Chuyển biến kinh tế, xã hội của làng Vạn Phúc, Hà Đông (1904 – 1945) (tt)Chuyển biến kinh tế, xã hội của làng Vạn Phúc, Hà Đông (1904 – 1945) (tt)Chuyển biến kinh tế, xã hội của làng Vạn Phúc, Hà Đông (1904 – 1945) (tt)Chuyển biến kinh tế, xã hội của làng Vạn Phúc, Hà Đông (1904 – 1945) (tt)Chuyển biến kinh tế, xã hội của làng Vạn Phúc, Hà Đông (1904 – 1945) (tt)Chuyển biến kinh tế, xã hội của làng Vạn Phúc, Hà Đông (1904 – 1945) (tt)Chuyển biến kinh tế, xã hội của làng Vạn Phúc, Hà Đông (1904 – 1945) (tt)Chuyển biến kinh tế, xã hội của làng Vạn Phúc, Hà Đông (1904 – 1945) (tt)Chuyển biến kinh tế, xã hội của làng Vạn Phúc, Hà Đông (1904 – 1945) (tt)Chuyển biến kinh tế, xã hội của làng Vạn Phúc, Hà Đông (1904 – 1945) (tt)Chuyển biến kinh tế, xã hội của làng Vạn Phúc, Hà Đông (1904 – 1945) (tt)Chuyển biến kinh tế, xã hội của làng Vạn Phúc, Hà Đông (1904 – 1945) (tt)Chuyển biến kinh tế, xã hội của làng Vạn Phúc, Hà Đông (1904 – 1945) (tt)Chuyển biến kinh tế, xã hội của làng Vạn Phúc, Hà Đông (1904 – 1945) (tt)
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LÊ THỊ HOA
CHUYỂN BIẾN KINH TẾ,
XÃ HỘI CỦA LÀNG VẠN PHÚC, HÀ ĐÔNG
Trang 2Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Xanh
Phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Văn Khánh
Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Thị Phương Chi
Có thể tìm hiểu luận án tại :
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Học viện Khoa học xã hội
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một đất nước nông nghiệp Cho đến nay vẫn còn khoảng 70% dân số là nông dân, sinh sống tại nông thôn, làm nghề nông nghiệp Trong đó, làng xã cổ truyền, làng nghề truyền thống giữ một vị trí,
ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa của các tầng lớp nhân dân Việt Nam ngày nay Làng xã là đơn vị cơ sở, có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân Sẽ thật khó mà hiểu được nông thôn Việt Nam với những chuyển biến kinh tế, xã hội của nó nếu như không nghiên cứu về lịch
sử hình thành và phát triển, về đặc điểm kinh tế, về các quan hệ xã hội chi phối cư dân trong làng, về văn hóa của làng
Làng Vạn Phúc, ngày nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, từ xưa không chỉ nổi tiếng là một làng nghề dệt lụa cổ truyền, mà còn là một làng văn hóa, làng cách mạng
Vạn Phúc, một làng dệt lụa thủ công truyền thống, một làng cách mạng tiêu biểu Việc nghiên cứu chuyển biến kinh tế, xã hội của làng Vạn Phúc (1904 - 1945) để thấy rõ được vai trò địa lý hành chính của một làng nghề cổ truyền ven đô đã ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương trong lịch sử và hiện tại Quá trình phát triển kinh tế, xã hội trong lịch sử cho thấy Vạn Phúc trở thành một trong những làng nghề thủ công tiêu biểu, có đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển hơn so với các làng nghề khác trên đất nước ta lúc bấy giờ Việc đúc rút được sự thành công trong phát triển làng nghề thủ công truyền thống sẽ rút ra được những bài học kinh nghiệm cho việc hoạch định chính sách kinh tế xã hội phù hợp với địa phương và hội nhập cùng với cả nước trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Vạn Phúc xứng tầm làm một làng nghề kiểu mẫu cho làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam
Trước năm 1904, kinh tế làng Vạn Phúc chủ yếu lấy nông nghiệp làm chính, nghề dệt chỉ là nghề phụ lúc nông nhàn Sau 1904, khi nghề dệt phát triển, nghề thủ công đã hoán đổi trở thành nguồn thu nhập chính của
cư dân làng Vạn Phúc và xuất hiện vai trò của kinh tế thương nghiệp Làng Vạn Phúc khi nghề dệt phát triển, cấu trúc kinh tế thay đổi dẫn tới sự thay
Trang 4đổi về chính trị, văn hóa, xã hội
Nghiên cứu về làng xã Việt Nam qua trường hợp làng Vạn Phúc,
Hà Đông từ năm 1904 đến năm 1945, giúp cho chúng ta nhận thức toàn diện và sâu sắc về sự chuyển biến kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị của một làng nghề thủ công tiêu biểu ở Việt Nam thời Pháp thuộc
Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên, chúng tôi mạnh dạn lựa
chọn vấn đề "Chuyển biến kinh tế, xã hội của làng Vạn Phúc, Hà Đông
(1904 – 1945)" làm đề tài luận án tiến sĩ sử học
2 Mục đích và nhiệm vụ của luận án
Luận án rút ra những đặc trưng về sự chuyển biến kinh tế, xã hội của làng Vạn Phúc từ năm 1904 đến năm 1945
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu những chuyển biến về kinh tế, văn hóa, xã hội của làng Vạn Phúc (1904 – 1945)
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: Luận án lựa chọn phạm vi không
gian là làng Vạn Phúc, nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội
- Thời gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu những chuyển biến cơ cấu
kinh tế, xã hội, văn hóa làng Vạn Phúc, Hà Đông từ năm 1904 đến năm 1945
Trang 54 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1 Phương pháp luận
Luận án vận dụng phép biện chứng của chủ nghĩa duy vật lịch sử
để nghiên cứu về sự hình thành, tồn tại và phát triển của làng Vạn Phúc; điều kiện tự nhiên, lịch sự xã hội, văn hóa; sự chuyển biến kinh tế, xã hội, văn hóa của làng Vạn Phúc (1904 – 1945)
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những nhiệm vụ khoa học mà đề tài đặt ra, luận án sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic và kết hợp với các phương pháp so sánh, điều tra khảo sát, điền dã, phỏng vấn
5 Đóng góp mới của luận án
- Phục dựng lại bức tranh toàn cảnh về những chuyển biến kinh tế,
xã hội của làng Vạn Phúc suốt một thời gian nông nghiệp - thủ công nghiệp – thương nghiệp (1094 – 1945)
- Trên cơ sở đó, làm rõ những đặc điểm nổi bật của sự chuyển biến kinh tế, xã hội làng Vạn Phúc so với các làng xã Việt Nam cùng thời
- Làm rõ vai trò kinh tế tiểu thủ công nghiệp của làng Vạn Phúc: giới thiệu về nghề dệt cổ truyền và những đặc trưng kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội qua đó làm sáng tỏ hơn về vấn đề tiểu thủ công nghiệp Việt Nam trong lịch sử
- Tìm hiểu về kinh tế, văn hóa, chính trị của làng Vạn Phúc cũng góp phần bổ sung nguồn tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu về lịch
sử địa phương; tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy lịch sử Việt Nam cận hiện đại
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1 Ý nghĩa lý luận
- Là một công trình nghiên cứu về lịch sử, luận án góp phần vào việc làm phong phú hơn nguồn tư liệu về lịch sử làng xã Việt Nam nói chung, lịch sử làng xã Bắc bộ nói riêng
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Luận án làm sáng tỏ sự chuyển biến kinh tế, xã hội của làng nghề Vạn Phúc ( 1904 – 1945), làm rõ vai trò của chính sách tư bản và chính quyền thuộc địa tác động tới sự chuyển biến đó Trên cơ sở đó rút ra hệ quả
từ sự chuyển biến đó đối với kinh tế địa phương
Trang 67 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận án chia làm 4 chương gồm:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Chuyển biến kinh tế làng Vạn Phúc (1904 – 1945)
Chương 3: Chuyển biến xã hội, văn hóa làng Vạn Phúc (1904 – 1945)
Chương 4: Nhận xét về chuyển biến kinh tế, xã hội làng Vạn Phúc (1904 – 1945)
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ
ĐẶT RA LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Nhóm công trình nghiên cứu về làng xã cổ truyền
Các công trình đã tập trung nghiên cứu về vai trò, vị trí của làng xã, của nông thôn trong lịch sử Việt Nam, tiếp cận về tất cả các mặt như: hạ tầng và thượng tầng, kinh tế và chính trị, văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần
Về cơ cấu tổ chức trong bức tranh toàn cảnh về làng Việt cổ truyền; các loại hình thức tổ chức ngõ, xóm, họ, giáp, phe, hội, phường; vận hành của cơ cấu tổ chức làng xã những yếu tố tác động đến đời sống xã hội ở các làng xã Việt Nam trong các thời kỳ
Một số công trình nghiên cứu về văn hóa, giáo dục, tôn giáo, tín ngưỡng, nghĩa vụ với nhà nước, các hình phạt của lệ làng
Các công trình nghiên cứu trên đã giúp cho chúng tôi có được một cái
nhìn tổng thể về làng xã cổ truyền Việt Nam theo dòng lịch sử từ quá khứ đến hiện tại
1.1.2 Nhóm các công trình nghiên cứu về làng nghề và nghề tiểu thủ công nghiệp Việt Nam
Trong nhóm các công trình này các giả đã dược thuật khái niệm tiểu, thủ công nghiệp, làm rõ vị trí, vai trò và một số đặc điểm của tiểu thủ
Trang 7công nghiệp ở đô thị trong nền kinh tế làng xã Việt Nam
Một số công trình đề xuất được những phương hướng, giải pháp phát triển làng nghề truyền thống vùng ven thủ đô Hà Nội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa mang tính khả thi và sát với thực tế
1.1.3 Nhóm các công trình liên quan về lịch sử và chế độ khai thác thuộc địa của Pháp từ nửa sau thế kỷ XIX - 1945
Qua nghiên cứu nguồn tư liệu này tác giả thấy rõ sự chuyển biến
về kinh tế, xã hội Việt Nam thời thuộc Pháp như: Về ngành nghề thủ công truyền thống đã có sự biến đổi sâu sắc trong thời Pháp thuộc
Có thể nói nhóm tài liệu về chế độ thuộc địa và liên quan đến chế
độ thuộc địa đã cung cấp dữ liệu cho luận án cái nhìn tổng quan về chính sách khai thác thuộc địa của Pháp ở Việt Nam và tác động của nó tới sự chuyển biến cơ cấu kinh tế, xã hội, văn hóa Việt Nam trong thời kỳ thực dân Pháp đô hộ
1.1.4 Nhóm các công trình nghiên cứu về làng Vạn Phúc
Các công trình đã nghiên cứu về làng Vạn Phúc trên nhiều phương diện, trong đó nổi bật là những công trình viết về nghề dệt của làng Vạn Phúc
Một số tác giả đã bước đầu viết về làng Vạn Phúc trên phương diện làng nghề, làng văn hóa, làng cách mạng Về văn hóa xã hội, có tác giả nêu một số phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng của người dân Vạn Phúc
Các công trình nghiên cứu về làng Vạn Phúc được viết trên nhiều phương diện và trải qua cả chiều dài lịch sử của làng Vạn Phúc
1.1.5 Tư liệu khảo sát thực địa
Những tài liệu thu được từ thực địa gồm: sổ đinh, sổ điền, gia phả, thần phả, khoán ước, hương ước hoặc tài liệu hiện vật: kiến trúc, nhà cửa, đình miếu, bi ký cũng được coi là tài liệu gốc để triển khai phục vụ luận án
1.2 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu
Kế thừa thành tựu của những người đi trước tác giả tiếp tục làm
rõ những nội dụng sau:
- Khái quát chung về đặc điểm điều kiện tự nhiên, xã hội, văn
Trang 8hóa, bộ máy hành chính làng Vạn Phúc, trong đó, tập trung nghiên cứu, tìm hiểu và làm sáng rõ những tác động của chính sách cải lương hương chính của thực dân Pháp ở Hà Đông đến đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị làng xã tỉnh Hà Đông nói chung và làng Vạn Phúc nói riêng
- Nghiên cứu sự chuyển biến kinh tế làng Vạn Phúc, Hà Đông (1904- 1945), làm sáng rõ về cơ cấu kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, những tác động của nghề dệt đối với đời sống của nhân dân Vạn Phúc; mối quan hệ giữa kinh tế nông nghiệp với tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp và các nghề khác; sự biến đổi của các thành phần kinh tế, nhất là nghề dệt lụa nổi tiếng của Vạn Phúc Đồng thời, nghiên cứu về mối quan hệ tương hỗ, phát triển kinh tế giữa làng Vạn Phúc với các địa phương khác
- Nghiên cứu làm sáng rõ sự chuyển biến về xã hội theo sự biến đổi nghề nghiệp, văn hóa, chính trị của làng Vạn Phúc (1904 – 1945)
Chương 2 CHUYỂN BIẾN KINH TẾ LÀNG VẠN PHÚC,
HÀ ĐÔNG (1904 – 1945)
2.1 Khái quát lịch sử làng Vạn Phúc
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của làng Vạn Phúc
Ngày 26-12-1896, Phó Toàn quyền Đông Dương Foures thay mặt Toàn quyền Đông dương ký ký nghị định chuyển tỉnh lỵ Hà Nội về làng Cầu Đơ Ngày 6-12-1904, nghị định số 3308 của Toàn quyền Đông
Dương về việc đổi tên tỉnh Cầu Đơ thành tỉnh Hà Đông
Làng Vạn Phúc ngày nay là phường Vạn Phúc nằm trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội Đến đầu thế kỷ XX do kiêng húy tên vua Thành Thái (1889-1906) là Bảo Lân nên mới đổi thành Vạn Phúc Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công làng Vạn Phúc là đơn vị hành chính thuộc thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây
2.1.2 Đặc điểm kinh tế làng Vạn Phúc trước 1904
Sản xuất nông nghiệp
Theo địa bạ xã Vạn Phúc, Tổng đại Mỗ, huyện Từ Liêm, phủ
Trang 9Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (Bản địa bạ kí hiệu A6.a1/32 hiện đang được lưu trữ tại Viện nghiên cứu Hán Nôm (VASS) Bản địa bạ này ghi rõ về tình hình sở hữu ruộng đất của Vạn Phúc
So với các vùng phụ cận xung quanh thì ruộng đất nông nghiệp của làng Vạn Phúc ít hơn song ruộng đất và canh tác nông nghiệp chiếm phần chính trong việc đáp ứng tồn tại cuộc sống cơ bản cho đại bộ phận người dân làng Vạn Phúc thời kỳ trước 1904 Nông nghiệp thời kỳ này vẫn chiếm vị trí quan trọng đối với đại bộ phận cư dân làng Vạn Phúc để giải quyết đời sống cho dân làng Tuy nhiên ở Vạn Phúc do đất đai chật hẹp, không có tích tụ ruộng đất nên không có địa chủ
Về thủ công nghiệp làng Vạn Phúc trước 1904
Trước 1904 nghề dệt ở Vạn Phúc tuy đã phát triển song quy mô và thị trường tiêu thụ còn hẹp Tuy có một bộ phận quan lại, vua chúa dùng gấm lụa của Vạn Phúc song thị trường tiêu thụ chính vẫn là chợ làng ( chợ Đình), chợ khu vực ( chợ Đơ) Như vậy có thể nói nghề dệt làng Vạn Phúc thời kỳ này kỹ thuật dệt còn thô sơ, quy mô nhỏ, thị trường tiêu thụ là địa phương và những vùng phụ cận là chủ yếu, yếu tố thương nghiệp còn mờ nhạt khi chưa mở rộng quy mô sản xuất và thị trường còn nhỏ hẹp
2.2 Chuyển biến kinh tế làng Vạn Phúc (1904 - 1945 )
2.2.1 Những yếu tố tác động đến chuyển biến kinh tế làng Vạn Phúc
Có nhiều yếu tố tác động đến sự chuyển biến kinh tế làng Vạn Phúc như yếu tố vị trí địa lý, yếu tố nội tại của làng nghề, truyền thống văn hóa lịch sử, tác động của thời cuộc, Trong phần này của luận án, tôi bàn đến tác động cơ bản của chính quyền thuộc địa và vai trò của Tổng đốc Hoàng Trọng Phu đối với sự phát triển vượt bậc, nổi trội của kinh tế làng Vạn Phúc
Thái độ của chính quyền cai trị đối với nghề dệt lụa
Trong thời gian người Pháp đô hộ Việt Nam, nghề dệt tơ lụa được khuyến khích phát triển Năm 1894 đến năm 1909, người Pháp miễn thuế trồng dâu, rồi đặt các sở chăn tằm kiểu mẫu, đặt trại sản xuất giống tằm tốt để cung cấp cho những nhà sản xuất tơ Thực dân Pháp ở Đông Dương đã tổ chức hội chợ, triển lãm, chấm thi… và cấp bằng khen, mề đay… đồng thời
Trang 10tuyên truyền rầm rộ cho việc “chấn hưng công nghệ” Chính nhờ có sự giúp
đỡ này mà nghề lụa Vạn Phúc đã mở rộng được thị trường tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm, có sức cạnh tranh và ảnh hưởng lớn với thị trường trong và ngoài nước
Vai trò của Tổng đốc Hoàng Trọng Phu đối với sự phát triển nghề dệt của cư dân làng Vạn Phúc.
Hoàng Trọng Phu được học hành và đào tạo bài bản, từng du học
6 năm bên Pháp (1888-1894) Về nước, Hoàng Trọng Phu có một khoảng thời gian ngắn làm thông ngôn cho vua Thành Thái Năm 1897, Hoàng Trọng Phu làm Án sát Bắc Ninh, sau đó làm Tổng đốc Ninh-Thái (Bắc Ninh-Thái Nguyên) Năm (1907 -1938) ông làm Tổng đốc Hà Đông được phong hàm Thái tử Thiếu bảo, Phó Chủ tịch Hội đồng tư vấn Bắc Kỳ
Trong cuốn Nhận xét về tỉnh Hà Đông của Tòa công sứ Hà
Đông đã nhận định về vai trò của Tổng đốc Hoàng Trọng Phu đối với
việc “ chấn hưng công nghệ ở Hà Đông” , đặc biệt là nghề dệt Vạn Phúc
được ông quan tâm đặc biệt, đầu tư nhiều cồng sức để chấn hưng công nghệ và phát triển nghề dệt để xây dựng thành “ làng kiểu mẫu”
2.2.2 Chuyển biến về kinh tế nông nghiệp Vạn Phúc
Theo sự phát triển của nghề dệt, tình hình sở hữu ruộng đất của Vạn Phúc từ giai đoạn 1904 đến năm 1945 đã có sự thay đổi khi nghề dệt phát triển, dân cư làng Vạn Phúc chủ yếu tham gia làm nghề tiểu thủ công
Ngoài 16 hộ tiểu chủ có nhiều ruộng đất, thì đa số các hộ còn lại của làng Vạn Phúc đều có rất ít ruộng đất để trồng trọt và chăn nuôi, trung bình mỗi hộ khoảng 0,28 mẫu, tương đương với 2,8 sào Chính vì vậy, phần lớn các gia đình ở làng Vạn Phúc chủ yếu sống hoàn toàn bằng nghề dệt và nghề dệt chiếm ưu thế trong tổng thu nhập và kinh tế làng Vạn Phúc cũng vì thế mà chủ yếu dựa vào nghề dệt là chính
Như vậy, nghề sản xuất nông nghiệp ở làng Vạn Phúc dù không phát triển mạnh mẽ; không phải nghề chủ yếu để nuôi sống xã hội như nhiều làng xã ở đồng bằng Bắc Bộ Song, nghề nông vẫn giữ một vị trí, vai trò rất quan trọng đối với đời sống của cư dân làng Vạn Phúc
Trang 112.2.3 Chuyển biến kinh tế tiểu thủ công nghiệp ở Vạn Phúc
Làng Vạn Phúc giai đoạn 1904 đến 1945 nghề dệt được quan tâm chú trọng phát triển , cư dân làng Vạn Phúc thời kỳ này chủ yếu sống bằng nghề dệt
Để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của thị trường, nghề dệt từ những năm 30 đến trước chiến tranh thế giới thứ II (1939), số lượng khung dệt của làng tăng lên nhanh chóng Làng Vạn Phúc đã mở thêm nhiều khung dệt, cải tiến từ khung thô sơ, dậm chân, năng suất thấp lên thành khung cửi, giật dây; từ dệt lụa vuông khổ 40 - 60cm đến dệt lụa tấm khổ 80cm Từ chiếc khung cửi dùng người kéo hoa được thay thế bằng khung cửi dùng đầu máy Zatka Hồng Kông Nhờ đó mà năng suất và chất lượng hàng dệt được nâng lên Năng suất tăng từ 3 thước khổ nhỡ lên 8 thước khổ rộng trong một ngày của một khung dệt
Trong đó cứ mỗi một khung dệt cần khoảng hai thợ, như vậy con
số thợ dệt ở làng Vạn Phúc ở những thời điểm hưng thịnh giai đoạn 1936 – 1940 lên tới khoảng 3000 thợ dệt, số thợ dệt này đã tăng lên hơn 4 lần so với con số khoảng 700 thợ dệt trước 1904 Trong 4 năm, từ năm 1930 đến
1935, số lượng khung tăng từ 320 khung lên 500 khung, tăng thêm 180 khung, gấp 1,56 lần so với trước năm 1930 Trong 5 năm tiếp theo, từ năm
1936 đến 1940 tăng thêm 1000 khung, nâng tổng số khung dệt của làng lên
1500 khung, tăng gấp 3 lần so với giai đoạn (1930 – 1935) Làng Vạn Phúc không chỉ nhập nguyên liệu từ nhiều địa phương trong nước, mà còn mở rộng quan hệ mua tơ tằm với các nước như: Anh, Pháp, Nhật, Trung Quốc,… trung bình mỗi năm tiêu thụ hàng chục tấn tơ
Làng Vạn Phúc lúc đầu chuyên dệt the, về sau dệt cả vân, satanh
và dệt lụa hoa, the Vạn Phúc còn dùng để may quần áo ngủ xuất sang Pari
Quy trình sản xuất của nghề dệt ở làng Vạn Phúc
- Khi làm được một tấm lụa, người thợ dệt phải trải qua một quy trình kỹ thuật phức tạp, tốn nhiều công sức với rất nhiều công đoạn Có thể chia thành các khâu chính như : Khâu tơ, khâu hồ, khâu dệt, khâu chuội và nhuộm Hiện đại hóa công nghệ truyền thống nhưng những người thợ thủ công làng Vạn Phúc vẫn đảm bảo nguyên tắc sản
Trang 12phẩm sản xuất ra không bị mất đi tính truyền thống , đó là nét độc đáo của sản phẩm và cũng là yếu tố đặc trưng của sản phẩm nghề dệt ở Vạn Phúc mà người dùng ưa chuộng
Tổ chức sản xuất
Trước cách mạng tháng Tám 1945, dân cư Vạn Phúc chủ yếu sống bằng nghề dệt lụa Hoạt động sản xuất diễn ra trong phạm vi gia đình Phần lớn các gia đình ở đây chỉ làm nghề dệt, một số khác kiêm thêm nghề nông, các gia đình chỉ làm thuần nông hầu như không có Đối với những gia đình làm nghề dệt, lực lượng sản xuất chính trong gia đình
là bố, mẹ, các con và thuê thêm thợ dệt
Một số sản phẩm tiêu biểu của dệt Vạn Phúc
Mặt hàng dệt Vạn Phúc đa dạng, phong phú với nhiều chủng loại như: lụa, gấm, vân, the, lĩnh, băng quế, đoạn sa, kỳ cầu, tít so, đũi… nhưng lụa và gấm là hai mặt hàng nổi tiếng nhất
Như vậy có thể nói thời kỳ này các mặt hàng của nghề dệt ở Vạn Phúc đã có bước phát triển vượt bậc, có chỗ đứng trên thị trường quốc tế là một điểm nhấn cho nghành tiểu thủ công nghiệp truyền thống ở Việt Nam
2.2.4 Sự xuất hiện kinh tế thương nghiệp làng Vạn Phúc
Trong cấu trúc kinh tế của làng Vạn Phúc lúc này đã xuất hiện một tầng lớp thợ thủ công kiêm thương nhân, họ trở thành những người buôn bán giỏi khi thành lập những tổ chức phường hội mang hàng hóa đi buôn bán trong và ngoài nước
Chợ khu vực và chợ kinh thành lúc này đã thúc đẩy sự phát triển của sản xuất hàng hoá trong nền kinh tế tiểu thủ công nghiệp Vạn Phúc và xuất
hiện một kết cấu kinh tế mới của làng Vạn Phúc là nông – tiểu thủ công –
thương nghiệp
Khi nghiên cứu về sự xuất hiện của kinh tế thương nghiệp ở làng Vạn Phúc ta thấy một sự chuyển biến rất lớn dưới tác động của kinh tế hàng hóa khi xuất hiện một bộ phận tầng lớp thương nhân buôn bán và hình thành phát triển kinh tế phường hội, mở nhiều địa điểm bán hàng trên cả nước và quảng
bá sản phẩm nghề dệt Vạn Phúc ra thị trường thế giới Điều này có thể nói là một bước chuyển đột phá của kinh tế làng nghề Vạn Phúc nói riêng và so với các làng nghề truyền thống nói chung
Trang 13Quá trình xuất hiện hàng hóa của nghề dệt Vạn Phúc ở hệ thống chợ quê, chợ khu vực, chợ kinh thành, các cửa hiệu lớn trên phạm vi toàn quốc và triển lãm sản phẩm ở những Hội chợ lớn trên thế giới của tầng lớp thợ thủ
công ( kiêm thương nhân) bước đầu thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp - tiểu
thủ công nghiệp - thương nghiệp truyền thống của làng Vạn Phúc đi vào quỹ đạo vận hành của kinh tế hàng hoá.
Tóm lại kết cấu kinh tế làng Vạn Phúc là kết cấu đa nguyên và
chặt, gồm nhiều ngành kinh tế, với đơn vị kinh tế cơ sở là lối sản xuất nhỏ
của hộ gia đình Về cơ bản làng Vạn Phúc có kết cấu kinh tế nông nghiệp - thủ công nghiệp - thương nghiệp Trong đó thủ công nghiệp là yếu tố kinh
tế chi phối chủ đạo Kết cấu kinh tế làng Vạn Phúc thể hiện tính dằng dai
móc nối giữa các yếu tố kinh tế với nhau mà không có sự đứt đoạn nào giữa các yếu tố kinh tế ấy Nông nghiệp là nghề gốc, thủ công nghiệp và thương
nghiệp vốn không thoát ly khỏi sản xuất nông nghiệp Khi kinh tế ngành dệt phát triển đã tạo được những bước thăng hoa vượt trội trong nền sản xuất Từ kết kết cấu kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp đã xuất hiện yếu
tố thương nghiệp Qua đây chúng ta thấy mọi biến đổi trong kinh tế làng Vạn Phúc đã tạo được những bước nhảy vọt về chất ở thời kỳ này về quy
mô, tốc độ tăng trưởng và tính chất của nó
2.3 Các nghề khác ở làng Vạn Phúc
Nhân dân Vạn Phúc chủ yếu sống bằng nghề dệt Nghề dệt ở làng Vạn Phúc đã phát triển rất mạnh, sớm trở thành nghề chủ đạo nuôi sống nhân dân, nên số lượng các hộ tham gia sản xuất bằng các nghề khác rất ít
ỏi Trong làng có tổng số 678 hộ, thì chỉ có 40 hộ gia đình làm nghề khác, chỉ chiếm tỷ lệ 5,9%
Ngoài nghề dệt thì các ngành nghề phụ khác ở Vạn phúc lúc bấy giờ chỉ là một vài hộ cá thể sản xuất và buôn bán nhỏ lẻ phục vụ cho nhu cầu đời sống thiết yếu của cư dân làng Vạn Phúc
2.4 Mối quan hệ kinh tế giữa làng Vạn Phúc với các vùng phụ cận
Trong quá trình sản xuất của một làng dệt là nhập nguyên liệu, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và thuê nhân công phục vụ đòi hỏi phải có mối quan hệ giao lưu kinh tế với nhiều địa phương khác trong nước, nhất
Trang 14là những làng phụ cận làng Vạn Phúc Nhân dân làng Vạn Phúc sản xuất, kinh doanh và phát triển nghề dệt nổi tiếng ở trong nước và nước ngoài Nhưng nguyên liệu tơ tằm phục vụ cho sản xuất phải nhập hoàn toàn từ các địa phương khác, hay từ các nước như Anh, Pháp, Trung Quốc; các sản phẩm nghề dệt cũng được đưa đi nhiều nơi trong nước và triển lãm ở nước ngoài đã tạo nên sự giao lưu, hợp tác về kinh tế giữa làng Vạn Phúc với nhiều địa phương
Tiểu kết chương 2
Trong cơ cấu kinh tế làng Vạn Phúc có kinh tế nông nghiệp, kinh tế thủ công nghiệp , thương nghiệp và một số ngành nghề khác Tuy nhiên, kinh tế chủ đạo, giữ vai trò, vị trí nuôi sống xã hội vẫn là nghề dệt , còn lại kinh tế nông nghiệp và các nghề khác chỉ mang tính phụ trợ cho nghề dệtc Nghề nông
từ vị trí độc tôn dần dần trở thành thứ yếu và thay vào đó là sự chi phối chủ yếu của nghề dệt Mặc dù vậy, giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp vẫn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động và hỗ trợ lẫn nhau
Mặc dù nghề dệt truyền thống ở Vạn Phúc rất phát triển và đóng vai trò chủ đạo trong đời sống của nhân dân, nhưng nhìn chung sản xuất vẫn dừng lại trong khuôn khổ của nền sản xuất tiểu công nghiệp, công cụ sản xuất đơn giản thô sơ, năng suất lao động còn thấp
và chưa xuất hiện những xưởng dệt quy mô lớn
Thời thực dân Pháp cai trị, người dân Vạn Phúc nói riêng và Hà Đông nói chung đã chịu nhiều tác động, ảnh hưởng chính sách của nhà cầm quyền, nhất là chính sách cải lương hương chính Ngoài những tác động tích cực đến phát triển kinh tế, xã hội thì chính sách cải lương hương chính cũng đã kìm hãm sự phát triển toàn diện về kinh tế, xã hội, văn hóa của Vạn Phúc