1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA LAO ĐỘNG NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN Ở HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN

132 915 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 132
Dung lượng 1,56 MB

Nội dung

Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường lấy kinh tế hộlàm đơn vị sản xuất cơ sở như hiện nay, lao động nữ phải làm việc nhiều hơn về sốlượng công việc trong và ngoài gia đình, nhưng sức kh

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC CÁC BẢNG ix

DANH MỤC CÁC BIỂU, SƠ ĐỒ xi

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

5 Bố cục luận văn 4

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ LAO ĐỘNG NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN 5

1.1.1 Cơ sở lý luận 5

1.1.1.1 Quan điểm về giới tính và giới 5

1.1.1.2 Quan niệm về lao động và người lao động 8

1.1.1.3 Hộ nông dân và kinh tế hộ nông dân 9

1.1.1.4 Vị trí và vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế xã hội 10

1.1.1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế hộ nông dân 13

1.1.2 Vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế xã hội ở một số nước trên Thế giới và ở Việt Nam 16

1.1.2.1 Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế xã hội ở một số nước trên thế giới 16

1.1.2.2 Vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ nông thôn ở một số địa phương Việt Nam 18

Trang 2

1.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28

1.2.1 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu 28

1.2.1.1 Chọn điểm nghiên cứu và mẫu nghiên cứu 28

1.2.1.2 Phương pháp điều tra thu thập số liệu 30

1.2.1.3 Phương pháp điều tra nông thôn có sự tham gia (PRA) 31

1.2.2 Phương pháp xử lý số liệu 31

1.2.3 Phương pháp phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 31

1.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 32

1.2.4.1.Yêu cầu của các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế 32

1.2.4.2 Các chỉ tiêu phản ánh về hiệu quả sản xuất ý nghĩa của các chỉ tiêu và cách tính các chỉ tiêu đó 33

1.2.4.3 Các chỉ tiêu phản ánh về hiệu quả/ 1 lao động 34

1.2.4.4 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất/ 1ha 34

Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ VAI TRÒ LAO ĐỘNG NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN 35

2.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN 35

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 35

2.1.1.1 Vị trí địa lý 35

2.1.1.2 Đặc điểm đất đai 35

2.1.1.3 Đặc điểm địa hình, khí hậu, thủy văn 36

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 37

2.1.2.1 Tình hình dân số, dân tộc và lao động 37

2.1.2.2 Đặc điểm cơ sở hạ tầng 38

2.1.2.3 Một số kết quả đã đạt được về phát triển kinh tế - xã hội ở Huyện Đại từ - Tỉnh Thái nguyên 39

2.2 THỰC TRẠNG VAI TRÒ LAO ĐỘNG NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ CỦA HUYỆN ĐẠI TỪ 42

2.2.1 Thực trạng vai trò của lao động nữ trên địa bàn huyện Đại Từ 42

Trang 3

2.2.1.1 Lao động nữ theo các nhóm tuổi 42

2.2.1.2 Quy mô, cơ cấu lao động nữ 43

2.2.1.3 Trình độ học vấn của lao động nữ huyện Đại Từ 43

2.2.1.4 Trình độ chuyên môn kỹ thuật 44

2.2.1.5 Tình trạng lao động, việc làm của lao động nữ huyện Đại Từ 45

2.2.1.6 Sự tham gia của lao động nữ trong các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội của huyện 46

2.2.1.7 Mức độ kinh tế của các hộ dân Huyện Đại Từ 49

2.3 THỰC TRẠNG VAI TRÒ LAO ĐỘNG NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ Ở CÁC HỘ ĐIỀU TRA 49

2.3.1 Thực trạng sản xuất của các hộ điều tra 49

2.3.1.1 Cơ cấu các hộ điều tra theo dân tộc 49

2.3.1.2 Cơ cấu các hộ điều tra theo thu nhập 50

2.3.1.3 Các nguồn lực sản xuất chủ yếu của các hộ điều tra 51

2.3.1.4 Thực trạng lao động nữ trong các hộ điều tra 53

2.3.2 Tình hình sản xuất của các hộ điều tra 54

2.3.2.1 Tình hình sản xuất của các hộ theo dân tộc 54

2.3.2.2 Tình hình sản xuất của các nhóm hộ theo thu nhập 54

2.3.3 Vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế hộ 58

2.3.3.1 Vai trò của lao động nữ tham gia quản lý và điều hành sản xuất phát triển kinh tế hộ 58

2.3.3.2 Vai trò của lao động nữ trong việc sản xuất và ra quyết định phân công lao động trong hộ 60

2.3.3.3 Vai trò trong hoạt động tiếp cận khoa học kỹ thuật và kiến thức khuyến nông của lao động nữ 67

2.3.3.4 Vai trò trong kiểm soát các nguồn lực kinh tế hộ 71

2.3.3.5 Vai trò trong các định hướng của hộ 72

2.3.3.6 Vai trò trong sự phân công lao động trong sản xuất nông nghiệp 74

2.2.3.7 Vai trò trong hoạt động tiếp cận các kênh thông tin và quan hệ xã hội .75

Trang 4

2.3.3.8 Vai trò của lao động nữ trong quản lý tài chính của hộ 76

2.3.3.9 Vai trò trong việc nâng cao trình độ 77

2.3.3.10 Vai trò chăm công tác y tế và chăm sóc sức khoẻ 78

2.3.4 Những tồn tại và nguyên nhân làm hạn chế vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế hộ nông dân 79

2.3.4.1 Gánh nặng công việc 79

2.3.4.2 Trình độ văn hoá, chuyên môn thấp 80

2.3.4.3 Quyền trong việc ra quyết định ít 81

2.3.4.4 Cơ hội tiếp cận với các nguồn thông tin thấp 81

2.3.5 Phân tích nguyên nhân 83

2.3.5.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới thu nhập của hộ gia đình sử dụng hàm sản xuất 85

Chương 3: GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA LAO ĐỘNG NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN Ở HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN 87

3.1 QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU VỀ NÂNG CAO VAI TRÒ LAO ĐỘNG NỮ HUYỆN ĐẠI TỪ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN 87

3.1.1 Quan điểm nâng cao vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế hộ nông dân trên địa bàn huyện Đại Từ 87

3.1.2 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội huyện Đại Từ 87

3.1.2.1 Mục tiêu tổng quát 87

3.1.2.2 Các chỉ tiêu cụ thể về phát triển kinh tế xã hội huyện Đại từ trong thời gian tới 89

3.2 GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA LAO ĐỘNG NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ 91

3.2.1 Nhóm giải pháp chung về nâng cao vai trò lao động nữ 91

3.2.1.1 Quy hoạch và thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế nông thôn trong đó có kế hoạch sử dụng lao động nữ, các ngành nghề lao động nữ cho phù hợp 91

Trang 5

3.2.1.2 Chính sách ưu tiên đối với lao động nữ 91

3.2.1.3 Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ 91

3.2.1.4 Tăng cường nhận thức của xã hội về vấn đề giới nói chung và lao động nữ nói riêng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn theo định hướng xã hội chủ nghĩa 92

3.2.1.5 Tăng khả năng tiếp cận và kiểm soát của phụ nữ đối với các nguồn lực chủ yếu bao gồm đất đai, tín dụng, nguồn nước, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ công cộng 93

3.2.1.6 Đưa các chỉ tiêu về giới, các công cụ giám sát và đánh giá có phân tách giới vào chính sách, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển của nhà nước 94

3.2.1.7 Thực hiện cách thức làm việc mang tính nhạy cảm giới và đạt được bình đẳng giới trong các hoạt động nghiên cứu, cung cấp dịch vụ công tác đào tạo 95

3.2.1.8 Tăng cường tạo quyền và tăng khả năng tiếp cận của phụ nữ đối với quá trình ra quyết định ở các đơn vị chủ chốt như UBND các cấp, các trung tâm dạy nghề và doanh nghiệp 95

3.2.2 Các giải pháp liên quan đến đơn vị hành chính cấp xã 98

3.2.3 Các giải pháp cụ thể cho nông hộ 99

3.2.3.1 Giải pháp nâng cao vai trò lao động nữ trong tiếp cận và quản lý các nguồn lực của hộ 99

3.2.3.2 Giải pháp hoạt động khuyến nông và thông tin nông nghiệp đối với lao động nữ 101

3.2.3.3 Hỗ trợ vốn cho sản xuất 102

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 105

I KẾT LUẬN 105

II KHUYẾN NGHỊ 106

TÀI LIỆU THAM KHẢO 108

PHỤ LỤC 110

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Tỷ lệ phụ nữ tham gia công tác Đảng, chính quyền các cấp năm 2010 23

Bảng 1.2: Tỷ lệ lao động nữ đang làm việc phân theo ngành kinh tế năm 2010 tỉnh Thái Nguyên 25

Bảng 1.3: Tỷ lệ phụ nữ là đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp ở tỉnh Thái Nguyên nhiệm kỳ 2004-2009 26

Bảng 2.1 Tình hình sử dụng đất của huyện Đại Từ 36

Bảng 2.2 Trình độ chuyên môn của lao động nữ huyện Đại Từ 45

Bảng 2.3 Một số chỉ tiêu về lao động việc làm huyện Đại Từ 46

Bảng 2.4 Lực lượng lao động phân theo ngành nghề huyện Đại Từ 47

Bảng 2.5 Lực lượng lao động phân theo giới tính và ngành kinh tế của huyện Đại Từ 47

Bảng 2.6 Số lượng phụ nữ tham gia trong các cấp chính quyền 48

Bảng 2.7 Phân loại hộ theo mức sống của các hộ ở huyện Đại từ năm 2010 49

Bảng 2.8 Phân loại hộ điều tra theo dân tộc 50

Bảng 2.9 Phân hộ điều tra theo mức thu nhập 50

Bảng 2.10 Nguồn lực chủ yếu của các hộ nông dân năm 2010 52

Bảng 2.11 Tình hình lao động nữ trong các hộ điều tra 53

Bảng 2.12 Tình hình sản xuất của các hộ nông dân theo mức thu nhập 56

Bảng 2.13 Tình hình sản xuất của các hộ nông dân về các loại cây, con chính theo nhóm hộ 57

Bảng 2.14 Tỷ lệ nữ làm chủ hộ và tham gia quản lý điều hành SX 58

Bảng 2.15 Tổng hợp nguyên nhân dẫn tới phân biệt vai trò lao động nữ trong quản lý hộ và điều hành sản xuất 59

Bảng 2.16 Phân công lao động sản xuất trong trồng trọt theo thu nhập ở các hộ điều tra năm 2010 62

Bảng 2.17 Phân công lao động sản xuất trong chăn nuôi theo thu nhập ở các hộ điều tra năm 2010 63

Bảng 2.18 Thời gian lao động nông nghiệp trực tiếp trong năm 65

Bảng 2.19 Thời gian làm nội trợ và nghỉ ngơi hàng ngày của lao động nữ 66

Trang 9

Bảng 2.20 Tiếp cận thông tin sản xuất của lao động nữ 68

Bảng 2.21 Tỷ lệ tiếp cận kiến thức của lao động nữ trong các hộ điều tra 70

Bảng 2.22 Vai trò trong kiểm soát kinh tế, tài sản hộ gia đình 71

Bảng 2.23 Người ra quyết định các công việc lớn trong gia đình 73

Bảng 2.24 Tỷ lệ công việc lao động nam, Lao động nữ trong sản xuất nông nghiệp của các hộ ở các xã điều tra 75

Bảng 2.25 Phụ nữ với việc tiếp cận các kênh thông tin và quan hệ xã hội 76

Bảng 2.26 Quyền quản lý tài chính và ra quyết định trong gia đình 77

Bảng 2.27: Trình độ học vấn của phụ nữ 81

Bảng 2.28 Phân tích hồi quy về nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập hộ nông dân 85

Bảng 3.1 Dự kiến các hoạt động khuyến nông trong trên địa bàn huyện trong những năm tới 104

Trang 10

DANH MỤC CÁC BIỂU, SƠ ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu kinh tế ngành tại huyện Đại Từ năm 2005 và 2010 41

Biểu đồ 2.2 Lực lượng và cơ cấu nhóm tuổi của lao động nữ 42

Biểu đồ 2.3 Số lượng và cơ cấu trình độ học vấn ở nhóm lao động nữ huyện Đại Từ 44

Biểu đồ 2.4 Thời gian lao động sản xuất hàng ngày của phụ nữ 66

Biểu đồ 2.5 Tỷ lệ biết chữ giữa lao động nam và nữ theo thu nhập 78

Biểu đồ 2.6 Mức độ sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ 79

Biểu đồ 2.7 Thời gian làm việc trong ngày của lao động nữ trong một năm 80

Sơ đồ 3.1 Nhân tố tác động đến việc nâng cao vai trò phụ nữ 97

Trang 11

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Lịch sử Việt Nam phụ nữ giữ một vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh

tế xã hội Phụ nữ là những người chống giặc ngoại xâm kiên cường bất khuất,lao động cần cù, thông minh, sáng tạo, gìn giữ giống nòi và phát huy giá trị vănhóa dân tộc

Giải phóng phụ nữ, nâng cao năng lực và vị thế, vai trò của người phụ nữ,trong xã hội là một mục tiêu quan trọng, một cuộc đấu tranh vô cùng cam go, quyếtliệt và dai dẳng diễn ra trong mỗi con người, trong từng gia đình và toàn xã hội …Bình đẳng giới trở thành mục tiêu của sự phát triển đồng thời cũng trở thành vấn đềtrung tâm của phát triển và là một trong những mục tiêu tăng trưởng của quốc gia,xoá đói giảm nghèo và quản lý của Nhà nước

Việt Nam hiện nay phụ nữ góp một phần rất lớn vào quá trình phát triển củađất nước, thể hiện ở số nữ chiếm tỉ lệ cao trong lực lượng lao động Với hơn 50%dân số và gần 50% lực lượng lao động xã hội, ngày càng có nhiều phụ nữ tham giavào hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội và giữ những chức vụ quan trọng trong

bộ máy nhà nước Hơn 90% phụ nữ biết đọc, biết viết Tỷ lệ nữ tốt nghiệp đại học là36,24%; thạc sĩ 33,95%; tiến sĩ 25,69% Phụ nữ chiếm ưu thế trong một số ngànhnhư giáo dục, y tế, và dịch vụ Trong công tác chuyên môn, phụ nữ chiếm số đôngtrong các bộ môn văn học, ngôn ngữ, y dược, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên vàkinh tế

Hiện nay, tuy vai trò phụ nữ trên bình diện chung đã được phát huy, lao động

nữ đã đóng vai trò tích cực trong phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triểnkinh tế hộ nói riêng Nhưng trên thực tế nhiều nơi, đặc biệt là vùng đồng bào dântộc thiểu số do đặc thù về phong tục tập quán, trình độ dân trí thấp mà vai trò phụ

nữ trong từng gia đình, trong phát triển kinh tế hộ chưa được phát huy, chưa đượckhai thác tiềm năng, vẫn còn sự phân biệt đối xử

Trang 12

Trong công cuộc phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo, phụ nữ đã có vaitrò to lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên, huyện Đại Từnói chung và phát triển kinh tế của hộ gia đình nói riêng Tuy nhiên, sự đóng gópcủa lực lượng lao động nữ ở nông thôn lại chưa được ghi nhận một cách xứng đáng,chưa tương xứng với vị trí và vai trò của họ trong nền kinh tế, trong các quan hệ xãhội và trong đời sống gia đình Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường lấy kinh tế hộlàm đơn vị sản xuất cơ sở như hiện nay, lao động nữ phải làm việc nhiều hơn về sốlượng công việc trong và ngoài gia đình, nhưng sức khoẻ và quyền lợi của họ lạichưa được quan tâm đúng mức, phụ nữ nông thôn còn chịu nhiều thiệt thòi về cơhội học tập để nâng cao trình độ, nghề nghiệp Do những hạn chế về trình độ họcvấn và kỹ năng nghề nghiệp nên phụ nữ nông thôn thường gặp khó khăn trong lựachọn nghề nghiệp, thu nhập Lao động nữ ở nông thôn chủ yếu tập trung ở côngviệc có kỹ năng lao động ở mức thấp, nặng nhọc, thu nhập thấp Như vậy, lao động

nữ ở nông thôn cần được quan tâm nhiều hơn nữa, thiết thực hơn nữa của các cấp,các ngành, các tổ chức xã hội để tạo cơ hội tiến đến "bình đẳng nam nữ" và đượchưởng những chính sách ưu đãi dành riêng cho lao động nữ để họ được hoà nhậpvới thế giới văn minh hiện đại Qua nghiên cứu thực tế, nhiều câu hỏi đặt ra chochúng ta: Vai trò của lao động nữ hiện nay như thế nào? Thực trạng vai trò lao động

nữ trong phát triển kinh tế nông thôn hiện nay ra sao? Giải pháp nào nhằm tháo gỡnhững khó khăn mà lao động nữ đang gặp phải? Đó là những câu hỏi không phảichỉ riêng ở một địa phương nào mà là đối với lao động nữ sống ở nông thôn ViệtNam Vì vậy, nghiên cứu nhằm nâng cao vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế xãhội nói chung và phát triển kinh tế hộ nói riêng là yêu cầu đặt ra mang tính cấp

thiết Từ lý do đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: " Giải pháp nâng cao vai trò

của lao động nữ trong phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Đại Từ - Tỉnh Thái Nguyên"

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2.1 Mục tiêu chung

Nghiên cứu thực trạng lao động nữ và vai trò của lao động nữ trong phát triểnkinh tế hộ nông dân Từ đó, đề ra giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò lao động

Trang 13

nữ khu vực nông thôn, phát huy thế mạnh, khai thác các nguồn lực để phát triển kinh

tế hộ, tăng thu nhập, cải thiện đời sống gia đình đồng thời góp phần phát triển kinh tế

xã hội ở huyện Đại Từ - Tỉnh Thái Nguyên

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là lao động nữ trong các hộ nông dân trên địa bànhuyện Đại Từ - Tỉnh Thái Nguyên

- Về không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn huyện Đại Từ - TỉnhThái Nguyên

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Đề tài là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, là tàiliệu giúp cho huyện Đại Từ xây dựng giải pháp nâng cao vai trò của lao động nữtrong phát triển kinh tế hộ nông dân, đồng thời thực hiện hiệu quả đề án phát triểnkinh tế - xã hội của huyện Đại Từ

Trang 14

5 Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn bao gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu

Chương 2: Thực trạng vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế hộnông dân huyện Đại Từ

Chương 3: Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của lao động nữ trongphát triển kinh tế hộ nông dân ở Huyện Đại Từ Tỉnh Thái Nguyên

Trang 15

Chương 1

CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ LAO ĐỘNG NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN

1.1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1.1 Quan điểm về giới tính và giới

* Khái niệm

Giới tính (Sexual): là khái niệm dùng để chỉ các đặc trưng sinh học của nữ

giới và nam giới.[14]

Các đặc trưng của giới tính bị quy định và hoạt động theo các cơ chế tựnhiên, di truyền (Ví dụ, người nào có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX thì thuộc về

nữ giới, người nào có nhiễm sắc thể giới tính XY thì thuộc về nam giới) Nữ giớivốn có chức năng sinh lý học như tạo ra trứng, mang thai, sinh con và cho con búbằng sữa mẹ Nam giới có chức năng tạo ra tinh trùng Về mặt sinh lý học, nữ giớikhác với nam giới

Các đặc trưng giới tính là kết quả của một quá trình tiến hoá rất lâu dài củaloài người trong lịch sử Do vậy, các biến đổi giới tính cũng đòi hỏi phải tốn rấtnhiều thời gian với những điều kiện và sự can thiệp rất đặc biệt Sự khác nhau vềgiới tính không hàm chứa sự bất bình đẳng, tức là vị thế sinh học của nam và nữ làngang nhau

Giới (Gender): Là khái niệm dùng để chỉ sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới trên cả khía cạnh sinh học và xã hội.[14]

Khái niệm về “Giới” được xuất hiện ban đầu là các nước nói tiếng Anh, vàokhoảng những năm 60 của thế kỷ XX cho đến thế những thập kỷ 80 nó được xuấthiện tại Việt Nam

Giới là yếu tố luôn luôn biến đổi cũng như tương quan về địa vị trong xã hộicủa nữ giới và nam giới không phải là hiện tượng bất biến mà liên tục thay đổi Nóphụ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội cụ thể

Trang 16

Giới là sản phẩm của xã hội, có tính xã hội, dùng để phân biệt sự khác nhautrong quan hệ giữa nam và nữ, nó là cơ sở để nghiên cứu sự cân bằng về giới vànâng cao địa vị của người phụ nữ trong xã hội.

* Đặc điểm, nguồn gốc và sự khác biệt về giới

- Đặc điểm về giới

Không tự nhiên mà có

Các hành vi, vai trò, vị thế được dạy dỗ về mặt xã hội và được coi là thuộc

về trẻ em trai và gái

Đa dạng (khác nhau giữa các xã hội)

Có thể thay đổi (Ví dụ: phụ nữ có thể làm Chủ tịch nước còn nam giới có thể

là một đầu bếp rất giỏi)

- Nguồn gốc và những khác biệt về giới

Nam giới và nữ giới là 2 nửa hoàn chỉnh của loài người, bảo đảm cho việc táisản xuất con người và xã hội Sự khác biệt về giới quy định thiên chức của họ tronggia đình và xã hội

Bắt đầu từ khi sinh ra đứa trẻ được đối xử tuỳ theo nó là trai hay gái Đó là

sự khác nhau về đồ chơi, quần áo, tình cảm của bố, mẹ Đứa trẻ được dạy dỗ vàđiều chỉnh hành vi của chúng theo giới tính của mình

Những tri thức xã hội cũng hướng theo sự khác biệt về giới khi trẻ lớn lên vàbắt đầu đi học Chẳng hạn như nam giới được hướng theo những ngành kỹ thuật,phải có thể lực tốt Nữ giới được hướng theo các ngành như nữ công và nhữngngành cần có sự khéo léo Tất cả các tác động vô tình hay hữu ý của xã hội đềulàm tăng sự khác biệt về giới trong xã hội Tuy nhiên, người ta lại thường lấy sựkhác biệt về giới tính để giải thích sự khác biệt về giới

Phụ nữ được xem là phái yếu, vì họ sống thiên hơn về tình cảm, họ là thànhphần quan trọng tạo nên sự yên ấm trong gia đình Thiên chức của phụ nữ là làm

vợ, làm mẹ, nên họ gắn bó với con cái, gia đình hơn nam giới và cũng từ đấy mốiquan tâm của họ cũng có phần khác hơn nam giới

Nam giới được coi là phái mạnh, là trụ cột gia đình Họ cứng rắn hơn về tìnhcảm, mạnh bạo và năng động hơn trong công việc Đặc trưng về giới này cho phép

Trang 17

họ dồn hết tâm trí vào lao động sản xuất, vào công việc xã hội và ít bị ràng buộchơn bởi con cái, gia đình Chính điều này đã làm tăng thêm khoảng cách khác biệtgiữa phụ nữ và nam giới trong xã hội Để thay đổi quan hệ giới và các đặc trưng củagiới cần phải vượt qua những quan niệm cũ, tức là cần phải bắt đầu từ việc thay đổinhận thức, hành vi của mọi người trong xã hội về giới và quan hệ giới.

Hơn nữa, nam - nữ lại có xuất phát điểm không giống nhau để tiếp cận vớicái mới, họ có những thuận lợi, khó khăn, tính chất và mức độ khác nhau để thamgia vào các chương trình kinh tế, từ góc độ nhận thức, nắm bắt các thông tin xã hội.Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, từ điều kiện và cơ hội đi học tập, bồi dưỡngtrình độ chuyên môn, tiếp cận và làm việc, từ vị trí trong gia đình, ngoài xã hội khácnhau, từ tác động của định kiến xã hội, các hệ tư tưởng, phong tục tập quán đối vớimỗi giới cũng khác nhau

Sự khác biệt về giới và giới tính là nguyên nhân cơ bản gây nên bất bìnhđẳng trong xã hội Trong những năm gần đây, hầu hết các nước trên thế giới đã dầnđánh giá đúng mức vai trò của phụ nữ trong gia đình và trong xã hội, kết quả là thựchiện các mục tiêu "bình đẳng nam nữ" để giải phóng sức lao động và xây dựng củng

cố thêm nền văn minh nhân loại Tuy nhiên mức độ bình đẳng đó tùy thuộc vàotừng quốc gia và giảm dần theo chiều tăng của sự phát triển đối với mỗi nước trênthế giới

* Vai trò của giới

Vai trò của mỗi giới được thể hiện trong cuộc sống thường nhật, đó là:

- Vai trò sản xuất: được thể hiện trong lao động sản xuất dưới mọi hình thức

để tạo ra của cải vật chất, tinh thần cho gia đình và xã hội

- Vai trò tái sản xuất sức lao động: bao gồm các hoạt động nhằm duy trì nòigiống, tái tạo sức lao động Vai trò này không chỉ đơn thuần là tái sản xuất sinh học,

mà còn cả việc chăm lo, duy trì và phát triển lực lượng lao động cho hiện tại vàtương lai như: các công việc nội trợ, chăm sóc nuôi dạy con cái , vai trò này hầunhư của người phụ nữ

- Vai trò cộng đồng: Thể hiện ở những hoạt động tham gia thực hiện ở mứccộng đồng nhằm duy trì và phát triển các nguồn lực cộng đồng, thực hiện các nhucầu, mục tiêu chung của cộng đồng

Trang 18

1.1.1.2 Quan niệm về lao động và người lao động

Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người tác động vàogiới tự nhiên biến đổi giới tự nhiên làm thỏa mãn nhu cầu về đời sống của mình.Quá trình lao động là tổng thể những hành động của con người hoàn thành mộtnhiệm vụ lao động nhất định Quá trình lao động luôn là một hiện tượng kinh tế, vìvậy nó luôn được xem xét trên hai mặt: mặt vật chất và mặt xã hội

Về mặt vật chất quá trình lao động là sự kết hợp giữa ba yếu tố: lao động, đốitượng lao động và công cụ lao động Trong quá trình này con người sử dụng công

cụ lao động tác động lên đối tượng lao động nhằm mục đích làm cho chúng thíchứng với nhu cầu của mình

Về mặt xã hội thể hiện sự phát sinh các mối quan hệ qua lại giữa nhữngngười lao động với nhau trong lao động, các mối liên hệ đó làm hình thành tính chấttập thể, tính chất xã hội của lao động

Quá trình lao động là bộ phận của quá trình sản xuất quá trình sản xuất đượcthực hiện trên cơ sở thực hiện trọn vẹn các quá trình lao động mà mỗi quá trình laođộng trong đó chỉ là một giai đoạn nhất định trong việc chế tạo ra sản phẩm

Người lao động là những người trong độ tuổi lao động theo pháp luật quy định.Theo nghĩa rộng, người lao động là người làm công ăn lương Công việc củangười lao động là theo thỏa thuận, xác lập giữa người lao động và chủ thuê laođộng thông qua kết quả lao động như sản phẩm vật chất, sản phẩm tinh thần cungcấp mà người lao động được hưởng lương từ người chủ thuê lao động Ở nghĩa hẹphơn người lao động còn là người làm việc mang tính thể chất, thường trong nôngnghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Theo Bộ luật lao động, người lao động là người đến tuổi lao động có khảnăng lao động, đang có giao kết và thực hiện hợp đồng lao động với chủ sử dụnglao động

Từ góc độ kinh tế học, người lao động là những người trực tiếp cung cấp sứclao động - một yếu tố sản xuất mang tính người và cũng là một dạng dịch vụ /hànghóa cơ bản của nền kinh tế Những người đang lao động là những người có cam kếtlao động đối với tổ chức, người khác

Trang 19

Nguồn lao động là toàn bộ nhóm dân cư có khả năng lao động đã hoặcchưa tham gia vào các hoạt động sản xuất xã hội, bao gồm những người trong độtuổi lao động, có khả năng lao động và những người ngoài độ tuổi lao động đanglàm việc trong nền kinh tế nguồn lao động đang biểu hiện trên hai mặt là sốlượng và chất lượng.

1.1.1.3 Hộ nông dân và kinh tế hộ nông dân

* Khái niệm hộ nông dân

- Trong một số từ điển ngôn ngữ học cũng như một số từ điển chuyên ngànhkinh tế, người ta định nghĩa về “hộ” như sau: “hộ” là tất cả những người sống chungtrong một ngôi nhà và nhóm người này có cùng chung huyết tộc và người làm công,người cùng ăn chung

Hộ nông dân là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học nông nghiệp vàphát triển nông thôn, vì tất cả các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nôngthôn chủ yếu được thực hiện qua sự hoạt động của hộ nông dân Hộ nông dân lànhững hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm cả nghề rừng,nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn

Hộ nông dân là đơn vị xã hội làm cơ sở cho phân tích kinh tế; các nguồn lựccủa hộ nông dân là đất đai, tư liệu sản xuất, vốn sản xuất, sức lao động được gópthành vốn chung, cùng chung một ngân sách; cùng chung sống dưới một mái nhà,

ăn chung, mọi người đều hưởng phần thu nhập và mọi quyết định đều dựa trên ýkiến chung của các thành viên và người lớn trong hộ gia đình

- Hộ nông dân có những đặc điểm sau:

Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất vừa làmột đơn vị tiêu dùng

Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất thể hiện ở trình độ phát triển của hộ tựcấp, tự túc Trình độ này quyết định quan hệ giữa hộ nông dân và thị trường

* Khái niệm kinh tế hộ nông dân

- Theo Frank Ellis (1988) thì kinh tế hộ nông dân là: “Các nông hộ thu hoạchcác phương tiện sống từ đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất nông

Trang 20

trại, nằm trong hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bằngviệc tham gia một phần trong thị trường, hoạt động với một trình độ không hoànchỉnh cao” [17]

- Đặc điểm kinh tế hộ nông dân được phân biệt với các hình thức kinh tếkhác trong nền kinh tế thị trường bởi các đặc điểm sau:

Đất đai: là tư liệu sản xuất đặc biệt đối với quá trình sản xuất nông nghiệp,đây là đặc điểm phân biệt hộ nông dân với những người lao động khác Như vậy,nghiên cứu hộ nông dân là nghiên cứu những người sản xuất có tư liệu sản xuất chủyếu là đất đai

Lao động: lao động sản xuất chủ yếu là do các thành viên trong hộ tự đảmnhận Sức lao động của các thành viên trong hộ không được xem là lao động dướihình thái hàng hoá, họ không có khái niệm tiền công, tiền lương

Tiền vốn: do họ tự tạo ra chủ yếu là từ sức lao động của họ Mục đích sảnxuất chủ yếu là phục vụ yêu cầu cần tiêu dùng trực tiếp của hộ, không phải là lợinhuận, họ không quan tâm đến giá trị thặng dư Có lúc hộ nông dân phải duy trìmức tiêu tối thiểu, để đầu tư sản xuất với chi phí rất cao để đảm bảo cuộc sống củagia đình

Sự hiểu biết về kinh tế hộ nông dân được thông qua các đặc trưng của hộnông dân nói chung Tuỳ theo điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia, mỗi vùng mà nông

hộ có những đặc trưng cụ thể Tóm lại, kinh tế hộ nông dân luôn gắn liền với đất đai

và sử dụng lao động gia đình là chủ yếu Mục đích chủ yếu nhất của sản xuất trongnông hộ là đáp ứng cho tiêu dùng trực tiếp của hộ, sau đó mới là sản xuất hàng hoá

1.1.1.4 Vị trí và vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế xã hội

* Vị trí của lao động nữ trong gia đình và xã hội

Trên toàn thế giới lao động nữ đóng vai trò then chốt trong gia đình về khảnăng sản xuất và tái sản xuất Họ chiếm hơn 50% trong tổng số lao động; số giờ laođộng của họ chiếm 2/3 tổng giờ lao động của xã hội và sản xuất ra 1/2 trong tổngsản lượng nông nghiệp Cùng với việc đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau, laođộng nữ chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong các ngành công nghiệp, dịch vụ với trình

độ không ngừng được nâng cao [22]

Trang 21

Theo kết quả của những công trình nghiên cứu trước cho biết: lao động nữ làngười sáng tạo ra phần lớn lương thực tiêu dùng cho gia đình Một phần tư số hộ giađình trên thế giới do nữ làm chủ hộ và nhiều hộ gia đình khác phải phụ thuộc vàothu nhập của lao động nữ [2] Tuy vậy sự bất bình đẳng vẫn còn tồn tại ở rất nhiềunước trên thế giới Đặc biệt là ở các vùng nông thôn, phụ nữ bị hạn chế về mọi mặt

về đời sống, điều kiện sống và làm việc tồi tàn, địa vị trong xã hội thấp kém Tronghơn 1,3 tỷ người trên thế giới ở trong tình trạng nghèo khổ thì có đến 70% là laođộng nữ Có ít nhất 1/2 triệu lao động nữ tử vong do các biến chứng về mang thai,sinh đẻ

Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc: “Lao động nữ chiếm 13% trong Quốc hội,14% trong cương vị lãnh đạo, quản lý hay cán bộ cao cấp của doanh nghiệp” [19].Theo điều tra của Văn phòng quốc tế về việc làm thì lao động nữ nhận tiền lương íthơn nam giới 25% Ngân hàng thế giới nghiên cứu về “bạo lực trên cơ sở giới” tạiViệt Nam cho thấy: 80% các gia đình điều tra có bà vợ bị chồng mắng chửi và 15%các bà vợ bị chồng đánh [23]

Ở Việt Nam ngày nay, so với các nước khác trong khu vực thì phụ nữ cóđiều kiện hơn để tiếp cận với giáo dục, học tập, việc làm và tham gia vào quản lý.Phụ nữ Việt Nam giữ một số vị trí quan trọng trong xã hội như: Phó Chủ tịch nước,

Bộ trưởng, Thứ trưởng, Vụ trưởng, Tổng giám đốc, lãnh đạo các trường Đại học,các Viện nghiên cứu… Tuy nhiên so với quốc tế tỷ lệ phụ nữ là đại biểu quốc hộicủa Việt Nam còn thấp và có xu hướng giảm dần Theo số liệu của Văn phòng Quốchội thì tỷ lệ phụ nữ Việt Nam tham gia vào Quốc hội khoá IX (1992-1997) là18,5%; Khoá X (1997-2002) là 26%; Khoá XI (2002-2007) là 27,3%; Khoá XII(2007-2012) là 25,76% (Văn phòng Quốc hội, 2010) Ở các cấp địa phương phụ

nữ hiện tại chiếm 16% số đại biểu hội đồng nhân dân cấp xã Điều này cho thấygiữa chính sách và thực tế còn nhiều bất cập

Lao động nữ luôn là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển của gia đình và

xã hội Nghĩa vụ công dân và chức năng làm vợ, làm mẹ của phụ nữ được thực hiệntốt là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự ổn định và phát triển lâu

Trang 22

dài của đất nước Ngày càng có nhiều phụ nữ thành đạt trong các lĩnh vực kinh tế,khoa học, chính trị và xã hội Điều đó cho thấy lao động nữ ngày càng có vai tròquan trọng trong các lĩnh vực của xã hội.

* Vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế hộ nông dân

Trên khắp thế giới lao động nữ luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sốngkinh tế - xã hội, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (1946) đãcông nhận quyền bình đẳng của phụ nữ với nam giới trên mọi phương diện Sựnghiệp giải phóng phụ nữ đã đem lại cho xã hội nguồn nhân lực, trí lực dồi dào vàngày càng được phát triển Lao động nữ là người đóng góp chính cho nền kinh tế vàđấu tranh chống đói nghèo bằng cả những công việc được trả công và không đượctrả công ở gia đình, ngoài cộng đồng và nơi làm việc; tỷ lệ lao động nữ tham gia cácngành nông, lâm, ngư nghiệp ngày càng cao Nhiều khâu trong sản xuất nôngnghiệp do lao động nữ đảm nhiệm Việc trao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài chocác hộ nông dân đã cho phép kinh tế gia đình phát triển thuận lợi và đa dạng hơn.Ngoài sản xuất nông nghiệp nhiều gia đình đã làm thêm các ngành nghề khác vàtheo đó thu nhập cũng tăng lên Người lao động nữ được chủ động hơn trong sắpxếp công việc đồng áng, chăm lo con cái và thu vén nhà cửa

Lao động nữ luôn là người đóng vai trò then chốt trong gia đình về khả năngsản xuất và tái sản xuất Sự nghiệp giải phóng phụ nữ đã đem lại cho xã hội nguồnnhân lực, trí lực dồi dào và ngày càng phát triển Lao động nữ đóng vai trò chínhcho nền kinh tế, vai trò của họ trong sự phát triển kinh tế nông thôn thể hiện qua cácmặt sau:

- Trong lao động sản xuất: lao động nữ là người làm ra phần lớn lương thực, thựcphẩm tiêu dùng cho gia đình Đặc biệt các hộ nghèo sinh sống chủ yếu dựa vào kết quảlàm việc của lao động nữ Thế nhưng họ lại có rất ít hoặc không có quyền sở hữu tronggia đình Đây là sự bất công lớn đối với lao động nữ khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là ởcác nước, các vùng, các miền còn kém phát triển cả về kinh tế và nhận thức

- Ngoài việc tham gia vào lao động sản xuất đóng góp thu nhập cho gia đình,lao động nữ còn đảm nhận chức năng người vợ, người mẹ - đó chính là thiên chức

Trang 23

của họ Họ phải làm hầu hết công việc không tên và không được trả lương, các côngviệc này rất quan trọng đối với sự tồn tại, phát triển của gia đình và xã hội Họ phải

lo cơm ngon, canh ngọt cho gia đình, chăm sóc dạy bảo con cái - những thế hệ chủ nhântương lai của đất nước đang ngày càng tốt hơn trong trường tiểu học đầu tiên của conngười đó chính là gia đình mà ở đó phụ nữ là người thầy tận tâm, tận lực nhất

- Trong sinh hoạt cộng đồng: lao động nữ tham gia hầu hết các hoạt độngdiễn ra ở xóm, làng, thôn, bản như: việc họ, việc làng… góp phần giữ gìn và pháttriển giá trị cộng đồng

Như vậy, dù được thừa nhận hay không được thừa nhận, thực tế cuộc sống

và những gì lao động nữ làm đã khẳng định vai trò và vị trí của họ trong gia đình,trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, trong bước tiến của nhân loại Laođộng nữ cùng lúc phải thực hiện nhiều vai trò, cho nên họ cần được nam giới chia

sẻ, thông cảm về cả hành động lẫn tinh thần, xã hội cũng cần có những trợ giúp để

họ thực hiện tốt hơn vai trò của mình

1.1.1.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế hộ nông dân

* Quan niệm về giới, những phong tục, tập quán trong xã hội

Lao động nữ trước hết phải lo việc gia đình, con cái Dù làm bất kỳ công việc

gì, việc nội trợ vẫn là trách nhiệm của họ, đây là một quan niệm ngự trị ở nước ta từnhiều năm nay Sự tồn tại những hủ tục lạc hậu, trọng nam khinh nữ đã kìm hãm tàinăng sáng tạo của chị em, hạn chế sự cống hiến của họ cho xã hội và cho gia đình

Họ không thể đi xa, vắng nhà lâu ngày hay phó mặc việc nhà cho chồng và cho giađình Gánh nặng mang thai, sinh đẻ, nuôi dưỡng con nhỏ và làm nội trợ gia đình đènặng nên đôi vai người lao động nữ Đây là trở ngại lớn cho họ tập trung sức lực,thời gian, trí tuệ vào sản xuất kinh doanh và các hoạt động xã hội Chính sự tồn tạicủa những quan niệm, hủ tục trên đã khiến nhiều chị em trở nên không mạnh bạolàm ăn, không năng động sáng tạo bằng nam giới và gặp nhiều khó khăn trong giaotiếp xã hội Như vậy quan niệm về giới, sự bất bình đẳng nam nữ và phong tục tậpquán đã là một nguyên nhân cơ bản cản trở sự tiến bộ và vai trò của lao động nữtrong phát triển kinh tế hộ

Trang 24

* Trình độ học vấn, chuyên môn, khoa học kỹ thuật

Trình độ học vấn, chuyên môn, khoa học kỹ thuật lao động nữ còn nhiều hạnchế: ở nông thôn, đặc biệt là miền núi, phương tiện thông tin nghe nhìn và sách báođến với người dân còn rất nhiều hạn chế, do vậy việc lao động nữ tiếp cận và nắmbắt các thông tin khoa học liên quan đến kiến thức, phát triển sản xuất và chăn nuôi,trồng trọt gặp nhiều khó khăn Ngoài thời gian sản xuất và chăn nuôi, trồng trọtngười phụ nữ dường như ít có thời gian dành cho nghỉ ngơi hoặc hưởng thụ văn hoátinh thần, học hỏi nâng cao hiểu biết kiến thức xã hội mà họ phải dành phần lớn thờigian còn lại cho công việc của gia đình Do vậy, lao động nữ bị hạn chế về kỹ thuậtchuyên môn và sự hiểu biết Theo giáo sư Lê Thi đưa ra kết quả nghiên cứu là: phụ

nữ ở độ tuổi lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật là 6%; còn ở nam giới tỷ lệnày là 10% [16] Theo thông báo của Liên hiệp quốc thì hiện nay trên thế giới còn

840 triệu người mù chữ trong đó nữ giới chiếm 2/3; trong số 180 triệu trẻ em khôngđược đi học vì có tới 70% là trẻ em gái Còn ở Việt Nam, theo thống kê cho thấy tỷ

lệ lao động nữ không qua đào tạo là rất cao, chiếm tới gần 90% tổng số lao độngkhông qua đào tạo trong cả nước Chỉ có 0,63% nữ công nhân kỹ thuật có bằng,trong khi chỉ tiêu này của nam giới là 3,46% Tỷ lệ lao động nữ có trình độ đại học

và trên đại học chỉ là 0,016%, tỷ lệ này của nam là 0,077% (gấp 5 lần so với nữ)[15] Điều đó cho thấy trình độ học vấn và chuyên môn nghề nghiệp của lao động

nữ là rất thấp và thấp hơn so với nam giới Do đó, số lao động nữ làm công ănlương cũng thấp hơn nam giới Lương trung bình của lao động nữ chỉ bằng 72%mức lương của nam giới

* Về tiếp cận vốn đầu tư

Lao động nữ bị hạn chế về kỹ thuật, chuyên môn và sự hiểu biết nên gặpkhông ít khó khăn trong việc nắm bắt các thể chế pháp luật, tìm nguồn vốn, tìmkiếm thị trường, khó khăn trong việc tiếp cận và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuậtmới hay các phương tiện hiện đại vào sản xuất và đời sống Do vậy hiệu quả côngviệc và năng suất lao động của họ thấp

Trang 25

* Yếu tố về sức khoẻ

Sự hạn chế về sức khoẻ do đặc thù của giới nữ và thời gian làm việc cũngảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của họ Đặc biệt với lao động nữnông thôn vừa phải lao động nặng, vừa phải thực hiện thiên chức của mình là mangthai, sinh đẻ, cùng với điều kiện sinh hoạt thấp kém đã làm cho sức khoẻ của họ bịgiảm sút Điều này không những ảnh hưởng đến khả năng lao động mà còn làm chovai trò của lao động nữ trong gia đình cũng như trong việc phát triển kinh tế hộ giađình trở nên thấp kém hơn

* Khả năng tiếp nhận thông tin

Thiếu thông tin không chỉ làm lao động nữ gặp nhiều khó khăn trong việcsản xuất kinh doanh mà còn làm cho lao động nữ bị hạn chế cả về tầm nhận thức vàhiểu biết xã hội Lao động nữ phải đảm nhận một khối lượng công việc lớn trongmỗi ngày và chiếm gần hết thời gian của họ Do vậy cơ hội để lao động nữ giao tiếprộng rãi, tham gia hội họp để nắm bắt thông tin cũng rất hiếm Theo báo cáo củaChính phủ thì 80% lượng báo chí phát hành được tập trung ở thành thị, có nghĩa là80% dân số nông thôn ở nước ta chỉ tiếp cận được với 20% lượng báo chí pháthành Đây cũng chỉ là con số lý thuyết, trên thực tế có nhiều vùng nông thôn xa xôihẻo lánh người dân còn chưa hề được tiếp xúc với báo chí và các hình thức chuyểntải thông tin khác

* Các yếu tố chủ quan

Yếu tố không thể không nhắc đến có ảnh hưởng lớn tới vai trò của lao động

nữ đó chính là nguyên nhân chủ quan do chính họ gây ra Lao động nữ thường chorằng, những công việc nội trợ, chăm sóc gia đình con cái… là việc của họ Họ cũng

tỏ ra không hài lòng về người đàn ông thạo việc bếp núc, nội trợ Vì lẽ đó, họ đã vôtình ràng buộc thêm trách nhiệm cho mình Vậy nên, toàn bộ công việc gia đình vàsản xuất càng đè nặng lên đôi vai người lao động nữ khiến họ mệt mỏi cả về thể xáclẫn tinh thần, họ tự đánh mất dần vai trò của mình trong gia đình cũng như trong xãhội Như vậy ta có thể khẳng định rằng, lao động nữ có vai trò đặc biệt quan trọngtrong sự phát triển của nhân loại Song có nhiều nguyên nhân gây cản trở sự tiến bộ

Trang 26

và vai trò của họ trong cuộc sống Các yếu tố khách quan và chủ quan đã tác độngkhông tốt khiến cho lao động nữ đặc biệt là lao động nữ nông thôn bị lâm vào vòngluẩn quẩn của sự nghèo đói bất bình đẳng Vì thế cần phải tiến tới quyền bình đẳngđối với lao động nữ trên khắp thế giới Bình đẳng nam nữ nhằm giải phóng sức laođộng xã hội, xây dựng và củng cố thêm nền văn minh nhân loại

1.1.2 Vai trò của lao động nữ trong phát triển kinh tế xã hội ở một số nước trên Thế giới và ở Việt Nam

1.1.2.1 Vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế xã hội ở một

số nước trên thế giới

Lao động nữ nông thôn luôn chiếm một tỷ lệ khá cao trong lực lượng laođộng và điều này đúng trong hầu hết các nhóm tuổi Những nghiên cứu từ các quốcgia trong khu vực Châu Á cho thấy: tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế của phụ nữtheo các nhóm tuổi khác nhau thường rất cao Một vài số liệu thống kê sau đây sẽchứng minh cho nhận thức đó:

- Bangladesh: có 67,3% phụ nữ nông thôn tham gia lực lượng lao động sovới 82,5% nam giới Tỷ lệ này của phụ nữ nông thôn cao gấp 2 lần phụ nữ thành thị(28,9%) Theo nhóm tuổi, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động nhiều nhất ở độ tuổi 30-

49, tiếp đó là các nhóm tuổi 25-29, 50-54 Đáng chú ý rằng, gần 61% phụ nữ ở nôngthôn ở độ tuổi 60-64 vẫn tham gia lực lượng lao động, cao gần gấp 2 lần phụ nữthành thị cùng độ tuổi Đặc biệt phụ nữ nông thôn trên 65 tuổi vẫn có 36% tham gialực lượng lao động [26]

- Trung Quốc: nhóm phụ nữ nông thôn tham gia lực lượng lao động cao nhất

ở độ tuổi 20-29, tiếp đó là nhóm tuổi 30-39 và giảm dần theo các nhóm tuổi caohơn Điều tương đồng với Bangladesh là ở nông thôn Trung Quốc phụ nữ ở độ tuổi60-64 vẫn còn 32,53% tham gia lực lượng lao động, con số này cao gấp 2 lần phụ

nữ thành thị cùng nhóm tuổi [25]

- Ấn Độ: tỷ lệ phụ nữ nông thôn tham gia sản xuất ngoài quốc doanh cao hơn

tỷ lệ nữ tham gia trong nền sản xuất quốc doanh bởi vì trong thời kỳ này số hộ giađình không có đất sản xuất và nghèo đói ở nông thôn đang tăng lên Nguồn nhân lực

Trang 27

tham gia sản xuất trong các thành phần kinh tế ở nông thôn có sự phân chia khôngđồng đều, phụ nữ nông thôn chiếm đa phần trong các lao động có tính chất khôngcăn bản, chủ yếu là do phân công lao động trong gia đình, đặc biệt là do không làmchủ được tình trạng nghèo đói đã hạn chế khả năng lao động của phụ nữ vì tínhcạnh tranh trong công việc, phụ nữ sẽ không thể có năng suất lao động cao như namgiới nếu họ vừa phải đảm nhận công việc nuôi con và nội trợ Do địa vị của mìnhtrên thị trường thấp kém hơn so với nam giới đã ảnh hưởng đến chỉ số về giáo dục,

y tế và dinh dưỡng của phụ nữ

Ở các nước phát triển, hầu hết các phụ nữ không tham gia sản xuất nôngnghiệp thì tham gia vào các công việc dịch vụ Như ở các nước đang phát triển, lựclượng nữ tham gia sản xuất trong các nhà máy đang tăng lên ngang bằng với phụ nữlàm việc trong lĩnh vực dịch vụ Phụ nữ tham gia sản xuất trong các lĩnh vực côngnghiệp thường tập trung ở một số ngành như: 2/3 lực lượng lao động trong ngànhmay mặc trên thế giới là phụ nữ, số lượng phụ nữ tham gia lĩnh vực may mặc chiếm1/5 số lượng phụ nữ lao động trong lĩnh vực công nghiệp Trong khi đó nam giới lạichiếm tỷ lệ cao hơn ở các ngành như: mỏ, cơ khí, xây dựng, giao thông …v.v

+ Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động nữ thấp

Nhìn chung trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động nữ nông thôn ở cácnước đang phát triển còn rất thấp Ở các nước đang phát triển cho đến nay có tới31,6% lao động nữ không được học hành, 5,2% mới chỉ học xong phổ thông và0,4% mới tốt nghiệp cấp hai Vì ít có điều kiện học hành nên những người phụ nữnày không được tiếp cận một cách có bài bản với các kiến thức về công nghệ trồngtrọt và chăn nuôi theo phương thức tiên tiến, những kiến thức họ có được chủ yếu là

do học từ họ hàng và bạn bè hay học kinh nghiệm từ chồng mình Một hạn chế lớn

là những loại kinh nghiệm được truyền đạt kiểu này thường ít khi làm thay đổi được

mô hình, cách thức sản xuất của họ

+ Bất bình đẳng giới mang tính phổ biến

Bất bình đẳng giới tồn tại ở hầu hết các nước đang phát triển Điều đó trướchết bắt nguồn từ tình trạng phụ nữ có trình độ học vấn thấp, tức là rất ít phụ nữ có

Trang 28

kỹ năng hoặc có điều kiện để cạnh tranh một cách bình đẳng trong công việc đượctrả lương cao Một nguyên nhân khác không kém phần quan trọng là những địnhkiến xã hội coi thường phụ nữ đã được hình thành ở hầu hết các nước đang pháttriển Do vậy, ngay cả khi phụ nữ có bằng cấp cao và kỹ năng tốt thì công việc họlàm vẫn không được ghi nhận một cách xứng đáng Gần như ở khắp nơi mức thunhập của phụ nữ nông thôn chưa bằng một nửa của nam giới nông thôn Có khicùng làm một việc như nhau, nam giới được trả công nhiều hơn phụ nữ.

Theo các cuộc điều tra xã hội học ở Nhật Bản cho thấy phụ nữ vẫn là nạnnhân của tình trạng phân biệt đối xử nặng nề Ở nơi làm việc họ ít được giao nhiệm

vụ quan trọng, ít được đề bạt vào các chức vụ quan trọng, ít được đề bạt vào cácchức vụ lãnh đạo, số phụ nữ làm công tác quản lý tại các công ty chiếm tỷ lệ 1,2%,mức lương trung bình của phụ nữ chỉ bằng một nửa nam giới Khi các xí nghiệp,công ty cắt giảm biên chế thì phụ nữ là người bị đuổi việc đầu tiên Trong gia đìnhphụ nữ phải gánh vác hầu hết công việc nội trợ và chăm sóc con cái, kể cả nhữngphụ nữ hàng ngày phải đi làm để kiếm thêm thu nhập cho gia đình Các cuộc thăm

dò dư luận cho thấy những phụ nữ Nhật Bản đi làm ở công sở mỗi ngày vẫn phảidành 4 tiếng đồng hồ cho việc nội trợ gia đình, trong khi đó đàn ông Nhật Bản chỉdành 20 phút cho loại công việc này

1.1.2.2 Vai trò phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ nông thôn ở một số địa phương Việt Nam

+ Thực trạng lao động nữ nông thôn Việt Nam

Trong bất kỳ một xã hội nào, ở thời đại nào, gia đình cũng có vị trí hết sứcquan trọng Là một tế bào của xã hội do đó gia đình luôn là một vấn đề được quantâm Đối với Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế hiện nay, vị trí giađình càng trở nên quan trọng bởi gia đình là một bộ phận khăng khít, là động lựccủa sự phát triển Trong mỗi gia đình, lao động nữ chính là người chăm lo mọi côngviệc thường được gọi là quản lý “tay hòm chìa khoá” Điều này chứng tỏ lao động

nữ có vị trí kinh tế không nhỏ đối với gia đình Xã hội hiện đại đã hình thành nhiềukiểu gia đình, nhưng dù cho ở loại hình gia đình nào, vai trò của phụ nữ cũng không

Trang 29

thể thiếu Không phải ngẫu nhiên mà con người hiện đại đã khẳng định rằng “giáodục một người đàn ông - được một người đàn ông, giáo dục một người đàn bà -được cả một gia đình” (R Tagor) Đề cao vai trò của gia đình trong đời sống xã hộicũng chính là đề cao vai trò của người phụ nữ.

Là một nước có nền công nghiệp chưa phát triển, Việt Nam hiện có khoảnggần 75% số người trong độ tuổi lao động sống ở nông thôn, trong đó lao động nữchiếm trên 50%, nhưng họ là nhóm người yếu thế và thiệt thòi trong xã hội, khôngđược như đội ngũ công nhân, trí thức, phụ nữ nông thôn bị hạn chế bởi trình độnhận thức Nhưng họ lại là lực lượng chính tham gia vào hầu hết các khâu trong sảnxuất nông nghiệp như: cấy lúa và phần lớn các công việc khác như nhổ mạ, chămsóc cây lúa, xay sát gạo… Mấy năm gần đây, lực lượng lao động nữ lại tăng lên mộtcách đáng kể Nếu chỉ tính số lao động trong sản xuất nông nghiệp thì từ năm 1990nước ta có khoảng 11 triệu người đến năm 1995 số lao động nữ tăng lên hơn 16,5triệu người, trong khi số lao động nam tăng lên không đáng kể (1990: 10 triệu,1995: 13 triệu).[7]

Theo tài liệu tổng kết dự án về giới trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triểnnông thôn thì hiện nay vấn đề giới trong lĩnh vực này vẫn còn nhiều điều phải suyngẫm Những bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại

* Chủ hộ gia đình thường là nam giới

Hiện nay, kinh tế hộ gia đình đã và đang đóng vai trò trọng yếu trong nhữngthành công của ngành nông nghiệp Tuy nhiên, nhiều chính sách nhằm thúc đẩy sựphát triển kinh tế hộ gia đình luôn hướng vào chủ hộ - thường là nam giới, do vậy,nam giới ở nông thôn trên thực tế đã thụ hưởng được nhiều thành quả của việc traoquyền trong quá trình cải cách kinh tế hơn hẳn phụ nữ Một kết quả của quá trình này làhầu hết là các chủ trang trại nông nghiệp và lâm nghiệp đều là nam giới Mặc dù bắt đầuchuyển sang kinh tế thị trường ở điểm xuất phát tương tự như nam giới, xong có rất ítphụ nữ trở thành chủ trang trại hoặc chủ doanh nghiệp nhỏ ở nông thôn

* Bất bình đẳng trong tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực chủ yếu

Trang 30

Trong thực tế, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chung của hộ gia đìnhcũng như sổ địa chính của địa phương chỉ đăng ký tên chủ hộ là nam giới chiếm đại

đa số Tình trạng này đã gây khó khăn cho phụ nữ khi họ cần thế chấp quyền sửdụng đất để vay vốn, chia đất khi ly hôn, khi lấy chồng hoặc thừa kế đất khi ngườichồng qua đời Phần lớn PN khó đáp ứng được đầy đủ các điều kiện vay vốn tíndụng chính thức vì họ không phải là chủ hộ và không đứng tên trên giấy chứngnhận quyền sử dụng đất

* Phụ nữ dành nhiều thời gian làm việc nhà hơn

Ở các vùng nông thôn thời gian lao động tạo thu nhập của PN và nam giới làxấp xỉ như nhau Tuy nhiên, phụ nữ dành thời gian nhiều gần gấp đôi nam giới chocác công việc nhà không được trả công Do vậy, phụ nữ nông thôn ở tất cả các lứatuổi đều có tổng thời gian làm việc nhiều hơn nam giới Điều đó đã ảnh hưởng xấuđến sức khoẻ và gia đình của họ, thiếu thời gian nghỉ ngơi, giải trí và tham gia cáchoạt động xã hội trong cộng đồng cũng như các cơ hội tham gia đảm nhận các vị tríquản lý và lãnh đạo, có rất ít thời gian để tham gia vào các khoá đào tạo, bồi dưỡng

để nâng cao trình độ, kỹ năng và sự tự tin

* Nhận thức giới của cán bộ ngành còn hạn chế

Năng lực hoạt động vì bình đẳng giới của các đơn vị chỉ giới hạn ở một số ítthành viên, do vậy, nhiều cơ hội để hòa nhập giới vào kế hoạch hàng năm, 5 năm,

10 năm cũng như trong quá trình cải cách hành chính của Bộ NN & PTNN đã bị bỏ

lỡ Cấp bộ vẫn chưa có tổ chức chuyên trách về giới để giải quyết một cách đầy đủcác vấn đề giới trong quá trình lập kế hoạch tại các đơn vị, thiếu hệ thống giám sát

và đánh giá mang tính nhạy cảm giới Trong một cuộc điều tra nhận thức và kiếnthức về giới, hầu như tất cả (97%) cán bộ được điều tra đều không biết hoặc biết rất

ít về các khái niệm cơ bản về giới

* Phụ nữ ít được tập huấn và đào tạo

Do vậy, phụ nữ đang bị mất đi tiềm năng để tiếp cận với các công nghệ tiêntiến và để đóng góp vào các mục tiêu phát triển Mặc dù phụ nữ chiếm gần ¾ lựclượng lao động ngành chăn nuôi, song chỉ có 20% các lớp tập huấn khuyến nông về

Trang 31

chăn nuôi có phụ nữ tham gia Tương tự, mặc dù có 80% PN nông thôn làm tronglĩnh vực trồng trọt nhưng chỉ có 10% số người được tập huấn khuyến nông về trồngtrọt là nữ Đa số các cán bộ cung cấp dịch vụ công ở cấp cơ sở là nam giới và họcũng thường coi các nông dân nam (chủ hộ gia đình) là đối tượng mục tiêu của cáchoạt động khuyến nông Thiếu việc làm vẫn đang là vấn đề bức xúc ở nông thôn Tỷ

lệ phụ nữ nông thôn thiếu việc làm đã tăng lần trong giai đoạn 1996 - 2002, đặc biệtkhó cạnh tranh để kiếm việc làm thêm do họ thiếu kỹ năng lao động cần thiết cũngnhư thiếu vốn để đa dạng hóa hoạt động sản xuất, kinh doanh Và hiển nhiên trongthời buổi hội nhập vấn đề này càng gặp khó khăn hơn, khi mà chỉ có 9,2% lựclượng lao động nữ ở nông thôn từng được đào tạo kỹ thuật, trong khi tỷ lệ này ởnam giới là 15,2%

Nguyên nhân chính của những bất bình đẳng giới trong NN & PTNT hiệnnay là do nhận thức và quan niệm truyền thống về các vấn đề giới còn hạn chế vàchưa đầy đủ như: cách ứng xử của xã hội vẫn còn ảnh hưởng khá rõ rệt của chế độphụ hệ; nếp gia trưởng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong các quan hệ gia đình, đặc biệt

là ở nông thôn Nói chung, đa số phụ nữ giữ một vai trò thứ yếu so với nam giớitrong gia đình suốt cuộc đời họ Thay đổi quan niệm và cách ứng xử của xã hội làmột quá trình lâu dài và phức tạp, song nó là quá trình mang tính chất nền tảng đểtạo ra và duy trì sự thay đổi thái độ của các cá nhân, tổ chức và trong toàn cộngđồng, thiết nghĩ cần có những giải pháp tích cực và đồng bộ hơn nữa để xích dầnkhoảng cách này trong thực tế

Hiện tượng tăng tương đối của lượng lao động nữ nông thôn những năm gầnđây là do một số nguyên nhân chính sau:

Một là, do sự gia tăng tự nhiên số người trong độ tuổi lao động, hiện nayhàng năm nước ta có khoảng 80-90 vạn người bước vào tuổi lao động, trong đó laođộng nữ chiếm 55%.[8]

Hai là, do quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, sắp xếp lại cơ cấu tổchức của các doanh nghiệp, đa số lao động nữ ở các cơ quan, xí nghiệp bị giảm biênchế, không có việc làm phải quay về nông thôn làm việc

Trang 32

Ba là, do sự tan rã của thị trường Đông Âu, Nga vào đầu những năm 90,khiến cho các nghề tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn Việt Nam mất thị trường tiêuthụ hàng hoá, đa số lao động nữ làm nghề này lại chuyển về làm nông nghiệp.

Ngoài ra, trong cơ chế thị trường, do sức cạnh tranh yếu nên nhiều hợp tác xã thủcông nghiệp trên địa bàn nông thôn lâm vào tình trạng phá sản Kết quả là công nhân chủyếu là nữ công nhân thuộc các hợp tác xã thủ công này phải trở về nghề nông

Bên cạnh đó, dòng người từ nông thôn ra thành phố làm việc phần đông lànam giới Phụ nữ, nhất là những người có gia đình, do truyền thống gắn chặt vớicông việc gia đình, chăm lo cho con cái và trình độ học vấn, năng lực, hiểu biếtthấp, khả năng do điều kiện, hoàn cảnh hạn chế đã ở lại nông thôn thay chồng conlàm các khâu trong sản xuất nông nghiệp và quản lý gia đình

* Vai trò và những đóng góp chủ yếu của lao động nữ Việt Nam trong phát triển kinh tế - xã hội

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, vấn đề giải phóng phụ nữluôn gắn liền với sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Quyềnbình đẳng, dân chủ của phụ đã được ghi trong Hiến pháp Việt Nam năm 1946 vàHiến pháp năm 1992 (đã được sử đổi và bổ sung năm 2001) một lần nữa khẳngđịnh: “Công dân nam nữ có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, xã hội

và gia đình Nhà nước và xã hội tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao trình độ mọi mặt,không ngừng phát huy vai trò của mình trong xã hội” (Điều 63)

Từ năm 1975, đất nước thống nhất đi vào xây dựng chủ nghĩa xã hội(CNXH) trong hoà bình, nhưng tình hình quốc tế và quốc gia có nhiều biến động.Cùng với nhân dân cả nước phụ nữ lao động hết sức mình để khắc phục hậu quảchiến tranh đồng thời khôi phục và phát triển kinh tế, văn hoá của đất nước Phụ nữtrong cương vị người mẹ, người vợ chăm lo cuộc sống gia đình đã phải chịu baokhó khăn vất vả, cực nhọc trong lao động, công tác để bảo đảm nuôi dưỡng con cái,giữ gìn hạnh phúc gia đình

Từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đi vào giai đoạn đổi mới toàn diện dưới tácđộng của các chính sách kinh tế, xã hội mới của Đảng, Nhà nước và sự hưởng ứng

Trang 33

tích cực, sáng tạo của đông đảo quần chúng nhân dân, nhiều biến đổi đã diễn ra cóảnh hưởng sâu rộng đến đời sống các tầng lớp nhân dân, đến phụ nữ và gia đình họ.

Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đã được khẳng địnhtrong Nghị quyết 04/BCT ngày 12/7/1993 của Bộ Chính trị về đổi mới tăng cườngcông tác vận động phụ nữ trong thời kỳ đổi mới: “…Phụ nữ Việt Nam đã có tiềmnăng to lớn, là động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.Phụ nữ vừa là người lao động, người công dân vừa là người mẹ, người thầy đầu tiêncủa con người…” Hiện nay, lao động nữ tham gia vào tất cả các hoạt động của xãhội Vai trò và những đóng góp của lao động nữ Việt Nam còn được thể hiện qua tỷ

lệ phụ nữ tham gia trong mọi lĩnh vực hoạt động xã hội Đại diện của phụ nữ ở cáccấp ra quyết định trong toàn ngành còn rất ít Hiện có quá ít cán bộ chủ chốt là nữtrong toàn ngành NN & PTNT Tính chung tất cả các Cục, Vụ, Viện, Tổng Công ty

và các trường trong ngành chỉ có 5,7% cán bộ lãnh đạo (cấp phó và tương đương)là

nữ Trên toàn quốc phụ nữ chỉ chiếm 4,5% lãnh đạo các UBND xã; 4,9% lãnh đạoUBND huyện và 6,4% lãnh đạo UBND tỉnh Nhìn tổng thể, tiếng nói của phụ nữtrong việc ra quyết định là yếu và chưa tương xứng với khối lượng công việc vàtrách nhiệm mà họ gánh vác

Bảng 1.1: Tỷ lệ phụ nữ tham gia công tác Đảng,

chính quyền các cấp năm 2010

1 Tỷ lệ nữ tham gia đại biểu Quốc hội khoá XII 25,76

2 Tỷ lệ nữ là đại biểu Hội đồng nhân dân 3 cấp nhiệm

kỳ 2005 - 2010

22,00

3 Tỷ lệ nữ tham gia công tác lãnh đạo, quản lý 5,7

8 Chức danh Chủ tịch UBND 3 cấp tỉnh, huyện, xã 4,5

Trang 34

(Nguồn số liệu: Ban Tổ chức Trung ương, 2010).

Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, laođộng nữ đã khẳng định vai trò của mình trong vai trò quản lý Tuy nhiên so với laođộng nam tỷ lệ nữ quản lý vẫn thấp, điều này chủ yếu do trình độ học vấn của laođộng nữ vẫn còn thấp chưa đáp ứng được các yêu cầu cao cùng với sự phát triển của

xã hội

Bên cạnh việc tham gia trong mọi hoạt động của đời sống xã hội, lao động

nữ Việt Nam còn luôn cố gắng làm tròn nhiệm vụ làm vợ, làm mẹ gánh vác côngviệc nội trợ gia đình Trong hoàn cảnh sống còn thiếu thốn đặc biệt đối với đôngđảo lao động nữ nông thôn họ phải lo lắng cho gia đình đủ cơm ăn, con cái đượchọc hành và khoẻ mạnh Người phụ nữ còn là người giữ gìn truyền thụ những giá trịvăn hoá tốt đẹp của dân tộc ta từ thế hệ này sang thế hệ khác, gia đình Việt Namđến nay vẫn giữ được truyền thống tốt đẹp như tình nghĩa thuỷ chung giữa vợ vàchồng, lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ, lòng kính trọng, biết ơn ngườigià, sự đùm bọc tương trợ nhau trong họ hàng, làng xóm ở đây có công lao to lớncủa người phụ nữ, người mẹ trong công việc dạy dỗ con cái

Như vậy, lao động nữ nói chung và lao động nữ nông thôn nói riêng đã đónggóp to lớn vào phúc lợi gia đình và xã hội Họ kinh doanh, sản xuất, làm ruộng,mang lại thu nhập bằng tiền mặt, chăm sóc con cái và làm các công việc nội trợ.Thực tế trong khi phụ nữ làm phần lớn việc nội trợ và chăm sóc người phụ thuộc(trẻ em và người già) với sự giúp đỡ ít ỏi của người nam giới thì sự đóng góp vàosản xuất của họ cho gia đình gần bằng nam giới

Về tỷ lệ lao động nữ đang làm việc và phân theo ngành kinh tế năm 2010tỉnh Thái Nguyên, cụ thể tại bảng 1.2 Theo bảng thống kê trên cho thấy, tổng sốlao động toàn tỉnh năm 2010 là 665.652 người, trong đó lao động nữ là 335.522người chiếm 50,4% Lao động nữ tập trung nhiều ở các ngành gồm: nông, lâmnghiệp và thuỷ sản 245.573 người chiếm 73,2%; buôn bán, sửa chữa ô tô, mô tô24.870 người chiếm 7,4%; công nghiệp chế biến, chế tạo 19.806 người chiếm

Trang 35

5,9%; giáo dục và đào tạo 17.203 người chiếm 5,1%; dịch vụ lưu trú và ăn uống8.491 người chiếm 2,5%.

Bảng 1.2: Tỷ lệ lao động nữ đang làm việc phân theo ngành kinh tế

năm 2010 tỉnh Thái Nguyên

Tổng số Lao động nữ

Số lao động

Tỷ lệ (%)

Số lao động

Tỷ lệ (%)

1 Nông lâm nghiệp và thuỷ sản 454 840 68,3 245 573 73,2

3 Công nghiệp chế biến, chế tạo 52 385 7,9 19 806 5,9

4 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước

11 Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 1 832 0,3 878 0,3

13 Hoạt động chuyên môn, khoa học và công

14 Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 1 065 0,2 505 0,215

Hoạt động của Đảng cộng sản, tổ chức

chính trị xã hội, quản lý nhà nước, an ninh

quốc phòng, bảo đảm xã hội bắt buộc

17 Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 4 675 0,7 3 177 0,9

Trang 36

Hiện nay, lao động nữ tham gia vào tất cả các hoạt động của xã hội, vai trò

và những đóng góp của lao động nữ tỉnh Thái Nguyên thể hiện qua các số liệu tạibảng 1.3

Bảng 1.3: Tỷ lệ phụ nữ là đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp

ở tỉnh Thái Nguyên nhiệm kỳ 2004-2009

(người)

Số nữ (người)

Tỷ lệ (%)

(Nguồn số liệu: Báo cáo của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên, 2009)

Theo bảng thống kê trên cho thấy, tỷ lệ phụ nữ là đại biểu Hội đồng nhândân các cấp ở tỉnh Thái Nguyên nhiệm kỳ 2004-2009 chiếm tỷ lệ rất thấp: tổng số1.026 người chiếm 21,1% (trong đó: cấp tỉnh là 23,4%; cấp huyện, thành phố là26,5%; cấp xã, phường, thị trấn là 20,6%)

* Đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt nam đối với LĐ nữ.Điều 24 Hiến pháp năm 1954 nêu: “Phụ nữ được hưởng quyền bình đẳng vớinam giới trong mọi lĩnh vực hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội” Hồ Chủtịch đã nói: “Phải đặc biệt chú ý đến sức lao động nữ, phụ nữ là đội quân rất đông,phải giữ gìn sức khoẻ cho họ để chị em tham gia lao động sản xuất được tốt” [15].Điều 63 Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định lại quan điểm này: “Nam giới và phụ

nữ có quyền bình đẳng về mọi phương diện: đời sống, chính trị, văn hoá, xã hội vàgia đình…”, “…Lao động nữ và nam việc làm như nhau thì tiền lương nhưnhau…”, “…Nhà nước và xã hội tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao trình độ về mọimặt không ngừng phát huy vai trò của mình trong xã hội; chăm lo phát triển nhà hộsinh, khoa nhi, nhà trẻ, các cơ sở phúc lợi xã hội khác để giảm nhẹ gánh nặng giađình, tạo điều kiện cho phụ nữ sản xuất, công tác, học tập, chữa bệnh, nghỉ ngơi vàlàm tròn bổn phận của người mẹ”

Trang 37

Tiếp tục kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành

và thực hiện không ít quyết sách mang tính chiến lược đối với vấn đề phụ nữ như:Việt Nam là một trong những nước đầu tiên ký Công ước loại trừ mọi hình thứcphân biệt đối xử đối với phụ nữ Ngay từ năm 1984, Ban Bí thư Trung ương Đảngkhoá V đã ban hành Chỉ thị số 44/CT-TƯ về một số vấn đề cấp bách trong công táccán bộ nữ; Nghị quyết số 04/NQ-TƯ ngày 12/4/1993 của Bộ Chính trị về đổi mới

và tăng cường vận động phụ nữ trong tình hình mới; Chỉ thị số 37/CT-TƯ ngày16/5/1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá VII về một số vấn đề công táccán bộ nữ trong tình hình mới Năm 1995, tại Hội nghị lần thứ IV về phụ nữ củaLiên Hợp Quốc tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc, các quốc gia đã nhất trí thôngqua Cương lĩnh hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ đến năm 2010 nhằm thúc đẩy

sự tiến bộ và tăng cường quyền lực cho phụ nữ trên toàn thế giới Mỗi quốc gia xâydựng chiến lược của mình nhằm thực hiện Cương lĩnh Bắc Kinh Tại Hội nghị BắcKinh, Chính phủ Việt Nam đã công bố Chiến lược phát triển vì sự tiến bộ của phụ

nữ Việt Nam đến năm 2010 với 10 mục tiêu Tiếp đó, ngày 21/01/2002, Thủ tướngChính phủ ban hành Quyết định số 19/2002/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược và kếhoạch hành động quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam giai đoạn 2001-2010với mục tiêu là: nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ; tạomọi điều kiện để thực hiện có hiệu quả các quyền cơ bản và phát huy vai trò củaphụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội Báo cáochính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX tháng 4/2001 cũng đã khẳng định:đối với phụ nữ thực hiên tốt pháp luật và chính sách bình đẳng giới, bồi dưỡng, đàotạo nghề nghiệp, nâng cao học vấn, có cơ chế chính sách để phụ nữ tham gia ngàycàng nhiều vào các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp các ngành, chăm sóc vàbảo vệ sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, tạo điều kiện để phụ nữ làm tốt nhiệm vụ người

vợ, người mẹ, xây dựng gia đình hạnh phúc

Đặc biệt là Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳhọp thứ 10 (ngày 29/11/2006) đã thông qua Luật Bình đẳng giới; Bộ Chính trị cóNghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 về công tác phụ nữ thời kỳ đầy mạnh

Trang 38

công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước; Chính phủ có Nghị định số

70/2008/NĐ-CP ngày 04/6/2008 về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bình đẳnggiới; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội có Công văn số 2443/LĐTBXH-BĐGngày 17/4/2008 về việc thực hiện Nghị định số 70/2008/NĐ-CP của Chính phủ Cácvăn bản trên đã quan tâm đến bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội,các biện pháp đảm bảo bình đẳng giới và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, giađình và cá nhân trong việc thực hiện và đảm bảo bình đẳng giới

1.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.2.1 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu

Nghiên cứu vai trò lao động nữ trong phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyệnĐại Từ là một vấn đề khá toàn diện Chính vì vậy phương pháp nghiên cứu của luậnvăn vừa mang tính liên ngành vừa là phương pháp luận nghiên cứu mang tính xã hộihọc, đồng thời là phương pháp luận nghiên cứu các quy luật phát triển kinh tế theovùng, lãnh thổ, nó bao gồm các phương pháp cụ thể sau:

- Tiếp cận nghiên cứu xã hội học (giới): nhằm nghiên cứu đặc tính của dântộc, giới, sự khác nhau và các yếu tố ảnh hưởng đến giới, đến dân tộc

- Tiếp cận nghiên cứu liên ngành: nhằm nghiên cứu vai trò của phụ nữ, laođộng nữ thể hiện trong tất cả các ngành, các lĩnh vực, mối quan hệ giữa các ngành,các lĩnh vực đối với phát triển kinh tế hộ

- Tiếp cận nghiên cứu kinh tế vi mô: nhằm đánh giá tình hình phát triển kinh

tế hộ, các yếu tố tác động đến kết quả, hiệu quả kinh tế hộ

- Tiếp cận nghiên cứu kinh tế hệ thống: nhằm nghiên cứu các hệ thống sảnxuất kinh doanh các loại hình cây trồng, vật nuôi, các yếu tố trong nền kinh tế củađịa phương, của hộ

1.2.1.1 Chọn điểm nghiên cứu và mẫu nghiên cứu

Chọn điểm nghiên cứu và mẫu nghiên cứu là một vấn đề quan trọng do nó ảnhhưởng rất lớn tới kết quả phân tích khách quan, nó mang tính đại diện cho toàn bộđịa bàn nghiên cứu ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu của đề tài, căn cứ vào mụcđích của để tài được tiến hành như sau:

Trang 39

* Chọn xã nghiên cứu

Ở Đại Từ được phân ra thành 3 vùng kinh tế là (Vùng sâu, Vùng núi cao, vàVùng thấp) mỗi vùng có một đặc điểm kinh tế - xã hội riêng, để đại diện cho nghiêncứu chúng tôi tiến hành chọn 3 xã mỗi xã đại diện cho một vùng nghiên cứu cụ thểnhư sau:

Vùng sâu: chọn xã Mỹ Yên (là vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, khả năng

tiếp cận thị trường kém)

Vùng Núi cao (vùng giữa): chọn xã Hùng Sơn (là những xã có khả năng tiếp

cận thị trường ở mức độ trung bình)

Vùng thấp (vùng trung tâm): chọn xã Khôi Kỳ (Là các xã gần trung tâm thị trấn

huyện Đại Từ, có điều kiện tiếp cận thị trường tốt, điều kiện kinh tế phát triển hơn)

* Chọn số hộ đề điều tra

Đây là bước quan trọng vì hộ chính là nơi cung cấp cho chúng ta số liệu cầnthiết để phân tích Chọn hộ điều tra căn cứ vào tiêu chí về thu nhập chung của hộ vàphân hộ (ngành nào chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu thu nhập của hộ: Nếu trồngtrọt chiếm tỷ lệ cao thì hộ đó là hộ thuần nông, còn hộ nào mà chăn nuôi chiếm tỷ lệcao trong thu nhập thì là hộ chăn nuôi, còn lại là hộ tổng hợp (Tham khảo số liệuthứ cấp)

+ Xác định số lượng hộ điều tra:

Để xác định số lượng đơn vị của tổng thể mẫu cần phải cho trước phạm vi sai

số chọn mẫu và xác suất khi suy rộng tài liệu (Khi nghiên cứu các hiện tượng kinh

tế - xã hội, Thường lấy xác suất 0,9544 hay 95,44%) : Bài toán: Với xác suất bằng0,95 và phạm vi sai số không vượt quá 100 (nghìn đồng) khi suy rộng về thu nhậpbình quân của nhân khẩu, thì số hộ cần được chọn điều tra (Theo cách chọn lặp) cầnphải điều tra là:

- Xác định số lượng hộ Để xác định số lượng hộ điều tra chung tôi đã sửdụng công thức sau:

Trang 40

Trong đó:

+ n : là số hộ cần phải điều tra

+ t : Giá trị kiểm định (t=1,9544 với α = 0,05)

+ σ2 : Phương sai của tổng thể chung

+ : Phạm vi của sai số chọn mẫu chênh lệch giữa bình quân mẫu và bìnhquân tổng thể hay là sai số hoặc là độ chính xác (với ε = 100 (nghìn đồng)

Sau khi tính toán thì số hộ cần phải điều tra là 167 hộ Tuy nhiên để tăng độ chínhxác chúng tôi đã tăng lượng mẫu điều tra lên 180 hộ trải điều cho 3 xã nghiên cứu

- Chọn danh sách hộ điều tra

Để chọn hộ cụ thể để điều tra chúng tôi căn cứ vào tiêu chí khả năng tiếp cậnthông tin và khối lượng sản phẩm tạo ra nhất định (gồm sản lượng tiêu dùng và khốilượng bán ra trên thị trường)

Đồng thời chúng tôi tiếp tục căn cứ vào thu nhập để phân loại và chọn hộnghiên cứu thành (Hộ khá, hộ trung bình và hộ nghèo) kết hợp với xem xét về thànhphần dân tộc của các hộ được chia ra thành (Dân tộc kinh và dân tộc thiểu số) trênđịa bàn nghiên cứu để xác định được số lượng hộ điều tra Chọn hộ đại diện nằmtrong các xã đã chọn, đồng thời mang tính đại diện cho các hộ trong vùng, với sốlượng hộ đảm bảo tính đại diện, theo tiêu thức: hộ khá; hộ trung bình; hộ nghèo

1.2.1.2 Phương pháp điều tra thu thập số liệu

- Thu thập tài liệu thứ cấp

Nguồn tư liệu thứ cấp được thu thập từ những tài liệu đã được công bố trong

và ngoài nước

Để lấy những số liệu thứ cấp thông qua thời gian thực tập ở Huyện, các số liệuđược cung cấp thông qua các hệ thống sổ sách, các báo cáo thống kê

- Thu thập tài liệu sơ cấp

Thông qua điều tra các hộ nông dân trên dịa bàn huyện, được lấy ra từ cácphiếu điều tra hộ bằng các nguồn sau:

+ Phương pháp điều tra: phỏng vấn có sự tham gia của người dân (PRA) vàđiều tra phỏng vấn hộ bằng phiếu phỏng vấn đã chuẩn bị sẵn, phỏng vấn trực tiếp

Ngày đăng: 13/05/2014, 00:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Lao động Thương binh Xã hội (2001), Chiến lược xóa đói giảm nghèo 2001-2005, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược xóa đói giảm nghèo 2001-2005
Tác giả: Bộ Lao động Thương binh Xã hội
Năm: 2001
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Khuyến nông, khuyến lâm (1998), Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có người dân tham gia trong hoạt động khuyến nông khuyến lâm, NXB Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có người dân tham gia trong hoạt động khuyến nông khuyến lâm
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Khuyến nông, khuyến lâm
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 1998
4. Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2010 5. Dự án hợp tác Việt Nam Canada (2002), Công tác giảm nghèo ở các dân tộcthiểu số Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2010"5. Dự án hợp tác Việt Nam Canada (2002), "Công tác giảm nghèo ở các dân tộc
Tác giả: Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2010 5. Dự án hợp tác Việt Nam Canada
Năm: 2002
6. Đỗ Thị Bình (1997), Những vấn đề về chính sách với phụ nữ nông thôn trong giai đoạn hiện nay, NXB Khoa học Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề về chính sách với phụ nữ nông thôn trong giai đoạn hiện nay
Tác giả: Đỗ Thị Bình
Nhà XB: NXB Khoa học Xã hội
Năm: 1997
7. Đỗ Thị Bình, Lê Ngọc Lân, (1996), Phụ nữ nghèo nông thôn trong điều kiện kinh tế thị trường, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phụ nữ nghèo nông thôn trong điều kiện kinh tế thị trường
Tác giả: Đỗ Thị Bình, Lê Ngọc Lân
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1996
8. Đỗ Thị Bình, Trần Thị Vân Anh (2003), Giới và công tác giảm nghèo, Nxb Khoa học Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới và công tác giảm nghèo
Tác giả: Đỗ Thị Bình, Trần Thị Vân Anh
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
Năm: 2003
9. Nguyễn Quan Dong, ĐH Kinh tế quốc dân (2003), Giáo trình Kinh tế lượng, Nxb thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế lượng
Tác giả: Nguyễn Quan Dong, ĐH Kinh tế quốc dân
Nhà XB: Nxb thống kê
Năm: 2003
10. Bế Viết Đẳng (1996), Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi , Nxb Chính trị quốc gia - Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi
Tác giả: Bế Viết Đẳng
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia - Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc Hà Nội
Năm: 1996
11. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Năm: 2001
12. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Năm: 2006
13. Đảng cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương khoá X, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương khoá X
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia
Năm: 2009
14. Nguyễn Kim Hà (1999), Về phân công lao động nam nữ như một công cụ phân tích giới (trong “nghiên cứu và đào tạo giới ở Việt Nam”, chủ biên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về phân công lao động nam nữ như một công cụ phân tích giới ("trong “nghiên cứu và đào tạo giới ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Kim Hà
Năm: 1999
15. Lê Ngọc Thắng (2002), Về chính sách và phương pháp giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số của Đảng và Nhà Nước (trong “Kỷ yếu hội thảo giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số”) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về chính sách và phương pháp giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số của Đảng và Nhà Nước "(trong “Kỷ yếu hội thảo giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số
Tác giả: Lê Ngọc Thắng
Năm: 2002
16. Lê Du Phong, Hoàng Văn Hoa (1998), Phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc và miền núi theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá , Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc và miền núi theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Tác giả: Lê Du Phong, Hoàng Văn Hoa
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội
Năm: 1998
17. Lê Du Phong, Hoàng Văn Hoa (1999), Kinh tế thị trường và sự phân hoá giàu nghèo ở vùng dân tộc và miền núi phía bắc nước ta hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế thị trường và sự phân hoá giàu nghèo ở vùng dân tộc và miền núi phía bắc nước ta hiện nay
Tác giả: Lê Du Phong, Hoàng Văn Hoa
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội
Năm: 1999
18. Hà Quế Lâm (2002), Xoá đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xoá đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp
Tác giả: Hà Quế Lâm
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội
Năm: 2002
22. Begg David, Fischer Stanley, Dornbusch Rudiger, Kinh tế học, Nxb Thống kê (2007) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế học
Nhà XB: Nxb Thống kê (2007)
3. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Chiến lược toàn diện về chiến lược tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo Khác
19. UBND huyện Đại Từ, Báo cáo kinh tế xã hội UBND huyện Đại Từ năm 2008 - 2010 Khác
20. UBND huyện Đại Từ (2010), Các tài liệu định hướng chiến lược phát triển Kinh tế- Xã hội Thái Nguyên năm 2000 - 2020 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Tỷ lệ phụ nữ tham gia công tác Đảng,  chính quyền các cấp năm 2010 - GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA LAO ĐỘNG NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN  Ở HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN
Bảng 1.1 Tỷ lệ phụ nữ tham gia công tác Đảng, chính quyền các cấp năm 2010 (Trang 27)
Bảng 2.2. Trình độ chuyên môn của lao động nữ huyện Đại Từ - GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA LAO ĐỘNG NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN  Ở HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN
Bảng 2.2. Trình độ chuyên môn của lao động nữ huyện Đại Từ (Trang 49)
Bảng 2.4. Lực lượng lao động phân theo ngành nghề huyện Đại Từ Ngành kinh tế Tổng số - GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA LAO ĐỘNG NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN  Ở HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN
Bảng 2.4. Lực lượng lao động phân theo ngành nghề huyện Đại Từ Ngành kinh tế Tổng số (Trang 50)
Bảng 2.9. Phân hộ điều tra theo mức thu nhập - GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA LAO ĐỘNG NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN  Ở HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN
Bảng 2.9. Phân hộ điều tra theo mức thu nhập (Trang 54)
Bảng 2.10. Nguồn lực chủ yếu của các hộ nông dân năm 2010 - GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA LAO ĐỘNG NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN  Ở HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN
Bảng 2.10. Nguồn lực chủ yếu của các hộ nông dân năm 2010 (Trang 55)
Bảng 2.11. Tình hình lao động nữ trong các hộ điều tra - GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA LAO ĐỘNG NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN  Ở HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN
Bảng 2.11. Tình hình lao động nữ trong các hộ điều tra (Trang 56)
Bảng 2.12. Tình hình sản xuất của các hộ nông dân theo mức thu nhập  (tính bình quân/hộ) - GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA LAO ĐỘNG NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN  Ở HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN
Bảng 2.12. Tình hình sản xuất của các hộ nông dân theo mức thu nhập (tính bình quân/hộ) (Trang 60)
Bảng 2.13. Tình hình sản xuất của các hộ nông dân về các loại cây, con chính theo nhóm hộ (tính bình quân/hộ) - GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA LAO ĐỘNG NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN  Ở HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN
Bảng 2.13. Tình hình sản xuất của các hộ nông dân về các loại cây, con chính theo nhóm hộ (tính bình quân/hộ) (Trang 61)
Bảng 2.14. Tỷ lệ nữ làm chủ hộ và tham gia quản lý điều hành SX - GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA LAO ĐỘNG NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN  Ở HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN
Bảng 2.14. Tỷ lệ nữ làm chủ hộ và tham gia quản lý điều hành SX (Trang 62)
Bảng 2.15. Tổng hợp nguyên nhân dẫn tới phân biệt vai trò lao động nữ trong  quản lý hộ và điều hành sản xuất - GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA LAO ĐỘNG NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN  Ở HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN
Bảng 2.15. Tổng hợp nguyên nhân dẫn tới phân biệt vai trò lao động nữ trong quản lý hộ và điều hành sản xuất (Trang 63)
Bảng 2.16. Phân công lao động sản xuất trong trồng trọt theo thu nhập ở các hộ điều tra năm 2010 - GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA LAO ĐỘNG NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN  Ở HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN
Bảng 2.16. Phân công lao động sản xuất trong trồng trọt theo thu nhập ở các hộ điều tra năm 2010 (Trang 66)
Bảng 2.17. Phân công lao động sản xuất trong chăn nuôi theo thu nhập ở các hộ điều tra năm 2010 - GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA LAO ĐỘNG NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN  Ở HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN
Bảng 2.17. Phân công lao động sản xuất trong chăn nuôi theo thu nhập ở các hộ điều tra năm 2010 (Trang 67)
Bảng 2.18. Thời gian lao động nông nghiệp trực tiếp trong năm - GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA LAO ĐỘNG NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN  Ở HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN
Bảng 2.18. Thời gian lao động nông nghiệp trực tiếp trong năm (Trang 70)
Bảng 2.21. Tỷ lệ tiếp cận kiến thức của lao động nữ trong các hộ điều tra - GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA LAO ĐỘNG NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN  Ở HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN
Bảng 2.21. Tỷ lệ tiếp cận kiến thức của lao động nữ trong các hộ điều tra (Trang 75)
Bảng 2.25. Phụ nữ với việc tiếp cận các kênh thông tin và quan hệ xã hội - GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA LAO ĐỘNG NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN  Ở HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN
Bảng 2.25. Phụ nữ với việc tiếp cận các kênh thông tin và quan hệ xã hội (Trang 80)
Bảng 2.26.  Quyền quản lý tài chính và ra quyết định trong gia đình - GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA LAO ĐỘNG NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN  Ở HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN
Bảng 2.26. Quyền quản lý tài chính và ra quyết định trong gia đình (Trang 81)
Bảng 2.27: Trình độ học vấn của phụ nữ - GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA LAO ĐỘNG NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN  Ở HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN
Bảng 2.27 Trình độ học vấn của phụ nữ (Trang 86)
Sơ đồ  3.1. Nhân tố tác động đến việc nâng cao vai trò phụ nữ - GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA LAO ĐỘNG NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN  Ở HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN
3.1. Nhân tố tác động đến việc nâng cao vai trò phụ nữ (Trang 101)
Bảng kết quả chạy hồi quy Eview - GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA LAO ĐỘNG NỮ TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN  Ở HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN
Bảng k ết quả chạy hồi quy Eview (Trang 126)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w