1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu, đánh giá tài nguyên nước lưu vực sông srêpôk phục vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội (thuộc phần lãnh thổ việt nam (tt)

27 433 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 1,31 MB

Nội dung

Nguyễn Lập Dân, Phan Thái Lê, nnk 2012, Nghiên cứu cơ sở khoa học cho giải pháp tổng thể giải quyết các mâu thuẫn lợi ích trong việc khai thác sử dụng tài nguyên nước phục vụ phát triển

Trang 1

VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

…… ….***…………

PHAN THÁI LÊ

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SRÊPÔK PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

KINH TẾ - XÃ HỘI (THUỘC PHẦN LÃNH THỔ VIỆT NAM)

Chuyên ngành: Địa lí tự nhiên

Mã số: 62 44 02 17

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÝ

Hà Nội – 2017

Trang 2

Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học 1: TS.NCVCC Nguyễn Lập Dân

Người hướng dẫn khoa học 2: PGS.TS Lương Thị Vân

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ

- Thư viện Quốc gia Việt Nam

Trang 3

1 Phan Thái Lê, Nguyễn Lập Dân, Lương Thị Vân (2012), Vấn đề sử

dụng hợp lí tài nguyên nước đối với phát triển nông nghiệp lưu vực sông Srêpôk, Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ VI

(9/2012), Huế

2 Ngô Lê Long, Phan Thái Lê, nnk (2012), Ứng dụng mô hình NAM

khôi phục số liệu dòng chảy lưu vực sông Srêpôk, Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ VI (9/2012), Huế

3 Ngô Lê Long, Phan Thái Lê, nnk (2012), Ứng dụng mô hình

HECRESSIM mô phỏng vận hành hệ thống liên hồ chứa lưu vực Srêpôk trong mùa cạn, Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ

VI (9/2012), Huế

4 Nguyễn Lập Dân, Phan Thái Lê, nnk (2012), Nghiên cứu cơ sở

khoa học cho giải pháp tổng thể giải quyết các mâu thuẫn lợi ích trong việc khai thác sử dụng tài nguyên nước phục vụ phát triển kinh

tế - xã hội lãnh thổ Tây Nguyên, Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ VI (9/2012), Huế

5 Nguyễn Lập Dân, Phan Thái Lê (2013), Cơ sở khoa học cho giải

pháp giải quyết các mâu thuẫn lợi ích trong khai thác sử dụng tài nguyên nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội lãnh thổ Tây Nguyên, Tạp chí KHCN Việt Nam, số 8 năm 2013

6 Ngô Lê Long, Phan Thái Lê, nnk (2013), Nghiên cứu ứng dụng mô

hình SWAT đánh giá ảnh hưởng của thay đổi thảm phủ rừng đến dòng chảy trên lưu vực sông Srêpôk, Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ VII (10/2013), Thái Nguyên

7 Nguyễn Lập Dân, Phan Thái Lê (2014), Đề xuất một số giải pháp khai

thác, sử dụng hợp lí tài nguyên nước lưu vực sông Srêpôk, Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ VIII (10/2014), TP Hồ Chí Minh

8 Phan Thái Lê, Nguyễn Hoàng Sơn (2014), Phân bố tài nguyên nước

mưa trên các lưu vực sông Tây Nguyên, Hội nghị khoa học Địa lý - Quản lý tài nguyên, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG HN

9 Bùi Anh Tuấn, Phan Thái Lê, nnk (2016), Đánh giá nguy cơ làm

suy giảm nguồn nước lưu vực sông Srêpôk (phần thuộc lãnh thổ việt nam), Tạp chí Tài nguyên nước – Hội Thủy lợi, Số 1 (tháng 1/2016)

10 Phan Thái Lê (2016), Đánh giá nguy cơ gia tăng hạn hán trên lưu

vực sông Srêpôk, Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ IX, NXB

Khoa học TN và Công nghệ, tr 590 – 598, TP Quy Nhơn, Bình Định

Trang 4

MỞ ĐẦU

I Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu

Nước là hợp phần quan trọng cấu thành lớp vỏ địa lí và quyết định đến sự sống của mọi sinh vật Nước còn là nguồn tài nguyên quí giá của đời sống xã hội, là “Vàng xanh” trong thời đại ngày nay mà không có tài nguyên nào có thể thay thế được Với vòng tuần hoàn nước, nếu xét trên phạm vi toàn cầu, nước vẫn đảm bảo sự cân bằng

và đáp ứng đủ cho mọi nhu cầu của xã hội Song do sự phân bố không đều theo không gian và thời gian, sự tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH); bên cạnh đó là do vấn đề quản lí, khai thác và bảo vệ nguồn nước không hợp lí dẫn đến tình trạng suy thoái ở nhiều vùng, quốc gia và khu vực; chính nguyên nhân này đã làm cho tài nguyên nước (TNN) trở nên thiếu hụt, thậm chí khan hiếm ở nhiều nơi, gây

ra tiêu cực đối với môi trường (MT) và xã hội, ảnh hưởng đến phát triển bền vững (PTBV) Vì vậy, đánh giá tài nguyên nước (ĐGTNN)

là cơ sở khoa học quan trọng nhất để thực hiện khai thác, sử dụng và quản lí TNN hợp lí phục vụ cho PTBV kinh tế - xã hội (KT-XH) Srêpôk là hệ thống sông lớn của Tây Nguyên, đây là hệ thống sông liên tỉnh, liên quốc gia có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển KT-XH, an ninh - quốc phòng, bảo vệ MT và đối ngoại không chỉ với Tây Nguyên mà cho cả nước Trong thực tế, TNN sông Srêpôk còn chi phối đến đặc điểm hoạt động sản xuất và đời sống xã hội của LV rộng lớn này, đặc biệt là đối với nông nghiệp (NN) Tuy nhiên, do sự phân hóa sâu sắc giữa mùa mưa và mùa khô,

sự phức tạp của địa chất - địa hình, tính đặc thù của thổ nhưỡng, thủy văn, cùng với đó là nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng nhanh và

sự tác động của BĐKH đã làm cho TNN của LV bị suy giảm mạnh, không đáp ứng được nhu cầu, làm mất tính bền vững của TNN và đe dọa đến sự PTBV kinh tế - xã hội của LVS Srêpôk

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về thủy văn, về TNN trên địa bàn Tây Nguyên và LVS Srêpôk Tuy nhiên, các nghiên cứu này thực hiện trên toàn lãnh thổ Tây Nguyên hoặc tập trung làm rõ đặc điểm thủy văn và TNN của LVS Srêpôk hoặc đánh giá cho một lĩnh vực cụ thể nào đó như năng lượng, sinh hoạt, phòng chống thiên tai… Việc nghiên cứu, vận dụng các mô hình tính toán hiện đại để đánh giá tổng hợp tài nguyên nước (ĐGTH-TNN) phục vụ cho phát triển các ngành

Trang 5

kinh tế và xã hội theo hướng bền vững chưa được tiến hành

Vì vậy, “Nghiên cứu, đánh giá tài nguyên nước lưu vực sông

Srêpôk phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội” là việc làm

cần thiết, có ý nghĩa cả về mặt khoa học và thực tiễn, góp phần xác lập cơ sở khoa học và thực tiễn để có hướng khai thác, sử dụng và quản lý TNN bền vững gắn với bảo vệ MT, từ đó đảm bảo đủ nguồn nước cho phát triển bền vững KT-XH của LVS Srêpôk và góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng vùng Tây Nguyên

II Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

1 Mục tiêu nghiên cứu của luận án

- Đánh giá hiện trạng trạng, tiềm năng nguồn nước và dự báo cân bằng nguồn nước đến năm 2020 trên LVS Srêpôk có xét đến BĐKH

- Đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lí TNN phục vụ PTBV kinh tế - xã hội LVS Srêpôk đến năm 2020 và những năm tiếp theo trong bối cảnh tác động của BĐKH

2 Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

- Tổng quan có chọn lọc các vấn đề thuộc lí luận về nghiên cứu, ĐGTNN và những nghiên cứu, ĐGTNN trên thế giới, Việt Nam và LVS Srêpôk cũng như vấn đề khai thác sử dụng TNN trong phát triển KT-XH

- Tổng hợp, hệ thống hóa và xử lý các tài liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên (ĐKTN), KT-XH lưu vực sông Srêpôk

- Khảo sát thực địa nhằm bổ sung tài liệu và kiểm tra kết quả nghiên cứu

- Phân tích các nhân tố TN và KT-XH từ đó rút ra các đặc điểm và các nhân tố hình thành và ảnh hưởng đến TNN lưu vực sông Srêpôk

- ĐGTH hiện trạng TNN và dự báo TNN đến năm 2020 có xét đến tác động của BĐKH

- Đánh giá thực trạng khai thác, sử dụng TNN, dự báo lượng nước cho các nhu cầu sử dụng trong phát triển KT-XH theo quy hoạch của LVS Srêpôk đến năm 2020

- Đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý TNN phục vụ PTBV KT-XH lưu vực sông Srêpôk đến 2020 và những năm tiếp theo

- Xây dựng và biên tập các bản đồ chuyên đề liên quan đến TNN lưu vực sông Srêpôk

III Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

Trang 6

1 Đối tượng nghiên cứu

TNN lưu vực sông Srêpôk thuộc phần lãnh thổ Việt Nam

- Nội dung nghiên cứu:

+ Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá về số lượng, chất lượng, phạm vi phân bố TNN lưu vực sông Srêpôk trên cơ sở các nguồn tài liệu thu thập được;

+ Sử dụng mô hình MIKE BASIN tính cân bằng nước (CBN) cho các tiểu lưu vực (TLV) có xét đến BĐKH theo kịch bản B2 xác định đến năm 2020;

+ Các giải pháp đề xuất tập trung vào PTBV tài nguyên nước đáp ứng đủ nguồn nước cho các nhu cầu phát triển KT-XH, từ đó đảm bảo sự ổn định và bền vững đối với phát triển KT-XH và bảo vệ MT

IV Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

- Luận án tiếp cận trên quan điểm hệ thống, quan điểm tổng hợp, quan điểm sinh thái và PTBV, quan điểm viễn cảnh

- Luận án sử dụng phương pháp thu thập và phân tích tài liệu, tư liệu; Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý (GIS); Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa; Phương pháp mô hình; Phương pháp chuyên gia vào nghiên cứu ĐGTNN LVS Srêpôk

V Luận điểm bảo vệ

- LVS Srêpôk là LV xuyên biên giới, trong đó phần thuộc lãnh thổ Việt Nam là nơi tụ thủy đầu nguồn nằm ở phía Tây của dãy Trường Sơn chịu tác động mạnh mẽ của các yếu tố TN và KT-XH, từ đó đã hình thành TNN trong vùng có tính đặc thù so với các LVS khác ở nước ta

- Đánh giá tổng hợp và CBN hệ thống theo các TLV là cơ sở khoa học tốt nhất cho việc đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng tổng hợp TNN phục vụ phát triển bền vững KT-XH trên LVS Srêpôk

VI Những đóng góp mới của luận án

- Luận án đã đánh giá, làm rõ các yếu tố TN và KT-XH ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng các nguồn nước LVS Srêpôk

- Vận dụng phương pháp luận ĐGTH-TNN vào LVS Srêpôk là nơi

Trang 7

tụ thủy đầu nguồn có diện tích lớp phủ thổ nhưỡng bazan lớn và hoàn toàn khác biệt với các LVS khác của nước ta Từ đó, đánh giá được tiềm năng và dự báo nguồn nước, nhu cầu sử dụng nước theo các TLV sông Srêpôk đến năm 2020 có xét đến BĐKH

- Luận án đã đề xuất được các giải pháp khai thác, sử dụng nước hợp lí và bảo vệ TNN nhằm đảm bảo đáp ứng nguồn nước cho phát triển bền vững KT-XH trên các TLV sông Srêpôk

VII Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án

* Ý nghĩa khoa học

- Bổ sung cơ sở phương pháp luận ĐGTH-TNN theo LVS;

- Kết quả nghiên cứu của luận án giúp cho việc quy hoạch, phát triển KT-XH cũng như quản lí hiệu quả TNN gắn với bảo vệ môi trường LVS Srêpôk

* Ý nghĩa thực tiễn

Việc nghiên cứu, ĐGTNN là cơ sở khoa học cho những giải pháp phù hợp trong khai thác, sử dụng và bảo vệ TNN từ đó giảm thiểu được các mâu thuẫn trong sử dụng nước, góp phần xóa đói, giảm nghèo và phát triển bền vững KT-XH thuộc phạm vi LVS Srêpôk

VIII Cơ sở tài liệu

- Tài liệu khí tượng: Số liệu thống kê và số liệu dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia

- Số liệu mưa từ kết quả quan trắc nhiều năm của 23 trạm đo mưa (từ 1958 - 2012); Số liệu dòng chảy 16 trạm thủy văn có thời gian quan trắc dài (từ 1977 - 2012); Tài liệu nước dưới đất của Đoàn ĐCTV-ĐCCT 704, đề tài KC02.2009, KC.08.05

- Bản đồ địa chất các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk - Đắk Nông, Lâm Đồng và Tây Nguyên, tỉ lệ 1/50.000, 1/100.000, 1/200.000 của Liên đoàn địa chất 704

- Bản đồ thổ nhưỡng và hiện trạng sử dụng đất tỉ lệ 1/50.000, 1/100.000 của các tỉnh Tây Nguyên

- Báo cáo tổng hợp dự án quy hoạch thủy lợi các tỉnh Gia Lai, Đắk

Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng (năm 2007, 2008) có bổ sung đến năm 2013

- Niên giám thống kê 2013 các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk Nông, Lâm Đồng

- Báo cáo MT các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng

- Báo cáo tổng hợp Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH đến năm

Trang 8

2010, 2015, 2020 các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng

- Đề tài KHCN cấp Nhà nước TN3/T02: “Nghiên cứu cơ sở khoa học cho giải pháp tổng thể giải quyết các mâu thuẫn lợi ích trong việc khai thác sử dụng tài nguyên nước lãnh thổ Tây Nguyên”, mà

tác giả là thành viên tham gia thực hiện

- Dự án QH-K.5519-QĐ/BNN: Quy hoạch sử dụng tổng hợp và bảo vệ nguồn nước lưu vực sông Srêpôk của Viện Quy hoạch thủy lợi

- Tài liệu, hình ảnh về dòng chảy, MT, các hoạt động khai thác nước, tình hình hạn hán do quá trình đi thực địa của tác giả thu thập được

IX Cấu trúc luận án

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục, luận án gồm 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và tổng quan các nghiên cứu, ĐGTNN Chương 2: Phân tích các nhân tố hình thành và ảnh hưởng đến tài nguyên nước lưu vực sông Srêpôk

Chương 3: Đánh giá tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông

Srêpôk đến năm 2020 có xét đến biến đổi khí hậu

Chương 4: Cân bằng nước và các giải pháp khai thác, sử dụng

hợp lí TNN lưu vực sông Srêpôk phục vụ PTBV kinh tế - xã hội Luận án được triển khai theo các bước nghiên cứu sau (hình 1):

Trang 9

Hình 1 Sơ đồ tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu TNN lưu vực

sông Srêpôk của luận án

Trang 10

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU,

ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN NƯỚC 1.1 Cơ sở lí luận về nghiên cứu, đánh giá tài nguyên nước

- Theo Luật TNN số 17/2012/QH13: “Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước; mặt khác nước cũng có thể gây ra tai họa cho con người và môi trường”

- Tài nguyên nước: “TNN bao gồm các nguồn nước mặt, nước

mưa, nước dưới đất, nước biển thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã

hội chủ nghĩa Việt Nam”

- Lưu vực sông: “LVS là vùng đất mà trong phạm vi đó nước mặt, nước dưới đất chảy tự nhiên vào sông và thoát ra một cửa chung hoặc thoát ra biển”

- Phát triển bền vững: “PTBV là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường”

- Phát triển bền vững tài nguyên nước: “Phát triển TNN là biện pháp nhằm nâng cao khả năng khai thác, sử dụng bền vững TNN và nâng cao giá trị của TNN”

- BĐKH: “BĐKH Trái Đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định từ tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm Sự biển đổi

có thế là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình Sự BĐKH có thể giới hạn trong một vùng nhất định hay có thế xuất hiện trên toàn địa cầu”

- Đánh giá tài nguyên nước: “ĐGTNN được hiểu là việc xác định

số lượng, chất lượng, giá trị, khả năng sử dụng và mức độ ảnh hưởng của chúng đối với sự phát triển KT-XH, cũng như ảnh hưởng của các hoạt động KT-XH đối với các nguồn nước”

- Dòng chảy tối thiểu: “DCTT là dòng chảy ở mức thấp nhất cần thiết để duy trì dòng sông hoặc đoạn sông, bảo đảm sự phát triển bình thường của hệ sinh thái thủy sinh và bảo đảm mức tối thiểu cho khai thác, sử dụng TNN của các đối tượng sử dụng nước theo thứ tự

ưu tiên đã đươc xác định trong quy hoạch LVS”

Trang 11

1.2 Tổng quan về nghiên cứu, đánh giá tài nguyên nước

1.2.1 Trên thế giới:

Từ lâu, ở nhiều nơi trên thế giới đã chú ý đến việc nghiên cứu, đánh giá các nguồn nước nhằm khai thác hợp lý và bảo vệ TNN Để thực hiện nội dung đó đã có nhiều tổ chức quốc tế được thành lập chuyên nghiên cứu về các vấn đề của nước, hỗ trợ hoặc tư vấn cho các quốc gia trong vấn đề quản lí TNN, như IWMI, UN-Water, Hiệp ước hợp tác, bảo vệ

và sử dụng bền vững LVS Đa-Nuýp, Ủy ban Quốc tế Bảo vệ sông

Rhine (ICPR), Ủy ban LVS Murray – Darling của Australia, Ủy hội Sông Mê Công (MRC) Tại các nước phát triển đã sớm triển khai các chương trình, phương án trong bảo vệ TNN cho mục đích PTBV, điển hình như ở Mỹ, Australia, Pháp

Đặc biệt với sự hỗ trợ của máy tính điện tử, sự ra đời và ứng dụng các mô hình toán thủy văn vào quá trình nghiên cứu đã làm cho kết quả nghiên cứu TNN ngày càng tiện lợi, chính xác hơn

Gần đây nhất có Đề tài trọng điểm cấp Nhà nước mã số TN3/T02

(2015): “Nghiên cứu cơ sở khoa học cho giải pháp tổng thể giải

Trang 12

quyết các mâu thuẫn lợi ích trong việc khai thác sử dụng TNN lãnh thổ Tây Nguyên”, do TS Nguyễn Lập Dân làm chủ nhiệm Đề tài đã

phân tích đánh giá và dự báo được các tác động của công trình khai thác sử dụng TNN trên lãnh thổ Tây Nguyên, phân tích, xác định các mâu thuẫn trong sử dụng nước từ đó đề xuất các giải pháp tổng thể giải quyết các mâu thuẫn và đưa ra các mô hình sử dụng hiệu quả TNN nhằm giảm thiểu các tác động bất lợi (lũ lụt, hạn hán)

1.2.4 Lưu vực sông Srêpôk

LVS Srêpôk lớn, bao trùm 4/5 tỉnh Tây Nguyên, chảy qua vùng đất

đỏ bazan rộng lớn và là vùng trồng cây CN chủ yếu và quan trọng nên

đã có nhiều nghiên cứu về TNN, thủy văn và LVS Như bộ “Atlas tổng hợp TNN lưu vực sông Srêpôk” (2006), dự án “Quy hoạch sử dụng tổng hợp và bảo vệ nguồn nước LVS Srêpôk và vùng phụ cận” (2005), “Cập nhật nghiên cứu tác động MT do phát triển thủy điện và tưới trên LVS

Sê San và Srêpôk đến hạ du Campuchia” (2008)…các nghiên cứu đã

làm rõ đặc điểm về ĐKTN, TNN, thủy văn của LVS Srêpôk

Như vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu các vấn đề liên quan đến TNN, LVS, thủy văn và giải quyết các mối quan hệ giữa TNN với ĐKTN, KT-XH, quản lí, bảo vệ và khai thác TNN trên LVS Những công trình nghiên cứu này đã đóng góp rất lớn cả về lý luận và thực tiễn cho công tác nghiên cứu TNN nói chung và TNN trên LVS Srêpôk nói riêng Tuy nhiên, các nghiên cứu nhìn chung đi sâu vào ĐGTNN mà ít có sự thiết lập các mối quan hệ giữa các yếu tố TNN, giữa TN với các yếu tố KT-XH trên quan điểm Địa lí tổng hợp, nên chưa làm rõ được vai trò của từng yếu tố TN hay KT-XH có tác động với các mức độ nhất định đến TNN, chưa hoặc ít xem xét tác động BĐKH trên cơ sở các KBBĐKH, để

có dự báo biến động TNN cho nhiều diễn biến khác nhau xảy ra trên LV phục vụ cho phát triển bền vững KT-XH Để giải quyết được những vấn

đề trên luận án cần phải:

- Thực hiện đánh giá tổng hợp ĐKTN, KT-XH từ đó xác lập các mối quan hệ giữa các nhân tố trong hình thành và phát triển TNN;

- ĐGTH các nguồn nước, dự báo nguồn nước và nhu cầu nước trên phạm vi các TLV đến 2020 gắn với định hướng phát triển KT-XH và

sự tác động của BĐKH theo kịch bản B2

1.3 Tiểu kết chương 1

- Trên cơ sở lựa chọn và khái quát một số khái niệm về TNN, LVS, PTBV TNN luận án đã nêu bật cơ sở lý luận ĐGTNN là việc

Trang 13

xác định số lượng, chất lượng, giá trị, khả năng sử dụng và mức độ ảnh hưởng của nguồn nước đối với phát triển KT-XH cũng như ảnh hưởng của các hoạt động KT-XH TNN được đánh giá bởi ba đặc trưng cơ bản là lượng, chất lượng, động thái và gồm hai nội dung đánh giá là theo yếu tố và theo lãnh thổ

- Các nghiên cứu, ĐGTNN đã được tiến hành từ rất sớm và chú trọng vào xác định về số lượng, chất lượng, phân bố nguồn nước để phục vụ cho các mục đích khác nhau và cũng để QLTH-TNN và LVS Tuy nhiên, các nghiên cứu còn ít chú ý đến vai trò, mức độ chi phối của các yếu tố TN, KT-XH đến TNN; Vấn đề dự báo TNN gắn với phát triển KT-XH và quy hoạch lãnh thổ còn hạn chế, chưa sử dụng KBBĐKH để dự báo biến động nguồn nước, không chú trọng đến vai trò của DCTT đối với các mối quan hệ sử dụng nước trên LVS Các giải pháp tập trung vào hướng chuyên ngành quản lí TNN

mà ít đề cập đến phát triển KT-XH theo ngành hoặc theo TLV

Từ kết quả tổng quan đã đặt ra cho luận án việc vận dụng, kế thừa

cơ sở lí luận và các phương pháp nghiên cứu, đánh giá TNN cũng như các nội dung cần thực hiện trong ĐGTNN lưu vực sông Srêpôk

Chương 2 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SRÊPÔK 2.1 Các nhân tố tự nhiên

2.1.1 Vị trí địa lí và phạm vi lưu vực

LVS Srêpôk thuộc lãnh thổ Việt Nam nằm ở phía Tây của dãy Trường Sơn, trong pha ̣m vi từ 11053’-13055’ Bắc và 107030’-108045’ Đông, trải rộng trên địa bàn 4 tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng) Vị trí này làm cho LVS chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa Tây Nam gây mưa chính trên LV, nhưng có sự phân biệt 2 mùa mưa, mùa khô sâu sắc, làm cho nguồn nước phân phối rất không đều giữa hai mùa; Phạm vi LVS Srêpôk rộng nên có sự phân hóa phức tạp về mưa và TNN

2.1.2 Địa chất cấu tạo

- Địa chất cấu tạo: Thuộc ba đới kiến trúc chính là đới Kon Tum, đới Srêpôk và đới Đà Lạt Có mặt khá đầy đủ các phân vị địa tầng từ Arkei đến Đệ Tứ Trong đó các trầm tích Neogen và lớp phủ bazan tuổi Neogen - Đệ Tứ là nhóm quan trọng nhất về địa chất thủy văn

2.1.3 Địa chất thủy văn

Ngày đăng: 29/04/2017, 12:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w