Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh từ năm 1999 đến năm 2013Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh từ năm 1999 đến năm 2013Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh từ năm 1999 đến năm 2013Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh từ năm 1999 đến năm 2013Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh từ năm 1999 đến năm 2013Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh từ năm 1999 đến năm 2013Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh từ năm 1999 đến năm 2013Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh từ năm 1999 đến năm 2013Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh từ năm 1999 đến năm 2013Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh từ năm 1999 đến năm 2013Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh từ năm 1999 đến năm 2013Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh từ năm 1999 đến năm 2013Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh từ năm 1999 đến năm 2013Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh từ năm 1999 đến năm 2013Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh từ năm 1999 đến năm 2013
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Xuân Minh
Thái Nguyên - 2015
Trang 2Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTn http://www.lrc.tnu.edu.vn
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chưa được công bố
Người thực hiện
Trịnh Văn Thắng
Trang 3Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTn http://www.lrc.tnu.edu.vn
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tác giả Luận văn xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Xuân Minh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tác giả trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành đề tài
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô giáo trong Khoa Lịch Sử Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã chỉ bảo tận tình, động viên khích lệ tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thành Luận văn này
Trong thời gian thực hiện Luận văn, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Ninh, Huyện ủy, UBND huyện Tiên Du, cùng các phòng, ban, đoàn thể trong tỉnh Bắc Ninh đã cung cấp tư liệu để tác giả hoàn thành luận văn
Tác giả xin chân thành cảm ơn những nhận xét, đánh giá, góp ý quý báu của Hội đồng khoa học đánh giá luận văn
Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành Luận văn này
Thái Nguyên, tháng 3 năm 2015
Tác giả
Trịnh Văn Thắng
Trang 4Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
iii
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các bảng, biểu đồ iv
Danh mục các kí hiệu, chữ viết tắt v
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 TÌNH HÌNH KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN TIÊN DU TRƯỚC NĂM 1999 10
1.1 Khái quát về huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh 10
1.1.1 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên 10
1.1.2 Tài nguyên thiên nhiên chính 14
1.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội 18
1.2.1 Đặc điểm kinh tế 18
1.2.2 Đặc điểm xã hội 19
1.3 Tình hình kinh tế, xã hội huyện Tiên Du trước năm 1999 23
1.3.1 Tình hình kinh tế 23
1.3.2 Tình hình xã hội 29
Tiểu kết chương 1 34
Chương 2 CHUYỂN BIẾN KINH TẾ HUYỆN TIÊN DU TỈNH BẮC NINH TỪ NĂM 1999 ĐẾN NĂM 2013 36
2.1 Bối cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng bộ địa phương 36
2.1.1 Bối cảnh lịch sử 36
2.1.2 Chủ trương phát triển kinh tế, xã hội của huyện Tiên Du 38
2.2 Chuyển biến về kinh tế của huyện Tiên Du từ năm 1999 đến năm 2013 40
2.2.1 Trong cơ cấu kinh tế 40
2.2.2 Trong công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 47
2.2.3 Trong thương mại, dịch vụ và du lịch 53
Trang 5Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
iv
2.2.4 Trong nông - lâm nghiệp - thủy sản 58
2.2.5 Trong xây dựng cơ sở hạ tầng 66
Tiểu kết chương 2 70
Chương 3 CHUYỂN BIẾN VỀ XÃ HỘI HUYỆN TIÊN DU TỪ NĂM 1999 ĐẾN NĂM 2013 71
3.1 Về dân số - lao động - việc làm 71
3.2 Về thu nhập và đời sống 75
3.3 Về văn hóa - giáo dục 77
3.3.1 Về giáo dục 77
3.3.2 về văn hóa 81
3.4 Về công tác y tế và bảo vệ môi trường 84
3.4.1 Y tế 84
3.4.2 Về bảo vệ môi trường 86
3.5 Về chính sách xã hội 88
3.6 Về an ninh, quốc phòng 90
Tiểu kết chương 3 94
KẾT LUẬN 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102 PHỤ LỤC
Trang 6Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN iv http://www.lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Trang
Bảng 2.1-Tăng trưởng và cơ cấu kinh tế huyện Tiên Du giai đoạn
2005-2013 45
Bảng 2.2- Giá trị sản xuất công nghiệp huyện Tiên Dugiai đoạn 2005 - 2013 .51
Bảng 2.3- Số cơ sở, lao động, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ-thương mại - du lịch huyện Tiên Du giai đoạn 2005 - 2013 57
Bảng 2.4 GTSX nông lâm nghiệp thủy sản huyện Tiên Du giai đoạn 2005 -2013 64
Bảng 3.1- Biến động dân số huyện Tiên Du 2000 - 2006 72
Bảng 3.2-Thu nhập bình quân đầu người huyện Tiên Du giai đoạn 2005 - 2013 76
Bảng 3.3- Số trường, số lớp, số học sinh huyện Tiên Du năm 2013 79
Bảng 3.4- Một số chỉ tiêu về y tế huyện Tiên Du từ năm 2000 đến năm 2007 .86
Biểu đồ 2.1- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Tiên Du, từ năm 2000 - 2013 47
Biểu đồ 2.2- Cơ cấu (%) giá trị sản xuất công nghiệp huyện Tiên Du, giai đoạn 2005 - 2013 53
Biểu đồ 2.3- Giá trị lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ huyện Tiên Du, từ năm 2000 - 2013 58
Biểu đồ 2.4- Cơ cấu giá trị sản xuất nông - lâm - hủy sản huyện Tiên Du, từ năm 2000 - 2013 66
Trang 7Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN v http://www.lrc.tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Trang 8Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN vi http://www.lrc.tnu.edu.vn
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN TIÊN DU - TỈNH BẮC NINH
Trang 9Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Đại thắng mùa Xuân 1975 với đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử
đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước Cách mạng nước ta chuyển sang thời kì mới - thời kì độc lập, thống nhất và đi lên CNXH Trong 10 năm đầu (1976 - 1986) cả nước đi lên CNXH, nhân dân ta đã phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thách thức: Các thế lực thù địch tiến hành bao vây cấm vận một nước Việt Nam còn mang đầy mình vết thương chiến tranh, lại phải gồng mình gánh chịu vết thương mới do hai cuộc chiến tranh biên giới gây ra Trong khi đó, cả nước thực hiện nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH với một xuất phát điểm thấp, trình độ tổ chức, quản lí kinh tế, xã hội còn nhiều hạn chế Việc thực hiện 2 kế hoạch Nhà nước 5 năm do Đại hội IV (12/1976) và Đại hội V (3/1982) của Đảng đề ra, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, song khó khăn gặp phải cũng không nhỏ, chủ yếu do yếu kém, sai lầm trong chủ trương, chính sách lớn và việc chỉ đạo thực hiện, dẫn đến tình trạng đất nước lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng, nhất là về kinh tế - xã hội Để thoát khỏi tình trạng đó, Việt Nam cần phải có những bước đi mang tính đột phá
Từ ngày 15 đến 18/12/1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần VI được tổ chức tại
Hà Nội Đại hội đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước, chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần; trong đó kinh tế quốc doanh giữ vai trò
chủ đạo: “Nhiệm vụ cải tạo XHCN đặ ra cho chặng đường đầu tiên là kinh tế
XHCN với khu vực quốc doanh làm nòng cốt, phải giành được vai trò quyết định trong nền kinh tế quốc dân” [12, tr 59] Kinh tế địa phương được ví như tế bào
sống của nền kinh tế quốc gia Do vậy, việc đầu tư phát triển kinh tế địa phương
Trang 10Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
2
được Đảng xác định là nhiệm vụ hàng đầu, thường xuyên, mang tính lâu dài và tất yếu trên bước đường xây dựng, phát triển đất nước
Đường lối đổi mới do Đảng ta đề ra đã tác động mạnh mẽ và sâu rộng tới tất
cả mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, các địa phương trong cả nước Sau gần 30 năm (1986 - 2013) tiến hành công cuộc đổi mới, đất nước đã từng bước vượt qua khủng hoảng kinh tế - xã hội, ổn định, phát triển và dần bắt kịp được tốc độ phát triển của các nước trong khu vực cũng như trên thế giới Thực tiễn cách mạng nước ta đã chỉ ra rằng, không thành công trên lĩnh vực kinh tế thì không giữ được con đường đi lên chủ nghĩa xã hội Để làm được điều đó, chúng ta cần xác định rõ bước đi cho quá trình phát triển Việc nghiên cứu tình hình kinh tế, xã hội trong giai đoạn vừa qua là việc làm cần thiết
Huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh là một vùng quê có truyền thống lịch sử và văn hoá lâu đời Trải suốt chiều dài lịch sử, những truyền thống tốt đẹp ngày càng được bồi đắp và phát huy Từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhân dân Tiên Du một lòng theo Đảng cùng với cả nước làm cuộc Cách mạng tháng Tám thành công, tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ thắng lợi
Sau khi đất nước thống nhất (năm 1975), nhân dân Tiên Du cùng cả nước bước vào thời kì xây dựng CNXH Trong 10 năm đầu (1976 - 1986), mặc dù đã đạt được một số thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng CNXH, nhưng Tiên
Du vẫn là một địa phương chậm phát triển về kinh tế, xã hội; đến đầu những năm 80 thì rơi vào khủng hoảng cùng với cả nước Bước vào thời kì đổi mới, Đảng bộ và nhân dân huyện Tiên Du đã vận dụng sáng tạo đường lối, chủ trương của Đảng vào hoàn cảnh thực tế của địa phương
Sau gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, nhất là từ khi tái lập huyện (năm 1999), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Tiên Du từng bước khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh kinh tế của địa phương Nhờ đó, kinh tế Tiên Du từng bước thoát khỏi khủng hoảng và phát triển mạnh mẽ; sự nghiệp CNH, HĐH đạt được nhiều thành tựu; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực Bộ mặt kinh
tế, xã hội ở huyện Tiên Du từng bước đổi thay, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao
Trang 11Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
3
Bên cạnh những thành tích, ưu điểm, công cuộc xây dựng và phát triển kinh
tế - xã hội ở huyện Tiên Du trong thời kì sau ngày tái lập vẫn còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém, bất cập cần được tổng kết rút kinh nghiệm để có những giải pháp đúng đắn, phù hợp nhằm đưa huyện phát triển bền vững trong giai đoạn tiếp theo
Nghiên cứu sự chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Tiên Du từ năm 1999 đến năm 2013 chính là nhằm làm rõ những thành tựu, hạn chế trong quá trình vận dụng đường lối đổi mới của Đảng; thấy được sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo của Đảng
bộ và chính quyền địa phương Mặt khác, là một giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch
sử, tôi nhận rõ trách nhiệm tìm hiểu và giáo dục cho các thế hệ học trò của mình niềm tự hào về quê hương, đất nước Thông qua việc nghiên cứu đề tài, tôi mạnh dạn nêu lên một số giải pháp phát triển kinh tế, xã hội Đây có thể là những gợi ý để các cấp chính quyền địa phương bổ sung, hoàn thiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội trong tương lai
Xuất phát từ những lí do trên, tôi quyết định chọn vấn đề “Sự chuyển biến
kinh tế, xã hội huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh từ năm 1999 đến năm 2013” làm đề
tài Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lịch sử
Đề tài sẽ là một nguồn tư liệu quan trọng góp phần vào việc nghiên cứu, biên soạn và giảng dạy lịch sử địa phương vì đề tài đã đi sâu nghiên cứu những chuyển biến trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện, làm nổi bật truyền thống lịch sử, văn hóa của nhân dân Tiên Du trong quá khứ và hiện tại
Đề tài góp phần tập hợp tự liệu, cung cấp cho một nguồn tư liệu cần thiết, xác đáng về huyện để các nhà khoa học, các nhà chính trị, kinh tế, văn hóa….nghiên cứu so sánh, đối chiếu và mở rộng phạm vi nghiên cứu
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề kinh tế, xã hội đất nước nói chung và các địa phương nói riêng là một trong những đề tài thu hút sự quan tâm của các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các nhà khoa học dưới các góc độ khác nhau
Trong các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (1960) đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (2010), vấn đề kinh tế, xã hội đã được nêu lên thành đường lối chung mang tính định hướng cho sự phát triển Đăc biệt, Đại hội Đảng
Trang 12Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
4
toàn quốc lần thứ IX đã thông qua 2 văn kiện quan trọng là “Chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội 5 năm 2001- 2005’’ và “Chiến lược ổn định sự phát triển kinh tế -
xã hội đến năm 2010’’
Trong tác phẩm Nắm vững đường lối cách mạng XHCN tiến lên xây dựng
kinh tế địa phương vững mạnh (Nxb Sự thật - Hà Nội 1968), Tổng Bí thư Đảng Lê
Duẩn đã đề cập đến vai trò, vị trí của kinh tế địa phương đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, đồng thời nêu rõ vai trò lãnh đạo của Đảng trong công cuộc
xây dựng và phát triển đất nước Tác phẩm Đổi mới là đòi hỏi bức thiết của đất
nước và thời đại (Nxb Sự thật - Hà Nội 1987) của đồng chí Trường Chinh đã phân
tích chủ trương của Đảng đề ra trong Nghị quyết Đại hội IV, V, khẳng định tính đúng đắn và ý nghĩa của những thành tựu đạt được; đồng thời cũng chỉ ra những sai lầm, khuyết điểm; từ đó nêu lên sự cần thiết phải tiến hành đổi mới toàn diện đất nước, trọng tâm là đổi mới về kinh tế
Trong cuốn Có một Việt Nam như thế - đổi mới và phát triển (Nxb Chính trị
Quốc gia - Hà Nội 1987) do Trần Nhâm chủ biên, các tác giả đã phân tích sự phát triển của Việt Nam trong công cuộc đổi mới, coi đổi mới là đòi hỏi bức thiết của chính sách dân tộc và sự phát triển của đất nước; những thành tựu bước đầu của công cuộc đổi mới, những bài học và triển vọng; nguồn lực con người - yếu tố quyết định đối với việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, củng cố quốc phòng bảo vệ Tổ quốc XHCN…
Trong tập giáo trình Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến nay (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội - 2000) và Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến nay - Những vấn đề lí luận và
thực tiễn của CNXH ở Việt Nam (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội - 1998), PGS.TS
Trần Bá Đệ đã nêu bật bối cảnh đất nước, nền tảng kinh tế-xã hội Việt Nam khi tiến hành công cuộc xây dựng CNXH, chủ trương, quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam về kinh tế, chính trị, xã hội; coi đổi mới là đòi hỏi cấp thiết có ý nghĩa sống còn đối với CNXH của nước ta; những thành tựu và hạn chế trong bước đầu tiến hành công cuộc đổi mới đất nước
Bộ kỉ yếu Việt Nam trong thế kỉ XX do Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội ấn
hành, gồm nhiều công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước đã làm
Trang 13Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Năm 2010, BCH Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh cho xuất bản cuốn Lịch sử Đảng bộ
tỉnh Bắc Ninh (1926 - 2008) (Nxb Chính tri Quốc gia Hà Nội) Cuốn sách đã trình
bày một cách đầy đủ, hệ thống điều kiện tự nhiên, xã hội; các giai đoạn lịch sử, truyền thống lịch sử, văn hóa, tiềm năng và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội; chiến lược phát triển kinh tế, quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH trên địa bàn tỉnh
Các đề án: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của Tỉnh ủy Bắc Ninh, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện
Tiên Du đến năm 2020 và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tiên Du đến năm 2020, tầm nhìn 2030 của Huyện ủy Tiên Du; tập bài giảng Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Lịch sử huyện Tiên Sơn của Đảng bộ huyện Tiên Sơn xuất bản năm 1994; Lịch sử Đảng bộ huyện Tiên Du (1926 - 2000) của BCH Đảng bộ huyện Tiên Du xuất bản năm
2003… là những tài liệu đã đề cập đến quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH ở tỉnh Bắc Ninh nói chung và huyện Tiên Du nói riêng
Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, BCH Đảng bộ huyện Tiên Du trong các kì Đại hội từ 1986 đến 2010 đã tổng kết tình hình kinh tế-xã hội của tỉnh, huyện Các báo cáo đó đã nêu lên những thành tựu, hạn chế…trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và đề ra mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ trong nhiệm kì tiếp theo
Hệ thống sách, báo, tạp chí, báo cáo tổng kết hằng năm, đề án của UBND huyện, các sở, phòng, ban ngành của tỉnh, của huyện…đều đã nêu bật những thành
Trang 14Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
6
tựu đã đạt được; khó khăn, hạn chế, phương hướng phát triển…, song chỉ đi sâu vào lĩnh vực chuyên môn mà mình phụ trách
Luận văn Thạc sĩ của tác giả Lê Thị Thúy Hường: Đánh giá tình hình thực
hiện qui hoạch sử dụng đất huyện Tiên Du giai đoạn 2000 - 2010, đã đề cập đến
hiện trạng sử dụng đất của huyện
Luận văn Thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Xuân: Cuộc vận động khuyến học,
khuyến tài ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh(2001 - 2007), có đề cập đến tình hình
giáo dục của huyện Tiên Du từ năm 2001 - 2007
Luận văn Thạc sĩ của tác giả Vũ Phương Mai: Phát triển nguồn nhân lực
cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp-nông thôn ở Bắc Ninh, có đề cập
đến thực trạng nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực ở huyện Tiên Du
Luận án Tến sĩ của tác giả Nguyễn Sỹ: Quá trình CNH - HĐH nông
nghiệp-nông thôn tỉnh Bắc Ninh từ 1986 - nay Thực trạng, kinh nghiệm, giải pháp.Có đề
cập đến tình hình thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp - nông thôn huyện Tiên Du từ
1999 - 2007
Hệ thống niên giám thống kê của Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh, Phòng Thống kê huyện Tiên Du từ năm 1986 đến năm 2013 đã phản ánh được tình hình kinh tế - xã hội của huyện Tiên Du hằng năm trên tất cả các lĩnh vực: công
- nông - lâm - thủy sản, văn hóa - giáo dục…Tuy nhiên, đó chỉ là những thống
kê số liệu rời rạc, lẻ tẻ mang tính chất tin tức, thời sự chưa thành một hệ thống
Nhìn chung, những tư liệu trên đã góp phần làm sáng tỏ vấn đề về chuyển biến kinh tế-xã hội của đất nước, tỉnh Bắc Ninh nói chung và huyện Tiên Du nói riêng, ở những khía cạnh khác nhau đã đề cập được vấn đề đổi mới là bức thiết, là
sự sống còn của Quốc gia, dân tộc; phản ánh những thành tựu bước đầu của công cuộc đổi mới đất nước; nêu bật được các giai đoạn lịch sử, truyền thống lịch sử - văn hóa, khái quát được tình hình kinh tế - xã hội huyện Tiên Du, những thành tựu
và hạn chế Song, cho đến nay chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về sự chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Tiên Du từ khi tái lập đến nay (1999 - 2013)
Trang 15Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về sự chuyển biến kinh tế, xã hội của huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh 1999-2013
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài giới hạn trong huyện Tiên Du thuộc tỉnh Bắc Ninh,
địa giới hành chính gồm 13 xã, 1thị trấn
- Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu sự chuyển biến kinh tế, xã hội
huyện Tiên Du từ sau khi tái lập (1999) đến năm 2013 Tuy nhiên, để làm rõ nội dung theo yêu cầu của đề tài, Luận văn đề cập tình hình kinh tế, xã hội của Tiên Du những năm trước đó
3.3 Nhiệm vụ của đề tài
- Khái quát về huyện Tiên Du, làm rõ tình hình kinh tế - xã hội huyện Tiên
Du trước khi tái lập (1999)
- Đi sâu phân tích những thành tựu, nêu bật những chuyển biến kinh tế,
xã hội của huyện Tiên Du trong những năm 1999 - 2013; đồng thời làm rõ những hạn chế, yếu kém trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước trên địa bàn
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội trong những giai đoạn tiếp theo
3 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
3.1 Nguồn tài liệu
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả Luận văn đã sử dụng những nguồn tài liệu sau: Các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng - Nhà nước về kinh tế, xã hội; các chỉ thị, nghị quyết, các báo cáo tổng kết
Trang 16Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
8
của Huyện ủy và UBND huyện Tiên Du từ 1999 - 2013; các tập Niên giám thống
kê của Cục Thống kê tỉnh Bắc Ninh, Phòng Thống kê huyện Tiên Du…cùng các công trình nghiên cứu, sách báo, tạp chí… về những vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài
Ngoài ra, để đảm bảo tính chính xác khoa học và làm phong phú hơn nội dung của Luận văn, tác giả còn sử dụng các nguồn tư liệu thu thập được thông qua các đợt khảo sát thực tế tìm hiểu những vấn đề về xây dựng và phát triển của huyện Tiên Du tại các KCN, các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện; gặp gỡ phỏng vấn các cụ già cao tuổi, các cá nhân tiêu biểu có nhiều thành tích xuất sắc trong xây dựng phát triển kinh tế tại địa phương để có thêm thông tin
bổ sung, thẩm định cho các tài liệu lưu trữ
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Để tái hiện quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội của huyện Tiên Du từ
1999 đến 2013, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic, thông qua việc sử dụng các phương pháp chuyên ngành (diễn tiến theo các giai đoạn, các lĩnh vực), phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu để khôi phục lại tình hình phát triển kinh tế, xã hội ở huện Tiên Du từ năm 1999 -
2013
- Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp tìm ra sự tác động giữa sự chuyển biến kinh tế đến sự chuyển biến xã hội trong thời kì tiến hành CNH, HĐH ở huyện Tiên Du, để từ đó rút ra nhận xét, kết luận khái quát
- Ngoài ra, tác giả cũng kết hợp sử dụng phương pháp phỏng vấn điều tra xã hội học, thống kê, so sánh, để chọn lọc, bổ sung tư liệu làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu
4 Đóng góp của luận văn
- Luận văn dựng lại một cách sinh động quá trình xây dựng và phát triển về kinh tế, xã hội của huyện Tiên Du từ khi tái lập (1999) đến 2013
- Thông qua việc xử lí các nguồn tư liệu, Luận văn phát triển, làm rõ những thành tựu, ưu điểm, tiến bộ cũng như những hạn chế, yếu kém, bất cập trong quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội của huyện Tiên Du trong thời kì đổi mới đất nước
Trang 17Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
9
kể từ khi tái lập huyện Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất những giải pháp nhằm phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của huyện trong giai đoạn tiếp theo
- Luận văn dùng làm tài liệu phục vụ nghiên cứu, giảng dạy lịch sử ở địa phương
5 Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, nội dung
Luận văn được cấu trúc làm 3 chương:
Chương 1: Tình hình kinh tế, xã hội huyện Tiên Du trước 1999
Chương 2: Chuyển biến kinh tế huyện Tiên Du từ năm 1999 đến năm 2013
Chương 3: Chuyển biến xã hội huyện Tiên Du từ năm 1999 đến năm 2013
Trang 18
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
10
Chương 1
TÌNH HÌNH KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN TIÊN DU TRƯỚC NĂM 1999
1.1 Khái quát về huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh
1.1.1 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên
Bắc Ninh - Kinh Bắc, mảnh đất địa linh nhân kiệt, cái nôi ra đời của thiên anh hùng ca Ông Gióng - một mô hình anh hùng cứu nước điển hình mà mọi người Việt Nam hôm nay vẫn rất đỗi xúc động, tự hào:
Ngựa sắt linh thiêng lừng đất Bắc
Giáo thần khua trỏ vững trời Nam
Phật Tích rồng bay điềm sinh thánh
Vũ Ninh voi thúc sáng công thần
Mảnh đất Bắc Ninh là nơi phát tích vương triều Lý - một vương triều giỏi võ công, văn trị, định đô Thăng Long và khai mở nền Văn minh Đại Việt
Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía tây và tây nam giáp thủ
đô Hà Nội, phía bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía đông và đông nam giáp tỉnh Hải Dương, phía nam giáp tỉnh Hưng Yên Trong quy hoạch xây dựng, tỉnh Bắc Ninh thuộc vùng Thủ đô Ngoài ra, Bắc Ninh còn nằm trên 2 hành lang kinh tế Côn Minh
Lào Cai Hà Nội Hải Phòng Quảng Ninh và Nam Ninh Lạng Sơn Hà Nội Hải Phòng - Quảng Ninh
-Tiên Du là một vùng đất cổ, có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời Ngược dòng lịch sử, trở về thời các vua Hùng dựng nước, Tiên Du nằm trong bộ Vũ Ninh -vùng đất trù phú của nước Văn Lang xưa Khi Thục Phán chinh phục nước Văn Lang lập ra nước Âu Lạc thì cư dân Việt cổ ở vùng Tiên Du đã đóng góp một phần quan trọng trong việc xây đắp Loa thành
Thời Bắc thuộc, Tiên Du nằm trong địa vực của huyện Long Biên Đời nhà Hán đô hộ, Tiên Du nằm trong quận Giao Chỉ; đời Nam Tấn là châu Vũ Ninh; đời Đường là châu Long
Thời kì đất nước độc lập tự chủ, lịch sử đã đặt tên Tiên Du - phản ánh một
vùng đất vừa kì vĩ vừa lãng mạn Sách Đại Việt sử kí ghi: “Tên của huyện Tiên Du
được bắt nguồn từ tên của núi Tiên Du thuộc làng Phật Tích và tồn tại từ thời Trần
Trang 19Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
11
trở về trước” [30, tr.14b] Thời Trần, huyện Tiên Du được thành lập khi hai huyện
Đông Ngàn và Tiên Du ra đời
Trải mấy trăm năm lao động sáng tạo, cả vùng đất này trở nên trù phú vào bậc nhất nước Đại Việt Khu vực Phật Tích trở thành thư viện, cung điện Bảo Hòa
và là nơi tuyển chọn nhân tài cho đất nước
Thời thuộc Minh, Tiên Du vẫn thuộc châu Vũ Ninh và là một bộ phận cấu thành của tỉnh Bắc Giang Thời Lê, huyện Tiên Du thuộc phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc; đến đầu thời Nguyễn vẫn giữ cách sắp xếp như vậy [46, tr.99] Năm Minh Mệnh thứ 2 (1821), trấn Kinh Bắc được đổi thành trấn Bắc Ninh, Tiên Du thuộc phủ Từ Sơn Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831), trấn Bắc Ninh đổi thành tỉnh Bắc Ninh Tiên Du gồm 9 Tổng: Nội Duệ, Khắc Niệm, Chi Nê, Nội Viên, Thụ Triền, Đại Vi, Dũng Vi, Đông Sơn, Phù Đổng Năm 1895, chính quyền thực dân Pháp lấy sông Cầu làm ranh giới, chia đôi tỉnh Bắc Ninh làm 2 tỉnh là Bắc Giang (phía Bắc sông Cầu) và Bắc Ninh (phía Nam sông Cầu); huyện Tiên Du thuộc phủ Từ Sơn
Sau Cách mạng tháng Tám, phủ Từ Sơn được giải thể, huyện Tiên Du được giữ nguyên địa giới cũ Năm 1961, Quốc hội (khóa II) Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định cắt xã Phù Đổng và xã Trung Mầu về huyện Gia Lâm -
Hà Nội Ngày 27/10/1962, Quốc hội ra quyết định sáp nhập tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang thành tỉnh Hà Bắc Ngày 14/3/1963, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định
số 25/QĐ sáp nhập huyện Tiên Du và huyện Từ Sơn thành huyện Tiên Sơn Sau khi huyện Tiên Sơn thành lập, huyện lị đóng tại chân núi Lim (Hồng Vân Sơn) thuộc xã Vân Tương
Ngày 6/11/1996, tại kì họp thứ 10, Quốc hội (khóa IX) nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra nghị quyết chia tách và điều chỉnh địa giới một số tỉnh trong
cả nước Tỉnh Hà Bắc được tách thành hai tỉnh: Bắc Ninh và Bắc Giang, có địa giới như trước khi hợp nhất (10/1962) và hoạt động theo đơn vị hành chính mới kể từ ngày 1/1/1997
Ngày 10/12/1998, Chính phủ ra Nghị định số 10/NĐCP thành lập thị trấn Lim Ngày 9/8/1999, Chính phủ ra Nghị định số 68/NĐCP tách huyện Tiên Sơn thành huyện Tiên Du và huyện Từ Sơn Huyện Tiên Du được tái lập, huyện lị đặt tại
Trang 20Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
12
thị trấn Lim Huyện Tiên Du gồm 13 xã và 1 thị trấn: Đại Đồng, Tri Phương, Hoàn Sơn, Phật Tích, Việt Đoàn, Minh Đạo, Cảnh Hưng, Tân Chi, Lạc Vệ, Hiên Vân, Liên Bão, Nội Duệ, Phú Lâm và thị trấn Lim
Như vậy, sau nhiều lần phân định địa giới hành chính, huyện Tiên Du vẫn giữ nguyên tên gọi từ thời cổ và khá ổn định về các đơn vị hành chính; chỉ có 2
xã Trung Mầu và Phù Đổng cắt về huyện Gia Lâm-Hà Nội (1961), xã Võ Cường cắt về thị xã Bắc Ninh (1985), xã Khắc Niệm và xã Hạp Lĩnh cắt về thành phố Bắc Ninh (2007)
Huyện Tiên Du ngày nay là một trong 8 đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Bắc Ninh; có tọa độ địa lí giới hạn từ 20005’30’’ đến 21011’ vĩ Bắc và từ
105058’15’’ đến 106006’30’’ kinh Đông Nằm ở khu vực Tây Nam tỉnh Bắc Ninh, huyện Tiên Du cách trung tâm tỉnh 5km, cách thủ đô Hà Nội 25km; phía bắc giáp thành phố Bắc Ninh và huyện Yên Phong, phía nam giáp huyện Thuận Thành, phía đông giáp huyện Quế Võ, phía tây giáp thị xã Từ Sơn [97, tr.7]
Huyện Tiên Du có tổng diện tích tự nhiên là 9.568,65 ha, chiếm 11,63% diện tích tự nhiên của tỉnh; trong đó đất nông nghiệp là 5.346,75 ha, chiếm 55,87% chủ yếu là đất trồng lúa với diện tích là 4.394,66 ha chiếm 45,92 % diện tích tự nhiên; nuôi trồng thủy sản diện tích là 493,74 ha, chiếm 5,16 % diện tích tự nhiên; đất phi nông nghiệp là 4.169,24 ha, chiếm 43,57% diện tích tự nhiên, trong đó đất ở
là 1.084,08 ha, chiếm 11,33% diện tích tự nhiên, còn lại là đất chưa sử dụng 52,66
ha, chiếm 0,55% diện tích tự nhiên Tính đến năm 2013, dân số toàn huyện là 130.801 người; mật độ trung bình 1.367 người/km2, cao hơn mật độ trung bình của tỉnh (1.344 người/km2) [74]
Nằm giữa 2 trung tâm kinh tế, thương mại của tỉnh là thành phố Bắc Ninh và thị xã Từ Sơn, huyện Tiên Du có vị trí đặc biệt thuận lợi: Có đường xe lửa Hà Nội-Lạng Sơn, Quốc lộ 1A, 1B đi qua nối liền với thành phố Bắc Ninh, thông thương với Lạng Sơn và thủ đô Hà Nội; Quốc lộ 38 với cầu Hồ bắc qua sông Đuống đi Hải Dương, Hưng Yên và thông thương với thành phố cảng Hải Phòng Ngoài ra, Tiên
Du còn có các tuyến đường tỉnh 276, 287, 295 cùng hệ thống các tuyến đường
Trang 21Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Địa hình Tiên Du thuận lợi cho phát triển giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng mạng lưới khu dân cư, các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và kiến thiết đồng ruộng tạo ra những vùng chuyên canh lúa chất lượng cao, phát triển rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày
Tiên Du nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa trung bình
từ 125,2 mm (tháng 10) đến 283,3 mm (tháng 5), chiếm khoảng 86,64% lượng mưa
cả năm Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 4 năm sau, với lượng mưa trên tháng biến động từ 11,6 đến 82,9 mm Số giờ nắng trung bình các tháng/năm khoảng 139,32 giờ, nhiệt độ trung bình dao động từ 23,40C đến 29,90C
Độ ẩm không khí trung bình/năm khoảng 84%, trong đó tháng có độ ẩm lớn nhất khoảng 88% (tháng 3), tháng có độ ẩm thấp nhất khoảng 70% (tháng 12) Hằng năm
có 2 mùa gió chính: Gió mùa Đông Bắc (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau) và gió mùa Đông Nam (từ tháng 4 đến tháng 9) mang theo hơi ẩm và mưa rào [97, tr.8]
Nhìn chung, Tiên Du có điều kiện khí hậu khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhưng cũng có nhiều bất lợi như nắng nóng, lạnh, khô hạn và lượng mưa phân bố không đều giữa các mùa, nhất là mưa lớn tập trung theo mùa thường làm ngập úng các khu vực thấp trũng gây khó khăn cho thâm canh tăng vụ, mở rộng diện tích canh tác
Trang 22Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
14
1.1.2 Tài nguyên thiên nhiên chính
* Tài nguyên nước: Huyện Tiên Du chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn
sông Đuống và các sông ngòi kênh rạch chảy qua địa bàn Trong đó, sông Đuống có lưu lượng chảy vào mùa mưa là 305,73 m3/s và mùa khô là 728 m3/s với tổng lượng nước bình quân hằng năm khoảng 31,6 tỉ m3 Mức nước cao nhất tại bến Hồ là 9,64
m, chênh từ 4-5m so với mặt ruộng; mức thấp nhất là 0,19 m, thấp hơn mặt ruộng
3-4 m [96,tr.10] Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có hệ thống sông ngòi khá dày đặc với lượng nước dồi dào, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tưới tiêu
Nhìn chung, hệ thống thủy văn của Tiên Du thuận lợi về nguồn nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, kể cả mùa khô Mặt khác, sông Đuống có hàm lượng phù
sa khá lớn, vào mùa mưa trung bình 1m3 nước có khoảng 2,8 kg phù sa Lượng phù
sa khá lớn này đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành đồng bằng phù sa màu mỡ ven sông của huyện
- Tài nguyên nước mặt: Nguồn nước mặt khá dồi dào, gồm sông Đuống, ngòi
Tào Khê, kênh Nam, kênh Trịnh Xá…Trong đó, sông Đuống là nguồn cung cấp chính; đoạn chảy qua phía Nam huyện từ xã Tri Phương đến xã Tân Chi khoảng 10
km, sau đó chảy qua huyện Gia Bình nối sông Hồng với sông Thái Bình, thuyền bè
có thể đi lại quanh năm tạo thành một tuyến giao thông thủy rất thuận tiện
Hệ thống sông ngòi, kênh mương và số lượng ao, hồ tạo điều kiện cho việc cung cấp nước ngọt quanh năm phục vụ sản xuất, sinh hoạt và cải tạo đất
- Tài nguyên nước ngầm: Tuy chưa được khảo sát tính toán cụ thể, nhưng
qua thực tế cho thấy mực nước có độ sâu trung bình từ 3 m đến 7 m, chất lượng nước tốt, có thể khai thác phục vụ sinh hoạt và tưới cho các loại cây trong vườn của nhân dân trong mùa khô
* Tài nguyên đất: Theo kết quả điều tra, đất đai huyện Tiên Du gồm các loại
chính sau:
- Đất phù sa được bồi đắp hằng năm của của hệ thống sông Hồng (Phb) có diện tích 330,46 ha, chiếm 3,45% diện tích tự nhiên toàn huyện, phân bố dọc sông Đuống ở các xã: Cảnh Hưng, Minh Đạo, Tân Chi Đất được hình thành bởi phù sa
Trang 23Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
15
sông Đuống, tính chất của đất là được bồi đắp thường xuyên vào mùa mưa (tháng 7, 8), thành phần cơ giới nhẹ, tầng đất khá dày, khả năng giữ nước và dinh dưỡng thấp Tuy nhiên, do được bồi đắp thường xuyên nên đất vẫn có độ phì khá cao, thích hợp cho trồng các loại cây lúa, ngô, khoai, mía, rau, đậu
- Đất không được bồi tụ của hệ thống sông Hồng (Ph) có diện tích 609,63 ha, chiếm 6,37% diện tích tự nhiên toàn huyện, phân bố ở các xã Đại Đồng, Tri Phương, Minh Đạo, Tân Chi Loại đất này hình thành ở địa hình cao hơn so với đất trên; thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung bình, ít chua, chất dinh dưỡng trung bình Đất này có khả năng thâm canh tăng vụ, mở rộng diện tích vụ đông
- Đất phù sa của hệ thống sông Hồng (Phg) có diện tích 3.331,94 ha, chiếm 34,82% diện tích tự nhiên toàn huyện, phân bố ở hầu hết các xã, có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến nặng, chua có hàm lượng bùn và đạm khá, thích hợp cho trồng lúa nước và vụ đông
- Đất phù sa của hệ thống sông Hồng (Phf) có diện tích 686,54 ha, chiếm 7,17% diện tích tự nhiên toàn huyện, phân bố ở các xã Hoàn Sơn, Liên Bão, Phú Lâm, Việt Đoàn, Lạc Vệ Loại đất này hình thành ở địa hình cao hơn các loại đất phù sa khác, có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến nhẹ, chua vừa có thể thâm canh tăng vụ các loại cây vụ đông
- Đất phù sa của hệ thống sông Thái Bình (Pg) có diện tích 762,07 ha, chiếm 7,96% diện tích tự nhiên toàn huyện, phân bố chủ yếu ở xã Phú Lâm, đất có địa hình thấp thích hợp với cây lúa nước
- Đất phù sa có tầng loang lổ của hệ thống sông Thái Bình (Pf) có diện tích 321,61 ha, tập trung ở xã Phú Lâm, ở địa hình cao có thể thâm canh tăng vụ
- Đất phù sa ủng nước có diện tích 35.402 ha, chiếm 3,7% diện tích tự nhiên toàn huyện, phân bố ở xã Phú Lâm, Phật Tích, Nội Duệ; ở địa hình thấp thường bị úng nước sau khi mưa, thích hợp cho cây lúa nước và nuôi trồng thủy sản
- Đất xám bạc màu trên phù sa cổ có diện tích 572,4 ha, chiếm 5,98% diện tích tự nhiên toàn huyện, phân bố ở xã Hoàn Sơn, thành phần cơ giới thô, nghèo sét, màu xám trắng, độ phì thấp, phù hợp với cây ăn quả lưu niên
Trang 24Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
16
- Đất nhạt trên cát (Fp) có diện tích 287,09 ha, chiếm 3% diện tích tự nhiên toàn huyện, phân bố ở các xã Hoàn Sơn, Phật Tích, Hiên Vân và thị trấn Lim, được hình thành tại chỗ trên nền núi độc lập giữa đồng bằng Loại đất này có thành phần cơ giới nhẹ, tầng mỏng, lẫn nhiều đá, chua, thích hợp với trồng rừng
- Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D) có diện tích 16,18 ha, chiếm 1,32% diện tích tự nhiên toàn huyện, đất dốc được bồi tụ các sản phẩm từ trên xuống, thành phần cơ giới nặng Do quá trình canh tác lâu đời và tình trạng ngập nước thường xuyên, nên loại đất này bị yếm khí, thích hợp cho trồng lúa nước
Như vậy, so với tổng quỹ đất thì đất canh tác chiếm tỉ lệ lớn và được sử dụng tối đa Nhìn chung, đất đai Tiên Du chủ yếu do phù sa sông bồi tụ, đa phần đất
có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nhẹ, dung tích hấp thụ cao, thích hợp cho trồng lúa nước và các loại cây công nghiệp ngắn ngày Tuy nhiên, do đặc điểm của địa hình đồi gò, núi sót đã tạo ra những thửa ruộng cao thấp không bằng phẳng, nên mỗi khi mưa, đất dễ bị rửa trôi làm nghèo chất dinh dưỡng đưa đến bị chua, bạc màu, vùng cao hay bị khô hạn, vùng thấp hay bị ngập úng
* Tài nguyên rừng: Tiên Du có 207,06 ha đất rừng, chiếm 2,16% diện
tích tự nhiên toàn huyện; trong đó, rừng phòng hộ là 64,47 ha, chiếm 31,14% diện tích lâm nghiệp của huyện, đất rừng đặc dụng là 142,59 ha, chiếm 68,86% diện tích lâm nghiệp của huyện [74], chủ yếu ở các xã Việt Đoàn, Hoàn Sơn, Phật Tích, Hiên Vân Diện tích rừng không lớn chủ yếu là rừng trồng các loại cây thông, keo, lát…; có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, thúc đẩy sự phát triển bền vững của huyện Đặc biệt, ở những điểm di tích lịch sử - văn hóa, rừng là yếu tố cấu thành quan trọng tạo cảnh quan tươi đẹp, thúc đẩy sự phát triển du lịch nhân văn trên địa bàn huyện
* Tài nguyên khoáng sản: Chủ yếu là đất sét và pha sét phân bố ở các xã
Cảnh Hưng, Tri Phương, Minh Đạo, Tân Chi Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện còn
có trữ lượng cát ở các xã ven đê tuy không nhiều, nhưng cũng góp phần phát triển ngành vật liệu xây dựng
Trang 25Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
17
Ngoài các nguồn tài nguyên thiên nhiên, huyện Tiên Du còn có tài nguyên nhân văn và du lịch rất đặc biệt Đây là vùng đất có lịch sử, văn hiến lâu đời nằm trong cái nôi của nền Văn minh Đại Việt, có truyền thống khoa bảng nổi tiếng Trong lịch sử khoa cử thời phong kiến, Tiên Du có 42 vị đại khoa, như Vũ Mộng Nguyên, lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Đăng Đạo…
Theo các huyền thoại, Tiên Du là nơi có danh thắng đẹp tới mức các nàng tiên thường xuống du ngoạn Mỗi dòng sông, quả núi nơi đây đều chứa đựng các huyền thoại giàu chất trữ tình, tạo nên một Tiên Du - vùng đất kì vĩ và lãng mạn với truyền thống lịch sử văn hóa đặc sắc hiếm có
Tiên Du có 132 di tích lịch sử - văn hóa được bảo tồn, trong đó có 23 di tích xếp hạng Quốc gia; tiêu biểu như chùa Phật Tích (Vạn Phúc Tự) nằm dưới chân núi Lạn Kha (Rìu mục) - nơi du nhập và khởi phát của Phật giáo Việt Nam, thời Trần còn là trung tâm đào tạo và tuyển chọn nhân tài cho Đại Việt Đến nay, trong chùa còn bảo tồn được nhiều tư liệu quý như tượng Phật A Di Đà thời Lý (thế kỉ XI), năm 2012 được xếp hạng là Bảo vật Quốc gia Cùng với chùa Phật Tích, Tiên du còn có một hệ thống các Chùa làng, Đền, Đình rất phong phú, đặc sắc
Tiên Du có những làng nghề truyền thống nổi tiếng, như trồng cây cảnh ở Phú Lâm, làm mành, làm nón ở Vĩnh Phục (Phú Lâm), dệt lụa ở Đình Cả (Nội
Duệ)… Sách Kinh Bắc phong thổ kí quốc sự có ghi:
"Lụa thời Nội Duệ - Lũng Giang
Một làng Xuân Ổ - Thanh Lương tiếng đồn"
Tiên Du là quê hương của nhiều lễ hội dân gian mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Hằng năm, làng nào cũng mở hội làng, hội chùa, như Hội rước chạ ở thôn Bái Uyên (Liên Bão), Hội làng Đình Cả, Lộ Bao (Nội Duệ)… Đặc biệt có những lễ hội lớn và rất nổi tiếng, như Hội Khán Hoa mẫu đơn chùa Phật Tích gắn với truyện
cổ tích Từ Thức gặp tiên, được tổ chức vào ngày mùng 4 tháng Giêng; Hội Lim là
lễ hội đặc sắc và là trung tâm của dân ca quan họ - nơi sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật truyền thống lâu đời của vùng Kinh Bắc, diễn ra từ ngày 13 đến 15 tháng Giêng, thu hút đông đảo du khách thập phương về trẩy hội Hội Lim với những hoạt động phong phú cả phần lễ và phần hội, mang đặc sắc văn hóa truyền thống của người
Trang 26Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
18
Việt và quan họ Bắc Ninh- Kinh Bắc, đã trở thành niềm tự hào của nhân dân Tiên Du và là tài sản vô giá, một thứ tài nguyên đặc biệt cho sự phát triển du lịch của vùng đất này
Ngoài ra, Tiên Du còn lưu giữ cả một kho tàng văn học dân gian, sinh hoạt cộng đồng hết sức phong phú, đa dạng, kết tinh tâm hồn và trí tuệ người Việt, như chèo Chải
Hê, hát Trống Quân, Tuồng, Xẩm, hát ví, ca dao, tục ngữ, truyện kể dân gian, truyện kể thế sự…; đặc biệt là dân ca Quan họ Hiện nay có 12 làng quan họ gốc đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
1.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội
1.2.1 Đặc điểm kinh tế
Tiên Du là vùng tiếp giáp giữa trung du và đồng bằng, mặc dù có nhiều quả núi sót nhưng địa hình chủ yếu là đồng bằng Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho kinh
tế nông nghiệp phát triển nhất là trồng lúa nước và hoa màu, rau quả; nhiều địa
phương nổi tiếng là vựa lúa được dân gian đúc kết thành tục ngữ: “Long thóc Dọc
tương", hoặc “Tiền kẻ Dọc thóc Đông Sơn"…
Vùng kinh tế nông nghiệp lúa nước phát đạt nhất ở tổng Nội Duệ - nơi có dòng Tiêu Tương chảy qua, ruộng đất phì nhiêu rộng hàng nghìn mẫu Tương truyền đó là ruộng của bà “Mụ Ả" hay còn gọi là chúa Ả Nương được coi là thần linh thờ ở núi Hồng Vân Người dân nơi đây còn lưu truyền rằng chính bà Mụ Ả đã
có công bắc cầu qua sông Tiêu Tương giúp dân đôi bờ giao lưu làm ruộng
Ngoài trồng lúa là chính, các địa phương còn trồng các loại rau màu, trồng dâu nuôi tằm ; đặc biệt là nghề trồng rau muống, rau cần ở làng Ngang đã có thời phát triển mạnh, có sản phẩm nổi tiếng “rau muống tiến vua", được khắp nơi
ưa chuộng
Các nghề phụ, tiểu thủ công nghiệp, tiểu thương khá phát triển Xưa hầu như làng nào cũng có nghề phụ, như nuôi lợn nái ở làng Ngang, nấu rượu ở Vân Khám, làm hàng sáo ở Bái Uyên, Bựu Sim, làm thợ nề ở Nội Duệ, làm vàng mã hương đen
ở Văn Chinh, tre đan ở Đông Lâu, sơ chế dệt lụa và buôn bán vải sợi ở Nội Duệ Sự phát triển của các nghề phụ là tiền đề, điều kiện cho kinh tế tiểu thương sớm hình thành ở đây
Trang 27Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
19
Trước thời kì đổi mới, Tiên Du là một huyện nông nghiệp, kinh tế chậm phát triển, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún Sản xuất thủ công nghiệp mang tính tự cấp tự túc Đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn
Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986), dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Tiên sơn, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nhân dân Tiên Du chủ động, năng động, sáng tạo, phát huy tiềm năng, lợi thế của mình đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, ứng dụng KHKT, làm cho bộ mặt kinh tế của huyện chuyển biến sâu sắc, nhất là từ sau khi tái lập huyện năm 1999
Trước đó, nông nghiệp là một trong những thế mạnh trong nền kinh tế của Tiên Du Với những cánh đồng màu mỡ bằng phẳng, tập trung đông dân cư thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, Tiên Du trở thành vựa lúa của tỉnh Bắc Ninh Sau khi tái lập huyện, thực hiện chủ trương đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, kinh tế của Tiên Du phát triển năng động với cơ cấu ngành nghề đa dạng: CN - TTCN, nông - lâm nghiệp, thương mại - dịch vụ - du lịch đan xen cùng phát triển Hoạt động kinh tế tổng hợp này đã phát huy được sức mạnh nội lực, khai thác được tiềm năng, lợi thế của huyện làm chuyển biến sâu sắc bộ mặt kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân
Trong quá trình phát triển, khu vực CN - TTCN đã vươn lên giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của huyện Sản xuất CN - TTCN phát triển mạnh và toàn diện ở các KCN tập trung, các CCN và ngành nghề địa phương; KCN Tiên Sơn, KCN Đại Đồng - Hoàn Sơn, KCN VSIP được hình thành, mở rộng đi vào hoạt động đã thu hút hàng trăm doanh nghiệp trong và ngoài nước vào đầu tư
1.2.3 Đặc điểm xã hội
Hiện nay, Tiên Du là một trong những huyện có dân số và mật độ dân cư đông nhất tỉnh Bắc Ninh Mật độ dân số phân bố không đều giữa các xã và thị trấn; những nơi tập trung đông dân là những vùng đất tốt, dễ làm ăn hoặc thuận đường giao thông, như thị trấn Lim và các xã Nội Duệ, Đại Đồng, Lạc Vệ, Liên Bão, Phú Lâm, Việt Đoàn, Hoàn Sơn; các xã còn lại mật độ dân cư ít hơn, tập trung ở ven đê, sườn đồi, sườn núi, gồm các xã Phật Tích, Cảnh Hưng, Minh Đạo, Hiên Vân Tính
Trang 28Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
20
đến năm 2001, trên địa bàn huyện Tiên Du có 20 thành phần dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm 99,85%, các dân tộc khác chỉ chiếm 0,15%.[73]
Tiên Du là vùng đất cổ, từ xa xưa đã là một điểm tụ cư lớn của người Việt
cổ Trên vùng đất này, những cư dân nguyên thủy đã biết tìm những nơi đất cao như đỉnh gò, sườn đồi, chân núi… để sinh sống Việc lựa chọn thế đất vừa gần nguồn nước, lại thuận tiện cho việc phòng ngự, chài lưới, săn bắt, hái lượm rồi tiến tới trồng trọt và chăn nuôi là bước tiến nhảy vọt của loài người nói chung, cư dân Việt
cổ và con người vùng Tiên Du nói riêng Trên cơ sở đó, những chủ nhân của vùng đất này đã tràn xuống khai phá rừng rậm, lập xóm dựng làng, sinh sôi phát triển
Họ đã biết dựng nhà, đóng thuyền đánh cá, trồng dâu nuôi tằm, chế tạo khung dệt, làm đồ gốm, dệt vải nâng cao đời sống vật chất, tinh thần Kĩ thuật chế tác đá của
cư dân vùng Tiên Du đã đạt đến mức hoàn hảo, những di vật đá tìm thấy ở Bãi Tự sát chân núi Tiêu (Tương Giang - Từ Sơn) đã chứng minh điều này
Kết quả nghiên cứu khảo cổ học đã chứng minh Tiên Du là một tâm điểm trong khu vực sinh tồn và phát triển liên tục của người Việt cổ trên đất nước ta, khẳng định Tiên Du là một trong những trung tâm của miền đất Kinh Bắc cổ Trên địa bàn Tiên Du, đã phát hiện hàng loạt dấu tích của văn hóa Phùng Hưng, Đồng Đậu Năm 1975, các nhà khảo cổ học đứng đầu là G.S Trần Quốc Vượng trong đợt điều tra khảo cứu dọc 2 bờ sông Tiêu Tương cổ thuộc Tiên Du và Từ Sơn, đã kết
luận: “Trên chặng đường nước suốt gần 20 km đã liên tiếp tìm ra 8 di chỉ phân bố
có quy luật từ đầu sông đến cuối sông, chúng giống nhau một cách kì lạ về đồ gốm,
đồ đá, chì lưới… thể hiện một rình độ ngang nhau và do đó chúng là một di chỉ đồng đại và thuộc về các bộ lạc chủ nhân Văn hóa Phùng Nguyên giai đoạn muộn bắt đầu chuyển sang Văn hóa Đồng Đậu" [99, tr 17]
Tại di chỉ Xuân Ổ (xã Võ Cường nay về thành phố Bắc Ninh), hiện vẫn còn dấu tích của dòng Tiêu Tương xưa Di vật tìm được ở đây cũng rất phong phú, đặc biệt là khu vực Thùng Lò và Chùa Lái, tầng văn hóa của di chỉ này khá dày (khoảng 80 cm) màu nâu nhạt, trong chứa nhiều than tro và các di vật chủ yếu là đồ đá và đồ gốm có chất liệu thô màu xám đen, lớp vỏ áo bên ngoài đã bong hết; các hiện vật bằng đá như công cụ sản xuất, công cụ đánh cá, đồ dùng
Trang 29Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Năm 1997, TS Phạm Minh Huyền, Bùi Văn Liêm cùng một số nhà khảo cổ nước ngoài đã tìm hiểu và phát hiện thêm nhiều điểm khảo cổ nằm rải rác ở khắp các xã trong huyện như: Hoàn Sơn, Phật Tích, Việt Đoàn, Đại Đồng…; trong đó có
di chỉ chùa Hoa (Đại Đồng) phát hiện nhiều mảnh gốm có niên đại thời Đông Sơn (cách ngày nay khoảng 4000 năm)
Bổ trợ cho các di chỉ khảo cổ là các loại hình mộ táng được đặt ở trên núi hoặc lưng chừng núi, điển hình như ngôi mộ Hán ở núi Và (Hạp Lĩnh) hay ở sườn núi Hiên Vân đã phát hiện trong mộ chứa nhiều hiện vật là đồ đá, đồ đồng, đồ gốm
và đồ sắt…
Những di chỉ khảo cổ và các loại hình mộ táng là minh chứng sinh động khẳng định: Tiên Du là một trong những trung tâm của miền Kinh Bắc cổ kính xưa
Tiên Du là một trong những trung tâm Phật giáo lớn, đa số người dân theo đạo Phật Từ thời Pháp thuộc, đạo Thiên Chúa du nhập vào Tiên Du và được một bộ phận dân cư tiếp nhận đi theo Ngày nay, huyện Tiên Du có khoảng 15% dân số theo tôn giáo này
Cũng như nhiều địa phương khác, nhân dân các dân tộc Tiên Du có tục thờ cúng Người dân Tiên Du xưa tụ cư, lập làng và liên kết với nhau trong mối quan hệ
“Trong họ ngoài làng’’, gắn bó với nhau trong quá trình xây dựng quê hương và bảo
vệ xóm làng Các gia đình, dòng họ ăn ở với nhau bằng mối liên hệ bền vững trong cộng đồng dân cư có, tổ chức chặt chẽ Làng nào cũng có Đền (Nghè) để thờ Thành hoàng làng, như đền Cổ Lũng (Đình Cả - Nội Duệ) thờ vợ chồng tướng quân Phạm
Trang 30Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
22
Ban, nghè Tiểu (Đại Thượng - Đại Đồng) thờ đức Quý Minh Đại Vương…Và Miếu
để làm nơi tế lễ thần linh (Sơn Thần, Hậu Thổ, Thủy Bá)
Tục kết Chạ giữa các làng với nhau và các làng ở Tiên Du với các làng ngoài huyện khá phổ biến, tiêu biểu như: Ném Thượng- Ném Sơn, Ném Đoài- Ném Tiền… Đây là một tập tục phổ biến ở vùng đồng bằng, trung du Bắc Bộ thể hiện nét đẹp văn hóa, sự đoàn kết gắn bó giữa cộng đồng các làng xã trong quá trình phát triển Tiên Du là một trong những vùng có mật độ kết Chạ đậm đặc nhất Cũng như các địa phương khác, các quan niệm và nghi thức về cưới xin, ma chay rất được coi trọng
Tiên Du đặc biệt nổi tiếng với những lễ hội, làng nào cũng có Xuân hội và Thu tế; có những hội lớn như Hội chùa Phật Tích mở vào ngày mùng 4 Tết Nguyên Đán Các làng quan họ gốc mở Hội Quan họ vào mùa xuân Huyện Tiên Du sớm hình thành hội hàng tổng - hội mang tính chất rộng lớn vùng miền, đó là Hội Lim
Xưa kia, vào ngày 15/8 (Âm lịch), các làng thuộc tổng Nội Duệ cùng tổ chức Thu tế - lễ tế, rước thần Tuy nhiên, thu tế vẫn mang tính chất hội hè bởi sự sôi động của các trò hát xướng, hát quan họ, hát Cửa đình, tuồng, chèo, trống quân…Về sau, tổng Nội Duệ chuyển Thu tế thành Xuân hội, tức Hội Chùa, Hội Chạ vào dịp 13/1 (Âm lịch) được tổ chức trên núi Hồng Vân (núi Lim) nên gọi là Hội Lim Dân các làng từ các ngả rước cờ, kiệu, biểu, tán, lọng, siêu đao, bát bửu… lên đỉnh núi Lim
tổ chức tế lễ; khách thập phương vào chùa Hồng Vân thắp nhang cúng Phật, bà Mụ
Ả Liền anh, liền chị khắp các làng quan họ rủ nhau đến Hội Lim gặp gỡ ca hát, buổi tối các làng quan họ tổ chức đón tiếp các “Bọn Quan Họ" kết bạn và tổ chức hát canh Ngoài hát quan họ, Hội Lim còn tổ chức nhiều trò chơi dân gian, như đấu vật, đánh cờ người, tổ tôm điếm, chọi gà, tạo nên một không gian văn hóa rất đặc sắc, đã được UNESCO vinh danh
Vùng đất Tiên Du khá nổi tiếng bởi các loại hình di tích lịch sử, văn hóa và nghệ thuật kiến trúc phát triển rực rỡ, được sáng tạo bởi đầu óc thông minh, bàn tay khéo léo tài hoa của con người nơi đây Hiện nay vẫn còn tồn tại khá nhiều ngôi đình có kiến trúc đẹp, như đình Tri Phương, đình Trung ở Cảnh Hưng, đình Bái
Trang 31Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
23
Uyên, đình Long Khám… Theo thống kê, hiện nay Tiên Du có 132 di tích vật thể gồm 73 chùa, 47 đình, 5 đền, 3 miếu, 3 nhà thờ lưu niệm danh nhân, 1 lăng đá Đỗ Nguyên Thụy ở làng Đình Cả (Nội Duệ); trong đó có 23 di tích lịch sử, văn hóa được Nhà nước xếp hạng cấp Quốc gia và 37 di tích cấp Tỉnh [73, tr 18]
1.3 Tình hình kinh tế, xã hội Tiên Du trước năm 1999
1.3.1 Tình hình kinh tế
Đại thắng mùa Xuân 1975, với đỉnh cao là Chiến dich Hồ Chí Minh lịch
sử, đã kết thúc oanh liệt cuộc kháng chiến kháng chiến chống Mĩ cứu nước kéo dài trên 20 năm Miền Nam nước ta được hoàn toàn giải phóng, giang sơn thu về một mối Cách mạng nước ta chuyển sang thời kì mới với hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Hòa chung không khí phấn khởi, tự hào của cả dân tộc sau Đại thắng mùa Xuân 1975, nhân dân Tiên Du cùng nhân dân Từ Sơn và cả nước hăng hái bước vào thực hiện nhiệm vụ khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội
Đất nước hòa bình, thống nhất tạo ra điều kiện hết sức thuận lợi để tổ chức lại sản xuất, phân công lao động, khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế, xã hội Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (12/1976), lần thứ V (3/1982) và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Tiên Sơn các khóa, các tầng lớp nhân dân Tiên Du hăng hái thi đua sản xuất, đạt được những thành tựu quan trọng
về mọi mặt
Trong những năm 1976 - 1980, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Tiên Sơn lần thứ VII và VIII, Đảng bộ và nhân dân Tiên Du nỗ lực khắc phục khó khăn, phát huy thuận lợi, hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế - xã hội So với 5 năm trước, trong 5 năm 1976-1980, tổng sản lượng lương thực tăng 55,7%; bình quân lương thực đầu người 315 kg/năm, tăng 8,6%; diện tích lúa tăng 10,11%, ngô tăng 46,05%, khoai lang tăng 13,77%, khoai tây tăng 5 lần; diện tích cây màu vụ đông tăng 4 lần, cây thực phẩm tăng 22,72%, lạc tăng 18,73% ; chăn nuôi tăng 32,6%, với tốc độ tăng mỗi năm là 6,9% [3, tr 229]
Trang 32Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
24
Các ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp được hình thành ở các HTX chuyên nghiệp, các HTX nông nghiệp kiêm doanh và tư nhân So với 5 năm trước, sản lượng thủ công nghiệp tăng 62,77%, khu vực nhà nước kiêm doanh (vật liệu xây dựng, rèn đúc cơ khí, chế biến lâm sản, xay xát ) tăng 103%, các ngành chủ yếu như: cơ khí tăng 7,3%, vật liệu xây dựng tăng 11,4%, chế biến lâm sản tăng 28,4%, văn hóa phẩm tăng 13%, riêng gạch chỉ tăng 66%, mành trúc tăng hơn 2 lần
Các mặt hàng chủ yếu, như thảm cỏ, mành trúc, mành tăm, bình quân giá trị xuất khẩu theo đầu người năm 1976 là 70đ tăng 20đ so với 1975 Thu ngân sách đạt khá, tổng mức bán lẻ hàng tiêu dùng (1976 - 1980) tốc độ tăng 7,7%/năm, bình quân đầu người là 120đ tăng hơn so với 1975 là 29đ, đáp ứng được nhu cầu theo chế độ tem phiếu về lương thực, thực phẩm, vải, chất đốt… Đời sống nhân dân tương đối ổn định và có mặt được cải thiện [ 3, tr.129-31]
Trong những năm 1981 đến 1985, cán bộ, đảng viên và nhân dân Tiên
Du thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Tiên Sơn lần thứ IX (28/12/1981- 1/1/1982) trong điều kiện có nhiều khó khăn về điện, nguyên liệu, vật tư thiếu thốn; thời tiết diễn biến phức tạp ảnh hưởng xấu đến cây trồng, vật nuôi Giá cả tăng nhanh, đồng tiền mất giá, hàng tiêu dùng thiếu thốn, cung cầu mất cân đối nghiêm trọng, đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn
Trước tình hình trên, Huyện ủy Tiên Sơn đã kịp thời vạch kế hoạch, biện pháp cụ thể chỉ đạo nhằm tạo ra những chuyển biến mới trong sản xuất, cải tiến quản lí kinh tế, củng cố quan hệ sản xuất, phân phối lưu thông
Sản xuất nông nghiệp có những chuyển biến mới quan trọng trong thâm canh cây trồng, áp dụng KHKT; đổi mới cơ cấu cây trồng, tăng cường phân bón, bảo vệ thực vật; đẩy mạnh công tác dịch vụ nông nghiệp và mở rộng vành đai thực phẩm Năm 1981, tổng sản lượng lương thực đạt 59.167 tấn bằng 98,3% kế hoạch, tăng 24,5% so với năm 1980; năm 1982, tổng sản lượng lương thực đạt 65.037 tấn, đạt 105,9% kế hoạch Tuy nhiên, do thiên tai xảy ra liên tiếp trong các năm 1983,1984,
1985 nên sản xuất nông gặp rất nhiều khó khăn, chỉ tiêu kế hoạch không hoàn thành Năm 1983 tổng sản lượng lương thực chỉ đạt 56.795,8 tấn, bằng 84,6% kế
Trang 33Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Trên lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, do chưa xây dựng được các định mức kinh tế - kĩ thuật phù hợp, nên mặt hàng còn đơn điệu, không đảm bảo chất lượng, nhiều năm không hoàn thành kế hoạch Do buông lỏng công tác quản lí
và chỉ đạo nên các nghề thủ công phát triển tự phát Một số hộ mua máy xay xát, máy bơm nước, máy tuốt lúa về làm thuê kiếm lời, dẫn đến tình trạng tiêu thụ xăng dầu trái phép Các nghề thủ công nghiệp trong các hợp tác xã nông nghiệp bị dừng lại và có nơi giảm sút do thiếu nguyên liệu, vật tư và nơi tiêu thụ
Các ngành thương nghiệp, dịch vụ được mở rộng nên có bước phát triển khá hơn, từng bước vươn lên nắm được nguồn hàng, làm nhiệm vụ phân phối và cung ứng hàng hóa Hàng loạt cửa hàng, bách hóa công nghệ thực phẩm và mạng lưới HTX mua bán được tổ chức tại các xã và các điểm dân cư tập trung, đưa hàng hóa đến tận các thôn xóm phục vụ nhân dân Tuy nhiên, do công tác cải tạo công thương
bị buông lỏng, nên HTX mua bán, hệ thống thương nghiệp quốc doanh hoạt động yếu; số thương nhân tăng nhanh (năm 1984 tăng 4 lần so với năm 1979) Năm 1985, thiên tai nặng nề, sản lượng lương thực giảm sút, giá cả biến động lớn Sau khi có Nghị quyết 08 của TW Đảng về giá-lương-tiền, tình hình càng biến động phức tạp,
công tác phân phối lưu thông bị lúng túng Hàng hóa cung không đủ cầu, giá cả mất
ổn định, đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn Tình hình cung ứng vật tư, nguyên liệu cho sản xuất không đảm bảo; giá cả không ổn định, mất cân đối giữa sản xuất và tiêu thụ; nhiều cơ sở sản xuất giảm sút, công tác quản lí sản xuất và quản lí tài vụ, quản lí lao động bị buông lỏng Việc chấp hành các chế độ phân phối
ăn chia thiếu nghiêm túc, có HTX mua bán lợi dụng danh nghĩa để buôn bán vụ lợi
Trang 34Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Bước vào thực hiện công cuộc đổi mới, huyện Tiên Sơn nói riêng và tỉnh Hà Bắc nói chung phải đối mặt với nhiều khó khăn Tình hình kinh tế lúc này đang lâm vào tình trạng sa sút; vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất thiếu nghiêm trọng Chính sách giá - tiền lương chưa ổn định, trong khi đó năng lực tiếp thu vận hành
cơ chế thị trường của cán bộ, đảng viên còn hạn chế
Với phương châm "lấy dân làm gốc”, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện
ủy và Ủy ban Nhân dân huyện, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần chúng vận động hội viên thực hiện mục tiêu 3 chương trình kinh tế lớn: Lương thực- thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; tổ chức các phong trào thi đua sản xuất đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế- xã hội
Trong nông nghiệp, thực hiện cơ chế khoán đến hộ gia đình, năng suất lúa từ 32,8 tạ/ha (năm 1988), tăng lên 35,6 tạ/ha (năm 1989) Diện tích gieo trồng của huyện Tiên Sơn năm 1989 đạt 23.042 ha, sản lượng quy thóc đạt 73.403,5 tấn Do nhiều nguyên nhân, nhất là trận mưa lớn cuối 7/1990 làm ngập úng mất trắng 4.556 ha lúa, nên sản lượng lương thực năm 1990 đạt thấp
Chăn nuôi, nhất là chăn nuôi hộ gia đình, có bước phát triển mạnh So với năm 1985, trong năm 1986, tổng đàn trâu bò trên địa bàn huyện Tiên Sơn có 7.460 con, tăng 7,1%; đàn lợn có 41.977 con (không kể lợn sữa), tăng 14,5%; đến năm
1990, đàn lợn tăng lên 47.818 con, vượt 3,9% kế hoạch [34, tr.256]
Lâm nghiệp phát triển khá ổn định Nhiều vùng đất trống, đồi trọc tiếp tục được phủ xanh, song so với chỉ tiêu chưa đạt, việc chăm sóc bảo vệ cây đã trồng vẫn còn yếu
Trang 35Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
27
Các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phát triển khá mạnh, sản xuất được nhiều loại sản phẩm, nhất là các mặt hàng đồ gỗ, sắt thép, vật liệu xây dựng Khu vực sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong nền kinh tế của huyện, giải quyết việc làm có thu nhập nhập khá cho hàng ngàn lao động, góp phần thúc đẩy nhịp độ tăng tưởng kinh tế cao hơn nhiều so với so với các huyện thuần nông khác trong tỉnh Tuy nhiên, một số ngành thủ công truyền thống (sơn mài, dệt, mành mành) lại giảm sút do thị trường tiêu thụ gặp khó khăn
Công tác xây dựng cơ bản đạt nhiều kết quả lớn Bằng nguồn kinh phí của địa phương và đóng góp của nhân dân, trong 3 năm (1987 - 1989), vốn đầu tư xây dựng cơ bản lên tới 3.500 triệu đồng Hàng loạt các công trình kiên cố được xây dựng, sửa chữa nâng cấp, như trường học, trụ sở UBND xã, nhà HTX mua bán, công trình điện Năm 1990, huyện phê duyệt quy hoạch xây dựng huyện lị và khu
văn hóa núi Lim, chuẩn bị cho xây dựng từng bước những năm tiếp theo
Công tác thủy lợi, giao thông vận tải, bưu điện có bước phát triển đáng kể, phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới trên địa bàn huyện Tuy nhiên, công tác thủy lợi, giao thông vận tải, xây dựng cơ bản vẫn còn trong tình trạng chắp vá, nhỏ
bé, nguồn vốn còn phân tán, dàn trải; các công trình bị kéo dài gây lãng phí Tiềm năng giao thông vận tải chưa được khai thác tốt Cơ sở hạ tầng dù có bước tiến dài
và hơn hẳn nhiều địa phương, nhưng vẫn còn lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới
Công tác phân phối lưu thông có những chuyển biến lớn Ngành phân phối lưu thông cải tổ lại gần như toàn bộ Công tác quản lí thương nghiệp tư nhân, quản lí thị trường ngày càng chặt chẽ Ngành Thương nghiệp đi vào thế ổn định Các ngành Tài chính, Ngân hàng phục vụ ngày càng có hiệu quả cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương Tuy vậy, hoạt động của ngành Tài chính, Ngân hàng vẫn còn nhiều mặt yếu, thu chi còn lãng phí, giải quyết công nợ chưa dứt điểm
Có thể nói, với những kết quả đạt được trong 5 năm đầu thực hiện đường lối đổi mới (1986 - 1990), huyện Tiên Sơn đã khai thác được thế mạnh về tài nguyên
Trang 36Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Sản xuất nông nghiệp trong những năm 1991 - 1995 có bước chuyển biến mới Diện tích, năng suất và sản lượng lương thực Tiên Du đều tăng Bình quân trong 5 năm (1991 - 1995), sản lượng lương thực tăng 7,7% so với bình quân 5 năm trước (1986 - 1990) Nhờ xác định đúng hướng chuyển dịch cơ cấu phân vùng hợp
lí, giá trị sản xuất nông nghiệp năm sau cao hơn năm trước Giá trị/ha canh tác
từ 16,6 triệu đồng (năm 1990), tăng lên 25,8 triệu (năm 1995); diện tích lúa gieo cấy tăng 3,9 lần, đậu tương tăng 21,3% [3, tr.251] Chương trình cấp I giống hóa lúa DT10, C70, C71, X21 tiếp tục được nâng cấp Ngành chăn nuôi chuyển dịch theo hướng đa dạng hóa vật nuôi, sản phẩm chuyển dần sang hướng nuôi trang trại và đặc sản có giá trị kinh tế cao Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của Tiên Du năm 1995 đạt 154,9 tỉ đồng
Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phát triển với nhiều hình thức, thích ứng với cơ chế thị trường Các doanh nghiệp được sắp xếp lại, tăng cường đầu
tư trang thiết bị công nghệ mới, ổn định sản xuất Giá trị tổng sản lượng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân mỗi nãm trong 5 nãm (1991-1995) là 9,6% Một số sản phẩm chủ yếu, nhý chế biến nông sản tãng 11,8%, gạch ngói tăng 9,05% Dù nguyên vật liệu khan hiếm, thị trường eo hẹp và không ổn định, nhưng sản xuất TTCN vẫn phát triển mạnh, nhất là ngành đồ gỗ, sắt thép Giá trị tổng sản lượng nãm 1991 đạt 145.000.000đ, năm 1992 đạt 170.095.500đ, tăng 17,9% so với nãm 1991 [34, tr.256] Tuy nhiên, một số ngành nghề truyền thống, như sơn mài, dệt mành mành lại giảm sút do việc tìm kiếm thị trường khó khăn Dù vậy, ngành Tiểu thủ công nghiệp ngày càng chứng tỏ được vị trí quan trọng trong nền kinh tế, đóng góp ngày càng lớn vào tốc độ phát triển kinh tế hằng năm của huyện và giải
Trang 37Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
và có hiệu quả cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo
Trong xây dựng cơ sở hạ tầng, bằng nguồn vốn Nhà nước và nhân dân đóng góp, mạng lưới điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt cơ bản được hoàn thiện Đến cuối 1993, 100% thôn xóm đã có điện Các tuyến đường được cải tạo nâng cấp, như Tỉnh lộ 270, 295… Các nhà văn hóa thôn, trường học, bệnh viện cũng được đầu tư xây dựng và sửa chữa
Trong 5 năm (1996 - 2000), thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XV và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Tiên sơn lần thứ XIII, công cuộc đổi mới của nhân dân Tiên
Du đạt được thành tựu to lớn hơn nữa Nhịp độ tăng trưởng kinh tế khá và ổn định, bình quân đạt 10,4%/năm; năm 2000, giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 213,6 tỉ đồng, sản xuất CN - TTCN đạt 35,7 tỉ đồng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch
vụ đạt 135 tỉ đồng Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tạo ra tiền đề
và động lực vững chắc để Tiên Du bước vào thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH
1.3.2 Tình hình xã hội
Là mảnh đất có truyền thống hiếu học, khoa bảng bậc nhất trong lịch
sử nên ngay cả trong điều kiện có chiến tranh, truyền thống ấy vẫn được phát huy tốt Sau thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, phát huy truyền thống quê hương, Đảng bộ và các cấp chính quyền huyện Tiên Sơn vận dụng sáng tạo các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương Đảng và Tỉnh ủy
Hà Bắc, đề ra chủ trương, biện pháp tích cực nhằm phát triển văn hóa-giáo
Trang 38Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
30
dục Nhờ có sự đồng thuận và hưởng ứng của nhân dân, sự nghiệp văn hóa - giáo dục trên địa bàn Tiên Du đạt được những kết quả quan trọng, góp phần xứng đáng vào kết quả chung toàn huyện, từng bước nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân
Cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục từ mầm non đến phổ thông được chú trọng đầu tư nâng cấp, đẩy mạnh cải cách giáo dục toàn diện Phong trào
thi đua Hai tốt trong các trường trên địa bàn Tiên Du diễn ra sôi nổi; chất
lượng giảng dạy và học tập không ngừng được nâng cao Năm hoc 1976 - 1977, học sinh thi tốt nghiệp cấp II đạt 80%, cấp III đạt 74% Năm học 1977 - 1978, các trường cấp I và cấp II sáp nhập thành trường phổ thông cấp I-II , kết quả công tác giáo dục năm học này đạt loại khá Năm học 1978 - 1979 có 54% số cháu trong độ tuổi đến lớp mẫu giáo, học viên bổ túc tăng 15% so với năm học trước, học sinh các cấp tăng trên dưới 10% Năm học 1979 - 1980, giáo dục mầm non thu hút được 69% số cháu đến lớp, có 3 xã Tân Chi, Tri Phương, Hoàn Sơn được công nhận phổ cập cấp I Nhìn chung cả hệ phổ thông và bổ túc phát triển đều, điển hình như Liên Bão, Hoàn Sơn [34, tr 222 - 223]
Bước vào năm học 1980 - 1981, huyện Tiên Sơn triển khai thực hiện nghị quyết của Bộ Chính trị về cải cách giáo dục Đội ngũ cán bộ, giáo viên các trường trên địa bàn Tiên Du được chấn chỉnh về kỉ cương, nền nếp về chuyên môn, nghiệp vụ Năm 1981, có 62% các cháu trong độ tuổi mẫu giáo, 65% các cháu độ tuổi nhà trẻ đến lớp; toàn huyện có 38.942 học sinh phổ thông, 2.000 lượt học sinh bổ túc văn hóa; thi hết lớp 7, số học sinh đỗ đạt 90,2%; thi hết lớp
10, số học sinh đỗ đạt 94% [34, tr 241] Trong các năm học tiếp theo, phong trào
thi đua Hai tốt vẫn được duy trì, kết quả giáo dục được giữ vững và phát triển
Tuy nhiên, do kinh tế gặp nhiều khó khăn, tình hình dạy và học trong những năm này ở các trường phổ thông còn yếu, chất lượng chưa cao; tình trạng học sinh bỏ học, giáo viên xin thôi việc xảy ra ở một số trường
Công tác y tế, vệ sinh phòng dịch bệnh và khám, chữa bệnh cho nhân dân được duy trì thường xuyên Cơ sở vật chất khám, chữa bệnh tiếp tục được tăng cường, chất lượng khám, điều trị được nâng cao, mạng lưới y tế xã ổn định Hằng
Trang 39Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
31
năm, huyện kết hợp với các bệnh viện tiêm phòng cho nhân dân Công tác vận động, tuyên truyền sinh đẻ có kế hoạch và đặt vòng tránh thai hằng năm được ngành
Y tế thực hiện tốt, góp phần giảm tỉ lệ gia tăng dân số
Việc giải quyết các chế độ chính sách đối với các đối tượng chính sách, những người có công với cách mạng được tiến hành nghiêm túc và kịp thời Chính sách hậu phương quân đội được đặc biệt quan tâm, góp phần ổn định tình hình chính trị - xã hội ở địa phương
Công tác quốc phòng, an ninh được giữ vững Đầu 1979, chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra, Huyện ủy xác định nhiệm vụ xây dựng kinh tế là quan trọng, đồng thời chú trọng nhiệm vụ củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội Đoàn viên thanh niên tự giác và sẵn sàng lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Công tác tuyển quân năm 1979 đạt 104%
kế hoạch, nhiều xã đã làm tốt như Việt Đoàn, Phật Tích, Lạc Vệ, Cảnh Hưng, Đại Đồng, Tri Phương Lực lượng dân quân, tự vệ ở các địa phương đảm bảo số lượng từ 10% đến 12% Các cơ quan công sở, trường học đều có đội tự vệ chiến đấu cơ động Huyên đã thành lập một tiểu đội quân dự bị; các đội dân quân, tự vệ được tổ chức biên chế lồng ghép theo đơn vị HTX nông nghiệp
Các hoạt động thông tin tuyên truyền, văn hóa, văn nghệ, thể dục- thể thao được đẩy mạnh Nhiều cơ sở đã xây dựng được quy ước, thực hiện công khai trong quản lí kinh tế, thực hiện dân chủ trong xây dựng kế hoạch, trong phân phối Phong trào thực hiện nếp sống mới, tiết kiệm của Hội Phụ lão; làm thủy lợi, cải tạo
đất của Đoàn Thanh niên; phong trào Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, phát triển kinh tế gia đình của Hội Liên hiệp Phụ nữ thu hút đông đảo hội
viên tham gia, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của địa phương
Tất cả tình hình trên cho thấy, dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, HĐND,UBND, nhân dân các xã trên địa bàn Tiên Du đã nỗ lực phấn đấu, nêu cao
ý thức tự lực, tự cường, phát huy truyền thống quê hương, khai thác tốt tiềm năng
về lao động, đất đai, ngành nghề của địa phương Trong 10 năm (1976 - 1985), nhân dân Tiên Du đã đạt được nhiều kết quả quan trọng về phát triển kinh tế, xã
Trang 40Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn
Trong các trường học, phong trào thi đua Hai tốt tiếp tục được duy trì; ý thức giáo
dục toàn diện trong các cấp học được coi trọng Năm 1986, các nhà trẻ mẫu giáo thu hút 50% số cháu trong độ tuổi So với năm 1985, học viên bổ túc văn hóa tăng 17%; các xã Phật Tích, Liên Bão có phong trào bổ túc văn hóa sôi nổi Năm học 1986 - 1987, học sinh tốt nghiệp cấp II đạt 79% Bước sang năm học
1987 - 1988, chất lượng dạy và học giảm sút, học sinh thi tốt nghiệp cấp II và phổ thông trung học chỉ đạt 58% Tình trạng học sinh bỏ học vẫn xảy ra; riêng trong năm học 1988-1989, học sinh cấp II bỏ học tới 12,9% Năm học 1989 -
1990, ngành Giáo dục đẩy mạnh phong trào thi đua Hai tốt, động viên tạo điều
kiện để học sinh đến trường, nên tình trạng học sinh bỏ học giảm đáng kể Kết thúc năm học, học sinh cấp I đỗ tốt nghiệp 84%, cấp II đỗ 98%, cấp III đỗ 84%, thực hiện xóa mù chữ vượt kế hoạch 16% [34, tr 262-263]; ngành Giáo dục Tiên Sơn được xếp loại tiên tiến của tỉnh Hà Bắc
Từ năm 1991, hoạt động giáo dục và đào tạo các xã trên địa bàn Tiên Du tiến
bộ không ngừng qua từng năm học Chất lượng giáo dục toàn diện các trường trên địa bàn Tiên Du nâng lên rõ rệt, góp phần vào kết quả toàn huyện Tiên Sơn được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập tiểu học và xóa mù chữ Trong năm học
1992 - 1993, Tiên Du không còn học sinh xếp loại yếu kém về đạo đức, văn hóa yếu kém giảm mạnh ở các cấp; thi học sinh giỏi toàn tỉnh đạt 3 giải nhất, 4 giải nhì, 10 giải 3, xếp thứ 5 toàn tỉnh Với kết quả đó, huyện Tiên Sơn liên tục giữ vững danh
hiệu Đơn vị Tiên tiến xuất sắc của ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Bắc
Trong những năm 1996 - 1999, ngành Giáo dục - Đào tạo Tiên Sơn tiếp tục phát triển và có những chuyển biến mới tích cực Quy mô các ngành học được mở rộng theo hướng đa dạng hóa các loại hình trường lớp, các hình thức học tập Đội