0
Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Phương pháp so sánh

Một phần của tài liệu KHAI THÁC TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH HOÀ BÌNH (Trang 42 -42 )

Phương pháp này sử dụng để so sánh các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh du lịch qua các năm.

3.2.4.3 Phương pháp hạch tốn

Tính các chỉ tiêu như GO (giá trị các hoạt động dịch vụ mạng lại), IC (chi phí trung gian cho các hoạt động dịch vụ), VA (giá trị gia tăng do hoạt động dịch vụ mang lại) và Pr (lợi nhuận do các hoạt động dịch vụ mang lại).

Sau đó tính các chỉ tiêu như GO/LĐ, VA/LĐ, Pr/LĐ hoặc GO/vốn lưu động, GO/vốn cố định, VA/vốn lưu động, VA/vốn cố định, Pr/vốn lưu động, Pr/vốn cố định để đánh giá hiệu quả của hoạt động du lịch mang lại.

3.2.4.3 Phương pháp nghiên cứu có sự tham gia (PRA)

Sử dụng các công cụ như cây vấn đề để phân tích các vấn đề đặt ra cho du lịch sinh thái của Hồ Bình; cây nhân - quả để phân tích nguyên nhân và kết quả của hoạt động du lịch sinh thái ở Hồ Bình; phân tích ma trận SWOT (phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức) đối với du lịch sinh thái của Hồ Bình.

PHẦN IV

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Tình hình các khu du lịch sinh thái của tỉnh những năm qua 4.1.1 Cơ sở hạ tầng.

* Giao thông

Hệ thống giao thơng hiện có trong các khu DLST của tỉnh Hồ Bình là một hệ thống đa dạng cả thuỷ lẫn bộ, đây là một ưu thế cho việc phát triển du lịch. Vì nó đáp ứng được nhu cầu vui chơi của khách.

Hầu như các khu DLST đều ở cách xa trục đường chính, đường vào các khu DLST chủ yếu là những đoạn đường nhỏ hẹp, men theo các sườn núi, và đã đều xuống cấp chưa được tu bổ lại.

Để đảm bảo nguyên tắc môi trường tự nhiên hoang sơ, hoang dã nên giao thông nội bộ của các khu DLST phần lớn là đường đất, các tảng đá được ghè thành bậc dựa trên kết cấu tự nhiên, hay đường men theo sườn núi, bám vào cây rừng và luồn lách trong các hang động. Nếu đi bằng đường thủy thì di chuyển bằng xuồng nhỏ đi trên mặt sông, suối .

Các phương tiện giao thông phải dừng lại và gửi ở cổng các khu du lịch để không làm kinh động đến môi trường tự nhiên. Du khách di chuyển bằng phương thức đi bộ, đi thuyền.

Các khu DLST tỉnh Hồ Bình hầu như chưa có nơi nào có hệ thống cáp treo, muốn tham quan các ngọn thác trên các đỉnh núi cao, hay các khu rừng rậm (mùa mưa rất nhiều vắt, và vách núi trơn trượt…) cách duy nhất chỉ có đi bộ.

Giao thông đường thủy là hệ thống giao thông chủ yếu trong các khu DLST trên khu vực Hồ Sông Đà. Những điểm cư dân ven hồ Sơng Đà Hồ Bình đều có những bến thuyền cơng cộng hoặc tự phát. Đặc điểm của mực nước sơng Đà Hồ Bình hiện thời chênh nhau quá cao giữa các mùa, mức nước này khiến người ta có thể tạo ra rất nhiều bến thuyền nhỏ lẻ ở khắp nơi. Trên sơng có 2 cảng chính vận chuyển khách du lịch là cảng Thung Nai và cảng Bích Hạ tổng số có khoảng 60 tầu, thuyền phục vụ vận chuyển khách du lịch.

Để phục vụ cho du lịch, nhất là DLST thì các cảng trên địa bàn tỉnh Hồ Bình cơ thể sử dụng được truy nhiên chỉ có cảng Thung Nai là cảng đủ tiêu chuẩn một cảng du lịch.

Mặc dù trong những năm gần đây các khu DLST trong tỉnh đã tập trung nhiều cho giao thơng, nhưng nói chung hệ thống giao thơng trên địa bàn rất kém, đi lại khó khăn, đặc biệt là vào mùa mưa đất đá sụt lở, lún làm cản trở việc đi lại và còn là mối nguy hiểm cho khách du khách. Hệ thống giao thơng hiện tại cịn chưa được xây dựng đồng bộ, năng lực vận chuyển thấp. Cần làm mới và nâng cấp hầu hết các tuyến chính trong khu vực.

* Hệ thống cung cấp điện

Do điều kiện các điểm dân cư trong khu du lịch có quy mơ nhỏ, khơng tập trung, nên việc cung cấp địi hỏi nguồn vốn lớn, trong khi năng lực tài chính của các địa phương có hạn, dẫn đến tỷ lệ hộ được dùng điện lưới quốc gia thấp (45%). Một số hộ gia đình dùng thủy điện nhỏ, phục vụ sinh hoạt nhưng chỉ sử dụng được 5 – 6 tháng (trừ các tháng mùa khơ và mùa mưa).

* Bưu chính viễn thơng

Thơng tin liên lạc là phương tiện quan trọng trong việc nâng cao trình độ dân trí và đưa đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước tới người dân, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Đã có hệ thống thông tin liên lạc ở các khu DLST trong tồn tỉnh. 100% được phủ sóng phát thanh, 70% được phủ sóng truyền hình. Nhưng với các điểm vùng cao, hệ thống thông tin liên lạc chưa được đầu tư và phát triển đúng hướng. Nếu đi vào hang động, leo lên núi cao hay đi vào rừng rậm thì khơng thể dùng điện thoại di động do đó nếu có sự cố xảy ra thì việc cứu hộ, cứu nạn rất chậm và khó khăn.

* Hệ thống cấp nước, thốt nước thải và vệ sinh mơi trường - Cấp nước

Các điểm tại Thành phố Hồ Bình có hệ thống cấp nước sạch tập trung, các huyện cấp nước sạch cục bộ (Giếng, suối…). Một số nơi đang tiến hành xây dựng nhà máy nước và hệ thống cấp nước tập trung, chất lượng nước nhìn chung cịn thấp. Hầu hết các khu DLST thuộc các huyện vùng cao, ngồi diện tích mặt nước

Sơng Đà, diện tích đất cịn lại là đồi núi, địa hình rất phức tạp, độ dốc lớn nước được hút trực tiếp từ mạch nước ngầm để phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Trên địa bàn các khu vực xa bờ sơng, chỉ có suối nhỏ độ dốc lớn, khả năng cung cấp nước và trữ lượng nước rất hạn chế, mùa mua nước nhiều, mùa hạn thì khơ cạn. Các cơng trình nước sạch đang được đầu tư và triển khai tuy nhiên vẫn chưa có kết quả khả quan.

- Hệ thống thoát nước

Trong khu vực các khu DLSL phần lớn chưa có hệ thống thốt nước, chủ yếu vẫn để thoát tự nhiên, nước thải chưa được xử lý. Nước mưa tự thốt theo độ dốc địa hình tự nhiên, và thốt về phía các sơng, suối, ao, hồ và thốt chủ yếu vào Hồ Sơng Đà Hồ Bình.

- Vệ sinh mơi trường

DLST tỉnh Hồ Bình đã có ý thức về vấn đề mơi trường, vì vậy vấn đề này đang dần được bảo vệ. Tuy nhiên, ý thức trong từng người dân, từng du khách về vệ sinh môi trường chưa được nâng cao, nên cần phải có biện pháp kịp thời để nâng cao chất lượng vệ sinh trong đời sống. Nhất là vấn đề khai thác gỗ bừa bãi đang là vấn đề bức xúc cần được giải quyết dứt điểm, mặc dù nhiều khu khai thác gỗ để làm vật liệu xây dựng đã bị đình chỉ.

4.1.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch sinh thái

Thời gian qua DLST Hồ Bình cịn đơn điệu, nghèo nàn, du khách đến chưa thực sự có nhiều trao đổi. Đặc biệt còn thiếu khách sạn, nhà nghỉ, thiếu nơi hội họp, thiếu nơi vui chơi giải trí, thể dục thể thao phục vụ cho nhu cầu của người dân địa phương và du khách. Vì vậy khơng giữ được khách du lịch lưu lại dài ngày.

Các khách sạn, nhà nghỉ được tính chung trên tồn tỉnh do đó những con số trên là tổng số cơ sở lưu trú du lịch của tồn tỉnh Hồ Bình. Các cơ sơ lưu trú trong các khu DLST chủ yếu là nhà sàn – đây là nét đặc trưng riêng của các dân tộc ít người chung sống trên đất Hồ Bình nói riêng và Việt Nam nói chung.

Mỗi nếp nhà sàn đặc trưng riêng cho một dân tộc ở nơi đây. Những nhà sàn cột to, tròn là đặc trưng của dân tộc Mường Hồ Bình và những nhà sàn có cột hình vng, khoảng cách tới mặt đất cao là đặc trưng của dân tộc Thái Hồ Bình.

Bảng 4.1 Thực trạng cơ sở lưu trú du lịch tỉnh Hồ Bình (2005 – 2007)

TT Nội dung ĐVT 2005 2006 2007

Tổng cơ sở lưu trú Cơ sở 84 108 137

Tổng số buồng/giường B/G 862/1.560 Và 1.016 chỗ nghỉ nhà sàn 1.115/2.156 Và 1.030 chỗ nghỉ nhà sàn 1.689/2.918 Và 1.100 Chỗ nghỉ nhà sàn Khách sạn 5 sao: K/S 1 Số buồng/giường B/G 145/290 3 sao: K/S 1 1 1 Số buồng/giường B/G 58/98 60/100 60/100 2 sao: K/S 6 6 7 Số buồng/giường B/G 188/366 185/363 262/497 1 sao: K/S 1 2 3 Số buồng/giường B/G 63/133 66/243 150/277 Đủ tiêu chuẩn: K/S 2 3 3 Số buồng/giường B/G 44/83 62/110 59/107 Chưa xếp hạng: K/S 3 3 2 Số buồng/giường B/G 100/154 80/154 175/250 Nhà nghỉ Đủ tiêu chuẩn NN 20 28 47 Số buồng/giường B/G 278/530 362/666 533/957 Chưa xếp hạng: NN 16 32 33 Số buồng/giường B/G 131/196 300/520 450/730 Cơ sở lưu trú khác Nhà sàn tại các bản làng kinh doanh du lịch: Nhà 35 33 41 Số giường Giường 1.016 1.030 1.100

Nguồn: Phòng du lịch, Sở Thương Mại – Du lịch.

Tìm hiểu văn hóa nhà sàn của các dân tộc Hồ Bình cũng là một nét văn hố đặc sắc trong loại hình DLST.

Hệ thống cơ sở lưu trú phục vụ du lịch của tỉnh Hồ Bình nhìn chung đều tăng về cả số lượng và chất lượng qua từng năm nhưng vẫn cịn ít và chưa đạt tiêu chuẩn du lịch. Năm 2005, tồn tỉnh mới chỉ có 84 cơ sơ lưu trú trong đó có 13 khách sạn thì đã có tới 3 khách sạn chưa được xếp hạng và chỉ có khách sạn từ 3 sao trở xuống. Với 36 nhà nghỉ và 35 nhà sàn tại các bản làng kinh doanh du lịch, trong đó chỉ có 20 nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn. Năm 2006 tổng cơ sở lưu trú tăng lên 108 cơ sở với 1.115/2.156 buồng/giường và 1.030 chỗ nghỉ nhà so với năm 2005 tăng 24 cơ sỏ lưu trú và 14 chỗ nghỉ nhà sàn chứng tỏ ngành du lịch tỉnh Hồ Bình

đã có đầu tư bước đầu vào du lịch. Năm 2007 mới chỉ có 1 khách sạn 5 sao nhưng vẫn trong tình trạng chờ tổng cục du lịch công nhận. Cơ sở lưu trú của khách du lịch chủ yếu là nhà nghỉ và nhà sàn còn số lượng khách sạn có, nhưng vẫn chiếm tỷ lệ thấp. Cơng suất sử dụng phịng bình qn của các cơ sở phục vụ du lịch chưa năm nào đạt được 50%. Đây là một con số đáng buồn cho các cơ sở lưu trú du lịch. Tuy nhiên cũng một phần lý do do khách quan đó là du khách chủ yếu là người trong tỉnh và các tỉnh lân cận, đi về trong ngày khơng có nhu cầu lưu trú. Năm 2007 tồn tỉnh có tới 137 cơ sở lưu trú tăng 29 cơ sở so với năm 2006, tốc độ tăng này tuy cao nhưng tỉnh chưa chú ý vào chất lượng mà chỉ chú ý vào tăng số lượng và chưa phải là con số “đủ” cho tốc độ phát triển du lịch hiện nay.

Hiện tại cơ sở lưu trú Hồ Bình có một thực trạng rất mâu thuẫn là vừa “khủng hoảng thừa” vừa “khủng hoảng thiếu”. Do đặc trưng của DLST là có tính mùa vụ, khách thường vắng vào mùa đông và các ngày làm việc trong tuần, tháng, năm. Nên vào các dịp nghỉ lễ, Tết, nghỉ cuối tuần, nghỉ hè... các cơ sở phục vụ du lịch gần như quá tải. Có nhiều du khách khơng tìm được chỗ nghỉ phải đi th các chỗ trọ ở xa khu du lịch với giá rất cao. Cịn về “mùa” vắng khách thì lượng cơ sở lưu trú bị bỏ trống hay “khủng hoảng thừa” là rất lớn. Và một lý do nữa đó là các cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn cao để phục vụ thị trường khách “đại gia” cịn rất ít. Nên khủng hoảng thiếu có thể diễn ra ngay trong mùa vắng khách. Có nhiều công ty du lịch và lữ hành quốc tế thường phải cắt lưu trú trong chương trình du lịch thăm quan Hồ Bình do cơ sở lưu trú hiện có khơng đáp ứng được yêu cầu của khách.

4.1.3 Hệ thống dịch vụ

4.1.3.1 Cơ sở ăn uống, bán hàng

Hệ thống cơ sở dịch vụ ăn uống luôn luôn được cải thiện về số lượng và chất lượng nhưng về con số thống kê cụ thể thì chưa có. Ở các khu DLST các dịch vụ ăn uống và bán hàng lưu niệm có rải rác ở khắp nơi. Các nhà dân địa phương cũng tham gia vào dịch vụ ăn uống và bán hàng. Tại các cơ qua chủ quản của các khu DLST thì du khách được phục vụ ăn uống tại các khách sạn, nhà nghỉ hay nhà sàn. Dịch vụ ăn uống rất đa dạng và phong phú, du khách có thể tự mình lựa chọn các món ăn theo thực đơn. Đồ ăn thức uống ở các khu du lịch sinh thái chủ yếu được chế biến theo phong cách đặc sản dân tộc như: Dê núi, gà đồi, lợn Mường, cá

nướng, các loại rau rừng, cơm lam, rượu cần... đáp ứng được nhu cầu của du khách bao gồm cả du khách đặt trước lẫn du khách yêu cầu đột xuất. Ngoài ra để đáp ứng được nhu cầu của du khách các món ăn theo kiểu Tây, Tàu cũng được phục vụ tận tình chu đáo.

Mức giá của các loại dịch vụ ăn uống và bán hàng cũng rất đa dạng và phong phú, có loại bình dân và cũng có cả loại cao cấp. Du khách tha hồ lựa chọn để phù hợp với túi tiền của họ. Tuy nhiên, dịch vụ ăn uống cũng mới chỉ được kinh doanh phục vụ ở quy mô nhỏ, chất lượng phục vụ còn thấp, cơ sở vật chất kĩ thuật của dịch vụ ăn uống còn nghèo nàn.

Hàng lưu niệm ở các khu DLST không những là những sản vật của điạ phương làm ra mà cịn bao gồm cả những hàng hố lấy từ nơi khác tới, chưa tạo được sản phẩm ấn tượng, đặc trưng riêng cho từng vùng miền, chưa mang dấu ấn của từng khu DLST. Do đó chưa tạo được sự hấp dẫn cho du khách. Đòi hỏi cần sớm đưa ra giải pháp thúc đẩy sự phát triển của các sản phẩm thủ cơng truyền thống (ví dụ như các sản phẩm thổ cẩm tự dệt, các công cụ sản xuất, các nhạc cụ truyền thống...). Nâng cao chất lượng, đa dạng hoá mẫu mã tạo nét đặc sắc của sản phẩm góp phần tạo nên tiếng nói cộng hưởng cho DLST Hồ Bình.

4.1.3.2 Vui chơi giải trí và các loại dịch vụ khác

Hoạt động vui chơi giải trí của các khu DLST rất phong phú, đa dạng và bổ ích. Các hoạt động này được tổ chức dựa trên những nét văn hóa riêng của bản địa. Ở mỗi khu DLST đều có các loại hình vui chơi giải trí đặc trưng riêng của từng vùng. Người Kinh khơng có múa dân gian (dân vũ), nhưng các dân tộc thiểu số ở Hồ Bình lại rất phong phú về múa. Múa sắc bùa, múa chuông, múa cồng chiêng, múa đâm đuống của người Mường; múa xoè, múa sạp của người Thái; múa khèn, múa dù của người H’Mông. Các điệu múa này được đưa vào khai thác làm DLST và phục vụ du khách. Ngồi ra cịn có các trị chơi giải trí khác như ném cịn, đi cà kheo, đánh đu. Những hình thức vui chơi giải trí này vừa giúp du khách thư giãn, giúp tạo ra doanh thu DLST nhưng cũng chính là một phương pháp hữu hiệu để bảo tồn và phát triển nền văn hoá của bản địa.

Các dịch vụ như: Hướng dẫn viên, vận chuyển, dịch vụ lữ hành và các loại hình giải trí khác ở các khu DLST cũng tương đối đầy đủ và đa dạng. Du khách

được phục vụ đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên, các hoạt động vui chơi giải trí vẫn cịn ít và chưa thực sự thu hút được nhiều du khách tham gia và do đó khơng thể kéo dài thời gian lưu trú của khách cũng như tăng chi tiêu của khách. Điều này địi hỏi ngành DLST tỉnh Hồ Bình phải có kế hoạch và giải pháp thu hút, tăng cường đầu tư vào các dịch vụ vui chơi giải trí để kéo dài thời gian lưu trú của du khách và tăng

Một phần của tài liệu KHAI THÁC TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH HOÀ BÌNH (Trang 42 -42 )

×