1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN GIA BÌNH TỈNH BẮC NINH.DOC

84 924 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN GIA BÌNH TỈNH BẮC NINH

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU I Tính cấp thiết của đề tài

Sau hơn 10 năm thành lập huyện Gia Bình đã thu được những thắng lợi to lớn về các mặt như chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội Mặc dù vậy Gia Bình vẫn là huyện thuần nông, kinh tế chậm phát triển Để tránh không bị tụt hậu, chậm phát triển trong quá trình hội nhập so với các huyện và trong khu vực, không có con đường nào khác là phải thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Để thực hiện mục tiêu trên thì nguồn vốn có vai trò quyết định Trong giai đoạn hiện nay, vốn có vai trò rất quan trọng trong mọi hoạt động của nền kinh tế đặc biệt trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh Đầu tư và tăng trưởng là một cặp phạm trù kinh tế, nó có mối quan hệ vận động và chuyển hóa Do đó, để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay thì huyện cần phải huy động một lượng vốn lớn từ xã hội.

Qua nghiên cứu thực tế, và với cơ sở kiến thức đã tích luỹ được trong thời gian qua em nhận thấy vốn đầu tư có vai trò rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế ở nước ta nói chung và huyện Gia Bình nói riêng Cũng như xuất phát từ tính cấp

thiết của vấn đề này, em chọn đề tài “NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU

TƯ VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN GIA BÌNH TỈNH BẮCNINH”.

II Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài về vai trò của vốn đầu tư với phát triển kinh tế - xã hội huyện nhằm:

- Phân tích thực trạng huy động các nguồn vốn trên địa bàn huyện - Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trên địa bàn huyện.

- Phân tích những kết quả đã đạt được và những vấn đề hạn chế cần khắc phục.

- Đưa ra nguyên nhân của những hạn chế trong huy động và sử dụng vốn - Đề xuất một số giải pháp khắc phục những hạn chế trên.

Trang 2

III Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài

Nội dung của chuyên đề đi sâu nghiên cứu, phân tích thực trạng khả năng huy động và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Gia Bình giai đoạn 2005 đến nay Qua đó đánh giá vai trò của vốn đầu tư với tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội huyện và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của vốn đầu tư với phát triển kinh - tế xã hội huyện Gia Bình đến năm 2015

Chuyên đề nghiên cứu vai trò của các nguồn vốn: Vốn ngân sách (vốn ngân sách Nhà nước và vốn ngân sách địa phương), vốn từ tiết kiệm của các doanh nghiệp, vốn từ tiết kiệm của hộ gia đình với quá trình phát triển kinh tế xã hội huyện Gia Bình.

IV.Phương pháp nghiên cứu

Chuyên đề sử dụng phương pháp chung của phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong quá trình nghiên cứu phân tích thực trạng khả năng huy động và hiệu quả sử dụng vốn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội huyện Gia Bình, những nguyên nhân và những giải pháp thực hiện nhằm nâng cao vai trò của vốn đầu tư với phát triển kinh tế - xã hội huyện Ngoài ra, chuyên đề dùng phương pháp phân tổ, thống kê, tổng hợp và phân tích hệ thống để làm sáng tỏ những vấn đề nghiên cứu.

V Nội dung nghiên cứu của chuyên đề thực tập

Nội dung nghiên cứu gồm có:

Phần mở đầu: Nêu tính cấp thiết, phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tàiChương I: Cơ sở lý luận về vai trò của vốn đầu tư với phát triển kinh tế

-xã hội

Chương II: Vai trò của vốn đầu tư với phát triển kinh tế - xã hội huyện

Gia Bình giai đoạn 2005 đến nay

Chương III: Giải pháp nâng cao vai trò của vốn đầu tư với phát triển kinh

tế - xã hội huyện Gia Bình

Phần cuối: Kết luận

Trang 3

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ VỚIPHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

I Tổng quan về vốn đầu tư1 Khái niệm

Ở giác độ vĩ mô, vốn sản xuất luôn được biểu hiện dưới dạng hiện vật, phản ánh năng lực sản xuất của một nền kinh tế Trong nền kinh tế của một nước để có thể tạo ra được những tài sản vật chất cụ thể, nhất thiết phải sử dụng vốn đầu tư thông qua hoạt động đầu tư Theo chức năng vốn đầu tư được chia làm hai loại: Vốn đầu tư sản xuất và vốn đầu tư phi sản xuất.

Vốn đầu tư sản xuất là toàn bộ các khoản chi phí nhằm duy trì hoặc gia tăng mức vốn sản xuất - giá trị của những tài sản được sử dụng làm phương tiện trực tiếp phục vụ cho quá trình sản xuất và dịch vụ bao gồm vốn đầu tư vào tài sản cố định và vốn đầu tư vào tài sản lưu động Vốn đầu tư tham gia vào quá trình sản xuất thông qua hoạt động đầu tư.

Hoạt động đầu tư (1): Là việc sử dụng vốn đầu tư để phục hồi năng lực sản xuất cũ và tạo thêm năng lực sản xuất mới, nói một cách khác đó là quá trình thực hiện tái sản xuất các loại tài sản sản xuất Hoạt động đầu tư là hết sức cần thiết xuất phát từ 3 lý do:

Thứ nhất: Do đặc điểm của việc sử dụng tài sản cố định tham gia nhiều lần

vào quá trình sản xuất, giá trị bị giảm dần và chuyển dần từng phần vào trong giá trị sản phẩm Trái lại, đối với tài sản lưu động lại tham gia một lần vào quá trình sản xuất và chuyển toàn bộ giá trị vào trong giá trị sản phẩm Vì vậy, phải tiến hành đầu tư để bù đắp giá trị tài sản cố định bị hao mòn và duy trì dự trữ nguyên vất liệu cho quá trình sản xuất tiếp theo Nói cách khác, đầu tư nhằm thực hiện tái sản xuất giản đơn tài sản sản xuất.

Thứ hai: Nhu cầu quy mô sản xuất xã hội ngày càng mở rộng đòi hỏi phải

tiến hành đầu tư nhằm tăng thêm tài sản cố định mới và tăng thêm dự trữ tài sản lưu động tức là thực hiện tái sản xuất mở rộng tài sản sản xuất.

1( ) Giáo trình kinh tế phát triển, nhà xuất bản lao động - xã hội, 2005.

Trang 4

Thứ ba: Trong thời đại của tiến bộ công nghệ diễn ra rất mạnh mẽ, nhiều

máy móc thiết bị…nhanh chóng rơi vào trạng thái lạc hậu công nghệ Do đó phải tiến hành đầu tư mới, nhằm thay thế các tài sản sản xuất đã bị hao mòn vô hình Hoạt động đầu tư thường được thực hiện dưới hai hình thức: Đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.

Đầu tư trực tiếp: Là hoạt động đầu tư mà người có vốn tham gia trực tiếp

vào quá trình hoạt động và quản lý đầu tư, họ biết được mục tiêu đầu tư cũng như phương thức hoạt động của các loại vốn mà họ bỏ ra Hoạt động đầu tư này có thể thực hiện dưới các dạng: hợp đồng, liên doanh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.

Đầu tư gián tiếp: Là hình thức bỏ vốn vào hoạt động kinh tế nhằm đem lại

hiệu quả cho bản thân người có vốn cũng như cho toàn xã hội, nhưng người có vốn không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư Đầu tư gián tiếp thường thực hiện dưới dạng: cổ phiếu, tín phiếu… hình thức này thường ít gặp rủi ro hơn so với đầu tư trực tiếp.

2 Bản chất của vốn đầu tư

Về bản chất nguồn hình thành vốn đầu tư chính là phần tiết kiệm hay tích lũy mà nền kinh tế có thể huy động được để đưa vào quá trình tái sản xuất xã hội Khẳng định này đã được chứng minh ở hầu hết các trường phái kinh tế học như: kinh tế học cổ điển, kinh tế học chính trị Mác-Lênin và kinh tế học hiện đại.

Trong tác phẩm “Của cải của các dân tộc” (1776), Adam Smith đã khẳng định: “Tiết kiệm là nguyên nhân trực tiếp gia tăng vốn Lao động tạo ra sản phẩm để tích lũy cho quá trình tiết kiệm Nhưng dù có tạo ra bao nhiêu chăng nữa, nhưng không có tiết kiệm thì vốn không bao giờ tăng lên”

Sang thế kỷ XIX, theo quan điểm của Mác, con đường cơ bản và quan trọng về lâu dài để tái sản xuất mở rộng là phát triển sản xuất và thực hành tiết kiệm ở cả trong sản xuất và tiêu dùng, hay nói cách khác, nguồn lực cho đầu tư tái sản xuất mở rộng chỉ có thể đáp ứng được do sự gia tăng sản xuất và tích lũy của nền kinh tế

Quan điểm này tiếp tục được các nhà kinh tế học hiện đại chứng minh

trong tác phẩm nổi tiếng: “Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ” (The

Trang 5

General Theory of Employment, Interest, and Money) của nhà kinh tế học nổi tiếng

người Anh John Maynard Keynes (1883 – 1946) Ông cho rằng đầu tư chính là phần thu nhập mà không chuyển vào tiêu dùng Đồng thời ông cũng chỉ ra rằng, tiết kiệm chính là phần dôi ra của thu nhập so với tiêu dùng Điều này có nghĩa là:

Thu nhập = Tiêu dùng + Đầu tư Tiết kiệm = Thu nhập – Tiêu dùng

Như vậy:

Đầu tư = Tiết kiệm

Theo Keynes, sự cân bằng giữa tiết kiệm và đầu tư xuất phát từ tính chất song phương của các giao dịch giữa một bên là nhà sản xuất và một bên là người tiêu dùng Thu nhập chính là chênh lệch giữa tổng doanh thu cung cấp dịch vụ, bán hàng với tổng chi phí Nhưng toàn bộ sản phẩm phải được bán ra cho người tiêu dùng hoặc các nhà sản xuất khác Mặt khác đầu tư hiện hành chính bằng phần tăng thêm năng lực sản xuất mới trong kỳ Vì vậy, xét về tổng thể phần dôi ra của thu nhập so với tiêu dùng mà người ta gọi là tiết kiệm không thể khác với phần gia tăng năng lực sản xuất mà người ta gọi là đầu tư

Tuy nhiên điều kiện cân bằng trên chỉ đạt được trong nền kinh tế đóng Trong nền kinh tế mở, đẳng thức đầu tư bằng tiết kiệm của nền kinh tế không phải bao giờ cũng được thiết lập Phần tích lũy của nền kinh tế có thể lớn hơn nhu cầu đầu tư tại nước sở tại, khi đó vốn có thể được chuyển sang nước khác để thực hiện đầu tư Ngược lại, vốn tích lũy của nền kinh tế có thể ít hơn nhu cầu đầu tư, khi đó nền kinh tế phải huy động tiết kiệm từ nước ngoài Trong trường hợp này, mức chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư được thể hiện trên tài khoản vãng lãi.

CA = S – I

Trong đó: CA là tài khoản vãng lai (current account)

Trong nền kinh tế mở nếu nhu cầu đầu tư lớn hơn tích lũy của nền kinh tế dẫn đến tài khoản vãng lai bị thâm hụt thì có thể huy động vốn đầu tư từ nước ngoài Khi đó, đầu tư nước ngoài hoặc vay nợ có thể trở thành một trong những nguốn vốn đầu tư quan trọng của nền kinh tế Nếu tích lũy của nền kinh tế lớn hơn nhu cầu đầu tư trong nước trong điều kiện thặng dư tài khoản vãng lai thì quốc gia

Trang 6

có thể đầu tư ra nước ngoài hoặc cho các nước khác vay nhằm sử dụng vốn hiệu quả hơn.

II Cơ cấu vốn đầu tư

Chia theo khu vực thể chế thì tiết kiệm hay còn gọi là vốn đầu tư được phân thành tiết kiệm của chính phủ (bao gồm vốn NSNN, ODA), tiết kiệm của doanh nghiệp (bao gồm cả tiết kiệm của doanh nghiệp nhà nước, DN có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân) và tiết kiệm của hộ gia đình Trong tiết kiệm của chính phủ gồm có: Vốn ngân sách, vốn đầu tư phát triển và vốn của các doanh nghiệp nhà nước

1 Vốn ngân sách

Vốn ngân sách là vốn huy động từ ngân sách, nó có vị trí rất quan trọng trong việc tạo môi trường đầu tư thuận lợi nhằm đẩy mạnh đầu tư của mọi thành phần kinh tế theo định hướng chung của kế hoạch, chính sách và pháp luật

1.1 Vốn ngân sách Nhà nước1.1.1 Khái niệm

Ngân sách Nhà nước ( 2): Ngân sách nhà nước, hay ngân sách chính phủ, là

một bộ phận trong hệ thống tài chính Thuật ngữ "Ngân sách nhà nước" được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế, xã hội ở mọi quốc gia Song quan niệm về NSNN lại chưa thống nhất, người ta đã đưa ra nhiều định nghĩa về NSNN tùy theo các trường phái và các lĩnh vực nghiên cứu.

Các nhà kinh tế Nga quan niệm: Ngân sách nhà nước là bảng liệt kê các

khoản thu, chi bằng tiền trong một giai đoạn nhất định của quốc gia.

Trong Luật Ngân sách Nhà nước đã được Quốc hội Việt Nam thông quangày 16/12/2002 định nghĩa: Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của

Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.

Thu ngân sách Nhà nước: Thu NSNN bao gồm những khoản tiền Nhà

nước huy động vào ngân sách để thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của Nhà nước Về mặt bản chất, thu NSNN là hệ thống những quan hệ kinh tế giữa Nhà nước và xã hội

2( ) http://vi.wikipedia.org

Trang 7

phát sinh trong quá trình Nhà nước huy động các nguồn tài chính để hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm thỏa mãn các nhu cầu chi tiêu của mình.

Chi ngân sách Nhà nước: Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối, sử dụng quỹ ngân sách nhà nước cho việc thực hiện các nhiệm vụ của chính phủ Thực chất của nó là việc cung cấp các phương tiện tài chính cho các nhiệm vụ của chính phủ.

1.1.2 Phạm vi thu và nhiệm vụ chi của Ngân sách Nhà nước ( 3 )

 Phạm vi thu của Ngân sách Nhà nước

Thu Ngân sách nhà nước phản ảnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình nhà nước sử dụng quyền lực chính trị để phân phối các nguồn tài chính của xã hội dưới hình thức giá trị nhằm hình thành quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước (quỹ NSNN) để đáp ứng cho các nhu cầu chi tiêu của nhà nước Dựa vào nội dung kinh tế và tính chất các khoản thu có thể chia thu ngân sách thành hai nhóm:

Nhóm 1, thu trong cân đối ngân sách: Gồm các khoản thu mang tính chất thuế (thuế, phí và lệ phí) và thu từ các hoạt động kinh tế của Nhà nước

+ Khoản thu mang tính chất thuế (thuế, phí và lệ phí): Là các khoản thu mang tính chất bắt buộc do nhà nước quy định Trong đó thu từ thuế chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu NSNN.

+ Thu từ các hoạt động kinh tế của Nhà nước: Nhà nước tham gia các hoạt động kinh tế bằng việc đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh dưới hình thức góp vốn vào các doanh nghiệp, công ty liên doanh, mua cổ phiếu của các công ty cổ phần Khi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mang lại lợi nhuận thì lợi tức thu được phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn của nhà nước, cơ chế phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp.

Nhóm 2, thu bù đắp thâm hụt của ngân sách: Gồm các khoản thu do Nhà nước vay và nhận viện trợ để bù đắp bội chi NSNN

+ Thu từ vay nợ trong và ngoài nước: Nhà nước vay nợ trong nước bằng cách phát hành trái phiếu chính phủ dưới các hình thức: Tín phiếu kho bạc, trái

3( ) Luật NSNN số 01/2002/QH11, http://www.chinhphu.vn

Trang 8

phiếu kho bạc và trái phiếu công trình Vay nợ nước ngoài theo điều kiện thương mại và lãi suất thị trường.

+ Thu từ nhận viện trợ nước nước ngoài: Viện trợ nước ngoài bao gồm viện trợ không hoàn lại và viện trợ có hoàn lại với lãi suất thấp và thời hạn trả nợ dài hơn so với các khoản vay trên thị trường quốc tế

 Nhiệm vụ chi của NSNN

Trong điều kiện nguồn vốn NSNN có hạn, Nhà nước chỉ chi vào những mục nhằm giải quyết các vấn đề xã hội như: Nghèo đói, thất nghiệp, lạm phát…Và các lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không muốn đầu tư, không có khả năng đầu tư hoặc không được phép đầu tư Do đó chi NSNN tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực, dự án sau:

+ Chi đầu tư phát triển: Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội do địa phương quản lý; Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nước; góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước; Chi bổ sung dự trữ nhà nước và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật;

+ Chi thường xuyên: Các hoạt động sự nghiệp kinh tế, giáo dục và đào tạo, y tế xã hội, văn hóa thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, các hoạt động sự nghiệp khác do địa phương quản lý; Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội (phần giao cho địa phương); Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị -xã hội ở địa phương; Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị -xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp ở địa phương theo quy định của pháp luật; Thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng do địa phương quản lý; Chương trình quốc gia do Chính phủ giao cho địa phương quản lý; Trợ giá theo chính sách của Nhà nước; Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

1.2 Vốn ngân sách địa phương ( 4 )

Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tức là ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã

4( ) Luật NSNN số 01/2002/QH11, http://www.chinhphu.vn

Trang 9

Thu ngân sách địa phương bao gồm: Các khoản thu ngân sách địa phương

được hưởng 100%; Các khoản thu phân theo tỷ lệ (%) giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.

+ Các khoản thu ngân sách địa phương được hưởng 100% gồm có: Các khoản thu từ thuế (thuế nhà, đất; thuế tài nguyên; thuế môn bài; thuế sử dụng đất nông nghiệp; thuế chuyển quyền sử dụng đất), Các khoản phí, lệ phí, thu từ các hoạt nộp vào ngân sách địa phương, các khoản tiền (tiền sử dụng đất, cho thuê đất, cho thuê và tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước), các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của Pháp luật.

+ Các khoản thu chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương: Thu bổ sung từ ngân sách trung ương; Thu từ huy động đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng.

Chi ngân sách địa phương gồm có: Chi đầu từ phát triển và chi thường

xuyên chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền huy động cho đầu tư; chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính của cấp tỉnh và chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới.

+ Chi đầu tư phát triển:Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội do địa phương quản lý; Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức tài chính của Nhà nước và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

+ Chi thường xuyên: Các hoạt động sự nghiệp kinh tế, giáo dục và đào tạo, y tế, xã hội, văn hoá thông tin văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, các hoạt động sự nghiệp khác do địa phương quản lý; Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội (phần giao cho địa phương); Hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam và các tổ chức chính trị -xã hội ở địa phương; Hỗ trợ cho các tổ chức chính trị -xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở địa phương theo quy định của pháp luật; Thực hiện các chính sách xã hội đối với các đối tượng do địa phương quản lý; Chương trình quốc gia do Chính phủ giao cho địa phương quản lý và trợ giá theo chính sách của Nhà nước;

2 Tiết kiệm của các doanh nghiệp

Trang 10

Tiết kiệm của doanh nghiệp được xác định trên cơ sở doanh thu và các khoản chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước.

Doanh thu của doanh nghiệp (TR) là các khoản thu nhập của công ty do tiêu thụ hàng hóa hoặc các dịch vụ sau khi đã trừ đi các chi phí trung gian trong quá trình sản xuất Tổng chi phí (TC) thường bao gồm các khoản: Trả tiền công, trả tiền thuê đất đai, trả lãi suất tiền vay và thuế kinh doanh.

Khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí được gọi là lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp.

Pr trước thuế = TR – TC

Lợi nhuận trước thuế sau khi đóng thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ còn lại lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp.

Pr sau thuế = Pr trước thuế - Tde

Pr để lại = Pr sau thuế - lãi cổ phần

Lợi nhuận để lại công ty cùng với quỹ khấu hao trở thành nguồn vốn đầu tư Pr của công ty.

Se = Dp +Pr để lại Dp: Khấu hao

Tde: Thuế thu nhập doanh nghiệp

3 Tiết kiệm của hộ gia đình

Tiết kiệm của hộ gia đình phụ thuộc vào thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình Thu nhập của hộ gia đình bao gồm thu nhập có thể sử dụng và các khoản thu nhập khác Các khoản thu nhập khác có thể từ rất nhiều nguồn như được viện trợ, thừa kế, bán tài sản, trúng vé xổ số, thậm chí là các khoản đi vay…

Trong đó, chi tiêu của hộ gia đình gồm:

+ Các khoản chi mua hàng hóa dịch vụ: chi mua lương thực, thực phẩm, quần áo, phương tiện đi lại và các hàng hóa tiêu dùng lâu bền khác ; chi cho hoạt động dịch vụ là chi cho dulịch, chi cho các hoạt động văn hóa, thểdục, thể thao

Trang 11

+Chi trả lãi suất các khoản tiền vay

Khác với các khoản chi từ ngân sách, tất cả các khoản chi tiêu của hộ gia đình đều được coi là yếu tố cấu thành GDP.

III Vai trò của vốn đầu tư với phát triển kinh tế - xã hội

Vốn đầu tư có vai trò rất quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế Vốn đầu tư không chỉ là cơ sở để tạo ra vốn sản xuất, tăng năng lực sản xuất của các doanh nghiệp và của nền kinh tế, mà còn là điều kiện để nâng cao trình độ khoa học – công nghệ, góp phần đáng kể vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều sâu, hiện đại hóa quá trình sản xuất Ngoài ra, việc tăng vốn đầu tư cũng góp phần vào việc giải quyết các vấn đề xã hội thông qua sử dụng hệ thống thuế hiệu quả; tạo công ăn, việc làm cho người lao động qua hoạt động đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, xóa đói giảm nghèo nâng cao mức sống của người dân góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng.

1. Tăng trưởng kinh tế ( 5 )

1.1 Khái niệm

Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm)

1.2 Tính chất hai mặt của tăng trưởng kinh tế1.2.1Mặt lượng của tăng trưởng kinh tế

Mặt lượng của tăng trưởng kinh tế là biểu hiện bên ngoài của sự tăng trưởng, nó thể hiện ở ngay trong khái niệm về tăng trưởng và được phản ánh thông qua các chỉ tiêu đánh giá quy mô và tốc độ tăng trưởng thu nhập Đứng trên góc độ toàn nền kinh tế, thu nhập thường được thể hiện dưới dạng giá trị có thể là tổng giá trị thu nhập, thu nhập bình quân đầu người Các chỉ tiêu giá trị phản ánh tăng trưởng theo hệ thống tài khoản quốc gia gồm có: Tổng giá trị sản xuất (GO); Tổng sản phẩm quốc nội (GDP); Tổng thu nhập quốc dân (GNI); Thu nhập quốc dân (NI); Thu nhập được quyền chi (GDI).

1.2.2Mặt chất của tăng trưởng kinh tế

5( ) Kinh tế phát triển (sách chuyên khảo), nhà xuất bản lao động xã hội

Trang 12

Theo nghĩa hẹp, chất lượng tăng trưởng là thuộc tính bên trong của quá trình tăng trưởng kinh tế (còn số lượng tăng trưởng là biểu hiện bên ngoài của sự tăng trưởng), thể hiện qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đạt được mặt số lượng của tăng trưởng và khả năng duy trì nó trong dài hạn.

Theo nghĩa rộng, chất lượng tăng trưởng thể hiện năng lực sử dụng các yếu tố đầu vào, tạo nên tính chất sự vận động của các chỉ tiêu tăng trưởng và ảnh hưởng lan tỏa của nó đến các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội – môi trường.

Chất lượng tăng trưởng theo nghĩa hẹp chính là nội dung chủ yếu nhất trong tăng trưởng kinh tế Bên cạnh mục tiêu tăng trưởng nhanh thì cần phải quan tâm đến chất lượng tăng trưởng và đặt mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế.

2. Vai trò của vốn với tăng trưởng kinh tế2.1 Mô hình Harrod – Domar ( 6)

Dựa vào tư tưởng của Keynes, vào những năm 40 với sự nghiên cứu một cách độc lập, hai nhà kinh tế học là Roy Harrod ở Anh và Evsay Domar ở Mỹ đã cùng đưa ra mô hình giải thích mối quan hệ giữa sự tăng trưởng và thất nghiệp ở các nước phát triển Mô hình này được sử dụng rộng rãi ở các nước đang phát triển để xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng và các nhu cầu về vốn Nội dung của mô hình đề cập đến đầu ra của bất kỳ đơn vị kinh tế nào, dù là một công ty, một ngành hay toàn bộ nên kinh tế sẽ phụ thuộc vào tổng số vốn đầu tư cho đơn vị đó

Nếu gọi đầu ra là Y và tốc độ tăng trưởng của đầu ra là g, có nghía là:

Trang 13

s YtIt

Mục đích của đầu tư là để tạo ra vốn sản xuất, nên I t =Kt Nếu gọi k là tỷ số gia tăng giữa vốn và sản lượng (còn gọi là hệ số ICOR), ta có:

Hệ số ICOR nói lên rằng, vốn sản xuất được tạo ra bằng đầu tư dưới dạng nhà máy, trang thiết bị là yếu tố cơ bản của tăng trưởng, các khoản tiết kiệm của dân cư và các công ty chính là nguồn gốc cơ bản của vốn đầu tư.

2.2 Tác động của vốn với tăng trưởng kinh tế ( 7)

Tuy hai nhà kinh tế học Roy Harrod và Evsay Domar cùng đưa ra mô hình giải thích mối quan hệ giữa sự tăng trưởng và các nhu cầu về vốn nhưng cách giải thích tác động của vốn tới tăng trưởng lại khác nhau Theo quan điểm của Harrod thì đầu tư tác động đến tăng trưởng ở khía cạnh tổng cầu còn Domar cho rằng đầu tư tác động đến tổng cung.

2.2.1 Vốn tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua tác động đến tổng cầulàm dịch chuyển đường tổng cầu.

Tổng cầu của nền kinh tế (AD) gồm:

AD = C + I + G + NX

Theo quan điểm của Roy Harrod, đầu tư là bộ phận lớn và hay thay đổi trong chi tiêu Do đó những thay đổi trong đầu tư có thể tác động lớn đối với tổng cầu và do đó tác động tới sản lượng và công ăn, việc làm Khi đầu tư tăng lên, có nghĩa là nhu cầu về chi tiêu để mua sắm máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, vật liệu xây dựng… tăng lên Sự thay đổi này làm cho đường tổng cầu chuyển dịch chuyển từ

7( ) Giáo trình kinh tế phát triển, nhà xuất bản lao động – xã hội, 2005

Trang 14

AD0 đến AD1 và mức sản lượng tăng từ Y0 đến Y1 , mức giá cũng biến động từ P0 đến P1.

Hình 1.1: Tác động của vốn đầu tư đến tăng trưởng kinh tế

Nếu như nền kinh tế, với đường tổng cầu AD0đang cân bằng tại điểm E0thì dưới tác động của tăng đầu tư sẽ làm dịch chuyển đường tổng cầu sang phải, vào vị trí AD1, thiết lập điểm cân bằng mới tại E Điều đó cũng đồng nghĩa với việc làm cho mức sản lượng tăng từ Y0đến Y1 và mức giá tăng từ P0đến P1

2.2.2 Vốn tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua tác động đến tổng cunglàm đường tổng cung dịch chuyển.

Theo quan điểm của nhà kinh tế học Evsay Domar, đầu tư sẽ dẫn đến tăng vốn sản xuất, nghĩa là có thêm các nhà máy, thiết bị, phương tiện vận tải mới được đưa vào sản xuất, làm tăng khả năng sản xuất của nền kinh tế Sự thay đổi này tác động đến tổng cung làm dịch chuyển tổng cung từ AS0đến AS1 và mức sản lượng tăng từ Y0 đến Y1, mức giá giảm từ P0 tới P1.

Trang 15

Hình 1.2: Tác động của vốn sản xuất đến tăng trưởng kinh tế

Nếu như nền kinh tế, với đường tổng cung AS0đang cân bằng tại điểm E0

thì dưới tác động của tăng vốn sản xuất sẽ làm dịch chuyển đường tổng cung sang phải, vào vị trí AS1, thiết lập điểm cân bằng mới tại E1 Điều đó cũng đồng nghĩa với việc làm cho mức sản lượng tăng từ Y0đến Y1và mức giá giảm từ P0xuống P1.

3. Vai trò của vốn với phát triển xã hội

Một xã hội muốn tồn tại và phát triển cần phải đầu tư mở rộng sản xuất, tạo ra giá trị gia tăng, đầu tư đó được biểu hiện dưới dạng tiền gọi là vốn đầu tư Xét về phương diện toàn xã hội thì vốn đầu tư còn bao gồm: Giá trị nhân lực, tài lực được bỏ thêm vào cho hoạt động của toàn xã hội.

Hệ quả của các hoạt động đầu tư đều đưa tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế, nhưng tác động đến tăng trưởng kinh tế ở mỗi lĩnh vực lại không giống nhau Đầu tư vào lĩnh vực kinh tế cho thấy hiệu quả đầu tư nhanh và rõ ràng hơn so với hoạt động đầu tư vào lĩnh vực xã hội Đầu tư trong lĩnh vực xã hội là hoạt động đầu tư cho sức khoẻ con người, phát triển trí tuệ, văn hoá xã hội và các hoạt động đầu từ khác như: Đầu tư cho bộ máy quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, quan hệ quốc

Trang 16

tế Các hoạt động đầu tư này có tác động không nhỏ đến tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội, dù gián tiếp qua nguồn nhân lực và các nhân tố về môi trường đầu tư; hơn nữa tác động của đầu tư ở các lĩnh vực này mang tính chiến lược, bởi vậy hiệu quả phải sau thời gian dài, thậm chí 10 năm hoặc 20 năm sau mới thể hiện rõ trên các con số.

Trên thực tế, mỗi năm có một bộ phận vốn khá lớn trong tổng vốn đầu tư tham gia đầu tư cho nghiên cứu, cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống, đầu tư cho giáo dục, cho xóa đói giảm nghèo…Tuy hoạt động đầu tư này không làm tăng tài sản cố định hoặc tài sản lưu động nhưng nó đã góp phần nâng cao mức sống của người dân, giảm thất nghiệp và ổn định xã hội Trên cơ sở đó góp phần nâng cao chất lượng cho sự tăng trưởng.

IV Các tiêu chí đánh giá vai trò của vốn với phát triển kinh tế - xã hội 1 Trong lĩnh vực kinh tế

1.1 Vai trò của vốn với phát triển kinh tế thể hiện trong mô hình Harrod –Domar ( 8)

 Khái niệm hệ số ICOR: Hệ số ICOR (Incremental Capital Output Ratio) - tỷ số gia tăng của vốn so với sản lượng là tỷ số giữa quy mô đầu tư tăng thêm với mức gia tăng sản lượng, hay là suất đầu tư cần thiết để tạo ra một sản lượng (GDP) tăng thêm.

Hệ số ICOR được ký hiệu là: k  Phương pháp tính hệ số ICOR

* Các giả định chủ yếu:

- Nền kinh tế luôn cân bằng ở dưới sản lượng tiềm năng Để có thể huy động được các nguồn lực dư thừa cần phải đầu tư để mở rộng quy mô sản xuất.

- Công nghệ không đổi, sự kết hợp giữa vốn và lao động được thực hiện theo một hệ số cố định

* Hệ số ICOR (k) là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của vốn đầu tư, nó đượcxác định theo công thức:

8( ) www.gso.gov.vn

Trang 17

Y là mức thay đổi về kết quả sản xuất và Y = Yt – Yt-1, ở đây t chỉ năm nghiên cứu và t - 1 chỉ năm trước năm nghiên cứu

* Ý nghĩa của hệ số ICOR

Ý nghĩa của k là để tạo thêm được một đơn vị kết quả sản xuất thì cần tăng thêm bao nhiêu đơn vị vốn sản xuất Hay nói cách khác, k là “giá” phải trả thêm cho việc tạo thêm một đơn vị kết quả sản xuất Hệ số ICOR càng lớn chứng tỏ chi phí cho kết quả tăng trưởng càng cao nó phụ thuộc vào mức độ khan hiếm nguồn dự trữ và tính chất của công nghệ sản xuất; ở các nước phát triển hệ số ICOR thường cao hơn ở các nước đang phát triển và ở mỗi nước thì hệ số ICOR luôn có xu hướng tăng lên tức là khi kinh tế càng phát triển thì để tăng thêm một đơn vị kết quả sản xuất cần nhiều hơn về nguồn lực sản xuất nói chung và nhân tố vốn nói riêng và khi đó đường sản lượng thực tế gần tiệm cận với đường sản lượng tiềm năng.

 Ưu nhược điểm

* Ưu điểm

- Công thức tính toán đơn giản.

- ICOR là chỉ số quan trọng để dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế hoặc dự báo quy mô vốn đầu tư cần thiết để đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhất định trong tương lai

- Trong những trường hợp nhất định, hệ số ICOR được xem là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư ICOR giảm cho thấy : Để tạo ra một đơn vị GDP tăng thêm, nền kinh tế chỉ phải bỏ ra một lượng vốn ít hơn, nếu các điều kiện khác ít thay đổi.

* Nhược điểm

Trang 18

- Công thức tính rất đơn giản nhưng thành phần cấu tạo công thức thì rất khó xác định Trong thực tế việc xác định vốn có đến cuối mỗi năm là rất khó khăn (bởi phải kiểm kê đánh giá lại tài sản hàng năm) hoặc xác định số tăng và giảm trong năm rất khó đặc biệt là phần tài sản đưa vào sản xuất hoặc hư hỏng, cho nên người ta thay K bằng chỉ tiêu vốn đầu tư phát triển được xem đó là số vốn tăng lên trong năm (chỉ tiêu vốn đầu tư phát triển trong năm có trong hệ thống số liệu thống kê hàng năm).

- Hệ số ICOR mới phản ánh ảnh hưởng của yếu tố vốn đầu tư mà chưa tính đến ảnh hưởng của các yếu tố sản xuất khác trong việc tạo ra GDP tăng thêm

- ICOR củng bỏ qua tác động của ngoại ứng như điều kiện tự nhiên, xã hội, cơ chế chính sách…

- Hệ số ICOR không tính đến yếu tố trễ thời gian của kết quả và chi phí (tử số và mẫu số của công thức), vấn đề tái đầu tư…

1.2 Chỉ số vốn đầu tư so với GDP (%)

Chỉ số vốn đầu tư so với GDP (%) được tính bằng cách lấy tổng số vốn đầu tư thực hiện trong năm chia cho GDP năm đó.

A = tổng vốn đầu tư trong năm / GDP năm đó

Ý nghĩa: Tỷ lệ này cho biết vốn đầu tư đã huy động trong tương đương bao nhiêu phần trăm GDP Từ đó có thể thấy được phù hợp hay không trong quy mô đầu tư vào nền kinh tế.

2 Trong lĩnh vực xã hội

Hoạt động đầu tư trong lĩnh vực xã hội không trực tiếp tác động đến tăng trưởng kinh tế mà thực chất gián tiếp tác động tới tăng trưởng thông qua việc nâng cao mức sống, sức khỏe, giáo dục cho người dân.

2.1 Giáo dục

Đầu tư vào lĩnh vực giáo dục là hoạt động đầu tư nhằm nâng cao trí lực của người lao động Như đã biết, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta còn phụ thuộc nhiều vào tăng vốn đầu tư và lao động, chứ chưa phải từ tăng chất lượng, năng suất lao động và hàm lượng trí tuệ trong hoạt động kinh tế Do đó thông qua hoạt động giáo dục ta có thể dự báo một phần tốc độ tăng trưởng trong tương lai.

Trang 19

2.2 Y tế

Đầu tư cho hoạt động y tế là hoạt động đầu tư đảm bảo sức khỏe cho người dân Hoạt động này giúp nâng cao chất lượng lao động về mặt sinh lực góp phần nâng cao chất lượng lao động từ đó nâng cao chất lượng cho sự tăng trưởng Do đó thông qua hoạt động y tế ta có thể đánh giá được chất lượng tăng trưởng kinh tế ở mức nào.

2.3 Văn hóa

Thông qua tiêu chí đánh giá trong lĩnh vực văn hóa cho biết hoạt động đầu tư có tác động nhanh hay chậm đến mức sống của người dân Đồng thời trên cơ sở đó xem xét tính hợp lý và hiệu quả của hoạt động đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội.

2.4 Tỷ lệ hộ nghèo

Tăng trưởng kinh tế đi đôi với giải quyết các vấn đề xã hội là vấn đề luôn được nhà nước đề cập đến trong phương hướng phát triển kinh tế Mỗi năm Nhà nước đầu tư một lượng vốn không nhỏ vào các chương trình, dự án xoá đói giảm nghèo Tỷ lệ hộ nghèo giảm thể hiện tích lũy trong xã hội tăng lên trong khu vực dân cư.

2.5 Lao động được giải quyết việc làm

Người lao động không có việc làm dẫn đến nhu cầu xã hội giảm do việc hạn chế chi tiêu khi không có thu nhập Nhu cầu tiêu dùng hàng hóa cũng như cơ hội kinh doanh ít, chất lượng sản phẩm và giá cả giảm sút Do đó, giải quyết việc làm cho lao động thất nghiệp gián tiếp tác động đến hoạt động đầu tư hay gián tiếp tác động đến tăng trưởng thông qua tăng cầu tiêu dùng.

Trang 20

CHƯƠNG II

VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ -XÃ HỘI HUYỆN GIA BÌNH GIAI ĐOẠN 2005 ĐẾN NAY

I Tổng quan về tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Gia Bình1 Tiềm năng và nguồn lực phát triển

1.1 Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên1.1.1 Vị trí địa lý

Năm 1950, huyện Gia Bình và huyện Lương Tài hợp thành huyện Gia Lương đến ngày 9 tháng 8 năm 1999 huyện Gia Bình được tái lập Hiện trạng đơn vị hành chính của huyện có 13 xã và 1 thị trấn; diện tích tự nhiên là 10779,81 ha, dân số toàn huyện năm 2008 là 106 057 người Huyện Gia Bình nằm ở phía Nam của tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm Tỉnh 25 km, thuộc vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng Phía Bắc giáp với huyện Quế Võ, phía Nam giáp huyện Lương Tài, phía Tây giáp huyện Thuận Thành và phía Đông giáp tỉnh Hải Dương.

1.1.2 Đặc điểm địa hình

Địa hình huyện Gia Bình tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy bề mặt đổ về sông Đuống và sông Thái Bình Khu vực cao nhất là vùng núi Thiên Thai, thấp nhất là vùng trũng ven sông Ngụ.

1.1.3 Đặc điểm khí hậu

Gia Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: Nóng ẩm mưa nhiều.Thời tiết trong năm chia thành 2 mùa rõ rệt.

- Mùa mưa: Từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, thời tiết nóng ẩm, lượng mưa lớn chiếm 80% lượng mưa cả năm Đặc biệt có những trận mưa rào với cường độ lớn kèm theo gió bão từ 2 đến 4 ngày gây ngập úng cục bộ.

- Mùa khô: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa ít, có thời kỳ khô hanh kéo dài từ 15 đến 25 ngày, nhiều diện tích canh tác, ao, hồ bị khô cạn.

Trang 21

- Nhiệt độ trung bình năm 23,4°C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,9°C (tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,8°C (tháng 1), sự chênh lệch giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 13,1°C

Hàng năm có hai mùa gió chính: Gió mùa đông bắc và gió mùa đông nam Gió mùa đông bắc bắt đầu từ tháng 10 năm trước kết thúc vào tháng 3 năm sau, gió mùa đông nam từ tháng 4 đến tháng 9 trong năm mang theo hơi ẩm gây mưa rào.

1.1.4 Tài nguyên đất

Theo kết quả điều tra cho thấy đất đai huyện Gia Bình chủ yếu được hình thành từ quá trình bồi tụ các sản phẩm phù sa của hệ thống Sông Hồng Tổng diện tích đất tự nhiên 10779,81 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm 51,57%, đất lâm nghiệp chiếm 0,39 %, đất chuyên dùng và đất ở chiếm 38,32%, đất nuôi trồng thủy sản chiếm 8, 28%, đất chưa sử dụng 1,42 % và đất nông nghiệp khác chiếm 0,02%.

1.1.5 Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt

Nguồn nước mặt chủ yếu của huyện là nguồn nước từ sông Đuống, con sông chảy qua khu vực phía Bắc của huyện Tổng lượng nước bình quân 31,6 tỷ m3 và hàm lượng phù sa rất cao Vào mùa mưa trung bình cứ 1m3 nước có 2,8 kg phù sa, lượng phù sa khá lớn này đóng góp vai trò quan trọng trong quá trình hình thành đồng bằng, phù sa màu mỡ các khu vực ven sông của huyện Ngoài sông Đuống nơi cung cấp nước tưới cho phần lớn diện tích ruộng trong toàn huyện còn có sông Ngụ, sông Lục Đầu Giang, kênh mương cùng với số lượng ao, hồ dày đặc tạo điều kiện thuận lợi cung cấp nước tưới cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân

Nguồn nước ngầm

Nguồn nước ngầm tuy chưa được khảo sát và tính toán cụ thể nhưng qua thực tế sử dụng của dân trong toàn huyện cho thấy: Nguồn nước có độ sâu từ 15m -20m có chất lượng tốt, đảm bảo sức khỏe cho người dân.

1.1.6 Tài nguyên rừng

Tài nguyên rừng của huyện Gia Bình không lớn, chủ yếu là rừng trồng Tổng diện tích rừng là 42,24 ha, chiếm 0,39 % tổng diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã: Đông Cứu, Giang Sơn và Lãng Ngâm.

Trang 22

1.1.7 Tài nguyên thủy sản

Huyện có nhiều ao hồ nằm xem kẽ trong thổ cư, ven làng và hàng ngàn ha ruộng trũng và mặt sông có điều kiện để phát triển nghề nuôi trồng thủy sản.

1.1.8 Tài nguyên khoáng sản

Gia Bình nghèo về tài nguyên khoáng sản chủ yếu chỉ là vật liệu xây dựng như đất sét và pha sét làm gạch, phân bố ở 4 xã: Cao đức, Vạn Ninh, Thái Bảo, Đại Lai, ngoài ra còn có cát ở các xã ven đê phục vụ cho xây dựng cũng như nguồn đất sỏi phục vụ cho đường giao thông ở Đông Cứu, Lãng Ngâm, Giang Sơn.

1.1.9 Tài nguyên nhân văn và du lịch

Gia Bình là vùng quê có nhiều lễ hội và sinh hoạt văn hóa dân gian nổi tiếng; Tháng giêng, có hội đuổi cuốc ở làng Xuân Đài, Vạn Ninh, hội chùa Tổ ở xã Thái Bảo; Tháng hai, có hội “Thập Đình” làng Bảo Tháp, xã Đông Cứu; Tháng ba, hội đền Cao Lỗ Vương làng Đại Than, xã Cao Đức, hội làng Bưởi xã Đại Bái; Tháng chín,giỗ tổ làng nghề Đại Bái (Bưởi) thuộc xã Đại Bái Ngoài ra, Gia Bình còn có truyền thống hiếu học và khoa bảng, là quê hương của thái sư Lê văn Thịnh, vị trạng nguyên khai khoa của nước ta.

1.1.10 Môi trường sinh thái

Kinh tế Gia Bình đang phát triển nhanh, kéo theo nó là vấn đề chất thải công nghiệp, xây dựng và nông nghiệp (hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón hóa học, thức ăn chăn nuôi…) và rác thải sinh hoạt cũng ngày một gia tăng Song vấn đề xử lý chất thải, rác thải còn nhiều hạn chế, phần lớn không được xử lý trước khi đổ ra môi trường xung quanh Môi trường nước ở một số khu vực làng nghề, chủ yếu là các cơ sở chế biến nông sản, chăn nuôi, khói, bụi đúc đồng, đúc nhôm… đang làm ô nhiễm nguồn nước và không khí của một bộ phận người dân trên địa bàn

1.2 Dân số và nguồn nhân lực1.2.1 Dân số

Dân số huyện Gia Bình năm 2006 là 104 108 người, năm 2008 là 106 057 người tăng 1 949 người, chiếm 10,6% dân số toàn tỉnh; năm 2009 là 103 794 người

Trang 23

giảm 314 người Tốc độ tăng dân số tự nhiên tăng từ 9,30 000 (năm 2006) lên 9,40

0 (năm 2008) Tốc độ gia tăng dân số không cao; tỷ lệ tăng biến động cơ học giảm vì những năm gần đây do nhu cầu về việc làm, người lao động đi tìm việc ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp ngoài huyện ngày càng nhiều dẫn đến tình trạng lượng người ra khỏi huyện nhiều hơn lượng người về huyện Cơ cấu dân số theo giới tính tương đối ổn định, tỷ lệ dân số nữ so với dân số toàn huyện năm 2006 là 52,30 %; năm 2008 là 51,6% và năm 2009 chiếm khoảng 52% Do tỷ xuất sinh giảm, tuổi thọ bình quân tăng, cơ cấu dân số theo độ tuổi đang có xu hướng già hóa, tỷ lệ trẻ em ngày càng giảm, tỷ lệ người trong tuổi lao động ngày càng tăng

1.2.2 Nguồn nhân lực

Trong 5 năm 2006 – 2010, lao động trong độ tuổi tăng 1.800 người Số người trong độ tuổi lao động tập trung chủ yếu ở nông nghiệp, nông thôn Nguồn lao động dồi dào nhưng trình độ tay nghề còn khiêm tốn, chất lượng lao động chưa cao Số lượng cụ thể được thể hiện trong bản dưới đây:

Bảng 2: Tình hình dân số, lao động giai đoạn 2006 - 2010

Dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động

Lao động ở khu vực nông thôn Người 57.232 58.452 59.361 58.714 58.857

Nguồn: Phòng thống kê huyện Gia Bình

1.3 Những lợi thế so sánh trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện1.3.1 Lợi thế so sánh về vị trí địa lý

Trang 24

Bắc Ninh là một trong 7 tỉnh và thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Đây là trung tâm kinh tế năng động và là một đầu tàu kinh tế quan trọng của Miền Bắc cũng như của cả nước Lợi thế mà huyện Gia Bình có được từ vị trí điạ lý là các chính sách ưu đãi của nhà nước cho vùng kinh tế trọng điểm.Mặt khác, huyện nằm trong vùng đồng bằng Sông Hồng đất đai mầu mỡ, hệ thống thuỷ lợi tương đối hoàn chỉnh nên Gia Bình có điều kiện phát triển những vùng chuyên canh có chất lượng cao.

Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện rất thuận lợi Các tuyến đường tỉnh lộ 280, 282, 284, 285 nối liền quốc lộ 38 (là tuyến giao thông cấp quốc gia dài 85 km kết nối Bắc Ninh với Hưng Yên và Hà Nam), quốc lộ 5 (là đường giao thông huyết mạch nối cụm cảng Hải Phòng với thủ đô Hà Nội), quốc lộ 18 (kéo dài từ TP Bắc Ninh qua Hải Dương và kết thúc ở TP Móng Cái, Quảng Ninh) cùng với hệ thống các tuyến đường huyện lộ hình thành thuận lợi cho quá trình giao lưu kinh tế, văn hóa với các khu vực kinh tế khác.

1.3.2 Lợi thế so sánh về nguồn nhân lực

Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động so với tổng dân số trung bình tăng dần qua các năm Năm 2006 tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động có khả năng lao động so với dân số trung bình của huyện chiếm 58,8% , năm 2008 chiếm 59,8%, năm 2009 chiếm 61,5% và dự báo năm 2010 chiếm 61% Nguồn nhân lực của huyện có ưu điểm: Cần cù, sáng tạo trong lao động, có ý thức cộng đồng sâu sắc, luôn kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của cha ông để xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước Lợi thế về nguồn nhân lực giúp huyện phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp sử dụng nhiều lao động, ít vốn đem lại hiệu quả kinh tế cao.

1.3.3 Lợi thế so sánh do có các làng nghề truyền thống phát triển

Phát huy thế mạnh, sản xuất các mặt hàng truyền thống như: Đúc đồng, nhôm, mây tre đan, thêu ren, chế biến nông sản thực phẩm Huyện đã có một số mô hình kinh tế làm ăn có hiệu quả, là tiền đề để nhân rộng và phát triển như: Đúc đồng, đúc nhôm, chăn nuôi trang trại, hàng thủ công mỹ nghệ, mây tre đan…Đặc biệt là làng nghề đúc đồng, đúc nhôm ở Đại Bái, làng nghề mây tre đan ở Xuân lai

Trang 25

Cụ thể, theo nghệ nhân Nguyễn Văn Lục ở làng nghề Đại Bái, người được phong tặng danh hiệu "Bàn tay vàng", bộc bạch: “Mặc dù kinh tế có suy giảm nhưng làng nghề chúng tôi vẫn làm không hết việc Ngoài các sản phẩm đúc đồng truyền thống như: tượng đồng, đỉnh đồng, lư hương, lọ hoa, tranh, câu đối chúng tôi còn gia công chi tiết các sản phẩm như cầu dao, ổ cắm điện cho các nhà máy ngành điện Thu nhập bình quân của người lao động từ 1,2 đến 1,5 triệu đồng/tháng, thợ kỹ thuật từ 1,8 đến 2,4 triệu đồng/ tháng…”

1.3.4 Thị trường tiêu thụ lớn

Nhu cầu của thị trường ở thủ đô Hà Nội, TP Hải Dương, TP Bắc Ninh, các khu đô thị, khu công nghiệp của tỉnh là rất lớn tạo động lực cho nhà đầu tư tái sản xuất trong kinh doanh Ngoài ra, theo đà tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện mức sống của người dân được nâng cao, điều đó hứa hẹn về một thị trường phát triển có nhu cầu cao trong tương lai.

1.3.5 Có điều kiện thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp công nghệ cao

Huyện có lợi thế về tài nguyên đất và nguồn nhân lực dồi dào, lợi thế này tạo điều kiện cho Gia Bình phát triển ngành nông nghiệp Mặt khác huyện nằm cách thủ đô Hà Nội không xa, và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm ở phía Bắc nên chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự lan tỏa của công nghệ cao giúp cho hoạt động CNH – HĐH nông nghiệp được đẩy mạnh

1.3.6 Nhiều di tích lịch sử, lễ hội, có lợi để phát triển du lịch

Gia Bình - nơi có dãy Thiên Thai thơ mộng - quê hương của Lê Văn Thịnh Trạng nguyên khai khoa triều Lý cũng chính là Trạng nguyên khai khoa nước Việt, nay còn là di tích đền thờ ông làm trên nền nhà xưa (Lê Trạng nguyên cố trạch) ngay cạnh ngôi chùa mang tên chùa Thái Sư - chức vị cao nhất của quan Trạng triều Lý, nay thuộc làng Bảo Tháp - xã Đông Cứu Thiên Thai là thắng địa nổi tiếng được các vua Lý cho dựng các chùa Đông Lâm và Tĩnh Lự trên đỉnh núi Thiên Thai và núi Du Tràng, trở thành những đại danh lam cổ tự Tại đây, chúa Trịnh còn dựng cung Long Phúc ở sườn núi Du Tràng để thường xuyên về thưởng ngoạn.

Qua Thiên Thai, xuống Lệ Chi Viên thuộc xã Đại Lai, nay còn dấu tích hành cung Đại Lai - nơi xảy ra vụ thảm án “Lệ Chi Viên” đối với Nguyễn Trãi - vị anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới và với người vợ của ông là Nguyễn

Trang 26

Thị Lộ Từ Đại Lai sang chùa Đại Bi (xã Thái Bảo) công trình chính do Huyền Quang - Lý Đạo Tái, dựng tại quê nhà từ thế kỷ XIII Tại đây còn đền thờ ba vị tổ Trúc Lâm, tháp mộ Huyền Quang và tấm bia đá cổ ghi cuộc đời hành trạng của Huyền Quang - vị Trạng nguyên - thiền sư - thi sỹ nổi tiếng thời Trần - một trong ba vị tổ của Thiền phái Trúc Lâm Từ chùa Đại Bi theo đê sông Đuống, xuống vùng Lục Đầu Giang, thăm các di tích lăng mộ, các đình đền thờ Cao Lỗ Vương tại quê hương của tướng quân nay thuộc Tiểu Than (Vạn Ninh) và xã Cao Đức Và nếu đúng dịp 10 tháng 3 sẽ được tham dự ngày hội lớn - hội đền Than, thể hiện lòng biết ơn và tưởng nhớ của nhân dân quê hương đối với một danh tướng đã có công chế tạo nỏ thần và kiến trúc sư của thành Cổ Loa dưới thời An Dương Vương Tại vùng cửa Lục Đầu, còn di tích đền Tam Phủ trên bãi Nguyệt Bàn (Cao Đức) - địa điểm diễn ra hội nghị Bình Than lịch sử của vua tôi nhà Trần bàn kế sách đánh giặc Nguyên - Mông.

2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện giai đoạn 2005 đến nay

Nghị quyết đại hội Ðảng bộ huyện Gia Bình lần thứ 19, nhiệm kỳ 2006 – 2010 đã thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Gia Bình giai đoạn từ năm 2006 – 2010 Trong giai đoạn này huyện đã xác định phải nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Khai thác tiềm năng đất đai, lao động hiện có, để phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa với năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao Hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh như: vùng lúa, vùng rau, vùng nuôi trồng thủy sản, cây ăn quả, cây xuất khẩu, phấn đấu đến năm 2010 tổng diện tích gieo trồng đạt từ 12.500 đến 13.000 ha Tạo môi trường thuận lợi, thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp vào các cụm công nghiệp Ðại Bái, Nhân Thắng, Xuân Lai Phát huy thế mạnh, sản xuất các mặt hàng truyền thống như: đúc đồng, nhôm, mây tre đan, thêu ren, chế biến nông sản thực phẩm

Nhìn chung tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện cao trong giai đoạn này nhưng chất lượng tăng trưởng của huyện còn thấp Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện Gia Bình năm 2006 đạt 794 805 triệu đồng (theo giá so sánh 1994), tăng lên 1 306 848 triệu đồng năm 2010, tăng 1,64 lần so với năm 2006, bình quân tăng 12,46%/năm

Trang 27

Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tăng tỷ trọng của các ngành Công nghiệp – Xây dựng, giảm tỷ trọng của các ngành Nông-Lâm - Thủy sản Năm 2006 tỷ trọng Nông - Lâm - Thủy sản chiếm 53% giảm xuống còn 40% năm 2009, Công nghiệp- Xây dựng tăng từ 21% năm 2006 lên 30% năm 2009, Thương mại – Dich vụ tương ứng tăng từ 26% lên 30%

Tổng giá trị gia tăng năm 2007 đạt 507,103 tỷ đồng, tăng 51,57 tỷ đồng so với năm 2006; giá trị gia tăng quân đầu người năm 2007 đạt 4,7 triệu đồng/người, bằng 111,6% so với chỉ tiêu đại hội đề ra Giá trị gia tăng năm 2009 đạt 592,848 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu đại hội đề ra Mục tiêu đến 2010, phấn đấu nhịp độ tăng trưởng giá trị gia tăng đạt từ 11,5% đến 12% Thu nhập bình quân đầu người đạt 12,51 triệu đồng/người/năm Tuy nhiên chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hóa cao chưa tương xứng với tiềm năng lao động và tài nguyên đất đai của huyện Tốc độ tăng trưởng của ngành CN – XD còn chưa vững chắc Sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp quy mô còn nhỏ, phát triển ngành nghề mới để tạo việc làm cho người lao động còn hạn chế Chưa thực sự khai thác lợi thế về nguồn nhân lực và phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp sử dụng nhiều lao động.

Giai đoạn từ năm 2005 đến nay huyện đã có nhiều dự án đầu tư cho sức khoẻ con người và phát triển trí tuệ văn hoá - xã hội như: Dự án đầu tư, cải tạo nâng cấp hệ thống điện, đầu tư xây dựng trường học, xây dựng hệ thống nước sạch; nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị ngành y tế…Hiện cơ sở hạ tầng của huyện đã được cải thiện đáng kể và nhìn chung đã cơ bản đáp ứng nhu cầu đầu tư, sản xuất của huyện Tuy nhiên còn nhiều công trình, dự án đã xuống cấp cần được nâng cấp, tu sửa như hệ thống điện với hệ thống dây dẫn nối ghép nhiều mối gây thất thoát điện năng lớn khảng 20% năm 2005, không đảm bảo an toàn trong cung cấp điện… nhưng việc huy động vốn cho các dự án xây dựng, nâng cấp và cải tạo cơ sở hạ tầng là một thách thức với huyện Gia Bình nói riêng và tỉnh Bắc Ninh nói chung

II Thực trạng huy động và sử dụng vốn đầu tư trên địa bàn huyện giai đoạntừ 2005 đến nay

1 Thực trạng huy động vốn đầu tư trên địa bàn huyện giai đoạn từ 2005 đếnnay

Trang 28

1.1 Vốn ngân sách

Tiết kiệm của chính phủ bao gồm: Vốn NSNN và nguồn vốn phát triển chính thức nhưng trên địa huyện Gia Bình không có nguồn vốn phát triển chính thức do đó tiết kiệm của chính phủ trên địa bàn huyện chính là vốn ngân sách trên

Trang 29

5 Thuế chuyển quyền SDĐ 345 309 549 936 985 6 Thu tiền khi giao đất 8342 22212 14424 6288 4031 7 Thuế nông nghiệp 125 146 145 122 120

Trang 30

CThu NS địa phương647139698797582126223134023

1 Thu điều tiết trong cân đối 5469 10626 11770 12047 10997 2 Thu bổ sung từ NS cấp trên 10017 11775 11932 20689

Nguồn: Phòng thống kê huyện Gia Bình

Qua bảng tổng hợp thu NSNN (bảng 2) cho thấy vốn ngân sách tăng dần qua các năm Năm 2005 tổng thu 17029 triệu đồng đạt 202,6% so với dự toán, năm 2006 thực hiện thu 48989 triệu đồng vượt dự toán 179%, năm 2009 thu 51869 triệu đồng vượt dự toán 116,1% Trong hai năm 2007 và 2008 thu ngân sách giảm do kinh tế của huyện chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu

1.1.1 Tình hình thu ngân sách trên địa bàn do huyện thu

Thu ngoài quốc doanh

Thu ngoài quốc doanh không ngừng gia tăng về mặt giá trị tuyệt đối Năm 2005 thu 1 883 triệu đồng bằng 121,5% so với kế hoạch, năm 2007 thu 3 379 triệu đồng bằng 150% so với kế hoạch và năm 2009 thu 5 543 triệu đồng bằng 94,7% so với kế hoạch đề ra Tuy nhiên tốc độ gia tăng có xu hướng giảm dần Tốc độ tăng thu năm 2006 khoảng 23%, năm 2007 là 45,52% và giảm xuống còn 12,73% năm 2009 Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm về tốc độ tăng thu ngoài quốc doanh là do hai nguyên nhân cơ bản sau Thứ nhất, cuối năm 2007 và đầu năm 2008 kinh tế nước ta suy thoái do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh thu hẹp lại ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn thu thuế GTGT và thuế TNDN trong ngân sách.Thứ hai, Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) và cam kết cắt giảm một số dòng thuế dẫ đến giảm thu ngân sách do mất nguồn thu

Trang 31

Phí và lệ phí

Nhìn vào bảng 2 ta thấy thu từ phí và lệ phí không ngừng tăng qua các năm Cụ thể, năm 2005 thu vào ngân sách 281 triệu đồng vượt dự toán 141%, năm 2008 giảm xuống còn 405 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2007 chỉ chiếm 81,1% và năm 2009 thu 565 triệu đồng vượt dự toán 188%.

Thu lệ phí trước bạ

Lệ phí trước bạ là khỏan thu quan trọng, là một yếu tố cấu thành không thể thiếu trong cơ cấu NSNN ở các địa phương hàng năm Ngoài ra lệ phí trước bạ còn là căn cứ ban đầu cho việc xác định các quyền sở hữu, quyền định đoạt tài sản, hàng hóa theo quy định của pháp luật Nếu nhìn từ giác độ của hệ thống thuế thì lệ phí trước bạ có ảnh hưởng lâu dài đến giá trị, hồ sơ của tài sản, hàng hóa Do đó, lệ phí trước bạ có ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân, doanh nghiệp về nhiều mặt như hiệu quả sản xuất kinh doanh, quy mô của hoạt động.

Thu lệ phí trước bạ tăng cao Năm 2005 thu phí trước bạ là 130 triệu đồng, năm 2009 thu 2383 triệu đồng tăng 18 lần trong vòng 4 năm Nếu nhìn từ góc độ xác định quyền sở hữu, định đoạt tài sản thì những con số này thể hiện tài sản của cá nhân, doanh nghiệp tích tụ trong giai đoạn năm 2005- 2009 là rất lớn, điều đó cũng thể hiện khu vực tư nhân trên địa bàn huyện đang lớn mạnh dần.

Thuế chuyển quyền SDĐ

Thuế chuyển quyền sử dụng đất (CQSDĐ) là Loại thuế trực thu, được thu trên thu nhập của cá nhân, tổ chức khi chuyển quyền sử dụng đất Thuế này được thu qua mỗi lần phát sinh việc chuyển quyền sử dụng đất Đối tượng nộp thuế là tất cả các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có quyền sử dụng đất, khi thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Giai đoạn năm 2004 – 2009 đóng góp từ thu thuế chuyển quyền sử dụng đất vào NSNN tăng dần qua các năm Cụ thể, năm 2005 thu 345 triệu, năm 2007 thu 549 triệu đồng vào ngân sách nhà nước và năm 2009 thu 985 triệu đồng Sự gia tăng về mặt giá trị tuyệt đối còn thể hiện hoạt động mua – bán trên thị trường BĐS trên địa bàn huyện sôi động hơn trước.

Thu tiền khi giao đất

Trang 32

Theo nghị định 38 ngày 23/8/2000 của Chính phủ, tiền sử dụng đất được thu trong các trường hợp người sử dụng đất được nhà nước giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Thực hiện tốt nghị định 38 của Chính phủ, NSNN có thêm một khoản thu lớn từ hoạt động thu tiền khi giao đât.Tuy nhiên tỷ trọng của khoản thu này trong tổng thu NSNN giảm qua các năm Năm 2005 chiếm 48,98% tổng thu ngân sách, năm 2006 chiếm 45,34% tổng thu NSNN, năm 2007 chiếm 38,87% vá chỉ chiếm 8% trong tổng thu NSNN năm 2009 Khoản thu này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu NSNN vào những năm 2005, năm 2006 và 2007 Trong giai đoạn này nhiều dự án xây dựng, quy hoạch được chấp thuận như: Dự án xây dựng công ty may cổ phần Đông Bình, xây dựng trung tâm thương mại của công ty TNHH Hòa Bình, công ty cổ phần Cao Đức, công ty may Dương Đạt và hoạt động bán đất ở cho cán bộ công nhân viên…

Thuế nông nghiệp

Nghị quyết miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp áp dụng từ năm 2003 đến năm 2010, nên thuế nông nghiệp nhìn chung trong giai đoạn 2005 – 2009 không có biến động lớn và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu NSNN Trong những năm2005, 2008 và 2009 tổng thu vào NSNN trung bình 122 triệu đồng, năm 2006 và 2007 khoản thu này tăng lên nhưng xét trong cả giai đoạn thì sự biến động này là không đáng kể Tháng 3/2010, Bộ tài chính cho biết đang gấp rút xây dựng văn bản về chính sách thuế sử dụng đất nông nghiệp Văn bản thuế này sẽ theo tinh thần tiếp tục miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp trong 10 năm nữa (đến năm 2020) để hỗ trợ nông dân ( 9 ) Do đó, trong tương lai nguồn thu này cũng không có biến động nhiều

Tiền thuê đất

Có chiều hướng tăng dần do quỹ đất công đã được nằm trong quy hoạch hoặc đã có quyết định thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích cho các doanh nghiệp có nhu cầu bỏ vốn đầu tư thuê mặt bằng sản xuất Tuy nhiên tỷ trọng thu từ tiền thuê đất so với tổng thu ngân sách còn thấp Năm 2009 chỉ đóng góp vào tổng thu 141 triệu đồng gấp khoảng 1,8 lần so với năm 2008 Các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn ngày càng phát triển do đó thu từ tiền thuê đất sẽ có xu hướng tăng trong thời gian tới

9( ) http://www.baocongthuong.com.vn (Tiếp tục miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020)

Trang 33

Các khoản thu tại xã

Tỷ trọng khoản thu này trong tổng thu NSNN không cao Năm 2005 thu

884 triệu dồng đạt 98% so với dự toán, chiếm trên 5% tổng thu NSNN, năm 2007 thu 1450 triệu đồng đạt 112,2% so với dự toán chiếm gần 4% tổng thu NSNN, năm 2008 thu 2685 triệu đồng đạt 179% dự toán chiếm trên 9% tổng thu NSNN Khoản thu này đòi hỏi các đơn vị , xã , thị trấn phát huy triệt để khai thác nguồn thu nhưng cũng chỉ tập trung chủ yếu từ thu quỹ đất công ích và đất công, thu cho thuê đầm, hồ ao.

1.1.2 Các khoản thu từ thuế do tỉnh thu nhưng huyện được hưởng

Các khoản thuế thu từ thuế do tỉnh thu như: Thuế môn bài, thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TTĐB, thuế tài nguyên…Tổng các khoản thu do tỉnh thu nhưng huyện được hưởng nhìn chung là ổn định và chiếm tỷ trọng không cao trong tổng thu NSNN Do đó, trong tương lai tỷ trọng khoản thu này không thay đổi nhiều trong tổng thu ngân sách Cụ thể, năm 2005 chiếm khoảng 7%, năm 2006 chiếm 4% , năm 2008 chiếm 8% và năm 2009 chiếm trên 4%

1.1.3 Một số khoản thu khác trong ngân sách của huyện

Thu các khoản đóng góp

Khoản thu này hầu hết phát sinh ở cấp xã, mục đích huy động để xây dựng kết cấu hạ tầng ở địa phương theo chủ trương của Nhà nước và nhân dân cùng làm, xây dựng nhà tình nghĩa, ủng hộ đồng bào bị thiên tai

Ở các thôn, xã có các dự án thuê đấtcác công ty, doanh nghiệp tự nguyện đóng góp ủng hộ cho thôn, xã số tiền khá lớn để xây dựng cở sở hạ tầng như: Thị trấn Gia Bình, Đại Bái, Cao Đức… Với số kinh phí hàng năm được tài trợ, các xã, thôn đã xây dựng kiến thiết các công trình phúc lợi phục vụ lợi ích chung của tập thể.

Năm 2005 tổng số đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng đạt 537 triệu đồng, năm 2007 đạt 4072 triệu đồng, năm 2008 thu 5336 triệu đồng và năm 2009 thu 13127 triệu đồng Đây là khoản thu lớn đạt và vượt nhiều so với dự toán tỉnh giao hàng năm Bên cạnh đó hàng năm còn có các khoản thu đóng góp của tỉnh, huyện.

Học phí, viện phí

Trang 34

Là khoản thu ngân sách Nhà nước được thực hiện thông qua việc ghi thu ngân sách hàng năm nhưng thực tế chưa phản ánh hết vào thu NSNN Khoản ghi thu học phí, viện phí có xu hướng giảm dần qua các năm, cao nhất là năm2006 thu 2304 triệu đồng, và liên tục giảm trong những năm còn lại

1.2 Vốn từ nguồn tiết kiệm của doanh nghiệp và hộ gia đình

1.2.1 Tình hình phát triển về quy mô và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệptrên địa bàn huyện

Có nhiều ý kiến đánh giá của các nhà kinh tế trong và ngoài nước về sự phát triển của doanh nghiệp Việt Nam là chậm và năng lực cạnh tranh còn yếu, trình độ kỹ thuật sản xuất cũng như quản lý kinh doanh còn thấp Trước năm 1986, mô hình kinh tế nước ta áp dụng là mô hình nhấn mạnh công bằng xã hội Theo đó, chế độ sở hữu toàn dân và tập thể về tư liệu sản xuất và cơ chế kế hoạch hóa tập trung đóng vai trò là những yếu tố chủ đạo của mô hình phát triển Việc thực hiện mô hình phát triển này đã mang lại những kết quả to lớn không thể phủ nhận nhưng đã đẩy nền kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng nghèo nàn, lạc hậu; nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ, kìm hãm sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân Sau đổi mới số doanh nghiệp tư nhân đăng ký trong cả nước tăng dần nhưng hoạt động còn dè dặt, phần lớn là hoạt động cầm chừng Giai đoạn sau đó sự xuất hiện ngày càng nhiều hoạt động đầu tư nước ngoài cộng với sự đổi mới và thông thoáng cơ chế chính sách cho doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư thì doanh nghiệp tư nhân ở nước ta mới có điều kiện “ăn theo” Thêm vào đó, Sau khi áp dụng Luật Doanh Nghiệp được ban hành vào đầu năm 2000 thì khu vực tư nhân trong nước ở Việt Nam mới thực sự phát triển rầm rộ.

Trong tình hình phát triển về quy mô và năng lực cạnh tranh chung của các doanh nghiệp tư nhân trên cả nước thì sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn huyện còn rất chậm so với sự phát triển về quy mô cũng như năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong cả nước Nguyên nhân là do điểm bắt đầu dựa trên nền tảng của sản xuất nông nghiệp, tài nguyên khoáng sản nghèo nàn, tư tưởng của nền sản xuất kế hoạch hóa tập trung còn chưa thoát khỏi đời sống sinh hoạt của người dân

Sự phát triển về số lượng và quy mô của doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn huyện trong giai đoạn 2005 – 2010 như sau:

Trang 35

Bảng 4: Số lượng doanh nghiệp đăng ký trên địa bàn huyện từ năm 2005 đến nay

Số lượngDN đang hoạt

Nguồn: Phòng tài chính kế hoạch huyện Gia Bình

Giai đoạn từ năm 2005 đến nay khu vực kinh tế tư nhân không ngừng gia tăng các doanh nghiệp về mặt số lượng nhưng không có doanh nghiệp lớn mà chỉ ở mức vừa và nhỏ Năm 2005 số doanh nghiệp tư nhân đăng ký là 33 doanh nghiệp, năm 2007 là 55 doanh nghiệp, năm 2009 là 107 doanh nghiệp Năm 2010 dự báo số doanh nghiệp đăng ký sẽ tăng lên 120 doanh nghiệp tăng gần 4 lần so với năm 2005 Tốc độ tăng về số lượng doanh nghiệp trên địa bàn huyện còn chậm nhưng điều đó đã thể hiện khu vực kinh tế tư nhân đang ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Đa số các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn huyện hoạt động trong tình trạng không đủ vốn cần thiết Các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ khó huy động các nguồn vốn khác ngoài vốn chủ sở hữu Ngoài ra, do các doanh nghiệp này có quy mô vừa và nhỏ nên các hoat động nghiên cứu thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu, xây dựng chiến lược sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thị trường còn kém, hệ thống phân phối qua các trung gian thương mại nên chưa thiết lập được hệ thống phân phối hàng hóa đến đại lý hoặc người tiêu dùng cuối cùng Tiềm lực tài chính còn hạn chế, quản lý chỉ dựa vào kinh nghiệm là chủ yếu… Tất cả những yếu tố này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên địa bàn huyện.

Dựa vào những đặc điểm về quy mô, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn huyện chúng ta có thể thấy rằng khả năng huy động vốn của các doanh nghiệp này cho phát triển kinh tế còn kém so với các huyện khác như huyện Từ Sơn, huyện Quế Võ…Tuy nhiên các doanh nghiệp này đã có những đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế của huyện.

1.2.2 Khả năng huy động vốn từ cá nhân và hộ gia đình

Trang 36

Trong 3 khu vực, khu vực hộ gia đình là khu vực có thặng dư tiết kiệm lớn Đây là khu vực cho vay ròng trên thị trường tài chính Trên thực tế không phải tất cả các hộ gia đình đều có tiết kiệm, có những hộ gia đình tỷ lệ tiết kiệm bằng không hay tỷ lệ tiết kiệm âm tức là thu nhập vừa đủ hoặc không đủ bù đắp cho tiêu dùng Tuy nhiên một bộ phận không nhỏ dân cư trong khu vực này có tiềm năng về vốn do có nguồn thu nhập gia tăng hoặc do tích lũy truyền thống Nguồn vốn tiềm năng trong dân xư không phải là nhỏ, nó tồn tại dưới các hình thức như: Vàng, ngoại tệ, tiền mặt, bất động sản…

Hiện nay tỷ trọng hộ giữ tiền mặt giảm do dịch vụ gửi tiết kiệm linh hoạt, an toàn và ổn định cao Theo đánh giá của một sô ngân hàng trên địa bàn huyện, có khoảng 70% hộ tham gia dịch vụ gửi tiết kiệm, tỷ trọng hộ tham gia gửi tiết kiệm trong các ngân hàng tăng lên đáng kể trong thời gian qua.Theo thống kê số cá nhân, hộ gia đình tham gia dịch vụ tiết kiệm tại chi nhánh ngân hàng Đông Á tăng đáng kể trong thời gian qua Trung bình mỗi năm hoạt động gửi tiết kiệm của cá nhân và hộ gia đình tăng khoảng 3% Tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp tỷ lệ này là 2%/ năm Cuối năm 2007, đầu năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, lạm phát cao làm cho hoạt động của dịch vụ gửi tiết kiệm trong các ngân hàng giảm sút nghiêm trọng Nguyên nhân của biến động này là do tỷ lệ lạm phát tăng cao, gửi tiết kiệm tại các ngân hàng không còn là hình thức tiết kiệm tối ưu bởi giá trị của tiền giảm nhanh

Năm 2009, Huyện đã thực hiện chủ trương kích cầu sản xuất và tiêu dùng, chống suy giảm kinh tế; Ngân hàng NN-PTNT tiến hành cho 6.018 lượt hộ sản xuất vay 195 tỷ đồng, bình quân mỗi lượt hộ được vay 32 triệu đồng Dư nợ cho vay của Ngân hàng chính sách xã hội đạt 94,14 tỷ đồng, trong đó cho 4.496 lượt hộ nghèo vay 47.620 triệu đồng, bình quân 1 lượt hộ được vay 10,5 triệu đồng Qua chính sách kích thích tiêu dùng của nhà nước, một mặt đã tăng thêm nguồn vốn sản xuất trong dân cư trên địa bàn mặt khác làm tăng nhu cầu tiêu dùng tạo đà cho tăng trưởng.

Giai đoạn này, tiết kiệm của người dân tồn tại dưới các hình thức như: Vàng, ngoại tệ, BĐS còn khá nhiều Việc mua vàng bạc, đá quý, đồ trang sức vẫn là một hình thức tiết kiệm được ưa chuộng trong các tầng lớp dân cư, cho dù hình thức này đã được giảm đi đáng kể nhưng một bộ phận lớn tiết kiệm của người dân dưới dạng là đồ trang sức do sở thích dùng đồ trang sức của cá nhân họ Mặt khác, sự lên

Trang 37

giá của nhà, đất nhanh trong những năm gần đây đã khiến cho việc đầu cơ đất đai trở thành một phương thức tiết kiệm hấp dẫn nhất xét về cơ cấu vốn của các loại hình tiết kiệm Cụ thể, một số cá nhân có khuynh hướng kinh doanh đã huy động tiết kiệm để tham gia vào thị trường bất động sản, trong khi những cá nhân không có khả năng kinh doanh cũng cố gắng mua một mảnh đất, căn nhà như là một vật bảo đảm tránh sụt giá của khoản tiết kiệm cá nhân với hy vọng sau một vài năm khoản tiền tiết kiệm này có thể tăng gấp đôi, gấp ba hoặc cao hơn nữa…Khuynh hướng này đã làm giảm khả năng huy động vốn từ khu vực dân cư trong xã hội

Trang 38

2 Thực trạng sử dụng vốn đầu tư trên địa bàn huyện giai đoạn từ 2005

Chi an ninh- quốc

3 Các khoản chi

Trang 39

Nguồn: Phòng tài chính kế - hoạch huyện Gia Bình

2.1.1 Chi đầu tư phát triển

Chi đầu tư phát triển trong giai đoạn 2005 – 2010 trung bình khoảng 9% tổng chi NSNN, trong đó chi xây dựng cơ bản chiếm 100% trong chi đầu tư phát triển Qua bảng 5 ta thấy chi đầu tư xây dựng cơ bản không ổn định, không có xu hướng tăng hay giảm tỷ trọng trong tổng chi NSNN qua các năm Năm 2005 chi xây dựng cơ bản chiếm 11,7% tổng chi NSNN, năm 2007 chiếm 5,4% tổng chi NSNN, năm 2008 chiếm 13% tổng chi NSNN và năm 2009 chiếm 5,3% Hoạt động chi đầu tư xây dựng cơ bản chủ yếu tập trung vào cơ sở sản xuất công nghiệp, kết cấu hạ tầng kỹ thuật (giao thông vận tải, thủy lợi, công nghiệp điện), hạ tầng cơ sở nông thôn…Nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể kinh tế nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh Cụ thể, Chi đầu tư phát triển đã tham gia hỗ trợ các dự án làm đường giao thông nông thôn; Kiên cố hóa kênh mương; Nâng cấp và cải thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học; Hỗ trợ trụ sở xã, nhà sinh hoạt thôn; Xây dựng hệ thống nước sạch…

Bảng 6: Tổng hợp các chương trình hỗ trợ từ năm 2000 đến năm 2009 trên địa

Trang 40

Số liệu trong bảng 6 thể hiện hoạt động chi đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện tập trung nhiều vào hỗ trợ hệ thống giao thông nông thôn và hỗ trợ trường học Giá trị hỗ trợ cho giao thông nông thôn và trường học không ngừng gia tăng trong giai đoạn từ năm 2005 đến nay: Hỗ trợ giao thông nông thôn năm 2005 là 2745 triệu đồng, tăng lên 5879 triệu đồng năm 2009; Hỗ trợ trường học năm 2005 là 1345 triệu đồng, tăng lên 5500 triệu đồng năm 2009.

Hệ thống giao thông

Trước năm 2005 hệ thống đường giao thông huyện Gia Bình đi lại rất khó khăn khi trời mưa Tổng số chiều dài tuyến đường 126,852 km, trong đó có 20 km đường nhựa, đường cấp phối (sỏi đá) là 97 km và đường đất là 8,25 km

+ Đường tỉnh lộ 4 tuyến với chiều dài 38,2 km đã dải nhựa được 20 km + Đường huyện lộ 5 tuyến với tổng chiều dài là 17,7 km.

+ Đường liên xã gồm 3 tuyến với tổng chiều dài là 8 km + Đường xã gồm 31 tuyến với tổng chiều dài là 62,95 km.

Giai đoạn năm 2005 và 2010 huyện tiến hành xây dựng và nâng cấp hệ thống đường giao thông với tổng vốn đầu tư là 191000 triệu đồng Kế hoạch đến năm 2010 rải nhựa xong đường liên xã và đường xã, 100% số làng cứng hoá đường đi bằng bê tông Tuy nhiên cho đến nay mới chỉ có 80% số làng cứng hóa đường đi bằng bê tông.

Hệ thống thuỷ lợi

Hệ thống trạm bơm hiện nay đã đảm bảo được tưới chủ động nhưng tiêu úng còn gặp nhiều khó khăn do điều kiện hệ thống tiêu úng ở huyện Lương Tài nên bị phụ thuộc nhiều Để đảm bảo chủ động tưới tiêu cho 100% diện tích, phục vụ tốt cho việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng và nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 2005 -2010 huyện đã tiến hành đầu tư nâng cấp hệ thống trạm bơm, nạo vét và mở rộng hệ

Ngày đăng: 04/09/2012, 14:32

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.2: Tác động của vốn sản xuất đến tăng trưởng kinh tế - NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN GIA BÌNH TỈNH BẮC NINH.DOC
Hình 1.2 Tác động của vốn sản xuất đến tăng trưởng kinh tế (Trang 15)
Bảng 2: Tình hình dân số, lao động giai đoạn 2006-2010 - NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN GIA BÌNH TỈNH BẮC NINH.DOC
Bảng 2 Tình hình dân số, lao động giai đoạn 2006-2010 (Trang 23)
Bảng 3: Tổng hợp thu NSNN giai đoạn 2005 đến nay - NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN GIA BÌNH TỈNH BẮC NINH.DOC
Bảng 3 Tổng hợp thu NSNN giai đoạn 2005 đến nay (Trang 28)
Qua bảng tổng hợp thu NSNN (bảng 2) cho thấy vốn ngân sách tăng dần qua các năm. Năm 2005 tổng thu 17029 triệu đồng đạt 202,6% so với dự toán, năm 2006  thực hiện thu 48989 triệu đồng vượt dự toán 179%, năm 2009 thu 51869 triệu đồng  vượt dự toán 116,1% - NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN GIA BÌNH TỈNH BẮC NINH.DOC
ua bảng tổng hợp thu NSNN (bảng 2) cho thấy vốn ngân sách tăng dần qua các năm. Năm 2005 tổng thu 17029 triệu đồng đạt 202,6% so với dự toán, năm 2006 thực hiện thu 48989 triệu đồng vượt dự toán 179%, năm 2009 thu 51869 triệu đồng vượt dự toán 116,1% (Trang 30)
Bảng 5: Tình hình chi ngân sách huyện Gia Bình giai đoạn 2005 – 2010 - NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN GIA BÌNH TỈNH BẮC NINH.DOC
Bảng 5 Tình hình chi ngân sách huyện Gia Bình giai đoạn 2005 – 2010 (Trang 38)
2.1.1. Chi đầu tư phát triển - NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN GIA BÌNH TỈNH BẮC NINH.DOC
2.1.1. Chi đầu tư phát triển (Trang 39)
Bảng 8: Nhu cầu vốn đầu tư xây dựng trường học - NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN GIA BÌNH TỈNH BẮC NINH.DOC
Bảng 8 Nhu cầu vốn đầu tư xây dựng trường học (Trang 42)
Bảng 10: Vốn đầu tư khu vực ngoài quốc doanh giai đoạn 2005 đến nay - NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN GIA BÌNH TỈNH BẮC NINH.DOC
Bảng 10 Vốn đầu tư khu vực ngoài quốc doanh giai đoạn 2005 đến nay (Trang 45)
Từ bảng số liệu trên ta thấy tỷ trọng vốn đầu tư khu vực ngoài nhà nước trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng qua các năm và trung bình mỗi năm chiếm tỷ  trọng là 52,3% - NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN GIA BÌNH TỈNH BẮC NINH.DOC
b ảng số liệu trên ta thấy tỷ trọng vốn đầu tư khu vực ngoài nhà nước trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng qua các năm và trung bình mỗi năm chiếm tỷ trọng là 52,3% (Trang 45)
III. Vai trò của vốn đầu tư với phát triển kinh tế - xã hội của huyện 1. Vai trò của vốn với tăng trưởng kinh tế - NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN GIA BÌNH TỈNH BẮC NINH.DOC
ai trò của vốn đầu tư với phát triển kinh tế - xã hội của huyện 1. Vai trò của vốn với tăng trưởng kinh tế (Trang 46)
Bảng 12: Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2005 đến nay - NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN GIA BÌNH TỈNH BẮC NINH.DOC
Bảng 12 Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2005 đến nay (Trang 48)
Bảng 14: Dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống giao thông - NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN GIA BÌNH TỈNH BẮC NINH.DOC
Bảng 14 Dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống giao thông (Trang 51)
Bảng 15: Dự án đầu tư nâng cấp, cải tạo hệ thống điện - NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN GIA BÌNH TỈNH BẮC NINH.DOC
Bảng 15 Dự án đầu tư nâng cấp, cải tạo hệ thống điện (Trang 53)
Bảng 17: Dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp và cải tạo cho ngàn hy tế - NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN GIA BÌNH TỈNH BẮC NINH.DOC
Bảng 17 Dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp và cải tạo cho ngàn hy tế (Trang 55)
Bảng 18: Vốn đầu tư xây dựng và cải tạo các công trình văn hoá, thể thao - NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN GIA BÌNH TỈNH BẮC NINH.DOC
Bảng 18 Vốn đầu tư xây dựng và cải tạo các công trình văn hoá, thể thao (Trang 56)
Bảng 19: Phương án tăng trưởng giai đoạn 2011- 2015 - NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN GIA BÌNH TỈNH BẮC NINH.DOC
Bảng 19 Phương án tăng trưởng giai đoạn 2011- 2015 (Trang 67)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w