1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu biến động cửa sông và môi trường trầm tích holocen hiện đại vùng ven bờ châu thổ sông cửu long, phục vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội

423 1,1K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 423
Dung lượng 12,75 MB

Nội dung

Báo cáo tổng hợp đề tài: Nghiên cứu biến động cửa sông và môi trường trầm tích Holocen hiện đại vùng ven bờ Châu thổ sông Cửu Long, phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội Chủ nhi

Trang 1

Báo cáo tổng hợp đề tài:

Nghiên cứu biến động cửa sông và môi trường trầm tích Holocen hiện đại vùng ven bờ Châu thổ sông Cửu Long, phục vụ phát triển

bền vững kinh tế - xã hội

Chủ nhiệm đề tài; Nguyễn Địch Dỹ

8415

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

PHẦN 1 CÁC HỢP PHẦN TỰ NHIÊN-KINH TẾ-XÃ HỘI VÙNG CỬA SÔNG VEN BIỂN CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG 25

CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU 26

1 1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN 26

1.1.1 Vị trí địa lý 26

1.1.2 Đặc điểm khí hậu, khí tượng 29

1.1.3 Đặc điểm thủy văn 32

1.1.4 Đặc điểm hải văn 35

1 2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI 37

1.2.1 Xã hội 37

1.2.2 Kinh tế 43

1.2.3 Đặc điểm rừng ngập mặn 66

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT-ĐỊA MẠO VÙNG NGHIÊN CỨU 75

2 1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH - ĐỊA MẠO 75

2.1.1 Đặc điểm địa hình 75

2.1.2 Đặc điểm địa mạo 76

2 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT 98

2.2.1 Địa tầng 98

2.2.2 Kiến tạo 100

CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 111

3 1 QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN 111

3 2 CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 112

3.2.1 Tổ hợp phương pháp địa chất - địa mạo: 112

3.2.2 Tổ hợp phương pháp địa hoá, địa vật lý: 113

3.2.3 Tổ hợp phương pháp bản đồ viễn thám-GIS: 113

Trang 3

3.2.4 Tổ hợp phương pháp nghiên cứu thuỷ - thạch động lực ven biển: 114

3.2.5 Tổ hợp phương pháp điều tra xã hội học 114

3.2.6 Phương pháp tổng hợp: 115

PHẦN 2 BIẾN ĐỘNG CỬA SÔNG VÀ MÔI TRƯỜNG TRẦM TÍCH HOLOCEN-HIỆN ĐẠI VÙNG VEN BỜ CHÂU THỔ SÔNG CỨU LONG 116

CHƯƠNG 4: DAO ĐỘNG MỰC NƯỚC BIỂN VÀ ĐẶC ĐIỂM TƯỚNG ĐÁ CỔ ĐỊA LÝ 117

4 1 DAO ĐỘNG MỰC NƯỚC BIỂN TRONG HOLOCEN 117

4.1.1 Đường bờ biển vào cuối Pleistocen-đầu Holocen 117

4.1.2 Thời gian bắt đầu biển tiến 117

4.1.3 Mực nước biển cao nhất trong Holocen 119

4.1.4 Đặc điểm và tốc độ dao động mực nước biển 120

4.1.5 Dao động mực nước hiện đại 124

4.1.6 Dao động mực nước biển trong Holocen-hiện đại vùng ven bờ châu thổ sông Cửu Long 126

4 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT HOLOCEN - HIỆN ĐẠI VÙNG NGHIÊN CỨU 129

4.2.1 Ranh giới Pleistocen – Holocen tại khu vực nghiên cứu 129

4.2.2 Thang địa tầng Holocen vùng nghiên cứu 131

4.2.3 Thống Holocen, phụ thống dưới- Hệ tầng Bình Đại (amQ21bđ)

135

4.2.4 Phụ thống Holocen giữa - Hệ tầng Hậu Giang (m, am)Q22hg 138

4.2.5 Thống Holocen, phụ thống Holocen trên - Hệ tầng Cửu Long (a, am, amb, ab, mb, m) Q23cl 151

4.2.6 Ứng dụng địa tầng phân tập trong thành lập bản đồ địa chất Holocen – hiện đại vùng nghiên cứu 158

4 3 TƯỚNG ĐÁ CỔ ĐỊA LÝ THỜI KỲ HOLOCEN - HIỆN ĐẠI 165 4.3.1 Tướng đá cổ địa lý thời kỳ đầu Holocen sớm 165

4.3.2 Tướng đá cổ địa lý thời kỳ cuối Holocen sớm - đầu Holocen giữa 171

Trang 4

4.3.3 Tướng đá cổ địa lý thời kỳ Holocen muộn 174

CHƯƠNG 5: BIẾN ĐỘNG CỬA SÔNG VÙNG VEN BỜ CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG 182

5 1 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ BIẾN ĐỘNG VÙNG CỬA SÔNG 182

5.1.1 Các nhân tố tác động nội sinh 182

5.1.2 Các nhân tố tác động ngoại sinh 183

5.1.3 Tác động nhân sinh 187

5 2 BIẾN ĐỘNG VÙNG CỬA SÔNG VEN BỜ CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG TRONG HOLOCEN - HIỆN ĐẠI 188

5.2.1 Bồi tụ - Xói lở bờ sông 188

5.2.2 Diễn thế Cửa sông, đường bờ ven biển châu thổ sông Cửu Long

191

5 3 BIẾN ĐỘNG CHẾ ĐỘ THUỶ THẠCH ĐỘNG LỰC 260

5.3.1 Cơ sở lý luận 260

5.3.2 Đặc điểm chế độ thủy thạch động lực 261

5 4 BIẾN ĐỘNG ĐƯỜNG BỜ BIỂN, BỜ SÔNG VÀ VÙNG CỬA SÔNG DO tác đỘng nhân sinh, PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG 273

5 5 BIẾN ĐỔI CỔ ĐỊA LÝ THỜI KỲ HOLOCEN - HIỆN ĐẠI 276

CHƯƠNG 6: BIẾN ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRẦM TÍCH HOLOCEN-HIỆN ĐẠI VÙNG VEN BỜ CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG 279

6 1 ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG TRẦM TÍCH HOLOCEN HIỆN ĐẠI VÙNG NGHIÊN CỨU 279

6 2 BIẾN ĐỘNG CỬA SÔNG VEN BỜ TRÊN CƠ SỞ PHÂN TÍCH TƯỚNG 291

6.2.1 Biến động cửa sông 291

6.2.2 Biến động đường bờ biển 291

Trang 5

CHƯƠNG 7: BẢN ĐỒ DỰ BÁO XU THẾ BIẾN ĐỘNG CỬA SÔNG

VÀ MÔI TRƯỜNG TRẦM TÍCH HOLOCEN-HIỆN ĐẠI VÙNG VEN

BỜ CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG 293

7 1 CƠ SỞ KHOA HỌC DỰ BÁO XU THẾ BIẾN ĐỘNG 293

7.1.1 Cơ sở tài liệu 293

7.1.2 Cơ sở khoa học 294

7 2 NỘI DUNG DỰ BÁO XU THẾ BIẾN ĐỘNG 294

7.2.1 Nội dung dự báo 294

7.2.2 Các yếu tố trong dự báo xu thế biến động 294

7 3 DỰ BÁO XU THẾ BIẾN ĐỘNG VÙNG CỬA SÔNG, ĐƯỜNG BỜ BIỂN VÙNG VEN BỜ CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG (TỪ CỬA TIỂU ĐẾN CỬA TRANH ĐỀ) 298

7.3.1 Các kiểu đường bờ biển 298

7.3.2 Dự báo xu thế phát triển biến động 299

7 4 DỰ BÁO XU THẾ BIẾN ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRẦM TÍCH

304

7.4.1 Các dạng di chuyển của hạt trầm tích 304

7.4.2 Các kiểu nguồn gốc trầm tích vùng nghiên cứu 304

7.4.3 Kịch bản nước biển dâng trong tương lai 305

7 5 BẢN ĐỒ DỰ BÁO XU THẾ BIẾN ĐỘNG CỬA SÔNG VÀ MÔI TRƯỜNG TRẦM TÍCH HOLOCEN - HIỆN ĐẠI VÙNG VEN BỜ CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG 310

7.5.1 Nguyên tắc thành lập 310

7.5.2 Nội dung thể hiện 310

7.5.3 Chú giải bản đồ 310

PHẦN III CÁC GIẢI PHÁP KHAI THÁC, SỬ DUNG HỢP LÝ NGUỒN TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ GIẢM NHẸ TÁC ĐỘNG CỦA THIÊN TAI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KT -XH VÙNG VEN BỜ CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG 316

CHƯƠNG 8: CÁC GIẢI PHÁP KHAI THÁC SỬ DỤNG HỢP LÝ NGUỒN TÀI NGUYÊN VÙNG NGHIÊN CỨU 317

Trang 6

8 1 NHỮNG BIẾN ĐỘNG ĐƯỜNG BỜ VÙNG CỬA SÔNG VEN BIỂN CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG LIÊN QUAN ĐẾN CÁC HOẠT

ĐỘNG KINH TẾ - XÃ HỘI 317

8 2 CÁC GIẢI PHÁP 321

8.2.1 Phát triển rừng ngập mặn 321

8.2.2 Phát triển nuôi trồng thủy sản 329

8.2.3 Phát triển du lịch sinh thái 333

8.2.4 Giải pháp lấn biển 337

8.2.5 Phát triển giao thông 339

8.2.6 Giải pháp quy hoạch dân cư ven biển 351

8.2.7 Các giải pháp phát triển vùng cửa sông ven biển 356

8.2.8 Giải pháp phát triển các khu công nghiệp, các cụm dịch vụ tổng hợp vùng ven biển 365

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 390

TÀI LIỆU THAM KHẢO 394

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Lượng bức xạ tại các tỉnh (calo/cm2/ngày) 30

Bảng 1.2 Độ ẩm trung bình năm tại trạm 4 tỉnh (%) 30

Bảng 1.3 Tần suất bão và ATNĐ ở phía Nam Biển Đông (1961-1980) (%)32 Bảng 1.4 Vận tốc dòng chảy lớn nhất tại một số trạm trên sông Cửu Long34 Bảng 1.5 Hàm lượng bùn cát tại một số trạm đo trên sông Cửu Long 35 Bảng 1.6 Dân cư các tỉnh vùng nghiên cứu 37

Bảng 1.7 Diễn biến dân số các tỉnh vùng nghiên cứu (người) 38

Bảng 1.8 Cơ cấu dân số trong các tỉnh vùng nghiên cứu (người) 38

Bảng 1.9 Cân đối Lao động trong các tỉnh vùng nghiên cứu (người) 38

Bảng 1.10 Số trường, lớp học, giáo viên và học sinh mẫu giáo tính đến 30/9/2006 40

Bảng 1.11 Số trường phổ thông các tỉnh tính đến 30/9/2006 40

Bảng 1.12 Số lớp học phổ thông các tỉnh tính đến 30/9/2006 40

Bảng 1.13 Số học sinh phổ thông các tỉnh tính đến 31/12/2006 (người) 41

Bảng 1.14 Số học sinh phổ thông thuộc các dân tộc ít người tính đến 31/12/2006 41

Bảng 1.15 Số thư viện và số sách do địa phương quản lý 42

Bảng 1.16 Số cơ sở khám, chữa bệnh thuộc sở Y tế năm 2006 42

Bảng 1.17 Số cán bộ y tế năm 2006 43

Bảng 1.18 Số trang trại phân theo địa phương (trang trại) 44

Bảng 1.19 Diện tích cây lương thực có hạt phân theo địa phương (nghìn ha) 45

Bảng 1.20 Diện tích cây lúa phân theo địa phương (nghìn ha) 45

Bảng 1.21 Sản lượng lúa cả năm của các địa phương 46

Bảng 1.22 Diện tích cây mía phân theo địa phương (nghìn ha) 46

Bảng 1.23 Diện tích cây lạc phân theo địa phương (nghìn ha) 46

Bảng 1.24 Đàn trâu phân theo địa phương (nghìn con) 47

Trang 8

Bảng 1.25 Đàn bò phân theo địa phương (nghìn con) 47

Bảng 1.26 Đàn lợn phân theo địa phương (nghìn con) 47

Bảng 1.27 Diện tích nuôi trồng thuỷ sản của các địa phương 48

Bảng 1.28 Sản lượng thuỷ sản của các địa phương 49

Bảng 1.29 Diện tích và sản lượng khai thác, nuôi trồng thủy sản 49

Bảng 1.30: Khối lượng hàng hoá luân chuyển theo đường thuỷ của vận tải địa phương 55

Bảng 1.31 Doanh thu và khách du lịch (Đơn vị: triệu đồng) 65

Bảng 1.32 Dự báo về GDP và doanh thu du lịch (không tính kinh doanh thương mại và xuất nhập khẩu) 66

Bảng 1.33 Diện tích đất ngập nước ven biển, RNM và đầm nuôi thủy sản67 Bảng 1.34 Tương quan giữa sự suy giảm diện tích rừng ngập mặn và sự mở rộng diện tích nuôi tôm nước lợ ở một số tỉnh năm 2002 .67

Bảng 2.1 Đặc điểm phân bồ và kích thước các giồng vùng ven biển cửa sông Cửu Long 79

Bảng 2.2 Kích thước các dải đồng bằng tính theo đường nối Cửa Tiểu-Cửa Tranh Đề 80

Bảng 2.3 Chiều rộng các đồng bằng triều (ĐBT) trong đới gian triều (km)81 Bảng 4.1: Mực nước biển và tuổi tuyệt đối trong Pleistocen muộn-Holocen .119

Bảng 4.2: Mực nước biển và tốc độ dâng giai đoạn từ cuối Pleistocen đến nay .123

Bảng 4.3 Thang địa tầng Holocen vùng nghiên cứu 134

Bảng 5.1: Thống kê chiều dài, mức độ xói lở, bồi tụ bờ dọc theo các nhánh sông Cửu Long, đoạn gần cửa sông, từ năm 1965 đến năm 2006 189

Bảng 5.2 Diễn biến phát triển đới bờ khu vực Cửa Tiểu-Cửa Đại (1965 -2001)197 Bảng 5.3 Diễn biến phát triển đới bờ tại khu vực Cửa Ba Lai (1965-2001), 199

Bảng 5.4: Diễn biến phát triển đới bờ tại khu vực Cửa Hàm Luông (1952-2001),205

Trang 9

Bảng 5.5: Diễn biến phát triển bờ tại khu vực cụm Cửa Cổ Chiên-Cung hầu

(1952-2001) 211

Bảng 5.6: Tổng quát quá trình phát triển các Cửa sông thuộc nhánh sông Tiền qua các giai đoạn khác nhau (1952-2001) 214

Bảng 5.7: Diễn thế đường bờ tại khu vực Cửa Định An-Tranh Đề (1952-2006), 232

Bảng 5.8 Phân bố độ sâu lòng dẫn và theo chiều dài lòng dẫn tương ứng tính từ cửa sông về phía biển (*) 246

Bảng 7.1 Tổng quát quá trình phát triển các cửa sông thuộc nhánh sông Tiền 300

Bảng 7.2 Diễn biến phát triển bờ tại cửa Định An – Tranh Đề (1952-2006), 302

Bảng 7.3: Mực nước biển dâng (cm) so với thời kỳ 1980 - 1999 306

Bảng 8.1 Diện tích rừng tự nhiên và đất trống đồi núi trọc tại thời điểm 1/7/1990 (ha) 323

Bảng 8.2 Đất lâm nghiệp phân theo mục đích sử dụng (2007) 324

Bảng 8.3 Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản* (nghìn ha) 329

Bảng 8.4 Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản* (nghìn ha) 330

Bảng 8.5 Tổng số hộ nuôi trồng thủy sản 332

Bảng 8.6 Diện tích đất tự nhiên (ha) 338

Bảng 8.7 Biến động các đơn vị hành chính của các huyện ven biển 338

Bảng 8.8 Dự kiến lượng hàng hoá qua cảng huyện tại Trà Vinh 343

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1.Sơ đồ vị trí vùng nghiên cứu 28

Hình 2.1 Bản đồ địa mạo vùng ven bờ châu thổ sông Cửu Long 93

Hình 2.2 Bản đồ địa mạo cửa Tranh Đề 94

Hình 2.3 Bản đồ địa mạo cửa Định An 95

Hình 2.4 Bản đồ địa mạo cửa Hàm Luông 96

Hình 2.5 Sơ đồ tân kiến tạo và địa động lực hiện đại vùng ven bờ châu thổ Sông Cửu Long 103

Hình 2.6 Sơ đồ tân kiến tạo và phân vùng tân kiến tạo 104

Hình 4.1: Diễn biến mực nước biển trung bình toàn cầu (IPCC, 2007) 125

Hình 4.2: Diễn biến mực nước biển tại trạm hải văn Hòn Dấu 126

Hình 4.3: Sơ đồ thể hiện dao động mực nước biển trong Holocen VCN.128 Hình 4.4 Mặt cắt địa chất ven biển châu thổ Sông Cửu Long 129

Hình 4.5 Cột địa tầng lỗ khoan Bến Tre 3 137

Hình 4.6 Bản đồ địa chất Holocen vùng ven bờ châu thổ Sông Cửu Long164 Hình 4.7 Bản đồ tướng đá - cổ địa lý thời kỳ đầu Holocen sớm 170

Hình 4.8 Bản đồ tướng đá - cổ địa lý thời kỳ cuối Holocen sớm - đầu Holocen giữa 173

Hình 4.9 Bản đồ tướng đá - cổ địa lý thời kỳ Holocen muộn 181

Hình 5.1 Diễn biến xói lở-bồi tụ ở khu vực Cửa Tiểu-Cửa Đại (1965-1983) 201

Hình 5.2 Diễn biến xói lở-bồi tụ ở khu vực Cửa Ba Lai (1965-1983) 201 Hình 5.3: Diễn biến xói lở-bồi tụ khu vực Cửa Hàm Luông (1952-1965)206 Hình 5.4: Diễn biến xói lở-bồi tụ khu vực Cửa Hàm Luông (1965-1983)206

Hình 5.5: Diễn biến xói lở-bồi tụ khu vực Cửa Hàm Luông (1990-2001)207 Hình 5.6: Diễn biến xói lở-bồi tụ Cửa Cổ Chiên-Cung Hầu (1952-1965)212 Hình 5.7: Diễn biến xói lở-bồi tụ Cửa Cổ Chiên- Cung Hầu (1965-1983)213 Hình 5.8: Diễn biến xói lở-bồi tụ Cửa Cổ Chiên-Cung Hầu (1990-2001)213

Trang 11

Hình 5.9: Diễn biến xói lở-bồi tụ đoạn bờ sông Hậu giai đoạn 1965-1983218 Hình 5.10: Diễn biến xói lở-bồi tụ đoạn bờ sông Hậu giai đoạn 1983-1990218 Hình 5.11: Diễn biến xói lở-bồi tụ đoạn bờ sông Hậu giai đoạn 1990-2001219

Hình 5.12: Diễn biến xói lở-bồi tụ khu vực Cửa Định An giai đoạn

1952-1965 222

Hình 5.13: Diễn biến xói lở-bồi tụ khu vực Cửa Định An giai đoạn 1965-1983 223

Hình 5.14: Diễn biến xói lở-bồi tụ khu vực Cửa Định An giai đoạn 1983-1990 223

Hình 5.15: Diễn biến xói lở-bồi tụ khu vực Cửa Định An giai đoạn 1990-2001 224

Hình 5.16: Diễn biến xói lở-bồi tụ khu vực Cửa Định An giai đoạn 2001-2006 225

Hình 5.17: Diễn biến xói lở-bồi tụ khu vực Cửa Tranh Đề giai đoạn 1952-1965 229

Hình 5.18: Diễn biến xói lở-bồi tụ khu vực Cửa Tranh Đề giai đoạn 1965-1983 229

Hình 5.19: Diễn biến xói lở-bồi tụ khu vực Cửa Tranh Đề giai đoạn 1983-1990 230

Hình 5.20: Diễn biến xói lở-bồi tụ khu vực Cửa Tranh Đề giai đoạn 1990-2001 230

Hình 5.21: Diễn biến xói lở-bồi tụ khu vực Cửa Tranh Đề giai đoạn 2001-2006 231

Hình 5.22 Bản đồ biến động đường bờ vùng ven bờ châu thổ sông Cửu Long 235

Hình 5.23 Bản đồ biến động đường bờ vùng cửa Tranh Đề 236

Hình 5.24 Bản đồ biến động đường bờ vùng cửa Định An 237

Hình 5.25 Bản đồ biến động đường bờ vùng cửa Hàm Luông 238

Hình 5.26 Bản đồ biến động đường bờ vùng ven bờ châu thổ sông Cửu Long giai đoạn 1952 – 1965 239

Trang 12

Hình 5.27 Bản đồ biến động đường bờ vùng ven bờ châu thổ sông Cửu Long giai đoạn 1965 – 1983 240Hình 5.28 Bản đồ biến động đường bờ vùng ven bờ châu thổ sông Cửu Long giai đoạn 1983 – 1989 241

Hình 5.29 Bản đồ biến động đường bờ vùng ven bờ châu thổ sông Cửu Long giai đoạn 1989 – 2001 242Hình 5.30 Bản đồ biến động đường bờ vùng ven bờ châu thổ sông Cửu Long giai đoạn 2001- 2006 243Hình 5.31 Sơ đồ tuyến mặt cắt định hình ven bờ châu thổ sông Cửu Long249Hình 5.32 Mặt cắt biến động địa hình cửa sông Cửa Đại-Cửa Tiểu 250Hình 5.33 Mặt cắt biến động địa hình cửa sông Cổ Chiên 251Hình 5.34 Mặt cắt biến động địa hình cửa sông Định An – Tranh Đề 252Hình 5.35 Mặt cắt dọc hệ thống sông Tiền 253Hình 5.36 Kết quả tính toán dòng chảy thường kỳ vùng ven bờ châu thổ sông Cửu Long, trong gió mùa Tây Nam V=5m/s [5] 268

Hình 5.37 Kết quả tính toán dòng chảy thường kỳ vùng ven bờ châu thổ sông Cửu Long, trong gió mùa Tây Nam V=13m/s [5] 268

Hình 5.38 Kết quả tính toán dòng chảy thường kỳ vùng ven bờ châu thổ sông Cửu Long, trong gió mùa Đông Bắc V=5m/s [5] 269Hình 5.39 Kết quả tính toán dòng chảy thường kỳ vùng ven bờ châu thổ sông Cửu Long, trong gió mùa Đông Bắc V=13m/s[5] 269

Hình 6.1 Bản đồ môi trường trầm tích Holocen vùng ven bờ châu thổ Sông Cửu Long 287Hình 6.2 Bản đồ môi trường trầm tích Holocen vùng cửa Tranh Đề 288Hình 6.3 Bản đồ môi trường trầm tích Holocen vùng cửa Định An 289Hình 6.4 Bản đồ môi trường trầm tích Holocen vùng cửa Hàm Luông 290Hình 7.1Phạm vi ngập khu vực đồng bằng sông Cửu Long theo kịch bản nước dâng 65cm (Bộ TNMT, 2009) .307Hình 7.2 Phạm vi ngập khu vực đồng bằng sông Cửu Long theo kịch bản nước dâng 75cm (Bộ TNMT, 2009) .308

Trang 13

Hình 7.3 Phạm vi ngập khu vực đồng bằng sông Cửu Long theo kịch bản nước dâng 100 cm (Bộ TNMT, 2009) 309Hình 7.4 Bản đồ dự báo xu thế biến động cửa sông và môi trường trầm tích vùng ven bờ châu thổ Sông Cửu Long 312

Hình 7.5 Bản đồ dự báo xu thế biến động cửa sông và môi trường trầm tích vùng cửa Tranh Đề 313Hình 7.6 Bản đồ dự báo xu thế biến động cửa sông và môi trường trầm tích vùng cửa Định An 314Hình 7.7 Bản đồ dự báo xu thế biến động cửa sông và môi trường trầm tích vùng cửa Hàm Luông 315Hình 8.1 Sơ đồ phân bố rừng ngập mặn vùng đồng bằng Nam Bộ 322Hình 8.2 Vị trí kênh tắt Quan Chánh Bố - huyện Duyên Hải, Trà Vinh 348Hình 8.3 Kênh tắt Quan Chánh Bố nhìn từ ảnh vệ tinh 349

Trang 14

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 15

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Châu thổ sông Cửu Long hay còn gọi là châu thổ sông Mê Kông là một trong các châu thổ lớn trên thế giới Châu thổ này có một vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam Vùng ven bờ và các cửa sông của châu thổ sông Cửu Long có một vị trí hết sức quan trọng đối với phát triển KT-XH và an ninh quốc phòng, không chỉ đối với vùng nghiên cứu,

mà còn đối với cả khu vực đồng bằng Nam Bộ và đối với cả nước trong quá trình hội nhập quốc tế với các nước ở khu vực Đông Nam Á thuộc khối Asean, cũng như với các nước khác trên thế giới Điều đó khẳng định vị thế chính trị, KT-

XH và an ninh quốc phòng của vùng nghiên cứu

Trong vùng nghiên cứu có chín cửa sông: cửa Tranh Đề, Bát Xắc, Định

An, thuộc tỉnh Sóc Trăng Cửa Cung Hầu thuộc tỉnh Trà Vinh, cửa Cổ Chiên, Hàm Luông, Ba Lai, cửa Đại thuộc tỉnh Bến Tre Cửa Tiểu của sông Mỹ Tho hay sông Tiền thuộc tỉnh Tiền Giang Nơi đây là vùng đất sinh sống của hơn 5 triệu cư dân, một vùng phát triển kinh tế-xã hội quan trọng của các tỉnh ven biển, đòi hỏi cần phải tiến hành nghiên cứu một cách toàn diện

Vấn đề biến đổi khí hậu và hiện tượng nước biển dâng ảnh hưởng trực tiếp tới vùng các cửa sông ven biển châu thổ sông Cửu Long Việt Nam được coi là 1 trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nghiêm trọng nhất trên thế giới

Xuất phát từ những điều nêu trên, Bộ Khoa học và Công nghệ đã cho

triển khai Đề tài: “Nghiên cứu biến động cửa sông và môi trường trầm tích

Holocen-hiện đại vùng ven bờ châu thổ sông Cửu Long, phục vụ phát triển bền vững kinh tế-xã hội”, mã số KC09.06/06-10 Đây là một trong những đề

tài KH CN trọng điểm cấp Nhà nước thuộc chương trình “Khoa học và Công

Trang 16

nghệ biển phục vụ phát triển bền vững kinh tế-xã hội”, mã số KC09/06.10

2 Tính pháp lý của đề tài

Đề tài “Nghiên cứu biến động cửa sông và môi trường trầm tích

Holocen-hiện đại vùng ven bờ châu thổ sông Cửu Long, phục vụ phát triển bền vững kinh tế-xã hội”, mã số KC09.06/06-10 được thành lập trên các

quyết định sau:

- Quyết định số 1678 /QĐ-BKHCN ngày 27 tháng 7 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc phê duyệt các tổ chức và cá nhân trúng tuyển chủ trì thực hiện đề tài thuộc Chương trình khoa học và công

nghệ trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2006-2010 “Khoa học và công nghệ

biển phục vụ phát triển bền vững kinh tế- xã hội”, mã số KC.09/06-10

- Quyết định số 2206/QĐ-BKHCN ngày 09 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc phê duyệt nội dung và kinh phí các đề tài đã trúng tuyển thuộc Chương trình khoa học và công nghệ trọng

điểm cấp nhà nước giai đoạn 2006-2010 “Khoa học và công nghệ biển phục

vụ phát triển bền vững kinh tế-xã hội”, mã số KC.09/06-10

- Hợp đồng nghiên cứu Khoa học và phát triển Công nghệ số 6/2006/HĐ-ĐTCT-KC09/06.10, ký giữa Chương trình KC.09/06-10 và văn phòng Các chương trình KHCN trọng điểm cấp Nhà Nước với Viện Địa chất-Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và chủ nhiệm đề tài, ngày 7/5/2007

3 Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài

Mục tiêu của đề tài:

- Làm sáng tỏ mối quan hệ giữa quá trình biến động môi trường trầm tích Holocen-hiện đại ở vùng ven bờ châu thổ sông Cửu Long với quy mô phát triển, biến dạng hình thể, biến động không gian các cửa sông và xu thế phát triển

Trang 17

- Đề xuất giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên (rừng ngập mặn ) và giảm nhẹ tác động của thiên tai đối với phát triển kinh tế-xã hội vùng ven biển châu thổ sông Cửu Long

Nhiệm vụ của đề tài:

- Nghiên cứu đặc điểm địa chất-địa mạo, tân kiến tạo-địa động lực hiện đại và trần tích Holocen-hiện đại vùng cửa sông ven biển châu thổ sông Cửu Long

- Nghiên cứu đặc điểm môi trường trầm tích vùng cửa sông ven biển châu thổ sông Cửu Long

- Hiện trạng phát triển kinh tế-xã hội tại các vùng cửa sông ven biển châu thổ sông Cửu Long

- Nghiên cứu biến động cửu sông và môi trường trầm tích Holocen-hiện đại vùng ven biển châu thổ sông Cửu Long

- Đề xuất giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và giảm nhẹ tác động của thiên tai đối với phát triển kinh tế-xã hội các cửa sông ven biển châu thổ sông Cửu Long

4 Khu vực nghiên cứu

Vùng cửa sông và ven biển châu thổ sông Cửu Long thuộc phạm vi 4 tỉnh: Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh và Sóc Trăng, từ kinh độ 106o06’ đến 107o01’ vĩ độ 9o15’ đến 10o19’, với tổng chiều dài đường ven biển vào khoảng hơn 155km và tổng diện tích vùng nghiên cứu là 6.021km2 Khu vực nghiên cứu bao gồm phần đất liền ven biển và phần ngập nước ven biển Đối với phần ngập nước ven biển, vùng nghiên cứu khống chế ở độ sâu 20m nước trở vào Từ độ sâu lớn hơn 20m nước chiều dày trầm tích Holocen là không đáng kể nên không nghiên cứu Đối với phần đất liền ven biển, quá trình biến động cửa sông diễn ra trong phạm vi 5-10 km, tùy từng vùng Do vậy phạm vi

Trang 18

nghiên cứu của đề tài được xác định: Tính từ đường bờ biển về phía biển tới

độ sâu 20m nước, về phía lục địa phụ thuộc vào tích chất của từng cửa sông (9 cửa sông ven biển châu thổ sông Cửu Long) vào sâu 10-15 km (Hình 1.1)

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Nghiên cứu vùng cửa sông ven biển là nghiên cứu nơi tranh chấp giữa đất liền và biển cả, nơi có tiềm năng to lớn về nguồn tài nguyên thiên nhiên, cũng là nơi xảy ra và tiềm ẩn nhiều tai biến thiên nhiên với những hiểm họa khó lường Vùng cửa sông ven biển có một vị thế chính trị, KT-XH và an ninh quốc phòng cực kỳ quan trọng trong phát triển KT-XH và bảo vệ chủ quyền lãnh hải đối với nước Việt Nam Vì vậy, xuất phát từ chiến lược phát triển khoa học về biển của nước ta là tập trung nghiên cứu tổng hợp toàn diện được quan tâm đặc biệt, được đầu tư thích đáng nhằm khai thác tối đa tài tiềm năng giàu có và phát triển bền vững kinh tế xã hội

Nghiên cứu biến động cửa sông và môi trường trầm tích Holocen-hiện đại vùng ven bờ châu thổ sông Cửu Long, phục vụ phát triển bền vững KT-XH có ý nghĩa khoa học và thực tiền

- Về ý nghĩa khoa học, những kết quả thu được của tề tài là những đóng góp đáng trân trọng cho nhận biết về quy luật phát triển và biến động cửa sông theo thời gian và không gian Mặt khác, những kết quả đó bổ sung cho ngân hàng

dữ liệu về khoa học nói chung và khoa học về vùng tranh chấp giữa biển và lục địa nói riêng

- Về ý nghĩa thực tiễn, những kết quả thu được của đề tài giúp cho các nhà quy hoạch phát triển hoặc tổ chức lãnh thổ có được những cơ sở khoa học cho các

dự án Một điều nữa là cơ sở cảnh báo có tính quy luật của biến đổi khí hậu, hiện trạng nước biển dâng nhằm có các giải pháp thích ứng

Trang 19

6 Tồng quan về tình hình nghiên cứu

Vùng cửa sông ven biển là một vùng có hệ sinh thái đặc thù Đây là nơi giao thoa, hòa trộn giữa môi trường lục địa và môi trường biển, là nơi tranh chấp giữa đất liền và biển cả, là nơi ẩn chứa nhiều tiềm năng to lớn tài nguyên thiên nhiên và cũng là nơi xảy ra nhiều tai biến thiên nhiên với những hiểm họa khó lường Vùng cửa sông ven biển là bàn đạp để con người tiến ra biển Nhận thức được tầm quan trọng của vùng cửa sông ven biển trong vấn đề phát triển kinh tế-xã hội, trên thế giới, đối với các Quốc gia có đường bờ biển, việc nghiên cứu các điều kiện tự nhiên vùng cửa sông ven biển được quan tâm đặc biệt, đầu tư thích đáng nhằm khai thác tối đa tiềm năng giàu có và phát triển bền vững kinh tế-xã hội

Khái niệm chung: Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về cửa

sông ven biển Trong những công trình nghiên cứu đó khái niệm và định

nghĩa về đới bờ (Coastal Zone) hay còn gọi là đới tương tác hiện tại giữa biển

và lục địa đã được xác lập một cách tương đối Đới bờ là một dải tiếp giáp

giữa đất liền và biển, không rộng lắm, có bản chất độc đáo, tạo nên một lớp

vỏ cảnh quan của Trái đất và là nơi xảy ra mối tương tác rất phức tạp giữa thạch quyển, thuỷ quyển, khí quyển và sinh quyển (Lymarev V.I) Đới bờ cũng là hệ tự nhiên mở phức tạp, đa dạng và cũng rất độc đáo thể hiện rõ rệt

và đầy đủ nhất mối tác động qua lại lẫn nhau giữa 5 quyển của trái dất: Thạch quyển, thuỷ quyển, khí quyển, sinh quyển và trí quyển Theo quan điểm một

số nhà nghiên cứu, giới hạn dưới của đới bờ là độ sâu mà sóng bắt đầu bị biến dạng, cũng như địa hình và trầm tích đáy bắt đầu bị biến đổi Độ sâu đó được xác định bằng 1/2 chiều dài bước sóng Giới hạn về phía lục địa của đới bờ được xác định là đường sóng leo cao cực đại Theo luật biển Quốc tế (1982),

đới bờ được định nghĩa là vùng biển đặc quyền kinh tế với chiều rộng 200 hải

lý tính từ bờ ra phía biển Nội dung của định nghĩa này thực tế chỉ mang tính

Trang 20

pháp lý để khẳng định chủ quyền vùng biển của các Quốc gia có biển Tại Hội nghị về khai thác và sử dụng tài nguyên đới bờ được tổ chức vào tháng 6 năm

1972 tại Woods Hole, đới bờ được xác định là một dải rộng tiếp giáp giữa

biển và lục địa có ranh giới phía lục địa là giới hạn ảnh hưởng của thuỷ triều

và ranh giới phía biển được mở rộng ra tới rìa lục địa tương ứng với độ sâu khoảng 200m Năm 1996, chương trình “Quản lý tài nguyên và môi trường”

của Malaysia lại cho rằng “Đới bờ là một hệ sinh thái giàu có về thực vật

cũng như các quá trình vật lý; có động lực mạnh và một môi trường nhạy cảm hơn bất cứ nơi nào trên trái đất; là vùng đất và biển mở rộng về phía biển 10km và về phía đất liền cũng 10km” Qua đó, thấy rằng hiện nay khái niệm

về đới bờ chưa thống nhất về phạm vi không gian của nó Vì vậy việc định nghĩa và xác định ranh giới cho đới bờ phục vụ cho các mục đích khác nhau

là hết sức mềm dẻo và đa dạng, phụ thuộc vào mục đích sử dụng nó Đới bờ gồm 3 hợp phần: vùng biển, bãi và vùng đất phía sau bãi Trong phạm vi đới

bờ, nơi gặp nhau giữa biển và lục địa là đường bờ Có tác giả hiểu đường bờ

là vị trí trung bình nhiều năm của đường triều cường hoặc có tác giả hiểu là đường trung bình giữa triều cường và triều kiệt Trong những công trình này còn có những khái niệm về bờ, sườn bờ ngầm, đường mực nước, bãi, vách sóng vỗ, miền đất thấp, cồn cát ven bờ, cồn cát ngầm, rãnh hoặc máng, cửa sông,… Từ những khái niệm nêu trên, các nhà nghiên cứu trong nhiều công trình đã tiến hành nghiên cứu một cách bài bản, đặc biệt là những công trình của Leontrev O.K (1975, 1977), Leontrev I.O (1985), Belosapkov A.V (1988), Zenkovic V.P (1963), Nhikiphorov L.G (1964, 1977), Berd E.F (1977)

Đối với vùng cửa sông, từ những khái niệm về không gian của đới bờ nêu trên, việc xác định không gian vùng cửa sông cũng có những quan điểm khác nhau: Không gian của vùng cửa sông được một số tác giả xác định theo

độ muối của nước, dao động trong khoảng 1‰-4‰, hoặc theo thảm thực vật

Trang 21

ngập mặn hoặc theo ảnh hưởng của thuỷ triều Vì vậy việc xác định không gian của vùng cửa sông là hết sức linh động, phụ thuộc vào mục tiêu của từng nhiệm vụ

Những ý tưởng của các tác giả trên có thể được xem như tiếp tục phát triển ý tưởng của Palmer H.R (1834), Reynolds W.J (1889-1890), Penk (1894) về bờ biển, về động lực phát triển địa hình ở đới bờ, về sự di chuyển bồi tích và sự biến đổi địa hình ở đới bờ Năm 1919, Johnson đã tổng hợp nhiều kết quả nghiên cứu ở khu bờ, đã cho ra đời cuốn sách nổi tiếng đầu tiên

về hình thái và động lực bờ biển Năm 1946, Zenkovic V.P đưa ra những luận điểm cơ bản của lý thuyết về nguồn gốc và sự phát triển của các dạng địa hình tích tụ bờ biển với hàng loạt nhân tố mới tạo nên các dạng địa hình tích tụ

Những thập kỷ cuối thế kỷ 20 với những phương tiện hiện đại như ảnh viễn thám, lặn ngầm có thiết bị, địa chấn nông phân giải cao, các máy móc đo đạc nhanh chóng, chính xác và máy vi tính,… đã giúp con người rất nhiều trong khảo sát, tính toán và đã giải quyết được nhiều vấn đề của thực tiễn thuộc đới bờ

Đới bờ (đường bờ biển và vùng cửa sông ven biển) là nơi nhạy cảm nhất, rất dễ phản ảnh với những thay đổi từ bên ngoài (thay đổi mực nước biển, tác động của con người, tác động của các quá trình địa chất,…), là nơi tài nguyên thiên nhiên rất đa dạng bao gồm tài nguyên sinh vật và các dạng tài nguyên khác Địa hình và vị trí của đới bờ cũng được xem như là một loại tài nguyên đặc biệt, là nơi tập trung đông dân cư, có nhiều cơ sở kinh tế-văn hoá-xã hội quan trọng và là bàn đạp cho con người tiến ra vùng biển khơi

Đới bờ giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, cho nên việc đầu tư thích đáng cho những nghiên cứu về địa chất, địa chất thuỷ văn, địa chất công trình, thủy-thạch động lực và địa chất tai biến,… là mối quan tâm hàng đầu của chính phủ nhiều nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ, Hà Lan, Nhật Bản… phục vụ cho việc phát triển kinh tế-xã hội vùng ven biển Đặc biệt nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đã tiến hành hàng loạt nghiên

Trang 22

cứu với sự đầu tư kinh phí lớn để nghiên cứu địa chất, địa chất công trình, địa chất môi trường (địa chất tai biến) vùng cửa sông Châu Giang, cửa sông Hoàng Hà,… phục vụ phát triển bền vững

- Những nghiên cứu về địa chất-địa mạo, thuỷ-thạch động lực, chế độ thuỷ-hải văn, khí tượng phục vụ phát triển kinh tế-xã hội ở đới bờ:

+Trầm tích Holocen-hiện đại và biến động vùng cửa sông ven biển đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đề cập đến trong các công trình nghiên cứu về châu thổ từ những năm đầu thế kỉ 20 Bởi lẽ vùng cửa sông ven biển là một hợp phần của châu thổ nên các thành tạo Holocen và biến động cửa sông được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu kinh điển về châu thổ Mississippy của Barrell, 1912, 1914, Johnstons, 1921, 1922, Trowbridge,

1930, Russell, 1936, Fisk, 1944 Những công trình này đã đặt nền móng cho các công trình tiếp theo của Coleman & Gagliano, 1964, Wright & Coleman, 1973,

1975, Galloway, 1975, David R.A, 1978, Reading H.G 1985, Elliott, 1965, 1986…

Cấu trúc châu thổ, đặc điểm tướng trầm tích và tiến hóa các thành tạo Holocen vùng cửa sông ven bờ các châu thổ lớn trên thế giới như: châu thổ sông Rhine, châu thổ sông Niger, châu thổ sông Mahakam, châu thổ sông Hoàng Hà….đã được đề cập đến trong các công trình của Fisk & Mc Farlan et al., 1954, Fisk, 1955, 1961, Elliott, 1974, 1986, Reading H.G, 1965, 1986 Đó

là những công trình mang tính kinh điển về quá trình tiến hóa cửa sông ven biển của các châu thổ trong Holocen Elliott trong công trình “Châu thổ”,

1986, đã phân tích quá trình dịch chuyển các thùy châu thổ liên quan tới quá trình phát triển cửa sông ven biển của châu thổ sông Mississippy

+Elliott (1986), dựa vào động lực sóng, thủy triều và dòng ven bờ đã phân chia vùng ven bờ thành các kiểu bờ khác nhau Đặc biệt David R.A & Ethington R.L, 1976 trong công trình “Bờ và quá trình trầm tích ven bờ”, Elliott, 1986 trong công trình “Đường bờ lục nguyên” đã phân tích chi tiết

Trang 23

quá trình thành tạo và tiến hóa các đê cát, giồng cát ven bờ (beach sand ridges) trong các đồng bằng cát ven bờ (chenier plain) Các thành tạo này có nhiều điểm chung với các thành tạo cát ven bờ của châu thổ sông Cửu Long

+David R.A, 1978 đã phân tích tỉ mỉ điều kiện sinh thái và quá trình phát sinh phát triển của vùng đầm lầy ven biển cửa sông (salt mashes) Đây là một trong các công trình tiêu biểu về hệ thống đầm lầy cửa sông ven biển

+Dao động mực nước biển trong Holocen-một tác nhân quan trọng trong quá trình tiến hóa trầm tích Holocen-hiện đại vùng cửa sông ven biển được đề cập đến trong những công trình của Van Straaten, 1959, C Baeteman, 1984,

1992, Pirazzoli, 1987 , David, 1987, Tooley, 1979, 1987 , Morner, 1984,

1985, Shennan, 1983, Jelgersma 1966, 1986, Kidson, 1982, Zhao Shongling,

1986, Huang Zhenguo, 1984, 1987….Trong các công trình nêu trên, biến động và tiến hóa môi trường trầm tích Holocen-hiện đại vùng cửa sông ven biển được xem xét dưới góc độ mối quan hệ với sự thay đổi mực nước biển trong Holocen

Các tổ chức Quốc tế như CCOP, IGCP đã có những công trình nghiên cứu về địa chất vùng biển và bờ biển Đông và Đông Nam Á (trong đó có Việt Nam) đã đề cập tới đặc điểm địa chất tầng mặt vùng ven biển, tai biến địa chất và quản lý tổng hợp bờ biển Chương trình thành lập bản đồ địa chất của ESCAP vùng biển, trong đó có Biển Đông, mà ranh giới tới đường bờ biển hiện tại của Việt Nam được tiến hành đồng bộ

Trong vùng Đông Nam Á các nước như Indonesia, Philippin, Malaisia, Thái Lan, Brunei, Đông Timor đã và đang có những dự án nghiên cứu thềm lục địa nói chung, vùng ven biển với sự đầu tư lớn và buớc đầu đã có những kết quả nhất định trong việc phát triển kinh tế-xã hội Những kết quả nghiên cứu đã giúp các Quốc gia này có những biện pháp hữu hiệu trong công tác quản lý dải ven biển, đặc biệt đối với các dạng tai biến địa chất trên biển

Trang 24

Trong những năm cuối thế kỷ 20 Thái Lan đã triển khai nghiên cứu về biến động đường bờ, sự dao động mực nước biển và khảo sát đặc điểm trầm tích đới bờ (trầm tích đáy) ở tỷ lệ lớn vùng Adang Rawi và Tarutao…

Ngoài ra còn có rất nhiều công trình nghiên cứu về quản lí tổng hợp đới ven bờ như Clark, 1992, 1996, Mazlin B Mokhtar, 2003 Nagothu Udaya

Sekhar, 2005, Harvey, 1999, 2001 [76,77]…

Tại Việt Nam các công trình nghiên cứu liên quan tới dải ven bờ, đường

bờ, vùng cửa sông ven biển của các tác giả tập trung theo các hướng sau đây:

Nghiên cứu địa chất-địa mạo vùng cửa sông:

Nguyễn Địch Dỹ, Nguyễn Công Mẫn (1996) trong dự án “Quy hoạch

phát triển đê biển Việt Nam 2010-2020”, đã tiến hành nghiên cứu chuyên đề

“Đặc điểm địa chất-địa mạo và tai biến xói lở, bồi tụ đường bờ biển Việt Nam, phục vụ định hướng phát triển đê biển Việt Nam 2010-2020” Tập thể tác giả đi từ phân loại các kiểu đường bờ biển, các kiểu cửa sông ven biển theo UNESCO để phân tích quá trình xói lở, bồi tụ đường bờ và vùng cửa sông trên phạm vi cả nước, tính toán quá trình, tốc độ xói lở, bồi tụ theo tư liệu lịch sử và dự báo quy luật xói lở, bồi tụ đường bờ biển và vùng cửa sông ven biển Tính chất cơ lý của các thành phần trầm tích phân bố tại đường bờ

Trang 25

biển và vùng cửa sông ven biển cũng được nghiên cứu Ngoài ra các tác giả còn đề xuất các giải pháp kỹ thuật xây dựng đê biển Trong đề tài này, đặc điểm địa mạo-địa chất của vùng cửa sông ven biển châu thổ sông Cửu Long được đề cập đến dưới góc độ thành phần trầm tích, các dạng đường bờ và các kiểu cửa sông, các số liệu về xói lở, bồi tụ tương đối chi tiết, chúng được thể hiện dưới dạng bản đồ, tỷ lệ 1:250.000 Bên cạnh đó là những bản đồ địa chất-khoáng sản của các tỉnh có đường bờ biển và các cửa sông ven biển ở tỷ

lệ 1: 200.000 và 1:50.000

Trong luận án tiến sĩ “Lịch sử tiến hóa trầm tích Holocen châu thổ Sông

Hồng” và các công trình công bố trên các tạp chí trong và ngoài nước, Doãn

Đình Lâm (2003) [36] đã thiết lập 3 giai đoạn tiến hóa của châu thổ Sông Hồng trong Holocen: giai đoạn estuary-vũng vịnh, giai đoạn châu thổ và giai đoạn aluvi Tác giả cũng đã xác lập 11 đơn vị tướng trầm tích Holocen cho đồng bằng Sông Hồng

Trong luận án Tiến sĩ về tiến hoá địa chất vùng cửa sông Bạch Đằng trong Holocen, Trần Đức Thạch (1993) đã phân chia quá trình tiến hoá vùng cửa sông Bạch Đằng trong Holocen thành các giai đoạn và xác lập các đơn vị tướng trầm tích Holocen cho vùng cửa sông Bạch Đằng

Trong chương trình hợp tác giữa Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam

và Cục Địa chất Nhật Bản các nhà khoa học đã quan tâm đến các thành tạo Holocen của châu thổ Sông Hồng Các kết quả nghiên cứu của các tác giả như: Tanabe S., Saito Y., Toan N.Q., Lan V.Q…đã nêu lên được quá trình tiến hoá các trầm tích Holocen cũng như dao động đường bờ trong Holocen của châu thổ Sông Hồng

Trong phạm vi toàn quốc, bản đồ địa chất Đệ tứ Việt Nam tỷ lệ 1:500.000 và thuyết minh do Nguyễn Đức Tâm, Đỗ Tuyết làm chủ biên đã được thành lập năm 1995

Trang 26

Với sự chủ biên của Ngô Quang Toàn, Nguyễn Thành Vạn, bản đồ Đệ tứ

và vỏ phong hoá Việt Nam tỷ lệ 1:1.000.000 và thuyết minh đã được xuất bản

Cùng với hai bản đồ trên, các bản đồ địa chất, địa chất môi trường, địa chất thuỷ văn, địa chất công trình của các đô thị ven biển ở tỷ lệ 1:25.000

thuộc chương trình: “Điều tra địa chất đô thị” cũng đã được thành lập Trong

những công trình này, các thành tạo trầm tích Holocen-hiện đại được nghiên cứu về địa tầng, diện phân bố, thành phần vật chất, cổ sinh Ngoài ra, các đường bờ biển cổ cũng đã được các tác giả nghiên cứu thể hiện, có thể sử dụng trong việc thiết lập lịch sử phát triển địa chất trong Holocen-hiện đại cho vùng cửa sông ven biển châu thổ sông Cửu Long Mặc dù, các thành tạo trầm tích Holocen-hiện đại trong đo vẽ bản đồ địa chất-khoáng sản chưa được quan tâm đúng mức, song tổng hợp những tài liệu hiện có cho phép phác hoạ được những nét cơ bản nhất về biến động đường bờ và vùng cửa sông ven biển trong Holocen-hiện đại

Đối với vùng châu thổ Sông Cửu Long, trầm tích Holocen-hiện đại vùng cửa sông ven biển được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu dưới đây:

Trong công trình “Bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1: 200.000 loạt tờ

đồng bằng Nam Bộ” Nguyễn Ngọc Hoa và nnk (1996) [121] đã thiết lập các

hệ tầng: Hậu Giang, Cửu Long, Bình Chánh, U Minh, Cần Giờ,…Các hệ tầng này được thiết lập dựa vào phạm vi phân bố của chúng theo cách phân chia đồng bằng Nam Bộ thành 3 hợp phần: Đông Bắc, trung tâm và Tây Nam Các thành tạo trầm tích Holocen-hiện đại ít được quan tâm trong công tác đo vẽ bản đồ địa chất và khoáng sản Song những kết quả đo vẽ thể hiện trên bản đồ cho phép nhận biết quy luật phát triển và phân bố các thành tạo trầm tích Holocen-hiện đại Thông qua các kiểu nguồn gốc của các thành tạo này cho phép sử dụng chúng nhằm nhìn nhận sự thay đổi môi trường trầm tích trong Holocen-hiện đại tại đồng bằng Nam Bộ Đối với vùng ven biển (đường bờ và

Trang 27

cửa sông) những kết quả đo vẽ bản đồ ít nhiều cho phép sử dụng chúng trong nghiên cứu biến động cửa sông và môi trường trầm tích Holocen - hiện đại

Trong các công trình nghiên cứu về châu thổ sông Mê Kông ở vùng Bến Tre, Sóc Trăng, Cà Mau, bằng các phương pháp phân tích trầm tích, cổ sinh, tuổi tuyệt đối…, Nguyễn Văn Lập, Tạ Thị Kim Oanh, Tanabe, Tateishi, Kobayashi, Saito (2002, 2003, 2004, 2005) [93,94,95,96,97] đã phác họa lịch

sử phát triển địa chất của đồng bằng Nam Bộ trong Holocen qua nghiên cứu, phân tích các lỗ khoan, các mặt cắt địa chất, cũng như tổng hợp các kết quả phân tích tuổi C14 Những công trình này có hàm lượng khoa học khá cao

Nguyễn Ngọc, Nguyễn Hữu Cử (1997), đã công bố các phức hệ Foraminifera trong các thành tạo trầm tích Holocen đồng bằng Nam Bộ Những phức hệ này là cơ sở để nghiên cứu, phân chia địa tầng các thành tạo trầm tích Holocen-hiện đại vùng cửa sông ven biển châu thổ sông Cửu Long

Đinh Văn Thuận, Nguyễn Địch Dỹ (2002, 2004, 2005) [58,59,60,61,62], Nguyễn Địch Dỹ (2004, 2005) [22,23], đã công bố các công trình về những vấn đề về địa tầng, cổ địa lý đồng bằng Nam Bộ trong kỷ Đệ tứ Trong luận

án tiến sĩ về đồng bằng Nam Bộ, Đinh Văn Thuận (2005) đã tổng hợp những

tư liệu về cổ sinh, đặc biệt đã xây dựng được các phức hệ sinh thái bào tử phấn hoa, cho phép tái thiết lập môi trường tích tụ trầm tích trong Holocen

Nguyễn Huy Dũng, Ngô Quang Toàn (2004) [17] trong công trình:

“Phân chia địa tầng Neogen-Đệ tứ và nghiên cứu cấu trúc địa chất đồng

bằng Nam Bộ”, đã đề cập tới đặc điểm trầm tích, cổ sinh và cổ địa lý Holocen

đồng bằng Nam Bộ, gồm đồng bằng sông Đồng Nai và đồng bằng sông Cửu Long Các thành tạo trầm tích Holocen được các tác giả chia thành 3 khoảng tuổi: Holocen sớm-giữa, Holocen giữa-muộn và Holocen muộn với 9 kiểu nguồn gốc khác nhau Việc phân chia địa tầng như trên cần được nghiên cứu

bổ sung và chính xác hoá trong việc phân chia địa tầng Holocen-hiện đại vùng

Trang 28

(1976-Lưu Tỳ và nnk, 1983 với đề tài: “Địa mạo thềm lục địa Đông Dương và

vùng kế cận”, đã đề cập một cách khái lược tới đặc điểm địa mạo, các quá

trình địa mạo-địa chất ven biển và đường bờ biển cổ

Phạm Huy Tiến, Trần Nghi, 1999 đã thành lập bản đồ địa chất Đệ tứ thềm lục địa Việt Nam tỷ lệ 1:1.000.000 thuộc chương trình Biển KT-03

Trần Nghi, 1995-2000 đã tiến hành nghiên cứu, thành lập bản đồ các thành tạo Pliocen-Đệ tứ thềm lục địa Việt Nam tỷ lệ 1: 1.000.000 thuộc đề tài KHCN-06-11

Trần Nghi và nnk, 2000, đã thành lập bản đồ tướng đá-cổ địa lý thềm lục địa Việt Nam, tỷ lệ 1:1.000.000 thuộc đề tài KHCN-06-11

Trang 29

Bản đồ tướng đá-cổ địa lý phần Đông Nam thềm lục địa Việt Nam, tỷ lệ 1:250.000 thuộc đề tài KC-09-17, đã được thành lập dưới sự chủ biên của Trần Nghi, 2005

Trong bài báo: “Quy luật chuyển tướng lòng sông cổ của trầm tích Neogen muộn-Đệ tứ trong mối quan hệ với hoạt động kiến tạo vùng đồng bằng Nam Bộ” -Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, số 3 (T5), 2005 1-9 Trần Nghi đi từ nghiên cứu trầm tích dưới góc độ tướng đá để nhìn nhận hoạt động địa động lực cũng như mối quan hệ của chúng trong phạm vi sông Hậu, sông Tiền

Đặc điểm tướng đá, cổ địa lý và lịch sử phát triển địa chất vùng lãnh hải

Việt Nam trong Holocen cũng đã được Trần Nghi đề cập tới trong bài: “Đặc

điểm tướng đá, cổ địa lý và lịch sử phát triển địa chất Pliocen-Đệ tứ vùng lãnh hải Việt Nam”-Tuyển tập Báo cáo kỷ niệm 60 năm thành lập Cục Địa

chất và khoáng sản Việt Nam [43]

Có thể xem những kết quả nghiên cứu của các tác giả nêu trên về cơ bản

đã phác hoạ được những nét chính về lịch sử phát triển địa chất Pliocen-Đệ tứ thềm lục địa Việt Nam, xác định được quy luật phân bố các thành tạo trầm tích Đệ tứ theo không gian và thời gian, thiết lập được môi trường tích tụ trầm tích cũng như lịch sử tiến hoá trầm tích Đệ tứ ở thềm lục địa Việt Nam

Đặng Văn Bát và nnk, 2000 đã thành lập bản đồ địa mạo thềm lục địa Việt Nam tỷ lệ 1: 1.000.000 Đây là sản phẩm của đề tài KHCN-06-11 Bản

đồ này được xây dựng theo nguyên tắc hình thái, nguồn gốc và động lực Kết quả của đề tài đã phác hoạ được các dạng địa hình, địa mạo thềm lục địa Việt Nam

Đặng Văn Bát và nnk, 2005 đã thành lập bản đồ địa mạo phần Đông Nam thềm lục địa Việt Nam tỷ lệ 1:250.000 thuộc đề tài KC-09-17 Trong công trình này các tác giả đã phân chia thềm lục địa Việt Nam thành 3 đới: trong, giữa và ngoài với các dạng địa hình Từ những công trình này đề tài sẽ

Trang 30

kế thừa những kết quả liên quan tới vùng ven biển (đường bờ và cửa sông) châu thổ sông Cửu Long

Năm 2001, Viện Địa lý triển khai đề tài cấp Nhà nước KHCN-5B:

“Nghiên cứu dự báo, phòng chống sạt lở bờ biển Miền Trung (từ Thanh Hoá

đến Bình Thuận)” Trong giai đoạn 2001-2005, Phạm Huy Tiến, Nguyễn Văn

Cư trong đề tài cấp Nhà nước “Dự báo hiện tượng xói lở-bồi tụ bờ biển, cửa

sông và các giải pháp phòng tránh” mã số 09-05 thuộc chương trình

KC-09 do Phạm Huy Tiến làm chủ nhiệm, đã nghiên cứu, dự báo quá trình xói lở, bồi tụ bờ biển, cửa sông trên toàn quốc [56] Những kết quả của đề tài là những tư liệu quý cho việc nghiên cứu, dự báo xói lở, bồi tụ đường bờ, cửa sông vùng châu thổ sông Cửu Long

Những công trình liên quan tới biến động cửa sông và môi trường trầm tích Holocen-hiện đại vùng ven bờ châu thổ sông Cửu Long nêu trên còn mang tính tách biệt giữa vùng lục địa và biển, mặc dù vùng cửa sông là vùng hết sức nhạy cảm, chịu sự tương tác của cả sông và biển Năm 1995,

Trần Nghi, Nguyễn Biểu trong bài báo: “Những suy nghĩ về mối quan hệ

giữa địa chất Đệ tứ phần đất liền và thềm lục địa Việt Nam” (Tuyển tập các

công trình nghiên cứu địa chất-địa vật lý, tập 1) đã vạch ra mối quan hệ có tính nhân quả, mối quan hệ tương tác của các thành tạo trầm tích Đệ tứ nói chung, các thành tạo trầm tích Holocen-hiện đại nói riêng

Năm 1996 tham gia dự án Việt Nam V/A “Nghiên cứu hiện tượng nước

biển dâng”, Nguyễn Địch Dỹ, Vũ Cao Minh đã thực hiện đề tài nhánh:

“Nghiên cứu các chuyển động tương đối giữa đất liền và biển dọc bờ biển

Việt Nam” Các tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích xu thế diễn biến

đường bờ biển và vùng cửa sông trong Holocen, phương pháp tính tốc độ sụt lún dựa trên chiều dày trầm tích, phương pháp phân tích đặc điểm trầm tích bãi biển hiện đại Đối với phần phía Nam, do không có số liệu đo đạc định

Trang 31

lượng và phân tích bán định lượng nên kết quả có tính định tính là chủ yếu Kết quả đã phác họa những nét cơ bản về lịch sử thay đổi đường bờ biển trong Holocen như sau: Khoảng 7000 năm đến 4000-4500 năm trước đây, biển tiến khá sâu vào khu vực đồng bằng Bắc Bộ và hầu như toàn bộ đồng bằng Nam Bộ bị ngập chìm dưới mực nước biển Khoảng 2000 năm trước đây, đợt biển tiến trở lại xâm nhập chủ yếu ở vùng ven biển đồng bằng Bắc

Bộ, đồng bằng Nam Bộ Từ khoảng 1000 năm trở lại đây xu hướng biến lấn lại được tiếp tục tới ngày nay

Đối với vùng biển ven bờ châu thổ Sông Cửu Long thì công trình của

Nguyễn Biểu và nnk (2001) với báo cáo tổng hợp: “Điều tra địa chất và tìm

kiếm khoáng sản rắn biển nông ven bờ Việt Nam (0-30m nước), tỷ lệ 1:500.000” là một trong những công trình tiêu biểu [10] Trong công trình này, các thành tạo Holocen đã được phân chia thành 3 phân vị Đặc điểm trầm tích Holocen và quy luật phân bố trong vùng biển nông đã được đề cập đến Đây là công trình được Trung tâm Địa chất và khoáng sản Biển tiến hành trong 10 năm, với quy mô và hệ thống nhiều chuyên đề và bản đồ như: Bản

đồ địa chất trước Đệ tứ, địa chất Đệ tứ, địa hình - địa mạo, thuỷ - thạch động lực, trầm tích tầng mặt, cấu trúc kiến tạo, dị thường xạ phổ, vành trọng sa, dị thường địa hoá, phân bố dự báo khoáng sản, bồi tụ-xói lở, địa chất môi trường, các bản đồ trường địa vật lý cho phạm vi cả nước (từ 0 đến 30 m nước) Đặc biệt, lần đầu tiên những nghiên cứu về thuỷ-thạch động lực của đề

án đã phác họa được những nét cơ bản về môi trường trầm tích cũng như sự biến động vùng cửa sông ven biển Đề án này đã thực hiện hàng loạt các tuyến địa chấn nông phân giải cao vùng biển nông trên toàn lãnh hải Việt Nam nói chung và cửa sông Cửu Long nói riêng Cho đến nay, trong phạm vi cửa sông và ven bờ Cửu Long, Trung tâm Địa chất và Khoáng sản Biển đã tiến hành đo trên 40 tuyến địa chấn nông phân giải cao, khoan 3 lỗ khoan sâu

Trang 32

ven bờ và tiến hành khảo sát, lấy mẫu tại hàng trăm trạm (xem phụ lục kèm theo) Tuy nhiên các tuyến địa chấn này chỉ mới tiến hành trong phạm vi từ 10m nước trở ra, còn trong phạm vi từ 10m nước trở vào bờ chưa được tiến hành Hiện tại, trong phạm vi vùng biển ven bờ tỉnh Sóc Trăng, Trung tâm

Địa chất và Khoáng sản Biển sẽ triển khai đề án: “Khảo sát, đánh giá tiềm

năng tài nguyên khoáng sản vùng biển ven bờ tỉnh Sóc Trăng, tỷ lệ 1:100.000” do

TS Vũ Trường Sơn làm chủ nhiệm

Các công trình liên quan tới nội dung nghiên cứu động lực, thuỷ-thạch động lực vùng cửa sông ven biển của các tác giả Trịnh Việt An (2000, 2001, 2005), Nguyễn Mạnh Hùng (2000, 2004), Trần Hồng Lam (2001), Nguyễn Văn Cư, và nnk (1990, 1995, 1999), Phạm Quang Sơn (2002, 2005), Nguyễn

Bá Quỳ (1994) trong các dự án, đề tài thuộc các chương trình về nghiên cứu sạt lở bờ sông, xói lở bờ biển đều đã đề cập tới những vấn đề về động lực, thuỷ-thạch động lực vùng cửa sông ven biển

Nguyễn Ngọc Thuỵ, năm 1995 đã thực hiện đề tài “Thuỷ triều biển Đông và sự dâng lên của mực nước biển ven bờ Việt Nam” (KT-03-03) Trong công trình này tác giả đã đề cập tới những đặc điểm về thuỷ triều biển Đông, tác nhân quan trọng đối với động lực, thuỷ - thạch động lực vùng ven

bờ biển (đường bờ và cửa sông) Mặt khác, với những số liệu quan trắc trên vùng biển Việt Nam, tập thể tác giả đã xem xét sự dâng lên của mực nước biển ven bờ Việt Nam dưới góc độ do hiệu ứng nhà kính

Đinh Văn Thuận, 2002, trong chuyên đề “Dao động mực nước biển

trong kỷ Đệ tứ ở dải ven biển Việt Nam” đã tổng hợp khá đầy đủ về vấn đề

dao động mực nước đại dương thế giới trong Đệ tứ và dao động mực nước biển trong kỷ Đệ tứ Việt Nam và các vùng lân cận

Về vấn đề dao động mực nước đại dương ở Việt Nam đã được các tác giả như: Lê Đức An (1996), Trần Nghi (1996, 2001, 2004) [44,45,46], Trần

Trang 33

Đức Thạnh (1993, 1996), Doãn Đình Lâm, W.Boyd (2001), Nguyễn Thế Tiệp, Nguyễn Ngọc (1993), Nguyễn Ngọc Thuỵ (1993), Nguyễn Thế Tiệp (1998), Nguyễn Địch Dỹ (1987) , đề cập đến trong hàng loạt các công trình công bố trên các tạp chí trong và ngoài nước Qua đó, những kết quả về dao động mực nước biển trong Holocen ở Việt Nam của các thời kỳ 8000-7000 năm, 7000-4000 năm, 4000-3000 năm, 3000-2000 năm và 2000 năm cách ngày nay đã được làm sáng tỏ Các tác giả cũng đã xây dựng chi tiết sơ đồ dao động mực nước biển trong thời kỳ Holocen ở Việt Nam gồm: 1 đợt biển tiến với quy mô lớn vào thời kỳ 6000-5000 năm, 2 đợt biển tiến nhỏ trong giai đoạn 3000-2000 năm và từ 1000 năm tới ngày nay

Trần Nghi trong những năm từ 2001 đến 2005 đã thành lập bộ bản đồ tướng đá-thạch động lực vùng biển ven bờ Vũng Tàu-Cà Mau, tỷ lệ 1:500.000; Bà Rịa-Vũng Tàu, tỷ lệ 1:100.000 Nội dung và kết quả của những công trình này giúp ích cho việc nghiên cứu biến động vùng cửa sông của châu thổ Sông Cửu Long

Trên đây là những công trình cơ bản nhất, liên quan tới các thành tạo trầm tích Holocen- hiện đại cũng như sự biến động cửa sông vùng ven biển trên toàn quốc nói chung và khu vực cửa sông Cửu Long nói riêng Các tác giả đã nhìn nhận sự biến động cửa sông và môi trường trầm tích Holocen-hiện đại vùng ven biển Việt Nam nói chung và vùng ven bờ châu thổ sông Cửu Long nói riêng có mối quan hệ nhân quả với dao động mực nước biển trong Holocen Nhìn chung, tuy đã đạt được một số kết quả đáng kể trong nghiên cứu về đới bờ và cửa sông Việt Nam, nhưng đối với vùng cửa sông Cửu Long-một trong hai khu vực cửa sông lớn nhất Việt Nam thì mức độ nghiên cứu còn chưa thực sự đáp ứng nhu cầu của thực tế đặt ra, nhất là vấn đề biến động cửa sông và môi trường trầm tích trong tương lai gần

Trong những năm từ 2006-2010 có nhiều công trình đã công bố những

Trang 34

vấn đề về địa tầng phân tập áp dụng cho vùng nghiên cứu (Nguyễn Biểu và nnk, 2009); Hình thái cấu trúc Pleiocen-Đệ Tứ thềm lục địa Việt Nam (Mai Thanh Tân và nnk, 2008); Địa tầng các trầm tích Neogen-Đệ tứ ở đồng bằng Nam Bộ (Ngô Quang Toàn và nnk, 2008); Khái quát về cổ địa lý trong kỷ Đệ

tứ ở đồng bằng Nam Bộ (Nguyễn Địch Dỹ và nnk, 2008) [24]; Vị thế và dự báo xu thế phát triển các cửa sông vùng châu thổ sông Cửu Long (Nguyễn Địch Dỹ và nnk, 2008, 2010) [25,26]; Quá trình phát triển đồng bằng sông Cửu Long trong Holocen được đề cập đến trong các công trình của (Tạ Kim Oanh, Nguyễn Văn Lập, 2008); (Muracami F và nnk, 2004); Những nguy cơ thiệt hại, thích ứng và khả năng phục hổi đối với biến đổi khí hậu ở Việt Nam (Nguyễn Hữu Linh, 2007); (Nguyễn Thế Tưởng, Bùi Đình Khước, 2009); Đề cập đến các công trình này liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài KC09.06/06-10

7 Khối lượng công tác thực hiện

Toàn bộ kết quả thực hiện đề tài được trình bày trong báo cáo tổng kết

và 13 đề tài nhánh Đề tài đã thu thập tư liệu, xử lý, tổng hợp tài liệu, thực hiện các chuyến khảo sát thực địa trên đất liền và ngoài biển trong 2 mùa (mùa lũ và mùa cạn) 5 lỗ khoan máy với 300m khoan và 40 lỗ khoan tay đã được thực hiện Đề tài đã thực hiện các loại phân tích bao gồm: 14C- 40 mẫu;

độ hạt: 300 mẫu; Khoáng vật sét: 20 mẫu; Vi cổ sinh: 150; BTPH: 150; Tảo: 70; Thạch học trầm tích: 100 mẫu; Chỉ tiêu địa hóa môi trường: 150 mẫu; Độ đục: 300; Độ muối: 300; Thành phần vật liệu lơ lửng: 50; Kim loại nặng: 50

Đề tài đã tiến hành đo địa chấn nông phân giải cao, đo sâu hồi âm và lấy các loại mẫu khác nhau Kết quả nghiên cứu được trình bày cô đọng trong báo cáo tổng hợp của đề tài KC09.06/06-10 Báo cáo tổng hợp gồm 3 phần và 8 chương Các số liệu và báo cáo được số hóa và lưu dưới dạng cơ sở dữ liệu Sản phẩm của đề tài thể hiện trên bảng 1

Trang 35

Bảng 1 Khối lượng công tác thực hiện

1 Bản đồ địa mạo vùng nghiên cứu (1:200.000) 1

2 Bản đồ địa mạo 3 cửa sông (1:50.000): Hàm Luông,

3 Bản đồ địa chất Holocen vùng nghiên cứu (1:200.000) 1

4 Sơ đồ Tân kiến tạo-địa động lực hiện đại vùng nghiên cứu, tỷ lệ 1:200.000 1

5 Bản đồ tướng đá cổ địa lý vùng nghiên cứu thời kỳ Holocen sớm (1:200.000) 1

6 Bản đồ tướng đá cổ địa lý vùng nghiên cứu thời kỳ Holocen giữa (1:200.000) 1

7 Bản đồ tướng đá cổ địa lý vùng nghiên cứu thời kỳ Holocen muộn (1:200.000) 1

8

Bản đồ biến động hình thái đường bờ và cửa sông vùng

nghiên cứu (tỷ lệ 1: 200.000) và 1:50.000 cho 3 cửa sông 1

9

Bản đồ môi trường trầm tích hiện đại vùng nghiên cứu,

tỷ lệ 1:200.000, và tỷ lệ 1:50.000 cho 3 cửa sông 1

10

Bản đồ dự báo xu thế biến động cửa sông và môi trường

trầm tích vùng ven bờ châu thổ sông Cửu Long, tỷ lệ

1:200.000 và tỷ lệ 1:50.000 cho 3 cửa sông

1

11

Bộ tư liệu đo đạc khảo sát biến động cửa sông và môi

trường trầm tích Holocen-hiện đại vùng ven bờ châu thổ

12 Các báo cáo đề tài nhánh và chuyên đề, 1bộ

13 Báo cáo tổng kết đề tài, báo cáo tóm tắt 1 bộ

8 Cá nhân và cơ quan tham gia, phối hợp nghiên cứu

Cơ quan chủ trì: Viện Địa chất-Viện KH&CN Việt Nam

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TSKH Nguyễn Địch Dỹ

Thư ký đề tài: TS Doãn Đình Lâm

Các tác giả chính:

Trang 36

1 PGS.TSKH Nguyễn Địch Dỹ, Viện Địa chất-Viện KH&CN Việt Nam

2 TS Doãn Đình Lâm, Viện Địa chất-Viện KH&CN Việt Nam

3 TS Phạm Quang Sơn, Viện Địa chất-Viện KH&CN Việt Nam

4 TSKH Nguyễn Biểu, Tổng hội ĐCVN

5 PGS.TS Chu Văn Ngợi, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

6 PGS TS Nguyễn Hoàng Trí, Đại học Sư phạm Hà Nội

7 PGS.TS Nguyễn Mạnh Hùng, Viện Cơ học, Viện KH&CN Việt Nam

8 PGS.TS Nguyễn Ngọc Khánh, Viện Phát triển bền vững vùng Trung Bộ-Viện KHXH Việt Nam

9 TS Vũ Văn Vĩnh, Liên đoàn BĐĐC Miền Nam, Cục ĐC&KS VN

10 ThS Đinh Xuân Thành, Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

11 ThS Vũ Văn Hà, Viện Địa chất-Viện KH&CN Việt Nam

12 ThS Nguyễn Trọng Tấn, Viện Địa chất-Viện KH&CN Việt Nam

Các cơ quan tham gia:

1 Viện Địa chất-Viện KH&CN Việt Nam

2 Tổng hội ĐCVN

3 Tổng cục môi trường

4 Viện ĐC&ĐVL Biển- Viện KH&CN Việt Nam

5 Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN

6 Viện Cơ học-Viện KH&CN Việt Nam

7 Trung tâm Hải văn

8 Viện Phát triển bền vững vùng Trung Bộ-Viện KHXH Việt Nam

9 Trung tâm viễn thám-Liên đoàn bản đồ địa chất Miền Nam

Trang 37

10 Trung tâm Địa chất và Khoáng sản Biển-Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam-Bộ TN&MT

11 Đại học Mỏ- Địa chất

12 Đại học Sư phạm Hà Nội

Danh sách cán bộ tham gia:

1 Viện Địa chất-Viện KH&CN Việt Nam: PGS.TSKH Nguyễn Địch

Dỹ, TS Doãn Đình Lâm, ThS Vũ Văn Hà, TS Đinh Văn Thuận, ThS Nguyễn Trọng Tấn, TS Nguyễn Xuân Huyên, TS Phạm Quang Sơn, TS Mai Thành Tân, KS Đặng Minh Tuấn, CN Nguyễn Minh Quảng, KS Lê Đức Lương, CN Nguyễn Công Quân, CN Trịnh Thị Thanh Hà, ThS Phan Đông Pha, ThS Hoàng Văn Thà, ThS Nguyễn Chí Dũng, CN Lê Minh Châu, KS Nguyễn Thúy Hạnh, ThS Nguyễn Công Tuyết, ThS Nguyễn Tiến Công, CN Nguyễn Trung Thành, KS Lê Thị Ninh, CN Hà Thị Xuân Thu, CN Nguyễn Thị Khang

2 Tổng hội ĐCVN: TSKH Nguyễn Biểu

3 Tổng cục môi trường: TS Nguyễn Thị Hồng Liễu

4 Viện ĐC&ĐVL Biển: ThS Nguyễn Quốc Hưng

5 Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN: PGS.TS Chu Văn Ngợi, PGS.TS Nguyễn Văn Vượng, ThS Đinh Xuân Thành, ThS Nguyễn Thị Thu Cúc, ThS Nguyễn Trần Hà Vũ, ThS Nguyễn Văn Nguyên, NCS Lương Thị Thu Hoài, CN Nguyễn Thị Huyền Trang

6 Viện Cơ học, Viện KH&CN Việt Nam: PGS TS Nguyễn Mạnh Hùng, ThS Nguyễn Văn Mơi, TS Nguyễn Thị Việt Liên

7 Trung tâm Hải văn: ThS Nguyễn Anh Tuấn, ThS Hoàng Trung Thành,

CN Hồ Đắc Thành, CN Lưu Quang Hải, CN Bùi Mạnh Hà

8 Viện Phát triển bền vững vùng Trung Bộ-Viện KHXH Việt Nam:

Trang 38

PGS.TS Nguyễn Ngọc Khánh, ThS Nguyễn Hồng Anh, ThS Nguyễn Xuân Hòa, ThS Lê Văn Hà

9 Liên đoàn bản đồ địa chất Miền Nam: TS Vũ Văn Vĩnh

10 Đại học Mỏ- Địa chất: GS TSKH Phạm Năng Vũ

11 Đại học sư phạm Hà Nội: PGS TS Nguyễn Hoàng Trí, PGS TS Đỗ Văn Nhượng, ThS Nguyễn Khắc Thành, ThS Phạm Văn Đức, ThS Nguyễn Thị Thu Hà, CN Phí Thị Ngọc Diệp, CN Vũ Thế Hà

12 Trung tâm Địa chất và Khoáng sản Biển: KS Trịnh Thanh Minh

Lời cảm ơn

Tập thể tác giả chân thành cám ơn Bộ Khoa học và Công nghệ, Văn phòng các Chương trình, Ban chủ nhiệm chương trình “Khoa học và Công nghệ Biển phục vụ phát triển bền vững KT-XH” mã số KC09/06-10, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Địa chất đã quan tâm chỉ đạo, động viên giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi để đề tài tiến hành đúng kế hoạch Các tác giả chân thành cảm ơn các đơn vị phối hợp nghiên cứu có hiệu quả trong quá trình thực hiện đề tài Chúng tôi xin cảm ơn các nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp … đã góp ý kiến quý báu, giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình thu thập tài liệu, hội thảo, tổng kết báo cáo

Trang 39

PHẦN 1 CÁC HỢP PHẦN TỰ NHIÊN-KINH TẾ-XÃ HỘI VÙNG CỬA

SÔNG VEN BIỂN CHÂU THỔ SÔNG CỬU LONG

Trang 40

CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG

có vị thế lớn cho phát triển KT-XH

Vùng châu thổ sông Cửu Long không chỉ có vị trí về văn hoá, về kinh tế,

mà còn là vị trí chiến lược về quân sự Ngay từ cuối thế kỷ XVIII, quân Xiêm muốn chiếm đất Gia Định phải đánh chiếm Mỹ Tho, vì thế mà có trận Rạch

Ngày đăng: 16/04/2014, 18:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w