1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở TỈNH VĨNH PHÚC

118 516 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 639,5 KB

Nội dung

tổ chức các hoạt động du lịch còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém, gây tácđộng xấu đến cảnh quan, môi trường...Đứng trước thực tế như vậy, để du lịch Vĩnh Phúc phát triển hiệu quả,mang lại

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I

PHẠM THỊ THU HÀ

TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH ĐỐI VỚI SỰ

PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH VĨNH

Trang 2

HÀ NỘI, THÁNG 9 NĂM 2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Vĩnh Phúc, ngày 30 tháng 9 năm 2016

Tác giả luận văn

Phạm Thị Thu Hà

Trang 4

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc,

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc, Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc đã tận tình cung cấp tài liệu, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu luận văn.

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, những người thân, bạn bè

đã giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và rèn luyện.

Do thời gian có hạn nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo cũng như toàn thể bạn đọc.

Xin chân thành cảm ơn !

Vĩnh Phúc, ngày 30 tháng 9 năm 2016

Tác giả luận văn

Phạm Thị Thu Hà

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 7

1.1 Những vấn đề lý luận về du lịch 7

1.1.1 Khái niệm du lịch 7

1.1.2 Bản chất của du lịch 12

1.1.3 Khách du lịch và các loại hình du lịch 13

1.1.4 Sản phẩm du lịch và điểm du lịch, khu du lịch 18

1.2 Quan niệm, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến tác động của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội 20

1.2.1 Quan niệm về tác động của du lịch đối với sự phát triển kinh tế -xã hội 20

1.2.2 Nội dung tác động của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội .22

1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến tác động của du lịch đối với sự phát triển kinh tế xã hội 32

1.3 Kinh nghiệm thực tiễn phát triên du lịch và phát huy tác động tích cực của nó đối với sự phát triển KT - XH ở một số địa phương và bài học cho tỉnh Vĩnh Phúc 34

1.3.1 Kinh nghiệm thực tiễn phát triển du lịch và phát huy tác động tích cực của du lịch đối với sự phát triển du lịch ở một số địa phương .34

1.3.2 Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Vĩnh Phúc 37

Chương 2 THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNH VĨNH PHÚC TỪ 2011 – 2015 39

2.1 khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc 39

2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 39

Trang 6

2.1.2 Đặc điểm tài nguyên du lịch 40

2.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh 49

2.2 Tình hình phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2011 đến 2015 55

2.2.1 Khách du lịch 55

2.2.2 Doanh thu du lịch 57

2.2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 58

2.2.4 Lao động du lịch 60

2.2.5 Công tác đầu tư hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch 62

2.2.6 Các khu, tuyến điểm du lịch của tỉnh 63

2.3 Thực trạng tác động của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc 65

2.3.1 Tác động đến kinh tế 65

2.3.2 Tác động đến xã hội 70

2.3.3 Tác động đến môi trường 73

2.4 Đánh giá chung về những tác động của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc 74

2.4.1 Những thành công, kết quả 74

2.4.2 Những tồn tại, hạn chế 78

Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA DU LỊCH ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở TỈNHVĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020 82

3.1 Bối cảnh 82

3.1.1 Bối cảnh quốc tế 82

3.1.2 Bối cảnh trong nước 84

3.2 Mục tiêu phát triển du lịch ở tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 85

3.2.1 Mục tiêu chung 85

3.2.2 Mục tiêu cụ thể 85

3.3 Định hướng phát triển du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 86

3.3.1 Định hướng chung 86

3.3.2 Định hướng cụ thể 87

Trang 7

3.4 Các giải pháp chủ yếu nhằm phát huy tác động tích cực của du lịch đốivới sự phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016 - 2020 943.4.1 Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách 943.4.2 Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về du lịch 973.4.3 Huy động vốn đầu tư cho du lịch, tạo động lực cho du lịch gópphần vào sự phát triển kinh tế - xã hội 973.4.4 Đẩy mạnh xây dựng hạ tầng đồng bộ, từng bước hoàn thiện, đápứng yêu cầu phát triển 983.4.5 Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tácquốc tế 993.4.6 Giải pháp về bảo vệ tài nguyên - môi trường, đảm bảo sự pháttriển bền vững 993.4.7 Các giải pháp khác thúc đẩy du lịch phát triển: đa dạng hóa sảnphẩm du lịch, xác định chiến lược cho sản phẩm du lịch, tăng cườngcông tác xúc tiến, quảng bá du lịch; nguồn nhân lực 100

KẾT LUẬN 102 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 104

Trang 8

DANH MỤC VIẾT TẮT

Trang 9

DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, ngày càng có vị trí quan trọng đối vớiphát triển kinh tế, chính trị, xã hội và bảo vệ tài nguyên môi trường Trên bìnhdiện toàn cầu, ngày nay, du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế dịch

vụ phát triển nhanh nhất và lớn nhất, góp phần vào sự thịnh vượng của nhiềuquốc gia

Ở Việt Nam, xu hướng toàn cầu hóa và hợp tác toàn diện tạo nhiều cơhội cho du lịch phát triển Du lịch góp phần xác lập và nâng cao vai trò, vị thếhình ảnh đất nước trên trường quốc tế và thực hiện đường lối đối ngoại rộng

mở, đa phương hóa, đa dạng hóa của Đảng và Nhà nước Du lịch tham giatích cực vào quá trình tạo nên thu nhập quốc dân Du lịch góp phần giải quyếtviệc làm, cải thiện mức sống cho người lao động Thông qua du lịch, bản sắcvăn hoá dân tộc sẽ được quảng bá cùng bè bạn trên khắp thế giới, du lịch cũnggóp phần tích cực vào việc gìn giữ và phát huy bản sắc ấy

Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc khu vực kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là cầunối giữa vùng trung du miền núi phía Bắc với thủ đô Hà Nội Thiên nhiên củavùng đất tiếp giáp giữa đồng bằng và núi cao tạo cho nơi đây nhiều cảnh quan

kỳ thú, độc đáo như: Tam Ðảo, Tây Thiên, Ðầm Vạc,… Bên cạnh đó, còn córất nhiều các di tích lịch sử văn hóa, làng nghề đã có từ lâu đời Nắm bắtnhững thuận lợi do quá trình hội nhập quốc tế mang lại, tận dụng ưu thế về tàinguyên, những năm gần đây, ngành du lịch Vĩnh Phúc đã góp phần vào sựtăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tích cực, tạoviệc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân…Song, du lịch Vĩnh Phúc vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng,thế mạnh của tỉnh Hoạt động du lịch còn mang tính tự phát là chủ yếu, việc

Trang 11

tổ chức các hoạt động du lịch còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém, gây tácđộng xấu đến cảnh quan, môi trường

Đứng trước thực tế như vậy, để du lịch Vĩnh Phúc phát triển hiệu quả,mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương, phát huy tối đa vai trò của du lịchtrong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng vẫn bảo tồn nguồn lợi tựnhiên và giá trị văn hóa truyền thống, thì việc làm rõ tác động của du lịch đốivới phát triển kinh tế - xã hội, qua đó đề ra các giải pháp cho sự phát triển của

du lịch, nhằm phát huy tác động tích cực và khắc phục tác động tiêu cực của

nó đến phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh là vấn đề rất quan trọng Vì những lý

do trên, học viên đã chọn đề tài “Tác động của du lịch tới phát triển kinh

tế - xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp

của mình

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Liên quan đến vấn đề du lịch và phát triển du lịch ở Việt Nam đã có giáotrình của một số trường đại học, cao đẳng, những công trình khoa học và cácnhà hoạch định chính sách, nhà kinh tế quan tâm nghiên cứu Một số côngtrình nghiên cứu như:

GS, TS Nguyễn Văn Đính; TS Trần Thị Minh Hòa (2006), Giáo trìnhKinh tế Du lịch, Nxb Lao động - Xã hội Giáo trình đã khái quát các vấn đềnhư: khái niệm du lịch, lịch sử hình thành, xu hướng phát triển, ý nghĩa kinh

tế - xã hội của du lịch; nhu cầu, loại hình du lịch và các lĩnh vực kinh doanh

du lịch Đồng thời, giáo trình còn nghiên cứu những vấn đề kinh tế du lịchnhư: cơ sở vật chất kỹ thuật, chất lượng dịch vụ, hiệu quả kinh tế, quy hoạchphát triển du lịch, tổ chức và quản lý ngành du lịch ở Việt Nam và thế giới

TS Nguyễn Bá Lâm (2007), Giáo trình Tổng quan về du lịch và pháttriển bền vững, Hà Nội, Đại học Kinh doanh và công nghệ Giáo trình đã chỉ

rõ tổng quan về du lịch (ngành du lịch và các bộ phận cấu thành; tác động của

Trang 12

du lịch tới phát triển KT-XH, môi trường; quy hoạch du lịch; quản lý Nhànước về du lịch); Môi trường và sự phát triển du lịch bền vững (Tổng quan vềmôi trường; Bảo vệ môi trường ở các điểm du lịch, tuyến du lịch ).

Bên cạnh đó, còn có một số công trình nghiên cứu về phát triển du lịchtừng vùng, từng địa phương cụ thể, như:

Nguyễn Duy Mậu (2011), Phát triển du lịch Tây Nguyên đến năm 2020đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sĩ Kinh tế chuyênngành Kinh tế chính trị, Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh Luận án đisâu phân tích, đánh giá tiềm năng và thực trạng về du lịch trên địa bàn TâyNguyên Từ đó, đề xuất quan điểm, mục tiêu, giải pháp và kiến nghị phát triển

du lịch Tây Nguyên đến năm 2020, góp phần đưa ngành du lịch trở thànhngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đạihóa của Tây Nguyên

Nguyễn Thành Tấn (2011), Phát triển du lịch trên địa bàn thành phố

Hội An, tỉnh Quảng Nam, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị, HVCTQG Hồ

Chí Minh Trên cơ sở lí luận về du lịch, luận văn phân tích, đánh giá thựctrạng du lịch thành phố Hội An (Quảng Nam) và đề xuất một số giải phápnhằm phát triển du lịch ở thành phố Hội An đến năm 2015

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc (2011), Quy hoạch tổng thể

phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn 2030 Nhiệm vụ

chủ yếu của quy hoạch là:

- Đánh giá các tiềm năng, hệ thống tài nguyên và hiện trạng phát triển dulịch của tỉnh Vĩnh Phúc

- Xác định vị trí mục tiêu và chiến lược phát triển du lịch Vĩnh Phúc đếnnăm 2020 và định hướng đến 2030

- Quy hoạch phát triển du lịch Vĩnh Phúc đến 2020

- Định hướng phát triển du lịch Vĩnh Phúc đến 2030

Trang 13

- Đề xuất các dự án ưu tiên làm cơ sở gọi vốn đầu tư trong và ngoài nước

để đầu tư khai thác có hiệu quả, bền vững tiềm năng lợi thế phát triển du lịchcủa Vĩnh Phúc nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách, đóng góp vào sự pháttriển kinh tế - xã hội của địa phương

- Dự báo tác động đến môi trường từ hoạt động du lịch và đề ra một sốgiải pháp nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với môi trường tự nhiên,trật tự và an toàn xã hội

- Đề xuất các biện pháp tổ chức và các giải pháp thực hiện quy hoạch Qua nghiên cứu tổng quan tình hình nghiên cứu các công trình nêu trên, tácgiả thấy rằng các công trình trên đã nghiên cứu những khía cạnh khác nhau về dulịch để làm rõ một số nội dung cơ bản Tuy nhiên chưa có tác giả nào đi sâu vàonghiên cứu tác động của du lịch đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh VĩnhPhúc Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài này rất cần thiết, có ý nghĩa lý luận

và thực tiễn sâu sắc Đề tài nghiên cứu của tôi được thực hiện trên cơ sở kếthừa và phát triển các thành quả của những người đi trước

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích

Nghiên cứu tình hình du lịch và đánh giá thực trạng tác động của du lịchđến phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; đề xuất giải phápphù hợp tiếp tục phát huy tác động tích cực của du lịch đối với phát triển kinh

tế - xã hội trên địa bàn tỉnh

Trang 14

-Đánh giá thực trạng tác động của du lịch đến phát triển kinh tế- xã hội ởtỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2011 - 2015

-Đề xuất phương hướng và giải pháp tiếp tục phát huy tác động tích cựccủa du lịch đến phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh trong những nămtiếp theo

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Du lịch, tác động của du lịch đến phát triển kinh

tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc, các giải pháp phát huy tác động tích cực của

du lịch đến phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc

- Phạm vi nghiên cứu: Địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

- Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu du lịch, tác động của dulịch đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2011 đến 2015

và định hướng, giải pháp phát huy tác động tích cực của du lịch đến phát triểnkinh tế - xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

5 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận của luận văn

Luận văn dựa trên hệ thống quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin và đườnglối của Đảng Cộng sản Việt Nam, chính sách, pháp luật của Việt Nam về pháttriển nông nghiệp bền vững Ngoài ra, luận văn còn kế thừa những quan điểm lýluận của các nhà khoa học trong nước và thế giới về những nội dung liên quan đến

đề tài

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong suốt quá trình triển khai đề tài, tác giả sử dụng phương pháp luậnduy vật biện chứng và duy vật lịch sử và sử dụng các phương pháp nghiêncứu chủ yếu của Kinh tế chính trị như trừu tượng hoá khoa học, các phươngpháp điều tra khảo sát thực tế, phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so

Trang 15

sánh, phỏng vấn; kế thừa có chọn lọc những thành quả nghiên cứu lý luận vàthực tiễn liên quan đến đề tài

6 Những đóng góp về khoa học của luận văn

- Góp phần hệ thống hóa làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dulịch và về tác động của du lịch đến phát triển KT-XH

- Phân tích và đánh giá thực trạng tác động của du lịch đối với KT-XH ởtỉnh Vĩnh Phúc với những kết quả, thành công và hạn chế;

- Đề xuất được các giải pháp phù hợp và khả thi phát huy tác động tíchcực của du lịch đến phát kinh tế- xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc những năm tiếptheo

7 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn

Kết quả nghiên cứu của đề tài Tác động của du lịch đối với phát triểnkinh tế - xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc từ năm 2011 đến 2015, có ý nghĩa thiếtthực:

- Góp phần đẩy mạnh việc phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh trong giaiđoạn hiện nay

- Cung cấp thêm cơ sở lý luận và thực tiễn cho công tác lãnh đạo, chỉ đạocủa cấp ủy, chính quyền tỉnh trong việc xây dựng kế hoạch phát triển du lịch,xây dựng giải pháp phát huy tác động tích cực du lịch đến phát triển KT-XHcủa tỉnh

- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham trong việc nghiên cứu dulịch và tác động của du lịch tới phát triển kinh tế - xã hội ở những địa phương

có những đặc điểm tương tự như Vĩnh Phúc

8 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,luận văn được kết cấu thành 3 chương

Trang 16

Trong ngôn ngữ nhiều nước, thuật ngữ “du lịch” bắt nguồn từ tiếng HyLạp: “tornos” nghĩa là đi một vòng Thuật ngữ này đã được Latinh hoá thành

“tornus”, và sau đó xuất hiện trong tiếng Pháp: “tour” với ý nghĩa là đi vòngquanh, cuộc dạo chơi; còn “tourisme” là người đi dạo chơi, trong tiếng Nga là

“typuzm”, trong tiếng Anh là từ “tourism”, “tourist”[1] Còn ở tiếng Việt,thuật ngữ “du lịch“ được dịch ra thông qua tiếng Trung Quốc

Du lịch có nguồn gốc hình thành từ lâu đời và phát triển với tốc độ nhanh, song khái niệm “du lịch” vẫn tồn tại nhiều cách hiểu Điều này xuất

phát từ những nguyên nhân sau: do tồn tại các cách tiếp cận khác nhau vàdưới góc độ khác nhau (tiếp cận trên góc độ của người đi du lịch, người kinhdoanh du lịch, chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư sở tại), do sự khácnhau về ngôn ngữ và cách hiểu về du lịch ở các nước, do tính chất đặc thù củahoạt động du lịch (tính chất đồng bộ và tổng hợp của nhu cầu du lịch, do tínhchất tổng hợp trong hoạt động kinh doanh du lịch, do mối quan hệ, liên kếtvới các ngành khác, các nhà cung cấp, do du lịch là hoạt động kinh tế mới mẻcòn đang trong quá trình phát triển) Bởi vậy, Giáo sư - Tiến sĩ Berneker,

Trang 17

một chuyên gia hàng đầu về Du lịch trên thế giới đã nhận định: Đối với dulịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa

Khái niệm “du lịch” có ý nghĩa đầu tiên là sự khởi hành và lưu trú tạmthời của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ Từ thời kỳ Ai Cập

và Hy Lạp cổ đại, hiện tượng đi du lịch đã xuất hiện, đó là chuyến đi của cácnhà chính trị và chuyên gia Song, du lịch mang tính tự phát do các cá nhân tự

tổ chức

Thời kỳ văn minh La Mã, con người bắt đầu muốn có các chuyến đi tìmhiểu thế giới xung quanh: các ngôi đền và Kim tự tháp Ai Cập, các ngôi đềnven Địa Trung Hải , điều đó thúc đẩy số người đi du lịch tăng lên và du lịchbắt đầu trở thành cơ hội kinh doanh

Hoạt động du lịch hình thành rộng rãi hơn ở thời kỳ phong kiến Cácchuyến đi thăm lễ hội, ngắm cảnh, giải trí của tầng lớp vua chúa, quan lại pháttriển mạnh, những khu vực có giá trị chữ bệnh và phục hồi sức khỏe thu hútkhách du lịch

Thời kỳ cận đại: Hoạt động du lịch và kinh doanh du lịch mới chỉ tậptrung ở một số nước có nền kinh tế phát triển Du khách chủ yếu là các nhà tưbản và giới quý tộc Ở thời kỳ hiện đại, cùng với sự phát triển của công nghệ

và phát minh về khoa học (sự xuất hiện của xe lửa, ô tô và đặc biệt là máybay) du lịch đã có bước tiến nhanh chóng

Vào đầu thế kỷ 17, bắt đầu diễn ra cuộc cách mạng về giao thông trên thếgiới - đầu máy hơi nước được sử dụng rộng rãi, kim loại ngày càng có mặtnhiều hơn trong ngành sản xuất đường sắt, đóng tàu và công nghiệp sản xuất

ô tô Chỉ sau một thời gian ngắn ở Châu Âu và Châu Mỹ mạng lưới đường sắt

đã được hình thành Giao thông trở thành điều kiện vật chất quan trọng giúpcho các cuộc hành trình của khách du lịch trở nên dễ dàng hơn Song, đến thế

kỷ 19, hoạt động du lịch vẫn chủ yếu mang tính tự phát, khách du lịch còn tự

Trang 18

tổ chức và đảm bảo các nhu cầu của mình trong các chuyến đi Trong suốtquá trình lịch sử lâu dài như vậy, do nhiều lý do như: trình độ phát triển củahoạt động du lịch, sự nhìn nhận của xã hội về du lịch, đóng góp của ngành dulịch vào nền kinh tế xã hội còn khiêm tốn… nên nhận thức về du lịch cònchưa đầy đủ Từ giữa thế kỷ 19, du lịch thực sự trở thành hiện tượng đạichúng, và du lịch với tư cách là ngành kinh tế mới thực sự xuất hiện Năm

1841, Thomas Cook - người Anh tổ chức chuyến đi đông người lần đầu tiên

đi du lịch trong nước, sau đó ra nước ngoài, đánh dấu sự ra đời của tổ chứckinh doanh du lịch Từ những năm 1950 trở đi, ngành du lịch có bước pháttriển mạnh mẽ, bởi khi thu nhập tăng lên, thời gian nghỉ ngơi kéo dài, cáchmạng công nghệ thông tin phát triển, du lịch trở thành ngành kinh tế quantrọng của nhiều quốc gia trên thế giới

Như vậy, du lịch là hiện tượng kinh tế - xã hội phức tạp và trong quátrình phát triển, nội dung của nó không ngừng được mở rộng và ngày càngphong phú Trong bối cảnh đó, để đảm bảo sự phát triển bền vững của hoạtđộng du lịch thì việc xây dựng một quan niệm đúng đắn về du lịch, vừa mangtính chất bao quát, vừa mang tính chất lý luận và thực tiễn là rất cần thiết Sauđây, chúng ta xem xét một số khái niệm tiêu biểu về du lịch:

Năm 1811, tại Anh đã đưa ra định nghĩa đầu tiên về du lịch: “Du lịch là

sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của (các) cuộc hành trình với mục đích giải trí Ở đây sự giải trí là động cơ chính” [2, tr.13].

Định nghĩa này chưa phản ánh hết các hoạt động du lịch bởi giải trí chỉ là mộttrong những động cơ đi du lịch

Năm 1930, ông Glusman, người Thuỵ Sĩ định nghĩa: “Du lịch là sự

chinh phục không gian của những người đến một địa điểm mà ở đó họ không

cư trú thường xuyên” [2, tr.13] Với các cách tiếp cận trên, bản chất của du

Trang 19

lịch chủ yếu mới chỉ được giải thích dưới góc độ là một hiện tượng, một hoạtđộng thuộc nhu cầu của khách du lịch.

Theo GS TS Hunziker và GS TS Krapf - hai người Thụy Sĩ được coi lànhững người đặt nền móng cho lý thuyết về cung du lịch đưa ra định nghĩa

như sau: “Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và hiện tượng phát sinh trong

các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc lưu trú đó không thành cư trú thường xuyên và không liên quan đến hoạt động kiếm lời” [3, tr.10] Định nghĩa đã thành công trong việc mở rộng và

bao quát hơn hiện tượng du lịch, song vẫn chưa giới hạn được đầy đủ đặctrưng về lĩnh vực của các hiện tượng và của mối quan hệ du lịch, còn bỏ sóthoạt động của các công ty giữa nhiệm vụ trung gian, nhiệm vụ tổ chức du lịch

và nhiệm vụ sản xuất hàng hóa và dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách dulịch… Đây là định nghĩa được Đại hội lần thứ 5 của Hiệp hội Quốc tế nhữngnhà nghiên cứu khoa học du lịch (IAEST - International Association ofScientific Experts in Tourism) chấp nhận làm cơ sở cho môn khoa học du lịchnhưng cần phải tiếp tục hoàn thiện

Từ điển bách khoa quốc tế về du lịch - Le Dictionnaire international du

tourisme, do Viện hàn lâm khoa học quốc tế về du lịch xuất bản viết: “Du

lịch là tập hợp các hoạt động tích cực của con người nhằm thực hiện một dạng hành trình, là một công nghiệp liên kết nhằm thoả mãn các nhu cầu của khách du lịch… Du lịch là cuộc hành trình mà một bên là người khởi hành với mục đích chọn trước và một bên là những công cụ làm thoả mãn các nhu cầu của họ” [2, tr.14] Định nghĩa này chỉ xem xét chung hiện tượng du lịch,

không phản ánh nó như một hoạt động kinh tế Do vậy, nó không được nhiềunước chấp nhận

Hội nghị Liên hợp quốc về du lịch họp ở Roma - Italia năm 1963 đã đưa

ra định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch là một quy trình gồm tất cả các

Trang 20

hoạt động của du khách từ lúc dự trù chuyến đi cho đến lúc di chuyển và đếnnơi cư trú, ăn ở, mua sắm, giải trí, giao tiếp và nghỉ ngơi… đến lúc trở về nhà

và hồi tưởng” [3, tr.10] Đây là định nghĩa được đánh giá là đầy đủ vì vừa chỉ

rõ được nhu cầu, mục đích của du khách và nội dung của hoạt động du lịch.Định nghĩa của hội nghị quốc tế về thống kê du lịch ở Ottawa, Canada

06/1991: “Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi

trường thường xuyên (nơi ở thường xuyên của mình) , trong một khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm” [3, tr.10] Định nghĩa này xem xét hoạt động du lịch

từ góc độ khách du lịch, do vậy chưa phản ánh đầy đủ nội dung của hoạt động

cư và cơ quan nhà nước có liên quan đến du lịch” [4, tr.2] Định nghĩa này

xem xét du lịch như là một hoạt động, thông qua những hoạt động đặc trưng

mà con người mong muốn trong các chuyến đi

Qua các định nghĩa trên, có thể thấy được sự biến đổi trong nhận thức vềnội dung thuật ngữ du lịch, một số quan điểm cho rằng du lịch là một hiệntượng xã hội, số khác lại cho rằng đây phải là một hoạt động kinh tế, nhiềuhọc giả lại lồng ghép cả hai nội dung trên, tức du lịch là tổng hoà các mối

Trang 21

quan hệ kinh tế xã hội phát sinh từ hoạt động di chuyển Việc đưa ra nhiềuđịnh nghĩa về du lịch của các học giả là tùy từng góc độ tiếp cận của họ.

Như vậy, du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, gồm nhiều thànhphần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp Hoạt động du lịchvừa có đặc điểm của ngành kinh tế, lại vừa có đặc điểm của ngành văn hoá -

xã hội

1.1.2 Bản chất của du lịch

1.1.2.1 Xét từ góc độ nhu cầu của khách du lịch

Nhu cầu du lịch là loại nhu cầu đặc biệt, thứ cấp và tổng hợp của conngười Ngày nay nhu cầu của khách du lịch ngày càng đa dạng, phong phú,không chỉ dừng lại ở nhu cầu ăn ở, đi lại tham quan bình thường, khách dulịch còn đòi hỏi những chương trình du lịch, loại hình du lịch chất lượng cao

để họ có thể tận hưởng những giá trị vật chất và tinh thần đặc sắc, khác lạ sovới quê hương họ

Như vậy, xét từ góc độ nhu cầu của khách du lịch bản chất đích thực của

du lịch là du ngoạn để cảm nhận những giá trị vật chất và tinh thần có tínhvăn hoá cao, kể cả việc kết hợp với chữa bệnh, công tác, dự hội nghị, hộithảo, thực hiện các hoạt động chuyên ngành học hỏi hay nghiên cứu khoa học

kỹ thuật

1.1.2.2 Xét từ góc độ các quốc sách phát triển du lịch

Dựa trên nền tảng của tài nguyên du lịch để hoạch định chiến lược pháttriển du lịch, định hướng các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn, lựachọn các sản phẩm du lịch độc đáo và đặc trưng từ nguồn nguyên liệu trên.Đồng thời, xác định phương hướng quy hoạch xây dựng cơ sở vật chất - kỹthuật và cơ sở hạ tầng dịch vụ tương ứng

1.1.2.3 Xét từ góc độ sản phẩm du lịch

Trang 22

Sản phẩm du lịch là tổng thể các thành phần không đồng nhất giữa hữuhình và vô hình, bao gồm: tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹthuật phục vụ du lịch, con người Nói cách khác, sản phẩm đặc trưng của dulịch là các chương trình du lịch, nội dung chủ yếu của nó là sự liên kết những

di tích lịch sử, di tích văn hóa và cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng cùng với cơ

sở vật chất - kỹ thuật như: cơ sở lưu trú, ăn uống, vận chuyển

1.1.2.4 Xét từ góc độ tìm kiếm thị trường

Để đạt được hiệu quả kinh doanh du lịch, những người làm công tác dulịch luôn đặt mục tiêu đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách du lịch Bởi đápứng được nhu cầu của họ tức là người làm công tác du lịch đã thành côngtrong việc thu hút được khách du lịch đến với mình, từ đó nâng cao khả năng

mở rộng thị trường, tạo tiền đề cho sự tìm kiếm thị trường mới

1.1.2.5 Xét từ tỷ lệ khách du lịch

Tỷ lệ khách du lịch đến nước nào đó cao hơn so với nước khác không hẳnnước đó có nền kinh tế phát triển mà bởi nước đó có nền du lịch phát triển.Chúng ta cần phải phân biệt rõ ngành kinh tế du lịch và các ngành kinh tế khác,phân biệt nhu cầu của khách du lịch và khách kinh tế Điều làm cho khách dulịch đến thăm quan một nước nhiều hơn so với nước khác là do nước đó có tiềmnăng nhân văn và tiềm năng thiên nhiên giàu có, có quốc sách phát triển du lịchđúng đắn, thoả mãn được tối ưu nhu cầu của khách du lịch

1.1.3 Khách du lịch và các loại hình du lịch

1.1.3.1 Khách du lịch

Ngành du lịch muốn hoạt động và phát triển thì đối tượng “khách dulịch” là nhân tố quyết định Nếu không có “khách du lịch” thì các nhà kinhdoanh du lịch không thể kinh doanh được Nếu xét trên góc độ thị trường thì

“khách du lịch” chính là “cầu thị trường”, còn các nhà kinh doanh du lịch là

“cung thị trường” Luật Du lịch năm 2005 của nước ta đã đề ra khái niệm:

Trang 23

“Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến” [4, tr.2].

Từ khái niệm trên, những người sau được coi là khách du lịch:

- Những người đi du lịch rời khỏi nơi cư trú thường xuyên đến nơikhác trong khoảng thời gian nhất định

- Những người đi thăm viếng ngoại giao, hội họp, hội thảo, trao đổikhoa học, công vụ, thể thao…

- Những người đi du lịch kết hợp kinh doanh

- Việt kiều ở nước ngoài về thăm quê hướng và người thân

Những người sau đây không được công nhận là khách du lịch:

- Những người rời khỏi nơi cứ trú thường xuyên đến nơi khác nhằmtìm kiếm việc làm hoặc định cư

- Những người ở biênn giới giữa hai nước thường xuyên đi lại quabiên giới

- Những người đi học

- Những người di cư, tị nạn

- Những người làm việc tại các Đại sứ quán, Lãnh sự quán

- Những người thuộc Lực lượng bảo an của Liên Hợp quốc

* Phân loại khách du lịch:

Ngày 4/3/1993 theo đề nghị của tổ chức Du lịch thế giới, Hội đồngthống kê Liên hợp quốc đã công nhận những thuật ngữ sau để thống nhất việcsoạn thảo thống kê du lịch:

- Khách du lịch quốc tế bao gồm: Khách du lịch quốc tế đến là nhữngngười từ nước ngoài đến du lịch một quốc gia; Khách du lịch quốc tế ra nướcngoài là những người đang sống trong một quốc gia đi du lịch nước ngoài

Trang 24

- Khách du lịch trong nước: Gồm những người là công dân của mộtquốc gia và những người nước ngoài đang sống trên lãnh thổ quốc gia đó đi

du lịch trong nước

- Khách du lịch nội địa: Bao gồm khách du lịch trong nước và khách

du lịch quốc tế đến Đây là thị trường cho các cơ sở lưu trú và các nguồn thuhút khách trong một quốc gia

- Khách du lịch quốc gia: Gồm khách du lịch trong nước và khách dulịch quốc tế ra nước ngoài

Theo Luật du lịch năm 2005 của Việt Nam:

- Khách du lịch quốc tế: là người nước ngoài, người Việt Nam định

cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nướcngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch

- Khách du lịch nội địa: là công dân Việt nam và người nước ngoài cưtrú tại Việt nam đi du lịch trong vi phạm lãnh thổ Việt Nam

1.3.1.2 Loại hình du lịch

Mục đích của việc xác định các loại hình du lịch nhằm vào việc xâydựng chiến lược phát triển du lịch của quốc gia, của địa phương và địnhhướng chiến lược kinh doanh cho các doanh nghiệp du lịch Mỗi một loạihình du lịch có một thị trường khác nhau và có những đòi hỏi về quy trình,cách thức tổ chức, con người phục vụ, trang thiết bị và chất lượng phục vụkhác nhau.Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động du lịch có sự đan xen giữa cácloại hình du lịch trong quá trình phục vụ khách du lịch

Dựa vào các tiêu thức phân loại khác nhau có thể phân du lịch thành cácloại hình du lịch khác nhau

* Căn cứ vào phạm vi địa lý lãnh thổ

Căn cứ vào phạm vi địa lý lãnh thổ, có thể chia ra làm hai loại hình dulịch sau:

Trang 25

Một là, Du lịch nội địa: Du lịch nội địa là khách du lịch thực hiện chuyến

đi du lịch trong phạm vi quốc gia của mình Về chính trị, đây là một phươngtiện giáo dục truyền thống tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào vớitruyền thống lịch sử, văn hoá của dân tộc đối với mọi công dân trong nước

Về kinh tế, du lịch nội địa thực hiện việc tài phân chia nguồn thu nhập giữacác tầng lớp dân cư, tái phân chia nguồn thu nhập giữa các vùng và địaphương trong nước Về văn hoá, du lịch nội địa sẽ góp phần vào việc bảo tồn,duy tu và khôi phục các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc, các loại hìnhnghệ thuật và làng nghề truyền thống Đây là tiền đề cho việc phát triển dulịch quốc tế chủ động

Hai là, du lịch quốc tế:

Du lịch quốc tế chủ động hay còn gọi là xuất khẩu dịch vụ Đó là việcđón khách du lịch nước ngoài đến tham quan và du lịch ở nước ta

Chính vì lợi ích của phát triển du lịch quốc tế chủ động mà nhiều nước

đã tập trung phát triển loại hình du lịch này và đưa du lịch trở thành mộtngành kinh tế mũi nhọn

Du lịch quốc tế thụ động hay còn gọi là nhập khẩu dịch vụ Đó là việcđưa công dân của Việt Nam đi du lịch nước ngoài Phát triển loại hình du lịchnày với mục đích tạo cho con người được mở rộng tầm nhìn, giao lưu với cácdân tộc khác nhau, mở rộng các mối quan hệ kinh tế, học hỏi kinh nghiệm để

áp dụng vào đất nước v.v Bên cạnh đó, khi ra nước ngoài khách tiêu thụ một

số lượng lớn hàng hoá và dịch vụ của nước ngoài

* Căn cứ vào mục đích của chuyến đi du lịch (hay còn gị là nhu cầu làm nảy sinh hoạt động du lịch)

Con người đi du lịch với nhiều mục đích khác nhau, nhưng trong đó cómục đích chính của chuyến đi Căn cứ vào tiêu thức này có thể phân ra một sốloại hình du lịch sau:

Trang 26

- Du lịch tham quan văn hoá-lịch sử: Đây là một loại hình du lịch mangtính phổ biến Mục đích chính của loại hình du lịch này là nhằm nâng caohiểu biết cho cá nhân về mọi lĩnh vực như: kiến trúc, truyền thống văn hoá,phong tục tập quán, nếp sống… của cộng đồng dân cư nơi họ đến du lịch.

- Du lịch nghỉ dưỡng: Du lịch được coi như một phương tiện nhằm táihồi sức lao động của con người sau những tháng, năm lao động vất vả

Trên là những loại hình du lịch cơ bản theo mục đích chuyến đi củakhách du lịch và còn có thể kể ra nhiều loại hình du lịch khác theo tiêu thứcnày, nhưng nó không mang tính phổ biến

* Căn cứ vào đối tượng khách du lịch

Theo tiêu thức này, du lịch được phân thành: du lịch thanh, thiếu niên; dulịch dành cho người cao tuổi, du lịch gia đình…

* Căn cứ vào hình thức tổ chức chuyến đi

Theo tiêu thức theo hình thức tổ chức chuyến đi có thể là du lịch theođoàn (có thông qua tổ chức du lịch, không thông qua tổ chức du lịch), du lịch

cá nhân (có thông qua tổ chức du lịch, đi tự do)

* Căn cứ việc sử dụng các phương tiện vận chuyển khách du lịch

Theo tiêu thức này, người ta thường đưa ra hai loại tiêu chí để xác địnhloại hình du lịch:

Một là, Căn cứ việc sử dụng phương tiện vận chuyển khách du lịch tớiđiểm đến du lịch: Du lịch bằng hàng không, Du lịch bằng đường bộ, Du lịchbằng đường sắt, Du lịch bằng tầu biển, Du lịch bằng tầu thuỷ

Hai là, Căn cứ vào việc khách du lịch sử dụng phương tiện vận chuyểntại điểm đến du lịch Các phương tiện vận chuyển khách du lịch tại các khu dulịch, các điểm du lịch rất phong phú và đa dạng, trước hết bằng xe ô tô, sau đó

là các loại xe thô sơ như: xích lô, ngựa kéo, trâu, bò kéo hoặc bằng thuyền,bằng xe kéo bằng acquy, cáp treo…

Trang 27

* Căn cứ vào phương tiện lưu trú được sử dụng

Theo tiêu thức này, du lịch được phân thành: du lịch ở khách sạn; du lịch

ở lều, trại; du lịch ở làng du lịch

* Căn cứ vào thời gian đi du lịch

Theo tiêu thức này, du lịch được phân thành du lịch ngắn ngày, du lịchdài ngày

Theo Luật Du lịch năm 2005 của nước ta: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các

dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch” [4, tr.2].

Có thể nói, sản phẩm của ngành dịch vụ du lịch là một sản phẩm kinh tếđặc biệt, là kết quả của quá trình lao động của người lao động trong khu vựcdịch vụ du lịch Nó cũng có thuộc tính chung của hàng hóa, nghĩa là có giá trị

và giá trị sử dụng Giá trị sử dụng của sản phẩm du lịch là nó thỏa mãn nhucầu có tính chất đa dạng của khách du lịch trong quá trình đi du lịch, trong đó

có những nhu cầu về sinh lý như: ăn, uống, ở, đi lại, có những nhu cầu về tinhthần như: tham quan, tìm hiểu, mở rộng nhận thức, tăng cường giao lưu, Chính vì vậy, giá trị sử dụng của sản phẩm du lịch có tính đa chức năng Sảnphẩm du lịch là sự kết hợp của những sản phẩm vật chất, sản phẩm tinh thần

Trang 28

và dịch vụ nên giá trị sử dụng của sản phẩm du lịch cũng trừu tượng, vô hình

và chỉ có thể thông qua khách du lịch để đánh giá, đo lường

Về giá trị của sản phẩm du lịch: giá trị của sản phẩm du lịch là sự kếttinh lao động phổ biến của con người, là kết quả tiêu hao sức lực, trí tuệ củacon người Giá trị của sản phẩm du lịch có thể chia ra làm 3 nội dung, đó làgiá trị của sản phẩm vật chất, giá trị của dịch vụ và giá trị của sức thu hútkhách Giá trị của sản phẩm vật chất có thể dùng thời gian lao động tất yếucủa xã hội để đánh giá Giá trị của dịch vụ được quyết định bởi trang thiết bị,lực lượng lao động với tay nghề, kỹ năng chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp

và tố chất văn hoá , những yếu tố này rất khác nhau nên khó xác định giá trịcủa nó Giá trị của sức thu hút khách là một khái niệm trừu tượng, nhưng lại

là một trong những nội dung quan trọng của sản phẩm du lịch, vì thế nó cũngrất khó xác định

Giá trị của sản phẩm du lịch được “đo” bằng mức chi tiêu của du kháchtrong một chuyến du lịch và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch,tổng các nguồn thu cho ngân sách địa phương từ hoạt động du lịch và thunhập của cư dân bản địa tham gia kinh doanh các dịch vụ phục vụ du khách.Giá trị của các sản phẩm du lịch cũng được thể hiện qua những ảnh hưởng,tác động của hệ thống sản phẩm du lịch đến sự phát triển kinh tế - xã hội củamột địa phương, đất nước

Trên thị trường, giá cả thị trường biểu hiện thông qua trao đổi, mau bán.Hàng hóa dịch vụ du lịch tuân theo yêu cầu của qui luật giá trị, qui luật cungcầu, và qui luật cạnh tranh

1.1.4.2 Điểm du lịch, khu du lịch

Trên cơ sở của việc phân loại các tài nguyên du lịch, con người đã xâydựng các khu du lịch, các điểm du lịch

Trang 29

* Điểm du lịch bao gồm: Cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn và các loại độngthực vật; là kết quả sáng tạo do con người xây dựng nên, đó là bảo tàng, ditích cổ đại, di tích lịch sử, văn hóa nghệ thuật, du lịch nước, du lịch săn bắn,

du lịch leo núi (mạo hiểm) và những nơi nghỉ mát; Chính phủ sẽ xác định cácđiểm du lịch và sự hấp dẫn về mặt du lịch tại các điểm đó

Xây dựng một điểm du lịch và sự hấp dẫn du lịch còn phải chú ý nhữngđiểm sau:

- Có khả năng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa tại địa phương

- Đảm bảo gìn giữ được các giá trị văn hóa, tín ngưỡng và phong tục tậpquán đang tồn tại tại địa phương

- Giữ gìn được môi trường sinh thái

- Đảm bảo sự phát triển du lịch lâu dài

* Khu du lịch: Khu du lịch là đơn vị cơ bản của công tác quy hoạch vàquản lý du lịch, là không gian có môi trường đẹp, cảnh vật tương đối tậptrung, là tổng thể về địa lý lấy chức năng du lịch làm chính

Để trở thành khu du lịch phải thoả mãn được hai điều kiện: Thứ nhất, tàinguyên du lịch trong khu du lịch có quy mô nhất định và tương đối tập trung.Thứ hai, có cơ sở đáp ứng nhu cầu du lịch như: ăn, ở, đi lại tham quan, vuichơi giải trí, mua sắm của khách du lịch…

1.2 Quan niệm, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến tác động của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội

1.2.1 Quan niệm về tác động của du lịch đối với sự phát triển kinh tế

-xã hội

Trang 30

Ngày 3 và 5 tháng 11 năm 1994 tại Osaka Nhật Bản, tham gia hội nghị

Bộ trưởng Du lịch thế giới có các đoàn đại biểu của 78 nước và vùng, 18chính quyền địa phương và 5 quan sát viên Điểm 2, phần I của Tuyên bố Du

lịch Osaka khẳng định: “Du lịch là nguồn lớn nhất tạo ra GDP và việc làm

của thế giới, chiếm tới 1/10 mỗi loại, đồng thời đầu tư cho du lịch và các khoản thu từ thuế liên quan đến du lịch tương ứng cũng tăng cao Những sự gia tăng này cùng những chỉ tiêu khác của du lịch dự đoán sẽ tiếp tục tăng một cách vững chắc và như vậy du lịch sẽ là đầu tàu kéo nền kinh tế thế giới trong thế kỷ XXI” [2, tr.46]

Đảng ta, từ lâu cũng đã chỉ rõ: Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp,mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa

cao Quan điểm này được thể chế hóa thành luật: "Phát triển du lịch bền vững

theo quy hoạch, kế hoạch; bảo đảm hài hòa giữa kinh tế, xã hội và môi trường; phát triển có trọng tâm, trọng điểm theo hướng du lịch văn hóa - lịch

sử, du lịch sinh thái; bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của tài nguyên du lịch"

(Luật Du lịch năm 2015 của Việt Nam - Chương 1, Điều 5, Khoản1) [4, tr.3]

Có thể nói, không có dịch vụ du lịch nào không gắn với kinh tế, xã hội.Bởi không có một lượng tiền dư nhất định không thể đi du lịch Không vì thuđược nguồn lợi nhuận ngày càng lớn thì không nhà đầu tư nào đứng ra xâydựng khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng để thu hút khách du lịch Vàkhông có du lịch phát triển một đất nước sẽ mất đi một phần cơ hội để kinh tếphát triển, giải quyết vấn đề việc làm cho người dân, mất đi phương tiệntuyên truyền, quảng cáo hữu hiệu cho các thành tựu kinh tế, chính trị, vănhóa, xã hội, giới thiệu về phong tục tập quán… Có thể nói, sự phát triểnnhanh chóng của hoạt động du lịch đã tác động trực tiếp đến các mặt của đờisống con người, từ kinh tế đến xã hội, môi trường

Trang 31

Tác động của bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào đối với một sự vật, hiệntượng khác cũng đều gây nên những ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của

sự vật, hiện tượng ấy dười 2 dạng: tích cực hoặc tiêu cực Những ảnh hưởngtích cực tạo nên biến đổi có lợi theo chiều hướng thúc đẩy sự phát triển (ảnhhưởng dương tính); ngược lại, những ảnh hưởng tiêu cực có thể gây ra nhữngbiến đổi không mong muốn, cản trở, hạn chế sự phát triển (ảnh hưởng âm tính).Tác động của du lịch đến phát triển KT - XH cũng vậy, nó có thể gây nênnhững ảnh hưởng tích cực và cả những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển

KT-XH của một địa phương, một tỉnh hoặc một huyện Đây là sự phát triển

biện chứng của hai mặt đối lập, những tác động tích cực cần được phát huy vànhững tác động tiêu cực cần được biết đến để phòng ngừa và hạn chế

1.2.2 Nội dung tác động của du lịch tới phát triển kinh tế - xã hội

1.2.2.1 Tác động của du lịch đối với phát triển kinh tế

* Tác động tích cực

Thứ nhất, du lịch phát triển làm tăng thu nhập quốc dân, góp phần cân bằng cán cân thanh toán

Du lịch nội địa: Tham gia tích cực vào quá trình tạo nên thu nhập quốc

dân (sản xuất ra đồ lưu niệm, chế biến thực phẩm, xây dựng cơ sở vật chất kỹ

thuật…), làm tăng thêm tổng sản phẩm quốc nội Tham gia tích cực vào quá

trình phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các vùng Nói cách khác, du lịchtác động tích cực vào việc làm cân đối cấu trúc của thu nhập và chi tiêu củanhân dân theo các vùng

Du lịch quốc tế chủ động: tác động trực tiếp nhất đối với nền kinh tế là

góp phần làm tăng thu nhập quốc dân thông qua thu ngoại tệ, góp phần cânbằng cán cân thanh toán quốc tế

Trang 32

Du lịch thực hiện “xuất khẩu tại chỗ” các sản phẩm của các ngành(nông nghiệp, công nghiệp…) và các giá trị văn hoá mang tính vật thể từ vănhoá ẩm thực đến việc mua sắm các vật lưu niệm và hàng hoá mang tính dântộc Khách du lịch nước ngoài đến tham quan và du lịch, họ tiêu thụ một sốlượng lớn hàng hoá và dịch vụ sản xuất trong nước và thanh toán bằng ngoại

tệ Đây là một hình thức xuất khẩu, nhưng là xuất khẩu tại chỗ với hiệu quảkinh tế cao Vì tiết kiệm được rất nhiều khoản chi phí khi xuất khẩu hàng hoánày ra thị trường thế giới, đó là: chi phí về vận chuyển, chi phí bảo quản, chiphí lưu kho,

Du lịch không chỉ là ngành xuất khẩu tại chỗ mà còn là ngành “xuất khẩu

vô hình” hàng hoá du lịch Đó là các cảnh quan thiên nhiên, những giá trị của

di tích lịch sử văn hoá, tính độc đáo trong truyền thống phong tục tập quán…

mà không bị mất đi qua mỗi lần “bán”, thậm chí giá trị và uy tín của nó còntăng lên qua mỗi lần đưa ra thị trường, nếu như chất lượng phục vụ du lịchcao Sở dĩ như vậy là do chúng ta bán cho khách không phải là bản thân tàinguyên du lịch mà chỉ là giá trị các khả năng thoả mãn nhu cầu đặc trưng củakhách du lịch được chứa đựng trong tài nguyên du lịch

Với hai hình thức xuất khẩu trên cho thấy hàng hóa và dịch vụ bán thôngqua du lịch sẽ đem lại lợi nhuận kinh tế cao hơn

Mặt khác, khách du lịch quốc tế đến mang theo ngoại tệ, do đó cũng làm cải thiện cán cân thanh toán thương mại của quốc gia Du lịch quốc

tế góp phần làm tăng dự trữ ngoại tệ của một quốc gia, giảm hạn chế về nguồn tài chính, giúp quốc gia đó phát triển kinh tế Tuy nhiên lợi ích trên chỉ có được với điều kiện: có một số lượng đáng kể du khách quốc tế đến và mang theo ngoại tệ, lượng ngoại tệ thu được không bị rò rỉ khỏi nền kinh tế, đồng thời các du khách quốc tế đến và chi tiêu nhiều hơn công dân quốc gia đó đi du lịch nước ngoài.

Trang 33

Thứ hai, du lịch góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế

Du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ, trong cơ cấu nền kinh tế hiện đạithì giá trị các ngành dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng sảnphẩm xã hội Do vậy, phát triển du lịch là hướng đi chiến lược nhằm tăng tỷtrọng khối dịch vụ, góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế theohướng hiện đại hoá cơ cấu nền kinh tế quốc dân, nhằm mang lại hiệu quả kinh

tế cao

Thứ ba, thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh của nhiều ngành khác

Sự phát triển ngành du lịch cũng là động lực thúc đẩy quá trình sản xuấtkinh doanh của nhiều ngành khác trong nền kinh tế quốc dân, điển hình như:ngành nông nghiệp, ngành xây dựng, các ngành nghề sản xuất - xuất khẩu,giao thông vận tải

Du lịch và nông nghiệp có mối quan hệ khá chặt chẽ với nhau và chúngcùng giúp nhau phát triển, biểu hiện ở các vấn đề sau: Một là, dịch vụ du lịch

và hàng hóa chủ yếu là thức ăn, mà muốn thức ăn thì phải có dịch vụ ăn uống

đi kèm Nông nghiệp sản xuất ra nguyên liệu tạo ra dịch vụ ăn uống đó Hai

là, du lịch tạo động lực cho việc tăng gia sản xuất, khiến cho ngành nôngnghiệp ngày càng phát triển

Du lịch và Xây dựng: Du lịch là phải có cư trú Nơi cư trú cần được xâydựng Và ngành xây dựng chính là ngành tạo ra nơi cư trú đó cho khách du lịch

Du lịch với các ngành nghề sản xuất - xuất khẩu: Đối với hàng tiêudùng, việc mở cửa du lịch, thu hút nhiều khách du lịch quốc tế đến thăm làmột trong những phương thức để xuất khẩu hàng hóa tại chỗ thông qua cáccửa hiệu miễn thuế ở sân bay, bến cảng Đối với hàng thủ công mỹ nghệtruyền thống, du lịch phát triển sẽ kích thích, khôi phục các ngành nghềtruyền thống; thủ công mỹ nghệ tại địa phương, đem lại công ăn việc làm chongười dân

Trang 34

Có thể nói, hoạt động kinh doanh du lịch đòi hỏi sự hỗ trợ liên ngành.Yêu cầu về sự hỗ trợ liên ngành là cơ sở cho các ngành khác phát triển.

Thứ tư, du lịch khuyến khích và thu hút đầu tư

Quy luật có tính phổ biến của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trênthế giới hiện nay là giá trị ngành dịch vụ ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong tổngsản phẩm xã hội và trong số người có việc làm Do vậy, các nhà kinh doanh đitìm hiệu quả của đồng vốn, thì du lịch là lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn so vớinhiều ngành kinh tế khác Du lịch đem lại tỷ suất lợi nhuận cao, vì vốn đầu tưvào du lịch tương đối ít so với ngành công nghiệp nặng, giao thông vận tải màkhả năng thu hồi vốn lại nhanh hơn, kỹ thuật không phức tạp Đặc biệt, tronglĩnh vực kinh doanh dịch vụ bổ sung thì nhu cầu về vốn đầu tư lại càng ít hơn

so với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ cơ bản, mà lại thu hồi vốn nhanh hơn.Chính vì thế, ngành du lịch khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước ngoàicực kỳ hiệu quả

Ở Việt Nam, các chuyên gia cho rằng lĩnh vực dịch vụ du lịch đang là

“điểm nóng” thu hút đầu tư nước ngoài, bao gồm cả đầu tư trực tiếp và đầu tưgián tiếp

Thứ năm, du lịch làm tăng nguồn thu ngân sách cho các địa phương phát triển du lịch

Hoạt động du lịch phát triển, tạo nguồn ngân sách cho các địa phương từcác khoản trích nộp ngân sách của các cơ sở du lịch trực thuộc quản lý trựctiếp của địa phương và từ các khoản thuế phải nộp của các doanh nghiệp dulịch trên địa bàn

Có thể là các loại thuế trực tiếp như thuế phòng được tính thêm vào hóađơn thanh toán lưu trú tại khách sạn… Và một số loại thuế gián tiếp như thuếgiá trị gia tăng đối với các hàng hóa, dịch vụ du khách mua sắm, sử dụng tạiquốc gia điểm đến

Trang 35

Thứ sáu, phát triển du lịch sẽ mở mang, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế

như mạng lưới giao thông công cộng, mạng lưới điện nước, các phương tiệnthông tin đại chúng Đặc biệt là ở những vùng phát triển du lịch, do xuấthiện các nhu cầu đi lại, vận chuyển, thông tin liên lạc của khách du lịch,cũng như những điều kiện cần thiết cho cơ sở kinh doanh du lịch hoạt độngnên các ngành này phát triển Mặt khác, khách không chỉ dừng lại ở điểm dulịch mà trước đó và sau đó khách có nhu cầu đi lại giữa các điểm du lịch vàtrên cơ sở đó ngành giao thông vận tải phát triển

Thứ bảy, du lịch góp phần củng cố và phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế

Các tổ chức quốc tế mang tính chính phủ và phi chính phủ về du lịch tácđộng tích cực trong việc hình thành các mối quan hệ kinh tế quốc tế, du lịchphát triển, lượng khách quốc tế vào Việt Nam đủ lớn sẽ tạo nên sự phát triểnđường lối giao thông quốc tế Bên cạnh đó, du lịch giúp củng cố và phát triểnquan hệ quốc tế, do đó đã mở rộng thị trường, tăng thêm bạn hàng đối với cácngành tham gia vào hoạt động xuất khẩu Việc hoạt động du lịch công vụngày càng phát triển góp phần đem về cho đất nước các khoản đầu tư, hợpđồng liên kết kinh doanh…

* Tác động tiêu cực

Thứ nhất, Phát triển du lịch quốc tế thụ động quá tải dẫn đến việc làm

mất thăng bằng cho cán cân thanh toán quốc tế, gây áp lực cho lạm phát

Thứ hai, tạo ra sự phụ thuốc của nền kinh tế vào ngành dịch vụ du lịch.

Ngành du lịch là ngành tạo ra dịch vụ là chủ yếu, việc tiêu thụ dịch vụ phụthuộc bào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, khách du lịch tiềm năng cóthể vì lí do nào đó từ chối một chuyến đi du lịch đã định Do vậy, việc đảmbảo doanh thu và phát triển của ngành du lịch là khó khan hơn so với cácngành sản xuất khác

Trang 36

Thứ ba, việc thu hút đầu tư quá nhiều vào lĩnh vực du lịch cũng không

hẳn là tốt, nhất là đầu tư nước ngoài vào những điểm du lịch sẽ làm cho lợiích kinh tế mà ta nhận được từ khu du lịch đó không nhiều, lại còn bị phụthuộc vào họ

Thứ tư, Ngành du lịch là ngành tổng hợp, nó đòi hỏi sự hỗ trợ liên

ngành Chính vì thế mà nền kinh tế có sự phụ thuộc vào ngành du lịch Màngành du lịch là ngành tạo ra dịch vụ là chủ yếu, sự tiêu thụ dịch vụ phụ thuộcvào khách du lịch trong khi du lịch chỉ mang tính thời vụ Do vậy, nó sẽ tạo ra

sự bấp bênh trong nền kinh tế, đặc biệt nếu tỷ trọng của ngành du lịch chiếmphần quan trọng trong tổng sản phẩm quốc nội

Thứ năm, khi du lịch phát triển sẽ dẫn đến hiện tượng tăng giá dịch vụ

du lịch, từ đó làm tăng mặt bằng giá tiêu dùng của địa phương Song, ở địaphương không phải tất cả ai cũng làm trong ngành du lịch, không phải ai cũngtạo ra sản phẩm du lịch Điều đó sẽ gây áp lực cho những người dân khôngliên quan

1.2.2.2 Tác động của du lịch tới phát triển xã hội

Bên cạnh đó, tại những vùng có du lịch phát triển, du lịch sẽ góp phầntạo cho người nghèo có công ăn việc làm và thu nhập

Trang 37

Thứ hai, củng cố sức khỏe cho nhân dân lao động, góp phần làm tăng năng suất lao dộng xã hội

Với nhịp sống, lao động của xã hội hiện đại đã làm xuất hiện những cănbệnh mà thế kỷ trước đây chưa có hoặc ít có như: căng thẳng thần kinh, huyết

áp cao… Do đó, du lịch là cách để con người thư giãn, nghỉ ngơi Nói cáchkhác, du lịch là phương tiện để hồi phục, tái tạo sức lao động và tăng cườngsức khỏe cho con người sau những giờ phút lao động căng thẳng

Thứ ba, du lịch góp phần phục hồi các làng nghề, lễ hội truyền thống

Phát triển du lịch tạo tiền đề cho việc khôi phục các sinh hoạt văn hoátruyền thống của cộng đồng vốn đã bị mai một Du lịch đóng góp trong việc bảotồn, nâng cao giá trị và khôi phục các di sản kiến trúc, di sản nghệ thuật vật thể

và phi vật thể, di sản văn hoá, đồ thủ công mỹ nghệ; lễ hội trang phục bằng cácnguồn kinh phí trực tiếp hoặc gián tiếp từ hoạt động của khách du lịch

Thứ tư, du lịch quảng bá về con người, đất nước

Du lịch là phương tiện tuyên truyền, quảng cáo hữu hiệu cho các thànhtựu kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giới thiệu về con người, phong tục tậpquán… Khi du khách ấn tượng bởi làn điệu truyền thống, nét văn hoá cổ xưa,danh lam thắng cảnh hùng vĩ của đất nước đến tham quan… sẽ là những bằngchứng quảng bá hữu hiệu hơn cả và nhờ vậy người nước ngoài sẽ ngày càngbiết đến con người địa danh du lịch đó Bên cạnh đó, du lịch cũng là phươngtiện tuyên truyền, quảng cáo hữu hiệu cho hàng hóa nội địa ra nước ngoàithông qua du khách

Thứ năm, du lịch là đầu mối giao lưu văn hóa giữa các cộng đồng, làm tăng thêm tình đoàn kết hữu nghị

Thông qua du lịch khách du lịch hiểu biết về lối sống, về phong tục tậpquán, về phong cách, thẩm mĩ… của người dân của một vùng, của một đất

Trang 38

nước Người dân cũng hiểu biết thêm về kiến thức du lịch, tâm lí của từng đốitượng khách và về ngôn ngữ của họ.

Đồng thời, du lịch làm tăng thêm tình đoàn kết, hữu nghị, mối quan hệhiểu biết của nhân dân giữa các vùng với nhau và của nhân dân giữa các quốcgia với nhau Thông thường, các điểm du lịch thường có mối quan hệ với cáckhu vực lân cận để hỗ trợ nhau cùng phát triển làm sản phẩm du lịch thêmphong phú, từ đó tạo nên mối quan hệ khăng khít giữa các vùng, địa phương.Các lễ hội truyền thống, các điệu múa dân ca,…đòi hỏi sự kết hợp, tham giacủa nhiều người, từ đó họ có cơ hội làm việc với nhau, mối quan hệ giữangười với người trong cùng một địa phương ngày càng chặt chẽ

Thứ sáu, du lịch làm giảm quá trình đô thị hóa ở các nước có nền kinh

tế phát triển

Đô thị hóa góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của khu vực,nâng cao đời sống nhân dân Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, quátrình đô thị hóa cũng phát sinh nhiều vấn đề cần giải quyết như: vấn đề việclàm cho nông dân bị mất đất, cách thức di dân, dãn dân…

Trong bối cảnh đó, du lịch phát triển đã làm cho sự tập trung dân cư ở đôthị có xu hướng giảm đi Bởi thông thường tài nguyên du lịch thiên nhiênthường có nhiều ở những vùng núi xa xôi, vùng ven biển hay nhiều vùng hẻolánh khác Việc khai thác đưa các tài nguyên này vào sử dụng đòi hỏi phảiđầu tư về giao thông, bưu điện, kinh tế, văn hóa, xã hội… Do vậy, làm thayđổi bộ mặt kinh tế - xã hội ở những vùng này Nhờ đó, nhiều nhà đầu tư đếntìm kiếm cơ hội hơn, những con người của vùng muốn ở lại quê hương pháttriển sự nghiệp và góp phần xây dựng quê mình Như vậy, du lịch làm giảmquá trình đô thị hoá giúp cho sự phân bố giữa các vùng đồng đều hơn

* Tác động tiêu cực

Trang 39

Bên cạnh những mặt tích cực về xã hội mà du lịch mang lại thì cũng cókhông ít mặt tiêu cực do du lịch gây ra.

Thứ nhất, tạo ra sự mất cân đối, mất ổn định trong một số ngành và

trong việc sử dụng lao động của du lịch Nguyên nhân chính do ngành du lịch

có liên kết mật thiết với nhiều ngành của nền kinh tế quốc dân mà thường thìtiêu dùng du lịch lại diễn ra theo thời vụ Chính tính thời vụ đó làm ảnhhưởng đến việc sử dụng lao động của du lịch

Ngoài thời vụ người lao động sẽ không biết phải làm gì, nhất là nhưngngười dân địa phương sống và thu nhập từ việc bán sản phẩm hàng hoá dulịch, từ đó dẫn đến thu nhập của người lao động sẽ bị giảm xuống, thất nghiệpgia tăng, thu nhập giảm sút có thể làm nảy sinh mâu thuẫn trong gia đình, tìnhcảm sứt mẻ gây ảnh hưởng đến con cái, làm cho tệ nạn xã hội gia tăng …

Thứ hai, ngày nay do một bộ phận con người có xu hướng chạy theo lợi

ích, vì thế những lễ hội truyền thống ở một số nơi cũng đã dần dần mang màusắc kinh doanh, một số lễ hội tuy đã được khôi phục nhưng cũng bị bóp méokhông còn đúng nghĩa của một lễ hội truyền thống nữa Một số lễ hội đựockhôi phục qua trí nhớ nên cũng không chính xác làm mất nét độc đáo, nétriêng của các lễ hội

Thứ ba, sự du nhập nền văn hoá của các nước vào Việt Nam tại các điểm

du lịch, du khách không chỉ đến từ một quốc gia mà đến từ nhiều quốc gia,nhiều nền văn hoá và không phải ai cũng hiểu được phong tục của địa phươngnơi mà họ đến, một số du khách ăn mặc, hành động cử chỉ không đúng mực ởnhững nơi đền chùa, miếu mạo làm mất đi không khí trang nghiêm, nhữnghành động đó cũng ảnh hưởng ít nhiều đến lối sống của người dân địa

phương

Trang 40

Thứ tư, tại một số điểm du lịch, an ninh trật tự không đảm bảo, hiện

tượng người bán hàng nài nỉ, cò mồi… gây ấn tượng không tốt trong lòng du

khách về đất nước và con người của địa điểm du lịch

1.2.2.3 Tác động của du lịch đối với môi trường

* Tác động tích cực

Các tác động tích cực cơ bản của du lịch đối với môi trường:

Thứ nhất, Hoạt động du lịch tạo ra hiệu quả tốt đối với việc sử dụng hợp

lý và bảo vệ tối ưu các nguồn tài nguyên và môi trường Du lịch góp phần tích

cực vào việc bảo tồn các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, tu bổ, bảo

vệ các di tích lịch sử văn hóa,…

Thứ hai, Nhờ những dự án có công viên cảnh quan, khu nuôi chim thú

hoặc bảo tồn đa dạng sinh học thông qua nuôi trồng nhân tạo phục vụ du lịch,làm tăng thêm mức độ đa dạng tại những điểm du lịch Hoạt động du lịch tạonên môi trường mới hay góp phần cải thiện môi trường như việc xây dựng cáccông viên vui chơi giải trí, công viên cây xanh, các làng văn hóa du lịch…

Thứ ba, Du lịch góp phần tích cực tu sửa phát triển cảnh quan đô thị,

cảnh quan tại các điểm du lịch như tu sửa nhà cửa thành những cơ sở du lịchmới, cải thiện môi trường cho cả du khách và cư dân địa phương bằng cáchgia tăng phương tiện vệ sinh công cộng, đường, thông tin, nhà cửa, xử lí rác

và nước thải được cải thiện, dịch vụ môi trường được cung cấp

Thứ tư, Du lịch có khả năng làm tăng nhận thức của cộng đồng về môi

trường khi họ tiếp xúc gần gũi với thiên nhiên và môi trường Sự tiếp xúc nàykhiến du khách có thể nhận thức đầy đủ các giá trị thiên nhiên và có nhữnghành vi và hoạt động có ý thức bảo vệ môi trường

* Tác động tiêu cực

Du lịch làm ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến tài nguyên đất nướcnếu khái thác quá mức hoặc không hợp lý Nếu khách du lịch, người dân địa

Ngày đăng: 16/09/2017, 09:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w