Tài liệu tham khảo kinh tế thương mại: Giải pháp nhằm bảo đảm vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Yên Bái thời kỳ 2006-2010
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 4
PHẦN I: 6
SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO ĐẢM VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 6
I Lý luận chung về đầu tư 6
1 Khái niệm và phân loại đầu tư 6
1.1 Khái niệm 6
1.2 Phân loại đầu tư 7
1.2.1 Theo bản chất của đối tượng đầu tư: 7
1.2.2 Theo cơ cấu tái sản xuất : 7
1.2.3 Theo nguồn vốn : 7
1.2.4 Theo giai đoạn hoạt động của các kết quả đầu tư trong quá trình tái sản xuất xã hội: 7
1.2.5 Theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư 8
1.2.6 Theo tính chất của hoạt động đầu tư 8
2 Khái niệm và đặc trưng của vốn đầu tư 8
2.1 Khái niêm vốn đầu tư 8
2.2 Đặc trưng của vốn đầu tư 9
2.2.1 Vốn bao giờ cũng gắn liền với một chủ sở hữu nhất định .9 2.2.2 Vốn phải tích lũy và tập hợp để phát huy hiệu quả 10
2.2.3 Vốn phải vận động để mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội.10 2.2.4 Vốn luôn luôn biến đổi hình thái của nó trong quá trình vận động 10
2.2.5 Vốn là một loại hàng hóa đặc biệt 10
3 Cơ cấu vốn đầu tư 11
3.1 Cơ cấu vốn đầu tư theo thành phần kinh tế 11
3.2 Cơ cấu vốn đầu tư theo nguồn vốn đầu tư 11
3.3 Cơ cấu vốn đầu tư theo vùng và lãnh thổ 14
3.4 Cơ cấu vốn đầu tư theo ngành kinh tế 14
II Bảo đảm vốn đầu tư và nhân tố liên quan đến bảo đảm vốn đầu tư 14
1 Xác định được nhu cầu vốn đầu tư 14
2 Bảo đảm vốn đầu tư bằng các nguồn vốn đầu tư 15
2.1 Nguồn vốn trong nước là chủ yếu 15
2.2 Nguồn vốn nước ngoài là quan trọng 19
3 Bảo đảm công tác cung ứng vốn hợp lý, kịp thời cho quá trình thực hiện các đối tượng đầu tư 22
Trang 2III Sự cần thiết phải bảo đảm vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội đối
với tỉnh Yên Bái 22
1 Bảo đảm vốn đầu tư và vấn đề thực hiện các mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế 22
2 Bảo đảm vốn đầu tư với vấn đề khai thác triệt để các nguồn vốn đầu tư 23
3 Bảo đảm vốn đầu tư với vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 24
4 Bảo đảm vốn đầu tư với quan điểm đường lối lãnh đạo các tỉnh miền núi 25
PHẦN II: 27
THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM VỐN ĐẦU TƯ Ở TỈNH YÊN BÁI THỜI KỲ 2001 - 2005 27
I Khái quát về tỉnh Yên Bái 27
1 Vị trí địa lý kinh tế 27
2 Nguồn lực 27
2.1 Tài nguyên thiên nhiên 27
2.2 Nguồn nhân lực 30
3 Tình hình kinh tế - xã hội 30
II Thực trạng bảo đảm vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái thời kỳ 2001 - 2005 32
1 Quy trình phân bổ vốn đầu tư của tỉnh 33
2 Quy mô và nhịp độ vốn đầu tư 34
3 Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn 35
4 Cơ cấu đầu tư theo ngành 41
4.1 Ngành công nghiệp và xây dựng 42
4.2 Ngành nông lâm nghiệp, thủy sản 47
4.3 Ngành thương mại dịch vụ 49
III Đánh giá chung về việc bảo đảm vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái thời kỳ 2001 - 2005 51
1 Bảo đảm quy mô vốn đầu tư 51
2 Bảo đảm vốn đầu tư theo nguồn 51
3 Bảo đảm vốn đầu tư theo ngành 52
4 Những mặt tồn tại và nguyên nhân trong quá trình bảo đảm vốn đầu tư ở tỉnh Yên Bái thời kỳ 2001 - 2005 52
4.1 Những mặt tồn tại 52
4.2 Nguyên nhân tồn tại 54
Trang 3PHẦN III: 56
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO ĐẢM VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH YÊN BÁI 56
THỜI KỲ 2006 - 2010 56
I Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu về vốn đầu tư từ 2006 - 2010 56
1 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ 2006 - 2010 56
2 Nhu cầu về vốn đầu tư của tỉnh Yên Bái từ 2006 - 2010 59
II Một số giải pháp nhằm bảo đảm vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Yên Bái thời kỳ 2006 - 2010 64
1 Tăng cường khả năng huy động vốn 64
1.1 Đối với nguồn vốn huy động từ nội bộ nền kinh tế 64
1.2 Đối với nguồn vốn huy động từ bên ngoài 65
2 Khuyến khích đầu tư theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm 66
3 Cải tiến cơ chế quản lý và sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả 67
4 Giải pháp về đầu tư cho một số công trình trọng điểm đặc biệt là hệ thống đường xá 68
III Một số những kiến nghị nhằm bảo đảm vốn đầu tư cho một số công trình trọng điểm của tỉnh 69
KẾT LUẬN 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm vừa qua cùng với sự đi lên của kinh tế của đất nước,kinh tế tỉnh Yên Bái đã có những bước chuyển biến rõ nét thể hiện trong tốc
độ gia tăng GDP của tỉnh, thu nhập bình quân, đời sống nhân dân trong tỉnh
đã có sự thay đổi đáng kể Một trong những yếu tố quan trọng làm nên sựthành công của tỉnh là hoạt động đầu tư Sự nỗ lực của tỉnh trong việc gia tăngđầu tư đã đem lại cho nền kinh tế tỉnh những kết quả đáng khích lệ Bên cạnh
đó, họat động đầu tư của tỉnh trong những năm vừa qua vẫn tồn tại nhiều khókhăn, chẳng hạn như đầu tư toàn xã hội còn thấp hiệu quả đầu tư một sốngành chưa cao Vì vậy, làm thế nào để đảm bảo vốn đầu tư cho phát triểnkinh tế xã hội trong những năm tới là một vấn đề cần được quan tâm
Song hoạt động đầu tư trên giác độ vĩ mô bao gồm rất nhiều vấn đề cầnnghiên cứu nhưng trong khuôn khổ có hạn của một bản chuyên đề thực tập,cũng như hạn chế trong việc thu thập tài liệu có liên quan, cho nên bài viết chỉdừng lại ở mức độ khảo sát và đánh giá vấn đề bảo đảm vốn đầu tư của tỉnhtrên một số khía cạnh :
+ Tổng đầu tư xã hội toàn tỉnh
+ Cơ cấu đầu tư theo nguồn
+ Cơ cấu đầu tư theo ngành
Về mặt thời gian, bài viết chủ yếu đề cập đến bảo đảm đầu tư của tỉnhtrong giai đoạn 2006-2010 là giai đoạn có nhiều chuyển biến rõ nét và cậpnhật nhất, các số liệu trước đó được dùng cho mục đích tham khảo so sánh
Từ đó bản chuyên đề đưa ra “Một số giải pháp nhằm bảo đảm vốn
đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Yên Bái thời kỳ 2006-2010” Với mục đích đó kết cấu của chuyên đề gồm :
Trang 5Phần I: Sự cần thiết phải bảo đảm vốn đầu tư cho phát triển kinh
tế - xã hội
Phần II: Thực trạng hoạt động đầu tư tỉnh Yên Bái thời kỳ
2001-2005
Phần III: Một số giải pháp nhằm bảo đảm vốn đầu tư cho phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh Yên Bái thời kỳ 2006 - 2010.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn đối với PGS.TS thầy Ngô Thắng Lợi, đãtrực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình lam bản chuyên đề này
Qua đây, em cũng cảm ơn các cán bộ trong Sở kế hoạch và đầu tư tỉnhYên Bái, những người đã cung cấp tài liệu và những ý kiến quý báu cho bảnchuyên đề này
Do những hạn chế về mặt nhận thức, cũng như về thời gian, bản chuyên
đề này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được các thầy
cô chỉ bảo để chuyên đề được hoàn thiện hơn
Trang 6PHẦN I:
SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO ĐẢM VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI
I Lý luận chung về đầu tư
1 Khái niệm và phân loại đầu tư
1.1 Khái niệm
Thuật ngữ “đầu tư” có thể được hiểu đồng nghĩa với sự “bỏ ra”, “sự hysinh” Từ đó có thể coi “đầu tư” là sự bỏ ra sự hy sinh cái gì đó ở hiện tại(tiền, sức lao động của cải vật chất, trí tuệ …) nhằm đạt được những kết quả
có lợi cho người đầu tư trong tương lai
Tất cả những hoạt động (như mua bán chứng khoán, mua hàng dự trữ,gửi tiền tiết kiệm, mua cổ phần của các cổ đông, chi phí đào tạo giáo viên, chiđào tạo sinh viên, chi tiền xây dựng nhà cửa ) nhằm thu được lợi ích nào đó(về tài chính, cơ sở vật chất, trí tuệ ) trong tương lai lớn hơn những chi phí
đã bỏ ra Và vì vậy xét trên giác độ từng cá nhân hoặc đơn vị bỏ tiền ra thì cáchoạt động này đều được gọi là đầu tư
Tuy nhiên xét trên giác độ toàn bộ nền kinh tế thì không phải tất cả cáchoạt động trên đều đem lại lợi ích cho nền kinh tế và được coi là lợi ích củanền kinh tế Các hoạt động (mua cổ phiếu, gửi tiền tiết kiệm, mua hàng dự trữ ) không hề làm tăng tài sản (tài chính, vật chất trí tuệ ) cho nền kinh tế.Các hoạt động này thực chất chỉ là chuyển giao quyền sở hữu, quyển sử dụng(cổ phiếu, tiền, hàng hoá ) từ người này sang người khác Giá trị tăng thêmcủa người này là sự mất đi của người khác, còn tổng giá trị tài sản của toàn xãhội không thay đổi
Các hoạt động bỏ tiền ra xây dựng kho chứa hàng, xây cầu cống, tổchức báo cáo khoa học đã làm tăng tài sản cho nền kinh tế Các hoạt động nàygọi là đầu tư phát triển hay đầu tư trên giác độ nền kinh tế
Trang 7Như vậy đầu tư trên giác độ nền kinh tế là sự hy sinh giá trị hiện tại,gắn với việc tạo ra các tài sản mới cho nền kinh tế Các hoạt động mua phânphối lại, chuyển giao tài sản gữa các tổ chức, cá nhân không phải là đầu tư đốivới nền kinh tế.
1.2 Phân loại đầu tư
1.2.1 Theo bản chất của đối tượng đầu tư:
Bao gồm đầu tư cho các loại vật chất, đầu tư cho các đối tượng tàichính và đầu tư cho các loại đối tượng phi vật chất Trong các loại đầu tư đóthì đầu tư vật chất là điều kiện tiên quyết cơ bản làm tăng tiềm lực cho nềnkinh tế
1.2.2 Theo cơ cấu tái sản xuất :
Có thể phân loại thành đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu.Trong đó đầu tư theo chiều rộng vốn kê đọng lâu, tính chất kỹ thuật phức tạp,
độ mạo hiểm cao Còn đầu tư theo chiều sâu thì khối lượng vốn ít hơn, thờigian đầu tư không lâu, độ mạo hiểm thấp hơn so với đầu tư theo chiều sâu
1.2.3 Theo nguồn vốn :
Bao gồm vốn đầu tư trong nước (tích lũy từ ngân sách, của doanhnghiệp, tiền tiết kiệm của dân cư) và vốn huy động từ nước ngoài (vốn đầu tưgián tiếp và trực tiếp) Phân loại này cho biết tình hình huy động vốn từ mỗinguồn và vai trò của nguồn vốn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của từngngành, từng điạ phương và của toàn bộ nền kinh tế
1.2.4 Theo giai đoạn hoạt động của các kết quả đầu tư trong quá trình tái sản xuất xã hội:
Có thể phân thành đầu tư thương mại và đầu tư sản xuất Đầu tư thươngmại là hoạt động đầu tư mà thời gian thực hiện đầu tư và hoạt động của cáckết quả đầu tư đsản xuất thu hồi vốn ngắn, độ mạo hiểm thấp do thời gianngắn, tính bất định không cao lại đễ dự đoán Còn đầu tư sản xuất là loại đầu
Trang 8tư dài hạn vốn lớn, thời gian thu hồi vốn lâu, độ mạo hiểm cao vì tính chất kỹthuật của hoạt động đầu tư phức tạp.
1.2.5 Theo quan hệ quản lý của chủ đầu tư
Bao gồm đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp Đầu tư trực tiếp là đầu tưtrong đó người bỏ vốn không tham gia trực tiếp vào quá trình quản lý, thựchiện và vận hành các kết quả đầu tư Còn đầu tư gián tiếp là loại đầu tư màngười bỏ vốn trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình thực hiện và vậnhành các kết quả đầu tư
1.2.6 Theo tính chất của hoạt động đầu tư.
Có thể chia vốn đầu tư thành hai loại: vốn đầu tư khôi phục và vốn đầu
tư thuần túy Vốn đầu tư khôi phục là bộ phận vốn có tác dụng bù đắp các giátrị hao mòn của vốn sản xuất đây chính là quỹ khấu hao Còn vốn đầu tưthuân túy chính là phần tích lũy để tái sản xuất mở rộng quy mô
2 Khái niệm và đặc trưng của vốn đầu tư
2.1 Khái niêm vốn đầu tư
Có nhiều quan điểm về vốn, song những quan niêm đó đều thừa nhậnrằng: Vốn là một yếu tố đầu vào quan trọng để tiến hành sản xuất, bảo đảmtăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của mọi thời đại, mọi hình thái kinh
tế - xã hội Vốn được biểu hiện dưới dạng hiện vật và tiền Về phương diệnhiện vật bao gồm: các loại máy móc thiết bị, nhà xưởng, nguyên nhiên vậtliệu, thành phẩm tồn kho…là nhân tố đầu vào, đồng thời bản thân nó lại là kếtquả đầu ra của quá trình sản xuất khác Về phương diện tiền tệ, vốn được địnhnghĩa là khoản tiền được đưa vào sản xuất kinh doanh với mục đích tạo ralượng tiền lớn hơn số lượng ban đầu Vốn tiền tệ là “trung gian” bảo đảm choquá trình sản xuất diễn ra liên tục Ngoài ra vốn còn tồn tại dưới dạng tài sản
vô hình nhưng có giá trị nhưng bằng phát minh, sáng chế, nhãn hiệu
Trang 9Với quan niệm rông hơn, người ta có thể coi lao động, tài nguyên cũng
là vốn Lao động dư thừa từ khu vực truyền thống có thể đưa sang xây dựngđường sá, cầu cống mà hầu như không cần máy móc thiết bị khác Trongtrường hợp đó chính lao động trở thành nguồn vốn lớn Ngoài ra cũng có thểkhai thác tài nguyên đsản xuất tạo vốn Tuy nhiên, trong cả hai trường hợpnêu trên, dù ở mức độ tối thiểu, người ta cũng cần phải có vốn với tư cách làloại nhân tố sản xuất độc lập, khác hẳn với các loại nhân tố tài nguyên và laođộng
Từ đó ta có khái niệm về vốn đầu tư : là chi phí để thực hiện việc táisản xuất tài sản cố định, bao gồm phần thay thế những tài sản bị thải loại, chiphí tăng thêm những tài sản cố định mới, chi phí tăng thêm tài sản tồn kho
Vốn đầu tư được hình thành từ các nguồn tiết kiệm, tích lũy và nó là cơ
sở cho vốn sản xuất, tạo ra vốn sản xuất Để tiến hành quá trình sản xuất, đòihỏi phải có máy móc, thiết bị và các loại hàng hóa khác phục vụ, điều kiệnnày có được khi thực hiện đầu tư Các nguồn tài sản này (theo lập luận ở trên)
sẽ trở thành vốn sản xuất khi chúng được tham gia vào sản xuất Vốn sản xuất
là yếu tố làm tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế, vì thế để tăng sản lượngcủa nền kinh tế thì đòi hỏi phải thực hiện quá trình đầu tư, đầu tư cả về chiềurộng lẫn chiều sâu từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng của mỗi đồng vốn
2.2 Đặc trưng của vốn đầu tư
2.2.1 Vốn bao giờ cũng gắn liền với một chủ sở hữu nhất định
Muốn quản lý vốn đầu tư một cách có hiệu quả thì trước tiên vốn phảigắn liền với chủ sở hữu vốn Chủ sở hữu có thể đồng nhất hoặc không đồngnhất với người sử dụng vốn
Trong nền kinh tế thị trường giá trị tài sản xã hội được khai thác sửdụng nhằm phục vụ quốc kế dân sinh đều được quan niệm là vốn Để khaithác tối đa các nguồn lực xã hội thì cần phải đa dạng hóa các phương thứckhai thác và sử dụng Vốn và các nguồn lực có thể huy động và khai thác từ
Trang 10nhiều nguồn khác nhau như: nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp, từnguồn nước ngoài (FDI, ODA)…
2.2.2 Vốn phải tích lũy và tập hợp để phát huy hiệu quả
Với tất cả yêu cầu đã đề ra vốn phải được tích lũy đến mức độ nào đómới được nhu cầu Vì vậy cần phải tập trung vốn đầu tư toàn xã hội từ nhiềunguồn khác nhau
Đối với điều kiện đất nước ta hoạt động khai thác và sử dụng vốn trongquá trình đổi mới, một mặt vốn chưa phát huy hết chức năng và vai trò của nóđối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, mặt khác quản lý vốn nói chung
và quản lý điều hành vốn đầu tư nói riêng đang còn gặp rất nhiều khó khăn
2.2.3 Vốn phải vận động để mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội.
Trong thời kỳ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp đãlàm giảm đi tính hiệu quả của đồng vốn, chính vì thế mà đồng vốn đã đượckhai thác và sử dụng không hợp lý, lãng phí, hiệu quả thấp Nhưng trong nềnkinh tế thị trường hiện nay, vôn luôn luôn thay đổi vận động cùng cơ chế thịtrường để không ngừng mang lại hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội
2.2.4 Vốn luôn luôn biến đổi hình thái của nó trong quá trình vận động.
Đây là một đặc điểm cần phải hết sức chú ý để quản lý vốn sao chothích nghi với hoàn cảnh kinh tế - xã hội
2.2.5 Vốn là một loại hàng hóa đặc biệt.
Trên thị trường luôn luôn xuất hiện những người có thừa vốn (do tiếtkiệm, do hưởng lợi nhuận, lợi tức), mặt khác trên thị trường lại xuất hiệnnhững người không có đủ vốn Vì vậy người không có đủ vốn sẽ sẵn sàng trảcho người thừa vốn một khoản tiền nhất định để nhận được quyền sử dụnglượng vốn đó Có cung và cầu theo quy luật tự nhiên sẽ được hình thành trên
Trang 11thị trường vốn Từ đó thị trường vốn ra đời có tác dụng tích cực tới sự tăngtrưởng và phát triển kinh tế - xã hội.
3 Cơ cấu vốn đầu tư
3.1 Cơ cấu vốn đầu tư theo thành phần kinh tế
- Khu vực kinh tế trong nước
- Khư vực kinh tế đầu tư ra nước ngoài
+ Thành phần kinh tế nhà nước+ Thành phần kinh tế tập thể+ Thành phần kinh tế tư nhân+ Thành phần kinh tế cá thể+ Thành phần kinh tế hỗn hợp3.2 Cơ cấu vốn đầu tư theo nguồn vốn đầu tư
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nước nhà, vốn đầu tư toàn xã hộingày nay rất đa dạng, được hình thành từ nhiều nguồn vốn, có thể được phânloại chi tiết như sau:
- Vốn ngân sách nhà nước: (bao gồm ngân sách trung ương và địaphương) Vốn ngân sách được hình thành từ tích luỹ của nền kinh tế dùng đểđầu tư theo kế hoạch Nhà nước, đối với những cơ sở hạ tầng kinh tế, các dự
Trang 12án trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiênnhiên, các dự án xây dựng công trình phúc lợi công cộng, quản lý Nhà nước,công trình khoa học kỹ thuật an ninh quốc phòng và các dự án trọng điểm củaNhà nước do Chính phủ quyết định và không có khả năng trực tiếp thu hồivốn.
- Vốn tín dụng ưu đãi thuộc ngân sách Nhà nước
Dùng để đầu tư vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, các cơ sởsản xuất tạo việc làm, các dự án đầu tư của các ngành có khả năng thu hồi vốnđược xác định trong cơ cấu kế hoạch của Nhà nước Vốn tín dụng ưu đãithuộc ngân sách nhà nước hình thành từ ngân sách Nhà nước, vốn thu hồi nợ
từ các năm trước, vốn Chính phủ vay nợ nước ngoài theo mục tiêu dự án thoãthuận với nước ngoài Việc bố trí đầu tư do Chính phủ quyết định cụ thể chotừng đối tượng trong thời kỳ kế hoạch Vốn vay này được hưởng lãi suất ưuđãi hoặc không có lãi suất theo dự án công trình do Chính phủ quyết định
- Vốn tín dụng thương mại
Dùng để đầu tư xây dựng mới, cải tạo mở rộng đổi mới kỹ thuật, vàcông nghệ các dự án sản xuất kinh doanh, dịch vụ có hiệu quả, có khả năngthu hồi vốn và có đủ điều kiện vay vốn theo quy định hiện hành Vốn tín dụngthương mại được áp dụng theo cơ chế tự vay tự trả và thực hiện đầy đủ thủtục vào đầu tư và điều kiện vay trả vốn, theo hình thức vay ngắn hạn, dài hạnvới lãi suất bình thường
- Vốn tự có huy động của các doanh nghiệp Nhà nước
Dùng để đâu tư phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng vàkhả năng cạnh tranh của sản phẩm; doanh nghiệp phải sử dụng theo đúng chế
độ quản lý vốn đầu tư theo hiện hành, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và cóhiệu quả Vốn này hình thành từ lợi nhuận để lại, sau khi đã nộp đủ thuế choNhà nước, tiền từ thanh lý tài sản, từ vốn khấu hao được Nhà nước cho để lại,
từ vốn cổ phần, vốn liên doanh với các doanh nghiệp khác và từ quỹ của
Trang 13doanh nghiệp có thể huy động được, cũng như các khoản tự vay khác màdoanh nghiệp tự có.
- Vốn hợp tác với các liên doanh nước ngoài của doanh nghiệp Nhànước theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Vốn này là của các tổ chức các nhân nước ngoài trực tiếp đưa vào ViệtNam bằng tiền nước ngoài hoặc tài sản thiết bị máy móc kinh doanh trên cơ
sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanh, xí nghiệp 100% vốn nướcngoài theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
- Vốn đầu tư của các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh
Là vốn của chủ đầu tư vào các đơn vị tổ chức kinh tế thuộc thành phầnkinh tế ngoài quốc doanh như các hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công tytrách nhiêm hữu hạn, công ty cổ phần dùng vào đầu tư xây dựng cơ bản Vốnnày gồm vốn tự có và vốn vay của các tổ chức nói trên để đầu tư cho các côngtrình của mình
- Vốn góp của nhân dân
Là huy động nhân dân đóng góp bằng tiền, bằng hiện vật hoặc công laođộng của các dự án đầu tư chủ yếu sử dụng vào xây dựng công trình phúc lợicông cộng phục vụ trực tiếp cho người đóng góp vốn theo các điều kiện camkết khi huy động vốn
- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Là phần vốn đầu tư mà nhà đầu tư nước ngoài đầu tư liên doanh mộtphần hoặc đầu tư 100% vốn tại Việt Nam
- Những nguồn khác
Ngoài những nguồn vốn nói trên, còn có vốn đầu tư của các cơ quanngoại giao, tổ chức quốc tế và các cơ quan nước ngoài được phép xây dựngtrên nước ta, sẽ được quản lý theo hiệp định hoặc thoả thuận đã được ký kếtcủa Chính Phủ với các tổ chức cơ quan đó
Trang 143.3 Cơ cấu vốn đầu tư theo vùng và lãnh thổ
Nước ta bao gồm 8 vùng địa lý sau:
- Đồng bằng sông Cửu Long
3.4 Cơ cấu vốn đầu tư theo ngành kinh tế
- Nông lâm nghiệp
- Công nghiệp xây dựng
1 Xác định được nhu cầu vốn đầu tư
Tùy thuộc vào từng chiến lược, kế hoạch, chương trình, dự án mà nhucầu vốn đầu tư là khác nhau nhưng nhu cầu thường lớn hơn khả năng đápứng Nhu cầu vốn đầu tư bao gồm :
Trang 152 Bảo đảm vốn đầu tư bằng các nguồn vốn đầu tư
Đây là việc huy động vốn đầu tư từ các nguồn khác nhau để bảo đảmnhu cầu ở mức cao nhất
Vốn đầu tư có thể được thu hút từ nhiều nguồn khác nhau, mỗi nguồn
có khả năng cung cấp khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố Ta có thể phân
ra hai nhóm nguồn vốn chính
2.1 Nguồn vốn trong nước là chủ yếu
Với bất kỳ một quốc gia nào để có thể phát triển kinh tế đất nước thìbản thân quốc gia đó phải biết dựa vào sức mình là chính, dùng nội lực làmđiểm tựa vững chắc để phát triển Xuất phát từ thực tiễn của nhiều quốc gianguồn vốn đầu tư trong nước luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với nguồn vốnnước ngoài điều đó được thể hiện trong chiến lược phát triển của từng quốcgia, bảo đảm sự phát triển liên tục bền vững và lâu dài
Vốn đầu tư trong nước gồm ba bộ phận:
nước, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và nguồn vốn đầu tưphát triển của doanh nghiệp nhà nước
- Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước: đây chính là nguồn chicủa ngân sách nhà nước cho đầu tư Đó là nguồn vốn đầu tư quan trọng trong
Trang 16chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia Nguồn vốn nàythường được sử dụng cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, an ninh,quốc phòng, hỗ trợ cho các dự án của doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cần
sự tham gia của nhà nước, chi cho công tác lập và thực hiện các dự án quyhoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng
đô thị và nông thôn
Trong những năm gần đây, quy mô tổng thu của ngân sách nhà nướckhông ngừng gia tăng nhờ mở rộng nhiều nguồn thu khác nhau (huyđộng quathuế, phí, bán tài nguyên, bán hay cho thuê tài sản thuộc nhà nước quản lý…)
- Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước: cùng với quá trìnhđổi mới và mở cửa, tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước ngày càng đóngvai trò đáng kể trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Nếu như trướcnăm 1990, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước chưa được sử dụngnhư một công cụ quản lý và điều tiết nền kinh tế thì trong giai đoạn hiện nay,nguồn vốn này đã có mức tăng trưởng đáng kể và bắt đầu có vị trí quan trọngtrong chính sách đầu tư của chinh phủ
Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước có tác dụng tíchcực trong việc giảm đáng kể sự bao cấp vốn trực tiếp của nhà nước Với cơchế tín dụng, các đơn vị sử dụng nguồn vốn này phải đảm bảo nguyên tắchoàn trả vốn vay Chủ đầu tư là người vay vốn phải tính kỹ hiệu quả đầu tư,
sử dụng vốn tiết kiệm hơn Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước làmột hình thức quá độ chuyển từ phương thức cấp phát ngân sách sang phươngthức tín dụng đối với các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp
Bên cạnh đó, vốn tín dụng đầu tư của nhà nước còn phục vụ côngtác quản lý và điều tiết kinh tế vĩ mô Thông qua tín dụng đầu tư, nhà nướcthực hiện việc khuyến khích phát triển kinh tế xã hội của ngành, vùng, lĩnhvực theo định hướng chiến lược của mình Đứng ở khía cạnh là công cụ điềutiết vĩ mô, nguồn vốn này không chỉ thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế
mà còn thực hiện mục tiêu phát triển xã hội Việc phân bổ và sử dụng vốn tín
Trang 17dụng đầu tư còn khuyến khích phát triển những vùng kinh tế khó khăn, giảiquyết các vấn đề xã hội như xóa đói giảm nghèo Và hơn nữa, nguồn vốn tíndụng đầu tư phát triển của nhà nước có tác dụng tích cực trong việc chuyểndịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa.
- Nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp nhà nước: được xác định làthành phần giữ vai trò chủ đạo trong nên kinh tế, các doanh nghiệp nhà nướcvẫn nắm giữ một khối lượng vốn nhà nước khá lớn Mặc dù vẫn còn một sốhạn chế nhưng đánh giá một cách công bằng thì khu vực kinh tế nhà nước với
sự tham gia của các doanh nghiệp nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo trongnền kinh tế nhiều thành phần
Với chủ trương tiếp tục đổi mới doanh nghiệp nhà nước, hiệu quảhoạt động của khu vực kinh tế này ngày càng được khẳng định, tích lũy củacác doanh nghiệp nhà nước ngày càng gia tăng và đóng góp đáng kể vào tổngquy mô vốn đầu tư của toàn xã hội
Nguồn vốn từ khu vực tư nhân bao gồm phần tiết kiệm của dân cư,phân tích lũy của cac doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã Theo đánh giá
sơ bộ, khu vực kinh tế ngoài nhà nước vẫn sở hữu một lượng vốn tiềm năngrất lớn mà chưa được huy động triệt để
Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, một bộ phận khôngnhỏ trong dân cư có tiềm năng về vốn do có nguồn thu nhập gia tăng hoặc dotích lũy truyền thống Nhìn tổng quan, nguồn vốn tiềm năng trong dân cưkhông phải là nhỏ, tồn tại dưới dạng vàng, ngoại tệ, tiền mặtcThực tế pháthành trái phiếu chính phủ và trái phiếu của một số ngân hàng thương mạiquốc doanh cho thấy, chỉ trong thời gian ngắn đã huy động được hàng ngàn tỷđồng và hàng chục triệu USD từ khu vực dân cư
Nhiều hộ gia đình thực sự đã trở thành các đơn vị kinh tế năng độngtrong các lĩnh vực kinh doanh thương mại, dịch vụ, sản xuất nông nghiệp và
Trang 18tiểu thủ công nghiệp ở mức độ nhất định, các hộ gia đình cũng sẽ là mộttrong số các nguồn tập trung và phân phối vốn quan trọng trong nền kinh tế.
Vốn của dân cư phụ thuộc vào thu nhập và chi tiêu của các hộ giađình Quy mô của nguồn tiết kiệm này phụ thuộc vào:
- Trình độ phát triển của đất nước ( ở những nước có trình độ pháttriển thấp thường có quy mô và tỷ lệ tiết kiệm thấp)
- Tập quán tiêu dùng của dân cư
- Chính sách động viên của nhà nước thông qua chính sách thuế thunhập và các khoản đóng góp đối với xã hội
Với khoảng vài vạn doanh nghiệp ngoài nhà nước (doanh nghiệp tưnhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, các hợp tác xã) đang và
sẽ đi vào hoạt động, phần tích lũy của các doanh nghiệp này cũng sẽ đóng gópđáng kể vào tổng quy mô vốn của toàn xã hội Thực hiện chinh sách đổi mới
cơ chế cởi mở nhầm huy động mọi nguồn lực cho đầu tư được thực hiện,trong những năm gần đây các loại hình doanh nghiệp dân doanh có nhữngbước phát triển mạnh mẽ
Thị trường vốn có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp phát triểnkinh tế của các nước có nền kinh tế thị trường Nó là kênh bổ sung các nguồnvốn trung và dài hạn cho các chủ đầu tư, bao gồm cả nhà nước và các loạihình doanh nghiệp Thị trường vốn mà cốt lõi là thị trường chứng khoán nhưmột trung tâm thu gom mọi nguồn vốn tiết kiệm của từng hộ dân cư, thu hútmọi nguồn vốn nhàn rỗi của các doanh nghiệp, các tổ chức hành chính, chínhphủ trung ương và chính quyền địa phương tạo thành một nguồn vốn khổng lồcho nên kinh tế Đây được coi là một lợi thế mà không một phương thức huyđộng vốn nào có thể làm được
Thị trường vốn nói chung và thị trường chứng khoán nói riêngkhông chỉ được coi là một kênh huy động vốn của nền kinh tế mà nó còn góp
Trang 19phần tích cực trong việc khắc phục tình trạng khan hiếm vốn và sự lãng phítrong quá trình sử dụng vốn của toàn xã hội.
2.2 Nguồn vốn nước ngoài là quan trọng
Có thể xem xét nguồn vốn đầu tư nước ngoài trên phạm vi rộng hơn đó
là dòng lưu chuyển vốn quốc tế Về thực chất, các dòng lưu chuyển vốn quốc
tế là biểu thị quá trình chuyển giao nguồn lực tài chính giữa các quốc gia trênthế giới.Trong các dòng lưu chuyển vốn quốc tế, dòng từ các nước phát triển
đổ vào các nước đang phát triển thường được các nước thuộc thế giới thứ bađặc biệt quan tâm Dòng vốn này diễn ra dưới nhiều hình thức Mỗi hình thức
có những đặc điểm, mục tiêu và điều kiện thực hiện riêng, không hoàn toàngiống nhau Theo tính chất lưu chuyển vốn, có thể phân loại các nguồn vônnước ngoài chính như sau:
Đây là nguồn vốn phát triển do các tổ chức quốc tế và các chính phủnước ngoài cung cấp với mục tiêu trợ giúp các nước đang phát triển So vớicác hình thức tài trợ khác, ODA mang tính ưu đãi cao hơn bất cứ nguồn ODFnào khác Ngoài các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời hạn cho vay dài, khốilượng vốn vay tương đối lớn, bao giờ trong ODA cũng có yếu tố không hoànlại (còn gọi là thành tố hỗ trợ) đạt ít nhất 25%
Yếu tố không hoàn lại của từng khoản vay được xác định dựa vào cácyếu tố lãi suất, thời hạn cho vay, thời gian ân hạn, số lần trả nợ trong năm và
tỷ suất chiết khấu
Thời gian qua việc thu hút ODA phục vụ cho sự nghiệp công nghiệphóa hiện đại hóa ở nước ta đã diễn ra trong bối cảnh trong nước và quốc tế córất nhiều thuận lợi
Mặc dù có tính ưu đãi cao, song sự ưu đãi cho loại vốn này thường đikèm các điêu kiện và ràng buộc tương đối khắt khe (tính hiệu quả của dự án,thủ tục chuyển giao vốn và thị trường…) Vì vậy, để nhận được loại tài trợ
Trang 20hấp dẫn nay với thiệt thòi ít nhất, cần phải xem xét dự án trong điều kiện tàichính tổng thể Nêu không việc tiếp nhận viện trợ có thể trở thành gánh nặng
nợ nần lâu dài cho nền kinh tế Điều này còn hàm ý răng, ngoài những yếu tốthuộc về nội dung dự án tài trợ, cần có nghệ thuật thõa thuận để vừa có thểnhận vốn, vừa bảo tồn được các mục tiêu có tinh nguyên tắc
Điều kiện ưu đãi dành cho loại vốn này không dễ dàng như đối vớinguồn vốn ODA Tuy nhiên, bù lại nó có ưu điểm rõ ràng là không có gắn vớicác ràng buộc về chính trị, xã hội Mặc dù vậy, thủ tục vay đối với nguồn vốnnày thường tương đối khắt khe, thời gian trả nợ nghiêm ngặt, mức lãi suất cao
là những trở ngại không nhỏ đối với các nước nghèo
Do được đánh giá là mức lãi suất tương đối cao cũng như sự thận trọngtrong kinh doanh ngân hàng (tính rủi ro ở nước đi vay, của thị trường thế giới
và xu hướng lãi suất quốc tế), nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng thươngmại thường được sử dụng chủ yếu để đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu vàthường là ngắn hạn Một bộ phận của nguồn vốn này có thể được dùng để đầu
tư phát triển Tỷ trọng của nó có thể gia tăng nếu triển vọng tăng trưởng củanền kinh tế là lâu dài, đặc biệt là tăng trưởng xuất khẩu của nước đi vay làsáng sủa
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Đây là nguồn vốn quan trọng cho đầu tư và phát triển không chỉ đối vớicác nước nghèo mà kể cả nước công nghiệp phát triển
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có đặc điểm cơ bản khác với cácnguồn vốn nước ngoài khác là việc tiếp nhận nguồn vốn này không phát sinh
nợ cho nước tiếp nhận Thay vì nhận lãi suất trên vốn đầu tư, nhà đầu tư sẽnhận được phần lợi nhuận thích đáng khi dự án đầu tư hoạt động có hiệu quả.Đầu tư trực tiếp nước ngoài mang theo toàn bộ tài nguyên kinh doanh vàonước nhận vốn nên nó có thể thúc đẩy phát triển ngành nghề mới, đặc biệt lànhững ngành đòi hỏi cao về kỹ thuật, công nghệ hay cần nhiều vốn Vì thế,
Trang 21nguồn vốn này có tác dụng cực kỳ to lớn đối với quá trình công nghiệp hóa,chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tốc độ tăng trưởng nhanh ở nước nhận đầu tư.
Kinh nghiệm phát triển hiện đại của một số nước Đông á cho thấy rằngđầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triểncủa quốc gia này Vấn đề hiệu quả sử dụng vốn FDI tùy thuộc chủ yếu vàocách thức huy động và quản lý sử dụng nó tại nước tiếp nhận đầu tư chứkhông chỉ ở ý đồ của đầu tư Đối với Việt Nam sau những năm thực hiệnchính sách mở cửa, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đóng góp phần
bổ sung vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, tăng cường tiềm lực để khaithác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước như dầu khí,điện…
Không những là nguồn bổ sung vốn quan trọng, đầu tư trực tiếp nướcngoài còn đóng góp vào việc bù đắp thâm hụt tài khoản vãng lai và cải thiệncán cân thanh toán quốc tế
Đóng góp cho ngân sách nhà nước của khu vực đầu tư nước ngoài cũngrất đáng kể Đặc biệt, nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần tích cực vàoviệc hoàn chỉnh ngày càng đầy đủ và tốt hơn hệ thống cơ sở hạ tầng giaothông vận tải, bưu chính viễn thông…
Với xu hướng toàn cầu hóa mối liên kết ngày càng tăng của các thịtrường vốn quốc gia vào hệ thống tài chính quốc tế đã tạo nên vẻ đa dạng vềcác nguồn vốn cho mỗi quốc gia và làm tăng khối lượng vốn lưu chuyển trênphạm vi toàn cầu
Đối với Việt Nam để thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững,nhằm mục tiêu công nghiệp hóa và hiện đại hóa, nhà nước rất coi trọng việchuy động mọi nguồn vốn trong và ngoài nước để đầu tư phát triển sản xuất,tạo thêm công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân Trong đó, nguồn huyđộng qua thị trường vốn cũng được Chính phủ quan tâm Các đề án về pháthành trái phiếu chính phủ và trái phiếu công ty ra nước ngoài cũng đã được
Trang 22xây dựng và xem xét Tuy nhiên, đây là một hình thức huy động vốn rất mới
mẻ và còn phức tạp đối với Việt Nam
Như vậy, nguồn vốn đầu tư nước ngoài là rất lớn nên việc thu hút từnguồn này là rất quan trọng cần phải có những chính sách để tạo môi trường
và cơ hội đầu tư nhằm thu hút được nguồn này nhiều hơn
3 Bảo đảm công tác cung ứng vốn hợp lý, kịp thời cho quá trình thực hiện các đối tượng đầu tư.
Mỗi hoạt động kinh tế - xã hội đều có những đặc điểm kinh tế kỹ thuậtriêng biệt nên cần có các yếu tố đầu vào khác nhau và đem lại hiệu quả kinh
tế cũng như xã hội khác nhau Nắm được những đặc thù của từng đối tượnggiúp cho việc cung ứng và sử dụng vốn đầu tư hiệu quả nhất vì vậy trong thựchiện đầu tư cần tiến hành tốt những nội dung sau:
- Xác định phương thức phân bổ vốn đầu tư cho các đối tượng đầu tư
- Tổ chức cung cấp vốn đầu tư theo phương thức tổ chức đối tượng
- Bảo đảm tiến độ cung cấp vốn đầu tư
- Bảo đảm hiệu quả vốn đầu tư
Điều này phụ thuộc chủ yếu vào trình độ của nhà sản xuất kinh doanh,nhà quản lý các công trình…những người trực tiếp sử dụng, phân bổ vốn đầu
tư Có thể nói bảo đảm vốn đầu tư là một khái niệm tổng quát, nó liên quanđến toàn bộ quá trình đầu tư, từ việc lập kế hoạch đầu tư để xác định lượngvốn cần thiết cho hoạt động kinh tế - xã hội Việc thu hút vốn đầu tư đáp ứngnhu cầu cho đến việc sử dụng vốn đầu tư như thế nào cho hiệu quả nhất
III Sự cần thiết phải bảo đảm vốn đầu tư cho phát triển kinh tế -
xã hội đối với tỉnh Yên Bái.
1 Bảo đảm vốn đầu tư và vấn đề thực hiện các mục tiêu tăng trưởng
và phát triển kinh tế.
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XV vàNghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ thứ IX, trên cơ sở kết quả thực
Trang 23hiện kế hoạch 4 năm 2001 - 2004 và dự kiến kế hoạch năm 2005, có thể đánhgiá nền kinh tế - xã hội của tỉnh 5 năm qua đã có những đã có những bướcphát triển đáng kể: tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt tương đối cao, cơ cấu kinh
tế chuyển dịch đúng hướng, kết quả hạ tầng được đầu tư xây dựng mới vànâng cấp đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, đời sốngnhân dân được cải thiện rõ rệt, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội đượcgiữ vững Trong đó bảo đảm được vốn đầu tư là nhân tố hàng đầu quyết địnhđến tăng trưởng và phát triển kinh tế
Với tổng lượng vốn đầu tư huy động được trong 5 năm 2001 - 2005 đạtgần 5,573 tỷ đồng bình quân 5 năm tăng 18,6%, so với giai đoạn 1996 - 2000tăng gấp 2,54 lần Tỷ lệ vốn đầu tư so với giá trị tăng thêm năm 2000 là38,27%, dự kiến năm 2005 tăng lên 48,83%
Xuất phát từ đó mà tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm 2001
-2005 đạt 9,6%, trong đó ngành nông lâm nghiệp tăng 5,5%, ngành côngnghiệp và xây dựng tăng 13,9%, các ngành dịch vụ tăng 11% So với mục tiêuĐại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XV là 9,5% trở lên, tốc độ tăng trưởng kinh tếbình quân 5 năm 2001 - 2005 của tỉnh đã vượt mục tiêu đề ra Có nhiều yếu tốtác động làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh tăng liên tục Trong 5năm, tỉnh đã huy động được tổng vốn đầu tư cao hơn so với dự kiến là 39,3%;thị trưởng tiêu thụ sản phẩm được mở rộng; cùng với các tiến bộ về khoa học
kỹ thuật và công nghệ hiện đại, số lượng và chất lượng nguồn lao động đềuđược nâng lên là những nguyên nhân chủ yếu góp phần đưa tốc độ tăngtrưởng kinh tế của tỉnh đạt ở mức cao và vượt mục tiêu đề ra
2 Bảo đảm vốn đầu tư với vấn đề khai thác triệt để các nguồn vốn đầu tư.
Như chúng ta đã biết nền kinh tế tăng trưởng cao chủ yếu là do khốilượng vốn đầu tư Nguồn vốn này đã được khai thác một cách triệt để từ nhiềunguồn vốn đầu tư khác nhau Trong đó nguồn vốn từ ngân sách nhà nước (bao
Trang 24gồm cả ODA) năm 2004 đã đạt 708,855 tỷ đồng ước 2005 đạt 756,89 tỷ đồng.Tín dụng đầu tư năm 2004 đạt 246 tỷ đồng ước 2005 đạt 400 tỷ đồng Đầu tưtrực tiếp nước ngoài năm 2004 đạt 7,8 tỷ đồng, ước 2005 đạt 8 tỷ đồng.Nguồn vốn của dân và tư nhân năm 2004 đạt 350 tỷ đồng, ước 2005 đạt 380
tỷ đồng Vốn của doanh nghiệp năm 2004 đạt 32 tỷ đồng, ước 2005 đạt 30 tỷđồng
Về cơ cấu nguồn vốn: Nguồn vốn ngân sách nhà nước chiếm 54,9%tổng vốn đầu tư 5 năm 2001 - 2005, tăng 3,7% so với 5 năm 1996 - 2000(gồm vốn ngân sách tập trung, vốn chương trình mục tiêu quốc gia, vốnODA…); vốn tín dụng đầu tư chiếm 17,5%, tăng 11,3%; đầu tư trực tiếp củanước ngoài chiếm 0,57%, giảm 5,5%; vốn doanh nghiệp nhà nước chiếm 3%,tăng 1%
3 Bảo đảm vốn đầu tư với vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Với tổng vốn đã huy động được tập trung đầu tư cho các ngành: nônglâm nghiệp là 850.101 triệu đồng bình quân 5 năm 2001 - 2005, công nghiệpxây dựng 1.342.278 triệu đồng, ngoài ra vốn còn được đầu tư vào các ngànhthương mại, khách sạn, nhà hàng, vận tải, bưu điện, quản lý nhà nước, an ninhquốc phòng, giáo dục đào tạo, y tế, cứu trợ xã hội, văn hoá thông tin, thể dụcthể thao và các ngành khác
Tuy nhiên, do sản xuất chưa phát triển mạnh nên các nguồn vốn tíndụng đầu tư, đầu tư trực tiếp của nước ngoài, vốn của doanh nghiệp cònchiếm tỷ trọng thấp Nhu cầu đầu tư rất lớn so với khả năng cân đối, trong khinguồn vốn ngân sách nhà nước còn hạn hẹp nên vẫn còn tình trạng đầu tư dàntrải và nợ đọng trong xây dựng cơ bản Tư tưởng ỷ lại trông chờ vào đầu tưcủa ngân sách nhà nước còn khá phổ biến nên chưa khai thác và phát huyđược hết mọi nguồn lực Bên cạnh đó hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tưxây dựng mới hoặc nâng cấp đã làm thay đổi bộ mặt các đô thị và phục vụtích cực cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân Trong 5 năm 2001 -
Trang 252005 đã mở thêm 123,5 km đường tỉnh; 58,5 km đường đô thị; 368 km đườnggiao thông nông thôn Một số công trình lớn được xây dựng như: Cầu Mậu A
và cầu Văn Phú vượt sông Hồng; các tuyến đường Yên Bái - Khe Sang, YênThế - Vĩnh Kiên, Quy Mông - Đông An, Hợp Minh - Mỵ, Đại Lịch - Minh
An, tuyến đường ngang Mậu A - Tân Nguyên; các công trình thuỷ lợi: LàngSang, Phai My, Huổi Phai, Ngòi Róm…
4 Bảo đảm vốn đầu tư với quan điểm đường lối lãnh đạo các tỉnh miền núi
Đầu tư là chìa khoá của mọi sự phát triển, đối với nền kinh tế bảo đảmvốn đầu tư là nhân tố quyết định đến sư tăng trưởng và phát triểncủa kinh tế,vai trò này càng dặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế Yên Bái
Là tỉnh miền núi, Yên Bái cách biệt với các vùng khác bởi rừng núi,giao lưu kinh tế văn hoá gặp rất nhiều khó khăn bởi giao thông đi lại vất vả,nền kinh tế Yên Bái còn chậm phát triển Yên Bái có nguồn tài nguyên tươngđối phong phú đặc biệt là rừng, là một thuận lợi lớn cho sự phát triển kinh tếcủa huyện, song việc khai thác vận chuyển bừa bãi làm cho nguồn tài nguyênnày ngày càng cạn dần, phần thu từ khai thác không bù đắp tương xứng choviệc tái đầu tư Do đó cần có sự đầu tư quản lý và khai thác có hiệu quả nhất
Do điều kiện địa hình toàn là đồi, núi do dó phát triển kinh tế của YênBái chủ yếu dựa vào nông lâm nghiệp Song hiện nay các sản phẩm này chủyếu tiêu thụ trong tỉnh và xuất ra ngoài dưới dạng thô chưa qua sơ chế Nhưvậy cần đầu tư và công nghiệp chế biến nông lâm sản vừa để tạo việc làmđồng thời cũng nâng cao giá trị hàng hoá trước khi xuất ra bên ngoài
Hệ thống cơ sở hạ tầng rất yếu kém và đều đã xuống cấp nghiêm trọng,đặc biệt là hệ thống giao thông đường bộ, nhu cầu mở mới và tu sửa là rất lớn.Hiện nay việc đi lại của người dân vùng cao chủ yếu vẫn bằng con đườngmòn, làm tốn nhiều thời gian và công sức cho việc đi lại và vận chuyển hànghóa Tỉnh có nhiều sông suối với nhiều ghềnh thác trong khi đó khả năng
Trang 26cung cấp điện của huyện còn rất hạn chế, không đáp ứng nhu cầu sinh hoạt vàsản suất, nhất là vào mùa khô Hệ thống trường học và bệnh viện còn thiếunhiều thêm vào đó các cơ sở này đều đã xuống cấp
Chính từ những khó khăn này dẫn đến sự cần thiết phải bảo đảm vốnđầu tư vào cơ sở hạ tầng với một khối lượng vốn đầu tư lớn Vấn đề đầu tưthực sự là yếu tố hàng đầu giúp Yên Bái khắc phục những khó khăn trên Đây
là những tiền đề quan trọng làm bàn đạp cho sự phát triển kinh tế giúp YênBái ngày càng phát triển hơn
Trang 27Tổng diện tích tự nhiên 6882,92 km2 bao gồm 9 đơn vị hành chính (1thành phố, 1 thị xã và 7 huyện) với 180 xã phường trong đó nhà nước đã côngnhận 70 xã vùng cao, 70 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn
Đặc điểm địa hình Yên Bái cao dần từ đông nam- lên tây bắc, địa hìnhkhá phức tạp bị chia cắt mạnh mẽ bởi 3 dãy núi lớn đều chạy theo hướng TâyBắc- Đông Nam: dãy Hoàng Liên - Púng Luông, dãy Con voi và dãy núi phíađông hồ Thác Bà Yên Bái nằm sâu trong vùng núi khí hậu nhiệt đới gió mùa
có nhiệt độ trung bình 22oC - 23oC, tổng nhiệt độ cả năm 7500 - 8000oC, cólượng mưa trung bình 1500 - 2200 mm/năm, độ ẩm trung bình 83 - 87%
Tuy nằm sâu trong nội địa nhưng Yên Bái tương đối thuận lợi về giaothông, có cả đường bộ, đường sắt, đường thủy từ Hải Phòng, Hà Nội lên cửakhẩu Lào Cai Trong tương lai có thể có cả vận tải hàng không trên cơ sởnâng cấp sân bay Yên Bái
2 Nguồn lực
2.1 Tài nguyên thiên nhiên
- Về khoáng sản : đã phát hiện được 176 điểm mỏ khoáng sản thuộc 5nhóm: năng lượng, vật liệu xây dựng, khoáng sản chất công nghiệp, kim loại
và nước khoáng
Trang 28- Về đất đai: Yên Bái có tổng diện tích đất tự nhiên 688.292,2 ha, đấtđai màu mỡ hiện đã khai thác và sử dụng 368814 ha chiếm 53.6% tổng diệntích tự nhiên, đất chưa sử dụng còn khá lớn 319.478 ha chiếm 46,6% diện tích
tự nhiên, trong đó có khả năng huy động vào sản xuất nông lâm nghiệp296.507 ha chiếm 43% diện tích tự nhiên
- Về tài nguyên rừng: Trong trồng rừng đã sử dụng các giống cây lâmnghiệp mới như keo lai, bạch đàn mô…Ngoài nguồn lực được TƯ cân đốitrong dự án 5 triệu ha rừng, tỉnh còn dành một lượng vốn đáng kể để trồngrừng các huyện phía Tây Bình quân mỗi năm trồng mới hàng vạn ha rừng.Tổng diện tích rừng năm 2000 là 264.064 ha, dự kiến năm 2005 sẽ đạt332.177 ha Độ che phủ của rừng tăng từ 38,37% năm 2000 lên 48,26% năm2005
+ Rừng phòng hộ: Diện tích rừng phòng hộ là 130.987 ha năm 2000, dựkiến tăng lên 173.134 ha năm 2005, trong đó: rừng tự nhiên phòng hộ142.500 ha, rừng trồng phòng hộ 30.634 ha
-*Rừng đặc sản quế: Quế là cây rừng có giá trị kinh tế cao, sản phẩmquế vỏ và tinh dầu quế đã được xuất khẩu trên thị trường thế giới Diện tíchquế hàng năm tăng khoảng 2.000 ha Năm 2000 diện tích quế đạt 20.002 ha,
dự kiến năm 2005 đạt 30.000 ha
- Tài nguyên nước: Có 3 hệ thống sông suối lớn: Sông Hồng, sôngChảy và suối Nậm Kim có tổng chiều dài 320 km, diện tích lưu vực 3.400
km2 ngoài ra còn 20.913 ha mặt nước trong đó hồ Thác Bà 19.050 ha đây là
Trang 29nguồn tiềm năng phong phú để phát triển thủy điện và phục vụ sản xuất nônglâm nghiệp, phục vụ cuộc sống con người.
- Phát huy lợi thế về diện tích mặt nước ao hồ lớn, ngành thủy sảnnhững năm gần đây đã bắt đầu phát triển Tổng diện tích mặt nước nuôi trồngthủy sản toàn tỉnh là 26000 ha (ao hồ lớn 19.050 ha, ao hồ nhỏ 2000 ha, ruộng
3000 ha, sông suối 2000 ha), trong đó có 24000 ha diện tích có khả năng nuôi
cá và đã sử dụng 21.050 ha Tốc độ tăng trưởng tuy đạt cao, bình quân 5 năm2001-2005 đạt 28,2%, nhưng sản lượng thủy sản còn rất thấp Nhiệm vụ củangành thủy sản trong thời gian qua chủ yếu là hướng dẫn bà con nông dân sảnxuất cá giống, nuôi và đánh bắt cá thịt, tận dụng ao hồ, thực hiện một số dự ánnuôi trồng thủy hải sản như: tôm càng xanh, rô phi đơn tính…Hàng năm sảnxuất được trên 30 triệu cá giống cung cấp cho nhân dân nuôi cá lồng và nuôi
cá thâm canh trên những diện tích ao hồ nhỏ Sản lượng thủy sản năm 2000đạt 1233,7 tấn tăng lên 2.784 tấn năm 2003, trong đó sản lượng nuôi trồng
2136 tấn, sản lượng đánh bắt 648 tấn, dự kiến năm 2005 sản lượng đạt 3000tấn
- Yên Bái có nhiều phong cảnh thiên nhiên đẹp, nhiều di tích cáchmạng, nhiều dân tộc thiểu số có những nét văn hóa riêng biệt mang đậm đàbản sắc dân tộc vùng núi phía Bắc là tiền đề để phát triển ngành du lịch
Du lịch tỉnh Yên Bái giai đoạn 2001 - 2005 được đánh giá là bắt đầukhởi động Từ năm 2004 nhà nước đã tiến hành đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầngkhu du lịch Tân Hương, nhằm khai thác các tiềm năng thế mạnh về du lịchcủa tỉnh Hiện nay các dịch vụ du lịch mới chỉ ở hình thức kinh doanh lưu trú.Năm 2000 có 16 cơ sở kinh doanh lưu trú, đón 50.200 lượt khách, đạt doanhthu 9,9 tỷ đồng Đến nay toàn tỉnh có 39 cơ sở kinh doanh lưu trú, tăng 2,4 lầnnăm 2000 với tổng số 1.180 phòng, trong đó có 4 cơ sở đạt tiêu chuẩn 2 sao.Năm 2004 có 105.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế là 7.396 lượt, doanhthu dịch vụ du lịch đạt 16,172 tỷ đồng, tăng 62,5% so với năm 2000 Năm
Trang 302005 dự kiến sẽ có 44 cơ sở kinh doanh lưu trú, đón khoảng 130.000 lượtkhách.
2.2 Nguồn nhân lực
Dân số năm 2001 là 702.412 người, mật độ 102 người/km2, trong đódân số thành thị 20%, nông thôn 80% Dân số trong độ tuổi lao động chiếm48% dân số
Ước năm 2005 tăng lên 729.400 người, trong đó: tỷ lệ nữ 50,41%, nam49,59%, dân số thành thị là 149.360 người chiếm 20,48%, dân số nông thôn là580.040 người chiếm79,52%
Dân số trong tuổi lao động tăng từ 388.172 người năm 2000 lên461.140 người năm 2005, so với dân số trung bình tăng từ 56% lên 53,2%.Lao động trong các ngành kinh tế quốc dân tăng từ 335.290 người năm 2000lên 407.910 người năm 2005, so với lao động trong độ tuổi tăng từ 86,4% lên88,4% Số lao động được giải quyết việc làm hàng năm từ 16000 - 17000người Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm từ 5,7% năm 2000 xuống 4% năm
2005 Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn tăng từ 76% năm 2002lên 80% năm 2005 Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 15% năm 2000 lên25% năm 2005
3 Tình hình kinh tế - xã hội
Về tăng trưởng kinh tế: dự kiến năm 2005 tốc độ tăng trưởng kinh tếđạt 10,15% Giá trị tăng thêm bình quân đầu người năm 2005 ước đạt 4,21triệu đồng bằng 45% so với cả nước Tuy nhiên, nền kinh tế của tỉnh còn một
số hạn chế Tốc độ tăng trưởng kinh tế còn chịu ảnh hưởng bởi sự biến độngcủa tình hình trong nước và khu vực, chưa phát huy hết được các tiềm năngcủa tỉnh
Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế: nhìn chung cơ cấu kinh tế đã chuyểndịch theo hướng tích cực, đạt và vượt mục tiêu đề ra, nhưng sự phát triển của
cơ cấu kinh tế cũng còn một số hạn chế Sự chuyển dịch cơ cấu theo thành
Trang 31phần còn hạn chậm, do các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chưa pháthuy hết tiềm năng, chưa mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, sốlượng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ít, quy mô sản xuất còn nhỏ bé.
sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong từng ngành cũng còn chậm: Trong sảnxuất công nghiệp, tỷ trọng công nghiệp chế biến tăng chậm; trong sản xuấtnông nghiệp, mặc dù tỉnh đã chú trọng phát triển chăn nuôi, nhưng tỷ trọngchăn nuôi tăng chậm, một phần do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm năm
2003, nhưng chủ yếu là chưa có sự đột phá trong phát triển chăn nuôi
Kết quả thực hiện một số ngành lĩnh vực chủ yếu:
- Về sản xuất nông lâm nghiệp: trong 5 năm 2001 - 2005 ngành nônglâm nghiệp đạt tốc độ bình quân 5,51% Trong sản xuất nông lâm nghiệp đãthực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướngphát huy lợi thế của từng vùng, tập trung đầu tư thâm canh, nâng cao năngsuất và chất lượng sản phẩm Đồng thời tỉnh đã có những chính sách hỗ trợgiống cây, con và vật tư nông nghiệp cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp
- Về sản xuất công nghiệp: tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp 5năm 2001 - 2005 tăng bình quân 12,55% Giá trị sản xuất công nghiệp năm
2005 dự kiến đạt 1.100 tỷ đồng, bình quân 5 năm 2001 - 2005 tăng 14,8%
- Thương mại, dịch vụ: họat động thương mại dịch vụ trên địa bàn đã
có bước phát triển, góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hoạtđộng lưu thông hàng hoá trên toàn địa bàn phát triển ổn định, thị trường khuvực nông thôn, vùng cao có dấu hiệu ngày càng phát triển hơn Khu vực quốcdoanh vẫn tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong lưu thông hàng hoá thiết yếu, mặthàng chính sách xã hội, thực hiện tốt việc thu mua nông lâm sản cho nôngdân, việc thực hiện văn minh thương mại đã được coi trọng Khu vực ngoàiquốc doanh đạt được tốc độ phát triển nhanh cả về quy mô, số lượng và cơcấu ngành nghề Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụtiêu dùng xã hội năm 2005 đạt 1.300 tỷ đồng, bình quân 5 năm tăng 16,25%
Các lĩnh vực văn hoá xã hội:
Trang 32- Giáo dục đào tạo: trong 5 năm 2001 - 2005, quy mô giáo dục đào tạophát triển ở tất cả các ngành học, bậc học Năm 2005 toàn tỉnh có 566 trường(159 trường mầm non, 383 trường phổ thông, 24 trường chuyên nghiệp) Vềđiều kiện đảm bảo phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo: dự kiến đến hết năm
2005 toàn tỉnh có tổng số 27 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 7 trườngmầm non, 15 trường tiểu học, 3 trường THCS, 2 trường PTTH
Về y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân: năm 2005 tổng số cơ sở điều trị,điều dưỡng toàn tỉnh là 248, tổng số cán bộ là 2735 người trong đó có 452 bác
sỹ, số xã có cán bộ y tế là bác sỹ là 90 xã Công tác thường trực cấp cứu,khám chữa bệnh tại các bệnh viện, phòng khám đa khoa khu vực và các cơ sở
y tế đã được chú trọng nhưng còn nhiều hạn chế do các trang thiết bị y tế hiệnđại còn thiếu, trình độ của cán bộ y tế còn yếu, hệ thống cơ sở y tế cấp huyệnxuống cấp nghiêm trọng…
II Thực trạng bảo đảm vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái thời kỳ 2001 - 2005.
Trong những năm qua cùng với sự chuyển đổi mạnh mẽ của đất nướctheo nền kinh tế thị trường mở cửa ra bên ngoài, thu hút đầu tư từ bên ngoàinhằm phát huy nội lực trong nước, đưa đất nước đi lên Yên Bái cũng đạtđược nhiều thành tựu nhất định về kinh tế xã hội, nâng cao mức sống dân cư Trong các thành tựu trên thì vấn đề đáng quan tâm hơn cả đó là tình hình đầu
tư trên địa bàn tỉnh thơì kỳ 2001 - 2005
Trong thời gian qua đầu tư của tỉnh đã có nhiều thay đổi tích cực trongquy mô vốn đầu tư cũng như kết quả và hiệu quả mà đầu tư đem lại Nguồnvốn đầu tư chủ yếu là vốn cấp phát, để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng xâydựng các công trình trọng điểm ổn định và nâng cao mức sống dân cư Bêncạnh những thành tựu đó Yên Bái còn bộc lộ nhiều hạn chế trong lĩnh vực đầu
tư như vốn đầu tư ngoài ngân sách quá nhỏ, đầu tư mất cân đối, quản lý và sửdụng vốn còn nhiều hạn chế, vốn đầu tư còn chậm phát huy hiệu quả
Trang 33Để nhận xét xác thực hơn về đầu tư của tỉnh ta phải dựa trên đặc thùkinh tế xã hội của tỉnh, Yên Bái là một tỉnh nghèo, kinh tế còn mang nặngtính tự cấp tự túc và đây là đầu tư trên địa bàn tỉnh nên vốn đầu tư được xemxét dưới góc độ do sở kế hoạch và đầu tư của tỉnh quản lý Cụ thể hoạt độngđầu tư của tỉnh được xem xét thông qua các khía cạnh sau.
1 Quy trình phân bổ vốn đầu tư của tỉnh
Vốn đầu tư toàn xã hội Yên Bái bao gồm vốn của nhà nước và vốn củadân cư Vốn đầu tư của dân do dân trực tiếp đầu tư và quản lý Còn đối vớinguồn vốn đầu tư của nhà nước, bao gồm vốn ngân sách địa phương, ngânsách Trung ương, vốn vay các ngân hàng thương mại…sau khi được phêduyệt và đưa vào kế hoạch chuẩn bị thực hiện đầu tư, vốn này được tập chunglại do UBND tỉnh quản lý mà trực tiếp là phòng tài chính tỉnh Để vốn đếnkhâu cuối cùng là thanh quyết toán cho các công ty, đơn vị nhận thực hiện dự
án, hay hộ nông dân được cấp vốn đầu tư thì vốn đầu tư được phân bổ theoqui trình sau đây
Sơ đồ phân bổ vốn đầu tư của tỉnh Yên Bái
Vốn đầu tư củanhà nước
Ban quản lý
dự án
Ban địnhcanh, định cư
Các công tyđơn vị thựchiện dự án
Các công ty
đơn vị thực
hiện dự án
Các công ty đơn vịthực hiện dự án hay
hộ nông dân đượcnhận vốn đầu tư
Trang 34Như vậy vốn đầu tư của Yên Bái được cấp cho ban quản lý dự án vàban định canh định cư, hai ban này có thể trực tiếp đứng ra tổ chức thi côngxây dựng hoặc lựa chọn nhà thầu để thực hiện công việc đó Còn lại là doUBND tỉnh trực tiếp cấp cho các đơn vị thực hiện, đây là các công trình doUBND trực tiếp tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định thầu, có sự tham gia củaphòng quản lý dự án.
2 Quy mô và nhịp độ vốn đầu tư
Quy mô và nhịp độ vốn đầu tư được đánh giá thông qua chỉ tiêu tổngvốn đầu tư toàn xã hội Vốn đầu tư toàn xã hội bao gồm vốn trong nước vàvốn nước ngoài:
- Vốn trong nước được huy động từ các nguồn sau:
Thứ nhất: Vốn đầu tư từ ngân sách tập trung Nguồn này có được do
các khoản đầu tư từ ngân sách Trung ương qua địa phương hoặc Trung ươngqua ngành trên địa bàn
Thứ hai: Vốn huy động từ địa phương Bao gồm các nguồn do Quốc
hội để lại theo Luật ngân sách ( thuế khai thác tài nguyên, cấp quyền sử dụngđất, thuế sử dụng đất nông nghiệp trồng lúa ) Ngoài ra còn có vốn huy động
từ các doanh nghiệp và dân cư
Thứ ba: Vốn tín dụng từ Trung ương, địa phương và vốn vay các ngân
hàng thương mại
-Vốn đầu tư nước ngoài.
Nguồn này có được từ hai hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài và hỗtrợ phát triển chính thức Tuy nhiên khi tính chỉ tiêu này nếu cộng tất cả cáckhoản nói trên lại thì phần vốn hỗ trợ phát triển chính thức sẽ bị tính trùng, lý
do là nguồn này đã được tính trong nguồn ngân sách tập trung
Như vậy vốn đầu tư toàn xã hội là chỉ tiêu tổng hợp nhất về mức vốnđầu tư, tại Yên Bái vốn đầu tư toàn xã hội qua các năm được thể hiện trongbảng sau:
Bảng 1: Vốn đầu tư toàn xã hội tỉnh Yên Bái
Trang 35Tổng vốn đầu tư Tỷ đồng 754,296 890,2 1050,219 1343 1575Tốc độ tăng vốn
Tốc độ tăng vốn
Nguồn : Tỉnh Yên Bái - báo cáo thực hiện kế hoạch các năm 2001-2005
Qua bảng số liệu cho thấy, tốc độ tăng liên hoàn của vốn đầu tư nămsau cao hơn năm trước, tuy nhiên có năm 2005 chỉ tăng 17,27% so với năm
2004 Năm 2004 là năm có tốc độ gia tăng đầu tư cao nhất đạt 27,88% so vớinăm 2003 Đây cũng là năm tăng cao nhất từ năm 1991 đến nay Vì đây lànăm tập trung nhiều nhất các chương trình dự án đầu tư của nhà nước như:chương trình định canh định cư, chương trình y tế giáo dục…Mặc dù có sựtăng lên song tốc độ gia tăng còn thấp và hàng năm tốc độ tăng chậm
Thêm vào đó nói chung số tuyệt đối vốn đầu tư của tỉnh Yên Bái cònnhỏ, năm 2001 chỉ có 754,296 tỷ đồng, nói chung con số này cũng gia tăngqua các năm, vào năm 2005 ước tính tổng vốn đầu tư là 1575 tỷ đồng
Quy mô vốn đầu tư còn được đánh giá thông qua tương quan của nóvới GDP, chúng ta có nhận xét rằng để đạt tốc độ tăng trưởng trung bình khá,tổng vốn đầu tư phải đạt 15 -25% so với GDP
Có nhiều vấn đề song quan trọng nhất đó là Yên Bái còn nghèo kinh tếchưa có gì nên tích luỹ đầu tư từ nội lực chưa nhiều, chủ yếu dựa vào nguồnngân sách cấp phá từ trung ương, đi vay viện trợ với ưu đãi, do đó còn phụthuộc vào cả cung cấp yếu tố bên ngoài để quyết định cho lượng vốn đầu tư
có thể huy động Đây là một trở ngại lớn trong việc huy động vốn thời kỳ quacũng như giai đoạn tới cho hoạt động đầu tư của tỉnh Yên Bái
3 Cơ cấu đầu tư theo nguồn vốn
Nếu phân theo nguồn huy động có thể chia thành 5 nguồn cơ bản sau:
- Vốn ngân sách nhà nước (bao gồm cả ODA)
- Tín dụng đầu tư
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
- Vốn của dân và tư nhân