Nghiên cứu, đánh giá tài nguyên nước lưu vực sông Srêpôk phục vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội thuộc phần lãnh thổ Việt Nam (LA tiến sĩ)Nghiên cứu, đánh giá tài nguyên nước lưu vực sông Srêpôk phục vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội thuộc phần lãnh thổ Việt Nam (LA tiến sĩ)Nghiên cứu, đánh giá tài nguyên nước lưu vực sông Srêpôk phục vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội thuộc phần lãnh thổ Việt Nam (LA tiến sĩ)Nghiên cứu, đánh giá tài nguyên nước lưu vực sông Srêpôk phục vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội thuộc phần lãnh thổ Việt Nam (LA tiến sĩ)Nghiên cứu, đánh giá tài nguyên nước lưu vực sông Srêpôk phục vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội thuộc phần lãnh thổ Việt Nam (LA tiến sĩ)Nghiên cứu, đánh giá tài nguyên nước lưu vực sông Srêpôk phục vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội thuộc phần lãnh thổ Việt Nam (LA tiến sĩ)Nghiên cứu, đánh giá tài nguyên nước lưu vực sông Srêpôk phục vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội thuộc phần lãnh thổ Việt Nam (LA tiến sĩ)Nghiên cứu, đánh giá tài nguyên nước lưu vực sông Srêpôk phục vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội thuộc phần lãnh thổ Việt Nam (LA tiến sĩ)Nghiên cứu, đánh giá tài nguyên nước lưu vực sông Srêpôk phục vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội thuộc phần lãnh thổ Việt Nam (LA tiến sĩ)
Trang 1
BO GIAO DUC VA DAO TAO VIEN HAN LAM KHOA HOC
VA CONG NGHE VIET NAM
HOC VIEN KHOA HOC VA CONG NGHE
PHAN THAI LE
NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SREPOK PHUC VU PHAT TRIEN BÈN VỮNG KINH TÉ - XÃ HỘI
(THUOC PHAN LANH THO VIET NAM)
LUAN AN TIEN SY DIA LY
HA NOI - 2017
Trang 2VIEN HAN LAM KHOA HOC VA CONG NGHE VIET NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
PHAN THÁI LÊ
NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC
LUU VUC SONG SREPOK PHUC VU PHAT TRIEN BEN VUNG KINH TE - XA HOI
(THUQC PHAN LANH THO VIET NAM)
LUẬN ÁN TIỀN SỸ ĐỊA LÝ
Trang 3LOI CAM DOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dé bảo vệ ở
bất kỳ học vị nào
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc
Tác giả luận án
pice
Ss,
Trang 4LOI CAM ON
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án tiến sĩ, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thây cô, các nhà khoa học, các đồng nghiệp, gia
đình và bạn bè Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:
Thây TS.NCVCC Nguyễn Lập Dân, cô PGS.TS Lương Thị Vân đã tận tình
hướng dẫn, động viên cũng như giúp đỡ trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn
thành luận án
Tập thể phòng Địa lí Thủy văn - Viện Địa lí, các đông nghiệp tại khoa Địa lí Địa chính, trường Đại học Quy Nhơn luôn tạo mọi điều kiện giúp đỡ để tơi hồn thành luận án
Các thay cô giáo, các nhà khoa học của Khoa Dia li - Học viện Khoa học và
Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tạo điều kiện thuận
lợi, chỉ bảo, giúp đỡ trong quá trình học tập và hoàn thành luận án
Gia đình, vợ và các con, bạn bè luôn động viên, giúp đỡ tôi trong qúa trình học
tập và hoàn thành luận án
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 5MO DAU
MUC LUC MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TÁT DANH MUC BANG
DANH MUC HINH
I Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứ .sseccscsssssssccssssssscscesssesessssssesceessssecesssssnscees 1
TL Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án - - -« <s<<«ss5sss=se 2
1 Mục tiêu nghiên cứu của luận án
2 Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
II Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
1 Đối tượng nghiên cứu -2++2V©222+t22EE+22222122211122211112111211112221122X22 3 2 Phạm vi nghiên cứu 1V Cách tiếp cận và phương pháp ng 1 Cách tiếp cận 3 2; Phitche phép nghién GU scuncsaumemenmn ER 4 V Luan điểm bảo vệ
VI Những đóng góp mới của luận án
'VII Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luậ
VIH Cơ sở tài liệt IX Cấu trúc luận án
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TÓNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU, ĐÁNH
GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC
1.1 Cơ sở lí luận về nghiên cứu, đánh gị tài nguyên nư
1.1.1 Nước và tài nguyên nưÓC . - ¿+ ++sssssertekerrrerrrrrrrrrrrrrrrree 8
1:1:2 Mỗi fưỜờng HữỦŠisaseavsuningottsatgtgsltitsasti3AdiitiSu408t3811gi013 2gcgxaassyai § 1.1.3 Lưu vực sông 1.1.4 Dòng chảy tối th 1.1.5 Phát triển bền vững và phát triển bên vững tài nguyên nước LŨ 1.1.6 Quan điểm sử dụng bền vững tài nguyên nước 1.1.7 Vai trò của tài nguyên nước đối với phát triển kinh t 13
1.1.9 Quản lý tổng hợp tải nguyên nước và Quản lý tổng hợp lưu vực sông 16
1.1.10 Biến đổi khí hậu và kịch bản biến đổi khí hậu
Trang 61.2.2 Ở Việt Nam 1.2.3 Vùng Tây Nguyên 1.2.4 Tamu Vite SOUR SLEPOM: cos snseesennvteneonenuannscaninncenevicpuestensunsensannsensansencantunannnaion 30 1.3 Tiểu kết chương 1
Chương 2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TĨ HÌNH THÀNH VÀ ẢNH HUONG
ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SONG SREPOK 2.1 Các nhân tố tự nhiên -csoeressrereosrsrrrrrdrl 2.1.1 Vị trí địa lí và phạm vi lưu VỰC .-. -c+cecxeeerereerererrrreerr 3D bo con nan
2.1.3 Địa chất thủy văn
2.1.4 Địa hình — Địa mạo 2.1.5 Thổ nhưỡng -: tt 2! 2222111211221 ng 4I 2.1.6 Khí hậu :-: 2222222221211 t1122222211111111 212110111111111 1.111 re 2.1.7 Biến đồi khí hậu 2.1.8 Thủy văn 2.1.9 Tham thực vật
2.1.10 Tai biến thiên nhiên -¿2¿¿25252ccS£2vvvveeetrrrverrerrrrseererrrrrere 8Ỷ
2.2 Các nhân tố kinh tế - xã hội
2.2.1 Dân số, dân cư và tập quán 2.2.2 Các ngành kinh tế :: -:cccccccrrrrrrrrrtrtrrtrtrrttrrrrrrirtrrrrirrrirrrrirree 64 OD PRA CUE đB[flestussoooqddnoaietisoGugtau6ittoseiisodiiqisasssoaiaual 71 2.2.4 Giao thông 2.2.5 Các công trình khai thác nước 2.3 Tiểu kết chương 2 ng
Chương 3 ĐÁNH GIÁ TỎNG HỢP TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SREPOK DEN NAM 2020 CÓ XÉT DEN BIEN DOI KHi HAU
3.1 Đánh giá tong hợp tài nguyên nước lưu vực sông Srêpôk 3.1.1 Đánh g 3.1.2 Đánh g 3.1.3 Đánh giá tài nguyên nước dưới đât - - «5+ se seskeekekrrkekekekrree 84 tài nguyên nước mưa 3.2 Đánh giá tác động xuyên biên giới lưu vực sông Srêpôk phía hạ lưu Campuchia
3.2.1 Thay đôi chê độ dòng chảy trong sÔng - - + ++xsx+xersereexrkkrree 90
Trang 7
3.3.1 Kịch bản biến đổi khí hậu cho lưu vực sông Srêpôk
3.3.2 Dự tính lượng nước đến lưu vực sông Srêpôk năm 2020 theo kịch bản biến đôi khí hậu B2 2888 3.4 Nhu cầu sử dụng nước 2010 và dự tính đến 2020 trên lưu vực sông Srêpôk „.00 100 th 108 3.4.4 Tổng hợp nhu cầu nước trên lưu vực sông Srêpôk năm 2010 và 2020 109 3.5 Tiểu kết chương 3 ea
Chương 4 CÂN BẰNG NƯỚC VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHAI THÁC, SỬ DỤNG
HỢP LÍ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SRÊPÔK PHỤC VỤ PHÁT
TRIÊN BÈN VỮNG KINH TẾ - XÃ HỘI „I1
4.1 Cân bằng nước trên lưu vực sông Srêpôk năm 2020 theo Quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội có xét đến biến đổi khí hậu I1
4.1.1 Liên kết mô đun MIKE NAM vào mô hình MIKE BASIN tính nguồn nước 3.4.1 Phân chia các tiêu lưu vực sông Srêpôk tính nhu câu nước
3.4.2 Nhu cầu nước trên các tiểu lưu vực
3.4.3 Nhu cầu nước cho đảm bảo dòng chảy t đến trên lưu vực me 112
4.1.2 Tinh can bang nước trên lưu vực sông Srêpôk 118
4.2 Các giải pháp khai thác, sử dụng tài nguyên nước lưu vực sông Srêpôk 125
4.2.1 Cơ sở đề xuất " snl 25
4.2.2 Giải pháp khai thác sử dụng hợp lí, bảo vệ và phát triên tài nguyên nước lưu vực sông Srêpôk bên vững ¿+2 tk HH Hước 126
4.3 Tiểu kết chương 4 2222SvvveeettttEEEEEEEEvvrvrdstettttrrsrrrrrrsrssrrore 143 KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ 1 Kết luận 2 Kiến nghị
Trang 8DANH MUC CAC TU VIET TAT
VIET TAT VIET DAY DU
BDKH Biên đôi khí hậu CBN Cân băng nước
CCN Cụm công nghiệp
CN Công nghiệp
DCTT Dòng chảy tôi thiêu
ĐGTH-TNN | Đánh giá tông hợp tài nguyên nước DGTNN Đánh giá tài nguyên nước
DKTN Điều kiện tự nhiên
GWP Global Water Partnership
IWMI International Water Management Institute
KBBDKH Kịch bản biên đôi khí hậu
KCN Khu công nghiệp
KT-XH Kinh tê - xã hội LV Lưu vực LVS Lưu vực sông MT Môi trường NDĐ Nước dưới đât NN Nông nghiệp PLB Phụ lục bảng PLH Phụ lục hình PTBV Phát triên bên vững QLTH-LVS_ | Quản lí tổng hợp lưu vực sông QLTH-TNN | Quản lý tông hợp tài nguyên nước
QLTNN Quản lý tài nguyên nước TCCP 'Tiêu chuân cho phép
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bang 2.1 Diện tích, độ cao và tỉ lệ độ cao địa hình LVS Srêpôk -+ 40
Bang 2.2 Các nhóm đất chính trên lưu vực sông Srêpôk
Bang 2.3 Số giờ nắng tháng, năm các trạm khí tượng trong vùng (giờ) 45
Bảng 2.4 Nhiệt độ trung bình tháng, năm LVS Srêpôk (9C) ccccccccc.ev 46
Bảng 2.5 Bốc hơi trung bình tháng, năm (mm)
Bang 2.6 Độ am tương đổi trung bình tại các trạm khí tượng (%)
Bảng 2.7 Lượng mưa trung bình năm các trạm trên lưu vực sông Srêpôk 50
Bảng 2.8 Tốc độ gió trung bình tại các trạm khí tượng (/S) -: «ce+c-xxee 3
Bang 2.9 Đặc trưng hình thái hệ thống sông Srêpôk : c222sccccvcerree 56 Bảng 2.10 Biến động diện tích rừng trên LVS Srêpôk (ha)
Bảng 2.1 1 Diện tích bị hạn hán các địa phương LVS Srêpôk (đên 24/3/2016) 60 Bang 2.12 Tỉ lệ tăng tự nhiên dân số các tỉnh thuộc LVS Srêpôk (%) 63
Bang 2.13 Thực trạng sử dụng đất trên LVS Srêpôk năm 2013
Bang 2.14 Diện tích trồng một số cây lương thực và thực phẩm năm 2013 65
Bang 2.15 Diện tích trồng một số cây công nghiệp ngắn ngày năm 2013 66
Bảng 2.16 Diện tích trồng một số cây công nghiệp dài ngày 2013 - 67
Bảng 2.17 Diện tích một số cây ăn quả năm 2013
Bang 2.18 Số lượng và sản lượng một số vật nuôi trên LVS năm 2013 68
Bảng 2.19 Sản lượng, giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp LVS Srêpôk năm 2013 69 Bảng 2.20 Cơ cầu GDP theo giá trị thực tế năm 2013 các tỉnh thuộc LVS Srêpôk so
với cả nước (%)
Bang 2.21 Giá trị sản xuât công nghiệp năm 2010, 2013 và mức độ tăng trưởng 70 Bảng 2.22 Số lượt khách du lich và doanh thu du lịch năm 2010 và 2013 71
Bảng 2.23 Tổng hợp hiện trạng các công trình thủy lợi trên LVS Srêpôk (nam 2012) 73 Bảng 3.1 Danh sách các trạm đo mưa trên LVS Srêpôk
Bảng 3.2 Các tham số thông kê chuỗi mưa năm tại các điểm quan trắc 76
Bang 3.3 Kết quả đo các chỉ tiêu tại chỗ một số điểm lấy mẫu 4/2013 76
Bảng 3.4 Kết quả phân tích mẫu nước mưa lưu vực sông Srêpôk năm 2013 woh
Trang 10
Bảng 3.6 Đặc trưng dòng chảy năm tại các trạm thủy van LVS Srêpôk 79 Bảng 3.7 Các tham số thông kê dòng chảy năm các trạm thuỷ văn LVS Srêpôk 79 Bảng 3.8 Các tham số thống ké Qmax tai cdc tram thuỷ văn trên sông Srêpôk 80 Bang 3.9 Đặc trưng dòng chảy mùa kiệt trung bình nhiều năm LVS Srêpôk 82
Bang 3.10 Đặc trưng dòng chảy trung bình nhiều năm LVS Srêpôk 82
Bảng 3.11 Độ đục trung bình nhiều năm LVS Srêpôk (g/m)) Bang 3.12 Trữ lượng tĩnh tự nhiên một số vùng nghiên cứu LVS Srêpôk 85
Bang 3.13 Moduyn và lưu lượng dòng ngầm trên dòng chính sông Srêpôk 85
Bảng 3.14 Tổng hợp các loại tài nguyên nước lưu vực sông SrêpÔk - 90
Bang 3.15 Dung tích các hồ chứa và hệ số điều tiết các hồ
Bảng 3.16 Mức tăng nhiệt độ trung bình năm vào các mùa năm 2020 so với thời kỳ 1980 — 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2), (°C) Bảng 3.17 Mức thay đổi lượng mưa năm vào các mùa so với thời kỳ 1980 — 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2), (%) Bảng 3.18 Lượng mưa, bốc hơi trên LVS Srêpôk 2020 với Kịch bản B2 (mm) Bang 3.19 Dòng chảy đến năm 2010 trên các tiểu lưu vực (m/s) Bang 3.20 Dòng chảy đến năm 2020 với KBBĐKH B2 trên các tiểu lưu vực (m/5) 98
Bảng 3.21 Các tiểu lưu vực sông Srêpôk Bảng 3.22 Nhu cầu dùng nước năm 2010 cho các loại cây trồng chính trên các tiểu lưu vực sông Srêpôk ứng với tần suất mưa thiết kế P= 85%
Bảng 3.23 Nhu cầu dùng nước đến năm 2020 cho một số loại cây trồng chính trên các tiểu lưu vực sông Srêpôk ứng với tần suất mưa thiết kế P = 85% 103
Bảng 3.24 Định mức dùng nước trong chăn nuôi (TCVN-1995) 5c-5< 103 Bảng 3.25 Nhu cầu nước cho chăn nuôi trên các TLV Srêpôk
Bang 3.26 Nhu cầu nước cho nuôi trồng thủy sản năm 2020 trên các TLV Srêpôk 104
Bang 3.27 Nhu cầu nước cho công nghiệp trên các TLV sông Srêpôk 106
Bảng 3.28 Tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt cho từng loại đô thị (/người/ngày) 107
Bang 3.29 Quy mô và dân số các đô thị trên LVS Srêpôk dự kiến đến 2020 107
Bang 3.30 Nhu cầu nước cho sinh hoạt trên các tiểu lưu vực -:::::z2 107 Bảng 3.31 Nhu cầu nước cho du lịch trên LVS Srêpôk . ccccc5s++c¿ 108 Bảng 3.32 Phân phối dòng chảy tối thiểu tại Buôn Đôn và Đức Xuyên 109
Bảng 3.33 Tổng hợp nhu cầu dùng nước 2010 và 2020 trên LVS với P = 85% 109
Trang 11Bảng 4.1 Danh sách các trạm sử dụng số liệu mưa, bốc hơi trong mô hình
Bang 4.2 Các trạm thủy văn được sử dụng để tính toán dòng chảy 13
Bang 4.3 Bộ thông số mưa — dòng chảy hiệu chỉnh các trạm thủy văn 114
Bang 4.4 Kết quả đánh giá quá trình hiệu chỉnh, kiểm định tại các trạm 114
Bảng 4.5 Các hồ chứa thủy điện đưa vào mô hình trên LVS Srêpôk
Bảng 4.6 Lương nước thiếu theo ngành, theo tháng năm 2010 trên các TLV và nút kiểm
tra DCTT ứng với tần suất mưa thiết kế P = 85%
Bảng 4.7 Lượng nước thiêu trên các TLV sông Srêpôk năm 2010 ứng với tần suất mưa thiết kế P= 85% Bảng 4.8 Tổng hợp lượng nước thiếu hụt 2010 trên LVS Srêpôk ứng với tần suất mưa thiết kế P= 85% Bảng 4.9 Lượng nước thiêu theo ngành và theo tháng 2020 trên các TLV và nút kiểm tra
DCTT có xét đến BĐKH với kịch bản B2 ứng với tần suất mưa thiết kế P = 85% 123
Bang 4.10 Lượng nước thiếu và mức đảm bảo trên các TLVS Srêpôk năm 2020 ứng với
tần suất mưa thiết kế P = 85% có xét đến BĐKH B2
Bảng 4.11 Lượng nước thiếu 2020 so với 2010 trên LVS Srêpôk ứng với tần suất mưa
thiết kế P= 85%
Bảng 4.12 Tông hợp các yêu tô tự nhiên liên quan đên TNN trên các tiêu lưu vực sông Srêpôk140 Bảng 4.13 Tổng hợp các yếu tố KT-XH liên quan đến khai thác và sử dụng nước trên
GAS TIS V Ste DOK scossscusassiccscsssscscncesnasnsntanssonassnnsnisetnsiendvovohatssnstsnntonnscecotniceusetbnincertn 140
Trang 12DANH MỤC HÌNH
Hình 1 Sơ đồ tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu TNN lưu vực sông Srêpôk 7 Hình 2.1 Bản đồ hành chính lưu vực sông Srêpôk -ccsticcssrrrcerrreey 32a
Hình 2.2 Bản đô địa chất lưu vực sông Srêpôk
Hình 2.3 Bản đồ địa chất thủy văn lưu vực sông Srêpôk
Hình 2.4 Bản đồ hình thể tự nhiên lưu vực sông Srêpôi
Hình 2.5 Bản đồ thổ nhưỡng lưu vực sông Srêpôk
Hình 2.6 Biểu đồ biến trình năm của nhiệt độ tháng
Hình 2.7 Bản đồ nhiệt độ trung bình nhiều năm lưu vực sông Srêpôk
Hình 2.8 Biểu đồ bóc hơi tại các trạm
Hình 2.9 Biêu đồ nhiệt độ, độ ẩm, bốc hơi trạm Buôn Ma Thuột và Buôn Hồ
Hình 2.10 Biểu đồ biến động lượng mưa tháng tại một 6 RGR scuang ghưng tinttg00803 08 13186 51
Hình 2.11 Bản đồ lượng mưa trung bình nhiều năm lưu vực sông Srêpôk
Hình 2.12 Bản đồ mạng lưới sông suối lưu vực sông Srêpôk
Hình 2.13 Bản đồ lớp phủ thực vật năm 2010 lưu vực sông Srêpôk :
Hình 2.14 Biểu đồ tỉ lệ tăng tự nhiên dân số các tỉnh LVS Srêpôk - - 63
Hình 2.15 Bản đồ sử dụng đất 2010 trên lưu vực sông Srêpôk
Hình 2.16 Bản đồ hiện trạng các công trình thủy lợi lưu vực sông Srêpôk
Hình 3.1 Bản đồ moduyn dòng chảy trung bình nhiều năm lưu vực sông Srêpôk 78a
Hình 3.2 Bản đồ moduyn dòng chảy mùa lũ lưu vực sông Srêpôk
Hình 3.3 Bản đồ moduyn dòng chảy mùa kiệt lưu vực sông Srêpôk
Hình 3.4 Bản đồ chất lượng nước mặt lưu vực sông Srêpôk
86a Hình 3.5 Bản đồ moduyn dòng chảy ngầm lưu vực sông Srêpôk Hình 3.6 Bản đồ chất lượng nước nước dưới đất lưu vực sông Srêpôk 88a
Hinh 3.7 Biéu dé phan phối lượng mưa tháng năm nền và năm 2020 trạm Buôn Hình 3.8 Biểu đồ phân phối lượng mưa tháng năm nền và năm 2020 trạm Buôn Đôn
Hình 3.9 Biêu đồ phân phối lượng bốc hơi tại trạm Buôn Ma Thuột, Đắk MII
Hình 3.10 Biểu đồ phân phối lượng bốc hơi tại trạm Lắk, M°Đrắk, Buôn Hồ Hình 3.11 Bản đồ các tiểu lưu vực tính cân bang nude LVS Srêpôk
Hình 3.12 Sơ đỗ làm việc của mô hình CROPWAT R
Hình 3.13 Biểu đồ nhu cầu nước năm 2010 và năm 2020 -.-. .-:-+
Hình 4.1 Sơ đồ quá trình áp dụng MIKE BASIN tính cân bằng nước LVS Srêpôk
Hình 4.2 Sơ đồ mô phỏng hệ thống sông trong MIKE BASIN
Trang 13
Hinh 4.3 So dé tinh can bang nước LVS sông Srêpôk
Hình 4.4 Kết quả hiệu chỉnh đường quá trình lưu lượng thực đo và tính toán tại trạm Đức
Xuyên, với chỉ s6 Nash ttr 78,8%
Hình 4.5 Kết quả hiệu chỉnh đường quá trình lưu lượng thực đo và tính toán tại trạm
Giang Sơn, với chỉ số Nash 85,81% 18
Hình 4.6 Kết quả hiệu chỉnh đường quá trình lưu lượng thực đo và tính toán tại trạm Cầu 14, với chỉ số Nash 80,58%
Hình 4.7 Kết quả hiệu chỉnh đường quá trình lưu lượng thực đo và tính tốn tại trạm
Bn Đôn, với chỉ số Nash 80,8%
Hình 4.8 Bản đồ phân bố lượng nước thiếu trên LVS Srêpôk năm 2010 ứng với tần
suất P = 85%
Hình 4.9 Bản đồ phân bố lượng nước thiếu trên LVS Srêpôk năm 2020 ứng với tần
suất P = 85%, c.HHHHHHnHHH HH HH HH HH Hư 124a
Trang 14
MO DAU
I Tinh cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Nước là hợp phần quan trọng câu thành lớp vỏ địa lí và quyết định đến sự sống
của mọi sinh vật, nước còn là nguồn tài nguyên quí giá của đời sống xã hội, là “Vàng
xanh” trong thời đại ngày nay mà không có tài nguyên nào có thể thay thế được Với
vòng tuân hoàn của nước, nều xét trên phạm vi toàn câu, nước vẫn đảm bảo sự cân
bằng và đáp ứng đủ cho mọi nhu cầu của xã hội Song do sự phân bố không đều theo
không gian và thời gian, sự tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH), bên cạnh đó là do vấn
đề quản lí, khai thác và bảo vệ nguồn nước không hợp lí dẫn đến tình trạng suy thoái ở
nhiều vùng, quốc gia và khu vực; chính nguyên nhân này đã làm cho tài nguyên nước
(TNN) trở nên thiếu hụt, thậm chí khan hiếm ở nhiều nơi, gây ra tiêu cực đối với môi
trường (MT) và xã hội, ảnh hưởng đến phát triển bền vững (PTBV) Vì vậy, đánh giá tài
nguyên nước (ĐGTNN) là cơ sở khoa học quan trong nhất để thực hiện khai thác, sử dụng và quản lí TNN hợp lí phục vụ cho PTBV kinh tế - xã hội (KT-XH)
Srêpôk là hệ thống sông lớn của Tây Nguyên, bắt nguồn từ các tỉnh Gia Lai,
Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng chảy sang Campuchia rồi đồ vào sông Mê Kông, phần
lưu vực sông (LVS) thuộc lãnh thổ Việt Nam là phần thượng nguồn Vì vậy, đây là hệ
thống sông liên tỉnh, liên quốc gia có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển KT-XH, an ninh - quốc phòng, bảo vệ MT và đối ngoại không chỉ với Tây Nguyên mà cho cả nước Trong thực tế, TNN sông Srêpôk còn chỉ phối đến đặc điểm hoạt động
sản xuất và đời sống xã hội của LV rộng lớn này, đặc biệt là đối với nông nghiệp
(NN) Tuy nhiên, do sự phân hóa sâu sắc giữa mùa mưa và mùa khô, sự phức tạp của
địa chất - địa hình, tính đặc thù của thé nhưỡng, thủy văn, cùng với đó là nhu cầu sử
dụng nước ngày càng tăng nhanh và sự tác động của BĐKH đã làm cho TNN của LVS bị suy giảm mạnh, không đáp ứng được nhu cầu, làm mắt tính bền vững của TNN và đe
dọa đến sự PTBV kinh tế - xã hội của LVS Srêpôk
Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về thủy văn, về TNN trên địa bàn Tây Nguyên và LVS Srêpôk Tuy nhiên, các nghiên cứu này thực hiện trên toàn lãnh thổ Tây Nguyên hoặc tập trung làm rõ đặc điểm thủy văn và TNN của LVS Srêpôk hoặc đánh giá cho một lĩnh vực cụ thể nào đó như năng lượng, sinh hoạt, phòng chống thiên tai Việc nghiên cứu, vận dụng các mô hình tính toán hiện đại để đánh giá tong hợp tài nguyên nước (ĐGTH-TNN) phục vụ cho phát triển các ngành kinh tế và xã hội theo hướng bền vững chưa được tiến hành
Trang 15học và thực tiễn, góp phan xác lập cơ sở khoa học và thực tiễn để có hướng khai thác,
sử dụng và quản lý TNN bền vững gắn với bảo vệ MT, từ đó đảm bảo đủ nguồn nước cho phát triển bền vững KT-XH của LVS Srêpôk và tham gia vào việc đảm bảo an
ninh quốc phòng vùng Tây Nguyên
IH Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 1 Mục tiêu nghiên cứu của luận án
- Đánh giá hiện trạng, tiềm năng nguồn nước và dự báo cân bằng nguồn nước
đến năm 2020 trên LVS Srêpôk có xét đến BĐKH
- Đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lí và phát triển TNN bền vững,
phục vụ PTBV kinh tế - xã hội LVS Srêpôk đến năm 2020 và những năm tiếp theo trong bối cảnh tác động của BĐKH
2 Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2 Tổng quan có chọn lọc các vấn đề lí luận về nghiên cứu, ĐGTNN và những phương pháp, kết quả nghiên cứu, ĐGTNN trên thế giới, Việt Nam và LVS Srêpôk
cũng như vấn đề khai thác sử dụng TNN trong phát triển KT-XH
- Tổng hợp, hệ thống hóa và xử lý các tài liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên
(ĐKTN) KT-XH lưu vực sông Srêpôk
- Khảo sát thực địa nhằm bổ sung tài liệu và kiểm tra kết quả nghiên cứu
- Phân tích các nhân tố tự nhiên (TN), KT-XH hình thành và ảnh hưởng đến tài
nguyên nước LVS Srêpôk
- Đánh giá tổng hợp hiện trạng và dự báo TNN đến năm 2020 có xét đến tác động của BĐKH
- Đánh giá thực trạng khai thác, sử dụng TNN và dự báo nhu cầu sử dụng nước
cho phát triển KT-XH của LVS Srêpôk đến năm 2020
- Tính toán cân bằng nước (CBN) hiện trạng và dự báo đến năm 2020 có xét đến BĐKH theo kịch bản B2 cho các tiểu LVS Srêpôk
- Để xuất các giải pháp khai thác, sử dụng TNN hợp lý, cũng như bảo vệ và phát triển nguồn nước phục vụ cho phát triển bền vững KT-XH trên LVS Srêpôk đến năm 2020 và những năm sau đó
Trang 16II Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
1 Đối tượng nghiên cứu
Tài nguyên nước lưu vực sông Srêpôk thuộc phần lãnh thổ Việt Nam Cụ thể:
+ Nghiên cứu, đánh giá về số lượng, chất lượng, động thái và sự phân bố của nước
mưa, nước mặt, nước dưới đất;
+ Vai trò, giá trị, khả năng khai thác — sử dụng của từng nguồn nước;
+ Các giải pháp khai thác, sử dung hợp lý và phát triển bền vững TNN phục vụ
cho phát triển bền vững KT-XH 2 Phạm vì nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành ở LVS Srêpôk phần thuộc lãnh thỗ Việt Nam, xác định theo bản đồ địa hình tỉ lệ 1:100.000 (có tham khảo phần LV thuộc lãnh thổ Campuchia)
IV Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
1 Cách tiếp cận
- Quan điểm hệ thống: Quan điểm này chỉ ra rằng, LVS Srêpôk là một bộ phận
của hệ thống TN Tây Nguyên và lãnh thỏ Việt Nam Vì vậy, nó có mối quan hệ về quá
trình phát sinh và phát triển, nên trong quá trình nghiên cứu luôn phải đặt LVS Srêpôk
trong hệ thống TN đó
- Quan điểm tổng hợp: Quan điềm tổng hợp xem TN là một thể thống nhất hoàn chỉnh, trong đó các thành phần, các yếu tố có quan hệ hữu cơ và biện chứng với nhau Vì
vậy, khi nghiên cứu TNN lưu vực sông Srêpôk phải xác định được mối quan hệ của các
thành phần TN với nhau và giữa TN với KT-XH đến sự hình thành và ảnh hưởng đối với
TNN, cũng như vai trò của TNN đối với sự tỒn tại và phát triển của các thành phần đó
- Quan điểm sinh thái và PTBV: Quan điểm này chỉ phối việc đề xuất các giải
pháp khai thác, sử dụng hợp lý TNN đảm bảo cung cắp đủ nguồn nước phục vụ cho
phát triển KT-XH bền vững, ồn định sản xuất và sự phát triển bình thường của các hệ
sinh thái liên quan đến TNN của LVS Srêpôk
- Quan điểm lịch sử và viễn cảnh: Mọi sự vật và hiện tượng TN cũng như xã
hội luôn luôn vận động, hay nói cách khác là không có gì tồn tại vĩnh viễn và bắt biến
Trang 172 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nội dung của luận án, tác giả sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp thu thập, kế thừa chọn lọc và phân tích hệ thống các nguồn tài liệu, tư liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu Vận dụng phương pháp này nhằm đảm bảo
tính kế thừa, sử dụng các thông tin, số liệu đã được kiểm nghiệm, công nhận và công bố
chính thức nhằm tiết kiệm được công sức và thời gian nghiên cứu, đồng thời dùng đề đối
chiếu, so sánh với thực tế và kết quả nghiên cứu
- Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý (GIS) được sử dụng trong suốt quá
trình nghiên cứu nhằm khai thác các thông tin địa lí, sự phân bố và các mối liên hệ
không gian Kết quả nghiên cứu cũng được thể hiện trực quan thông qua bản đồ với sự
thiết lập hệ thống thông tin địa lí
Các bản đồ được sử dụng trong nghiên cứu gồm: bản đồ vị trí địa lí, địa hình,
địa chất — địa mạo, thổ nhưỡng, hiện trạng sử dụng đất, mưa, dòng chảy, lớp phủ thực
vật có tỉ lệ 1/50.000 và 1/100.000 khu vực Tây Nguyên và phạm vi LVS Srêpôk
Từ các số liệu, kết quả tính toán, mục tiêu của nội dung bản đồ, khuôn khổ luận án thực hiện biên tập và xây dựng các bản đồ chuyên đề Các bản đồ được vẽ trên nền
bản đồ địa hình tỷ lệ 1/100.000, sử dụng công cụ Vertical mapper trong Mapinfo
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: Phương pháp này nhằm mục đích thu thập tài liệu bổ sung, nghiên cứu hiện trạng, thu thập ý kiến các nhà quản lí và nhân dân địa phương về vấn đề TNN, so sánh giữa tài liệu trong phòng với thực địa Với tư
cách là thành viên đề tài cấp Nhà nước TN3/T02, tác giả đã tham gia đi khảo sát, thu
thập tài liêu, lấy mẫu phân tích, đo đạc, phỏng vấn người dân, dự hội thảo, hội nghị cùng các nhà quản lí và các cấp chính quyền địa phương của 5 tỉnh Tây Nguyên, trong
đó tập trung vào các địa phương thuộc LVS Srêpôk (Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông,
Lâm Đồng)
- Phương pháp mô hình: Sử dụng mô hình CROPWAT đề tính nhu cầu nước cho
diện tích các loại cây trồng năm 2010 và 2020; Mô hình thủy văn MIKE BASIN để thực
hiện tính toán CBN trên các TLV, từ đó tính được nhu cầu sử dụng nước xác định lượng nước thiếu, khả năng đáp ứng nguồn nước cho các ngành trên các TLV sông Srêpôk
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến các chuyên gia, các nhà khoa học
đầu ngành về lĩnh vực TNN, các nhà quản lí xã hội thông qua các hội nghị chuyên
ngành, hội thảo chuyên đề, phỏng vấn trực tiếp để được tư vấn, trao đổi làm rõ những
Trang 18V Luận điểm bảo vệ
- LVS Srêpôk là lưu vực xuyên biên giới, trong đó phần thuộc lãnh thổ Việt
Nam là nơi tụ thủy đầu nguồn chịu tác động mạnh mẽ của các yếu tố TN và các hoạt động KT-XH, từ đó đã hình thành nên TNN trong vùng có tính đặc thù so với các LVS
khác ở nước ta
- Đánh giá tổng hợp và CBN hệ thống theo các TLV là co sở khoa học tốt nhất
cho việc đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng tổng hợp TNN phục vụ phát triển
bền vững KT-XH trên LVS Srêpôk
VỊ Những đóng góp mới của luận án
- Luận án đã đánh giá, làm rõ các yếu tố TN và KT-XH hình thành và ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng các nguồn nước LVS Srêpôk
- Vận dụng phương pháp luận ĐGTH-TNN vào LVS Srêpôk là nơi tụ thủy đầu
nguôn có diện tích lớp phủ thổ nhưỡng bazan lớn và hoàn toàn khác biệt với các LVS
khác của nước ta Từ đó, đánh giá được tiềm năng và dự báo nguồn nước, nhu cầu sử dụng nước theo các TLV sông Srêpôk hiện tại và đến năm 2020 có xét đến BĐKH
- Luận án đã đề xuất được các giải pháp định hướng khai thác, sử dụng nước
hợp lí, phát triển và bảo vệ TNN bền vững, từ đó đảm bảo đủ nước đáp ứng cho phát
triển bền vững KT-XH trên các TLV sông Srêpôk
VIIL Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án * Ý nghĩa khoa học
- Bồ sung cơ sở phương pháp luận đánh giá tổng hợp TNN theo LVS;
- Két quả nghiên cứu của luận án sẽ giúp cho việc quy hoạch, phát triển KT-XH
cũng như quản lí hiệu quả TNN gắn với bảo vệ môi trường LVS Srêpôk
*~Ý nghĩa thực tiễn
Việc nghiên cứu, ĐGTNN là cơ sở khoa học cho những giải pháp phù hợp trong khai thác, sử dụng và bảo vệ TNN từ đó giảm thiểu được các mâu thuẫn trong sử dụng nước, góp phần xóa đói, giảm nghèo và phát triển bền vững KT-XH thuộc phạm
vi LVS Srêpôk VIH Cơ sở tài liệu
- Tài liệu khí tượng: Số liệu thống kê và số liệu dự báo của Trung tâm Khí
tượng Thủy văn quốc gia
Trang 19liệu dòng chảy của I6 trạm thủy văn quan trắc từ 1977 - 2012; Tài liệu nước dưới đất
của Đoàn ĐCTV-ĐCCT 704, đẻ tài KC02.2009, KC.08.05
- Bản đồ địa chất các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk - Đắk Nông, Lâm Đồng và Tây
Nguyên, tỉ lệ 1/50.000, 1/100.000, 1/200.000 của Liên đoàn địa chất 704
- Ban đồ thổ nhưỡng và hiện trạng sử dụng đất tỉ lệ 1/50.000, 1/100.000 của các
tỉnh Tây Nguyên
- Báo cáo tổng hợp dự án quy hoạch thủy lợi các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk
Nông, Lâm Đồng (năm 2007, 2008) có bổ sung đến năm 2013
- Niên giám thống kê 2010, 2013 các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk Nông, Lâm
Đồng
- Báo cáo hiện trạng MT các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng,
- Báo cáo tông hợp Quy hoạch tổng thẻ phát triển KT-XH đến năm 2010, 2015, 2020 các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng, Tây Nguyên
- Đề tài KHCN cấp Nhà nước TN3/T02: “Nghiên cứu cơ sở khoa học cho giải
pháp tổng thể giải quyết các mâu thuẫn lợi ích trong việc khai thác sử dụng tài nguyên nước lãnh thổ Tây Nguyên ” mà tác giả là thành viên tham gia thực hiện
- Dự án QH-K.5519-QĐ/BNN: Quy hoạch sử dụng tổng hợp và bảo vệ nguôn
nước lưu vực sông Srêpôk của Viện Quy hoạch thủy lợi
- Tài liệu, hình ảnh về dòng chảy, môi trường, các hoạt động khai thác nước, tình hình hạn hán do quá trình đi thực địa của tác giả thu thập được
IX Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phụ lục, luận án gồm có 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và tổng quan các nghiên cứu, đánh giá tài nguyên nước
Chương 2: Phân tích các nhân tố hình thành và ảnh hưởng đến tài nguyên nước
lưu vực sông Srêpôk
Chương 3: Đánh giá tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Srêpôk đến năm 2020 có xét đến biến đồi khí hậu
Chương 4: Cân bằng nước và các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên nước lưu vực sông Srêpôk phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội
Trang 20LƯU VỰC SÔNG SRÊPÔK
VAI TRÒ CỦA TÀI NGUYÊN NƯỚC VUNG TNN LUU VUC SONG SREPOK VAN DE SU’ DUNG KHONG BEN NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SRÊPÔK XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU T a) = CÁC NHÂN TO TỰ NHIÊN ĐỀN TNN PHAN TiCH MOI QUAN HE CUA l—— CÁC NHÂN TÓ KT~XH ĐÉN TNN PHAN TÍCH MÓI QUAN HỆ CỦA DANH GIA TNN VE MAT SO LUC CHAT LUQNG, DONG THAI
QUY HOACH TONG THE
PHAT TRIEN KT — XH DEN r ' 1 1 1 1 1 NHU CÀU SỬ DỤNG NƯỚC DEN NĂM 2020 DU TINH TAC DONG CUA BDKH BEN TNN NAM 2020
VAN DUNG MO HINH MIKE
Trang 21Chuong 1
CO SO LY LUAN VA TONG QUAN CAC NGHIEN CUU, DANH GIA
TÀI NGUYÊN NƯỚC
1.1 Cơ sở lí luận về nghiên cứu, đánh giá tài nguyên nước 1.1.1 Nước và tài nguyên nước
1.1.1.1 Nước
- Theo Luật TNN số 17/2012/QH13, quy định “Mước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phân thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tôn tại,
phát triển bằn vững của đất nước; mặt khác nước cũng có thể gây ra tai họa cho con
người và môi trường ” [6L]
Nước là một hợp phần của TN, có vai trò cực kỳ quan trọng đối với MT và các
hệ sinh thái, vì nó quyết định đến sự tôn tại, phát triển và đặc trưng của hệ Đối với sự
phát triển của xã hội, nước không những là điều kiện tiên quyết cho sự sống mà còn là
nhân tố góp phần vào mọi quá trình của sự phát triển Nước là tài nguyên thiên nhiên (TNTN) đặc biệt được con người sử dụng cho nhiều mục đích và mức độ khác nhau từ quá khứ đến hiện tại và trong tương lai Vì vậy, thế kỷ XXI nước được đánh giá là
TNTN đứng thứ 2 sau tài nguyên con người Từ đó, vấn đề đặt ra là nếu không sử dụng và bảo vệ tốt TNN, cũng như không quản lý và khai thác hợp lý thì không thể có MT sinh thái lành mạnh và PTBV
1.1.1.2 Tài nguyên nước
TNN bao gồm nhiều loại và tồn tại ở nhiều trạng thái khác nhau Tuy nhiên,
chú ý đặc biệt hơn cả là TNN ngọt trên lục địa ở thể lỏng, bởi đây là nguồn nước được sử dụng trực tiếp cho mọi hoạt động Như vậy, khi nói đến “Tài nguyên nước” trong
luận án là đề chỉ TNN ngọt
Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Tài nguyên nước Việt Nam năm 2012 quy định: “Tài nguyên nước bao gồm các nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước biển thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [61]
Luan án vận dụng quan niệm TNN theo Điều Luật này làm cơ sở nghiên cứu,
tuy nhiên chỉ tập trung nghiên cứu TNN ngọt
1.1.2 Môi trường nước
Trang 22hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tôn tại phát triển của con người và thiên nhiên” [62]
MT nước là không gian đảm bảo việc duy trì sự sống và phát triển của các loài
thực và động vật sinh sống trong nước Như vậy, MT nước là MT mà những cá thể tồn tại, sinh sống và tương tác qua lại trong một không gian chứa nước đều bị ảnh hưởng và phụ thuộc vào nước
Từ quan niệm về MT nước như trên, có thể hiểu rộng ra là: MT nước là TNN theo nghĩa rộng (MT nước mặt, MT nước ngam), hoặc TNN được chứa đựng, ton tại trong một không gian nhất định nào đó theo nghĩa hẹp (MT nước của một biển, của
một con sông hay hệ thống sông, LVS, của một hồ nào đó ) có ảnh hưởng đến đời
sống, sản xuất, sự tồn tại phát triển của con người và thiên nhiên 1.1.3 Lưu vực sông
Nước trên bề mặt đất theo quy luật chung đều chảy từ nơi cao xuống nơi thấp, lâu ngày các dòng chảy tạo thành sông suối Mỗi một dong sông đều có phần diện tích
hứng và tập trung nước gọi là LVS Hiện nay có nhiều quan niệm về LVS:
“Một lưu vực sông có thể xem như một vùng địa lý được giới hạn bởi đường chia nước trên mặt và dưới đất Đường chia nước trên mặt là đường nối các đỉnh cao của địa hình Nước từ đính cao đó chuyển động theo hướng dốc của địa hình để xuống chân dốc đó là các suối nhỏ rồi tập trung xuống các nhánh sông lớn hơn để chảy về biển Cứ như thế chúng tạo thành mạng lưới sông Trên lưu vực sơng, ngồi các diện tích đất trên cạn còn có các thành phần đất chứa nước thuộc dòng chảy sông, hỗ và các vùng đất ngập nước theo từng thời kỳ Tắt cả phần bê mặt lưu vực cả trên cạn và
dưới nước đều là môi trường và nơi ở cho các loài sinh sống” [73]
Theo Khoản 8 Điều 2, Luật Tài nguyên nước Việt Nam (2012): “1 vực sông là vùng đất mà trong phạm vi đó nước mặt, nước dưới đất chảy tự nhiên vào sông và thoát ra một cửa chung hoặc thoát ra biển” [61]
Nói cách khác, LVS là phần diện tích bề mặt đất trong TN mà toàn bộ các loại
nước có ở trên đó (nước trên mặt và nước ngầm) sẽ tập trung lại cho một con sông
1.1.4 Dòng cháy tối thiểu
Theo Nghị định số 112/2008/NĐ-CP về quản lý, bảo vệ, khai thác tông hợp tài
nguyên và MT các hồ chứa thủy điện, thủy lợi và Nghị định só 120/2008/NĐ/CP về
Quản lí LVS trong đó có quan niệm về dòng chảy tối thiểu (DCTT): “Đòng chảy tối
thiểu là dòng chảy ở mức thấp nhất cân thiết để duy trì dòng sông hoặc đoạn sông,
Trang 23cho khai thác, sử dụng tài nguyên nước của các đối tượng sử dụng nước theo thứ tự tru tiên đã được xác định trong quy hoạch lưu vực sông” [22]
1.1.5 Phát triển bền vững và phát triễn bền vững tài nguyên nước
1.1.5.1 Phát triển bên vững
Theo Uy ban Môi trường và Phát triển thế giới (WCED) năm 1987: “Phát triển bén vững là những thế hệ hiện tại cần đáp ứng như câu của mình, sao cho không làm hại đến khả năng các thế hệ tương lai đáp ứng các nhu câu của họ” (dẫn theo [48])
Đây là định nghĩa được chấp nhận một cách rộng rãi, được nhiều nước trên thế giới
ủng hộ một cách mạnh mẽ
Theo khoản 4 điều 3 Luật Bảo vệ môi trường [62]: “Phát triển bên vững là phát
triển đáp ng được nhu câu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng
như cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng
trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trưởng ”
Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về PTBV năm 2002 đã xác định “Phát triển bên
vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc
làm) và bảo vệ môi trường (nhắt là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hi và cải thiện
chất lượng môi MT; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng
tiết kiệm TNTN)”
Tiêu chí đê đánh giá sự PTBV là: Sự đăng trưởng kinh tế ổn định: thực hiện tốt tiển bộ và công bằng xã hội: khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước, bảo vệ và nâng cao được chất lượng môi trường sống
1.1.5.2 Phát triển bên vững tài nguyên nước
Phát triển bền vững TNN là việc sử dụng TNN đáp ứng nhu cầu của con người ở giai đoạn hiện tại, nhưng phải đảm bảo nhu cầu cần thiết trong tương lai để phát triển kinh
tế có hiệu quả, đồng thời đảm bảo an sinh xã hội và MT bền vững
Theo [73] phát triển bền vững TNN đòi hỏi trong khai thác, sử dụng cũng như quản lí nguồn nước phải đạt được các yêu cầu về bền vững, có nghĩa:
~ TNN phải được khai thác, sử dụng một cách hợp lí, không vượt quá giới hạn tiềm năng của nguồn nước, để nước có du khả năng hồi phục hay tái tạo theo
chu trình thủy văn vốn có của TN
Trang 24nhu cầu ngày càng tăng của con người và hiệu quả sử dụng nước ngày càng cao Nước thực sự trở thành nguồn tài nguyên có giá trị kinh tế và quý giá
~ TNN phải được bảo vệ đặc biệt nhất là về mặt chất lượng Phải kiểm soát và hạn
chế ô nhiễm nước, không thé dé cho tình trạng ô nhiễm nước trở thành tram trong
và lan rộng làm giảm lượng nước sạch của con người
- TNN là của tất cả mọi người và mọi người đều có quyền sử dụng và có trách nhiệm bảo vệ nước Vì thế, trong quản lí sử dụng nước phải đảm bảo tính cộng đồng và tính công bằng và phải có sự tham gia của tất cả các thành phân có liên quan trong xã hội, phải đóng góp cho sự phát triển xã hội
- Đề thực hiện được yêu cầu của sự PTBV, các hệ thống công trình khai thác và sử dụng nguồn nước cũng phải là hệ thống bền vững
* Theo [61], “Phát triển tài nguyên nước là biện pháp nhằm nâng cao khả năng
khai thác, sử dụng bên vững tài nguyên nước và nâng cao giá trị của tài nguyên
nước” Như vậy, có thể hiểu rằng phát triển TNN trước hết là tăng lượng nước khai
thác được, nhưng phải đảm bảo lượng nước đầy đủ cho nhu cầu lâu dài của nhiều thế hệ và phải nâng cao hiệu quả, làm tăng giá trị của nước
1.1.6 Quan điễm sứ dụng bền vững tài nguyên nước
Ở nước ta quan điểm sử dụng bền vững TNN là: Quản lý TNN theo phương thức
tổng hợp, toàn diện Quan điểm này đã được thể hiện xuyên suốt trong Chiến lược quốc
gia về tài nguyên nước năm 2006 là “Quản lý tổng hợp phải được thực hiện theo phương
thức tổng hợp và thống nhất trên cơ sở lưu vực sông Cơ cấu sử dụng nước phải phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tài nguyên nước phải được phát triển bên vững; khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tổng hợp và đa mục tiêu Phải coi sản phẩm nước là hàng hóa; sớm xóa bỏ cơ chế bao cấp, thực hiện xã hội hóa các hoạt động bảo vệ, phát triển nguồn nước và cung ứng dịch vụ nước ” [T7]; Đặc biệt gần đây quan điểm quản lý tổng hợp, toàn diện TNN đã được luật hóa và được quy định trong Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 [61]
Luận án vận dụng quan điểm phát triển và sử dụng bền vững TNN theo Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước và Luật tài nguyên nước 2012 cho LVS Srêpôk
* Tiêu chí sử dụng bền vững TNN trên LVS Srêpôk:
Vận dụng quan điểm sử dụng bền vững của Việt Nam và mục tiêu nghiên cứu,
luận án đưa ra các tiêu chí sử dụng bền vững TNN trên LVS Srêpôk là:
Trang 25sau cũng được sử dụng;
-_ Sử dụng nước ở thượng lưu nhưng cũng phải đảm bảo nguồn nước cho hạ
lưu sử dụng đầy đủ, đảm bảo dòng chảy tối thiểu;
-_ Sử dụng luôn phải đi cùng với ĐGTNN và tìm kiếm, phát triển nguồn nước để đảm bảo khả năng cấp nước;
-_ Khai thác TNN phải đúng kỹ thuật, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tổng hợp và đa mục tiêu; -_ Phải coi nước là sản phẩm hàng hóa nên người dùng nước phải trả tiền để đảm bảo công bằng và tránh lãng phí; -_ Các công trình khai thác, vận chuyền nước phải đảm bảo hiện đại về kỹ thuật dé chống VIỆC tổn thất do rò rỉ; - _ Áp dụng các quy trình công nghệ tiên tiến, biện pháp khoa học để sử dụng nước nhiều lần;
-_ Bảo vệ rừng đầu nguồn phục hồi các hệ sinh thái rừng, phủ xanh đất trong
đồi trọc để giữ nước và tái tạo nguồn nước ngầm
-_ Phải cân đối trong sử dụng nước giữa các ngành để đảm bảo công bằng và
đạt giá trị cao nhất
1.17 Vai trò của tài nguyên nước đối với phát triễn kinh tế - xã hội
TNN là thiết yếu đối với cuộc sống của con người, là điều kiện tiên quyết để phát triển KT-XH của một quốc gia
Từ khi xuất hiện, loài người đã biết đến vai trò quan trọng của nước Các nhà
triết học Cổ đại đã coi nước là thành phần cơ bản của vật chất hoặc coi nước là nguồn gốc của vũ trụ Lịch sử phát triển cho thấy các nền văn minh của loài người đều gắn liền với các dòng sông và nguồn nước như: nền văn minh Lưỡng Hà, nền văn minh Ai
Cập ở hạ lưu sông Ni, nền văn minh sông Hằng ở Ấn Độ, nền văn minh Trung Quốc với sơng Hồng Hà, nền văn minh sông Hồng ở Việt Nam, nền văn minh Khơ Me gắn với sông Mê Kông Ngày nay, nước là nguồn TNTN có giá trị hàng đầu cung cấp thực phẩm
và nguyên liệu cho CN, nước là yếu tố rất quan trọng trong sản xuất NN, CN, sinh hoạt, thể thao, giải trí và cho rất nhiều hoạt động khác của con người Ngoài ra nước còn được coi là một khoáng sản đặc biệt vì nó tàng trữ một nguồn năng lượng lớn và có khả năng hòa tan nhiều vật chất có thể khai thác phục vụ cho nhu cầu nhiều mặt của con người
Vi vay, dé phát triển KT-XH thì nước là nhân tố hàng đầu, có thể nói nước là
nguồn tài nguyên quyết định sự tồn vong và phát triển của bắt cứ quốc gia, dân tộc nào
Trang 261.1.8 Đánh giá tài nguyên nước
1.1.6.1 Khái niệm đánh giá tài nguyên nước
* Hiện nay có nhiều quan niệm khác nhau về ĐGTNN:
- Theo quan niệm của Đối tác nước Toàn cầu (GWP): “Đánh giá tài nguyên nước là xác định nguôn, mức độ, độ tin cậy và chất lượng nguôn nước cho việc sử dụng và kiểm soát no”
- Theo Nguyễn Thanh Sơn: “Đánh giá tài nguyên nước được hiểu là việc xác định số lượng, chất lượng, giá trị, khả năng sử dụng và mức độ ảnh hưởng của chúng
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, cũng như ảnh hướng của các hoạt động kinh tế -
xã hội đối với các nguồn nước ” [68]
TNN được đánh giá bởi ba đặc trưng là lượng, chất lượng và động thái:
+ Đánh giá lượng nước là đánh giá tổng lượng nước được sinh ra trong một
khoảng thời gian một năm hoặc một thời kỳ nào đó trong năm Lượng nước là đặc
trưng biểu thị mức độ phong phú của TNN trên một vùng lãnh thỏ
+ Đánh giá chất lượng nước là đánh giá đặc trưng hàm lượng các chất hòa tan trong nước, phục vụ yêu cầu dùng nước cụ thé theo các tiêu chuẩn và đối tượng sử
dụng nước
+ Đánh giá động thái của nước là đánh giá sự thay đổi bởi đặc trưng của nước theo thời gian và không gian, đó là sự trao đổi nước giữa các khu vực chứa nước, sự
vận chuyên và quy luật chuyền động của nước trong sông, sự chuyên động của nước ngầm, các quá trình trao đổi chất hòa tan, truyền mặn, trạng thái ran — long — hoi theo thoi gian
* Về mặt phương pháp luận, ĐGTNN thường được hiểu là sự so sánh các tính chất và đặc tính TN vốn có của chúng với các nhu cầu nảy sinh trong khai thác và sử dụng
'Việc ĐGTNN thường bắt đầu từ xác định trữ lượng đến khai thác và sử dụng chúng vào
các mục tiêu kinh tế khác nhau sao cho có hiệu quả kinh té cao
1.1.8.2 Nội dung đánh giá tài nguyên nước
ĐGTNN là vấn đề rộng lớn, nó bao gồm hai nội dung chính: Đánh giá theo yếu tố
(đánh giá từng nguồn nước riêng biệt) và ĐGTNN theo lãnh thổ nghiên cứu Đây là hai
nội dung của một vấn đề có liên quan chặt chẽ với nhau Giải quyết một cách khoa học
các nội dung đó có ý nghĩa quan trọng đối với luận chứng khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn nước với hiệu quả KT-XH cao Song đề giải quyết vấn đề này cần phải có phương
Trang 27s* Đánh giá tài nguyên nước theo yếu tố:
Đánh giá theo yêu tố là nội dung cơ bản không thể thiếu được trong quá trình
ĐGTNN Đó là, nghiên cứu những ảnh hưởng khác nhau theo lãnh thé về các đặc tính và tính chất TN của từng nguồn nước đối với năng suất lao động xã hội trong quá trình khai thác sử dụng
Cơ sở ĐGTNN là mối quan hệ tương hỗ của sự thống nhất tự nhiên - xã hội Do
đó, TNN cần được đánh giá về TN, kỹ thuật và kinh tế Nội dung phương pháp đánh
giá thường tiễn hành theo ba giai đoạn sau:
a ĐGTNN về mặt TN: Giai đoạn đánh giá về mặt TN nhằm xác định mức độ
tin cậy của những hiểu biết chung về TNN trong các vùng lãnh thổ Nội dung đánh giá
trong giai đoạn này trước hết là việc kiểm kê toàn bộ các loại và các nguồn nước của lãnh thổ một cách có hệ thống theo nhóm các chỉ tiêu TN của TNTN, gồm các chỉ tiêu: trữ lượng, chất lượng, đặc điểm phân bố, mức độ tập trung, sự biến động theo không
gian và thời gian của từng nguồn nước có trong vùng Tuy nhiên, đối với mỗi nguồn
nước cụ thể lại có những chỉ tiêu đặc trưng riêng Phân tích các ĐKTN và MT có ảnh
hưởng tới việc thăm dò và khai thác sử dụng TNN trong vùng như: điều kiện khí tượng
- thuỷ văn, địa chất, địa mạo, thổ nhưỡng, lớp phủ thực vật, vị trí địa lí Từ đó, xác định tiềm năng và khả năng thực tế có thể khai thác được của các nguồn nước trong từng giai đoạn cụ thể nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH của vùng nghiên cứu
b ĐGTNN về mặt kỹ thuật: Nội dung chủ yếu của giai đoạn này là đánh giá hiện
trạng khai thác cũng như trình độ kỹ thuật và công nghệ khai thác sử dụng đối với từng loại TNN trong vùng nghiên cứu Trước hét là phân tích đánh giá hiện trạng khai thác sử
dụng TNN của vùng trong thời gian qua theo các chỉ tiêu: năng suất, sản lượng khai thác,
trang bị kỹ thuật, tình trạng công nghệ, quy mô và cơ cấu khai thác từng khu vực Bước
tiếp theo là xác định nhu cầu về từng loại nước của nền kinh tế và khả năng đáp ứng nhu
cầu đó trong từng giai đoạn phát triển Đánh giá khả năng kỹ thuật và công nghệ khai
thác Từ đó đưa ra các phương án về mặt kỹ thuật khai thác sử dụng đối với từng nguồn
nước trong vùng
c ĐGTNN về mặt kinh tế: Mục đích của giai đoạn đánh giá này là nhằm xác định
tính hợp lý về mặt kinh tế của việc khai thác sử dụng TNN trong từng vùng lãnh thổ, nên
nó được biểu thị thông qua các chỉ tiêu kinh tế Đánh giá về mặt kinh tế là luận chứng cho
các phương án khai thác sử dụng TNN về các mặt: quy mô, công suất khai thác, nhu cầu
đầu tư, chỉ phí, giá thành và hiệu quả khai thác nguồn nước Trên cơ sở đó lựa chọn
Trang 28Sau khi đã đánh giá cụ thể từng giai đoạn riêng biệt, tiến hanh DGTH-TNN theo lãnh thô
+ Đánh giá tổng hợp tài nguyên nước theo lanh thé:
ĐGTH-TNN theo lãnh thổ là một vấn đề rất phức tạp Tính phức tạp này thẻ hiện ngay trong bản thân của đối tượng nghiên cứu, đối tượng đánh giá ở đây không chỉ là
nguôn nước riêng biệt mà là sự khai thác sử dụng phối hợp của nhiều loại TNN khác nhau trên từng vùng lãnh thổ cụ thê Hay nói cách khác: “Đó là việc khai thác sử dụng một số tổ hợp hạn chế theo lãnh thổ của các tài nguyên nước riêng biệt và các môi trường đặc trưng trên cơ sở sử dụng tốt nhất các nguồn tài nguyên, lao động và các nguồn vật chất kỹ thuật có chú ý tới nhiệm vụ và khả năng của nên kinh tế quốc dân nói chung cũng như
từng vùng lãnh thổ nói riêng” (KG Gofman, 1977) Khai thác sử dụng tổng hợp TNN là
hình thức khai thác sử dụng hợp lí và tối ưu, đem lại hiệu quản KT-XH cao nhất [96]
Vì đối với mỗi vùng lãnh thé không chỉ tiến hành khai thác một cách đơn điệu
đối với một loại tài nguyên này hay một loại tài nguyên khác phục vụ cho từng mục
tiêu cục bộ của mỗi ngành, mà phải tiến hành khai thác tổng hợp nhiều loại tài nguyên
khác nhau đáp ứng tông hợp mục tiêu KT-XH chung của toàn vùng và cả nước Để giải quyết vấn đề này đòi hỏi phải ĐGTH-TNN theo phương pháp phù hợp với điều kiện KT-XH cụ thể của từng vùng
Hiện nay, có một số phương pháp đánh giá khác nhau như: đánh giá bằng cách cộng các đánh giá tài nguyên riêng biệt, đánh giá theo tổng tiềm năng TNTN, đánh giá theo chu
trình TNTN, đánh giá theo kết hợp phương án Mỗi phương pháp trên nhằm giải quyết những mục tiêu nghiên cứu cụ thé Đứng trên góc độ tông hợp lãnh thô thì việc ĐGTH-
TNTN theo phương pháp kết hợp phương án là phù hợp và có ưu điểm hơn [47], [68] * ĐGTH - TNN theo lãnh thổ gồm những nội dung như sau:
- Trên cơ sở đánh giá các nguồn nước riêng biệt, tiến hành phân tích tỉ trọng
TNN trong ving, lựa chọn các nguồn nước trội, tức là các nguồn nước có tỷ trọng lớn và giá trị kinh tế cao, có khả năng làm cơ sở cho việc khai thác làm động lực thúc day
các ngành kinh tế khác phát triển
- Sắp xếp thứ tự ưu tiên của các nguồn nước trong vùng theo giá trị kinh tế Xác định các thế mạnh đặc trưng cho từng khu vực lãnh thổ trên cơ sở phân tích mối quan hệ lãnh thổ của các nguồn nước
- Phân tích các phương án khai thác sử dụng của từng loại TNN riêng biệt đã
Trang 29- Đề xuất phương hướng khai thác sử dụng tổng hợp TNN phù hợp với khả
năng đáp ứng nguồn nước hiện có, điều kiện cũng như mục tiêu phát triển KT-XH của
Vùng, của cả nước trong từng giai đoạn phát triển
1.1.9 Quản lý tổng hợp tài nguyên nước và Quản lý tổng hợp lưu vực sông
1.1.9.1 Quản lý tổng hợp tài nguyên nước
Theo GWP, năm 2000: “Quản lí tổng hợp tài nguyên nước là một quá trình đẩy
mạnh phối hợp phát triển và quản lí tài nguyên nước, đất và các tài nguyên liên quan, sao cho tôi đa hóa các lợi ích kinh tế và phúc lợi xã hội một cách công bằng mà không phương hại đến tính bền vững của các hệ sinh thái thiết yếu ” [124] Đây được coi là
nền tảng của công tác QLTH-TNN
Như vậy, QUTH-TNN không đơn thuần là việc lập quy hoạch, kế hoạch mà đây
là một quá trình, trong đó cần nỗ lực quản lý theo hướng tổng hợp, cần giải quyết tốt các mối quan hệ tương tác giữa con người và TN; giữa đất và nước; giữa nước mặt và
nước dưới đất; giữa khối lượng và chất lượng; giữa thượng lưu và hạ lưu; giữa nước ngọt và các vùng ven biển; giữa trong nước và ngoài nước; giữa các đối tượng sử dụng nước 1.1.9.2 Quản lý tổng hợp lưu vực sông
Hiện nay, nhiều cơ quan nghiên cứu, tổ chức quốc tế và các học giả có quan
niệm, định nghĩa khác nhau về Quản lí tổng hợp lưu vực sông (QLTH-LVS) [33],
[120] [124]:
- QLTH-LVS là lấy LVS làm cơ sở và xem LVS là một hệ thông động lực và
thống nhất mà trong đó có tác động qua lại giữa nước, đất đai và MT Phương pháp
này cũng nhằm quản lý LVS như là một thực thể với những mục đích bảo vệ toàn bộ
năng suất của các nguồn tài nguyên một cách lâu bền, đồng thời bảo vệ và cải thiện
chất lượng MT tại LVS
- GWP cho rằng: “QLTH-LVS là một quá trình mà trong đó con người phát
triển và QLTNN, đất và các tài nguyên khác nhằm đạt được hiệu quả tối tru của các
thành quả KT-XH một cách công bằng mà không đánh đổi bằng sự bên vững của các
hệ sinh thái then chốt" [124]
- Theo J Buston thi: “QLTH-LVS bao ham việc các nhà hoạch định chính sách xen
xét tắt cả các khía cạnh về các nguôn tài nguyên có trên lưu vực, nhu cầu sử dụng các nguôn tài nguyên đó theo cách tiếp cận hệ sinh thái nhằm đảm bảo những sự lựa chọn
phương án phát triển KT-XH có hiệu quả lâu dài thông qua sự phát triển các mối quan hệ
Trang 30- Gido su Bruce Mitchell [120] trong cong trinh “Resource and Environmental Management in Canada: Addressing Conflict and Uncertainty”, khi noi vé công tác QLTH-LVS đã mô tả như là một “Khái niệm” theo cách mà ông gọi là “3 chữ P”: triết ly (philosophy), quá trình (process) và san pham (product) Theo quan diém dé da lý
luận về cách hiểu “3 chit P” la:
Vì là một “#riết bf” nén viée QLTH-LVS 1a mét Idi suy nghĩ đặc biệt về những
vấn đề quản lý các nguồn TNTN trên LVS, đặc biệt là TNN Lối suy nghĩ này cũng mô
tả LVS như là một hệ thống nên việc quản lý hệ thống này phải trên cơ sở tổng thể, mà việc quản lí tổng thể đòi hỏi phải xem xét cả một “quá trình” Quá trình đó không
những phải linh động, uyên chuyển trong giải quyết những hoàn cảnh và điều kiện cụ
thể hoặc thay đổi, mà còn bao gồm cả việc tích luỹ thêm kiến thức và các thông tin liên
quan đến các quá trình quản lý Do vậy, đáp số cuối cùng của việc QLTH-LVS phải có
giá trị thiết thực thì nó phải là một “sản phẩm” Điều này có nghĩa là việc QLTH-LVS
phải mang lại kết quả và những thành quả này được thể hiện qua việc chuẩn bị và thực
hiện một kế hoạch hành động Cũng phải biết rằng kế hoạch quản lý không phải là mục tiêu mà là phương tiện để đạt tới mục tiêu Nó phải mang lại hiệu quả thông qua những
hoạt động thực tiễn trong LVS nhằm đạt được những mục tiêu của công việc quản lý Tất cả các quan niệm và định nghĩa trên đều nhắn mạnh những khía cạnh nôi bật của QLTH-LVS và cho thấy QLTH-LVS là sự hợp tác trong quản lý và khai thác sử dụng
các nguôn tài nguyên có trên toàn bộ LVS một cách hợp lý, hiệu quả và công bằng dé dat
được lợi ích kinh tế và xã hội mà không làm tồn hại sự bền vững của hệ sinh thái
QLTH-LVS bao trim tat cả các hoạt động của con người cần phải sử dụng nước
và tác động tới hệ thống TNN mặt Nó là quản lý các hệ sinh thái nước như là một phần
của MT tự nhiên rộng lớn va trong mối quan hệ với môi trường KT-XH của chúng
* Cách hiểu về QLUTH-LVS khác với cách quản lý theo địa giới hành chính thông thường (kiểu cô điển trước đây) là: Phạm vi không gian của quản lý bao quát
trên toàn bộ LVS; Cách quản lý dựa trên nguyên tắc của QLTH các nguồn tài nguyên
và bảo vệ môi trường LVS nhằm đạt đến mục tiêu bền vững, trong đó trọng tâm là QLTH-TNN trong mối liên quan với tài nguyên đất và các tài nguyên liên quan khác
- Vì thế, QLTH-LVS cần phải: Chú ý quản lý các dạng khác nhau của nước:
nước mặt và nước ngầm; Chú ý quản lý cả số lượng và chất lượng nước trên LVS; Chú
ý các mối liên quan giữa các nguồn tài nguyên, đặc biệt là giữa tài nguyên đất và TNN; Tổng hợp các giới hạn TN, các nhu cầu KT-XH; Tổng hợp về luật pháp, chính
Trang 31- Theo quan diém ciia PTBV thi QLTH-LVS cé ba mue dich chủ yếu: Bđo vệ các chức năng của sông và LVS; Quản lý và sử dụng bên vững TNN trong moi quan hé với đất và các tài nguyên sinh thái khác; Hạn chế suy thoái và duy trì MT của sông và LVS bén vung cho cdc thé hé hién tai va tuong lai
Nhu vay, QLTH-LVS la lay LVS lam co sé va xem LVS 1a mét hệ thống động
lực và thống nhất mà trong đó có tác động qua lại giữa nước, đất đai và MT Phương
pháp này cũng nhằm quản ly LVS như là một thực thể với những mục đích bảo vệ toàn
bộ năng suất của các nguồn tài nguyên một cách lâu bên, đồng thời bảo vệ và cải thiện chất lượng MT tại LVS
1.1.10 Biến đổi khí hậu và kịch bản biến đổi khí hậu
1.1.10.1 Biến đổi khí hậu
Theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) và Chương trình MT của LHQ
(UNEP): “Biến đổi khí hậu Trái Đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gỗồm khí
quyển, thủy quyền, sinh quyền, thạch quyền hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định từ tính bằng thập kỷ hay
hàng triệu năm Sự biển đổi có thể là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân
bồ các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình Sự biến đổi khí hậu có thể giới hạn trong một vùng nhất định hay có thế xuất hiện trên toàn địa câu" [54]
1.1.10.2 Kịch bản biến đổi khí hậu
KBBĐKH: “Kịch bản biến đổi khí hậu là giả định có cơ sở khoa học và tính tin cậy về sự tiến triển trong tương lai của các mối quan hệ giữa kinh tế xã hội, tổng thu
nhập quốc dân, phát thải khí nhà kính, biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng, thể
hiện mối ràng buộc giữa phát triển và hành động toàn cầu trong tương lai” [9]
Theo [9] gồm 3 kịch bản: kịch bản phát thải thấp (kịch bản BI), kịch bản phát thải trung bình (kịch bản B2) và kịch bản phát thải cao (kịch bản A2)
Đối với LVS Srêpôk luận án sử dụng Kịch bản phát thải trung bình (B2), vì: đây là kịch bản được Bộ TN&MT khuyên dùng cho Việt Nam; Đối với LVS Srêpôk trong thời gian tới mức biến động không lớn (có thể chỉ ở mức trung bình); Kịch bản B2 có sự thiên lệch lên A2 hoặc xuống BI nhỏ Vì thế, khi xảy ra sự thiên lệch đó thì mức độ khác biệt
cũng không quá thay đổi so với kết quả được sử dụng trong tính toán của luận án
1.2 Tổng quan về nghiên cứu, đánh giá tài nguyên nước
Các nguy cơ xung đột nguồn nước do sự suy thoái TNN đang diễn ra với mức
Trang 32lên không ngừng Theo [75], [124] nhu cầu về nước ngọt của nhân loại trong thế kỷ XX đã tăng lên gắp sáu lần so với thể kỷ XIX
Đặc biệt trong những thập kỷ gần đây, quá trình đô thị hóa, hoạt động NN, CN đã gây ô nhiễm nguồn nước Theo Viện Nước quốc té Stockholm (SIWD), tinh trang 6
nhiễm nguồn nước dang gia tăng trên Trai Dat, trung binh mdi ngày có khoảng 2 triệu
tấn chất thải sinh hoạt bị đỗ trực tiếp ra sông, hồ và biển Tình trạng đó khiến cho 1/6 số dân toàn cầu hiện không tiếp cận được nguồn nước sạch, hơn 1,6 triệu trẻ em tử
vong mỗi năm do thiếu vệ sinh và thiếu nước sạch Mặt khác, BĐKH ngày càng gây áp lực nặng nề lên trữ lượng và chất lượng nguồn nước, gây ô nhiễm, hạn hán và thiếu
hụt nguồn nước nghiêm trọng ở nhiều nơi
Chính vì vậy, vấn đề nghiên cứu, đánh giá để QLTNN đã được thế giới, các quốc gia, vùng lãnh thổ rất quan tâm Tuy nhiên, do sự khác biệt về quan niệm, hạn chế về trình độ phát triển và điều kiện KT-XH, ảnh hưởng của chiến tranh nên các
nghiên cứu về nước cũng có sự khác nhau 1.2.1 Trên thế giới
Từ lâu, ở nhiều nơi trên thế giới đã chú ý đến việc nghiên cứu, đánh giá các
nguôồn nước nhằm khai thác hợp lý và bảo vệ TNN
Một trong những công trình nghiên cứu sớm nhất được ghi chép lại là Công trình nghiên cứu vòng tuân hoàn nước trong thiên nhiên của A I Voeicov (1894) Ông đã có công đặt nền móng cho phương pháp nghiên cứu TNN bằng CBN Theo ông, dòng chảy sông ngòi là kết quả tương tác giữa mưa - mặt đệm - bốc hơi Còn M I Lvévich là người đưa ra các khái niệm hiện đại về CBN toàn cầu, phân biệt sự khác nhau giữa các yếu tố khí hậu và mặt
đệm với dòng chảy thực tế, đi sâu đánh giá vai trò của các nhân tố phi khí
hậu như địa hình, địa mạo, lớp phủ thực vật trong phương trình cân bằng nước LVS Năm 1962 ông đã đưa ra sơ đồ về mi quan hệ giữa các yếu tố
trong phương trình CBN, đặc biệt là các quan hệ phụ thuộc giữa lượng bốc hơi Z, lượng thấm U với lượng âm trong tầng thổ nhưỡng W, để từ đó đúc
rút ra các hệ số dẫn nước Ku và Kz (Ku + K¿ = 1) (Dan theo [46])
Năm 1977, lần đầu tiên LHQ đưa vấn đề Nước lên diễn đàn Quốc tế, tại Hội
nghị Mar Del Plata (Argentina) và đã nhấn mạnh về vấn đề quy hoạch nước sạch, vệ sinh và lấy thập kỷ 80 là “Tháp kỷ Quốc tế nước sạch và Vệ sinh” Sự kiện quốc tế quan trọng thể hiện mối quan tâm của các quốc gia, tổ chức trong vấn đề quản lý bền
Trang 33năm là “Ngày nước thé giới” và LHQ tổ chức thường niên “Tuẩn Nước Thế giới” từ ngày 5 - II tháng 9 hàng năm
Năm 1984, Viện quản lí nước quốc tế (International water management institute - IWMI) được thành lập, những nghiên cứu của IWMI giúp xác định sử dụng nước cho
phát điện và những vấn đề có liên quan, mâu thuẫn và cân bằng như thế nào với an ninh lương thực và các hệ sinh thái, xem xét các giải pháp QLTNN, các phương án về công
nghệ và điều hành đề giảm thiểu hậu quả xấu tiềm ân trong phát triển thủy điện [107]
Với nhận thức nguy cơ thiếu nước ngọt là trầm trọng và có thẻ dẫn tới các cuộc tranh chấp do việc quản lý khai thác, sử dụng nguồn nước không hợp lý làm cho nguồn nước bị suy thối, do ơ nhiễm và cạn kiệt, năm 2000 LHQ đã thiết lập “Mục tiêu thiên
niên kỷ” Một trong những mục tiêu đó là “Phát triển quản lí tổng hợp nguồn nước và
sử dụng nước có hiệu quả, giúp các nước đang phát triển thông qua hành động VỀ nước
ở tắt cả mọi cấp” Năm 2003 LHQ đã thành lập Ủy ban về nước của LHQ (UN-Water),
để hỗ trợ các quốc gia trong nỗ lực liên quan đến nguồn nước của họ, nhằm đạt được các mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ
Một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt gần đây nhất đối với thế giới và Việt Nam, là
tại Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 132 (IPU-132) diễn ra từ 28/3 -
2/4/2015 tại Hà Nội, Việt Nam đã đề xuất sáng kiến “Dự thảo Nghị quyết về quán trị
nguồn nước” và đã được thông qua với tỷ lệ tuyệt đối 27/27 thành viên Dự thảo đã đưa ra các kiến nghị quan trọng, đó là:
Kêu gọi các nước có chung nguồn nước tăng cường hợp tác trong các vấn
đề liên quan đến nguồn nước quốc tế và nghiêm túc xem xét việc tham gia
các khuôn khô pháp lý quốc tế về hợp tác nước xuyên biên giới Đồng thời,
Việt Nam cho rằng, cần khuyến khích các nghị viện hối thúc các chính phủ tôn trọng những cam kết đã đưa ra trong việc bảo vệ các nguồn nước sạch, thực thi các Công ước khu vực và quốc tế, các thỏa thuận về sử dụng hiệu
quả, tích hợp nguồn nước và các nguồn tài nguyên khác vì mục tiêu PTBV
Việt Nam kêu gọi các quốc gia, nhất là quốc gia phát triển thúc đây hợp tác và hỗ trợ các nước đang phát triển trong nỗ lực quản trị nước, bao gồm lập kế hoạch, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả nguồn nước hướng tới PTBV Từ dự thảo đó, Ủy ban Thường trực về PTBV, Tài chính và Thương mại đã
thảo luận để hoàn chỉnh và biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết “Định hình cơ
Trang 34Về thực hiện chức năng quản lí, có thể thấy từ sau Hội nghị Dublin (1/1992) và
Hội nghị thượng đỉnh về Môi trường và Phát triển tai Rio do Janeiro (Braxin, 1992),
phần lớn các nước trên thế giới đều trong tiến trình thực hiện QLTH-TNN thay vì quản
lý theo đơn vị hành chính như trước, thực hiện lây LVS làm đơn vị quản lý nước, chú trong va coi QLTH-LVS 1a điều kiện cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng nước,
điều phối và giải quyết các mâu thuẫn trong việc khai thác và sử dụng TNN giữa các
vùng, các khu vực thượng, hạ lưu của LVS, bảo vệ nguồn nước không bị suy thối và ơ nhiễm Những cố gắng đó tập trung vào các vấn đề chủ yếu như: Thể chế, chính sách, tổ chức, khoa học — công nghệ, KT-XH ở cả cấp quốc gia và cấp LV
Điển hình cho QLTH-TNN theo hướng tiếp cận trên là việc thành lập các Hiệp ước, Ủy ban, Ủy hội: Hiệp ước hợp tác, bảo vệ và sử dụng bên vững LVS Đa-Nuýp kí
ngày 29/6/1994; Ủy ban Quốc tế Bảo vệ sông Rhine (ICPR), thành lập năm 1972; Ủy
ban LVS Murray — Darling của Ôxtrâylia, thành lập 1985 ; Ở LVS Mê Kông, thành lập Uy hội Sông Mê Kông (MRC) năm 1995 MRC có vai trò và nhiệm vụ là: “Tức
day, hỗ trợ, hợp tác và điều phối phối hợp trong việc phát triển mọi tiêm năng vì lợi ích của tắt cả các quốc gia ven sông và ngăn ngừa sử dụng lãng phí nước trong LVS
Mê Kông”, “Thúc đầy và điều phối hoạt động phát triển và quản lý bên vững TNN và
các tài nguyên liên quan vì lợi ích chung của các quốc gia thành viên và phúc lợi của người dân” [33], [67], [69], [70]
Một số quốc gia đã sớm tiến hành nghiên cứu, ĐGTNN để thực hiện QLTNN hiệu
quả và bền vững hơn, như: Ở Mỹ, vấn đề nghiên cứu, đánh giá và đi đến việc QLTNN đã
được quan tâm rất sớm từ cuối thế kỷ XIX Để thực hiện nhiệm vụ đó nhiều cơ quan quản lý nước và các Tổ chức liên quan đã được thành lập, như dọc theo sông Colorado có Cực
Cải tạo vận hành đập Uy ban về các căn cứ khoa học quản lý nước LVS Colorado, Trén sông Ohio có Ban vệ sinh sông (ORSANCO) là một cơ quan liên bang có trách nhiệm về
chất lượng nước dọc theo sông Ohio; Hiệp hội thượng lưu sông IMississippi (UMRBA)
(dẫn theo [69]), [122]) Ở Pháp, Luật về nước được thiết lập rất sớm từ năm 1964, sau đó
được bồ sung vào năm 1992 và 2006 Theo đó, chính sách về nước được xác định bởi nhà
nước trong mối quan hệ đối tác với tất cả các cộng đồng địa phương, người sử dụng cho
mục đích CN, những ngành phát triển quy mô lớn, ngư dân, người nuôi trồng thủy sản,
các hiệp hội bảo vệ TN ở tất cả các cấp với quan điểm là tổ chức quản lý tài nguyên mang
tính tổng thể nhằm đảm bảo đáp ứng cao nhất tất cả các nhu cầu trong khi vẫn tôn trọng
các hệ sinh thái thủy sinh [42], [116] Tại Braxin, do các cụm đô thị lớn sử dụng nhiều
nước và làm ô nhiễm nghiêm trọng Để phục hồi chất lượng nước sông, thang 9/1991
Trang 35Braxin đã triển khai Dự án Sông Tiete Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Dự án
là kiểm soát phát thải từ hoạt động CN, trên cơ sở phân tích hiện trạng chất lượng nước và
thông kê các nguồn thải CN trong LVS Từ đó, các tiêu chí kiểm soát được xác lập và
quy trình kiểm soát nước thải CN trong LVS Tiete được đề xuất [69]
Ở Đông Nam Á, do hạn chế về nhiều mặt nên công tác nghiên cứu TNN diễn ra
muộn hơn Tuy nhiên, dưới sức ép của dân số và sự cạn kiệt của TNN, được sự hỗ trợ
mạnh mẽ của các quốc gia và các tổ chức, nên vấn đề nghiên cứu, QLTNN cũng đã
được chú trọng gần đây và tiếp cận theo nhiều hướng khác nhau: Ở Philipine xem cách tiếp cận QLTNN theo LVS với sự tham gia của nhiều bên liên quan là mô hình lý tưởng
để quản lý tổng hợp; Tại Indonesia từ 1989 đến 2009 đã thành lập 41 tổ chức LVS với
hình thức, chức năng và nhiệm vụ đa dạng; Ở Thái Lan đã thành lập 25 ủy ban LVS có trách nhiệm lập quy hoạch, hình thành các dự án và thông qua kế hoạch phát triển LV
Đặc biệt với sự hỗ trợ của máy tính điện tử, sự ra đời và ứng dụng các mơ hình tốn thủy văn vào quá trình nghiên cứu đã làm cho kết quả nghiên cứu TNN ngày càng tiện lợi, nhanh và chính xác hơn Đó là sự ra đời rất sớm của mô hình Stanford Watershed Model (SWM) bởi Crawford va Linsley (1966), SWM là thử nghiệm dau tiên cho việc mô hình hóa hầu như toàn bộ chu trình thủy văn và sau đó nhanh chóng phát triển nhiều mô hình như: mô hình NAM (1973), IIDM (1980), SWAT Hé thong
mô hình GIBSI, là một hệ thông mô hình tổng hợp, mô hình cho các kết quả kiểm tra tác
động của NN, CN, quản lý nước cả về lượng và chất đến TNN; Mô hình BASINS được
xây dựng bởi Văn phòng Báo vệ Môi trường của Hoa Kỳ, mô hình được xây dựng để
đưa ra một công cụ đánh giá tốt hơn và tong hợp hơn các nguồn phát thải tập trung và
không tập trung trong công tác quản lý chất lượng nước trên LVS; Mô hình hệ thống đánh giá và phát triển nguồn nước WEAP là mô hình kết hợp giữa việc mô phỏng hệ thống và các chính sách cần ấp dụng cho LV, WEAP dựa trên nguyên tắc tính toán cân bằng giữa các nhu cầu của các dạng sử dụng nước, giá thành và hiệu quả của các công trình cấp nước và cơ sở phân bỏ nguồn nước, với nguồn nước cung cấp bao gồm nước
mặt, nước ngầm, nước hồ chứa và các vận chuyên nguồn nước Mô hình này đã có nhiều tác giả vận dụng thành công khi có sự phức tạp về phân phối dòng chảy và nhu cầu nước
trong NN, đô thị, CN và MT bởi nhiều quy mô không gian và thời gian của tác giả Yates và cộng sự (2005); Phân tích tình hình nước trong tương lai theo các kịch bản khác nhau của sự phát triển và BĐKH của Britta Hollermann và cộng sự (2010); dé QLTH-TNN
theo LVS của Phan Thị Thanh Hằng (2011) (dẫn theo [132]); Bộ mô hình MIKE của
Trang 36van dé vé chat lượng va sé lượng nước, đây là các phần mềm hữu ích trong công tác lập kế hoạch phát triển và quản lý nguồn nước theo quan điểm bền ving Phan mém MIKE
BASIN với giao dién ArcView GIS 1a một mô hình mô phỏng nguồn nước LVS, MIKE
BASIN với các mô đun tính toán đơn giản đề đưa ra các kịch bản tính toán các biến đổi
của các đặc trưng dòng chảy theo không gian và thời gian, xác định các nhu cầu dùng nước, vận hành hồ chứa đa mục tiêu, công trình chuyển nước và đánh giá chất lượng
nước MIKE BASIN sử dụng giao diện GIS để tổ hợp cơ sở đữ liệu, xác định LV và
trình diễn kết quả một cách thuận lợi cho người sử dụng, mô hình đã được ứng dụng để tính CBN đem lại hiệu quả cao cho nhiều LV trên thế giới như: LVS LeBa ở BaLan,
LVS Cape Fear 6 phia Bac Carolina — My,
1.2.2 Ở Việt Nam
Lịch sử nghiên cứu về nguồn nước của Việt Nam được biết đến qua các công trình chỉnh trị sông ngòi đã có từ hàng nghìn năm nay ở hệ thống sông Hồng và các sông thuộc phạm vi đồng bằng sông Hồng, cũng như việc cải tạo, khai khẩn các vùng đất phèn, mặn đã khẳng định cha ông ta nhận thức rất rõ vai trò và giá trị trong việc sử dụng nguồn nước Vào thời kỳ Nhà Nguyễn một công trình có ý nghĩa lớn trong sử
dụng nguồn nước là việc đào kênh Vĩnh Tế (1819-1824) dai 87 km nói sông Châu Đốc
đồ ra vịnh Thái Lan tại tỉnh Kiên Giang đã tạo con đường lưu thơng thủy, thốt lũ và cung cấp nước ngọt cho thau chua, rửa mặn phục vụ sản xuất NN hang trăm năm qua
Tuy nhiên, trong một thời gian dài sau đó kể từ khi Thực dân Pháp xâm lược, những
nghiên cứu về TNN không được quan tâm đúng mức, chỉ có các nhà Địa chất Pháp trong
quá trình điều tra khoáng sản, thành lập các bản đồ địa chất lãnh thổ với mục đích khai thác
thuộc địa, trong đó có ““nhắc” đến một vài điểm về nước dưới đất
Khi hòa bình được lập lại ở miền Bắc (1954), Chính phủ rất chú ý đến nghiên
cứu, sử dụng TNN hợp lí Tháng 1/1961, đã quyết định thành lập Ủy ban Trị thủy và
khai thác sông Hong với nhiệm vụ nghiên cứu lập quy hoạch trị thủy và khai thác tổng
hợp hệ thống sông Hồng, phục vụ xây dựng và phát triển KT-XH với 5 lĩnh vực quy
hoạch dòng sông: quy hoạch phòng chống lũ; quy hoạch cấp - thoát nước; quy hoạch vận tải thủy; quy hoạch hệ thống bậc thang thủy điện (sông Đà, sông Lô, sông Gâm),
các hệ thống thủy nông lớn vùng hạ lưu, nâng cấp hệ thống đê điều Có thé xem đây là
mô hình tổ chức LVS đầu tiên ở Việt Nam
Cũng trong thời gian này, công tác thủy lợi, quy hoạch hệ thống thủy nông được Nhà nước hết sức chú trọng, như xây dựng hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải
Trang 37đã thành lập bản đồ Địa chất thủy văn miền Bắc Việt Nam ty 1é 1/500.000 (1964) Bản
đồ dựa trên kết quả khảo sát thực địa và thu thập tổng hợp tài liệu của nhiều cơ quan
khác nhau, trong đó đáng chú ý là tài liệu 350 lỗ khoan Trên bản đồ đã chia miền Bắc
thành 26 phức hệ chứa nước, vạch được các đường đẳng môđun dòng chảy và ranh giới nhiễm mặn ven biển Từ năm 1965, Tổng cục Địa chất đã triển khai công tác lập
bản đồ địa chất tỷ lệ 1/200.000 và 1/50.000 cho từng vùng lãnh thổ ở miền Bắc Đầu
năm 1975, thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc tổng kết công tác điều
tra cơ bản về tài nguyên và ĐKTN lãnh thổ, các nhà Địa chất thủy văn đã lập báo cáo tổng kết kèm theo bản đồ địa chất thủy văn miền Bắc Việt Nam 1/500.000 do Vũ Ngọc Kỷ chủ biên Đây là công trình tông kết công tác điều tra cơ bản TNN dưới đất có giá
trị lớn về khoa học và thực tiễn cho đến ngày nay [46]
Ở miền Nam, do Mỹ - Ngụy chiếm đóng nên không tổ chức nghiên cứu được,
mà chỉ có các nghiên cứu sơ bộ của người Mỹ với mục đích cấp nước cho đô thị hoặc phục vụ các trại lính, nên ít có giá trị khoa học
Như vậy, có thê thấy trong giai đoạn này các nghiên cứu về TNN chỉ chú trọng
vào việc xác định về phạm vi phân bố, khai thác nguồn nước (chủ yếu là nước mặt) phục vụ cho các mục đích kinh tế khác nhau mà chưa có sự chú ý đến bảo vệ, sử dụng
nguồn nước hợp lí, hay phát triển nguồn nước Đây cũng là thực tế của bối cảnh dat nước lúc bấy giờ là chiến tranh, sản xuất còn nhỏ lẻ, nguồn nước còn phong phú,
những biểu hiện của BĐKH chưa rõ ràng
Sau khi thống nhất đất nước (1975), Nhà nước đã thành lập Tổng cục Khí tượng -
Thủy văn (11/1976), quan tâm đầu tư khôi phục và phát triển thêm nhiều trạm khí tượng,
nhất là ở miền Nam để thực hiện nghiên cứu, đánh giá và QLTNN và đã thực hiện nhiều
nghiên cứu trên phạm vi cả nước [46] trong đó đáng chú ý có các nghiên cứu:
Điều tra tổng hợp vùng đồng bằng sông Cửu Long (1978 - 1981); Điều tra và khai thác đồng bằng sông Cứu Long (1982 - 1990); Chương trình sử dụng
tông hợp nguồn nước lãnh thổ Việt Nam (1981 - 1985); Chương trình Atlas
Quốc gia (1982 - 1985); Chương trình Atlas Hà Nội, các bản đồ về TNN,
nước và hoạt động của con người (1984 - 1985); Chương trình cấp Nhà nước 42A do Tổng cục Khí tượng Thủy văn chủ trì (1988), chương trình đã xây dựng bộ số liệu và bộ bản đồ khí hậu đỗ sộ phong phú cho toàn quốc, phục vụ hiệu quả trong nhiều năm qua Tập bản đồ gồm 52 trang, bao gồm bản đồ mạng lưới trạm khí tượng và các bản đồ phân bố đặc trưng khí hậu Trong
Trang 38(2) Gió; (3) Nhiệt độ; (4) Mưa, độ ẩm, bốc hơi và hệ số ẩm; (5) Bão Chương
trình nghiên cứu khe nứt lãnh thổ Viét Nam (1981 - 1985)
Trong giai đoạn này cũng xuất hiện hàng loạt công trình công bố về thủy văn, thủy lợi, TNN và MT Đáng chú ý là các công trình của Ngô Đình
Tuấn (1984, 1989, 1992, 1995 ), Pham Quang Hanh (1986, 1988),
Nguyễn Văn Cư (1987, 1995), Trần Tuất (1987),
Công tác nghiên cứu địa chất thủy van va DGTNN dưới đất được đầy mạnh
một bước quan trọng, như: thành lập Bản đồ địa chất thủy văn tỷ lệ
1/300.000 và đề tài “Nước dưới đắt Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
do Vũ Ngọc Kỷ chủ biên; Bản đề địa chất thúy văn Việt Nam tỷ lệ 1/500.000 do Trần Hồng Phú chủ biên
Trong những năm gần đây, công tác phòng, chống nguy cơ BĐKH và bảo vệ
nguồn nước đã trở thành nội dung luôn được Chính phủ quan tâm, coi trọng trong xây dựng chiến lược phát triển quốc gia Trong đó có các chương trình cấp quốc gia như:
Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ, sử dụng TNN
Các đề tài, dự án trọng điểm trong nghiên cứu, đánh giá và QLTNN lưu vực đã
được triển khai trên nhiều vùng lãnh thổ, các LVS, các nguồn nước khác nhau, như:
Đề tài cấp Nhà nước KC-08-04/10-2004 “Nghiên cứu mô hình quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường lưu vực sông Đè” do PGS.TS Nguyễn Quang Trung làm chủ nhiệm; Đề tài cấp Nhà nước KC-08-31 (2005), “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng, dự báo
diễn biến tài nguyên và môi trường nước phục vụ phát triển bên vững lưu vực sông Vàm
€ở° do GS.TS Đào Xuân Học làm chủ nhiệm, kết quả đã thiết lập được mô hình thủy lực
và các vùng phụ cận cho phần mềm MIKE 11 để đánh giá, dự báo tài nguyên và MT nước
LVS Vàm Cỏ
Với mục tiêu đánh giá tiềm năng, đặc điểm phân bố số lượng và chất lượng 'TNN mặt, làm cơ sở cho các hoạt động khai thác sử dụng TNN phục vụ phát triển KT-
XH, an ninh quốc phòng và hợp tác quốc tế về TNN vùng biên giới Việt Nam - Lào thuộc LVS Mã, sông Cả; đồng thời tăng cường cơ sở thông tin dữ liệu về TNN vùng
Trang 39của 4 tỉnh Điện Biên, Sơn La Thanh Hóa, Nghệ An, kéo dài dọc 1.360 km đường biên
giới, với diện tích 13.610 km”; Điều tra, ĐGTNN, đo đạc bô sung lưu lượng nước sông, đo nhanh một số chỉ tiêu chất lượng nước và áp dụng công cụ mô hình, kỹ thuật GIS dé phân tích, tính toán, ĐGTNN mặt trong vùng Dự án Kết quả nghiên cứu của Dự án là đã phân tích, đánh giá hiện trạng, diễn biến TNN mặt theo không gian và thời
gian bao gồm cả chất lượng và số lượng; Đo đạc, xác định lượng nước trên dòng chính
sông Mã, Cả; Đánh giá khả năng khai thác sử dụng TNN mặt trên toàn vùng dự án;
Xác định các vấn đề nổi cộm và đề xuất các giải pháp quản lý, bảo vệ và khai thác
TNN mặt khu vực biên giới Việt Nam - Lào hiện nay Dự án cũng đã lập các sơ đồ
điều tra, đánh giá TNN mặt, đồng thời tăng cường cơ sở thông tin dữ liệu về TNN
vùng biên giới phục vụ các hoạt động hợp tác phát triển của các Bộ ngành, đất nước Đây là một dự án nghiên cứu về TNN khá toàn diện, có ý nghĩa lớn cả về mặt khoa học và thực tiễn Tuy nhiên, trong dự án chưa vận dụng các KBBĐKH để tính đến khả
năng biến động nguồn nước, nghiên cứu trên phạm vi rộng lớn, địa hình phức tạp lại
bao gồm nhiều địa phương khác nhau, nên chưa có sự phân chia thành các TLV, xác
định thế mạnh về sản xuất của từng tiểu vùng và nhu cầu sử dụng nước cho những
mục đích cụ thé, tir đó đưa ra các chiến lược trong st dung TNN cho titng TLV
Đề án “Điều tra nguôn nước dưới đất vùng sâu Nam Bộ - Pha 3” do Liên đoàn
Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Nam thi công từ năm 2006 - 2011 Với
mục tiêu điều tra điều kiện địa chất thủy văn nguồn NDĐ, xác định khu vực có triển vọng nhằm tiếp tục đánh giá, thăm dò NDĐ phục vụ cho nhân dân và bộ đội dang sinh sống và làm việc ở các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới Dé án đã đạt được nhiều kết
quả quan trọng, như hoàn thành việc thi công 30 lỗ khoan điều tra nguồn NDĐ và các
đạng công tác kỹ thuật kèm theo tại 30 vùng điều tra; thành lập 30 sơ đồ ĐCTV tỷ lỆ 1:25.000 và các mặt cắt ĐCTV kèm theo của các vùng điều tra, trên cơ sở đó đánh giá
đúng đắn về đặc điểm ĐCTV và tiềm năng NDĐ Các kết quả tính toán cũng cho thay trữ lượng khai thác tiềm năng của các lỗ khoan trong các vùng điều tra khá lớn cho
phép mở rộng khả năng sử dụng nước ngầm phục vụ phát triển KT-XH địa phương
Tir nim 2011 — 2014, Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền
Nam thực hiện Dự án “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước dưới đất vùng đồng bằng sông Cửu Long, dé xuất các giải pháp ứng phớ" Dự án đã
triển khai một loạt các mô hình CBN và mô hình NDĐ Sử dụng kịch bản BĐKH
tương lai được tạo ra bằng Simclim2013 Các kết quả mô phỏng của SimClim2013
Trang 40trên cùng và tốc độ gió được sử dụng trong mô hình thủy văn Wetspass để tính toán lượng bồ cập cho nước dưới đất hiện tại và trong tương lai Sau đó sử dụng mô hình
dong chảy nước dưới đất bằng phần mềm GMS- Groundwater Modelling System dé
đánh giá các tác động của khai thác tới TNN dưới đất Dự án đã đánh giá được các tác
động của khai thác, BĐKH tới TNN dưới đất và đề xuất 06 nhóm giải pháp và danh mục 10 dự án ứng phó với BĐKH, nhằm phục vụ hiệu quả sự phát triển bền vững KT-
XH của vùng Đồng bằng sông Cửu Long Dự án “Đánh giá tác động của biến đổi khí
hậu, nước biển dâng đến tài nguyên nước dưới đất vùng ven biển miễn Trung (từ Đà
Nẵng đến Phú Yên) và đề xuất giải pháp quy hoạch và bảo vệ tài nguyên nước dưới
đất trong bi cảnh biến đổi khí hậu”, do Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Trung thực hiện từ năm 2012 — 2015 đã đánh giá được tác động của BĐKH
và nước biển dâng đến TNN dưới đất trong vùng nghiên cứu, từ đó đề xuất được các giải pháp quy hoạch và bảo vệ nước dưới đất trong bối cảnh BĐKH Như vậy, trong bối cảnh nguồn nước mặt đang bị khan hiểm và ô nhiễm thì giải pháp nước ngầm có vị trí
rất quan trọng, nên được tập trung nghiên cứu gan đây Đặc biệt là việc đánh giá tác động, của BĐKH đến TNN ngầm là một trong số ít đề tài được thực hiện Tuy nhiên, mối quan
hệ giữa mưa ~ nước mặt ~ nước ngầm luôn rất biện chứng, vì thế nếu chỉ dừng lại đánh
giá mỗi TNN nước ngầm thì chỉ phản ảnh được một phần của TNN trên một lãnh thổ
Nghiên cứu, đánh giá về TNN còn được thực hiện ở nhiều địa phương khác,
như Đề án “Lập bản dé dia chat thủy văn tỷ lệ 1:50.000 các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận” và Dự án “Điều tra, đánh giá xác định vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước
dưới đất trong các tầng chứa nước trầm tích Đệ tứ và Neogen từ Đà Nẵng đến Bình
Thuận” do Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Trung thực hiện (hoàn thành 2015) Kết quả nghiên cứu đã làm sáng tỏ hiện trạng khai thác sử dụng, ô nhiễm, nhiễm mặn của nước dưới đất; nghiên cứu bổ sung và đánh giá tính thắm của đất đá chứa nước trong các trầm tích Đệ tứ và Neogen ở vùng Bồng Sơn - Phù Mỹ - Phù Cát, Ninh Hải - Phan Rang - Ninh Phước, Bắc Bình - Phan Thiết - Hàm Tân
Chính xác hóa ranh giới, làm sáng tỏ thêm thành phần đất đá, bề dày, diện tích phân bố
của các tầng chứa nước; ranh giới nhiễm mặn theo diện của các tầng chứa nước ven biên Vấn đề về nước cũng đang được tiếp cận theo nhiều hướng khác nhau ở nước ta và được sự hỗ trợ của nhiều tổ chức trong và ngoài nước giúp đỡ Ngày 1/7/2016,
Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đã tổ chức hội thảo Dự án nghiên cứu Kế toán
nước cho Việt Nam (Water Accounting Vietnam) Dự án được Ngân hàng ADB tài trợ