Ngày nay với thành quả của nền kinh tế, sự tiến bộ của khoa học công nghệ, chúng ta đã và sẽ có đủ khả năng để có thể xây dựng nhiều hệ thống công trình điều tiết, kiểm soát lũ, trữ lại
Trang 1BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI MIỀN NAM 2A – NGUYỄN BIỂU – QUẬN 5 – TP HỒ CHÍ MINH
-o0o -
BÁO CÁO TỔNG KẾT KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT
ĐỀ TÀI ĐỘC LẬP CẤP NHÀ NƯỚC
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC XÂY DỰNG HỆ THỐNG
HỒ SINH THÁI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ
XÃ HỘI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ MIỀN TRUNG
6427
18/7/2007
BNN&PTNT VKHTLMN
Trang 2BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI MIỀN NAM
2A – NGUYỄN BIỂU – QUẬN 5 – TP HỒ CHÍ MINH
-o0o -
BÁO CÁO TỔNG KẾT KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC XÂY DỰNG HỆ THỐNG
HỒ SINH THÁI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ XÃ HỘI Ở
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ MIỀN TRUNG
CƠ QUAN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI
Bản thảo viết xong tháng 12/2006
Tài liệu này được chuẩn bị trên cơ sở kết quả thực hiện
Trang 3BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆN KHOA HỌC THỦY LỢI MIỀN NAM
2A – NGUYỄN BIỂU – QUẬN 5 – TP HỒ CHÍ MINH
-o0o -
BÁO CÁO TỔNG KẾT KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC XÂY DỰNG HỆ THỐNG HỒ SINH THÁI PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ XÃ HỘI
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ MIỀN TRUNG
ĐỀ TÀI ĐỘC LẬP CẤP NHÀ NƯỚC
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI : GS.TS LÊ SÂM DANH SÁCH CÁN BỘ THAM GIA THỰC HIỆN CHÍNH
Trang 4CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á
BĐCM Bán đảo Cà Mau
BOD Nhu cầu oxy sinh hoá
BTDUL Bê tông dự ứng lực
COD Nhu cầu oxy hoá học
DANIDA Dự án tăng cường năng lực các Viện ngành Nước
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
GEOTEXTILE Loại vải địa chất
ICOLD International Commission On Large Dams/ Hội Đập lớn thế giới.JICA Cơ quan Hợp tác Quốc tế của Nhật Bản
KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên
KDCVL Khu dân cư vượt lũ
KHCN & CLSP Khoa học, công nghệ và Chất lượng sản phẩm
KHCNMT Khoa học, công nghệ và môi trường
HST Hồ sinh thái
NEDECO Công ty cố vấn kỹ thuật Hà Lan
NCKH Nghiên cứu khoa học
ODA Vốn hỗ trợ phát triển chính thức
PHĐ Phèn hoạt động
PTT Phèn tiềm tàng
PTNT Phát triển nông thôn
QĐ 99/TTg Quyết định 99/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 9/2/1996
“ Về định hướng dài hạn và kế hoạch 5 năm 1996 - 2000 đối
với việc phát triển thuỷ lợi, giao thông và xây dựng nông thôn ĐBSCL”
QLPH Quản Lộ - Phụng Hiệp
Trang 5SAR Tỷ số hấp thụ Natri
S Độ mặn (đơn vị g/l hoặc ‰)
SS Chất rắn lơ lửng
TBKT Tiến bộ kỹ thuật
TCST Tiêu chuẩn sinh thái
TCXDVN Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam
TGLX Tứ giác Long Xuyên
UBMKQT Uỷ ban Mêkông Quốc tế
UBMTTQ Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc
UMT U Minh Thượng
UNDP Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc
UBND Ủy ban nhân dân
UNICEF Quỹ Nhi đồng của Liên hiệp quốc
VST Vùng sinh thái
VSTC Vùng sinh thái cát
VSTĐB Vùng sinh thái đồng bằng
VSTGĐ Vùng sinh thái gò đồi
VSTNC Vùng sinh thái núi cao
ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG SỬ DỤNG
m3 Mét khối nước, hoặc chất khác
l/ngđ/ng Lít nước cho ngày đêm (24 giờ) cho 1 người
m Mét dài, độ sâu hồ, độ cao địa hình
Độ dốc mái hồ Là cotg hợp bởi mái hồ và mặt phẳng ngang
MN max Mực nước lớn nhất
MN min Mực nước nhỏ nhất
MNL max Mực nước lũ lớn nhất
MNL Tb Mực nước lũ trung bình
Trang 6BÀI TÓM TẮT
BÁO CÁO TỔNG KẾT KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT ĐỀ TÀI
“Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng hệ thống hồ sinh thái
phục vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội ở Đồng bằng sông
Cửu Long và miền Trung”
X Thời gian thực hiện đề tài : 24 tháng (1/2005 đến 12/2006)
Y Địa điểm thực hiện :
Đồng bằng sông Cửu Long gồm 13 tỉnh, thành phố : Long An, Tiền Giang,
Bến Tre, Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang, An Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang Diện tích tự nhiên của toàn vùng khoảng 3,95 triệu ha
Miền Trung gồm các tỉnh, thành phố : Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên –
Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Ninh Thuận và Bình Thuận Diện tích tự nhiên của vùng khoảng 7,13 triệu ha
Z Mục tiêu nghiên cứu :
vụ cấp nước, bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và miền Trung
[ Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài :
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hệ thống hồ sinh thái ở ĐBSCL và miền
Trung
- Giới hạn nghiên cứu là hệ thống các hồ sinh thái nước ngọt
\ Phương pháp nghiên cứu :
Phương pháp kế thừa, áp dụng có chọn lọc sản phẩm khoa học và công
nghệ về xây dựng hồ chứa hiện có trên thế giới và trong nước;
Phương pháp khảo sát thực địa, tổng kết thực tiễn và đánh giá nhu cầu
Phương pháp mô hình toán tính thuỷ văn, thuỷ lực, cân bằng nước và
mô phỏng lưu vực, quản lý tài nguyên nước mặt;
Phương pháp chập bản đồ đơn tính xác định vùng tối ưu, kết hợp phân
tích hệ thống số liệu đo đạc và kết quả từ phòng thí nghiệm;
Phương pháp tổng hợp, phân tích điển hình và dự báo;
Phương pháp mô hình hoá phát triển kinh tế – xã hội – đời sống cộng
đồng;
Phương pháp thực nghiệm (lập dự án thiết kế thực nghiệm mô hình,
Trang 7] Kết quả nghiên cứu :
*) Về khoa học công nghệ :
- Lần đầu tiên đưa ra khái niệm và định nghĩa, làm rõ thuật ngữ HỒ SINH
THÁI
- Đề xuất các tiêu chí cơ bản của Hồ sinh thái
- Đề tài đã đưa ra hướng nghiên cứu mới : Nghiên cứu hồ theo quan
điểm/tiêu chí sinh thái, cách tiếp cận bền vững trong xây dựng các công trình chứa nước ở Việt Nam Lần đầu tiên đề xuất xây dựng hồ chứa theo quan điểm hồ sinh thái
- Xây dựng được mô hình mẫu “Làng - Hồ sinh thái” gắn với chương
trình dân sinh vùng ngập lũ ở ĐBSCL
- Đánh giá thực trạng hệ thống hồ sinh thái (hồ tự nhiên và nhân tạo) trên
các vùng sinh thái ở ĐBSCL và miền Trung
- Phân vùng sinh thái ĐBSCL và miền Trung theo quan điểm Thuỷ lợi –
Tài nguyên nước
- Phân loại và đánh giá thực trạng hệ thống hồ chứa trên các vùng sinh
thái khác nhau ở ĐBSCL và miền Trung
- Đánh giá hiện trạng hồ sinh thái về nhu cầu nước, đa dạng sinh học và
môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long và miền Trung
- Cơ sở khoa học để xác định các thông số kỹ thuật của hệ thống hồ sinh
thái ở ĐBSCL và miền Trung
- Đề tài đã thiết lập được mô hình hồ sinh thái điển hình trên các vùng
sinh thái đặc trưng ở ĐBSCL và miền Trung
Vùng sinh thái nước Ngọt ở ĐBSCL : Mô hình “Làng – Hồ sinh thái”
khu dân cư vượt lũ Tân Tây – Thạnh Hóa – Long An (Hồ sinh thái trên vùng Đồng Tháp Mười)
Vùng sinh thái nước Lợ ở ĐBSCL : Mô hình hồ sinh thái Đá Dựng –
Thị xã Hà Tiên – Kiên Giang (Hồ sinh thái trên vùng Tứ Giác Long Xuyên)
Vùng sinh thái nước Mặn ở ĐBSCL : Mô hình hồ sinh thái Vườn Quốc
gia U Minh Hạ – Cà Mau (Hồ sinh thái trên vùng Bán đảo Cà Mau)
Mô hình hồ sinh thái bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học : Hồ sinh
thái khu bảo tồn sinh thái động thực vật Đồng Tháp Mười huyện Tân Phước – Tiền Giang
Vùng sinh thái cát ven biển miền Trung : Mô hình hồ sinh thái Bàu
Trắng – Bắc Bình – Bình Thuận
Vùng sinh thái gò đồi trung du (vùng bán khô hạn) ở miền Trung : Mô
hình hồ sinh thái Kiền Kiền – Thuận Bắc – Ninh Thuận
Vùng sinh thái núi cao ở miền Trung : Mô hình hồ sinh thái Nam
Phương – Thị xã Bảo Lộc – Lâm Đồng
- Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế xã hội của hệ thống hồ sinh thái đối với
nhu cầu cấp nước, bảo vệ đa dạng sinh học & môi trường ở ĐBSCL và
Trang 8hướng quy hoạch phát triển hệ thống hồ sinh thái tiên tiến, hiệu quả trên các vùng sinh thái ĐBSCL và miền Trung
*) Về thực tiễn (về ứng dụng thực tiễn trong sản xuất)
- Đề tài đã đề xuất các giải pháp công nghệ kỹ thuật xây dựng hồ sinh thái
có cơ sở khoa học và thực tiễn trên các vùng sinh thái khác nhau ở ĐBSCL và miền Trung
- Lập dự án xây dựng 3 mô hình trình diễn Hồ sinh thái ở ĐBSCL (hồ sinh
thái Đá Dựng – Thị xã Hà Tiên – Kiên Giang) và miền Trung (hồ sinh thái Nam Phương – Bảo Lộc - Lâm Đồng; hồ sinh thái Kiền Kiền – Thuận Bắc – Ninh Thuận) được các địa phương chấp nhận ứng dụng ngay kết quả của đề tài
*) Về đào tạo, tập huấn chuyển giao công nghệ, thông tin xuất bản :
- Đào tạo trực tiếp cho 15 cán bộ khoa học của Viện Khoa học Thủy lợi
miền Nam về việc tiếp cận xây dựng các hệ thống hồ chứa theo tiêu chí sinh thái phục vụ đa mục tiêu và phát triển bền vững
- Trong quá trình nghiên cứu đã Hướng dẫn phương pháp thực hiện các
luận văn tốt nghiệp Đại học cho 4 sinh viên Trường Đại học Thủy lợi niên khoá 2002 – 2007 về hồ sinh thái
- Hướng dẫn, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật - công nghệ xây
dựng hồ sinh thái cho bà con nhân dân địa phương vùng nghiên cứu (ĐBSCL và miền Trung)
- Chuyển giao sản phẩm nghiên cứu ứng dụng của đề tài : Mô hình trình
diễn hồ sinh thái Đá Dựng – Thị xã Hà Tiên cho UBND tỉnh Kiên Giang,
mô hình trình diễn hồ sinh thái Nam Phương – Thị xã Bảo Lộc cho UBND tỉnh Lâm Đồng và mô hình trình diễn hồ sinh thái Kiền Kiền – Thuận Bắc cho UBND tỉnh Ninh Thuận
- Công bố 09 bài báo khoa học trên các hội nghị khoa học, tập san, tuyển
tập, tạp chí khoa học chuyên ngành
- Đã đăng ký 01 cuốn sách về Hồ sinh thái, được nhà xuất bản Nông
Nghiệp chấp thuận xuất bản vào quý I/2007
*) Về hợp tác quốc tế :
Đề tài đã tổ chức một đợt công tác : Tham quan trao đổi học tập công nghệ xây dựng, kinh nghiệm quản lý khai thác hệ thống hồ chứa tại Trung Quốc từ ngày 19/05/2006 - 29/05/2006 theo thư mời của Viện Thủy lợi Nam Kinh – Trung Quốc Với nội dung về cơ sở khoa học xây dựng hồ sinh thái
Đoàn công tác của đề tài đã cùng các nhà khoa học (các giáo sư, cán bộ kỹ thuật) trao đổi nhiều vấn đề kỹ thuật hai bên cùng quan tâm về quản lý khai thác tổng hợp tài nguyên nước, phát triển bền vững Thu được nhiều kinh nghiệm về phương pháp luận và thực tiễn, nhiều điểm mới trong nghiên cứu về lĩnh vực hồ chứa của nước bạn Hai bên đã nhất trí cao tiếp tục trao đổi học thuật trong các năm tiếp theo về lĩnh vực hồ sinh thái
^ Các từ khoá của đề tài : Hồ sinh thái, tài nguyên nước, đa dạng sinh học, môi trường, vùng sinh thái, phát triển bền vững
Trang 9LỜI MỞ ĐẦU
1 PHẠM VI VÀ MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) bao gồm 13 tỉnh, thành phố : Long
An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang, là vùng đa dạng về các hệ sinh thái nước mặn, nước ngọt và sinh thái nước lợ với nhiều ngành sản xuất : Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Diêm nghiệp và đặc biệt là Nuôi trồng Thủy sản vv Đây thực
sự là một vùng châu thổ có tiềm năng kinh tế đa dạng thuộc hạ lưu sông Mêkong
Miền Trung gồm các tỉnh, thành phố : Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên
– Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Ninh Thuận và Bình Thuận, là vùng duyên hải có bờ biển dài trên 1000 km, với tiềm năng to lớn về phát triển du lịch, các khu công nghiệp, khu kinh tế mở,
nhiều hải cảng và phát triển nuôi trồng thủy hải sản
Đồng bằng sông Cửu Long và miền Trung đang đứng trước một thách thức lớn về nguồn nước Đối với ĐBSCL, mùa mưa quá thừa nước, bị ngập lũ trên diện rộng làm gián đoạn mọi hoạt động kinh tế - xã hội, gây thất thu mùa màng, đe dọa tính mạng con người Muà khô nguồn nước cạn kiệt, người dân phải sử dụng nước
từ các kênh rạch bị ô nhiễm môi trường nước do tù đọng, chua, phèn, mặn và chất thải từ sản xuất công, nông nghiệp, từ phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ và chính từ sinh hoạt của con người Nguồn nước tưới cũng như phục vụ sinh hoạt, chăn nuôi sẽ
bị đe dọa trong một tương lai gần, nhiều vùng rộng lớn bị thiếu nước, cân bằng sinh thái bị phá vỡ Đặc biệt trong tương lai khi các quốc gia thượng nguồn khai thác triệt để sông Mêkông thì hậu quả thiếu nước cho Đồng bằng sông Cửu Long chắc chắn sẽ rất nặng nề nếu chúng ta không có kế hoạch chủ động kịp thời trong việc trữ
và điều tiết nguồn nước giữa mùa mưa và mùa khô Có tác giả nhận định rằng ĐBSCL sẽ thiếu nước nghiêm trọng trong mùa cạn nay mai => hướng khắc phục ngoài việc xây dựng các công trình ở thượng nguồn (ngoài khả năng của chúng ta) cần thiết phải xây dựng các hồ sinh thái Hiện tại ở ĐBSCL đã xây dựng một số hồ trữ nước nhưng còn hạn chế và hiệu quả thấp Để đảm bảo cho công cuộc khai thác
có hiệu qủa ĐBSCL được lâu dài bền vững, nhất thiết quá trình khai thác đó phải luôn hướng tới việc giữ vững sự cân bằng sinh thái và môi trường sống =>ĐBSCL đang đi theo hướng tích cực này Việc khai thác và tổ chức cuộc sống tại đây là bài toán phức tạp cần được đầu tư nghiên cứu tìm lời giải tối ưu Do tính chất địa hình, đặc điểm địa lý, thủy hải văn địa chất nên ĐBSCL vẫn bị ngập lũ hàng năm, trong
đó có nhiều vùng bị ngập sâu do thấp trũng Hiện nay ĐBSCL đang triển khai thực hiện chương trình dân sinh vùng lũ, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chương trình là xây dựng các cụm tuyến dân cư vượt lũ Để thực hiện QĐ/173TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế – xã hội khu vực giàu tiềm năng này, trong quá trình thực hiện việc lấy đất tôn nền cụm tuyến dân cư sẽ hình thành nhiều
ao, hồ chứa nước Những ao, hồ này và các vùng trũng không thích hợp cho nông – lâm nghiệp hoàn toàn có thể quy hoạch, cải tạo thành các hồ sinh thái phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, giải trí, góp phần cải tạo tiểu khí hậu, bảo vệ môi trường, tăng vẻ đẹp cho nông thôn vùng ngập lũ, nâng cao chất lượng cuộc sống của người
Trang 10dân với phương châm chung sống lâu bền với lũ ĐBSCL còn khoảng 300.000 - 400.000 ha đất chưa canh tác - đất thấp trũng, trong đó có nhiều vùng khai thác khó khăn, kinh phí đầu tư rất cao, hiệu quả kinh tế thấp, có thể nghiên cứu sử dụng để biến thành hồ sinh thái, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường phát triển bền vững đặc biệt là trữ nước trong mùa lũ giảm áp lực mùa lũ và dùng cho mùa cạn.
Nghịch lý của miền Trung là sông ngắn, độ dốc lớn, mùa mưa thì bị lũ quét, xói mòn do sông suối dốc, ngắn, mùa khô thì hạn hán nặng nề, sa mạc hoá đe dọa,
có nhiều nơi bị cát nhảy, cát bay uy hiếp cả xóm làng và đồng ruộng, nguồn nước khô kiệt Các sông suối bị nhiễm mặn, ô nhiễm chất thải từ công nghiệp, chăn nuôi, chế biến dẫn đến nhiều xáo trộn lớn cho đời sống và sản xuất của người dân Miền Trung mặc dù đã và đang xây dựng nhiều hồ chứa do lợi thế về địa hình nhằm điều hòa nguồn nước giữa 2 mùa nhưng hiệu quả không cao và hiện một số hồ đã bị xuống cấp nghiêm trọng, hơn 1200 hồ chứa ở miền Trung đứng trước nguy cơ cạn kiệt và bồi lắng Việc nghiên cứu một cách bài bản, có cơ sở khoa học xây dựng hệ thống hồ theo tiêu chí/quan điểm sinh thái nhìn chung chưa được đề cập
Vấn đề đặt ra là phải có giải pháp gì trước mâu thuẫn gay gắt về nguồn nước của ĐBSCL và miền Trung Câu trả lời khả dĩ nhất là dùng biện pháp công trình (hồ sinh thái) để điều tiết nguồn nước mùa lũ, trữ lại sử dụng cho mùa khô rất thiếu nước ở đây Tính đa dang và phong phú của hồ là xây dựng được ở nhiều nơi và phát triển hệ thống hồ trên nhiều vùng sinh thái khác nhau
Ngày nay với thành quả của nền kinh tế, sự tiến bộ của khoa học công nghệ, chúng ta đã và sẽ có đủ khả năng để có thể xây dựng nhiều hệ thống công trình điều tiết, kiểm soát lũ, trữ lại một lượng lớn nước ngọt phục vụ cho mùa khô vốn rất thiếu nước ở ĐBSCL và miền Trung góp phần bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường, đề tài ra đời là để thiết lập những cơ sở khoa học cho việc xây dựng hệ thống hồ sinh thái phục vụ cấp nước, bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường vùng Đồng bằng sông Cửu Long và miền Trung
Đề tài được thực hiện trong bối cảnh hiện nay là rất cần thiết, không những góp phần đưa ra định hướng chiến lược đối với sự phát triển bền vững tài nguyên nước ở ĐBSCL và miền Trung mà còn phù hợp với đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn 2006 - 2010 và những năm tiếp theo
2 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHÁC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
- Cân bằng bảo vệ và sử dụng có hiệu quả nguồn nước Đồng bằng sông Cửu Long
- đề tài cấp Nhà nuớc KC12-06 thuộc chương trình KC12 Chủ nhiệm: KS.Vũ
- Cơ sở Khoa học pháp lý để thiết lập các biện pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng
nguồn nước Quốc gia - Đề tài cấp Nhà nuớc KC12-08 Chủ nhiệm : KS Vũ Tiến
Lực
Trang 11- Giải pháp công nghệ tạo nguồn nước vùng ven biển - Đề tài cấp Nhà nuớc
KC12-10 Chủ nhiệm : GS.TS Trương Đình Dụ
- Cơ chế kinh tế trong cân bằng khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước Quốc gia
- Đề tài cấp Nhà nuớc KC12-09 Chủ nhiệm : TS Ninh Văn Sơn
- Tổng cân bằng bảo vệ và sử dụng có hiệu quả nguồn nước toàn lãnh thổ Việt
Nam - Đề tài cấp Nhà nuớc KC12-07 Chủ nhiệm : TS Tô Trung Nghĩa
- Đồng bằng sông Cửu Long : Tài nguyên, Môi trường và phát triển - Nguyễn Ngọc Trân -1990);
- Nghiên cứu biến động môi trường do thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kiến nghị phương hướng giải quyết ở Đồng Bằng Sông Cửu Long - Đề tài
cấp Nhà nuớc KC07-03 Chủ nhiệm : GS.TSKH Nguyễn Ân Niên
- Nghiên cứu cân bằng nước phục vụ phát triển dân sinh kinh tế vùng ven biển
miền Trung - Đề tài KC12-03 Chủ nhiệm : GS.TS Ngô Đình Tuấn
- Cân bằng bảo vệ và sử dụng có hiệu quả nguồn nước Bắc Trung Bộ - Đề tài
KC12-02 Chủ nhiệm : PGS.TS Trần Thanh Xuân
- Tác động của biến đổi khí hậu đối với nguồn nước và chiến lược khai thác bền
vững - Đề tài KC12-07 Chủ nhiệm : TS Nguyễn Trọng Sinh
- Nghiên cứu các giải pháp giảm nhẹ thiên tai hạn hán tại các tỉnh Duyên Hải Miền
Trung – Đề tài cấp Nhà nước Chủ nhiệm : GS.TS Đào Xuân Học
- Nghiên cứu xác định nguyên nhân và đề xuất giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn
quá trình hoang mạc hoá vùng nam Trung Bộ – Đề tài cấp Nhà nước Chủ nhiệm:
PGS.TSKH Nguyễn Văn Cư
- Nghiên cứu cơ sở khoa học cho các giải pháp tổng thể dự báo phòng tránh lũ lụt
ở miền Trung - Đề tài cấp Nhà nuớc KC08-12 Chủ nhiệm : TS Nguyễn Lập
Dân
- Nghiên cứu nhận dạng toàn diện về lũ, dự báo, kiểm soát và thoát lũ phục vụ yêu
cầu chung sống với lũ ở ĐBSCL - Đề tài cấp Nhà nuớc KC08-14 Chủ nhiệm :
TS Tô Văn Trường
- Nghiên cứu dự báo xói lở, bồi lắng lòng dẫn và đề xuất các biện pháp phòng
chống cho hệ thống sông ở ĐBSCL- Đề tài cấp Nhà nuớc KC08-15 Chủ nhiệm :
PGS.TS Lê Mạnh Hùng
- Luận cứ Khoa học cho giải pháp tổng thể phát triển kinh tế xã hội ĐBSCL trong
điều kiện chung sống với lũ - Đề tài cấp Nhà nuớc KC08-16 Chủ nhiệm : PGS
Đào Công Tiến
- Luận cứ Khoa học cho giải pháp tổng thể về tổ chức dân cư, giao thông và các cơ
sở hạ tầng khác ở ĐBSCL trong điều kiện chung sống với lũ- Đề tài cấp Nhà
nuớc KC08-17 Chủ nhiệm : TS Trần Văn Thanh
- Nghiên cứu các vấn đề thoát lũ và kinh tế - xã hội, môi trường phục vụ phát triển
bền vững vùng Đồng Tháp Mười- Đề tài cấp Nhà nuớc KC08-19 Chủ nhiệm :
GS.TS Đào Xuân Học
- Nghiên cứu xây dựng giải pháp tổng thể sử dụng hợp lý các dải cát ven biển
miền Trung từ Quảng Bình đến Bình Thuận- Đề tài cấp Nhà nuớc KC08-21 Chủ
nhiệm : TS Trần Văn Ý
Trang 12- Đề tài cấp Nhà nuớc KC08-22 : Nghiên cứu dự báo hạn hán vùng Nam Trung Bộ
và Tây Nguyên và xây dựng các giải pháp phòng chống, Chủ nhiệm : PGS.TS Nguyễn Quang Kim, Trường Đại học Thủy lợi 2003 - 2005
- Đề tài trọng điểm cấp Bộ : Nghiên cứu các giải pháp Khoa học Công nghệ nhằm đảm bảo an toàn hồ chứa vừa và lớn ở các tỉnh Đông Nam Bộ, Chủ nhiệm : PGS.TS Tăng Đức Thắng, Viện KHTL Miền Nam 2001 - 2004
- Đề tài trọng điểm cấp Bộ : Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng hồ sinh thái vùng ngập lũ ĐBSCL, Chủ nhiệm : GS.TS Lê Sâm, Viện KHTL Miền Nam
2000 – 2004
- Đề tài cấp Nhà nước Chương trình 33: Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng chất độc hoá học ở lưu vực hồ Trị An và đề xuất giải pháp khắc phục, Chủ nhiệm : TS Lương Văn Thanh, Viện KHTL Miền Nam 2001 - 2004
- Dự án nghiên cứu điển hình DANIDA : Nghiên cứu sử dụng tổng hợp nguồn nước Hồ Dầu Tiếng khi có bổ sung từ hồ Phước Hòa, Chủ nhiệm : TS Đỗ Tiến Lanh, Viện KHTL Miền Nam 2003-2004
- Đề tài cấp Nhà nuớc KC08-18 : Nghiên cứu xâm nhập mặn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở ĐBSCL, Chủ nhiệm : GS.TS Lê Sâm, Viện KHTL Miền Nam
- Đánh giá tác động của công trình thủy lợi đến môi trường vùng Bán Đảo Cà Mau, Chủ nhiệm : GS.TS Lê Sâm, Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, 1995
- Nghiên cứu các thành phần nguồn nước trong hệ thống chịu nhiều nguồn nước tác động (lũ, mặn, phèn ) ứng dụng cho ĐBSCL (Nguyễn Ân Niên, Tăng Đức Thắng, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, 1998 - 2001)
- Nghiên cứu các thành phần nước Tứ giác Long Xuyên (Nguyễn Ân Niên, Tăng Đức Thắng, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, 1999 - 2001)
- Đề tài độc lập cấp Nhà nước : Nghiên cứu đề xuất các giải pháp KHCN phục vụ xây dựng hệ thống đê biển, đê ngăn mặn cửa sông Nam bộ Chủ nhiệm : GS.TS Trần Như Hối - Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, 2002
- ….vv
3 PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN CHÍNH
3.1 Tiếp cận thực tiễn, hệ thống, toàn diện và tổng hợp
Đối tượng giải quyết của đề tài là nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng hệ thống hồ sinh thái ở 2 vùng lãnh thổ rộng lớn nên sự thay đổi về không gian, điều kiện địa hình, địa chất, những biến đổi về thời tiết khí hậu, khí tượng – thuỷ văn rất phức tạp Đặc biệt sự phân bố dòng chảy rất không đều giữa 2 mùa mưa và khô, sự can thiệp tác động quá giới hạn của con người Nhu cầu dùng nước để phát triển kinh tế xã hội ngày càng lớn, nguy cơ ô nhiễm cạn kiệt nguồn nước ngày một gia
Trang 13tăng, môi trường sinh thái đang bị đe doạ nghiêm trọng Tất cả những yếu tố đó tác động rất lớn đến hệ thống hồ sinh thái ở ĐBSCL và miền Trung, do đó đòi hỏi phải tiếp cận thực tiễn, hệ thống, toàn diện và tổng hợp trên toàn vùng lãnh thổ mới giải quyết được mục tiêu nghiên cứu của đề tài
3.2 Tiếp cận kế thừa có chọn lọc tri thức, kinh nghiệm và cơ sở dữ liệu đã có liên quan đến đề tài
Hệ thống hồ sinh thái trên thế giới và Việt Nam nói chung và ở ĐBSCL và miền Trung nói riêng tuy còn nhiều tồn tại, khiếm khuyết cần được khắc phục, nhưng nó chiếm một vị thế rất quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường ở mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ Đó là sản phẩm vô cùng quý giá, là kết quả của bao thế hệ đã dày công nghiên cứu, đầu tư về sức lực, trí tuệ và vật chất rất đáng trân trọng Do đó trong cách tiếp cận này đề tài đã :
(i) Tổng hợp lý thuyết và thực tiễn để xác định phương pháp luận về cơ
sở khoa học xây dựng hệ thống hồ sinh thái cho ĐBSCL và miền Trung;
(ii) Tổng quan giữa phát triển và suy thoái, tích cực và tiêu cực, trong quá
trình đầu tư phát triển hệ thống hồ sinh thái;
(iii) Đề xuất giải pháp xây dựng hệ thống hồ sinh thái có cơ sở khoa học,
và môi trường của 2 vùng đất giàu tiềm năng này
3.4 Tiếp cận đa mục tiêu và nguyên lý phát triển bền vững
Quan tâm đến vấn đề quản lý các hệ sinh thái của các vùng sinh thái đặc trưng ở ĐBSCL và miền Trung nhằm phục vụ cấp nước, bảo tồn đa dạng sinh học
và bảo vệ môi trường để phát triển bền vững
Sự biến đổi môi trường sống của con người chủ yếu là do tác động của con người trong tự nhiên và xã hội Những hoạt động của con người có thể tạo ra các nguy cơ như khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên do nghèo đói tại các nước đang phát triển (trong đó có nước ta) và tiêu dùng lãng phí tài nguyên tại các nước công nghiệp phát triển, cả hai đều dẫn đến nguy cơ lãng phí tài nguyên và suy thoái
môi trường Hội nghị môi trường thế giới Rio de Janeiro 1992 đã nhất trí lấy phát
triển bền vững làm mục tiêu hoạt động của nhân loại trong thế kỷ 21 Đó là quá
trình mà : “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà
không làm tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng các nhu cầu của họ” (Hội đồng thế giới về Môi trường và Phát triển – WCED, 1992)
Do đó xuyên suốt trong các giải pháp đề xuất phương án xây dựng có hiệu quả hệ thống hồ sinh thái ở ĐBSCL và miền Trung, đề tài luôn luôn quán triệt và tiếp cận nguyên lý phát triển bền vững, đồng thời dựa vào các luận cứ khoa học để xây dựng mô hình mẫu trình diễn hồ sinh thái ở 2 miền góp phần khai thác tổng hợp tài nguyên nước, phục vụ phát triển bền vững kinh tế – xã hội của vùng
Trang 14(i) Tiếp cận mang tính kinh tế – xã hội, đề cập đến nguyên tắc đền
bù do tổn hại tài nguyên môi trường, phát triển tiến bộ khoa học kỹ thuật để thay thế việc sử dụng tài nguyên nước và tối ưu hoá việc dùng tài nguyên nước để tái tạo;
(ii) Tiếp cận kinh tế : (Tài sản vốn) = (Tài sản tạo nên) + (Tài sản
tự nhiên) + (Chất lượng môi trường);
(iii) Tiếp cận sinh thái : Quản lý các hệ sinh thái, đảm bảo tính phục hồi, đa dạng sinh học để phát triển bền vững
4 TRÍCH LƯỢC NHỮNG ĐIỂM CHÍNH CỦA THUYẾT MINH ĐỀ TÀI :
4.1 Mục II.9: Mục tiêu của đề tài
Cơ sở khoa học cho việc xác định các thông số kỹ thuật của hồ sinh thái phục
vụ cấp nước, bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường vùng Đồng bằng sông Cửu
Long (ĐBSCL) và miền Trung
4.2 Mục II.12: Nội dung nghiên cứu đề tài
- Tổng quan quá trình xây dựng và phát triển hệ thống hồ sinh thái trên thế
giới và ở Việt Nam
- Đặc điểm tự nhiên - xã hội ở ĐBSCL và miền Trung
- Phân vùng sinh thái ở Đồng bằng sông Cửu Long và miền Trung
- Thực trạng hệ thống hồ sinh thái ở ĐBSCL và miền Trung
- Đánh giá hiện trạng hồ sinh thái về nhu cầu nước, đa dạng sinh học và môi
trường ở Đồng bằng sông Cửu Long và miền Trung
- Nghiên cứu cơ sở khoa học để xác định các thông số kỹ thuật của hệ thống
hồ sinh thái ở ĐBSCL và miền Trung
- Định hướng quy hoạch phát triển hệ thống hồ sinh thái ở ĐBSCL và miền
Trung
- Thiết kế hoàn thiện mô hình trình diễn hồ sinh thái ở ĐBSCL và miền
Trung
- Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế xã hội của hệ thống hồ sinh thái đối với
nhu cầu cấp nước, bảo vệ đa dạng sinh học & môi trường ở ĐBSCL và
miền Trung
- Tổ chức chuyển giao kết quả nghiên cứu cho các địa phương thí điểm xây
dựng Hồ sinh thái ở ĐBSCL và miền Trung
4.3 Mục II.14: Tiến độ thực hiện đề tài
1 Xây dựng thuyết minh chi tiết đề tài Bản thuyết minh chi tiết của đề tài được duyệt 7/2004- 8/2004
Trang 15Tổng quan quá trình xây dựng và phát
triển hệ thống hồ sinh thái trên thế giới
và ở Việt Nam
Báo cáo tổng quan 1/2005 –
4/2005
- Quá trình xây dựng và phát triển hệ thống
hồ sinh thái trên thế giới Báo cáo tổng quan 1/2005 –
3/2005
2
- Quá trình xây dựng và phát triển hệ thống
hồ sinh thái ở Việt Nam Báo cáo tổng quan 1/2005 –
4/2005
3
Đặc điểm tự nhiên, dân sinh, kinh tế – xã
hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long và
Đánh giá tổng hợp tài nguyên thiên
nhiên ở ĐBSCL và miền Trung : tài
nguyên nước mặt, tài nguyên rừng, tài
nguyên khí hậu, tài nguyên sinh học và
các hệ sinh thái khác
Báo cáo đánh giá tổng hợp tài nguyên
6/2005 – 8/2005
5 Cửu Long và miền Trung Phân vùng sinh thái ở Đồng bằng sông Báo cáo phân vùng sinh thái ở 2 miền 6/2005 – 9/2005
6 thái ở ĐBSCL và miền Trung Thực trạng và phân loại hệ thống hồ sinh Tài liệu điều tra và phân loại 8/2005 – 3/2006
7
Đánh giá hiện trạng hồ sinh thái về nhu
cầu nước, đa dạng sinh học và môi
trường ở Đồng bằng sông Cửu Long và
miền Trung
Báo cáo đánh giá 9/2005 –
6/2006
8
Cơ sở khoa học để xác định các thông số
kỹ thuật của hệ thống hồ sinh thái ở
ĐBSCL và miền Trung
Luận cứ khoa học để xác định các chỉ tiêu thông số kỹ thuật 10/2005 -9/2006
9 Định hướng quy hoạch phát triển hệ thống hồ sinh thái ở ĐBSCL và miền
Trung
Báo cáo quy hoạch
5/2006 – 9/2006
- Ở ĐBSCL : Vùng sinh thái ngọt, vùng sinh
thái lợ, vùng sinh thái mặn
- Miền Trung : Vùng sinh thái đất cát ven
biển, vùng sinh thái gò đồi trung du… vv
b Thiết lập dự án xây dựng mô hình trình
diễn 2 hồ sinh thái phục vụ cấp nước, bảo vệ
đa dạng sinh học & môi trường tại ĐBSCL
và miền Trung :
- Tại ĐBSCL : Hồ sinh thái Đá Dựng tại Thị xã
Hà Tiên tỉnh Kiên Giang
- Tại miền Trung : Hồ sinh thái Nam Phương tại
-11 Đề xuất các giải pháp khai thác sử dụng an toàn và có hiệu quả hệ thống hồ sinh
thái ở ĐBSCL và miền Trung
Các giải pháp khai thác khả thi, tiện lợi 9/2006 –
10/2006
12 Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế xã hội của hệ thống hồ sinh thái đối với nhu cầu
cấp nước, bảo vệ đa dạng sinh học &
Báo cáo đề mục: đánh giá hiệu quả KTXH của
hệ thống hồ sinh thái đối 9/2006 – 11/2006
Trang 16môi trường ở ĐBSCL và miền Trung với nhu cầu cấp nước,
bảo vệ đa dạng sinh học
& môi trường
13
Tổ chức chuyển giao kết quả nghiên cứu
cho các địa phương thí điểm xây dựng
15 Nghiệm thu đánh giá kết thúc đề tài Báo cáo tóm tắt Báo cáo Tổng kết 12/2006
4.4 Mục II 16: Yêu cầu khoa học đối với sản phẩm tạo ra
1
Báo cáo đánh giá hiện trạng hồ sinh thái
về nhu cầu nước, đa dạng sinh học và
môi trường ở ĐBSCL và miền Trung
- Báo cáo đầy đủ, cô đọng và đảm bảo tính biện chứng khoa học những kết quả nghiên cứu
- Có tính mới, thuyết phục
2
Luận cứ khoa học để xác định các chỉ
tiêu thông số kỹ thuật của hệ thống hồ
sinh thái phục vụ cấp nước, bảo vệ đa
dạng sinh học và môi trường vùng
ĐBSCL và miền Trung
- Báo cáo nêu bật được căn cứ khoa học, cách tiếp cận và phương pháp lý giải cho từng chỉ tiêu cụ thể
3 Báo cáo định hướng quy hoạch phát triển hệ thống hồ sinh thái ở ĐBSCL và miền
Trung
- Đề xuất định hướng chung mang tầm chiến lược gắn với phát triển kinh tế xã hội trên các vùng sinh thái ở 2 miền
4
Thiết kế (sơ bộ) mẫu cho hệ thống hồ
trên các vùng sinh thái :
- ĐBSCL : Vùng sinh thái ngọt (Hồ sinh thái
Tân Tây – Thạnh Hóa – Long An); Vùng sinh
thái lợ (Hồ sinh thái Đá Dựng tại Thị xã Hà
Tiên tỉnh Kiên Giang); Vùng sinh thái mặn
(Hồ sinh thái vườn Quốc gia U Minh Hạ, tỉnh
Cà Mau)
- Miền Trung : Vùng sinh thái đất cát ven
biển (Hồ sinh thái Bàu Trắng – Hòa Thắng -
Bắc Bình – Bình Thuận); Vùng sinh thái gò
đồi trung du, bán khô hạn (Hồ sinh thái Kiền
Kiền – Lợi Hải - Thuận Bắc – Ninh Thuận);
Vùng sinh thái núi cao (Hồ sinh thái Nam
Phương tại Thị xã Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng).
- Sơ bộ đề xuất được các tiêu chí, các thông số chính để thiết kế hồ sinh thái tiêu biểu, làm cơ sở cho thiết kế kỹ thuật
Trang 175
Thiết kế hoàn thiện mô hình mẫu (Mô
hình trình diễn) 3 hồ sinh thái ở ĐBSCL
và miền Trung, có địa chỉ áp dụng cụ thể
- Tại ĐBSCL : Hồ sinh thái Đá Dựng tại
Thị xã Hà Tiên tỉnh Kiên Giang
- Tại miền Trung : Hồ sinh thái Nam
Phương tại Thị xã Bảo Lộc tỉnh Lâm
Đồng và Hồ sinh thái Kiền Kiền – Thuận
Bắc – Ninh Thuận.
- Chính xác, phân tích và đánh giá đầy đủ
về kỹ thuật, kinh tế – xã hội, môi trường
- Các bản vẽ thiết kế được ứng dụng vào thực tế
- Được các địa phương đồng ý chấp thuận
áp dụng thử nghiệm kết quả của đề tài
- Cấu trúc dữ liệu khoa học, thuận tiện cho
áp dụng thực nghiệm, có khả năng áp dụng thực tiễn và nhân rộng ra đại trà
(II)
Các bài báo khoa học đã đăng trên các
Tạp chí, Tập san, Tuyển tập khoa học
Nguyên vật liệu, năng lượng
Thiết
bị, máy móc
Xây dựng sữa chữa nhỏ
Chi khác
Trang 183 Vai tr6 hO sinh that vung
aBSCl va mi&t Trung.
4 SI!hlnh thanh vii phat tri6n
h~ thong hOsinh thai.
5 Cd sa khoa hqc xiy dl/hg h~
thong hOsinh thai a 2 mien.
6 Quy mO, ki6u dang, cht1c
nang -nhi~m Vt) elnh htldng
phat tri~n h~ thong ho sinh thai tren 2 vung lanh th6.
7 ThietI~pmo hlnh trinh diin (mAu)aeaSCl & mien Trung
Hinh 1: Sa d6 ti~p c~n va phuang phap nghien Clmcua dS tai
I
I
I
I
Hinh 2: So' d6 nghien Clmt6ng quat cua dS tai
TONG QUAN-KHAI HO SINH THAI vUNG DC D:iliMTV NHIEN
NI¥M-DJNH NGHlA DBSCLVA N TRUNG vUNG NG cUu
ea sb khoa hac v CCIsO khoa hqc ve CCIsa khoa hqc ve
vai cac chuang nU'/ic,da dllng dllng sinh hqc va
Trang 19CÀ MAU BẠC LIÊU
TRÀ VINH SÓC TRĂNG
VĨNH LONG
AN GIANG TIỀN GIANG
BẾN TRE ĐỒNG THÁP LONG AN
TÂY NINH BÌNH PHƯỚC
BÌNH DƯƠNG ĐỒNG NAI B.RỊA V.TÀU BÌNH THUẬN LÂM ĐỒNG ĐẮC LẮC
NINH THUẬN
KHÁNH HÒA
PHÚ YÊN GIA LAI BÌNH
QUẢNG NGÃI KON TUM QUẢNG NAM
THỪA THIÊN
- HUẾ QUẢNG TRỊ
QUẢNG BÌNH
HÀ TĨNH
NGHỆ AN
THANH HÓA HÒA BÌNH SƠN LA
HÀ GIANG CAO BẰNG
LẠNG SƠN LAI CHÂU LÀO CAI
YÊN BÁI
QUẢNG NINH BẮC GIANG
TUYÊN QUANG BẮC CẠNTHÁI NGUYÊN PHÚ
NINH THÁI NAM ĐỊNH
HÀ NAM
HÀ TÂY
BẮC NINH HẢI DƯƠNG HƯNG YÊN
VĨNH PHÚC
Vùng nghiên cứu
Q ÁC
CÀ MAU BẠC LIÊU
TRÀ VINH SÓC TRĂNG
VĨNH LONG
AN GIANG TIỀN GIANG
BẾN TRE ĐỒNG THÁP LONG AN
TÂY NINH BÌNH PHƯỚC
BÌNH DƯƠNG ĐỒNG NAI B.RỊA V.TÀU BÌNH THUẬN LÂM ĐỒNG ĐẮC LẮC
NINH THUẬN
KHÁNH HÒA
PHÚ YÊN GIA LAI BÌNH
QUẢNG NGÃI KON TUM QUẢNG NAM
THỪA THIÊN
- HUẾ QUẢNG TRỊ
QUẢNG BÌNH
HÀ TĨNH
NGHỆ AN
THANH HÓA HÒA BÌNH SƠN LA
HÀ GIANG CAO BẰNG
LẠNG SƠN LAI CHÂU LÀO CAI
YÊN BÁI
QUẢNG NINH BẮC GIANG
TUYÊN QUANG BẮC CẠNTHÁI NGUYÊN PHÚ
NINH THÁI NAM ĐỊNH
HÀ NAM
HÀ TÂY
BẮC NINH HẢI DƯƠNG HƯNG YÊN
VĨNH PHÚC
Vùng nghiên cứu
Q ÁC
TP ĐÀ NẴNG
Hình 3: Bản đồ vị trí vùng nghiên cứu ĐBSCL và miền Trung
Trang 20Ch−¬ng 1
TỔNG QUAN VỀ HỒ SINH THÁI
Nghiên cứu các hồ chứa nước phục vụ cấp nước sinh hoạt, tưới tiêu, phát điện, cắt lũ và nuôi trồng thuỷ sản mà ngành thuỷ lợi đã làm trước đây cũng đã góp phần bảo vệ phát triển các hệ sinh thái tự nhiên Tuy nhiên việc nghiên cứu một cách bài bản có cơ sở khoa học xây dựng hệ thống hồ chứa theo tiêu chí/quan điểm sinh thái phục vụ đa mục tiêu như cấp nước, bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường thì chưa được quan tâm đúng mức Ở đây đối tượng nghiên cứu chính là các dạng hồ chứa với các mục tiêu nhiệm vụ do con người đặt ra như cấp nước, phát điện, nuôi thủy sản, cải tạo cảnh quan môi trường, du lịch
và các hệ sinh thái tự nhiên đó là các khu rừng cây, đồng cỏ, thảm thực vật, ao
hồ, đất ngập nước cùng các loài muông thú trên cạn, dưới nước được hình
thành và phát triển từ hồ sinh thái Đề tài độc lập cấp Nhà nước “Nghiên cứu
cơ sở khoa học xây dựng hệ thống hồ sinh thái phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội Đồng bằng sông Cửu Long và miền Trung” nhằm mục tiêu
phục vụ cấp nước, bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường,… sẽ làm sáng tỏ những vấn đề trên
1.1 MỞ ĐẦU
Nước là một trong những yếu tố quan trọng nhất của sự sống, sự phát triển của tất cả các quốc gia trên thế giới Trong điều kiện nước ta, nông nghiệp còn là ngành chính với khoảng hơn 70% dân số sống bằng nghề nông,
Trang 21các ngành công nghiệp, du lịch, dịch vụ ngày càng phát triển thì nguồn nước
và nhu cầu sử dụng nước giữ vai trò đặc biệt quan trọng
Ở Việt Nam – một quốc gia vùng nhiệt đới, nguồn nước khá phong phú nhưng phân bố không đều trong năm, khí hậu ôn hòa với 2 mùa mưa và khô
rõ rệt Mùa mưa quá dư thừa nước gây lũ lụt, mùa khô quá thiếu nước gây hạn hán gay gắt, sa mạc hoá, cát nhảy, cát bay, cháy rừng, mặn có điều kiện xâm nhập sâu vào đất liền, lan toả nước chua phèn vv Đặc biệt ở miền Trung và ĐBSCL lượng nước tập trung mùa mưa lên đến 90%, điều này đang đặt ra một nhu cầu phải điều tiết nước giữa 2 mùa
Chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng hồ sinh thái trong bối cảnh kế hoạch phát triển của ngành thủy lợi giai đoạn 2000 - 2010
đã khẳng định “Tiến hành lập dự án xây dựng các hồ chứa nước để vừa hạn chế lũ, vừa giải quyết nước cho mùa khô, góp phần làm phong phú sinh thái
và môi trường”, như vậy việc nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng hệ thống
hồ sinh thái ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và miền Trung là hết sức cần thiết, chỉ rõ quy mô, chức năng, nhiệm vụ và các vị trí xây dựng hồ Điều này cho thấy việc xây dựng hệ thống hồ trên các vùng sinh thái khác nhau ở 2 miền đã được đặt ra rất sớm và cụ thể Tuy nhiên do việc xây dựng các hồ sinh thái ở ĐBSCL và miền Trung có nhiều tác động đến phát triển kinh tế -
xã hội, môi trường và nhiều vấn đề dân sinh khác, với các yêu cầu kỹ thuật đặc trưng khác so với các hồ chứa nước thông thường Chính vì vậy để công tác xây dựng hệ thống hồ sinh thái phục vụ đa mục tiêu như cấp nước, bảo vệ
đa dạng sinh học và môi trường ở ĐBSCL và miền Trung mang lại hiệu quả cũng như tính khả thi cao thì bước đi cần thiết đầu tiên chính là nghiên cứu cơ
sở khoa học cho việc xác định các thông số kỹ thuật xây dựng hồ sinh thái Thực tế khai thác tài nguyên nước ở ĐBSCL và miền Trung trong những năm qua chưa có đủ luận cứ khoa học Nhiều kho nước được hình thành từ chương trình dân sinh vùng lũ chưa được tận dụng khai thác trong khi mùa khô thì cạn kiệt nguồn nước, hạn hán đe doạ mùa màng, thiếu nước sạch cho nhân dân ở ngay vùng lũ, hơn 1200 hồ chứa ở miền Trung đứng trước nguy cơ cạn kiệt và bồi lắng Tuy vậy, việc khai thác tiềm năng các vùng sinh thái khác nhau là một vấn đề phức tạp với độ rủi ro cao, đe dọa phá hủy cân bằng sinh thái và môi trường nếu khai thác nguồn tài nguyên ấy không khoa học và hợp lý Đó là lý do ngày càng nổi lên sự cần thiết phải tiếp cận hệ thống, tổng hợp một vùng lãnh thổ để thấy được khả năng và giới hạn trong khai thác, đồng thời phải xác định được mối quan hệ giữa khai thác hệ thống hồ sinh thái và phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường, an ninh quốc phòng và phát triển bền vững Trong lĩnh vực nghiên cứu này, hiện nay có nhiều đề xuất về tiêu chuẩn, về ngưỡng cân bằng,
về đánh giá hiệu năng của nguồn tài nguyên trên các hệ sinh thái để áp dụng vào công việc hoạch định phát triển kinh tế - xã hội cho một vùng lãnh thổ Dẫu có những cách biểu hiện đặc thù, khi nghiên cứu cơ sở khoa học xây
Trang 22dựng hệ thống hồ sinh thái phục vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội ở ĐBSCL và miền Trung về nguyên tắc vẫn phải tuân theo các bước tiếp cận hệ thống cho một vùng lãnh thổ :
(+) Làm rõ mối quan hệ giữa tổng thể và các yếu tố cấu thành riêng lẻ; (+) Kiểm tra từng yếu tố và đặt chúng trong hệ thống;
(+) Đi vào lý giải hiện tượng;
(+) Đề xuất các giải pháp thích hợp để khai thác tài nguyên trên địa bàn nghiên cứu
1.2 SỰ CẦN THIẾT PHẢI NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG
HỒ SINH THÁI Ở ĐBSCL VÀ MIỀN TRUNG
ĐBSCL và miền Trung đang đứng trước một thách thức lớn về nguồn nước Đối với ĐBSCL, mùa mưa quá thừa nước, bị ngập lũ trên diện rộng làm gián đoạn mọi hoạt động kinh tế - xã hội, gây thất thu mùa màng, đe dọa tính mạng con người Muà khô nguồn nước cạn kiệt, người dân phải sử dụng nước
từ các kênh rạch bị ô nhiễm môi trường nước do tù đọng, chua, phèn, mặn và chất thải từ sản xuất công, nông nghiệp, từ phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ và chính từ sinh hoạt của con người Nguồn nước tưới cũng như phục vụ sinh hoạt, chăn nuôi sẽ bị đe dọa trong một tương lai gần, nhiều vùng rộng lớn bị thiếu nước, cân bằng sinh thái bị phá vỡ Đặc biệt trong tương lai khi các quốc gia thượng nguồn khai thác triệt để sông Mêkông thì hậu quả thiếu nước cho ĐBSCL chắc chắn sẽ rất nặng nề nếu chúng ta không có kế hoạch chủ động kịp thời trong việc trữ và điều tiết nguồn nước giữa mùa mưa và mùa khô Có tác giả nhận định rằng ĐBSCL sẽ thiếu nước nghiêm trọng trong mùa cạn nay mai Hướng khắc phục ngoài việc xây dựng các công trình ở thượng nguồn (ngoài khả năng của chúng ta) cần thiết phải xây dựng các hồ sinh thái Để đảm bảo cho công cuộc khai thác có hiệu qủa ĐBSCL và miền Trung được lâu dài bền vững, quá trình khai thác đó phải luôn hướng tới việc giữ vững sự cân bằng sinh thái và môi trường Việc khai thác và tổ chức cuộc sống tại đây
là bài toán phức tạp cần được đầu tư nghiên cứu tìm lời giải tối ưu Do tính chất địa hình - địa chất, đặc điểm địa lý, thủy hải văn nên ĐBSCL vẫn bị ngập
lũ hàng năm, trong đó có nhiều vùng bị ngập sâu do thấp trũng Hiện nay ĐBSCL đang triển khai thực hiện chương trình dân sinh vùng lũ, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chương trình là xây dựng các cụm tuyến dân
cư vượt lũ Để thực hiện QĐ/173TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội khu vực giàu tiềm năng này, trong quá trình thực hiện việc lấy đất tôn nền cụm tuyến dân cư sẽ hình thành nhiều ao, hồ chứa nước Những
ao, hồ này và các vùng trũng không thích hợp cho nông - lâm nghiệp hoàn toàn có thể quy hoạch, cải tạo thành các Hồ sinh thái phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, giải trí, góp phần cải tạo tiểu khí hậu, bảo vệ môi trường, tăng
vẻ đẹp cho nông thôn vùng ngập lũ, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân với phương châm chung sống lâu bền với lũ ĐBSCL còn khoảng
Trang 23300.000 - 400.000 ha đất chưa canh tác - đất thấp trũng, trong đó có nhiều vùng khai thác khó khăn, kinh phí đầu tư rất cao, hiệu quả kinh tế thấp, có thể nghiên cứu sử dụng để biến thành hồ sinh thái, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường phát triển bền vững đặc biệt là trữ nước trong mùa lũ giảm áp lực mùa lũ và dùng cho mùa cạn
Nghịch lý của miền Trung là sông ngắn, độ dốc lớn, mùa mưa thì bị lũ quét, xói mòn do sông suối dốc, ngắn, mùa khô thì hạn hán nặng nề, sa mạc hoá đe dọa, có nhiều nơi bị cát nhảy, cát bay uy hiếp cả xóm làng và đồng ruộng, nguồn nước khô kiệt Các sông suối bị nhiễm mặn, ô nhiễm chất thải
từ công nghiệp, chăn nuôi, chế biến vv dẫn đến nhiều xáo trộn lớn đối với đời sống và sản xuất của người dân
Vấn đề đặt ra là phải có giải pháp gì trước mâu thuẫn gay gắt về nguồn nước của ĐBSCL và miền Trung Câu trả lời khả dĩ nhất là dùng biện pháp công trình (xây dựng hồ sinh thái) để điều tiết nguồn nước mùa lũ, trữ lại sử dụng cho mùa khô rất thiếu nước Tính đa dạng và phong phú của hồ là xây dựng được ở nhiều nơi và phát triển hệ thống hồ trên nhiều vùng sinh thái khác nhau
Ngày nay với thành quả của nền kinh tế, sự tiến bộ của khoa học công nghệ, chúng ta đã và sẽ có đủ khả năng để có thể xây dựng nhiều hệ thống công trình điều tiết, kiểm soát lũ, trữ lại một lượng lớn nước ngọt phục vụ cho mùa khô vốn rất thiếu nước ở ĐBSCL và miền Trung góp phần bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường, việc nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng hệ thống hồ sinh thái phục vụ cấp nước, bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường nhằm phát triển bền vững kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL và miền Trung là vấn
đề rất quan trọng và cần thiết
1.3.1 Những khái niệm chung, định nghĩa Hồ sinh thái
Nước là một dạng tài nguyên đặc biệt đối với con người Tầm quan
trọng của nó được nói đơn giản rằng “ Water is our life - Nước là cuộc sống của chúng ta" Để kết luận một hành tinh có sự sống hay không chỉ cần tìm
hiểu hành tinh đó có nước hay không Ngay trên hành tinh của chúng ta, lịch
sử tồn tại và phát triển của nhân loại đã chứng minh rằng ở đâu cạn kiệt nguồn nước thì nền văn minh của con người cũng sẽ tàn lụi theo Do tính chất không đồng đều của nguồn nước trên trái đất giữa nơi này và nơi kia, giữa các mùa trong năm nên từ lâu loài người đã biết tác động vào tự nhiên để hạn chế
sự mất cân đối về nguồn nước Một trong những tác động đó là việc xây dựng các hồ chứa nước nhằm trữ lại một lượng nước để phục vụ con người, chúng
ta gọi các hồ chứa được xây dựng đó là hồ chứa nước nhân tạo để phân biệt với các hồ chứa nước được hình thành tự nhiên
Trang 24Trên thế giới và ở Việt Nam khái niệm hồ chứa đã có từ xa xưa nhưng nói đến hồ sinh thái thì vẫn còn là mới Trải qua một quá trình phát triển lâu dài, con người đã biết sử dụng hồ chứa nước cho nhiều mục tiêu từ cung cấp nước uống đến tưới cây, phát điện, nuôi cá, làm phong cảnh, cải tạo đất đai khí hậu, để bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn các loại động thực vật và cho cả mục tiêu vui chơi giải trí Các hồ chứa nước là nơi hình thành nên các vật thể sống
và điều kiện sống của muôn loài Từ đây người ta cũng gọi các hồ chứa nước
là hồ sinh thái, biểu thị tính đa dạng và đa mục tiêu của các loại hồ chứa
Hồ : là khối nước nằm trong nội địa có kích thước từ nhỏ, trung bình đến lớn, bề mặt của hồ tiếp xúc với không khí Các hồ lấp đầy những nơi sụt, lún phía dưới vùng bão hòa xung quanh các vật liệu đất và đá Những hồ nhỏ còn được gọi là ao; hồ tạo thành từ một thung lũng bị ngăn lại của môt dãy núi gọi là hồ trên núi
Hay nói cách khác, hồ chứa là loại công trình thuỷ lợi phổ biến, được xây dựng để điều tiết dòng chảy, lưu lượng và phục vụ đa mục tiêu Hồ chứa mang đến nhiều lợi ích khác nhau nhưng cũng có những hạn chế nhất định Mặt tích cực: Cấp nước cho các nhu cầu khác nhau; cắt lũ, chậm lũ, phát điện, thuỷ sản, giao thông thuỷ, thể thao, y tế; tạo sự ổn định và phát triển bền vững cho kinh tế, xã hội; tạo cảnh quan môi trường, sinh thái; củng cố an ninh quốc phòng Mặt hạn chế: có thể gây thảm hoạ do sự cố bởi nhiều nguyên nhân; gây sụt lở lòng hồ, ngập lụt lòng hồ, xói lở hạ lưu, tăng hoạt động địa chấn sình lầy vùng ven, mất đất, có thể ngập di tích lịch sử, văn hoá
Hồ chứa gồm có các bộ phận : lưu vực, lòng hồ, đầu mối công trình, hệ thống công trình Các bộ phận của hồ chứa ảnh hưởng qua lại với nhau
Các hồ có thể là nước ngọt hay nước mặn Nồng độ muối trong nước
hồ có thể thay đổi theo từng giai đoạn hay có muối vĩnh cửu Hầu hết các hồ
là hồ nước ngọt và thành phần các hợp chất trong nước của hồ nước ngọt rất khác nhau Tính chất của hồ này phụ thuộc vào nồng độ các chất hòa tan trong các nguồn nước đưa đến hồ Ví dụ như nguồn nước vào hồ đi qua vùng
có nhiều thực vật thì nước hồ chứa nhiều chất hữu cơ, hồ được hình thành từ miệng núi lửa thì thành phần nước hồ có chứa nhiều Sulfur…vv
Vậy hồ sinh thái và hồ chứa nước là một hay khác nhau, theo Giáo sư Đào Thế Tuấn sinh thái là vật thể sống và hoàn cảnh, điều kiện sống của chúng, người ta vẫn hay nói hệ sinh thái, ngành sinh thái học, tức là khoa học nghiên cứu về quan hệ của vật sống với hoàn cảnh sống của chúng Sinh thái học là một khoa học tổng hợp từ nhiều môn, gồm nhiều kiến thức của nhiều môn như di truyền, sinh lý, khí hậu, thổ nhưỡng, địa chất, môi trường v v Sinh thái học chủ yếu nghiên cứu các hệ sinh học có mức độ tổ chức cao như cơ thể, quần thể, hệ sinh thái, khí quyển
Hệ sinh thái là một đơn vị bao gồm các vật sống và ngoại cảnh sống của chúng Hệ sinh thái có 2 thành phần chủ yếu :
Trang 25- Các quần thể sống ( thực vật, động vật, vi sinh vật ) với các mối quan hệ dinh dưỡng và vị trí của chúng
- Các nhân tố của ngoại cảnh : Khí hậu, đất đai, nước
Hệ sinh thái là khái niệm do nhà sinh thái học người Anh ATansley đề xuất năm 1935 và hiện nay được công nhận trong lĩnh vực sinh thái học vì dễ hiểu và ngắn
Hệ sinh thái là khái niệm tương đối rộng của nó ở chỗ coi các đơn vị sinh thái là một tổ hợp các yếu tố có quan hệ với nhau theo một chức năng thống nhất Do đó quy mô của hệ sinh thái có thể rất khác nhau, từ một cái ao, một thửa ruộng, một khu rừng đến một vùng rộng lớn hay cả sinh quyển
Theo nhà sinh thái học Odum (1975) thành phần chủ yếu của hệ sinh thái là :
- Các chất vô cơ (C, N, CO2, H2O) tham gia vào các chu trình tuần hòan vật chất
- Các chất hữu cơ ( Protêin, gluxit, lipit, mùn)
- Chế độ khí hậu
- Các sinh vật sản xuất, chủ yếu là thực vật tạo thức ăn từ các chất vô
cơ
- Các sinh vật tiêu thụ, chủ yếu là động vật ăn các chất hữu cơ
- Các sinh vật hoại sinh, chủ yếu là vi sinh vật phân giải các chất hữu
cơ để ăn và giải phóng các chất vô cơ cho các vi sinh vật sản xuất Trong sinh quyển có 3 loại hệ sinh thái cơ bản :
- Các hệ sinh thái tự nhiên như rừng đồng cỏ, sông, hồ biển
- Các hệ sinh thái đô thị bao gồm thành phố lớn và các khu công nghiệp
- Các hệ sinh thái nông nghiệp
Tất cả những khái niệm trên cho chúng ta thấy rõ bản chất ý nghĩa của
hồ sinh thái là hồ chứa nước phục vụ cho một quần thể sống cùng với ngoại cảnh và điều kiện sống của quần thể đó
Quần thể sống đó là con người, các loại động vật trên cạn, dưới nước, các loại vi sinh vật, tất cả các thực vật từ thứ cấp như tảo đơn bào đến cây trồng cao cấp Hoàn cảnh và điều kiện sống của quần thể là đất, nước, không khí, ánh sáng, các chất vô cơ, hữu cơ, là cảnh quan môi trường v v
Thành phần của hệ sinh vật trong hồ bao gồm thực vật nổi, động vật nổi, thực vật đáy và động vật đáy Hồ là nơi sống của các loài cá nước ngọt Ngoài ra ven hồ còn là một nơi sống của các loài chim nước
Trang 26Từ các định nghĩa và khái niệm trên cho chúng ta thấy tất cả các hồ chứa nước là hồ sinh thái Như vậy hồ chứa là một dạng hồ sinh thái, và xác định “Hồ sinh thái là nơi con người tác động vào tự nhiên để trữ lại một lượng nước nào đó, phục vụ cho các nhu cầu của chính họ” Để bao quát nhiệm vụ của hồ, từ nay chúng ta gọi các hồ chứa nước là hồ sinh thái
Các nhu cầu để xây dựng hồ sinh thái có nhiều, ví dụ như để điều hòa nguồn nước trong mùa mưa và mùa khô, để cung cấp nước ăn và tưới, để nuôi trồng thủy sản, để điều hòa khí hậu, để làm phong cảnh đẹp hơn, để phục vụ thể thao, nghỉ mát, để giảm nhẹ lũ lụt cho vùng khác…vv Điều này cho thấy tùy từng vị trí xây dựng, hồ sinh thái có thể mang lại nhiều lợi ích vật chất và tinh thần rất to lớn
Tóm lại : Hồ sinh thái (Ecological Lake) là hồ chứa nước mang đầy
đủ đặc trưng, tính chất và tiêu chuẩn của một hồ vừa đủ sạch nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng trong hệ sinh thái tự nhiên và sinh thái cảnh quan, mang đến các lợi ích to lớn cho cuộc sống con người như cung cấp nước sinh hoạt
và sản xuất, tưới tiêu và nuôi trồng thủy sản, ngoài ra còn là nơi nghỉ dưỡng
và du lịch sinh thái, cải tạo tiểu khí hậu, bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường trong lưu vực hồ Hồ sinh thái còn là điều kiện môi trường tốt cho các sinh vật trong lưu vực hồ
Trên đây là một khái niệm chung nhất của đề tài để đi sâu nghiên cứu
cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng hệ thống hồ sinh thái ở Đồng Bằng Sông Cửu Long và Miền Trung Với sự ưu đãi của thiên nhiên, Việt Nam có rất nhiều hồ và nhiều vùng đất có thể phát triển thành hồ sinh thái Để hình thành một hồ sinh thái cần có những tiêu chí và chỉ tiêu tùy theo mục đích và yêu cầu khai thác sử dụng
Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu lý hóa sinh của Hồ sinh thái
m mg/l
α mg/l MPN/100 gc/m2/ngày
5,5-9
< 25
< 35
< 80 10-20 200-500 3,7-2.0 10-80
10
< 10.000 75-250
Trang 27- Hồ sạch (hồ không bị ô nhiễm, không bị phú dưỡng hóa): có hệ thống kiểm soát môi trường, chất lượng nước trong toàn bộ lưu vực
- Có vành đai hệ thống cây xanh và thảm phủ thực vật
- Cơ sở hạ tầng : khu nhà nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí, đường giao thông quanh hồ hoàn chỉnh đồng bộ gắn kết cộng đồng
- Đa mục tiêu : cấp nước, phát điện, nuôi thủy sản, du lịch sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, cải tạo môi trường, tiểu khí hậu
- Phù hợp với hiện tại, không mâu thuẫn với tương lai về hiệu quả kinh tế
- xã hội - môi trường
- Quản lý chặt chẽ, vận hành và khai thác đúng quy trình, hiệu quả
- Phát triển bền vững, vv
1.3.3 Các chỉ số ưu tiên khi tiến hành xây dựng hồ sinh thái
- Chỉ số F (Fit) : Tính phù hợp của hồ trong cảnh quan sinh thái của vùng, khi xây dựng hồ chắc chắn sẽ có sự thay đổi cục bộ về môi trường (xấu đi và/hoặc tốt hơn) Dựa vào chỉ số này sẽ quyết định có nên đầu tư xây dựng hồ hay không, và nếu nó ảnh hưởng không tốt đến
hệ sinh thái quanh hồ thì cần phải có các biện pháp khắc phục phù hợp
- Chỉ số S (Safe) : Chỉ số an toàn của hồ sinh thái khi thi công, lúc hồ đi vào hoạt động, vành đai bảo vệ bờ hồ chống xói mòn, sạt lở, hệ thống cây xanh và thảm phủ thực vật quanh hồ
- Chỉ số A (Aquaculture): Nguồn lợi thủy sản mang lại khi xây dựng hồ, lượng thủy sản tự nhiên và nuôi trồng trong hồ có chiều hướng tăng giảm ra sao Do đó, khi xét đến nguồn lợi thủy sản trong hồ ta phải tính đến sự phát triển bền vững của hồ chứ không chỉ tính riêng đến một thời điểm hiện tại nào đó
- Chỉ số D (Diversity) : Sự đa dạng sinh học trong hồ, hồ sinh thái được xây dựng sẽ có thêm một số loài mới và/hoặc mất đi một số loài cũ, tuy nhiên ở đây chỉ xét tính tương đối, không phải thấy số loài thêm vào hồ nhiều hơn số loài mất đi là tốt Chú ý đến một số loài quý hiếm cần phải bảo vệ
- Chỉ số T (Tour): Khả năng phát triển du lịch sinh thái của hồ, nguồn lợi thu về từ du lịch sinh thái
- Chỉ số C (Culture) : Tính văn hóa khi xây dựng hồ, cần phải chú ý bảo tồn tính tự nhiên của hồ và xung quanh lưu vực
- Chỉ số W-S (Water Supply) : Khả năng đảm bảo nhu cầu cấp nước cho dân sinh và các ngành kinh tế
Trang 28- Chỉ số Q (Quality and Quantity) : Chất lượng và số lượng nước trong
hồ
- Chỉ số E (Environment): Khả năng cải tạo môi trường, tiểu khí hậu trong vùng
- Chỉ số M &O (Management & Operation): Quá trình quản lý, vận hành
và khai thác hồ sinh thái
Bảng 1.2 : Các chỉ số khi xem xét quyết định xây dựng hồ trên các
vùng sinh thái ở ĐBSCL và miền Trung
1 Chỉ số F Tính phù hợp của hồ với hệ sinh thái xung quanh
2 Chỉ số S Tính an toàn của hồ
3 Chỉ số A Nguồn lợi thủy sản bền vững của hồ
4 Chỉ số T Tiềm năng du lịch sinh thái của hồ
5 Chỉ số C Tính văn hóa của hồ
6 Chỉ số D Tính đa dạng sinh học của hồ
7 Chỉ số W-P Khả năng đảm bảo nhu cầu cấp nước cho dân sinh
và các ngành kinh tế
8 Chỉ số Q Chất lượng và số lượng nước hồ
9 Chỉ số E Khả năng cải tạo môi trường, tiểu khí hậu trong
vùng
10 Chỉ số M &O Quản lý - Vận hành hồ sinh thái
Khi xây dựng hồ sinh thái có rất nhiều chỉ số để quyết định, trên đây là một vài chỉ số tiêu biểu nhất Tuy nhiên, cũng như các tiêu chí sinh thái của
hồ, để thành lập một hồ sinh thái không phải lúc nào cũng đáp ứng được các chỉ số trên, mà ta cần xem xét cụ thể của từng hồ với các chức năng và nhiệm
vụ riêng của chúng
1.4 QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU, XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HỆ
THỐNG HỒ SINH THÁI TRÊN THẾ GIỚI
1.4.1 Những nghiên cứu về nước, đa dạng sinh học và vấn đề xây dựng
hồ sinh thái trên thế giới
Thế giới đang đứng trước nguy cơ biến đổi khí hậu bất lợi và thảm hoạ môi trường do chính con người gây ra, điều này đã được các hội nghị khoa học về môi trường của Liên hiệp quốc và các nhà khoa học trên khắp hành tinh khẳng định Cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học đang bị phá vỡ, thu hẹp, tài nguyên nước - nguồn gốc của sự sống phần thì bị cạn kiệt, phân phối bất hợp lý giữa các vùng trên trái đất, giữa các mùa trong năm, phần còn lại bị
ô nhiễm nghiêm trọng Tất cả đang đe doạ một nền sản xuất bền vững, một môi trường sống tốt đẹp mà nhân loại hằng ước mơ hướng tới Đã có hàng trăm cuộc hội thảo, hội nghị khoa học quốc tế về nước, về khí hậu, môi
Trang 29trường trái đất, về dân số và nghèo đói vv cùng với hàng loạt công trình nghiên cứu khoa học có giá trị được công bố
Hội nghị tại The Hague (Hà Lan) tháng 3/2000 đưa ra khái niệm về an ninh nước, có an ninh nước mới có an ninh lương thực, đảm bảo môi trường Gần đây nhất trong tuyên bố của Hội nghị Bộ trưởng diễn đàn nước thế giới lần thứ IV họp từ ngày 16 - 22/3/2006 tại Mexicô đã khẳng định lại tầm quan trọng then chốt của tài nguyên nước, đặc biệt nước ngọt về mọi mặt trong quá trình phát triển bền vững, bao gồm xóa đói giảm nghèo, giảm tác hại do nước gây ra, sức khoẻ, phát triển nông nghiệp và nông thôn, thuỷ điện, an ninh lương thực, bình đẳng giới cũng như duy trì và bảo vệ môi trường…và tiếp tục thừa nhận tuyên bố của Hội nghị Bộ trưởng diễn đàn nước thế giới lần thứ III tại hội nghị thượng đỉnh thế giới Johannesburg tháng 7/2002 Liên hiệp quốc đã đặt nước và đa dạng sinh học là 2 trong 5 lĩnh vực quan trọng ưu tiên
hàng đầu để phát triển bền vững (nước, năng lượng, sức khoẻ, nông nghiệp và
đa dạng sinh học)
Những quốc gia có nhiều thành quả bảo vệ nguồn nước, đa dạng sinh học và môi trường có thể kể đến là Canada - đất nước của hồ chứa với hàng
những vùng sinh thái đa dạng với rừng cây, thảm phủ động thực vật hoang dã phát triển, tạo nên những cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, các khu du lịch sinh thái lý tưởng mang lại lợi ích thiết thực cho con người, là một mô hình tiêu biểu của thế giới về hồ sinh thái Sau Canada là Phần Lan một đất nước với chỉ số dòng chảy trên đầu người vào loại lớn của thế giới
thái phát huy hiệu quả rất cao, nhiều vùng hồ rừng rộng lớn vừa là nơi trữ nước vừa là các khu rừng cây xen lẫn mặt nước, là nơi sinh sống của hàng trăm loài chim muông, động thực vật dưới nước cũng như trên cạn, hệ thống
hồ sinh thái này đã tạo cho đất nước Phần Lan một phong cảnh đẹp, trong sạch và bền vững về môi trường đứng hàng đầu thế giới ở Châu Phi, nhờ có
hệ thống hồ sinh thái, nhiều vườn quốc gia nổi tiếng đã được hình thành và phát triển tốt đẹp trong điều kiện khắc nghiệt của khí hậu thời tiết châu lục đen như Kênya, Dămbia, Cônggô, Nam Phi vv
Trong số 25 hồ lớn nhất thế giới, hai cường quốc về hồ là Liên bang Nga
và Canada đã chiếm 11 cái Hồ lớn nhất trong số đó có dung tích lên tới 180
chiều cao đập lên tới 335m như hồ Kogun tại Liên bang Nga
Trang 30Để đạt được những thành tựu trên, các nước tiên tiến đã tiến hành nhiều nghiên cứu khoa học rất công phu, trong đó phải kể đến là nghiên cứu phục
vụ xây dựng hồ chứa nước ở Liên xô cũ như hồ Krasnoiarsk, hồ Ustilim, ở Canada có hồ DanienJohnson, ở Ai Cập có hồ Volta, và đặc biệt gần đây có
hồ Tam Thôn Hiệp trên sông Dương Tử của Trung Quốc Có thể thấy nét chung trong các vấn đề được ưu tiên đi chuyên sâu đó là các cơ sở khoa học
để xây dựng hồ chứa, trong đó bài toán kinh tế, môi trường bền vững đóng vai trò quan trọng Kết quả của các bài toán này là các chỉ tiêu kỹ thuật chính của
hồ chứa, đáp ứng tốt nhất mong muốn của con người để phục vụ cho bước thiết kế tiếp theo Nhiều công trình khoa học có giá trị mới về hồ sinh thái nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên nước, bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường sinh thái, cải tạo khí hậu và bảo tồn các loài động thực vật hoang dã vv đã ra
Hiện nay việc giữ lại nguồn nước ngọt để phục vụ tưới và cấp nước đã được ứng dụng rộng rãi trên tất cả các quốc gia, đặc biệt là ở những vùng thiếu nước do bị mặn hay bị sa mạc hóa như ở Trung Á, Trung Cận Đông, Châu Phi vv Có nhiều nơi, người ta ngăn nước của cả một con sông để tạo thành hồ chứa lớn, vừa cấp nước, vừa cải tạo đất, phát điện và bảo tồn đa dạng sinh học, cải tạo môi trường Người ta sẵn sàng chịu ngập một số vùng đất đai nào đó để tạo thành một hồ chứa nước ngọt với lợi ích kinh tế xã hội
và môi trường do nó mang lại sẽ lớn hơn nhiều lần do diện tích đất bị ngập đó làm ra và từ đây cũng đặt ra nhiều nhiệm vụ nghiên cứu cho các nhà khoa học như tăng khả năng trữ nước, giảm lượng bốc hơi và ngấm của hồ qua thân đập, qua đáy hồ, nghiên cứu bảo vệ chất lượng nước của hồ để phục vụ tưới
và cấp nước sinh hoạt, đồng thời cũng nghiên cứu cả mặt tác hại của hồ như vấn đề bồi lắng, sạt lở, hiện tượng phú dưỡng hóa, phát triển vi sinh vv để bảo vệ môi trường sinh thái Bằng kỹ thuật tiên tiến, thế giới đã và đang làm tốt việc giữ nước ngọt phục vụ phát triển kinh tế đồng thời ngăn chặn hậu quả
do tác động xấu của các hồ gây ra
Vấn đề nước với thế giới là quan trọng như vậy thể hiện qua hàng chục hội nghị quốc tế trong thập niên gần đây như Dublin, Rio deJanero, The Hague, Johannesburg, Chiang mai, Tokyo vv Có thể nói nhờ khoa học công nghệ phát triển, con người đã đánh giá đúng vai trò của hồ sinh thái trong phát triển nói chung và bảo vệ môi trường bền vững nói riêng, nên các nước tiên tiến đã thu được nhiều lợi ích về vật chất và tinh thần từ việc xây dựng các hồ sinh thái Hồ sinh thái (Ecological lake) là hồ mang đầy đủ nét đặc trưng, tính chất và tiêu chuẩn của một hồ chứa vừa đủ sạch nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong nền sinh thái tự nhiên và sinh thái cảnh quan, mang đến các lợi ích cho cuộc sống, sản xuất, nghỉ ngơi và du lịch của con người, nơi đây còn là môi trường sống cho các loài thuỷ sinh trong lưu vực hồ phát triển Việc nghiên cứu đánh giá tác động ảnh hưởng của hồ sinh thái phải được thiết lập
Trang 31đúng qui chuẩn, đảm bảo yêu cầu với mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng hợp lý tài nguyên (nhân lực, nguồn nước, kinh tế, môi trường) Do vậy còn phải nghiên cứu phù hợp với từng quốc gia, từng khu vực và trên từng vùng lãnh thổ
1.4.2 Nghiên cứu về hồ sinh thái trên thế giới
Trong quá khứ, hầu hết các hồ tự nhiên trên thế giới đều là hồ sinh thái Đến nay, các hồ thường bị ô nhiễm do các tác động của con người gây ra và
nó đã mất dần tính sinh thái Hiện nay, những nghiên cứu về hồ sinh thái trên thế giới chủ yếu tập trung vào sự phú dưỡng hóa của các hồ mà ban đầu các
hồ đó là hồ sinh thái, các biện pháp làm giảm thiểu quá trình phú dưỡng hóa bởi N, P
Những hồ nguyên thủy đều nghèo dinh dưỡng và chúng trở nên phú dưỡng hóa khi chúng già đi và trở nên nông hơn và ảnh hưởng đến các quá trình chuyển hóa dinh dưỡng Vai trò của các hồ trong một vùng cảnh quan hay khu dân cư rất quan trọng trong việc điều tiết khí hậu, cung cấp nguồn nước, là nơi giải trí, du lịch, cung cấp cá nước ngọt… Sự phú dưỡng hóa của các hồ làm cho sinh vật sống trong hồ mất dần tính đa dạng sinh học., làm giảm chất lượng nước và các quần xã thủy sinh Thường những hồ cạn thường
dễ tạo điều kiện cho sự phú dưỡng hóa của hồ Những sinh vật trong nước giàu dinh dưỡng này được đặc trưng bởi sự nở hoa của các loại tảo như tảo xanh và chất lượng nước trong quá trình này có thể góp phần tăng thêm ảnh hưởng bất lợi cho các mục đích sử dụng như nước uống, đánh cá, mỹ quan và các giá trị sinh thái tự nhiên khác
Quá trình phú dưỡng hóa do tác động của con người hay do tự nhiên gây ra bởi sự giàu dinh dưỡng trong nước nhất là phốt pho (P) Nguyên nhân của các quá trình này chính là do nước thải có chứa nhiều chất tẩy rửa giàu P, chất thải từ con người hay động vật, chất thải sự rửa trôi các loại phân bón dùng trong nông nghiệp Những tác động của con người gây ảnh hưởng đến các hồ trong vùng và cả những vùng nước mặt khác nhất là ở những nơi mà
có mật độ dân số lớn hay nơi mà diện tích đất sử dụng cho nông nghiệp nhiều Các quá trình phú dưỡng hóa của nước trong hồ xảy ra được miêu tả như một quá trình tự nhiên, chậm Quá trình này được thực hiện bởi những sinh vật thủy sinh nghèo dinh dưỡng và còn non trẻ đối với những hồ mới hình thành từ quá trình thoái hóa từ các hồ sinh thái
Những sinh vật nghèo dinh dưỡng này dần dần gia tăng các quá trình sản xuất ra các chất dinh dưỡng theo thời gian chẳng hạn như lưu vực hồ dần dần trở nên cạn dần do quá trình lắng đọng trầm tích Thêm vào đó, nhiều dạng nước mặt cũng bị phú dưỡng hóa tự nhiên ví dụ như những hồ nông, đầm lầy có tốc độ tái tạo chất dinh dưỡng lớn Hơn nữa, do điều kiện môi trường mà sức sản xuất trong hồ giảm, hay quá trình nghèo kiệt dinh dưỡng thường đi kèm với sự hình thành đầm lầy tự nhiên ở những nơi có khí hậu mát
Trang 32mẻ và ẩm Và quá trình làm nghèo kiệt dinh dưỡng cũng có thể là nguyên nhân của sự phèn hóa (chua hóa) nước mặt
Quá trình phú dưỡng hóa trong các hồ nước ngọt thường có hiện tượng nước hồ bị giàu P Quá trình tích lũy chất dinh dưỡng mà kết quả của nó là tạo
ra những thay đổi ở các mức độ cao hơn
Những nghiên cứu về quá trình phú dưỡng hóa diễn ra ở các hồ như Hồ Lớn (Great Lake) cho thấy, vai trò của chất dinh dưỡng trong giới hạn sản xuất thứ sinh của các hồ nghèo dinh dương Kế đến là vai trò của một hồ sinh thái ở Arctic đối với việc thải chất dinh dưỡng vào hồ thông qua nước thải Trường hợp dẫn dụ hơi phức phạp là hồ Lake Erie một trong những hồ giàu dinh dưỡng nhất trong Ngũ Hồ ở Bắc Mỹ Hồ này bị ảnh hưởng bởi các chất thải giàu dinh dưỡng thải vào hồ làm tăng sự rối loạn và những biến đổi về nguồn nước Nguyên nhân gây ra sự đầm lầy hóa nghiêm trọng là hoạt động đánh cá quá mức, các chất độc và những rối loạn do tác động của con người
Các nghiên cưú về các hồ Meretta & Char là những hồ nhỏ ở vùng
kỳ nghèo dinh dưỡng trong khi hồ Meretta nhận nước thải từ một cộng đồng dân cư nhỏ và có mức độ phú dưỡng hóa trung bình
Hình 1.1: Hồ Meretta & Char ở vùng High Arctic-Canada
Những hồ vùng cực này chỉ là những hệ sinh thái đơn giản mà những thay đổi thất thường của khí hậu có liên quan đến quá trình phú dưỡng hóa trong hồ
Hồ Gull, là một phần nguồn nước ở miền Tây-Nam Michigan Diện tích quanh hồ được sử dụng để canh tác ngô, kết quả của các quá trình canh tác này cho thấy có một lượng lớn các chất dinh dưỡng có nguồn gốc từ phân bón được đưa vào hồ Hồ hiện đang được sử dụng cho các hoạt động giải trí: lướt sóng hay thuyền buồm Ngoài ra còn có hơn 500 ngôi nhà tranh và những tiện nghi giải trí khác dọc theo bờ hồ, những hoạt động này cũng góp phần thải nước bẩn vào hồ Kết quả là hồ Gull hiện đang thay đổi từ trạng thái
Trang 33nghèo dinh dưỡng sang trạng thái trung bình hay phú dưỡng hóa và những thay đổi về mặt sinh học trong hồ đã làm biến đổi chất lượng nước hồ
Hình 1.2: Một góc Hồ Gull miền Tây-Nam Michigan
Hồ Erie là một trong những hồ giàu dinh dưỡng nhất trong Ngũ Hồ Hồ Erie bị ảnh hưởng bởi những tác động của con người như quá trình thải chất dinh dưỡng (Regier Bertram, 1973; Hartman, 1988) Những điều này còn liên quan đến hệ sinh thái tự nhiên tại khu vực đầu nguồn của hồ, sự ô nhiễm nguồn nước, đánh bắt quá mức hay ô nhiễm do hóa chất và cả sự có mặt của quá nhiều loài thực và động vật Trước đây, hồ Erie chuyển từ trạng thái dinh dưỡng trung bình sang trạng thái giàu dinh dưỡng như là các quá trình tự nhiên đặc biệt là ở khu vực hạ lưu ở phía Tây của hồ, và quá trình này kéo dài
và là điều kiện tốt cho các loài cây to phát triển Hơn nữa, những biến cố trong những năm giữa thập niên 1800 chẳng hạn như sự thoát nước ra phía đông nam ở cuối hồ tạo ra hàng triệu ha đất ướt như đầm lầy Great Black, sự chuyển từ rừng sang đất nông nghiệp ở vùng thượng lưu của hồ và nước thải
từ các khu đô thị đang phát triển có lẽ là nguyên nhân sâu xa nhất của sự phú dưỡng hóa trong hồ và thế kỹ 19 Và tốc độ này hiện đang tăng lên không phải là gấp đôi do sự gia tăng dân số và các hoạt động chăn nuôi ở phía hạ lưu của hồ Thực vật nổi trong hồ Erie khác nhau khá rõ ràng giữa 3 vùng hạ lưu và giữa khu vực gần bờ hồ và ở giữa hồ (Hartman, 1972,1973)
Môi trường sinh thái của hồ Erie đã được cải tạo từ những năm giữa thập niên 70, sau khi đã đầu tư hơn 7,5tỷ USD vào năm 1972 để xử lý nước thải trong các thành phố và các thị trấn xung quanh hồ Erie ở Mỹ và Canađa
Hồ Erie là một ví dụ điển hình về ảnh hưởng của quá trình phú dưỡng hóa đến cấu trúc của hệ sinh thái cũng như chức năng của một hồ lớn (Makarewics & Bertram, 1991)
Sự giảm dần nguồn P vào hồ hàng năm cho thấy có sự thay đổi rõ rệt
về quần xã thực vật nổi, ngoài ra sự có mặt của một số loài tảo đại diện cho nước có mức độ dinh dưỡng trung bình và nghèo cho thấy chất lượng nước đã
Trang 34được cải thiện rõ rệt (Makarewics & Bertram, 1991) Sự gia tăng của các loài
cá, động vật thân mềm như sò trong hồ cho thấy môi trường sinh thái trong hồ đang dần được hồi phục (Bij der Vaate, 1991)
Hồ Washington thuộc Tây Bắc Hoa Kỳ đầu tiên là một hồ sinh thái nhưng các quá trình đô thị hóa và các hoạt động công nghiệp đã gây ra tình trạng phú dưỡng hóa của hồ Nước thải đóng góp khoảng 56% tổng lượng phốt pho đưa vào hồ Tình trạng này đã làm giảm đi giá trị sinh thái của hồ trong một trung tâm đô thị lớn.Từ đó các biện pháp nhằm giảm thiểu tình trạng phú dưỡng hóa của hồ được thực thi như cắt giảm lượng nước thải thải vào hồ, tăng khả năng tự làm sạch của hồ Sau 22 năm thực hiện hồ Washington đã trở lại trạng thái ban đầu của nó (Fredmanm 1994)
Hình 1.3: Hồ Washington thuộc Tây Bắc Hoa Kỳ
Hồ Neagh nằm ở Bắc Ailen cũng là một hồ sinh thái tự nhiên và là nguồn cung cấp nước quan trọng cho thành phố Ulster Đến năm 1957 giống tảo lam Anabaena flos asque nở hoa làm rối loạn quá trình xử lý tại nhà máy
gấp 3 lần lượng diệp lục α cao gấp 8 so với hồ Washington Hồ Neagh là hồ
có độ dinh dưỡng cao nhất trên thế giới Những nghiên cứu về lõi trầm tích
cho thấy tính đa dạng của loài tảo cát giảm đi Giống tảo lam Aphanizomenon flosaque hiện đang có rất nhiều trong hồ Chính vì thế xử lý tình trạng phú
dữơng hóa trong hồ hiện là điều hết sức cần thiết Những hoạt động nhằm xử
giảm đi 50% lượng P đưa vào hồ Neagh
Trang 35Hình 1.4 : Hồ Neagh nằm ở Bắc Ailen
Các hồ có thể được khôi phục thành công đặc biệt là khi giảm lượng P đưa vào hồ kết hợp với các thao tác sinh học Trong trường hợp những ảnh hưởng do tác động của con người như sự khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo được như đánh cá, hay sự hủy hoại các sinh cảnh thủy sinh, do việc phá rừng làm sản xuất nông nghiệp, ô nhiễm do nước thải sinh hoạt, công nghiệp Hồ này cũng là một ví dụ về việc cải tạo bền vững điều kiện suy thoái về sinh thái do những tác động của con người gây ra
đó là quá trình làm giảm lượng phốt pho thải vào hồ qua nước thải
1.4.3 Tình hình xây dựng hồ chứa trên thế giới
Hồ chứa nước là một loại công trình thủy lợi đặc biệt có nhiệm vụ làm biến đổi và điều tiết nguồn nước phù hợp với yêu cầu của các ngành kinh tế quốc dân Chưa có tài liệu nào đưa ra số liệu tương đối chính xác về số lượng
hồ chứa đã xây dựng trên thế giới hiện nay nhưng chắc chắn rất nhiều, có thể lên đến hàng trăm ngàn thậm chí có thể lên đến hàng triệu hồ đủ loại
Trên thế giới hồ chứa được xây dựng và phát triển đa dạng và phong phú Theo tài liệu của Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô (cũ) thì trên thế giới
có khoảng 1.400 hồ chứa nước có dung tích trên 100 triệu khối nước, tổng
(ICOLD), trên thế giới hiện nay có khoảng 45.000 hồ lớn có dung tích từ 1
70% Các nước có nhiều hồ chứa lớn là Trung Quốc khoảng 22.000 hồ, Mỹ 6.575 hồ, Ấn Độ 4.291 hồ, Nhật Bản 2.675 hồ (1.077 hồ có đập cao trên 30 m), Tây Ban Nha 1.196 hổ (906 hồ có đập cao trên 30 m) vv [41], [58]
Xây dựng và sử dụng hồ chứa nước trên thế giới có một lịch sử phát triển lâu đời Đắp đập bằng vật liệu địa phương ở Trung Quốc, Ai Cập đã có
từ cách đây 6 nghìn năm Thời kỳ cổ đại có hồ Vicinity (Ai Cập) bằng đá đổ cao 15m, dài 45m Tốc độ xây dựng hồ ở những năm của thế kỷ 20 rất nhanh
Theo Uỷ ban thế giới về đập (WCD), đến cuối năm 1999 Trung Quốc
có 32 đập cao trên 100 m, 4.546 đập cao từ 30 m đến dưới 100 m, 17.526 đập
Trang 36cao từ 15 đến 30 m Đó chưa kể đến trên 320 đập lớn đang tiếp tục xây dựng trong đó có 23 đập cao trên 100 m Đến 1989 sau 40 năm phát triển thủy lợi,
(riêng lưu vực sông Trường Giang có trên 48.000 hồ với tổng dung tích 122,2
Hồ chứa nước đã và đang tiếp tục được xây dựng với số lượng ngày một nhiều, phục vụ cho hầu hết các ngành kinh tế quốc dân thì việc nghiên cứu về hồ luôn được các nhà khoa học, các tổ chức quốc tế và các quốc gia có
hồ rất quan tâm Tuy nhiên sự quan tâm của họ đều hướng về các hồ lớn, nhiều chức năng còn những nghiên cứu về hồ sinh thái nhỏ thì rất ít, thậm chí không có
Như chúng ta đã biết, quá trình hoạt động của tự nhiên đã tạo ra nhiều vùng khí hậu khác nhau trên thế giới, tạo ra sự khác biệt giữa các mùa trong năm như mùa nóng, mùa lạnh, mùa mưa, mùa khô Vùng ít nước, vùng nhiều nước v v Con người trong quá trình đấu tranh sinh tồn và phát triển đã biết tác động vào tự nhiên để phục vụ cho mình, một trong những hoạt động đó là đắp đập, xây dựng các hồ chứa, trữ nước Bước đầu chỉ là dạng công trình thô
sơ như các phai chắn dòng dâng nước, sau đó là đập bằng đá xếp lên nhau và ngày càng có quy mô cấu trúc hiện đại dần lên cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật Ngày nay các hồ chứa rất đa dạng và đập để tạo nên hồ chứa cũng được tạo bởi nhiều loại vật liệu và kiểu dáng khác nhau, vưa bền chắc, vừa đẹp và quản lý khai thác đơn giản
dựng ở Mỹ, Liên Xô cũ, Anh và Pháp, trong đó quốc gia đi đầu chính là Liên
Xô, với một vùng lãnh thổ rộng lớn, nhiều sông suối dồi dào nguồn nước và năng lượng, Liên Xô là nước đứng đầu thế giới về điện năng sản xuất từ các nhà máy thủy điện lớn
Việc xây dựng các hồ chứa cho phát điện chủ yếu ở vùng núi, nơi có độ chênh cột nước lớn, nhằm tăng khả năng sản xuất điện từ một mét khối nước,
có nghĩa là với mục tiêu phát điện, không bao giờ xây hồ chứa ở vùng đồng bằng Hồ chứa xây dựng cho mục tiêu tưới thì yêu cầu độ chênh cột nước vừa phải và có thể xây dựng ngay cả trên vùng đồng bằng hoặc vùng đồi núi thấp
Hồ chứa cấp nước cho dân cư sinh hoạt thì có thể xây dựng ở bất kỳ nơi nào có yêu cầu, miễn là nơi đó có nguồn để trữ vào hồ tự chảy hoặc bơm vào hồ bằng động lực
Hồ chứa phục vụ thắng cảnh thường được xây gần vùng du lịch, vừa tăng thêm cảnh đẹp vừa làm êm dịu khí hậu tiểu vùng có hồ chứa
Trang 37Hồ chứa để duy trì, bảo tồn hệ sinh thái ở một vùng nào đó có thể không đòi hỏi độ sâu hay lượng nước trữ lại, yêu cầu một khu trữ nước gần với trạng thái tự nhiên vừa có vùng nước sâu, vùng nước nông cũng như xen lẫn hệ sinh thái thực vật ẩm ướt là khu hệ hài hòa giữa động, thực vật trong môi trường trong lành hoang sơ Ở Liên Xô, để cải tạo các xa mạc người ta đã xây dựng những hồ chứa lớn với hệ thống kênh dẫn bê tông lớn và kéo dài hàng trăm cây số
Phương pháp tạo hồ cũng ngày càng hiện đại đa dạng
Từ cấu trúc thô sơ là đất đá và với độ cao đập từ vài mét đến vài chục mét ngày nay người ta đã xây dựng những đập bê tông cao hàng trăm mét và chiều dài đập có khi lên tới hàng trăm km Đồng thời ứng dụng nhiều loại vật liệu để chống thấm, chống bốc hơi, sạt lở rất hiệu quả
vụ cùng lúc như phát điện, cắt giảm lũ lụt cho hạ du, cấp nước ăn, chăn nuôi thủy sản và điều hòa khí hậu khu vực
từ dung tích vài triệu mét khối nước ở buổi ban đầu, ngày nay dung tích hồ đã được nâng lên trên hàng trăm triệu mét khối, đặc biệt đã có nhiều hồ chứa có dung tích đạt tới hàng chục tỷ mét khối nước, nước ta có hồ Hòa Bình đạt tới
9 tỷ mét khối nước
Rõ ràng là thế giới đã có một bước tiến dài trong lịch sử xây dựng hồ chứa nước Điều này giúp con người tin tưởng rằng ngày nay con người có thể làm được tất cả những gì họ mong muốn trong công nghệ xây dựng các kho trữ nước, các loại hồ chứa dể phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển, cho dù vị trí ở đâu và với mục tiêu nào
dựng trên thế giới sơ bộ ước tính có khoảng 2,8 triệu hồ tự nhiên, trong đó có
là 1741 m
các nhu cầu sử dụng nguồn nước mặt, trong tổng số hồ nhân tạo có trên 30 hồ
của một số hồ, đập nhân tạo lớn trên thế giới
Bảng 1.3 : Những đập cao nhất trên thế giới
TT Tên đập Tên nước
Năm hoàn thành
Chiều cao (m)
Chiều dài (m)
Dung tích chứa (triệu m3)
Mục đích
sử dụng
1 Rogun Tadjikistan 335 660 13.300,0 Phát điện
Trang 382 Nurek Tadjikistan 1980 300 704 10.500,0 Tưới & Phát điện
3 Dixence Grande Thụy sĩ 1961 285 695 401,0 Phát điện
4 Inguri Georgia 1980 272 680 1.100,0 Phát điện & Tưới
5 Vajont Italy 1960 262 190 150,0 Phát điện
6 Manuel M Torres Mexico 1980 261 485 1.613,0 Phát điện
7 Tehri Ấn Độ 1980 161 610 3.540,0 Phát điện & Tưới
8 Obregon Alvaro Mexico 1946 160 88 13,0 Tưới & Cấp nước
9 Mauvoisin Thụy sĩ 1957 250 520 211,5 Phát điện
10 Mica Canada 1972 243 792 25.000,0 Phát điện
Nguồn : Tư liệu của ủy ban quốc tế về Đập lớn - 1998
Bảng 1.4 : Những hồ đập có dung tích lớn nhất thế giới
Dung tích chứa (tỷ
12 LG Trois Nord; Sud
Trang 3925 Danien Djonson Gana - 142
Nguồn : Tư liệu của ủy ban quốc tế về Đập lớn - 1998
1.5 QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG HỒ
SINH THÁI Ở VIỆT NAM
1.5.1 Những vấn đề chung
Việt Nam hiện có hàng nghìn hồ chứa lớn nhỏ khác nhau Hiện nay cả
nước đã xây dựng được khoảng trên 4.300 hồ các loại (trong đó có khoảng
lớn hơn 10m, chiếm 1% tổng số hồ cùng loại của thế giới; có 72 hồ có dung
hơn 3000 hồ), có dung tích trữ nước từ vài chục ngàn khối nước trở lên Đến
năm 1999 chỉ riêng tỉnh Nghệ An đã có 624 hồ trong đó 84 hồ có dung tích
trên 1 triệu khối nước, tỉnh Hoà Bình có 308 hồ trong đó 10 hồ dung tích trên
1 triệu khối nước, tỉnh Hà Tĩnh có gần 300 hồ trong đó 73 hồ có dung tích
trên 1 triệu khối nước
Theo Cục Thủy lợi, các Công ty khai thác công trình thủy lợi đang
quản lý trên 750 hồ (khoảng 50 hồ lớn, 50 hồ loại vừa, 650 hồ nhỏ), có nhiệm
vụ cấp nước tưới trên 620.000 ha đất canh tác Thực tế mới đảm bảo tưới trên
310.000 ha đất canh tác, đạt khoảng 50% diện tích tưới so với thiết kế Trong
số đó:
- Các hồ chứa nước loại lớn tưới được 192.000 ha (trong tổng số
283.000 ha), đạt 67,8 % so với thiết kế
- Các hồ chứa nước loại vừa tưới được trên 21.000 ha (trong tổng số
42.000 ha), đạt khoảng 50% so với thiết kế
- Các hồ chứa nhỏ tưới được 97.000 ha (trong tổng số 295.000 ha),
đạt khoảng 32,9% diện tích tưới theo thiết kế
Số liệu thống kê nói trên cho thấy vai trò của các hồ chứa (vừa và nhỏ)
là rất lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển kinh tế
nông nghiệp - nông thôn nói riêng
Nói đến hồ chứa nước (hồ thuỷ lợi nói chung) thì Việt Nam đã đạt được
nhiều thành quả khích lệ, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương lớn
trong xây dựng hàng loạt hệ thống hồ chứa nước phục vụ tưới, cấp nước sinh
hoạt, phát điện, giao thông vận tải thuỷ, du lịch, cải tạo cảnh quan môi
trường vv Trong số hàng trăm hồ chứa đã được xây dựng có nhiều hồ đạt
Trang 40Dầu Tiếng, Trị An, Thạch Nham, Sông Hinh vv ngoài mục tiêu chính là cấp nước tưới, phát điện, các hồ chứa này cũng tạo nên các rừng cây xanh tốt quanh hồ, là nơi trú ngụ của nhiều loài chim thú, tạo nên một bức tranh phong cảnh nên thơ với môi trường sống trong lành, ổn định làm cân bằng hệ sinh thái vốn đang bị tác động chưa hợp lý của con người
Có thể nói nhiều đặc trưng sinh thái của hệ thống các hồ chứa đã xây dựng là mang tính tự nhiên, nhờ trữ lại một lượng nước, độ ẩm đảm bảo ổn định đã thúc đẩy hệ sinh vật phát triển, thu hút động thực vật đến sinh sống (chính vì vậy mà nhiều người nhất trí rằng sinh thái - một đặc trưng tự nhiên của hồ chứa nước, hồ chứa không ô nhiễm) Vì vậy trong quá trình nghiên
cứu xây dựng các hồ chứa nước, ít khi chúng ta sử dụng thuật ngữ hồ sinh thái mà chỉ nói hồ chứa chung chung và cho rằng sinh thái là đặc trưng tất yếu
của hồ chứa nước
Do khái niệm sinh thái bền vững, sinh thái ổn định mới được đưa vào gần đây nên chưa gắn từ sinh thái với hồ chứa nước Chính vì vậy cụm từ hồ sinh thái là một khái niệm mới, rộng hơn Hồ chứa nước thì có thể không có khu rừng cây, khu đất ướt (wetland), không có khu cư trú của các loài động vật hoang dã vv Nhưng hồ sinh thái thì cần phải có đầy đủ các đặc trưng trên, đặc trưng đó là có hồ chứa nước, có khu rừng cây, khu đất ướt, khu đất khô tạo nên một quần thể sinh học đa dạng gắn kết với môi trường đất, nước
và không khí trong lành, bền vững
Xuất phát từ những yêu cầu của cuộc sống, của sự nghiệp xây dựng đất nước, đưa nhanh dân tộc thoát khỏi cảnh nghèo nàn lạc hậu, trong một chừng mực nào đó, chúng ta chưa quan tâm đúng mức vấn đề môi trường, vấn đề bảo tồn hệ sinh thái trên nhiều vùng lãnh thổ Vì vậy các nghiên cứu về sinh thái học, môi trường chưa được chú ý đầu tư, khái niệm xây dựng hồ sinh thái thực tế hầu như là chưa có Các vấn đề liên quan đến nguồn nước phục vụ phát triển kinh tế xã hội đã được nghiên cứu chuyên sâu nhưng nghiên cứu về nguồn nước nhằm bảo tồn, đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường thì còn hạn chế vv
Tóm lược các nghiên cứu đã triển khai có thể nhận thấy những nét chung như sau :
- Nguồn nước và hệ sinh thái tự nhiên đang bị đe doạ cạn kiệt, ô nhiễm dẫn tới những biến đổi bất lợi của hệ sinh thái ở ĐBSCL và miền Trung biểu hiện tiêu biểu là hạn hán, xâm nhập mặn, sa mạc hoá, bạc màu vv;
- Vai trò của công tác tìm tòi, bổ sung và bảo vệ tài nguyên nước là nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu;
- Sự cần thiết phải tạo lập các hệ sinh thái nhân tạo và tự nhiên hoá chúng để lập lại sự cân bằng sinh thái đã bị con người làm sai lệch;