện quyết định khai thác tiềm năng DLST bền vững. Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực, để ngành du lịch tỉnh có một đội ngũ cán bộ đồng bộ, tinh thông nghiệp vụ, biết tổ chức kinh doanh có hiệu quả trong cơ chế mới.

Ngồi ra, đầu tư giáo dục, tìm hiểu văn hố các dân tộc trong khu vực Tỉnh Hồ Bình cho mọi người dân làm du lịch, cụ thể là.

- Đầu tư nâng cao sự hiểu biết và ý thức làm du lịch về dân tộc Mường cho mọi người dân.

- Đầu tư, nâng có ý thức trách nhiệm, sự hiểu biết và ý thức làm du lịch về dân tộc của dân tộc Thái ở Mai Châu.

- Đầu tư nâng cao ý thức làm du lịch của dân tộc Dao ở Đà Bắc…

4.7.2 Giải pháp

4.7.2.1 Quy hoạch các khu du lịch hiện có, mở rộng các khu du lịch sinh thái ở những nơi có điều kiện

- Lập và điều chỉnh bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hịa Bình đến 2020 và quy hoạch chi tiết các khu du lịch phải gắn với công tác nghiên cứu thị trường.

- Kiện tồn đồ án quy hoạch vùng Hồ Sơng Đà và các vùng lân cận bao gồm: + Làm quy hoạch chung.

+ Quy hoạch cụ thể khu trung tâm.

+ Có người theo dõi và quản lý tồn bộ cơng tác quy hoạch.

Kiện toàn điều lệ quản lý, bộ phận quản lý riêng biệt cho ngành DLST Hồ Bình (trực thuộc sở Thương mại – du lịch Hồ Bình), trên cơ sở thống nhất các ý kiến phát huy các mặt mạnh cần làm để đưa ra phương án tốt nhất.

- Quy hoạch khai thác tiềm năng du lịch đảm bảo khai thác bền vững môi trường tự nhiên và các giá trị văn hoá địa phương. Khi lập kế hoạch phải xem xét đến tất cả các yếu tố

Một phần của tài liệu KHAI THÁC TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH HOÀ BÌNH (Trang 86 -110 )

×