GIẢIPHÁPNÂNGCAO VAI TRÒCỦAVỐNĐẦUTƯVỚIPHÁTTRIỂNKINHTẾ XÃ HỘIHUYỆNGIABÌNH I. Phương hướng pháttriểnkinhtế - xãhộihuyệnGiaBình đến năm 2015 1. Quan điểm pháttriển *) Ưu tiên tăng trưởng kinhtế cao, hiệu quả nhưng phải bền vững trên cơ sở đổi mới cơ cấu kinhtế theo hướng CNH – HĐH gắn với quá trình đô thị hóa, xây dựng nông thôn theo hướng đô thị hóa văn minh, xây dựng các khu, cụm công nghiệp và mạng lưới kết cấu hạ tầng hiện đại. Tập trung khai thác và phát huy các lợi thế so sánh về vị trí địa lý và nguồn nhân lực của huyện. *) Pháttriểnkinhtế nhiều thành phần, năng động, linh hoạt và hiệu quả phù hợp vớikinhtế thị trường. Gắn pháttriểnkinhtếcủahuyệnvớipháttriểnkinhtế chung của toàn tỉnh. Kết hợp tiềm năngcủahuyệnvới hoạt động đầutưtừ ngân sách của tỉnh và Trung Ương để thu hút đầutưtừ các khu vực khác ngoài huyện. *) Kết hợp chặt chẽ giữa phát triểnkinhtếvớipháttriểnxã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng nhằm tạo sự ổn định vững chắc cho mục tiêu tăng trưởng, trong đó coi trọng nhân tố con người bao gồm việc nângcao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực và đội ngũ cán bộ. 2. Mục tiêu pháttriển và một số chỉ tiêu cụ thể ( 1 ) *) Kinhtế Tốc độ tăng trưởng kinhtế theo giá trị gia tăng củahuyệnGiaBìnhbình quân cả giai đoạn 2011 – 2015 đạt trên 13 %/năm trong đó CN – XD tăng 17 – 18%/năm; Dịch vụ khoảng 12 – 19%/năm; Nông – Lâm – Thủy sản tăng trên 3%/năm. Giá trị sản xuất bình quân đầu người (theo giá hiện hành) đến năm 2010 đạt trên 15 triệu đồng/người, năm 2015 đạt trên 25 triệu đồng/người. Đưa cơ cấu kinhtế theo hướng ưu tiên pháttriển công nghiệp. Tỷ trọng khối Nông nghiệp năm 2010 khoảng 40%, năm 2015 khoảng 30%; Tỷ trọng CN – XD năm 2010 đạt 30% năm 2010 và năm 2015 đạt trên 38%; Tỷ trọng khối ngành Dịch vụ chiếm khoảng 30% năm 2010 và 32% năm 2015. Để đạt được các mục tiêu pháttriển KH-XH như trên huyện có phương án tăng trưởng như sau: Bảng 19: Phương án tăng trưởng giai đoạn 2011 - 2015 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2010 Năm 2015 Nhịp độ tăng trưởng (%) 2006 - 2010 2011 - 2015 1( ) Báo cáo quy hoạch tổng thể kinhtế - xãhộihuyệnGiaBình đến năm 2020 Tổng giá trị sản xuất (giá so sánh năm 1994) 794.805 1.306.848 1353.000 12.46 13 Tỷ trọng so với tỉnh (%) 8.5 9.0 9.5 Nguồn: Báo cáo quy hoạch tổng thể kinhtế - xãhộihuyệnGiaBình đến năm 2020 Tổng nhu cầu vốnđầutư tính theo phương án này là 5000 tỷ đồng (tính theo giá so sánh 1994), bình quân 1000 tỷ đồng/năm giai đoạn 2011- 2015. Trong đó vốnđầutưtừ ngân sách địa phương đáp ứng được 28- 30% nhu cầu vốn, nguồn vốntừ các cá nhân, doanh nghiệp ước tính chiếm khoảng 20 -25% nhu cầu vốnđầu tư. Vốn tín dụng và liên doanh, liên kết với các địa phương ước tính đáp ứng được 20 – 22% tổng nhu cầu đầu tư. Phần vốn còn thiếu xin hỗ trợtừ cấp trên và từ các tổ chức khác. Phương án này tính toán dựa trên việc huy động tối đa các nguồn lực củahuyện và tạo điều kiện thu hút đầutưtừ khu vực ngoài huyện, các khu, cụm công nghiệp thu hút được các dự án đầutư trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ. Đẩy mạnh pháttriển các làng nghề, ngành nghề truyền thống, khôi phục các làng nghề như: nghề nón là ở làng Môn Quảng, nghề trồng dưa ở làng Yên Việt. *) Xãhội Tốc độ tăng dân số tự nhiên củahuyện đạt dưới 0,93% vào năm 2010; khoảng 0,91% vào năm 2015. Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi đến2010 xuống 14%, đến năm 2015 xuống 10%. Hoàn thành phổ cập trung học phổ thông vào năm 2010 phấn đấu đến năm 2015 huyện có 100% trường đạt chuẩn quốc gia và 100% trường được kiên cố hóa. Kế hoạch năm 2010 có từ 10 – 15% số lao động được đào tạo nghề và năm 2015 con số này tăng lên 30%. Trung bình mỗi năm huyệngiải quyết việc làm cho 1500 – 2000 người trong độ tuổi lao động và kế hoạch năm 2015 giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị xuống 3%. Ngoài ra, kế hoạch củahuyện đến năm 2015 giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 1,5 – 2%/năm. Kế hoạch đến năm 2010 có 80% số hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh và năm 2015 khoảng 90% số hộ gia đình sử dụng nước sạch hợp vệ sinh. *) An ninh – Quốc phòng Giữ vững trật tựxãhội và an ninh quốc gia, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân. Gắn phát triểnkinhtếxãhội với củng cố quốc phòng – an ninh, từng bước xây dựng khu vực phòng thủ huyện ngày càng vững chắc. *) Tài nguyên và môi trường Về tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo tồn và tôn tạo các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể với mục tiêu pháttriển khu du lịch sinh thái. Về môi trường, phấn đấu 100% xã, thị trấn có đội tự quản về vệ sinh môi trường, 100% hộ gia đình cam kết bảo vệ môi trường trước năm 2010 và 100% rác thải, nước thải y tế, trên 70% rác thải sinh hoạt, chất thải trong sản xuất được thu gom xử lý bằng công nghệ thích hợp và đến năm 2015 sẽ có 100% chất thải trong sản xuất được thu gom xử lý đạt tiêu chuẩn. II. Phương hướng huy động và sử dụng vốnđầutư vào pháttriểnkinhtế - xãhộihuyện trong thời gian tới 1. Phương hướng huy động vốn đầutưpháttriểnkinhtế - xãhộiVốn ngân sách: Tăng tỷ lệ tích lũy nội bộ và có các biện pháp khuyến khích tiết kiệm cho đầutưphát triển. Kêu gọi Trung ương và tỉnh đầutu vào các công trình kết cấu hạ tầng lớn của mạng lưới giao thông, cung cấp điện, thủy lợi… Vốntừ hộ gia đình và các doanh nghiệp: Cải cách hành chính, tạo môi trường đầutư thông thoáng và có các biện pháp khuyến khích nhân dân và các doanh nghiệp bỏ vốn vào xây dựng, mở rộng sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện. Vốn tín dụng và liên doanh, liên kết với các địa phương ngoài huyện: Cải cách hành chính, tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút các dự án đầutư trực tiếp nước ngoài và từ tỉnh ngoài, khuyến khích các dự án đang hoạt động mở rộng đầutư mở rộng sản xuất. 2. Phương hướng sử dụng vốnđầutư vào pháttriểnkinhtế - xãhội Nguồn vốn ngân sách nhà nước: Sẽ được tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng kinhtế - xãhội bao gồm đường giao thông, kể cả giao thông nông thôn, cầu cống, chương trình cấp nước sạch, pháttriển mạng lưới điện, pháttriển hệ thống thuỷ lợi, phủ xanh đồi trọc, các chương trình pháttriển giáo dục đào tạo, văn hoá, y tế, xã hội, chương trình xoá đói giảm nghèo; đầutư vào hàng hoá, dịch vụ cho an ninh, quốc phòng .; tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nguồn vốncủa các thành phần kinhtế hoặc vốnđầutư trực tiếp của nước ngoài. Nguồn vốncủa dân cư và tư nhân: Sẽ được khuyến khích trực tiếp đầutư vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh theo định hướng của kế hoạch; với bất kỳ hình thức đầutư nào như liên doanh liên kết, hợp tác đầutưvới các thành phần kinhtế trong nước và ngoài nước. Chủ đầutư sẽ tìm kiếm cơ hộiđầutư thông qua những chính sách khuyến khích của Đảng và nhà nước trong kỳ kế hoạch và thông qua tín hiệu của thị trường. III. Một số giảiphápnângcaovaitrò vốn đầutưvớipháttriểnkinhtế - xãhộihuyệnGia Bình. a. Giảiphápnângcao khả năng huy động và sử dụng vốn ngân sách 1.1 Giảiphápnângcao khả năng huy động vốn ngân sách nhà nước Thứ nhất, tăng tỷ trọng thuế trực thu trong NSNN. Tăng tỷ trọng bằng cách mở rộng diện nộp thuế thu nhập đối với đối tượng là doanh nghiệp và cá nhân có thu nhập cao trên địa bàn huyện nhằm tạo nguồn thu ổn định và điều tiết thu nhập tạo công bằng xã hội. Tuy nhiên, việc mở rộng cơ sở thuế đối với nhóm người có thu nhập thấp hơn phải được tiến hành dần dần để tránh tác dụng ngược. Thứ hai, quan tâm nhiều hơn đến thuế đánh vào tài sản nhằm khuyến khích sử dụng các loại tài sản tài nguyên hợp lý và hiệu quả. Bên cạnh đó, việc đánh thuế tài sản vào tài sản bất động sản đã giúp giảm hiện tượng đầu cơ. Thứ ba, xem xét kỹ các đối tượng được miễn trừ do miễn trừ thuế sẽ phá vỡ chuỗi thuế giá trị gia tăng, một trong những nguồn thu chính từ thuế trong ngân sách. Thứ tư, tăng cường tuyên truyền đối với các đối tượng nộp thuế trên địa bàn huyện nhằm nângcao ý thức chấp hành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định củapháp luật. Dần dần đưa ý thức chấp hành pháp luật mói chung và luật thuế nói riêng trở thành một tiêu chuẩn đo lường đạo đức xã hội. Thứ năm, thường xuyên đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra thuế…nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm trong việc thực hiện chính sách thuế. Nghiên cứu và đưa ra những kiến nghị đối với các cơ quan các cấp có thẩm quyền tỉnh Bắc Ninh ban hành qui chế phối hợp giữa các cơ quan chức năngcủa Nhà nước với cơ quan quản lý thuế để cung cấp thông tin và thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý thu thuế. Thứ sáu, đẩy mạnh cải cách hành chính, nângcao quyền hạn, trách nhiệm và hiệu lực của bộ máy quản lý thuế trên địa bàn huyện. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nângcao trình độ cán bộ thuế để họ có được nghiệp vụ chuyên sâu về quản lý thuế theo phương pháp hiện đại, nângcao trình độ nghiệp vụ quản lý hành thu, trình độ ứng dụng thành thạo công nghệ tin học…Tăng cường giáo dục phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, thái độ phục vụ tận tụy, công tâm khách quan, phong cách làm việc khoa học cho cán bộ thuế của huyện. Nângcaonăng lực quản lý nhân sự, thực hiện luân chuyển cấn bộ và luân phiên công việc để chống các tiêu cực nảy sinh trong công tác quản lý thuế. Đi đôi vớivới điều đó cần thực hiện tinh giảm biên chế, sử dụng kinh phí hợp lý, tiết kiệm để có thể nângcao thu nhập chính đáng cho cán bộ quản lý thuế. 1.2 Giảiphápnângcao khả năng sử dụng vốn ngân sách nhà nước Thứ nhất, phân bổ chi tiêu NSNN sẽ được dựa vào mục đích kinh tế, kết quả đầu ra mong muốn gắn liền với các chiến lược cấp quốc gia và cấp ngành trên cơ sở phân tích chính sách trong khuôn khổ chi tiêu trung hạn. Thứ hai, tăng cường hiệu quả quản lý chi tiêu công trên cơ sở minh bạch những ưu tiên, mục tiêu và thay đổi cung cách hoạt động của người quản lý ở cấp huyện, cấp xã và cấp thôn. Thứ ba, phối hợp cân đối giữa chi đầutư và chi thường xuyên từ NSNN. Việc ưu tiên cho chi đầutưpháttriển là cần thiết nhưng cần phải chú trọng cả cơ cấu, chất lượng và tính bền vững củađầu tư. Trước khi chưa có một khuôn khổ tài chính trung hạn cần phải thiết lập một cơ chế đối thoại và làm việc chung giưa cơ quan kế hoạch – đầutư và cơ quan tài chính ở cấp địa phương để kết hợp việc lập kế hoạch phần ngân sách chi thường xuyên với các chương trình đầutư công, thay vì chỉ dừng lại ở phân chia trách nhiệm giữa công tác lập kế hoạch và tài chính như quy định hiện nay. Thứ tư, giảm chi NSNN tức giảm chi thường xuyên bằng cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị, cơ quan hành chính sự nghiệp. Đối với các đơn vị không có thu thực hiện khoán chi. 2. Giảiphápnângcao khả năng huy động và sử dụng vốncủa các doanh nghiệp Cùng với quá trình cải cách kinh tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng trở thành một bộ phận kinhtế quan trọng của nền kinh tế. Nhưng kinh doanh với quá ít vốn là khó khăn lớn để nângcao hiệu quả sử dụng vốn đối với sự pháttriểncủa doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện.Vì vậy, các cơ quan quản lý Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý và hỗ trợ cho các doanh nghiệp này pháttriển thông qua các giảipháp sau đây. 2.1 Khả năng huy động vốncủa các doanh nghiệp Thực hiện công khai hóa quy hoạch pháttriểnkinhtế - xãhội và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện, các cấp quản lý cần tạo điều kiện thuận lợi dành quỹ đất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có mặt bằng sản xuất phù hợp, có chính sách khuyến khích xây dựng các khu, cụm công nghiệp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có mặt bằng xây dựng tập trung cơ sở sản xuất và được ưu đãi trong việc thuê đất, chuyển nhượng, thế chấp theo qui định củapháp luật như: Cụm công nghiệp đúc đồng ở Đại Bái. Đưa ra các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong huyện thâm nhập vào thị trường mới bởi các doanh nghiệp có thể gặp nhiều rủi ro trong quá trình hoạt đống sản xuất kinh doanh. Đẩy mạnh hoạt động bảo lãnh tín dụng nhằm giúp các doanh nghiệp huy động vốn trên thị trường vốn dễ dàng hơn. Cần có các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp khác trong sản xuất kinh doanh ở trong và ngoài địa bàn huyện nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nângcaonăng lực cạnh tranh và giải quyết một phần nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 2.2 Hiệu quả sử dụng vốncủa các doanh nghiệp Tăng cường hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện thông qua việc kiến nghị lên cơ quan quản lý thuyế cấp trên hạ bớt thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp để doanh nghiệp có điều kiện tự tạo vốn, quỹ hỗ trợphát triển, hỗ trợ xúc tiến thương mại… Triển khai xây dựng hệ thống khai thác dữ liệu thông tin và tư vấn tài chính giúp cho các doanh nghiệp trên địa bàn huyệnpháttriển mạnh mẽ theo định hướng của Tỉnh Bắc Ninh và của cả nước. Tạo môi trường đầutư thông thoáng và đổi mới cơ chế quản lý, linh hoạt và đơn giản thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển. Mở các lớp đào tạo nângcao kỹ năng quản lý, các khoá tập huấn về quản trị kinh doanh cho giám đốc và cán bộ quản lý doanh nghiệp tại huyện. 3. Giảiphápnângcao khả năng huy động và sử dụng vốncủa dân cư và hộ gia đình 3.1 Nângcao khả năng huy động tiết kiệm của dân cư và hộ gia đình. Tiết kiệm trong dân cư là rất lớn, cần tạo điều kiện cho khu vực này tiếp cận với thị trường tài chính, các tổ chức trung gian như ngân hàng, công ty bảo hiểm… Ngân hàng, các tổ chức tín dụng huy động tiết kiệm (nguồn vốn nhàn rỗi) từ các cá nhân, tổ chức khác không có nhu cầu sử dụng với mục đích chuyển vốn cho các chủ thể khác có nhu cầu về vốn để hoạt động sản xuất, kinh doanh. Để huy động nguồn vốn trong dân cư hiệu quả đòi hỏi một số yêu cầu đối với hệ thống ngân hàng trên địa bàn như sau: Pháttriển mạnh mẽ hơn nữa các hợp tác xã tín dụng trên địa bàn huyện, đặc biệt là mở rộng các quỹ tín dụng nhân dân đến các xã , thị trấn để đáp ứng nhu cầu tiền gửi và đi vay của nông dân, hộ buôn bán, hộ tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn … khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết lập quỹ đầutưpháttriểncủa huyện, mở rộng các loại hình bảo hiểm, các công ty bảo hiểm, công ty tài chính … để thu hút có hiệu quả các nguồn vốn . Đưa ra mức lãi suất hấp dẫn, linh hoạt và đơn giản hóa các thủ tục nhằm tăng khả năng huy động tiền gửi từ các nhân và hộ gia đình. Tiếp tục đầutư cho các lĩnh vực GD – ĐT, y tế, văn hóa để nângcao trình độ dân trí, chất lượng lao động của nguồn nhân lực trên địa bàn huyện. Tổ chức các hình thức xúc tiến, hỗ trợ và giới thiệu việc làm nhằm gia tăng thu nhập của người dân. 3.2 Nângcao hiệu quả sử dụng vốnđầutưcủa các nhân và hộ gia đình Mọi nguồn vốn trong xãhội không nhất thiết phải tập trung vào hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng.Do đó, hiệu quả sử dụng vốncủa cá nhân và hộ gia đình được nângcao khi các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện khuyến khích người dân tựđầu tư, bỏ vốn ra kinh doanh hoặc mở ra nhiều hình thức đầutư khác nhau. UBND tỉnh Bắc Ninh và huyệnGiaBình cần xác lập cơ cấu kinhtếtừ đó xác định cơ cấu đầutư cho từng ngành và cần phải hoạch định chính sách đầutư đúng đắn nhằm khuyến khích, hạn chế hoặc điều chỉnh đầutư vào các ngành, lĩnh vực theo cơ cấu dự kiến. UBND tỉnh Bắc Ninh và huyệnGiaBình cần có các chính sách ưu đãi, bảo hộ khuyến khích người dân bỏ vốnđầutư vào các dự án đã được phê duyệt , nhất là khuyến khích bỏ vốnđầutư tận thôn , xã để lập các xí nghiệp.Để làm được việc này, UBND cấp tỉnh cần tạo những điều kiện tối thiểu về điện, nước, giao thông, cung cấp tốt các dịch vụ đầu tưnhư điều tra thị trường, tư vấn đầu tư, giới thiệu đối tác, hỗ trợ thành lập doanh nghiệp … Để thuận tiện cho việc đầutưpháttriển sản xuất kinh doanh . Thêm vào đó, cần khuyến khích các hộ gia đình pháttriển các ngành nghề phụ, đặc biệt là những nơi có ngành nghề truyền thống như: Xuân Lai, Lãng Ngâm, Đại Bái. HuyệnGiaBình cần tạo môi trường đầutư thông thoáng và thực hiện theo quy định củapháp luật để người dân dễ dàng bỏ vốnđầu tư. Đẩy mạnh công tác thực hiện các chính sách xãhội hoá đầutưpháttriểnkinh tế, sự nghiệp giáo dục, y tế nhằm huy động thêm nguồn lực của nhân dân. Có chính sách đào tạo nghề cho lao động chuyển đổi sang hoạt động sản xuất phi nông nghiệp. Chú trọng xây dựng nhân lực có kỹ thuật, có trình độ cho sản xuất kinh doanh. Lao động trong nhóm ngành Nông – Lâm – Thủy sản còn chiếm tỷ trọng cao do đó khuyến khích, hỗ trợ vốn, đào tạo dạy nghề và pháttriển các làng nghề truyền thống và du nhập nghề mới đã giúp giải quyết việc làm cho lao động khu vực nông nghiệp nông thôn. 4. Các giảipháp huy động vốn ngoài địa bàn huyện Huy động vốn ngoài địa bàn huyện được thực hiện thông qua các hình thức liên doanh, hợp tác giữa các doanh nghiệp trong huyệnvới các doanh nghiệp ngoài huyện. Để đẩy mạnh liên doanh, hợp tác này, cần thực hiện các biện pháp sau: Thứ nhất, huyệnGiaBình căn cứ vào điều kiện pháttriểnkinhtế - xã hội, đặc điểm và vị trí địa lý để xác định lợi thế về pháttriển ngành, lĩnh vực để từ đó lựa chọn các địa phương, doanh nghiệp ngoài vùng cần đến sự liên doanh, hợp tác, đầutư trực tiếp để xúc tiến việc kêu gọi đầu tư. Thứ hai, tạo môi trường liên doanh, hợp tác, đầutư thuận lợi như: tạo điều kiện về mặt bằng, ưu đãi giá cho thuê đất, có chính sách pháttriển thị trường tiêu thụ, tháo gỡ kịp thời những khó khăn , vướng mắc trong quá trình liên doanh, hợp tác, đầutư … Hình thức liên doanh, hợp tác đầutư có khó khăn vì tiềm năng về vốn đều thiếu do đó sẽ hạn chế mức độ thực hiện, nhưng hình thức liên doanh hợp tác này giúp các bên tham gia có thể khai thác lợi thế của đối tác và góp phần huy động vốn cho vùng để pháttriểnkinh tế. Do đó, các chủ thể kinhtế cũng như các nhà quản lý cần quan tâm đến kênh huy động vốn này. KẾT LUẬN Qua phân tích thực trạng của việc huy động và sử dụng vốnđầutư trong quá trình pháttriểnkinhtế - xãhộihuyệnGiaBình phần nào cho thấy vaitrò quan trọng củavốn đối với tăng trưởng kinhtế và pháttriểnxãhộicủahuyệnGia Bình. Từ đó, ta có thể có một cái nhìn tổng quan trên phương diện vĩ mô về tình hình huy động và sử dụng vốncủahuyệnGiaBình trong thời gian qua. Tuy nhiên, so với tiềm năng và nhu cầu thì giá trị huy động được là chưa nhiều, nhất là trong tương lai, khi mà nhu cầu về vốnđầutư tăng nhanh theo cấp số nhân và đặc biệt hiệu quả sử dụng vốncủa các khu vực còn chưa cao. Trong chuyên đề tôi đã đưa ra một số giảipháp tăng cường khả năng huy động và sử dụng vốnđầutư cho thời gian tới, nhằm cải thiện hoạt động huy động vốnđầutư đáp ứng mục tiêu pháttriểnkinhtế - xãhộihuyện trong thời gian tới. Tuy nhiên, các giảipháp chỉ xét trên phương diện vĩ mô ở thời điểm hiện tại, việc áp dụng trong thực tế cần phải linh hoạt và chủ động theo tình hình cụ thể từng thời kỳ đi kèm sự biến đổi không ngừng củakinhtế cả nước. . GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN GIA BÌNH I. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội huyện Gia Bình. nâng cao vai trò vốn đầu tư với phát triển kinh tế - xã hội huyện Gia Bình. a. Giải pháp nâng cao khả năng huy động và sử dụng vốn ngân sách 1.1 Giải pháp