1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội tỉnh Phú Yên từ năm 1989 đến năm 2015 (LA tiến sĩ)

206 415 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 206
Dung lượng 4,97 MB

Nội dung

Quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội tỉnh Phú Yên từ năm 1989 đến năm 2015 (LÀ tiến sĩ)Quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội tỉnh Phú Yên từ năm 1989 đến năm 2015 (LÀ tiến sĩ)Quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội tỉnh Phú Yên từ năm 1989 đến năm 2015 (LÀ tiến sĩ)Quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội tỉnh Phú Yên từ năm 1989 đến năm 2015 (LÀ tiến sĩ)Quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội tỉnh Phú Yên từ năm 1989 đến năm 2015 (LÀ tiến sĩ)Quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội tỉnh Phú Yên từ năm 1989 đến năm 2015 (LÀ tiến sĩ)Quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội tỉnh Phú Yên từ năm 1989 đến năm 2015 (LÀ tiến sĩ)Quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội tỉnh Phú Yên từ năm 1989 đến năm 2015 (LÀ tiến sĩ)Quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội tỉnh Phú Yên từ năm 1989 đến năm 2015 (LÀ tiến sĩ)Quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội tỉnh Phú Yên từ năm 1989 đến năm 2015 (LÀ tiến sĩ)

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Luâ ̣n án được hoàn thành năm 2018, tôi xin cam đoan đây là công trình

nghiên cứu của riêng tôi, chưa được công bố dưới hình thức nào, những số liê ̣u

đươ ̣c đưa ra để chứng minh và đánh giá trong luâ ̣n án là trung thực, có cơ sở

Nghiên cứu sinh

Trần Văn Tàu

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Luâ ̣n án được thực hiện và hoàn thành tại Khoa Sử học, Ho ̣c viê ̣n Khoa ho ̣c Xã hô ̣i - Viê ̣n Hàn lâm Khoa ho ̣c Xã hô ̣i Viê ̣t Nam, tôi xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Văn Nhật, TS Nguyễn Văn Thưởng đã tâ ̣n tình giúp đỡ nghiên cứu sinh trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luâ ̣n án Tôi xin trân tro ̣ng cảm ơn quý Thầy, Cô giáo trong Khoa Sử học, Ho ̣c viê ̣n Khoa ho ̣c Xã hô ̣i đã dành cho nghiên cứu sinh sự giúp đỡ tận tình, quý báu trong quá trình học tập và nghiên cứ u Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới lãnh đạo Khoa Lý luận chính trị, Ban Giám hiệu trường Đại học Phú Yên và các đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện về thời gian và nhiệt tình ủng hộ tôi trong quá trình sưu tầm tài liệu, nghiên cứu và hoàn thành Luận án Tiến sĩ Cuối cùng, tôi xin được tỏ lòng biết ơn sự giúp đỡ đô ̣ng viên tốt nhất của gia đình, người thân và bạn bè đã ủng hô ̣ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành bản luận án này

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 7

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 7

1.2 Những nội dung kế thừa và những vấn đề luận án cần giải quyết 21

Chương 2: KHÁI QUÁT VỀ PHÚ YÊN VÀ CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA TỈNH PHÚ YÊN TỪ NĂM 1989 ĐẾN NĂM 2000 23

2.1 Khái quát về Phú Yên và tình hình kinh tế, xã hội trước năm 1989 23

2.2 Chuyển biến của kinh tế Phú Yên từ năm 1989 đến năm 2000 35

2.3 Chuyển biến về xã hội tỉnh Phú Yên từ năm 1989 đến năm 2000 54

Chương 3: CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA TỈNH PHÚ YÊN TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2015 73

3.1 Bối cảnh lịch sử mới và những nhân tố tác động đến quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Yên 73

3.2 Chuyển biến của kinh tế Phú Yên từ năm 2001 đến năm 2015 76

3.3 Chuyển biến về xã hội tỉnh Phú Yên từ năm 2001 đến năm 2015 100

Chương 4: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA 123

4.1 Nhận xét 123

4.2 Một số vấn đề đặt ra 142

KẾT LUẬN 147

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

PHỤ LỤC 169

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

3 CNH, HĐH Công nghiê ̣p hóa, hiê ̣n đa ̣i hóa

9 HDI Chỉ số phát triển con người

24 UNDP Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN

1 2.1 Tình hình phát triển giáo dục phổ thông từ 1975 đến 1989 31

2 2.2 Sự tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành

công nghiệp (1996 - 1999)

36

3 2.3 Tình hình phát triển diện tích và sản lượng

vùng nuôi tôm ở Phú Yên

41

4 2.4 Cơ cấu lao động ở Phú Yên theo ngành kinh tế 54

5 2.5 Số trường lớp - giáo viên, học sinh mầm non

trong toàn tỉnh Phú Yên năm học 1999 - 2000

57

6 3.1 Tỷ lệ (%) cơ giới hóa các khâu công việc

một số loại cây trồng năm 2015

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trải qua 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, kinh tế, xã hội Việt Nam đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử Đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện từng bước, sức mạnh quốc gia được tăng cường, vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao Trên thực tế, quá trình đổi mới kinh tế đã và đang diễn ra mạnh mẽ, sâu sắc nhằm đưa đất nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại Trong sự nghiệp đổi mới toàn diện nền kinh tế đất nước đòi hỏi phải đổi mới cả kinh tế các địa phương Cho nên, việc đầu tư phát triển kinh tế, gắn với giải quyết các vấn đề xã hội ở địa phương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là chiến lược lâu dài để ổn định xã hội và góp phần vào sự phát triển của đất nước theo hướng hiện đại và bền vững Phú Yên là tỉnh ven biển, thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ của Việt Nam, xuất hiê ̣n trên bản đồ Đa ̣i Viê ̣t từ đầu thế kỷ XVII (năm 1611) gắn liền với công cuô ̣c khẩn hoang về phương Nam của dân tô ̣c Viê ̣t Nam Trong quá trình hình thành và phát triển, nhân dân Phú Yên có những đóng góp xứng đáng viết nên những trang sử hào hùng, vẻ vang của dân tộc Việt Nam Khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và trở thành nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng, nhân dân Phú Yên, với những phong trào đấu tranh mạnh mẽ, rộng khắp và cùng nhân dân cả nước làm nên thắng lợi trong cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 và thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945 - 1975), quân và dân Phú Yên đã lập nên những kỳ tích lẫy lừng, xây dựng nên danh hiệu anh hùng cho quê hương đất Phú Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, quân và dân toàn tỉnh ra sức lao động sản xuất và đạt được thành tựu toàn diện trên nhiều lĩnh vực, nhằm dựng xây quê hương Phú Yên ngày càng giàu mạnh Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, kinh tế Phú Yên liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội được tỉnh Phú Yên quan tâm đầu tư đồng bộ; diện mạo đô thị và nông thôn có sự khởi sắc; đời sống vật chất và tinh thần của các tầng lớp nhân dân được nâng lên rõ rệt

Trang 9

Trong kỷ nguyên toàn cầu hoá và hô ̣i nhâ ̣p quốc tế, tỉnh Phú Yên đã và đang phát huy vai trò cửa ngõ của hành lang kinh tế Đông - Tây, kết nối với nhiều quốc gia trong khu vực, hình thành sự liên kết kinh tế, văn hoá, đối ngoa ̣i, sinh đô ̣ng và phong phú Phú Yên đã và đang nỗ lực khai thác tiềm năng và lợi thế để bứt phá đi lên và cùng với các địa phương khác trong cả nước thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới Trong sự vận động không ngừng và chuyển biến mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước, vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng vào hoàn cảnh cụ thể địa phương, từ một tỉnh chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, Phú Yên từng bước vươn lên góp phần quan trọng vào sự chuyển biến kinh tế, xã hội của đất nước Cùng với tăng trưởng và phát triển kinh tế, xã hội Phú Yên cũng ngày càng ổn định và chuyển biến tích cực theo hướng văn minh, hiện đại Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn, quan trọng đã đạt được, quân và dân tỉnh Phú Yên cũng phải đối mặt với nhiều thách thức và bất cập xuất hiện trong quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội Để đạt được những kết quả tốt hơn nữa trong quá trình phát triển toàn diện và bền vững địa phương, duy trì tốc độ tăng trưởng cao, rất cần có sự quan tâm nghiên cứu tổng kết chặng đường 26 năm sau ngày tái lập tỉnh (1989 - 2015), nhằm ghi nhận những thành tựu, chỉ ra những hạn chế, khó khăn cần phải khắc phục, để tạo ra nguồn động lực mới thúc đẩy kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Yên tiếp tục chuyển biến mạnh mẽ trong những giai đoạn tiếp theo

Nghiên cứu quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội tỉnh Phú Yên, không chỉ tái hiện lại bức tranh sinh động về sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh mà còn làm rõ thêm tính đúng đắn của đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng

và lãnh đạo; đồng thời, góp phần bổ sung, cung cấp thêm nguồn tư liệu quý báu, có

độ tin cậy cao phục vụ đắc lực cho công tác nghiên cứu, biên soạn lịch sử địa phương, nhằm giáo dục cho thế hệ trẻ những giá trị truyền thống hào hùng của đồng bào các dân tộc tỉnh Phú Yên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Vì thế, việc nghiên cứu về chuyển biến kinh tế, xã hội nói chung và tỉnh Phú Yên nói riêng

là rất cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc Với nhận thức như vậy,

nên tôi đã chọn vấn đề: “Quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội tỉnh Phú Yên từ năm 1989 đến năm 2015” làm đề tài Luận án tiến sĩ

Trang 10

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

2.1 Mục đích nghiên cứu

Làm rõ những chuyển biến về kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Yên từ năm 1989 đến năm 2015 Từ đó, rút ra một số nhận xét về quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội tỉnh Phú Yên và đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Yên trong những giai đoa ̣n tiếp theo

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Giới thiệu tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

- Phân tích làm rõ những yếu tố tác động đến quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Yên

- Phục dựng lại tương đối toàn diện và có hệ thống bức tranh kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Yên từ năm 1989 đến năm 2015, trong đó chỉ rõ những thành tựu, ha ̣n chế và nguyên nhân của sự chuyển biến kinh tế, xã hội tỉnh Phú Yên ở thời kỳ này

- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án nêu ra nhận xét về quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội tỉnh Phú Yên và đề xuất các giải pháp để đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh trong những năm tiếp theo

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án: Quá trình chuyển biến của kinh tế và xã hội tỉnh Phú Yên, bao gồm các ngành, các lĩnh vực kinh tế và xã hội diễn ra trên địa

bàn của tỉnh

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Không gian: Đề tài luận án nghiên cứu tại địa bàn tỉnh Phú Yên, gồm 1 thành

phố (TP) Tuy Hòa, 1 thị xã (TX) Sông Cầu và 7 huyện (Phú Hòa, Đông Hòa, Tây Hòa, Sông Hinh, Sơn Hòa, Đồng Xuân và Tuy An)

- Thời gian: Đề tài nghiên cứu từ năm 1989 đến năm 2015 (năm 1989: tỉnh

Phú Yên được tái lập; năm 2015: hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội

2011 - 2015 do Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Yên lần thứ XV đề ra)

- Nội dung: Đề tài nghiên cứu quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội tỉnh Phú

Yên và mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế với xã hội Về kinh tế bao gồm: Các

Trang 11

ngành kinh tế; các vùng kinh tế; các thành phần kinh tế Về xã hội, nghiên cứu các mặt: Lao động - việc làm; giáo dục - đào tạo; y tế - môi trường; văn hóa - thông tin, thể dục - thể thao; dân tộc - tôn giáo

4 Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu

4.1 Cơ sở lý luận

- Luận án dựa trên cơ sở phương pháp luâ ̣n sử ho ̣c, vâ ̣n dụng phép biê ̣n chứng của chủ nghĩa duy vâ ̣t lịch sử để nghiên cứu về điều kiê ̣n tự nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa; sự chuyển biến về kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Yên

- Cơ sở lý luận nghiên cứu luận án là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chính sách phát triển kinh tế, xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam, các lý thuyết của kinh tế, chính trị học hiện đại

4.2 Phương pháp nghiên cứu

- Để thực hiện luận án, tác giả sử dụng hai phương pháp chính là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic

+ Sử dụng phương pháp lịch sử trong nghiên cứu luận án là để đảm bảo tính liên tục về mặt thời gian củ a các sự kiê ̣n; làm rõ điều kiê ̣n phát sinh, phát triển và những biểu hiện của chúng, cũng như làm sáng tỏ mối liên hê ̣ đa dạng của những sự kiện đó vớ i các yếu tố liên quan Như vâ ̣y, với phương pháp lịch sử, luận án phục dựng lại toàn bộ tiến trình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Yên qua các giai đoạn lịch sử với những nét sinh động, đặc thù và muôn vẻ của nó

+ Phương pháp lôgic sử dụng trong luận án là để nghiên cứu, xem xét các sự kiê ̣n, thời điểm, kết quả,…về kinh tế, xã hội diễn ra trong không gian nghiên cứu dưới dạng tổng quát; từ đó vạch ra bản chất, khuynh hướng tất yếu và quy luâ ̣t vâ ̣n động của lịch sử phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Phú Yên Hơn nữa, sử dụng phương pháp lôgic còn nhằm để khái quát, đánh giá và rút ra những kết luâ ̣n từ quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Yên trong một giai đoạn lịch sử nhất định

- Ngoài ra, luận án còn sử dụng các phương pháp khác như điền dã, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, để đối chiếu, làm rõ những chuyển biến về kinh

tế, xã hội của tỉnh Phú Yên qua hai giai đoạn và giữa Phú Yên với một số tỉnh, thành phố khác trong khu vực duyên hải Nam Trung bộ

Trang 12

4.3 Nguồn tài liệu

- Trước hết là các tài liệu của Đảng và Chính phủ Việt Nam (Văn kiện Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương,

Bộ Chính trị, Nghị quyết của Chính phủ và Văn bản của Quốc hội) Trong đó, chủ yếu là những tài liệu đề cập đến đường lối, chủ trương, phương hướng phát triển kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nước từ năm 1986 đến năm 2015

- Nguồn tài liệu thứ hai bao gồm các Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Yên; báo cáo tình hình kinh tế, xã hội của Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Phú Yên qua từng năm từ năm 1989 đến năm 2015

- Nguồn tài liệu thứ ba gồm Niên giám thống kê của tỉnh Phú Yên qua các năm từ năm 1989 đến năm 2015 Những tài liệu này được lưu trữ ở Sở Nội vụ tỉnh Phú Yên, Cục thống kê tỉnh Phú Yên và Thư viện tỉnh Phú Yên

- Nguồn tài liệu thứ tư bao gồm các luận án, luận văn, đề tài khoa học đã công bố và những bài viết đăng trên các báo và tạp chí như: Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Tạp chí Lịch sử Đảng, Tạp chí Cộng sản và báo Nhân dân, báo Phú Yên, Ngoài ra, chúng tôi còn thu thập, sử dụng tài liệu qua các đợt điền dã, phỏng vấn nhân chứng lịch sử, lấy ý kiến nhận xét của một số chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, các vị lãnh đạo và nguyên lãnh đạo qua các thời kỳ lịch sử phát triển của tỉnh Phú Yên

5 Đóng góp mới về khoa học của luận án

- Tập hơ ̣p và hê ̣ thống hóa khối lượng tài liệu về vấn đề kinh tế, xã hội tỉnh Phú Yên, trên cơ sở đó dựng lại một cách khách quan, toàn diện quá trình chuyển biến về kinh tế, xã hội Phú Yên từ năm 1989 đến năm 2015

- Trên cơ sở nghiên cứu quá trình chuyển biến về kinh tế, xã hội Phú Yên từ năm 1989 đến năm 2015, luâ ̣n án phân tích, đánh giá, làm rõ những thành tựu, ha ̣n chế cũng như nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế đó

- Luận án góp phần cung cấp luận cứ khoa học và cơ sở thực tiễn cho các cơ quan chức năng của tỉnh Phú Yên trong việc hoa ̣ch đi ̣nh chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương trong thời gian tiếp theo; đồng thời góp phần vào việc nghiên cứu, giảng dạy lịch sử địa phương Phú Yên

Trang 13

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

6.1 Về phương diện lý luận

Đây là công trình khoa ho ̣c, cung cấp một cái nhìn tổng quát, toàn diện về quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội của một địa phương cụ thể; do vậy, luận án đóng góp vào việc nghiên cứu lịch sử kinh tế, xã hội Việt Nam cũng như địa phương trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới đất nước hiện nay

6.2 Về phương diện thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các

cơ quan hoạch định chính sách, chiến lược phát triển kinh tế, xã hội ở tỉnh Phú Yên; đồng thời, đóng góp thêm nguồn tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập về lịch sử địa phương trong các trường đa ̣i ho ̣c, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và trường phổ thông trên đi ̣a bàn tỉnh Phú Yên

7 Cơ cấu của luận án

Ngoài các phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận án gồm 4 chương, cụ thể như sau:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chương 2: Khái quát về Phú Yên và chuyển biến kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Yên từ năm 1989 đến năm 2000

Chương 3: Chuyển biến kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Yên từ năm 2001 đến năm 2015

Chương 4: Nhận xét và một số vấn đề đặt ra

Trang 14

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1 Những nghiên cứu về chuyển biến kinh tế, xã hội nói chung

Trong thời kỳ đổi mới, các chính trị gia và nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đã quan tâm nghiên cứu về vấn đề kinh tế, xã hội Việt Nam Nhiều công trình khoa học được công bố, xuất bản dưới những góc độ khác nhau

Trường Chinh, trong tác phẩm “Đổi mới đòi hỏi bức thiết của đất nước và

của thời đại” (Nxb Sự thật, Hà Nội, năm 1987), đã phân tích chủ trương của Đảng

đề ra tại các Đại hội IV, V; trên cơ sở đó khẳng định tính đúng đắn và những thành tựu đạt được; đồng thời chỉ ra những sai lầm, khuyết điểm, nguyên nhân của nó, tất yếu phải đổi mới, nhất là đổi mới tư duy kinh tế

Nguyễn Văn Linh, trong tác phẩm “Đổi mới sâu sắc và toàn diện trên mọi

lĩnh vực hoạt động” (Nxb Sự thật, Hà Nội, năm 1987); Nguyễn Trí Dĩnh, trong sách

“Lịch sử kinh tế quốc dân”, (Nxb Giáo dục, Hà Nội, năm 1997) Các tác phẩm đã đề

cập đến vấn đề kinh tế, chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới toàn diện và sâu sắc nền kinh tế đất nước

Lê Xuân Trinh (chủ biên), trong cuốn“Kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2000:

mục tiêu, phương hướng và giải pháp chủ yếu”, (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội,

năm 1990), đề cập tương đối toàn diện về tình hình và những bài học thực tiễn; quan điểm, mục tiêu chiến lược, những định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm ổn định, phát triển kinh tế, xã hội ở nước ta đến năm 2000

Phạm Xuân Nam (chủ biên), với tác phẩm “Đổi mới kinh tế - xã hội thành

tựu, vấn đề và giải pháp” (Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1991) Nội dung

cuốn sách đã phân tích các lĩnh vực chủ yếu của đời sống kinh tế - xã hội đất nước sau 4 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo Qua đó nêu lên những thành tựu đạt được, chỉ ra những vấn đề tồn đọng; đồng thời đề xuất một số kiến nghị về giải pháp nhằm góp phần xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đất nước đến năm 2000

Trang 15

Năm 2001, Nxb Chính trị quốc gia xuất bản kỷ yếu Hội thảo Quốc tế “Việt

Nam trong thế kỷ XX” Bộ sách gồm nhiều công trình nghiên cứu của các học giả

trong nước và ngoài nước về những vấn đề: Những chuyển biến kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị trong thế kỷ XX; công cuộc đổi mới toàn diện đất nước và Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI; triển vọng và thách thức

Nguyễn Văn Thường (chủ biên), trong cuốn “Một số vấn đề kinh tế - xã hội

Việt Nam thời kỳ đổi mới” (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2004), đề cập đến

những thành tựu và hạn chế về tình hình phát triển của các thành phần kinh tế như kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ; các ngành, các lĩnh vực như công nghiệp, nông nghiệp, thương mại - dịch vụ, chính sách đất đai, vấn đề quản lý nhà nước, hệ thống tài chính - tiền tệ, lao động và việc làm, chính sách tiền lương, giáo dục - đào tạo, xóa đói giảm nghèo và an sinh xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế ; từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục và phương hướng phát triển kinh tế, xã hội ở nước ta trong những năm tiếp theo

Cuốn “Kinh tế - Xã hội Việt Nam, các tỉnh - thành phố - quận - huyện” (Nxb Thống kê, Hà Nội, năm 2006); cuốn “Tổng quan Kinh tế - xã hội Việt Nam 2006 -

2010” (Nxb Thống kê, Hà Nội, năm 2009); cuốn “Kinh tế - Xã hội - Môi trường Việt Nam 2011 - 2015” (Nxb Thống kê, Hà Nội, năm 2011) Đã giới thiệu tổng quan

những thành tựu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước ta trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt

là thành tựu của giai đoạn (2001 - 2005) và (2006 - 2010); phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội các địa phương trong nước từ 2011 đến 2015, trong đó có Phú Yên Nguyễn Phú Trọng (chủ biên), trong cuốn “Đổi mới và phát triển ở Việt Nam

một số vấn đề lý luận và thực tiễn” (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2006), đã

phân tích bối cảnh lịch sử, quá trình hình thành, phát triển đường lối đổi mới, những thành tựu và hạn chế của công cuộc đổi mới ở Việt Nam trong 20 năm trên các lĩnh vực: Kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, phát huy dân chủ, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng hệ thống chính trị, đổi mới và chỉnh đốn Đảng; đồng thời làm sáng tỏ nhận thức về bản chất, đặc trưng và phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta

Trang 16

Đặng Thị Loan - Lê Du Phong - Hoàng Văn Hoa (đồng chủ biên), trong cuốn

“Kinh tế Việt Nam 20 năm đổi mới (1986 - 2006) thành tựu và những vấn đề đặt

ra” (Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, năm 2006), đã phân tích, đánh giá một

số vấn đề kinh tế, xã hội của Việt Nam như: Chủ trương đổi mới kinh tế của Đảng

và Nhà nước Việt Nam; khái quát một số thành tựu, hạn chế về kinh tế, xã hội trong

20 năm đổi mới; phân tích một số vấn đề kinh tế nổi bật như: quản lý nhà nước về kinh tế, sự hình thành và phát triển các loại thị trường, kinh tế tư nhân, hội nhập kinh tế quốc tế và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, sự phát triển của các ngành kinh tế; đồng thời, đề xuất giải pháp tiếp tục đổi mới kinh tế nước ta

Vũ Đình Bách (chủ biên), trong cuốn “Kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa ở Việt Nam” (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2008).Nội dung cuốn

sách đã đề cập đến những nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; vấn đề thể chế và quản lý nhà nước trong cơ chế thị trường, động lực phát triển và các điều kiện đảm bảo cho sự vận hành, phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế Năm 2008, Nxb Thế giới xuất bản cuốn sách “Việt Nam 20 năm đổi mới”

của Ari Kokko (chủ biên) Nội dung cuốn sách là những bàn luận về hoạt động của nền kinh tế Việt Nam và vai trò của nhà nước trong quá trình phát triển suốt 20 năm Đặc biệt là bàn luận về một số lĩnh vực như cải cách doanh nghiệp nhà nước,

sự phát triển của khu vực tư nhân và an sinh xã hội, trong đó có so sánh với kinh nghiệm của các nước Bắc Âu Tuy nhiên, đây chỉ mới là một khảo sát có chọn lọc

và chưa hoàn chỉnh về các vấn đề phát triển ở Việt Nam

Viện Sử học, xuất bản cuốn “Lịch sử Việt Nam” - Tập 15 (Nxb Khoa học xã

hội, Hà Nội, năm 2014), Nguyễn Ngọc Mão (chủ biên) Nội dung cuốn sách đề cập đến những thành tựu to lớn trong 15 năm đầu đổi mới ở Việt Nam (1986 - 2000)

Về kinh tế là thành tựu trong khắc phục khủng hoảng kinh tế - xã hội những năm đầu đổi mới; đẩy mạnh công cuộc đổi mới nhằm đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội; thực hiện CNH, HĐH đất nước và chuyển dịch cơ cấu kinh tế dẫn đến sự tăng trưởng vượt trội của nền kinh tế so với trước đổi mới Về xã hội đã đề cập đến vấn đề đổi mới trên các lĩnh vực chính trị, văn hoá, giáo dục, y tế,

Trang 17

Phạm Quý Thọ, trong cuốn “Kinh tế Việt Nam 30 năm chuyển đổi” (Nxb

Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, năm 2015), đã khái quát quá trình chuyển đổi

từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường ở một số nước, cũng như ở Việt Nam; đồng thời làm rõ thực trạng phát triển kinh tế đất nước trong các giai đoạn của 30 năm đổi mới, đáng chú ý nhất là giai đoạn từ năm 2008 đến năm

2015 Từ những phân tích, nhận định về phát triển kinh tế ở Việt Nam, tác giả đã khái quát vấn đề trọng tâm là cải cách thể chế kinh tế, phát họa các ý tưởng ban đầu

về mô hình, quan điểm chuyển đổi và giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam theo đúng quỹ đạo phát triển

Ngoài ra, còn phải kể đến một số công trình nghiên cứu chuyên sâu của các nhà Kinh tế học, Địa lý, Sử học, Chính trị học, đáng chú ý là: Lê Thông (chủ biên),

Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam, (Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội, năm 2009); Phạm

Thị Khanh (chủ biên), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững ở

Việt Nam, (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2010); Trịnh Thị Ái Hoa, Xây dựng và thực thi chính sách kinh tế vĩ mô ở Việt Nam, (Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Nội, năm 2010) Với mục đích biên soạn làm tài liệu tham khảo, giảng dạy và học tập, các tác giả đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề về kinh tế, xã hội Việt Nam như tổ chức lãnh thổ các vùng và các ngành kinh tế; tăng trưởng và phát triển kinh tế; chuyển dịch cơ cấu kinh tế; lao động - việc làm với quá trình phát triển kinh tế; nông nghiệp

và nông thôn, công nghiệp và công nghiệp hóa, với phát triển kinh tế

Như vậy, những nghiên cứu về chuyển biến kinh tế, xã hội nói chung là những nghiên cứu tổng hợp, chủ yếu đưa ra những nhận định khái quát ở tầm vĩ mô

về vấn đề kinh tế, xã hội của đất nước trong thời kỳ đổi mới Những nghiên cứu nói trên mang tính định hướng, cũng như góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề tổng quan

về kinh tế, xã hội của đất nước nói chung dưới nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau Thông qua những nghiên cứu này giúp tôi có được cơ sở lý luận và cái nhìn toàn diện tổng quát về quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội ở Việt Nam trong thời

kỳ đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế theo đường lối của Đảng Từ đó có thể tiếp cận đối tượng nghiên cứu cụ thể mà luận án đã đặt ra là quá trình chuyển biến kinh

tế, xã hội tỉnh Phú Yên từ năm 1989 đến năm 2015

Trang 18

1.1.2 Những nghiên cứu về chuyển biến kinh tế, xã hội ở các địa phương

và tỉnh Phú Yên

Trong những năm gần đây đã có những nghiên cứu về quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội ở các địa phương trong nước và được các nhà khoa học, nhà nghiên cứu công bố, đó là các Luận án Tiến sĩ như:

Luận án Tiến sĩ “Chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk từ năm 1975 đến

năm 2003” của Nguyễn Duy Thụy (chuyên ngành Lịch sử Việt Nam), bảo vệ năm

2010, tại Học viện Khoa học xã hội Đây là công trình khoa học đã phản ánh quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk từ năm 1975 đến năm 2003; trong đó, luận án có sự phân tích và làm rõ sự chuyển biến của các lĩnh vực như kinh tế, xã hội và văn hóa trên phạm vi cả tỉnh Đắk Lắk từ năm 1975 đến trước khi tách Đắk Lắk thành hai tỉnh là Đắk Lắk và Đắk Nông (năm 2003)

Luận án Tiến sĩ “Những chuyển biến kinh tế - xã hội của tỉnh Khánh Hòa từ

1975 đến 2005” của Nguyễn Thị Kim Hoa (chuyên ngành Lịch sử Việt Nam), bảo

vệ năm 2010, tại trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia

TP Hồ Chí Minh Đây là công trình khoa học phản ánh những chuyển biến về kinh

tế, xã hội của tỉnh Khánh Hòa từ năm 1975 đến năm 2005, trong đó có sự chuyển biến của các lĩnh vực như kinh tế và xã hội liên quan đến đề tài luận án Đặc biệt là trong giai đoạn (1975 - 1989), khi hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa hợp nhất thành tỉnh Phú Khánh theo chủ trương của Trung ương

Luận án Tiến sĩ “Quá trình chuyển biến kinh tế và xã hội tỉnh Lào Cai từ

năm 1991 đến năm 2010” của Nguyễn Thị Nguyền (chuyên ngành Lịch sử Việt

Nam), bảo vệ năm 2013, tại Học viện Khoa học xã hội Đây là công trình khoa học

đi sâu phân tích quá trình chuyển biến về kinh tế và xã hội của tỉnh Lào Cai từ năm

1991 đến năm 2010 Từ đó đưa ra một số nhận xét, đánh giá sự chuyển biến trên hai lĩnh vực kinh tế và xã hội của tỉnh Lào Cai; đồng thời đề xuất giải pháp góp phần phát triển kinh tế, xã hội Lào Cai trên con đường đổi mới và hội nhập

Luận án Tiến sĩ “Quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội tỉnh Thái Nguyên từ

năm 1997 đến năm 2010” của Hoàng Thị Mỹ Hạnh (chuyên ngành Lịch sử Việt

Nam), bảo vệ năm 2014, tại Học viện Khoa học xã hội Đây là công trình khoa học

Trang 19

phản ánh một cách sinh động quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2010 Từ đó, nêu bật một số thành tựu, cũng như hạn chế, bất cập trong quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Nguyên; đồng thời rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu và đề xuất giải pháp góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội Thái Nguyên trong xu thế hội nhập quốc tế

Luận án Tiến sĩ “Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang

từ năm 1986 đến năm 2010” của Lê Hồng Sơn (chuyên ngành Lịch sử Việt Nam),

bảo vệ năm 2016, tại Học viện Khoa học xã hội Đây là công trình khoa học đi sâu phân tích sự chuyển biến về kinh tế, xã hội của huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang từ năm 1986 đến năm 2010 Từ đó, luận án đưa ra một số nhận xét về quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội của huyện Vị Xuyên; đồng thời nêu ra một số đề xuất nhằm góp phần phát triển kinh tế, xã hội huyện Vị Xuyên trong những giai đoạn tiếp theo Các luận án tiến sĩ nghiên cứu về đề tài kinh tế, xã hội và quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội nêu trên tuy không liên quan trực tiếp đến đề tài luận án, nhưng đây là những tài liệu có ý nghĩa quan trọng và thiết thực Với những phân tích, đánh giá, nhận xét về vấn đề kinh tế và xã hội, đã làm cơ sở khoa học để người nghiên cứu có thể tham khảo, đối chiếu và rút kinh nghiệm khi nghiên cứu đề tài

Một số công trình nghiên cứu có nội dung tổng hợp gồm nhiều thể loại khác nhau về Phú Yên đã công bố, phản ánh một cách khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của tỉnh Phú Yên, trong đó đáng chú ý là:

Cuốn “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Phú Yên (1975 - 2000)” (do Ban Tuyên giáo

Tỉnh uỷ Phú Yên xuất bản, năm 2007) Với 276 trang nội dung và phụ lục, cuốn sách đã trình bày quá trình nhân dân các dân tộc tỉnh Phú Yên, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương, cùng nhân dân cả nước thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (1975 - 1985) Đặc biệt là trong chương III của cuốn sách

đã trình bày quá trình Đảng bộ tỉnh Phú Yên lãnh đạo nhân dân thực hiện công cuộc đổi mới (1986 - 2000), với những thành tựu nổi bật và hạn chế chủ yếu Từ đó, rút

ra một số kinh nghiệm của Đảng bộ tỉnh Phú Yên qua quá trình lãnh đạo xây dựng

và phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương Những nội dung được trình bày trong cuốn sách sẽ là những vấn đề được nghiên cứu và làm rõ hơn trong luận án

Trang 20

Cuốn “Địa chí Phú Yên” (UBND tỉnh Phú Yên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Nội, năm 2003) là công trình đồ sộ, gồm 6 phần về địa lý, lịch sử, kinh tế, văn hóa -

xã hội, các huyện - thị xã, phần tổng luận và phụ lục Đây là một công trình nghiên cứu khoa học tổng hợp, quy mô, được biên soạn công phu của tỉnh Phú Yên Với tư

cách là bộ bách khoa toàn thư, Địa chí Phú Yên ra đời nhằm thỏa mãn nhu cầu

nghiên cứu, tìm hiểu về vùng đất và con người Phú Yên, cũng như những tiềm năng

và thế mạnh của địa phương Từ đó hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của địa phương trong tổng thể đường lối phát triển chung của đất nước trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế Nội dung cuốn địa chí tuy mới nghiên cứ u và đề cập đến năm 2000, nhưng đây là tài liê ̣u rất có ý nghĩa giúp tôi có cái nhìn toàn diê ̣n về lịch sử, địa lý, kinh tế, xã hội,…của tỉnh Phú Yên và tiếp tục nghiên cứu để làm rõ hơn một số vấn đề liên quan đến luận án

Cuốn “Phú Yên - Thế và lực mới trong thế kỷ XXI” (Chu Viết Luân, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2006) Cuốn sách đã cung cấp những thông tin chung, cơ bản về lịch sử hình thành và phát triển về kinh tế, văn hóa cũng như tiềm năng, lợi thế của tỉnh Phú Yên; đồng thời giới thiệu tổng quan về các đơn vị kinh tế, doanh nghiệp điển hình trên địa bàn tỉnh Từ bức tranh toàn cảnh trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, các doanh nghiệp điển hình, những gương mặt mới, những nhân tố mới trong sản xuất - kinh doanh và trong các lĩnh vực khác, giúp người đọc hình dung rõ hơn những bước đi của Phú Yên trong tương lai, nhất là những năm đầu của thế kỷ XXI Như vậy, nội dung cuốn sách đã đề cập đến những vấn đề mà tôi đang quan tâm nghiên cứu trong luận án của mình

Tập kỷ yếu Hội thảo khoa học “Phú Yên 395 năm hình thành và phát triển

(1611 - 2006)” (UBND tỉnh Phú Yên xuất bản, năm 2006) Đây là tập kỷ yếu đã tập

hợp những bài viết, chuyên đề về lịch sử hình thành tỉnh Phú Yên từ năm 1611 đến năm 2005; sự phát triển kinh tế, xã hội qua các giai đoạn từ khi xác lập tỉnh Phú Yên đến năm 2005; về địa lý, thiết chế hành chính tỉnh Phú Yên qua các thời kỳ; các phong trào yêu nước, đấu tranh cách mạng trên địa bàn tỉnh Phú Yên Đặc biệt

là chuyên đề: Thành tựu kinh tế - xã hội của Phú Yên từ năm 1975 - 2005 do Ban

Tuyên giáo Tỉnh ủy Phú Yên thực hiện, đã trình bày khái quát những thành tựu

Trang 21

quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Yên qua 30 năm xây dựng

và phát triển Trong khuôn khổ một chuyên đề, những nội dung được trình bày ở đây nhằm cung cấp thông tin cho người đọc, không đưa ra nhận định, đánh giá về tình hình kinh tế xã hội của Phú Yên Tuy vậy, số liệu được đề cập đến trong chuyên đề này là cơ sở quan trọng giúp tôi so sánh, đối chiếu để làm sáng tỏ và khẳng định tính chân thực của những số liệu được sử dụng trong luận án

Cuốn “Lịch sử Chính quyền Nhân dân tỉnh Phú Yên 1945 - 2009” (UBND

tỉnh Phú Yên xuất bản, năm 2009) Nội dung cuốn sách thể hiện phong phú tính chất và đặc điểm của quá trình hình thành, phát triển, tổ chức và hoạt động của HĐND và UBND tỉnh Phú Yên qua các thời kỳ lịch sử, từ năm 1945 đến năm 2009 Trong chương IV của cuốn sách đã đề cập đến vai trò của chính quyền nhân dân Phú Yên trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Đặc biệt là khi tỉnh Phú Yên được tái lập (năm 1989), chính quyền đã góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh

tế, xã hội ở địa phương, đưa tỉnh Phú Yên vượt qua nhiều khó khăn và giành được những thành tựu to lớn về kinh tế, xã hội Mặc dù chưa đề cập trực tiếp đến kinh tế,

xã hội tỉnh Phú Yên, nhưng các thông tin và số liệu được đề cập trong cuốn sách sẽ giúp tôi có cơ sở phân tích làm rõ nhiều vấn đề liên quan đến đề tài luận án

Bộ sách “Lịch sử Phú Yên từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII” (UBND tỉnh Phú Yên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 2009); “Lịch sử Phú Yên thế kỷ XIX” (UBND tỉnh Phú Yên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 2009); “Lịch sử Phú Yên

từ năm 1900 đến năm 1930” (UBND tỉnh Phú Yên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội,

năm 2010) Đây là bộ sách đã cung cấp hệ thống tài liệu nghiên cứu phong phú, đa dạng về lịch sử, kinh tế, văn hóa và xã hội tỉnh Phú Yên qua các thời kỳ, từ thế kỷ XVII đến năm 1930 Tuy không đề cập trực tiếp đến kinh tế, xã hội Phú Yên, nhưng

bộ sách là nguồn tài liệu quan trọng để tôi nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến luận án, cụ thể như vấn đề truyền thống lịch sử và đời sống văn hóa của vùng đất và con người Phú Yên trong lịch sử hình thành và phát triển của địa phương

Cuốn “Lịch sử Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Phú Yên 1930 - 2010” (Ủy

ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Phú Yên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2013) Nội dung cuốn sách phác họa chặng đường phát triển của Mặt trận Tổ quốc

Trang 22

Việt Nam tỉnh Phú Yên từ năm 1930 đến năm 2010; đồng thời, khẳng định vị trí quan trọng của Mặt trận Tổ quốc trong việc phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong đấu tranh cách mạng, cũng như xây dựng, bảo vệ đất nước hiện nay Ở chương IV của cuốn sách đã trình bày những hoạt động và những đóng góp tích cực của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Phú Yên trong giai đoạn (1975 - 2010) Tuy không đề cập đến quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội Phú Yên, nhưng nội dung cuốn sách đã gợi mở cho tôi nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến luận án, cụ thể như: giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, vấn đề dân tộc và tôn giáo

Nghiên cứu về sự chuyển biến kinh tế, xã hội tỉnh Phú Yên cũng nhận được

sự quan tâm nghiên cứu của các nhà quản lý, nhà khoa học trong và ngoài tỉnh Đây

là mảng đề tài được nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả, ở những mức độ

và khía cạnh khác nhau đã được công bố, đó là:

Cuốn “Phú Yên 10 năm xây dựng và phát triển” (UBND tỉnh Phú Yên xuất

bản, năm 1999) Đây là cuốn sách tập hợp những bài viết của các vị lãnh đạo và nguyên lãnh đạo tỉnh Phú Yên qua các thời kỳ, đã trình bày về tình hình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Yên trên các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, kinh tế biển, giáo dục - đào tạo, đồng thời nêu bật những thành tựu và hạn chế về phát triển kinh tế, xã hội của Phú Yên sau 10 năm tái lập tỉnh Nội dung cuốn sách mới chỉ dừng lại dưới dạng khái quát những thành tựu và hạn chế về phát triển kinh tế,

xã hội tỉnh Phú Yên trong 10 năm (1989 - 1999), mà chưa đưa ra được những đánh giá về sự chuyển biến của kinh tế, xã hội Phú Yên Tuy vậy, cuốn sách cũng đã gợi

mở một số vấn đề và cung cấp nguồn tư liệu quý báu để tôi nghiên cứu luận án

Đề tài khoa học “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên giai

đoạn 2000 - 2020” (Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh và Sở Kế hoạch -

Đầu tư tỉnh Phú Yên phối hợp thực hiện, năm 2000) Nội dung đề tài đề cập đến bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng đến sự phát triển của các địa phương trong

đó có tỉnh Phú Yên; đánh giá tình hình hoạch định và thực hiện chiến lược kinh tế -

xã hội của tỉnh Phú Yên trong thời kỳ 1991 - 2000; đồng thời, đánh giá các tiềm năng, lợi thế của tỉnh Phú Yên Đề tài còn xây dựng hệ thống các quan điểm, chiến lược, chính sách phát triển kinh tế - xã hội nói chung và từng ngành kinh tế cụ thể

Trang 23

trên địa bàn tỉnh Phú Yên Từ đó, đề xuất các kiến nghị nhằm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên từ năm 2001 đến năm 2020 Đề tài tuy có đưa ra đánh giá về tình hình thực hiện chiến lược kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Yên trong gần 10 năm, nhưng đây chỉ mới là những tổng kết dưới dạng khái quát, để làm

cơ sở cho việc đề ra chiến lược phát triển mới Mặc dù vậy, đề tài cũng đã cung cấp

những số liệu trung thực và gợi mở nhiều vấn đề mà luận án tiếp tục nghiên cứu

Luận văn Thạc sĩ “Đảng bộ tỉnh Phú Yên lãnh đạo phát triển kinh tế biển

giai đoạn 1989 - 2012” của Nguyễn Thị Thu Trang (chuyên ngành Lịch sử Đảng),

bảo vệ năm 2014, tại trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc

gia TP Hồ Chí Minh; “Kinh tế biển ở tỉnh Phú Yên (1989 - 2010)” của Trần Ngọc

Dũng (chuyên ngành Lịch sử Việt Nam), bảo vệ năm 2014, tại trường Đại học Quy Nhơn Nội dung các luận văn đề cập đến vấn đề phát triển kinh tế biển trên địa bàn tỉnh Phú Yên; quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Phú Yên đối với việc phát triển kinh tế biển trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế Những luận văn này đã cung cấp nguồn tài liệu phong phú, phục vụ cho việc nghiên cứu luận án, nhất là ở lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh Phú Yên

Luận văn Thạc sĩ “Tỉnh Đảng bộ Phú Yên lãnh đạo phát triển kinh tế công

nghiệp (1991 - 2009)” của Bùi Anh Thư (Chuyên ngành Lịch sử Đảng), bảo vệ năm

2010, tại trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia TP Hồ

Chí Minh;“Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Yên” của Võ Thị Tem

(chuyên ngành Kinh tế chính trị), bảo vệ năm 2011, tại trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế Nội dung các luận văn đề cập đến lý luận về phát triển công nghiệp; sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Phú Yên về phát triển công nghiệp; đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Yên Tuy vậy, những luận văn này cũng chỉ đề cập đến chủ trương, kế hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh Phú Yên, chứ không đưa ra được những so sánh, đánh giá về quá trình phát triển của công nghiệp Phú Yên trong thời kỳ đổi mới

Luận văn Thạc sĩ “Quá trình phát triển giáo dục Trung học phổ thông ở tỉnh

Phú Yên từ năm 1989 đến năm 2010” của Lê Thị Phương Lan (chuyên ngành Lịch

sử Việt Nam), bảo vệ năm 2012, tại trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh Nội

Trang 24

dung luận văn đề cập đến quá trình phát triển giáo dục Trung học phổ thông (THPT) ở tỉnh Phú Yên từ năm 1989 đến năm 2010, bao gồm: Hệ thống trường, lớp, học sinh; nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy; cơ sở vật chất, trang thiết bị trong trường học; công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; xã hội hóa giáo dục; công tác chỉ đạo quản lý giáo dục, theo từng giai đoạn lịch sử Đồng thời, nêu ra nhận xét về thành tựu, hạn chế và đề xuất giải pháp nhằm phát triển giáo dục THPT ở tỉnh Phú Yên trong giai đoạn tiếp theo Trên thực tế, luận văn đã trở thành tài liệu tham khảo có giá trị để nghiên cứu vấn đề giáo dục - đào tạo, nhất

là giáo dục THPT ở tỉnh Phú Yên được thể hiện trong luận án

Luận văn Thạc sĩ “Đảng bộ tỉnh Phú Yên lãnh đạo phát triển nguồn nhân

lực phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 1989 - 2010)” của

Lưu Thị Xuân (chuyên ngành Lịch sử Đảng), bảo vệ năm 2012, tại trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh Nội dung luận văn đề cập đến quá trình lãnh đạo phát triển nguồn nhân lực của Đảng bộ tỉnh Phú Yên phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH và tác động của quá trình đó đến quá trình phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Phú Yên trong giai đoạn từ năm 1989 đến năm 2010 Trên cơ sở những thành tựu và hạn chế, rút ra những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn địa phương; đồng thời đề xuất giải pháp tiếp tục phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Phú Yên trong phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong thời kỳ đổi mới Do đó, luận văn đã góp phần cung cấp thêm nguồn tài liệu có giá trị để phục vụ cho việc nghiên cứu luận án

Luận văn Thạc sĩ “Phân tích các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế

tỉnh Phú Yên giai đoạn 2001 - 2011” của Võ Xuân Hội (chuyên ngành Kinh tế

chính trị), bảo vệ năm 2012, tại trường Đại học Kinh tế Luật - Đại học Quốc gia TP

Hồ Chí Minh Nội dung luận văn đề cập đến chất lượng tăng trưởng kinh tế của tỉnh Phú Yên giai đoạn 2001 - 2011, trong đó tập trung phân tích các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế, bao gồm: nhân tố kinh tế (vốn, lao động và năng suất tổng hợp), nhân tố phi kinh tế (thể chế chính trị - xã hội, đặc điểm văn hóa, dân tộc - tôn giáo); đồng thời đề xuất những định hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng

Trang 25

tăng trưởng kinh tế tỉnh Phú Yên trong thời kỳ tiếp theo Vì vậy, luận văn đã cung cấp nguồn tài liệu quý báu và gợi mở một số vấn đề để tôi tiếp tục nghiên cứu Luận văn Thạc sĩ “Phát triển du lịch tỉnh Phú Yên đến năm 2020” của Võ

Thị Tuyết Hạnh (chuyên ngành Du lịch), bảo vệ năm 2012, tại trường Đại học Khoa

học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội; “Đảng bộ tỉnh Phú Yên lãnh

đạo phát triển ngành du lịch (2000 - 2011)” của Mai Thị Huyền (chuyên ngành

Lịch sử Đảng), bảo vệ năm 2013, tại trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh Nội dung các luận văn tập trung phân tích những tiềm năng và thực trạng của ngành du lịch Phú Yên; sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch; đồng thời đề xuất giải pháp nhằm phát triển du lịch ở Phú Yên trong thời kỳ đổi mới và hội nhập Đây là nguồn tài liệu quan trọng

để nghiên cứu vấn đề dịch vụ du lịch ở Phú Yên trong nội dung luận án

Luận văn Thạc sĩ “Kinh tế, xã hội tỉnh Phú Yên 1989 - 2005” của Nguyễn

Thị Hải Đường (chuyên ngành Lịch sử Việt Nam), bảo vệ năm 2013, tại trường Đại học Quy Nhơn Mặc dù có đề cập đến hai lĩnh vực kinh tế và xã hội của tỉnh Phú Yên, nhưng đề tài này chưa đi sâu phân tích, đánh giá sâu sắc, toàn diện quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội tỉnh Phú Yên từ sau tái lập tỉnh (năm 1989) đến năm

2015 Nghĩa là, đề tài chưa đi sâu phân tích quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội tỉnh Phú Yên trong từng ngành kinh tế, vùng kinh tế và các thành phần kinh tế, cũng như chưa giải quyết một cách toàn diện, đầy đủ các vấn đề xã hội Tuy vậy, luận văn là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị, giúp tôi có những kế thừa và tiếp tục nghiên cứu sâu sắc, toàn diện hơn cho luận án của mình

Luận văn Thạc sĩ “Đảng bộ tỉnh Phú Yên lãnh đạo phát triển kinh tế nông

nghiệp giai đoạn 1989 - 2010” của Trần Thị Kim Thanh, (chuyên ngành Lịch sử

Đảng), bảo vệ năm 2013, tại trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học

Quốc gia TP Hồ Chí Minh; “Kinh tế nông nghiệp tỉnh Phú Yên từ năm 2001 đến

năm 2010” của Đặng Thị Thu Trang (chuyên ngành Lịch sử Việt Nam), bảo vệ năm

2013, tại trường Đại học Quy Nhơn Nội dung các luận văn đề cập đến quá trình Đảng bộ tỉnh Phú Yên vận dụng đường lối của Đảng vào lãnh đạo phát triển kinh tế nông nghiệp ở địa phương; phân tích, đánh giá những thành tựu và hạn chế của

Trang 26

nông nghiệp Phú Yên trong thời kỳ đổi mới; đồng thời đề xuất giải pháp nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp ở Phú Yên theo hướng bền vững Tuy nhiên, những luận văn này cũng chỉ đề cập đến hoạt động sản xuất nông nghiệp ở địa phương trong một giai đoạn lịch sử, không nghiên cứu toàn diện về kinh tế, xã hội Phú Yên Cuốn “Kinh tế xã hội Phú Yên những năm đầu tái lập tỉnh”, (Nguyễn Tường

Thuật, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, năm 2013) Cuốn sách là tập hợp những bài viết của tác giả (nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên) về các lĩnh vực kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Yên trong những năm đầu vừa được tái lập; nêu lên nguồn tiềm năng

đa dạng, phong phú của tỉnh Phú Yên để phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa; đồng thời đưa ra một chương trình, kế hoạch và giải pháp toàn diện nhằm phát triển kinh

tế, xã hội tỉnh Phú Yên theo hướng lâu dài và bền vững Nội dung cuốn sách đã cung cấp những tư liệu quý báu và gợi mở nhiều vấn đề quan trọng về kinh tế, xã hội địa phương để tôi tiếp tục nghiên cứu luận án

Luận văn Thạc sĩ “Đảng bộ tỉnh Phú Yên lãnh đạo thực hiện xóa đói, giảm

nghèo từ năm 2001 đến năm 2010” của Lê Xuân Trường, (chuyên ngành Lịch sử

Đảng), bảo vệ năm 2014, tại trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội Nội dung luận văn đề cập đến quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Phú Yên đối với công tác xóa đói, giảm nghèo từ năm 2001 đến năm 2010; qua đó, tác giả rút ra một số nhận xét, đánh giá và bài học kinh nghiệm để vận dụng vào thực tiễn lãnh đạo công tác xóa đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế,

xã hội ở địa phương tỉnh Phú Yên trong công cuộc đổi mới đất nước Luận văn đã cung cấp nguồn tư liệu phong phú và đáng tin cậy về công tác xóa đói, giảm nghèo

ở tỉnh Phú Yên, nhất là tư liệu ở giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2010

Luận văn Thạc sĩ“Đảng bộ tỉnh Phú Yên lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội địa bàn ven biển (1989 - 2014)” của Nguyễn Thị Ngọc Linh (chuyên ngành

Lịch sử Đảng), bảo vệ năm 2015, tại trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh Nội dung luận văn đề cập đến quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Phú Yên nhằm phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn ven biển của tỉnh trong giai đoạn 1989 - 2014; đồng thời chỉ ra những ưu điểm

Trang 27

cũng như hạn chế trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Trên cơ sở đó, đúc kết những kinh nghiệm quý báu và đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội địa bàn ven biển của tỉnh Phú Yên trong giai đoạn tiếp theo Luận văn tuy chưa đề cập đến toàn bộ các vùng kinh tế của tỉnh Phú Yên, nhưng trên thực tế đã trở thành nguồn tài liệu tham khảo để tôi tiếp tục nghiên cứu và trình bày đầy đủ các vùng kinh tế ở Phú Yên trong luận án

Luận văn Thạc sĩ “Vận dụng quan điểm cu ̉a triết học Mác - Lênin về tôn giáo vào công tác tôn giáo ở Phú Yên hiện nay” của Võ Thị Hồng Thấm (chuyên

ngành Triết học), bảo vệ năm 2015, tại trường Đại học Khoa học - Đại học Huế Nội dung luận văn đề cập đến thực trạng công tác tôn giáo ở tỉnh Phú Yên và những vấn đề đặt ra đối với công tác tôn giáo tại địa phương; phân tích làm rõ những điểm tích cực và hạn chế của công tác tôn giáo trên địa bàn tỉnh Phú Yên Quán triệt và vận dụng quan điểm của triết học Mác - Lênin vào khảo cứu thực trạng công tác tôn giáo, từ đó đề xuất giải pháp để nâng cao chất lượng và hoàn thiện hơn công tác tôn giáo ở tỉnh Phú Yên, nhằm đoàn kết các tôn giáo trên địa bàn tỉnh và góp phần phát triển kinh tế, xã hội địa phương Mặc dù chưa đề cập một cách toàn diện công tác tôn giáo ở tỉnh Phú Yên, nhưng luận văn đã cung cấp những số liệu trung thực về tình hình tôn giáo ở địa phương, gợi mở nhiều vấn đề để tôi tiếp tục nghiên cứu Ngoài ra, còn có một số bài viết đăng trên các báo và tạp chí như: “Phú Yên

khai thác tiềm năng đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội”, Tạp chí Quản lý Nhà

nước, Số 11, năm 2005; “Phú Yên thực hiện có hiệu quả chính sách miền núi và dân

tộc”, Tạp chí Cộng sản, Số 802, năm 2009 của Đào Tấn Lộc “Phú Yên đẩy mạnh xây dựng văn hóa trong giai đoạn cách mạng mới” của Nguyễn Hoài Sơn, Tạp chí

Trí thức Phú Yên, Số 42, năm 2015 “Phú Yên xây dựng bờ vững mạnh, giữ yên

biển nhằm phát triển kinh tế - xã hội bền vững”, Tạp chí Cộng sản (Chuyên đề cơ sở), Số 107, năm 2015 của Phạm Đình Cự…

Tất cả các công trình và bài viết ở trên, do mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu khác nhau đã góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề liên quan đến kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Yên trong một giai đoạn lịch sử nhất định Những công trình, bài viết này được tôi tham khảo, kế thừa có chọn lọc một số nội dung phù hợp với luận án

Trang 28

1.2 Những nội dung kế thừa và những vấn đề luận án cần giải quyết

Qua xem xét các công trình nghiên cứu về chuyển biến kinh tế, xã hội tỉnh

Phú Yên, tôi rút ra một số nhận xét:

Thứ nhất, cho đến nay, vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn

diện quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội tỉnh Phú Yên từ năm 1989 đến năm 2015 Các công trình nghiên cứu về các vấn đề kinh tế, xã hội Việt Nam trong thời kỳ đổi mới chỉ mang tính khái quát, định hướng chung cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước Còn các công trình nghiên cứu về kinh tế, xã hội địa phương, mặc dù đề cập đến nhiều khía cạnh về kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Yên nhưng chủ yếu đi vào các nội dung như kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, giáo dục - đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, xóa đói giảm nghèo, hoặc chỉ dừng lại ở phạm vi hẹp (từng huyện, thị xã, thành phố), trong thời gian ngắn (giai đoạn: 1989 - 2015 được

đề cập ở mức độ rất ít) Các công trình nghiên cứu đề cập đến đường lối phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Yên chỉ mang tính chất cung cấp thông tin, mà không đưa ra được những đánh giá, nhận định mang tính tổng quát về sự chuyển biến kinh

tế, xã hội của tỉnh Phú Yên giai đoạn 1989 - 2015

Thứ hai, hầu hết các công trình nghiên cứu của các tác giả từ Trung ương

đến địa phương tỉnh Phú Yên chỉ tìm hiểu, đánh giá vấn đề ở góc độ kinh tế, chính trị, hoặc văn hóa Nếu có nhìn từ góc độ lịch sử thì cũng chỉ dừng lại ở phạm vi hẹp mà chưa có được cái nhìn tổng thể về sự chuyển biến kinh tế, xã hội trong toàn tỉnh Phú Yên, cũng như chưa làm rõ được những đặc điểm riêng của Phú Yên so với các tỉnh, thành phố khác trong khu vực duyên hải Nam Trung bộ và cả nước

Thứ ba, do thiếu tính tổng thể và chỉ phân tích những khía cạnh nhỏ của vấn

đề kinh tế, xã hội mà các công trình nghiên cứu trên chưa nêu được đặc điểm của nền kinh tế và xã hội Phú Yên trong thời kỳ đổi mới, cũng như vai trò của nó đối với sự phát triển chung của đất nước Các công trình đó cũng chưa đánh giá đầy đủ những kinh nghiệm trong sự vận dụng đường lối đổi mới của Đảng thời kỳ 1989 -

2015 Đó cũng là những vấn đề rất cần thiết cho việc hoạch định chủ trương, chính sách xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Phú Yên trong giai đoạn tiếp theo

Trang 29

Là một công trình nghiên cứu khoa học, trước hết chúng tôi dựa vào những công trình đã công bố của các nhà khoa học đi trước và các tài liệu gốc để nghiên cứu

các vấn đề đặt ra của luận án, cụ thể có những nội dung kế thừa:

- Về điều kiện tự nhiên như vị trí địa lý, địa hình đất đai, khí hậu thủy văn là những vấn đề đã được các nhà khoa học khảo sát nghiên cứu trong nhiều năm và kết quả của nó đã được thừa nhận

- Một số đặc điểm về kinh tế, xã hội của vùng đất và con người Phú Yên

được rút ra dựa trên những điều kiện tự nhiên cũng như từ lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất và con người Phú Yên

- Tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Yên trước năm 1989 đã được các tác giả nghiên cứu đề cập đến dựa trên nhiều nguồn tư liệu khác nhau của cách mạng và của chính quyền Việt Nam Cộng hòa

- Những tiềm năng phát triển của tỉnh Phú Yên đã được đề cập đến trong các

công trình nghiên cứu về kinh tế, xã hội ở địa phương

Trên cơ sở kế thừa kết quả của các công trình khoa học trước đây, những nội dung mới luận án giải quyết:

- Một là, quá trình chuyển biến về kinh tế của tỉnh Phú Yên từ năm 1989 đến

năm 2015, theo từng ngành kinh tế, vùng kinh tế và các thành phần kinh tế

- Hai là, quá trình chuyển biến về xã hội của tỉnh Phú Yên theo các lĩnh vực

giáo dục - đào tạo, chăm sóc y tế - bảo vệ môi trường, các hoạt động văn hoá - thông tin - truyền thông, thể dục - thể thao Ngoài ra, luận án còn đề cập đến vấn đề

cơ cấu lao động và việc làm; công tác xoá đói giảm nghèo và an sinh xã hội, chính sách dân tộc và tôn giáo

- Ba là, nhận xét về những thành công và hạn chế, chỉ ra nguyên nhân, góp phần

vào việc định hướng giải pháp cho quá trình phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Phú Yên trong những giai đoạn tiếp theo

Trang 30

Chương 2 KHÁI QUÁT VỀ PHÚ YÊN VÀ CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI

CỦA TỈNH PHÚ YÊN TỪ NĂM 1989 ĐẾN NĂM 2000

2.1 Khái quát về Phú Yên và tình hình kinh tế, xã hội trước năm 1989

2.1.1 Khái quát về tỉnh Phú Yên

2.1.1.1 Về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý: Tỉnh Phú Yên có tọa độ địa lý từ 12039'10" đến 13045'20" vĩ

độ Bắc và 108039'45" đến 109029'20" kinh độ Đông Diện tích tự nhiên toàn tỉnh

là 5.060 km2, phía Đông giáp Biển Đông, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk, phía Nam giáp tỉnh Khánh Hòa và phía Bắc giáp tỉnh Bình Định TP Tuy Hòa (trung tâm tỉnh lỵ) cách thủ đô Hà Nội 1.160 km về phía Bắc, cách TP Hồ Chí Minh 561 km về phía Nam theo tuyến Quốc lộ 1A Đây là một trong những thuận lợi để đưa Phú Yên trở thành đầu mối giao lưu kinh tế Bắc - Nam và Đông - Tây

- Khí hậu: Đặc trưng khí hậu của Phú Yên là nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và

chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương, nên trong năm có 2 mùa rõ rệt Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8, với khí hậu khô nóng Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, nhiệt

độ thấp và mát mẻ Nhiệt độ trung bình hàng năm, khu vực đồng bằng ở vào khoảng 26.60C, vùng miền núi là 26.00C Khí hậu của Phú Yên thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, nhưng cũng thường xuyên gặp phải thiên tai (hạn, lũ lụt,…)

- Thủy văn: Sông ngòi Phú Yên đều bắt nguồn từ phía Tây của dãy Trường

Sơn, từ phía Bắc dãy núi Cù Mông và từ phía Nam Đèo Cả rồi đổ ra biển Nước các sông ở Phú Yên có chất lượng tốt, chưa bị ô nhiễm có thể sử dụng cho nhiều mục

đích: Phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt của người dân

- Đặc điểm địa hình: Phú Yên có địa hình khá đa dạng và phân cắt mạnh,

thấp dần từ Tây sang Đông Phía Bắc tỉnh là dãy núi Cù Mông, phía Nam là dãy núi Đèo Cả, phía Tây là rìa phía Đông của dãy Trường Sơn, phía Đông là Biển Đông; địa hình có núi đồi và đồng bằng xen kẽ với nhau [94, tr.5] Đồng bằng lưu vực hạ lưu Sông Ba, nhờ sự bồi đắp phù sa, tạo thành cánh đồng lớn nhất các tỉnh ven biển Nam Trung bộ với diện tích 22.000 ha, tạo cho Phú Yên có ưu thế vượt trội về sản xuất lương thực so với các tỉnh trong khu vực

Trang 31

2.1.1.2 Về dân số, dân tộc và tôn giáo

- Dân số: Theo kết quả của cuộc điều tra dân số ngày 1 - 4 - 1989, dân số

tỉnh Phú Yên là 641.791 người Đến năm 2015, dân số Phú Yên đạt 893.383 người Mật độ dân số trung bình năm 1989 là 126 người/km2; năm 2015 là 178 người/km2

Số người lao động trong độ tuổi chiếm khoảng 69,7% Dân số Phú Yên đang tiến đến cơ cấu “dân số vàng”, điều này tạo lợi thế về nguồn nhân lực, một điều kiện quan trọng để kinh tế của tỉnh có bước tăng trưởng mạnh mẽ

- Dân tộc: Tỉnh Phú Yên có nhiều thành phần dân tộc cùng chung sống (31

dân tộc), trong đó người Kinh chiếm 94,6%, còn lại là các dân tộc thiểu số như Êđê, Chăm, Bana, Hoa, Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Giarai, Hà Nhì, Đồng bào các dân tộc ở Phú Yên sống hòa hợp, tạo điều kiện giúp đỡ lẫn nhau trong phát triển sản xuất, góp phần làm thay đổi bộ mặt đô thị và nông thôn trên địa bàn; đồng thời, tích cực tham gia xây dựng đời sống văn hóa tại các địa phương trong tỉnh

- Tôn giáo: Phú Yên có nhiều tôn giáo cùng tồn tại, trong đó có 5 tôn giáo

chính (Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Tin lành, Cao đài và Hòa Hảo) Đồng bào các tôn giáo ở tỉnh Phú Yên sống đan xen với các đi ̣a bàn dân cư, chung sống hiền hòa, hoạt động tôn giáo diễn ra bình thường Các tín đồ tôn giáo trên địa bàn tỉnh cùng giúp đỡ nhau trong cuộc sống, tham gia phong trào xây dựng làng văn hóa ở khu dân cư, đoàn kết giữ gìn an ninh trật tự và phát triển kinh tế, xã hội

2.1.1.3 Truyền thống lịch sử và đời sống văn hóa

- Truyền thống lịch sử: Từ cuối thế kỷ XVI, những cư dân người Việt đầu

tiên ở Thuận Quảng theo Phù Nghĩa hầu Lương Văn Chánh vào vùng đất từ Cù Mông đến núi Đá Bia - Đèo Cả để sinh cơ lập nghiệp “Trong quá trình khai hoang,

mở đất, dựng làng, họ gắn bó với nhau, bảo vệ và tương trợ lẫn nhau, chung sức và đồng lòng cùng xây dựng quê hương mới” [179, tr.243] Để rồi đến năm 1611, vùng đất này chính thức có tên trong bản đồ Đại Việt và được đặt tên là Phủ Phú Yên Trải qua hơn 400 năm hình thành và phát triển, với cuộc sống hòa mục và truyền thống đoàn kết, các dân tộc trên địa bàn Phú Yên đã biến những vùng đất hoang sình lầy, bãi bồi thành những cánh đồng chuyên canh lúa và những vùng nuôi trồng thủy sản trù phú Người dân Phú Yên có truyền thống làm nông nghiệp

Trang 32

trồng lúa nước hoặc trồng lúa nương rẫy Họ sớm biết khai thác các loại đất ở các địa hình khác nhau để trồng lúa và hoa màu, biết tận dụng và dùng nhiều biện pháp canh tác để tăng năng suất và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp Các ngành nghề thủ công như đan lát, chế biến lương thực, làm chiếu, làm gạch ngói và làm đồ gia dụng được hình thành ở nhiều vùng, nhiều địa phương trong tỉnh; đó cũng là quá trình con người Phú Yên tạo ra những sản phẩm khá nổi tiếng như xoài Đá Trắng, sắn Phường Lụa, cam Đa Lộc, gấm Ngân Sơn, nếp Vườn Trầu, chiếu Cù Du Ngoài ra, người dân Phú Yên còn phát triển nghề nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, nổi tiếng nhất có cá ngừ đại dương; ở vùng miền núi, người dân chủ yếu sống bằng nghề trồng rừng và khai thác lâm sản

Trong điều kiện của vùng đất miền Trung đầy nắng, gió và cát, thường xuyên đối diện với thiên tai, bão, lũ, ngập lụt đã tạo nên con người Phú Yên với những đức tính cần cù, chịu thương, chịu khó và kiên cường bất khuất Trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, quân và dân Phú Yên đã có những đóng góp to lớn về sức người và sức của cho cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc, tự do và hạnh phúc của nhân dân Những truyền thống tốt đẹp của con người Phú Yên đã góp phần tạo nên sức mạnh tổng hợp để địa phương

có bước chuyển biến mạnh mẽ trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế

- Đời sống văn hoá: Phú Yên là nơi hội tụ, giao thoa các yếu tố văn hóa đa

dạng của cư dân vùng miền núi, đồng bằng và vùng ven biển; hòa quyện cả văn hóa Việt, Chăm và các dân tô ̣c trên dãy Trường Sơn, đã tạo nên nét đặc sắc trong đời sống văn hoá của người dân trên vùng đất Phú Yên Di sản văn hóa vật thể ở Phú Yên rất đa dạng như chùa chiền, nhà thờ, đình làng, lăng, miếu, của người Kinh; các loại hình kiến trúc, điêu khắc của người Chăm; những ngôi nhà dài của người Êđê và cồng chiêng của đồng bào các dân tộc thiểu số ở ba huyện miền núi “Đặc biệt là bộ đàn đá và kèn đá Tuy An được các nhà khoa học đánh giá là một trong những di sản độc đáo của quốc gia và nhân loại” [211, tr.8] Phú Yên còn biết đến

là một vùng đất với nhiều lễ hội mang đặc trưng vùng, miền Ở miền núi có lễ hội đâm trâu của người Bana và Chăm, lễ cúng đất của người Kinh, lễ bỏ mả, lễ mừng

Trang 33

nhà mới của người Êđê Ở vùng biển có các loại hình như lễ hội sông nước và đua thuyền, lễ hội tưởng niệm các danh nhân lịch sử, văn hóa Những giá trị văn hóa do bàn tay và khối óc con người tạo ra thể hiện bản sắc văn hóa đa dạng của các dân tộc ở tỉnh Phú Yên đã và đang thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghiên cứu, tìm hiểu, nên có giá trị phục vụ phát triển du lịch, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng tích cực và bền vững

2.1.2 Tình hình kinh tế, xã hội tỉnh Phú Yên trước năm 1989

2.1.2.1 Tình hình kinh tế, xã hội tỉnh Phú Yên từ sau giải phóng đến khi hợp nhất với tỉnh Khánh Hòa

- Tình hình kinh tế: Sau giải phóng, tỉnh Phú Yên đứng trước những khó

khăn, thách thức rất lớn Kinh tế của tỉnh chủ yếu là sản xuất nông nghiệp lạc hậu Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp nhỏ bé: Toàn tỉnh có 142 nhà máy xay xát, 2 máy cưa xẻ gỗ, 2 nhà máy đèn công suất khoảng 1.435 KW; sản xuất tiểu thủ công nghiệp có 10 tiệm sữa chữa máy thu thanh, thu hình, 95 tiệm sửa xe đạp xe máy, 14 lò bánh mì, 42 cơ sở sản xuất gạch ngói, 1 nhà máy đường, 4 trạm bơm nước, 1 cơ sở sản xuất giấy [66, tr.164] Những cơ sở sản xuất công nghiệp ở Phú Yên hầu hết là cũ kỹ, lạc hậu, không đồng bộ, thu nhập của người lao động thấp Trong khi đó, hơn 7,3 vạn đồng bào ở các khu dồn dân của địch nay trở về quê cũ không vốn liếng, nhà ở, không có đất đai để canh tác và sản xuất

Để giải quyết khó khăn về lương thực, tỉnh Phú Yên phát động phong trào khai hoang phục hóa, mở rộng diện tích canh tác để trồng lúa và các loại cây hoa màu ngắn ngày khác Theo đó, chính quyền cách mạng cung cấp công cụ, sức kéo, giống cây trồng và vận động nhân dân “nhường cơm xẻ áo” nhằm giúp đồng bào vùng khó khăn ổn định cuộc sống Tỉnh Phú Yên còn chú trọng khôi phục sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kêu gọi nhân dân bỏ vốn, sức lao động và kinh nghiệm sản xuất để xây dựng hợp tác xã (HTX), tổ sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và giải quyết việc làm cho người lao động Để tạo ra việc làm mới, tỉnh Phú Yên đã vận động đưa dân từ TX Tuy Hòa đi xây dựng vùng kinh tế mới ở Sơn Thành, Lỗ Rong; đưa dân huyện Sông cầu và Đồng Xuân lên xây dựng vùng kinh tế mới ở Đa Lộc, Suối Cối

Trang 34

Vấn đề khôi phục kinh tế và bước đầu hàn gắn vết thương chiến tranh ở Phú Yên được tiến hành khẩn trương và đạt kết quả tích cực Nhân dân toàn tỉnh đã khai hoang được 3.691 ha, kịp thời đưa vào sản xuất vụ tháng 8 và vụ tháng 10, nâng diện tích canh tác của tỉnh lên 32.097 ha, trong đó có 23.030 ha ruộng lúa [177, tr.215] Trong công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, một số cơ sở sản xuất như: Xí nghiệp ép dầu dừa Sông Cầu, HTX sản xuất giấy Phú Hòa, HTX sản xuất xăm lốp

xe đạp Nam Trung, HTX dệt Phú Yên, HTX sản xuất gạch ngói Đông Ngọc, HTX dệt thảm xơ dừa Sông Cầu, được thành lập; nhà máy sản xuất nước đá Tân Xuân hoạt động trở lại Tuy vậy, hầu hết các cơ sở sản xuất còn nhỏ bé, kỹ thuật lạc hậu, nên sản phẩm làm ra chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân

Những thành tựu bước đầu mà tỉnh Phú Yên đạt được trong khôi phục kinh

tế là rất có ý nghĩa Tuy nhiên, do kinh tế với điểm xuất phát thấp, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, thêm vào đó là thiên tai, dịch bệnh xảy ra, nên đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn Nạn đói xảy ra ở một số địa phương: ở huyện Tuy An có khoảng 5.000 người bị đói; huyện Đồng Xuân, nạn đói diễn ra ở các xã Xuân Lãnh, Xuân Quang và Xuân Phước; huyện Sông Cầu nạn đói xảy ra ở các địa phương ven biển như Hòa An, Hòa Lợi, Hòa Phú, Phú Dương, Trung Trinh, Lệ Uyên

- Tình hình xã hội: Phú Yên còn phải đối mặt với nhiều vấn đề do xã hội cũ

để lại Tình trạng thất nghiệp đông đảo; hệ thống giáo dục, y tế, văn hóa - thông tin với cơ sở vật chất và trang thiết bị thiếu thốn, lạc hậu và xuống cấp nghiêm trọng Toàn tỉnh chỉ có 1 bệnh viện đa khoa và 8 bệnh xá cấp huyện, do đó không đủ khả năng để khám và chữa bệnh cho nhân dân [7, tr.12]

Để khắc phục những khó khăn, tỉnh Phú Yên đã đề ra nhiều giải pháp thiết thực Về giáo dục, tỉnh đã chỉ đạo các địa phương sửa chữa, sắp xếp lại hệ thống trường lớp học, tổ chức bồi dưỡng giáo viên về chính trị và chuyên môn; đẩy mạnh công tác xóa mù chữ, huy động cán bộ trong các cơ quan nhà nước tăng cường lên miền núi để làm công tác xóa mù chữ Về văn hóa - thông tin, tỉnh tăng cường các hoạt động tuyên truyền chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và của Mặt trận cho các tầng lớp nhân dân Tích cực phát triển phong trào văn nghệ quần chúng, đưa các đội chiếu phim, đoàn văn công về cơ sở phục vụ nhân dân địa phương; xóa

Trang 35

bỏ các ấn phẩm đồi trụy, phản động Các rạp chiếu bóng như Hưng Đạo, Diên Hồng, Đại Nam và các cơ sở in tư nhân được cải tạo theo hình thức công tư hợp doanh Về y tế, tỉnh Phú Yên đã củng cố bệnh viện tỉnh và bệnh viện ở các huyện, tăng cường xây dựng trạm y tế xã, phường và đẩy mạnh đào tạo cán bộ y tế; đồng thời tổ chức các đoàn y tế lưu động về tận buôn làng khám chữa bệnh cho nhân dân, kịp thời xử lý các loại dịch bệnh xảy ra

Nhờ triển khai nhiều giải pháp thiết thực, nên một số vấn đề xã hội bức xúc trên địa bàn tỉnh bước đầu đã được khắc phục Ngành giáo dục Phú Yên trong năm học đầu tiên sau giải phóng (năm học 1975 - 1976), mẫu giáo có 160 lớp, với 5.760

em, 246 giáo viên; cấp 1 có 20 trường, 1.233 lớp, với 56.326 học sinh và 846 giáo viên; cấp 2 có 10 trường, 183 lớp, với 10.744 học sinh và 221 giáo viên; cấp 3 có 3 trường, 56 lớp, với 2.766 học sinh và 77 giáo viên [90, tr.163]

Các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa diễn ra trên địa bàn tỉnh đã đáp ứng một phần nhu cầu của nhân dân Tuy nhiên, do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, thiếu thốn, nên tình trạng ốm đau, dịch bệnh có chiều hướng phát triển Xã An Xuân (huyện Tuy An) có 409 người bệnh, chiếm 38% dân số; xã Xuân Phước (huyện Đồng Xuân) có 134 người bệnh sốt rét, 69 người bị dịch hạch; xã An Thọ (huyện Tuy An) có 1.145 người bị bệnh [177, tr.216]

2.1.2.2 Tình hình kinh tế, xã hội Phú Yên giai đoạn hợp nhất với Khánh Hòa

- Tình hình kinh tế: Trong khi nhân dân Phú Yên đang nỗ lực khôi phục kinh

tế và ổn định cuộc sống thì Trung ương có chủ trương sáp nhập tỉnh Phú Yên với tỉnh Khánh Hòa thành tỉnh Phú Khánh (11 - 1975) Sau hợp nhất tỉnh, nhân dân các huyện, thị xã trên địa bàn Bắc Phú Khánh (tức là tỉnh Phú Yên), tiếp tục khắc phục hậu quả chiến tranh, bước đầu xây dựng và phát triển kinh tế địa phương

Về sản xuất nông nghiệp: Tỉnh tiếp tục phát động phong trào khai hoang

phục hóa, mở rộng diện tích canh tác Đến cuối năm 1976, đã khai hoang được 3.619 ha, đưa diện tích gieo trồng lên hơn 50.000 ha, riêng diện tích gieo trồng lúa đạt 46.353 ha, tổng sản lượng quy thóc đạt 139.469 tấn, tăng hơn 434,2% so với năm 1975 [173, tr.277] Năm 1978, khai hoang được 4.252 ha; năng suất lúa bình quân đạt 17,9 tạ/ha; sản lượng lương thực quy thóc đạt 283,5 kg/người/năm, đóng

Trang 36

góp cho Nhà nước 26.994 tấn Diện tích mía đạt 2.871 ha, năng suất bình quân đạt 412,6 tạ/ha Ngành chăn nuôi cũng phát triển thêm một bước, đưa đàn trâu tăng lên 1.866 con, đàn bò 74.528 con và đàn lợn 74.190 con [7, tr.42-43]

Thực hiện chủ trương của Trung ương về cải tạo quan hệ sản xuất trong nông nghiệp, năm 1977, tỉnh đã lấy xã Hòa Bình (huyện Tuy Hòa) làm thí điểm xây dựng HTX sản xuất nông nghiệp Từ thành công bước đầu, phong trào hợp tác hóa được đẩy lên một bước mới và đến cuối năm 1980, trên địa bàn Phú Yên đã cơ bản hoàn thành hợp tác hoá nông nghiệp, thu hút 95% hộ nông dân và 92% ruộng đất vào hợp tác xã Xây dựng 224 hợp tác xã sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp và 101 tập đoàn sản xuất [3, tr.220] Tuy nhiên, trong quá trình thực hiê ̣n phong trào hợp tác hóa trên địa bàn tỉnh cũng bộc lộ nhiều yếu kém như: Việc tập thể hóa tư liệu sản xuất (đất đai, trâu bò, máy móc, nông cụ,…) thiếu sự phân công trách nhiệm quản lý, bảo dưỡng cụ thể, nên chất lượng tư liệu sản xuất nhanh xuống cấp Phương thức điều hành sản xuất tập trung theo đơn vị đội sản xuất, xã viên nhận công điểm theo chế độ ba khoán (khoán khối lượng công việc, khoán chi phí vật tư, khoán công điểm) có nhiều bất cập Nguồn vật tư, phân bón phụ thuộc Trung ương, xã viên không tự chủ nên thường xuyên bị động về số lượng Sản phẩm cuối vụ là xã viên được phân phối bằng hiện vật theo ngày công, tuy năng suất lao động có tăng nhưng thu nhập thực tế của xã viên lại giảm Việc xây dựng HTX còn nặng hình thức; chất lượng HTX không đều, nhiều HTX yếu kém; quy mô HTX có nơi quá lớn, vươ ̣t quá năng lực quản lý của người phu ̣ trách,…dẫn đến năng suất, chất lượng, hiệu quả thấp, lợi ích của người lao động chưa được quan tâm và phát huy đầy đủ

Khi Chỉ thị 100-CT/TW ngày 13 - 01 - 1981 của Ban Bí thư về cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong HTX nông nghiệp ra đời, bước đầu tạo ra động lực mới trong sản xuất nông nghiệp

ở Bắc Phú Khánh (Phú Yên) Nhân dân địa phương tiếp tục khai hoang mở rộng diện tích, thâm canh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi Nhờ vậy, tổng sản lượng lương thực đạt 33.900 tấn; sản lượng đánh bắt hải sản đạt 366 tấn, đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm cho người dân trong tỉnh và làm nghĩa vụ với Trung ương

Trang 37

Từ năm 1983 đến năm 1985, nhân dân huyện Tuy Hòa và TX Tuy Hòa phát triển được 12.000 ha lúa cao sản, năng suất đạt 10 tấn/ha, sản lượng lương thực quy thóc đạt trên 200.000 tấn, sản lượng lương thực bình quân tăng 8,2% Các huyện miền núi tích cực phát triển chăn nuôi với đàn bò hơn 10.000 con Toàn tỉnh trồng hơn 4.000 ha rừng tập trung và cây phân tán, trong đó có trên 2.000 ha rừng cát ven biển Năm 1985, trên địa bàn tỉnh đã đánh bắt được trên 30.000 tấn hải sản, mở rộng hơn 1.000 ha diện tích nuôi trồng thủy sản Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, sản xuất nông nghiệp ở Phú Yên có nhiều chuyển biến tích cực và tiếp tục đạt được những thành tựu quan trọng trong giai đoạn 1986 - 1989

Về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Các cơ sở sản xuất cũ tiếp tục được

khôi phục trở lại và đi vào hoạt động, như làm máy tuốt lúa, máy ép mía, thái sắn,

sơ chế bông, ván sàn, Thực hiện chủ trương của Trung ương, quá trình cải tạo công thương nghiệp trên địa bàn Bắc Phú Khánh (Phú Yên) cũng đã diễn ra và kết thúc nhanh chóng Năm 1977, cải tạo bước một lĩnh vực giao thông vận tải và hoàn thành cơ bản cải tạo khách sạn Năm 1978, chuyển hộ tiểu thương sang sản xuất, xây dựng các cơ sở mậu dịch quốc doanh, HTX mua bán Đến tháng 10 - 1979, toàn tỉnh chuyển 1.000 trong tổng số 12.000 hộ thương nghiệp sang sản xuất, tuyển dụng lại 3.100 chủ, thợ, sắp xếp và tổ chức lại 1.654 đơn vị sản xuất [7, tr.50]

Sau cải tạo, trên địa bàn Bắc Phú Khánh (Phú Yên) bước đầu hình thành các ngành như sản xuất đường, vật liệu xây dựng, dệt, rượu,…và phát triển một số nghề truyền thống ở các HTX Mỗi huyện hình thành một cụm trạm cơ khí với đội ngũ cán bộ và công nhân từ 30 - 50 người Ngành giao thông sửa chữa, nâng cấp và làm mới đường ôtô, cầu kiên cố, phát triển giao thông nông thôn, bước đầu phát triển vận tải đường thủy ở huyện Sông Cầu và Tuy An Mạng lưới bưu điện được mở rộng, các thị trấn, thị xã và trên 50% số xã, phường có điện thoại Mạng lưới điện trên địa bàn các huyện và TX Tuy Hòa được củng cố Nhiều cơ sở sản xuất được hình thành như sản xuất bánh kẹo, thuốc lá ở huyện Tuy Hòa, sản xuất xà phòng ở huyện Sông Cầu, làm gốm sứ ở TX Tuy Hòa và huyện Tuy An

Về thương nghiệp: Ngành thương nghiệp của tỉnh cố gắng vươn lên nhằm

phục vụ nhu cầu trao đổi hàng hóa của các tầng lớp nhân dân Trên địa bàn Bắc Phú

Trang 38

Khánh (Phú Yên), số lượng cửa hàng mậu dịch tăng lên, mạng lưới HTX mua bán phát triển rộng khắp Tuy lĩnh vực lưu thông phân phối ở Phú Yên có nhiều tiến bộ, nhưng từ tháng 10 - 1985 trở đi, những khó khăn phức tạp do khuyết điểm trong thực hiện chính sách giá - lương - tiền đã gây mất ổn định, ảnh hưởng xấu đến đời sống nhân dân Trong những năm 1986 - 1989, tỉnh đã tập trung xóa bỏ tình trạng ngăn sông cấm chợ, nên lưu thông phân phối trên địa bàn có nhiều khởi sắc

- Tình hình xã hội: Bên cạnh việc chăm lo khôi phục và phát triển kinh tế,

tỉnh cũng đặc biệt chú trọng đến công tác giáo dục - đào tạo, chăm sóc y tế, phát

triển văn hóa, xã hội nên đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ

Về giáo dục: Công tác xóa mù chữ được tỉnh chú trọng, đến cuối năm 1976,

tất cả các huyện, thị xã trong tỉnh đều có trường bổ túc văn hóa Giáo dục mầm non của tỉnh phát triển mạnh, giáo dục phổ thông các cấp được mở rộng Trong năm học

1976 - 1977, trên địa bàn Bắc Phú Khánh (Phú Yên) có 98 trường phổ thông các cấp, với 2.147 giáo viên và 94.759 học sinh [177, tr.229] Trong 5 năm (1981 - 1985), ngành giáo dục của tỉnh với phong trào thi đua “dạy tốt và học tốt” diễn ra sôi nổi, nhờ đó chất lượng giáo dục được nâng lên đáng kể Bên cạnh đó, giáo dục chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng góp phần đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao dân trí như: Trường Trung cấp Lao động tiền lương, Trung cấp Nông nghiệp Hòa Thắng, Trung học Sư phạm Bắc Phú Khánh tham gia đào tạo hàng trăm cán bộ, giáo viên, công nhân kỹ thuật cho tỉnh Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, các huyện, thị xã ở Bắc Phú Khánh (Phú Yên) phối hợp với ngành giáo dục tăng cường chăm lo xây dựng trường lớp, mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục

Bảng 2.1: Tình hình phát triển giáo dục phổ thông từ 1975 đến 1989

Năm học trường học Tổng số Số lớp học sinh Tổng số Tổng số

Trang 39

Về y tế: Hệ thống y tế của Phú Yên từng bước được củng cố, nhằm đáp ứng

nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân Nếu như năm 1976, trên địa bàn tỉnh chỉ có

62 cơ sở khám chữa bệnh với 864 giường bệnh [7, tr.35], thì đến cuối năm 1980 có

78 cơ sở chữa bệnh và 1.268 giường bệnh Tính bình quân cứ 6 vạn dân có 1 cơ sở chữa bệnh, 352 người dân có 1 giường bệnh và trong 1 vạn dân có 22,2 cán bộ y tế Nhà nước và 1,3 bác sĩ phục vụ [177, tr.242] Sang giai đoạn 1981 - 1985, hầu hết các huyện, thị xã, các công trường, nông trường, lâm trường đều có bệnh viện, trạm

y tế, phòng khám và nhà hộ sinh Riêng trong 3 năm (1981 - 1983), trên địa bàn tỉnh

đã xây mới 2 bệnh viện huyện (trên 300 giường) và 15 cơ sở khám chữa bệnh, được trang bị dụng cụ khám chữa bệnh tương đối đầy đủ Trong giai đoạn 1986 - 1989, ngành y tế chú trọng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân, góp phần đẩy lùi các loại dịch bệnh, nhất là dịch sốt rét ở các huyện miền núi của tỉnh

Về hoạt động văn hoá - thông tin, thể dục thể thao: Phong trào văn hóa văn

nghệ diễn ra sôi nổi ở các địa phương trên địa bàn tỉnh đã động viên nhân dân thi đua lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm Các huyện, thị xã trên địa bàn Bắc Phú Khánh (Phú Yên) tổ chức triển lãm, hội diễn văn nghệ, xây dựng phòng truyền thống Mạng lưới phát thanh, truyền thanh, chiếu phim,…có bước phát triển, góp phần tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với các tầng lớp nhân dân trong tỉnh Phong trào luyện tập thể dục thể thao (TDTT) ngày càng phát triển, được người dân đồng tình hưởng ứng, đã góp phần nâng cao sức khỏe cho nhân dân và hạn chế tệ nạn xã hội Trong 3 năm (1986 - 1989), các hoạt động văn hóa - thông tin, TDTT đi vào đổi mới, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân vui chơi giải trí và hưởng thụ các giá trị văn hóa lành mạnh

Như vậy, những thành tựu mà quân và dân Phú Yên đạt được trong giai đoạn trước năm 1989, là rất có ý nghĩa, từng ngành, từng lĩnh vực kinh tế và xã hội có sự chuyển biến nhất định, góp phần ổn định đời sống nhân dân trong tỉnh Tuy nhiên, việc khôi phục sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh còn chậm, sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp nhỏ bé, lạc hậu đã ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế,

xã hội địa phương và đời sống nhân dân, nạn đói thường xuyên xảy ra, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng miền núi và bãi ngang ven biển

Trang 40

2.1.3 Yêu cầu đổi mới của đất nước và địa phương

Sau giải phóng miền Nam (năm 1975), Tổ quốc thống nhất, cả nước bước vào thời kỳ quá độ, Đảng và nhân dân Việt Nam vừa làm, vừa tìm tòi, thử nghiệm con đường đi lên chủ nghĩa xã hội Qua hơn 10 năm (1975 - 1986), vượt lên những khó khăn, nhân dân Việt Nam đã ra sức phấn đấu xây dựng đất nước và đạt được nhiều thành tựu to lớn trong các lĩnh vực của đời sống xã hội Tuy nhiên, nhìn cả quá trình, nhất là trong 5 năm (1976 - 1980), nền kinh tế có chiều hướng đi xuống: Tốc độ tăng bình quân về công nghiệp là 0,6%, nông nghiệp là 1,9%, thu nhập quốc dân 0,4%, Bình quân lương thực đầu người năm 1980 chỉ đạt 268 kg; phải nhập 1.576.000 tấn lương thực [142, tr.56] Đất nước đứng trước nhiều vấn đề gay gắt, nền kinh tế mất cân đối nghiêm trọng, sản xuất phát triển chậm, thu nhập quốc dân thấp, chưa có tích lũy, thị trường vật giá không ổn định, lạm phát tăng cao; lao động thất nghiệp đông đảo, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn Cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội đã xuất hiện Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình khó

khăn đó là do ta mắc phải “sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính

sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện” [38, tr.20]

Để khắc phục những sai lầm, khuyết điểm và hạn chế, yếu kém của nền kinh

tế đất nước trong tình thế rất khó khăn và phức tạp, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam không còn sự lựa chọn nào khác là phải tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện, trước hết là tập trung đổi mới kinh tế, nhằm đưa đất nước ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng

Hơn nữa, trong bối cảnh tình hình thế giới có những thay đổi to lớn và toàn diện, quan hệ giữa các nước cũng đã thay đổi (chuyển từ đối đầu sang đối thoại) do tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật, nhất là chủ nghĩa xã hội hiện thực trên thế giới đang lâm vào khủng hoảng, trì trệ Song sự thất bại của Liên

Xô và Đông Âu trong cải tổ đã làm cho Việt Nam mất gần hết thị trường, đặc biệt là mất các bạn hàng truyền thống trong hoạt động kinh tế đối ngoại và xuất nhập khẩu (XNK), trong đó có ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của tỉnh Phú Yên Vì vậy,

để tạo ra động lực thúc đầy nền kinh tế phát triển, Đảng và Nhà nước Việt Nam phải mở cửa, hợp tác, cạnh tranh bình đằng, cùng có lợi với các nước trên thế giới

Ngày đăng: 05/01/2018, 18:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ari Kokko (2008), Việt Nam 20 năm đổi mới, Nxb Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam 20 năm đổi mới
Tác giả: Ari Kokko
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 2008
7. Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Phú Yên (2007), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Phú Yên (1975 - 2000), Phú Yên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Phú Yên (1975 - 2000)
Tác giả: Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Phú Yên
Năm: 2007
8. Hoàng Chí Bảo (2010), Mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị - nhìn từ thực tiễn Việt Nam, Tạp chí Lịch sử Đảng, Số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị - nhìn từ thực tiễn Việt Nam
Tác giả: Hoàng Chí Bảo
Năm: 2010
15. Cục thống kê tỉnh Phú Yên (2003), Niên giám thống kê tỉnh Phú Yên 2002, Phú Yên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê tỉnh Phú Yên 2002
Tác giả: Cục thống kê tỉnh Phú Yên
Năm: 2003
31. Cục thống kê tỉnh Phú Yên (2015), Niên giám thống kê tỉnh Phú Yên 2014, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê tỉnh Phú Yên 2014
Tác giả: Cục thống kê tỉnh Phú Yên
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2015
32. Cục thống kê tỉnh Phú Yên (2016), Niên giám thống kê tỉnh Phú Yên 2015, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê tỉnh Phú Yên 2015
Tác giả: Cục thống kê tỉnh Phú Yên
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2016
44. Nguyễn Thị Hải Đường (2013), Kinh tế, xã hội tỉnh Phú Yên (1989 - 2005), Luận văn Thạc sĩ, Bình Định Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế, xã hội tỉnh Phú Yên (1989 - 2005)
Tác giả: Nguyễn Thị Hải Đường
Năm: 2013

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w