Thực trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân kháchquan và chủ quan khác nhau, như sự gia tăng nhanh của các phương tiện giaothông cơ giới; cơ sở hạ tầng giao thông đã được quan tâm đầu
Trang 1TRẦN ĐÌNH KHƯƠNG
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC ĐẢM BẢO TRẬT TỰ
AN TOÀN GIAO THÔNG NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
HÀ NỘI, THÁNG 4 NĂM 2016
Trang 2ĐỀ ÁN
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC ĐẢM BẢO TRẬT TỰ
AN TOÀN GIAO THÔNG NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VINH TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
Người thực hiện: TRẦN ĐÌNH KHƯƠNG
Trang 3giáo của Học viện Chính trị khu vực I, Ban Quản lý đào tạo, giáo viên chủnhiệm lớp Cao cấp lý luận Chính trị tỉnh Nghệ An 2014-2016, đã tạo điềukiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt chương trình học tập Tôi xin chân thànhcảm ơn các Thầy, Cô giáo đã tận tình hướng dẫn tôi nghiên cứu và hoàn thiện
đề án tốt nghiệp này
Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các lãnh đạo, các
đồng nghiệp và các đồng chí trong Phòng CSGT đường bộ - đường sắt
Công an tỉnh Nghệ An, nơi tôi công tác, đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôihoàn thành đề án này
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song đề án không tránh khỏi những thiếusót Rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý tận tình của các thầy cô giáo để đề
án được hoàn thiện hơn
Xin trân trọng cảm ơn!
Trang 42 Mục tiêu của đề án 2
2.1 Mục tiêu chung 2
2.2 Mục tiêu cụ thể của đề án 2
3 Giới hạn của đề án 3
B NỘI DUNG 4
1 CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN 4
1.1 Cơ sở khoa học 4
1.2 Cơ sở chính trị, pháp lý 12
1.2.1 Cơ sở chính trị 12
1.3 Cơ sở thực tiễn 15
2 NỘI DUNG THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 16
2.1 Bối cảnh thực hiện đề án 16
2.2 Thực trạng công tác đảm bảo TTATGT ở Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An .19
2.3 Nội dung cụ thể đề án cần thực hiện 28
2.4 Các giải pháp thực hiện đề án 33
3 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 40
3.1 Phân công trách nhiệm thực hiện đề án 40
3.2 Tiến độ thực hiện đề án 43
3.3 Kinh phí thực hiện đề án 43
4 DỰ KIẾN HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN 44
4.1 Ý nghĩa thực tiễn của đề án 44
4.2 Đối tượng hưởng lợi của đề án 45
4.3 Những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện đề án và tính khả thi của đề án .46
C KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 48
1 KIẾN NGHỊ 48
2 KẾT LUẬN 49
Trang 6A MỞ ĐẦU
1 Lý do xây dựng đề án
Tai nạn giao thông (TNGT) đã gây ra những thiệt hại to lớn về người,tài sản của Nhà nước và nhân dân, đang là vấn đề bức xúc được xã hội quantâm sâu sắc, trở thành vấn đề mang tính toàn cầu, mà tất cả các quốc gia trênthế giới không kể các nước phát triển, nước đang phát triển hay nước kémphát triển đều phải đương đầu và nó đã là thách thức lớn của cả nhân loại.TNGT ở Việt Nam cũng trong tình trạng chung của các nước đang phát triển.Cùng với sự bùng nổ về các phương tiện cơ giới đường bộ, tốc độ đô thị hóacao, kết cấu hạ tầng giao thông bất cập, TNGT ở Việt Nam tăng liên tục trongnhiều năm, chỉ từ năm 2003 TNGT mới có chiều hướng giảm, tuy nhiên tínhbền vững và ổn định chưa cao Từ khi thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TW, Chỉ thị
số 18-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương, Luật Giao thông đường bộ 2008,Nghị quyết 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007, Nghị quyết số 88/NQ-CP và cácNghị định của Chính phủ, tai nạn giao thông hàng năm đã dần được kiềm chế
và giảm dần nhưng số người chết và số người bị thương vẫn ở mức cao
Trên địa bàn tỉnh Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, những năm qua, tìnhhình trật tự an toàn giao thông (TTATGT), có những diễn biến hết sức phứctạp; TNGT tuy đã được kiềm chế, song số người chết và thiệt hại về tài sản doTNGT vẫn ở mức cao Thực trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân kháchquan và chủ quan khác nhau, như sự gia tăng nhanh của các phương tiện giaothông cơ giới; cơ sở hạ tầng giao thông đã được quan tâm đầu tư, nâng cấp,
mở mới và còn nhiều bất cập; công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàngiao thông còn nhiều hạn chế, chưa huy động tốt lực lượng quần chúng, lựclượng bán chuyên trách tham gia bảo đảm TTATGT; lực lượng Cảnh sát giaothông và Thanh tra giao thông còn mỏng, nên việc tuần tra kiểm soát xử lý viphạm TTATGT chưa được duy trì thường xuyên, liên tục; công tác tuyêntruyền, phổ biến, giáo dục, pháp luật về trật tự an toàn giao thông đã được
Trang 7tăng cường, nhưng hình thức chưa phong phú, hiệu quả chưa cao Từ những
lý do trên, tôi chọn đề án: “Tăng cường công tác đảm bảo trật tự an toàn
giao thông nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn TP Vinh tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 - 2020” làm đề án tốt nghiệp, với mong muốn,
góp phần nhỏ bé vào công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông nhằm thúcđầy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
2 Mục tiêu của đề án
2.1 Mục tiêu chung
Nâng cao hiệu quả quản lý trật tự an toàn giao thông củalực lượng cảnh sát giao thông tỉnh nhằm đáp ứng các yêu cầugiao thông vận tải và bảo đảm an toàn giao thông; giảm tainạn giao thông và ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phốVinh, tỉnh Nghệ An một cách bền vững, tiến tới xây dựng một
xã hội có giao thông an toàn, văn minh, hiện đại, thân thiện
và bền vững
2.2 Mục tiêu cụ thể của đề án
- Phấn đấu đến năm 2020 hiệu quả quản lý về TTATGT
của lực lượng CSGT đối với việc duy trì trật tự, kỷ cương luậtpháp, đảm bảo TTATGT từng bước được nâng cao
giáo dục pháp luật về TTATGT đường bộ nhằm vận động quần
luật khi tham gia bảo đảm TTATGT, lập lại kỷ cương pháp luậttrong giữ gìn ATGT, nhằm kiềm chế gia tăng tai nạn giaothông, xây dựng nếp sống giao thông văn minh trên đại bàn
- Tăng cường sự phối hợp giữa lực lượng CSGT với các lựclực lượng cảnh sát khác không ngừng nâng cao hiệu quả công
Trang 8tác tuần tra, kiểm soát, hướng dẫn, nhắc nhở, xử lý hành vi viphạm pháp luật về TTATGT theo quy định của pháp luật.
- Tăng cường quản lý phương tiện và người điều khiểnphương tiện giao thông đường bộ; nhằm đảm bảo giao thôngđược thông suốt; người, hàng hoá, phương tiện tham gia giaothông không bị xâm hại; đáp ứng được các yêu cầu phát triểnkinh tế, văn hoá, xã hội của Nhà nước và nhu cầu đi lại củacông dân;
- Đến năm 2020 trên địa bàn thành phố Vinh có nhiềuchuyển biến tích cực, tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí: số
vụ tai nạn, số người chết và số người bị thương
3 Giới hạn của đề án
- Đối tượng: Công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông nhằm thúcđẩy phát triển KT- XH trên địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh
- Không gian: Trên địa bàn tỉnh Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
- Thời gian: Giai đoạn 2016 - 2020
Trang 9B NỘI DUNG
1 CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1.1 Cơ sở khoa học
1.1.1 Một số khái niệm liên quan
Vấn đề an toàn giao thông luôn chiếm một vị trí quan trọng đối với cácnước phát triển và đang phát triển An toàn giao thông đang là vấn đề rất lớn
và cần thiết trong đời sống của mỗi người dân Nhưng hiện nay, TNGT vẫnxảy ra với con số gia tăng Đó là hồi chuông cảnh tỉnh mọi người trong toàn
xã hội, phải thay đổi thái độ sống, thực hiện tốt an toàn giao thông
Theo Từ điển tiếng Việt: “Giao thông là việc đi lại từ nơi này đến nơikhác của người và phương tiện chuyên chở”1 An toàn là “yên ổn, tránh đượctai nạn, tránh được thiệt hại; làm cho an toàn, đảm bảo sự an toàn”2 Như vậy,
an toàn giao thông là các hành vi văn hóa khi tham gia giao thông bao gồmviệc chấp hành Luật Giao thông, phải có ý thức khi tham gia giao thông Antoàn giao thông còn là sự an toàn đối với người tham gia lưu thông trên cácphương tiện đường bộ, hàng hải, hàng không, là sự chấp hành tốt các luật lệ
về giao thông, cư xử phù hợp khi lưu thông trên các phương tiện giao thông
An toàn giao thông đang là vấn đề “nóng” luôn được sự quan tâm của xã hội
Trật tự an toàn giao thông là trạng thái xã hội có trật tự được hình thành
và điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông vận tảicông cộng, nhằm đảm bảo cho hoạt động giao thông thông suốt, trật tự, antoàn, hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn giao thông Đảm bảo TTATGT là mộtyêu cầu và nhiệm vụ cơ bản của mọi quốc gia và xem đó là điều kiện cần thiết
để phát triển kinh tế, củng cố an ninh quốc phòng và ổn định trật tự xã hội
- Trật tự an toàn giao thông
Trật tự an toàn giao thông là vấn đề mang tính xã hộisâu sắc; tiến hành quản lý nhà nước để đảm bảo TTATGT là
1 Viện Ngôn ngữ học: Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 2002, tr.393.
2 Viện Ngôn ngữ học: Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 2002, tr.5.
Trang 10yêu cầu và nhiệm vụ cơ bản của mọi quốc gia Không phânbiệt chế độ chính trị, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội,… cácquốc gia trên thế giới đều phải tiến hành quản lý TTATGT vàluôn xem đó là điều kiện cần thiết để phát triển kinh tế, mởrộng sản xuất, củng cố an ninh quốc phòng và ổn định tìnhhình trật tự xã hội Trên thực tế, việc tiến hành quản lýTTATGT luôn có liên quan, ảnh hưởng và tác động trực tiếpđến mọi mặt hoạt động của đời sống xã hội, đến tâm tư tìnhcảm và các quyền lợi cơ bản của công dân Nhìn nhận, phântích và đánh giá dưới góc độ kinh tế thì hoạt động giao thôngcòn được ví như mạch máu của nền kinh tế quốc dân Sự hìnhthành, tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia nói chung và củamỗi vùng đô thị hay mỗi khu kinh tế nói riêng phụ thuộc rấtnhiều vào quy mô tổ chức hoạt động giao thông và yêu cầuđảm bảo TTATGT Tình hình TTATGT của một quốc gia luôn làsản phẩm chung được kế thừa kết quả của nhiều hoạt độngkhác nhau trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa,
xã hội và an ninh, trật tự… của quốc gia đó
Theo Từ điển Bách khoa CAND năm 2005 thì: "TTATGT làtrạng thái xã hội có trật tự được hình thành và điều chỉnh bởicác quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông vận tảicông cộng mà mọi người tham gia giao thông phải tuân theo,nhờ đó đảm bảo cho hoạt động giao thông thông suốt, trật tự,
an toàn, hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn giao thông, gâythiệt hại cho người và tài sản TTATGT cũng là một mặt củatrật tự, an toàn xã hội” Muốn có được tình trạng TTATGTđường bộ tốt, trước hết các cơ quan có thẩm quyền trong việc
Trang 11thực hiện chức năng quản lý TTATGT phải được tổ chức vàhoạt động thực sự phát huy được vai trò, hiệu quả chức năngquản lý của nhà nước trong lĩnh vực này.
1.1.2 Vị trí, vai trò của công tác đảm bảo TTATGT trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
Công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông có vị trí, vai trò quan trọngtrong đời sống xã hội Quản lý TTATGT với mục đích là đảm bảo giao thôngđược thông suốt, người và phương tiện tham gia giao thông không bị xâm hại,hoạt động giao thông được trật tự an toàn, vệ sinh và mỹ quan, góp phần đápứng kịp thời các yêu cầu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và các quyền lợi
cơ bản của công dân để thực hiện được những vấn đề trên, đòi hỏi quản lýTTATGT phải được tổ chức tiến hành khoa học
Tính khoa học trong quản lý TTATGT phải được thể hiện từ việc phâncông trách nhiệm hợp lý giữa các ngành, các cấp, các lực lượng quản lý Nộidung quản lý phải phù hợp với điều kiện, khả năng và chức năng quản lý củatừng ngành Mặt khác, nội dung các yêu cầu đưa ra để quản lý phải thiết thực,phải phù hợp với khả năng, điều kiện thực hiện của quần chúng
Xuất phát từ đặc điểm của hoạt động giao thông vận tải nói chung vàgiao thông vận tải đường bộ nói riêng là một ngành kỹ thuật, việc quản lý phảithường xuyên dựa trên cơ sở khai thác, kế thừa các thành tựu của các ngànhkhoa học, như khoa học điện, điện tử, về thông tin viễn thông, tin học; về cơkhí chế tạo máy; về tự động học, điều khiển học và các khoa học về quản lý
để tổ chức và duy trì hoạt động mạng lưới giao thông Đặc biệt, trong dòngchuyển động của giao thông hiện đại ngày nay, quản lý TTATGT là sự nhấtthể hoá giữa người tham gia giao thông, phương tiện giao thông và các côngtrình giao thông, môi trường giao thông Hoạt động chỉ huy, điều khiển giaothông không còn chỉ dừng lại ở các động tác thô sơ, thay vào đó là các phươngtiện “thông minh”, sản phẩm của khoa học công nghệ hiện đại Từ thực tiễn
Trang 12trên, “tính khoa học” trong quản lý TTATGT được hình thành như một tất yếukhách quan, gắn liền với sự tồn tại và phát triển của quản lý TTATGT.
TTATGT có tầm quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội củathành phố Vinh nói riêng và cả tỉnh Nghệ An nói chung, đặc biệt là trong thời
kỳ hội nhập kinh tế thế giới TTATGT được đảm bảo sẽ đem lại nhiều lợi íchsau đây:
- Tạo thuận lợi cho sự đi lại của người và phương tiện tham gia giaothông đường bộ
- Tạo thuận lợi cho việc buôn bán, trao đổi hàng hóa và đẩy mạnh tiến
độ công việc của người dân
- Thu hút sự đầu tư kinh tế của cá nhân trong và ngoài nước
- Thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển, đặc biệt là ngành dịch vụ dulịch và vận tải - Hiện nay vấn đề trật tự an toàn giao thông không được đảmbảo Những năm vừa qua thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông và ùn tắcgiao thông đường bộ
- Thực tế tại các thành phố lớn trong đó có Thành phố Vinh, nhiều tainạn giao thông đường bộ xảy ra nghiêm trọng, làm thiệt hại tài sản, sức khỏe,tính mạng con người Và những người chết vì tai nạn giao thông đường bộngày càng nhiều
- Thêm nữa, nạn ùn tắc giao thông đang ở mức báo động, lượng người
và phương tiện tham gia giao thông ngày càng đông Nhưng kết cấu hạ tầnggiao thông không đáp ứng kịp Do đó thường xuyên bị ùn tắc giao thông vàocác giờ cao điểm hoặc trong các dịp lễ hội
1.1.3 Nội dung công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông
1.1.3.1 Khái niệm quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông
Quản lý nhà nước về giao thông là sự tác động có tổ chức và điều chỉnhbằng quyền lực nhà nước đối với các hoạt động giao thông của con người docác cơ quan trong hệ thống hành pháp và hành chính thưc hiện đề duy trì và
Trang 13phát triển các hoạt động giao thông cũng như trật tự pháp luật nhằm thực hiệnnhững chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong lĩnh vực giao thông vận tải.
Quản lý nhà nước về TTATGT là một nội dung trong quản lý nhà nước
về giao thông Do vậy: Quản lý nhà nước về TTATGT chính là sự tác động có
tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các hoạt động của conngười và phương tiện tham gia giao thông nhằm mục đích làm cho giao thôngđường bộ luôn được thông suốt, thuận tiện và an toàn
Theo Từ điển Bách khoa CAND năm 2005 thì: “Quản lýTTATGT là hệ thống các biện pháp quản lý của nhà nước docác cơ quan nhà nước có thẩm quyền được thực hiện theo quyđịnh của pháp luật, có sự tham gia của các đoàn thể, tổ chức
xã hội và công dân nhằm đảm bảo cho hoạt động giao thôngluôn ổn định, trật tự, thông suốt và an toàn, góp phần phòngngừa, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm phápluật trên lĩnh vực giao thông, bảo đảm quyền và lợi ích củamọi công dân khi tham gia giao thông”
1.1.3.2 Các đặc điểm cơ bản quản lý TTATGT
Một là, Quản lý TTATGT là hoạt động hành pháp của cơ
quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; quá trình tổ chức thựchiện phải có sự phối hợp của nhiều ngành
Quản lý TTATGT là một nội dung quan trọng trong quản
lý nhà nước, được tiến hành đồng bộ, thống nhất bởi bộ máynhà nước Chính vì vậy, yêu cầu quản lý TTATGT phải có sựphân công, phân cấp hợp lý giữa các ngành, các lực lượng Sựphân công đó phải có quy định chặt chẽ trong các văn bảnpháp lý của nhà nước Trên cơ sở đó quá trình tiến hành quản
lý TTATGT thì các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hộiđược giao quyền phải có quan điểm hợp tác, thường xuyên
Trang 14phối hợp, hỗ trợ nhau để hoàn thành nhiệm vụ chung Chốngcác biểu hiện né tránh, đùn đẩy trong công việc.
Hai là, quản lý TTATGT thường xuyên có sự khai thác, kế
thừa và sử dụng kiến thức của nhiều ngành khoa học, kĩ thuậtkhác nhau
Quản lý TTATGT là một lĩnh vực mang tính khoa học và
kỹ thuật cao Ở đó không chỉ tập trung các khoa học về quản
lý xã hội như vấn đề tổ chức, duy trì hoạt động của các đốitượng tham gia giao thông mà còn tập trung nghiên cứu, khaithác, sử dụng các phượng tiện khoa học kĩ thuật để tổ chức,chỉ huy, hướng dẫn điều khiển giao thông, Bên cạnh đó thìquản lý TTATGT còn phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng, tínhnăng, tác dụng và các đặc tính kĩ thuật của các phương tiệngiao thông, các trung tâm chỉ huy điều khiển hoạt động giaothông và kĩ thuật tổ chức mạng lưới giao thông quốc gia Dovậy, có thể nói chất lượng quản lý TTATGT của các chủ thểquản lý hiện nay phụ thuộc vào nhiều kết quả nghiên cứu để
áp dụng và khai thác sử dụng các thành tựu khoa học vàoquản lý TTATGT của nhiều ngành khác nhau
Ba là, quản lý TTATGT có liên quan đến nhiều mặt hoạt
động của đời sống xã hội và tâm tư, tình cảm và các quyền lợi
cơ bản của công dân
Quản lý TTATGT là một nội dung quan trọng trong quản
lý xã hội của nhà nước Do vậy, quá trình quản lý TTATGTkhông những chịu sự tác động, chi phối bởi các chính sách vàcác biện pháp quản lý xã hội của nhà nước, mà việc quản lýTTATGT còn thường xuyên có tác động đến nhiều mặt hoạtđộng của đời sống xã hội Từ kinh tế, văn hóa, giáo dục đếnviệc đảm bảo an ninh, quốc phòng; từ nâng cao trình độ dân
Trang 15trí cho đồng bào vùng sâu, vùng xa đến việc mở rộng cácvùng đô thị; từ việc giải quyết việc làm cho người lao động,đến việc đảm bảo những quyền lợi cơ bản của công dân trongquá trình đi lại, vận chuyển hàng hóa Vấn đề này khôngnhững góp phần thực hiện các yêu cầu về kinh tế, vệ sinh, mỹquan, văn minh, lịch sự ở một xã hội hiện đại mà còn đáp ứngkịp thời cá nhu cầu về tình cảm, quan hệ giao dịch, thăm hỏihoặc vui chơi, giải trí của Nhân dân.
1.1.3.3 Nội dung quản lý nhà nước trong bảo đảm trật tự an toàngiao thông
Để giao thông đảm bảo được an toàn thì công tác quản lý nhà nước vềTTATGT phải thực hiện tốt Do đó đòi hỏi vai trò quản lý của Nhà nướctrong việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông cần được thực hiện một cáchkhoa học, đồng bộ Nội dung quản lý nhà nước đảm bảo TTATGT đòi hỏiphải quản lý toàn diện hiệu quả các mặt như:
- Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách đầu tư pháttriển hạ tầng giao thông
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình quốc gia về an toàn giaothông và các biện pháp bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về giao thông
- Tuyên truyền; phổ biến pháp luật về giao thông
- Tổ chức quản lý, bảo trì, bảo vệ, đảm bảo kết cấu hạ tầng giao thông
- Đăng ký, cấp, thu hồi biển số phương tiện giao thông; cấp, thu hồigiấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường củaphương tiện giao thông
- Quản lý đào tạo, sát hạch lái xe, cấp thu hồi giấy phép lái xe
- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về giao thông
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm về trật
tự an toàn giao thông
Trang 16- Hợp tác quốc tế về giao thông.
1.1.3.4 Quản lý TTATGT của lực lượng CSGT
Căn cứ vào các khái niệm nói trên, xuất phát từ chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng CSGT, tác giả đưa
ra khái niệm sau: “Quản lý TTATGT của lực lượng CSGT là việc
tổ chức thực hiện các quy định của nhà nước về đảm bảoTTATGT đường bộ để nắm tình hình và duy trì họat động củacác đối tượng tham gia giao thông; nhằm đảm bảo giao thôngđược thông suốt; người, hàng hoá, phương tiện tham gia giaothông không bị xâm hại; đáp ứng được các yêu cầu phát triểnkinh tế, văn hoá, xã hội của Nhà nước và nhu cầu đi lại củacông dân; đồng thời, góp phần thực hiện các yêu cầu phòngngừa, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm phápluật trên các tuyến, địa bàn giao thông công cộng”
- Đặc điểm công tác quản lý TTATGT của lực lượng CSGTnhư sau:
Một là, quản lý TTATGT đường bộ của lực lượng CSGT làmột nội dung quan trọng trong quản lý xã hội của nhà nước
TTATGT là một vấn đề mang tính xã hội, không chỉ là sảnphẩm của một ngành hay một lực lượng nào đó, mà là sảnphẩm chung được kế thừa kết quả của nhiều hoạt động xã hộikhác nhau, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Chính
vì vậy, quản lý TTATGT được nhiều ngành, nhiều lực lượngtham gia quản lý Trong tổ chức bộ máy nhà nước duy trì hoạtđộng quản lý TTATGT, lực lượng CSGT luôn được xác định làlực lượng chủ yếu giữ vai trò nòng cốt trong việc đảm bảoTTATGT Nội dung tiến hành và kết quả thực hiện các mặtcông tác quản lý TTATGT của lực lượng CSGT có ý nghĩa quantrọng góp phần đảm bảo giao thông thông suốt, người và
Trang 17phương tiện tham gia giao thông được trật tự, an toàn Vớinhững tác dụng to lớn mang lại cho phát triển kinh tế vănhoá, xã hội và an ninh quốc phòng, công tác quản lý TTATGTcủa lực lượng CSGT thực sự là một nội dung quan trọng trongcông tác quản lý xã hội của nhà nước
Hai là, quản lý TTATGT của lực lượng CSGT là một côngtác nghiệp vụ quan trọng của ngành Công an
Quản lý TTATGT của lực lượng CSGT là một công tác cụthể trong biện pháp quản lý hành chính về an ninh trật tự củangành Công an Mặc dù, với đặc tính hoạt động hành chínhcông khai tuân theo các quy định của pháp luật và các vănbản hành chính Nhà nước Song, việc tổ chức tiến hành cácmặt công tác cụ thể của quản lý TTATGT như: tiến hành xâydựng các quy trình, tiêu chuẩn đăng ký quản lý chặt chẽ cácđối tượng tham gia giao thông; áp dụng khoa học kỹ thuật đểchống việc làm giả giấy tờ hồ sơ đăng ký quản lý phương tiệngiao thông hoặc tiến hành nghiên cứu phân tích đánh giá cácnguyên nhân, điều kiện gây TNGT lại có tác dụng phòngngừa, bịt kín sơ hở trong công tác quản lý xã hội của Nhànước, chủ động tước bỏ các điều kiện mà tội phạm và phần tửxấu thường chú ý lợi dụng để hoạt động gây mất trật tự xãhội Mặt khác, quá trình tổ chức tiến hành các công tác cụ thểcủa quản lý TTATGT, như TTKS giao thông, điều tra xử lýTNGT, lập hồ sơ quản lý phương tiện giao thông còn có tácdụng chủ động phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạmquy tắc an toàn giao thông; cũng như ngăn chặn, trấn áp kịpthời hoạt động của tội phạm: cướp, cướp giật, buôn lậu, vậnchuyển hàng hoá trái phép, gây rối trật tự công cộng trên cáctuyến đường, địa bàn giao thông Cùng với các tác dụng nêu
Trang 18trên, việc tổ chức thực hiện các nội dung của quản lý TTATGTcòn cung cấp các thông tin tài liệu cần thiết để phục vụ tốtcác yêu cầu xác minh về nguồn gốc phương tiện, về thời gianhoạt động của người điều khiển phương tiện để truy tìmphương tiện, người điều khiển phương tiện có liên quan đến
vụ án
Từ những lý luận và thực tiễn nêu trên cho thấy quản lýTTATGT của lực lượng CSGT là một công tác nghiệp vụ quantrọng của ngành Công an, có vai trò quan trọng trong phòngngừa, đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm phápluật để bảo vệ an ninh trật tự qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế
- Bảo đảm trật tự an toàn giao thông và hạn chế tai nạngiao thông là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàndân, toàn xã hội, trước hết là của các cơ quan nhà nước cóchức năng và của người tham gia giao thông
- Thiết lập và duy trì trật tự xã hội trong lĩnh vực giao thôngđường bộ nhằm đảm bảo an toàn cho người, phương tiện khitham gia giao thông, bảo đảm hệ thống giao thông vận tải hoạtđộng thông suốt phục vụ mục đích phát triển kinh tế-xã hội, bảođảm quốc phòng an ninh, hội nhập sâu rộng kinh tế quốc tế
- Xây dựng các giải pháp mạnh, đột phá, đồng bộ, thựchiện từng bước, liên tục và kiên trì nhằm cải thiện môi trường
Trang 19giao thông trật tự, an toàn, văn minh, hiện đại, thân thiện vàbền vững.
Trong những năm qua, có rất nhiều Nghị quyết, Chỉ thịcủa các cấp ủy Đảng về tăng cường công tác Quản lý nhànước nhằm bảo đảm giao thông đường bộ thông suốt, trật tự,
an toàn, thuận lợi phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ vàphát triển đất nước đã được ban hành Điển hình như:
- Chỉ thị số 22/CT-TW ngày 24 tháng 02 năm 2003 của Ban
Bí thư Trung ương Đảng về "tăng cường sự lãnh đạo của Đảngđối với công tác bảo đảm TTATGT"; Chỉ thị số 18-CT/TW ngày04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sựlãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm TTATGT đường bộ,đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông”
- Chỉ thị số 12/CT-TU ngày 09/01/2013 của Ban Thường vụTỉnh ủy Nghệ An về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối vớicông tác bảo đảm TTATGT đường bộ, đường sắt, đường thủynội địa và khắc phục ùn tắc giao thông”; Chỉ thị số 17/CT-TUngày 03/12/2013 Ban thường vụ Tỉnh ủy về “tăng cường chấnchỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong các cơ quan, đơn vịtrên địa bàn tỉnh”
- Nghị quyết 40 - NQ/TW ngày 08/11/2004 của Bộ Chính trị
về Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác Công an trongtình hình mới quy định: Lực lượng CAND được thực hiện cácbiện pháp: Vận động quần chúng, biện pháp pháp luật, biệnpháp ngoại giao, biện pháp kinh tế, biện pháp khoa học kỹthuật, biện pháp nghiệp vụ, biện pháp vũ trang, biện pháp biệtphái cán bộ sang các ngành để làm nhiệm vụ liên quan đếnANTT theo quy định của pháp luật
1.2.2 Cơ sở pháp lý
Trang 20- Ngày 13/11/2008, kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XII thôngqua Luật giao thông đường bộ (có hiệu lực từ ngày01/7/2009) Luật này là cơ sở pháp lý quan trọng để tăngcường hiệu lực quản lý đối với lĩnh vực giao thông đường bộ
đề cao ý thức, trách nhiệm của mọi thành viên trong xã hộibuộc các chủ thể tham gia giao thông phải tuân thủ nhữngquy định chung
- Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29 tháng 6 năm
2007, “Về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn
giao thông và ùn tắc giao thông”; Nghị quyết số
88/2011/NQ-CP ngày 24/8/2011 về “Tăng cường thực hiện các giải pháp
trọng tâm bảo đảm TTATGT”; và các Nghị định liên quan đến
công tác đảm bảo TTATGT đường bộ như: Nghị định171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013; Nghị định 107/2014/NĐ-CPngày 17/11/2014; Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày21/10/2009; Nghị định số 93/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012;Nghị định số 27/2010/NĐ-CP ngày 24/03/2010;
- Thông tư số 13/2009/TT-BGTVT ngày 17/7/2009 quy định
về tốc độ và khoảng cách của xe cơ giới xe máy chuyên dùngtham gia giao thông đường bộ; thay thế bằng Thông tư91/2015/TT-BGTVT ngày 31/12/2015 (hiệu lực từ ngày01/3/2016); Thông tư 07/2010/TT-BGTVT ngày 11/02/2010quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ ; được thaythế bằng Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT ngày 07/9/2015(hiệu lực từ ngày 01/12/2015);
- Quyết định số 588/QĐ- BCA ngày 23 tháng 2 năm 2010của Bộ trưởng Bộ Công an qui định chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn và tổ chức bộ máy của Cục Cảnh sát giao thông đ-ường bộ, đường sắt Quyết định của Tổng Cục Cảnh sát QLHC
Trang 21về TTATXH qui định chức năng, nhiệm vụ của 7 phòng thuộccục Cảnh sát giao thông đường bộ đường sắt
- Thông tư số 65/2012/TT-BCA ngày 30/10/2012 quy địnhnhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soátcủa CSGT đường bộ; thay thế bằng Thông tư số 01/2016/TT-BCA ngày 04/01/2016 (có hiệu lực từ ngày 15/02/2016);Thông tư số 28/2011/TT-BCA ngày 10/5/2011 quy định về chỉhuy điều khiển giao thông của CSGT;
- Thông tư số 76/2011/TT-BCA ngày 22/11/2011 quy định
về phân công trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong công tácđiều tra, giải quyết TNGT của lực lượng Cảnh sát Nhân dân;Thông tư số 47/2011/TT-BCA ngày 02/7/2011 quy định huyđộng lực lượng tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàngiao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết;
- Thông tư số 40/2015/TT-BCA ngày 24/8/2015 quy định
về sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trongCông an Nhân dân để phát hiện vi phạm hành chính về trật
tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường;
- UBND các cấp và Công an các cấp tỉnh Nghệ An trên cơ
sở Luật Giao thông đường bộ năm 2008, các Nghị định, Chỉ thịcủa Chính phủ và các Thông tư, Kế hoạch về công tác đảmbảo TTATGT; căn cứ tình hình thực tiễn ở địa phương hàngnăm, hàng quý đều kịp thời ban hành các nghị quyết, chỉ thị,
kế hoạch chỉ đạo các sở ngành, các lực lượng có liên quan tổchức triển khai thực hiện nhằm cụ thể hóa các quy định phùhợp với thực tiễn quản lý nhà nước đối với việc đảm bảoTTATGT đường bộ trên địa bàn.- Chỉ thị 22-CT/TW ngày 24/2/2003 củaBan Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với côngtác bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Trang 221.3 Cơ sở thực tiễn
Thời gian qua, mặc dù các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều cố gắngthực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông, nhưng TNGT và tìnhtrạng ùn tắc giao thông vẫn liên tục tăng cao và ngày càng nghiêm trọng, hàngnăm làm chết và bị thương hàng chục nghìn người, gây thiệt hại lớn về vậtchất, ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài,
an sinh xã hội và để lại hậu quả hết sức nghiêm trọng, lâu dài cho nhiều giađình và xã hội
Nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác đảm bảo TTATGT,chặn đứng và đẩy lùi TNGT, ngày 24/2/2003, Ban Bí thư Trung ương Đảng(khoá IX) đã ban hành Chỉ thị số 22-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo củaĐảng đối với công tác đảm bảo TTATGT Từ đó, công tác giữ gìn TTATGT
đã đạt được nhiều kết quả trên các mặt, tình hình TNGT bước đầu được kiềmchế, TTATGT có những chuyển biến tích cực
Tuy nhiên, việc lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực thiện Chỉ thị CT/TW của Ban Bí thư ở một số đơn vị, địa phương chưa mạnh mẽ, thườngxuyên; chưa huy động được sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành vàocông tác đảm bảo an toàn giao thông; nhiều địa phương, đơn vị còn khoántrắng cho lực lượng cảnh sát giao thông và ngành giao thông thực hiện; một
22-số nơi chỉ mới triển khai quán triệt chỉ thị, chưa tích cực chỉ đạo triển khaithực hiện… Cho nên, tình hình trật tự, an toàn giao thông còn diễn biến phứctạp, số vụ TNGT xảy ra còn nhiều, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tàisản, ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội Ý thức chấp hành pháp luậtcủa người tham gia giao thông còn hạn chế, vấn đề TNGT đang là vấn đề bứcxúc của toàn xã hội
Để đảm bảo TTATGT, làm giảm TNGT trong những năm tới, huy độngđược sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, các đơn vị, địa phương trongviệc thực hiện nhiệm vụ này là yêu cầu cấp bách hiện nay
2 NỘI DUNG THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
Trang 232.1 Bối cảnh thực hiện đề án
2.1.1 Về điều kiện địa lý tự nhiên
Thành phố Vinh là đô thị lớn nằm ở phía Đông - Nam của tỉnh Nghệ
AN, có tọa độ địa lý từ 18°38'50” đến 18°43’38” vĩ độ Bắc, từ 105°56’30”đến 105°49’50” kinh độ Đông Phía Bắc và phía Đông giáp huyện Nghi Lộc,phía Nam giáp huyện Nghi Xuân - Hà Tĩnh, phía Tây giáp huyện HưngNguyên Vinh cách thủ đô Hà Nội hơn 300 km về phía Bắc, cách thành phố
Hồ Chí Minh 1.400 km về phía Nam Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùanóng ẩm, nhiệt độ trung bình 24°C, nhiệt độ cao tuyệt đối 42.1°C, nhiệt độthấp tuyệt đối 4°C Tổng diện tích tự nhiên là 104,97 km2, dân số là 306.000người; trong đó khu vực nội thành gồm 16 phường và 9 xã ngoại thành
Thành phố Vinh là đô thị loại I trực thuộc tỉnh, là trung tâm tổng hợpcủa tỉnh Nghệ An, trung tâm kinh tế, văn hóa vùng, đầu tàu tăng trưởng vàgiải quyết các vấn đề trọng điểm về kinh tế của Nghệ An và vùng Bắc trung
bộ Thành phố Vinh nằm trong hành lang kinh tế Đông Tây, nối liền Myanma
- Thái Lan - Lào - Việt Nam - Biển Đông Nằm trên các tuyến du lịch quốcgia và quốc tế Với vị trí đó, thành phố Vinh - Nghệ An đóng vai trò quantrọng trọng giao lưu: kinh tế, thương mại, du lịch, vận chuyển hàng hoá với cảnước và các nước khác trong khu vực Vinh là thành phố của quê hương Chủtịch Hồ Chí Minh
Vinh nằm trên trục giao thông huyết mạch Bắc - Nam về cả đường bộ,đường sắt, đường thủy và đường hàng không, thành phố Vinh nắm giữ vị trítrọng yếu trên con đường vận chuyển trong nước từ Bắc vào Nam và ngượclại Đồng thời rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - văn hóa trong khu vực
và quốc tế Từ Vinh có thể trao đổi hàng hoá với nước bạn Lào qua cửa khẩuNậm Cắn, Thanh Thuỷ của Nghệ An hoặc cửa khẩu Cầu treo của tỉnh HàTĩnh, hoặc thông qua đường biển qua cảng Cửa Lò với các nước khác
Cảng Cửa Lò là cảng biển loại 1, nằm trên tuyến đường giao thônghàng hải quốc tế, là đầu mối giao thông vận tải của khu vực Bắc Trung bộ,
Trang 24trung chuyển hàng hoá đi các nước Lào và các tỉnh phía Bắc Thái Lan Từcảng Cửa Lò hiện có các tuyến đường biển quốc tế đi Hồng Kông, Singapore,Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Âu, Tây Âu, Châu Mỹ, và ngược lại Công suấtthiết kế cảng với quy mô 2 - 2,5 triệu tấn/năm, hiện đang xây dựng cảng nướcsâu Cửa Lò có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải 30.000 - 50.000 DWT.
Hệ thống giao thông đô thị và giao thông đối ngoại không ngừng được mởrộng và xây mới như: Quốc lộ 1A, quốc lộ 46 tránh Vinh, đường ven sôngLam, đường quy hoạch 72 m Vinh - Cửa Lò,… không chỉ tạo điều kiện thuậnlợi về giao thông và phát triển du lịch mà còn tạo cảnh quan, làm thay đổi bộmặt và vóc dáng đô thị
Hoạt động thương mại ngày càng phát triển: Hệ thống các trung tâmthương mại, siêu thị (Intimex, Maximax, CK Palaza, Big C Vinh, Metro), chợ
có quy mô lớn như chợ Vinh, chợ Ga Vinh và các chợ khu vực, có thể đápứng tốt nhu cầu cho người dân bản địa và khách tham quan du lịch, giao dịchtại thành phố
Sau 30 năm đổi mới, thực hiện các chủ trương, chính sáchcủa Đảng và pháp luật của Nhà nước, công cuộc xây dựng,phát triển Nghệ An nói chung, thành phố Vinh nói riêng đã đạtđược nhiều thành tựu to lớn, toàn diện trên các lĩnh vực Tuynhiên, sự phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Vinh chưatương xứng với vị trí, tiềm năng Còn nhiều vấn đề bất cậptrong các lĩnh vực kinh tế - xã hội chưa được giải quyết; cơ sở
hạ tầng còn nhiều bất cập; tình trạng ô nhiễm môi trường; sựxuống cấp của cơ sở hạ tầng giao thông; nhu cầu giao lưukinh tế, nhu cầu lưu thông hàng hóa, giao thương buôn bánhàng hóa giữa các khu vực, giữa các huyện, thị trong vùng vàvới các vùng khác, giữa đô thị và nông thôn, ngày một tăng;kéo theo đó là sự gia tăng nhanh chóng của các phương tiệnvận tải cơ giới; nhu cầu vận tải không chỉ bó hẹp trong phạm
Trang 25vi không gian hẹp, mà nó đã mở rộng ra toàn quốc và giaothương quốc tế đã tạo nên sức ép lớn nên hạ tầng giao thôngđường bộ Bên cạnh đó, trình độ nhận thức về pháp luật cũngnhư những kiến thức xã hội của một số bộ phận Nhân dân cònhạn chế Phần lớn những vi phạm trong hoạt động tham giagiao thông đều xuất phát từ sự hiểu biết chưa đúng hoặc chưađầy đủ về Luật giao thông đường bộ của người dân Mặt khác,một bộ phận Nhân dân vẫn có tư tưởng coi thường pháp luật,văn hóa giao thông kém là những yếu tố dẫn đến chất lượnggiao thông không cao, gây ra nhiều tai nạn và những hậu quảđáng tiếc
Giao thông vận tải nhằm phục vụ cho nhu cầu vận tải vềnguyên vật liệu và phân phối hàng hóa đến tay người tiêudùng Thực tế các nhu cầu nói trên ở Thành phố Vinh trongmấy năm qua tăng với tốc độ chóng mặt Mặc dù đã được đầu
tư đáng kể trong thời gian qua nhưng cơ sở hạ tầng giaothông đường bộ trong vùng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầuthực tiễn; phần lớn cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ củaThành phố Vinh còn đang trong giai đoạn hoàn thiện, nhiềucông trình vẫn đang còn thi công, nhiều tuyến đường chưa kịpthời được nâng cấp do còn nhiều hạn chế trong vấn đề vốnđầu tư Tình hình đó đang đòi hỏi các cơ quan chức năng củathành phố Vinh, đặc biệt là lực lượng CSGT phải tăng cườnghơn nữa công tác quản lý TTATGT đường bộ, đủ sức đảm bảocho sự an toàn và trật tự xã hổi ổn định làm điều kiện chophát triển kinh tế và chất lượng cuộc sống xã hội trên địa bànthành phố Vinh
Nhìn chung có nhiều yếu tố có ảnh hưởng thuận lợi vàkhó khăn đến quản lý TTATGT của lực lượng CSGT trên địa
Trang 26bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An Điều đó đã làm cản trở sựphát triển kinh tế - xã hội của thành phố đây thực sự là tháchthức lớn cần giải quyết trong thời gian tới
2.2 Thực trạng công tác đảm bảo TTATGT ở Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
2.2.1 Khái quát về Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh Nghệ An
- Tổ chức bộ máy, phân công, phân cấp lực lượng CSGT trên địa bàn thành phố Vinh
Trên cơ sở các quy định của Nhà nước, của Bộ Công an,Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An quyết định thành lập PhòngCSGT tỉnh Hiện nay biên chế có 119 đồng chí Việc bố trí lựclượng thực hiện các mặt công tác được Chỉ huy Phòng căn cứvào tình hình thực tiễn địa bàn, công việc cụ thể từng thờiđiểm để bố trí quân số linh hoạt và phù hợp Phần lớn tất cảCán bộ, chiến sĩ đều được phân công luân phiên đảm nhận tất
cả các mặt công tác của lực lượng CSGT Căn cứ các quy địnhcủa Bộ Công an, Giám đốc Công an tỉnh cũng đã có các quyếtđịnh về phân cấp công tác đăng ký quản lý phương tiện vàcông tác TTKS, XLVP cho Công an giao thông
Nhìn chung, trong những năm qua công tác quản lý,
phân công, phân cấp công tác cho lực lượng CSGT được sựquan tâm chỉ đạo chặt chẽ của các cấp Lãnh đạo Việc quản lý
có quy trình, quy định cụ thể đã đi vào nề nếp và phát huyđược hiệu quả công tác đơn vị đã xây dựng được quy chế quyđịnh việc luân phiên thực hiện các mặt công tác Việc luânphiên thực hiện các mặt công tác được thực hiện công khaidân chủ, khoa học, công bằng đã khích lệ, động viên cán bộ,chiến sỹ hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao
Trang 27- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ quản lý TTATGT
đường bộ của lực lượng CSGT trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ AN
Về trụ sở, hiện được bố trí khu văn phòng làm việc mới
có đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho các mặt công tác Vềphương tiện hiện có có 16 xe ô tô đặc chủng và các mô tôtuần tra
Nhìn chung, các phương tiện, trang thiết bị nêu trên đãgóp phần quan trọng không nhỏ vào việc hoàn thành tốt cácmặt công tác quản lý TTATGT của lực lượng CSGT hiện nay
2.2.2 Thực trạng công tác đảm bảo TTATGT ở Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An từ năm 2011 - 2015
2.2.2.1 Tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông
Thời gian qua, các lực lượng chức năng có nhiều biện pháp mạnh và xử
lý kiên quyết các hành vi vi phạm pháp luật về TTATGT; tuy nhiên, hiện tượng
vi phạm Luật Giao thông của người tham gia giao thông vẫn thường xuyêndiễn ra, như người ngồi trên xe môtô xe máy, xe đạp điện không đội mũ bảohiểm khi tham gia giao thông; hiện tượng xe khách phóng nhanh, vượt ẩu, chởquá người quy định, các xe tải chở đất, cát, vật liệu quá tải, để rơi vật liệuxuống đường gây ô nhiễm môi trường và mất ATGT; hiện tượng người điềukhiển phương tiện giao thông đi vào đường ngược chiều, vượt đèn đỏ vẫnthường xuyên diễn ra trên địa bàn Thành Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Trong 5 năm (2011-2015), các lực lượng chức năng trên địa bàn thànhphố thông qua công tác tuần trạm, kiểm soát xử lý vi phạm đã phát hiện lậpbiên bản 23.894 trường hợp; tạm giữ 4.747 phương tiện; tước giấy phép lái xe
806 trường hợp; đã ra quyết định xử phạt 21.596 trường hợp với số tiền trên7.000.000.000đồng
2.2.2.2 Công tác tuyên tuyền, phổ biến giáo dục pháp luật về TTATGT
Trang 28Công tác tuyên tuyền, phổ biến giáo dục pháp luật về TTATGT đãđược triển khai thường xuyên, hình thức chưa phong phú Tuy vậy, ý thứcchấp hành pháp luật về TTATGT của một số bộ phận nhân dân còn kém; đặcbiệt là lứa tuổi thanh, thiếu niên, mặc dù hiểu biết pháp luật về TTATGT,song không chấp hành Đây là nguyên nhân chính gây mất TTATGT và tainạn giao thông.
Trong những năm qua, lực lượng CSGT đẩy mạnh tuyên truyền, phổbiến, giáo dục Luật giao thông đường bộ, chú trọng tới đối tượng thanh, thiếuniên và học sinh, đội ngũ công chức, viên chức Hình thức tuyên truyền đượcthực hiện đa dạng, phong phú, như: tuyên truyền trong các tổ chức Đảng, cácđoàn thể Nhân dân, sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt khu dân cư; tổ chức các hộithảo chuyên đề, thông tin tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng
và hệ thống truyền thanh xã, thị trấn; tổ chức tuyên truyền lưu động, biểu diễnvăn hoá, văn nghệ; căng treo băng rôn, cờ phướn, phát hành tờ rơi, áp phích ;
tổ chức tuyên truyền giáo dục trong nhà trường, góp phần tăng ý thức ngườitham gia giao thông trong chấp hành Luật giao thông Một số hình thứctuyên truyền được lực lượng CSGT thực hiện như:
- Tổ chức tập huấn, phổ biến Luật giao thông và các vănbản có liên quan đến TTATGT:
- Tổ chức tuyên truyền miệng về Luật giao thông:
- Tuyên truyền trên đài phát thanh, đài truyền hình, báochí, loa truyền thanh, giao lưu trực tuyến:
- Tổ chức triển lãm ảnh, biên soạn, in ấn, cấp phát tờgấp, tờ rơi và vận động Nhân dân tổ chức ký cam kết chấphành pháp luật về TTATGT:
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến cáctầng lớp Nhân dân thông qua các mô hình tự quản
2.2.2.3 Công tác đăng ký, đăng kiểm quản lý phương tiện trên địa bàn tỉnh
- Công tác đăng ký quản lý phương tiện cơ giới đường bộ
Trang 29Trong 5 năm (2011-2015), toàn thành phố đã đăng ký mới 6.873 xe ôtô,94.776 môtô, xe máy Tổng số phương tiện đăng ký quản lý đến hết tháng3/2015 là: 36.898 xe ô tô; 187.759 xe mô tô Thực hiện Chỉ thị 46/2004/CT-TTg ngày 09/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý xe công nôngtham gia giao thông đường bộ, Công an tỉnh đã chỉ đạo Phòng CSGT và Công
an các huyện, thành, thị tiến hành rà soát số phương tiện hết hạn sử dụng, xecông nông, xe tự chế, lập biên bản đình chỉ, yêu cầu chủ phương tiện cam kếtkhông lưu hành phương tiện này để đảm bảo trật tự an toàn giao thông
2.2.2.4 Tình hình tai nạn giao thông trong giai đoạn 2011 - 2015
Tình hình TTATGT trên địa bàn tỉnh còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩnnhiều yếu tố gây mất ATGT, như: Ý thức tự giác chấp hành pháp luật củangười tham gia giao thông chưa cao, lưu lượng người, phương tiện tham giagiao thông ngày càng tăng, hệ thống giao thông đường bộ tuy đã được cải tạo,đầu tư nâng cấp nhiều, nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu hoạt động giaothông, do vậy nguy cơ xảy ra TNGT và ùn tắc giao thông cao
Trong những năm gần đây, mặc dù TNGT đã được kiềm chế và đẩy lùi;song, số vụ, số người chết do TNGT vẫn ở mức cao, trong đó có những vụđặc biệt nghiêm trọng làm chết 2 đến 3 người Nguyên nhân chủ yếu là do ýthức của người tham gia giao thông kém, không tuân thủ pháp luật vềTTATGT, do đó thường xuyên vi phạm và gây ra tai nạn giao thông
chết
So sánh với năm trước Số
bị thương
So sánh với năm trước Tăng,
giảm %
Tăng, giảm %
Tăng, giảm %
Trang 30-(Nguồn: Số liệu báo cáo của Ban An toàn giao thông tỉnh Nghệ An)
Đi sâu phân tích các vụ TNGT cho thấy hầu hết các vụTNGT chủ yếu xảy ra trên tuyến quốc lộ nơi có lưu lượng xelớn Những tuyến quốc lộ này có mật độ giao thông lớn vànhiều giao cắt đồng mức Bên cạnh đó, ngoài các nguyênnhân khách quan thì nguyên nhân chủ quan của người thamgia giao thông là ý thức chấp hành pháp luật về TTATGT củangười tham gia giao thông còn kém, một số vi phạm lànguyên nhân chủ yếu, trực tiếp dẫn đến TNGT như: vi phạmtốc độ, tránh vượt sai quy định, đi sai phần đường, uống rượu,bia quá nồng độ quy định cho phép khi điều khiển phươngtiện, không có GPLX vẫn cố tình điều khiển phương tiện,không chú ý quan sát, Tình trạng rất phố biến hiện nay
mà người tham gia giao thông đó là họ không quan tâm đếnviệc đi như thế nào cho đúng quy định của pháp luật mà chỉquan tâm đến việc làm thế nào miễn là đi được Mặc dù đãthường xuyên được các cơ quan, ban ngành, chính quyền cáccấp tuyên truyền, hướng dẫn song hiện tượng vi phạm vẫnxảy ra phổ biến
2.2.3.5 Tuần tra, kiểm soát giao thông và xử phạt viphạm hành chính về TTATGT đường bộ
Trong những năm qua, lực lượng CSGT đã chú trọng tăngcường công tác TTKS, phát hiện và xử lý nghiêm các cá nhân
và tổ chức có hành vi vi phạm Luật giao thông đường bộ trênđịa bàn huyện Hàng năm, lực lượng CSGT đã chủ động xây
Trang 31dựng triển khai thực hiện các chuyên đề xử lý các vi phạm lànguyên nhân dẫn đến TNGT Trong đó, có những chuyên đềkịp thời có hiệu quả được dư luận đánh giá cao như xử lý xe ô
tô mang biển số nước ngoài, xe đeo biển kiểm soát màu xanh
vi phạm; xử lý xe vi phạm về quyền ưu tiên; xử lý xe ô tô chởhàng quá tải, quá khổ; xử lý thanh thiếu niên vi phạm các quyđịnh về TTATGT; xử lý vi phạm quy định đội mũ bảo hiểm chotrẻ em khi tham gia giao thông
Chỉ tính riêng trong 5 năm trở lại đây (2011 - 2015), lựclượng CSGT thành phố Vinh đã xây dựng và tổ chức thực hiệnnhiều Kế hoạch TTKSGT đường bộ Qua đó, đã phát hiện, xử lýnhiều trường hợp vi phạm Riêng năm 2015, lực lượng CSGT
đã phát hiện và lập biên bản 6.958 trường hợp, xử lý 4.914trường hợp, chuyển Kho bạc thu phạt 6.466.600.000 đồng,tịch thu 96 phương tiện các loại
Về công tác phối hợp xử lý vi phạm: hàng năm, lực lượngCSGT đã phối hợp với CSGT Công an tỉnh, Công an xây dựngphong trào và phụ trách xã về ANTT, Công an các xã, phườngthường xuyên tổ chức TTKS và XLVP trên các tuyến đường bộphức tạp và trọng điểm
2.2.3 Đánh giá thực trạng công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Trong những năm qua, nền kinh tế của thành phố liên tục tăng trưởngcao, các lĩnh vực xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân từng bước đượcnâng lên, bộ mặt đô thị và nông thôn có nhiều đổi mới Tuy nhiên, cùng với
sự phát triển kinh tế - xã hội, nhiều vấn đề bất cập cũng nảy sinh, đặc biệt làtình hình trật tự an toàn giao thông vẫn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp Cơ
sở hạ tầng giao thông mặc dù đã được tập trung đầu tư, song chưa đáp ứngvới yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tình trạng quá tải về giao thông; vi