1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái, phân bố và tình trạng của loài trầm hương (aquilaria crassna pierre ex lecomte) tại khu bảo tồn thiên nhiên thần sa phượng hoàng huyện võ nhai tỉnh thái nguyên

56 2,3K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

Tài liệu Khóa Luận tốt nghiệp cho các bạn học Lâm Nghiệp rất hay !

1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Từ xa xưa cha ông ta đã có câu nói: “Rừng vàng, biển bạc” nhưng với hiện trạng tài nguyên rừng của nước ta trong những năm gần đây liệu câu nói đó có còn đúng hay không?. Hiện nay không chỉ ở nước ta mà ở cả các nước trên thế giới tài nguyên rừng đang bị tàn phá nặng nề ngày càng suy giảm về chất lượng. Theo thống kê của Cục Kiểm lâm vào 12/2009: cả nước có 4145, 74 ha rừng bị tàn phá. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn tính đến ngày 31/12/2009 Việt Nam có 13.258.843 ha đất có rừng, nhiều hơn 140.070 ha so với năm 2008, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 10.339.305 ha rừng trồng là 2.919.538 ha. Độ che phủ rừng toàn quốc năm 2009 là 39,1%; tăng 0,4% so với năm trước. Mặc dù diện tích rừng có tăng nhưng chỉ tăng về số lượng còn về chất lượng đã bị suy giảm. Nguyên nhân chủ yếu là nạn phá rừng làm nương rẫy, khai thác gỗ vượt chỉ tiêu cho phép, chiến tranh, thiên tai, sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, cuộc sống khó khăn của người dân gần rừng, sự tha hóa buông lỏng trách nhiệm của những người có chức năng bảo vệ rừng. Quan niệm của nhiều người về những tác dụng của các lâm sản vì lợi ích trước mắt của mỗi người là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng phá rừng, suy giảm các loại lâm sản đặc biệt (một số loài gỗ quý các cây có giá trị kinh tế cao) như: Chè hoa vàng, Chò nâu, Chò đãi, Kim tuyến đá vôi, Chò chỉ, Khúc khắc, Giảo cổ lam…. Trong đó có Trầm hương cũng là một trong những loài bị khai thác quá mức. Trầm hương hay còn gọi là Dó bầu, Dó trầm…. Trong tự nhiên giống cây Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte, tức cây Trầm hương, phân bố khắp các nước vùng Châu Á từ Trung- Cận Đông, Nam Á, Trung Quốc cho đến các nước Đông Nam Á…. Trầm hươngmột mặt hàng có giá trị kinh tế cao, được sử dụng trong các lĩnh vực như: Hương liệu mỹ phẩm, làm chất định hương, điều chế các loại nước hoa; dược liệu là vị thuốc quý hiếm. Sản phẩm biếu tặng trong lĩnh vực ngoại giao. Tôn giáo: đốt trong các chùa chiền, đền thờ… vào các dịp lễ đặc biệt. Chế tác đồ thủ công mỹ nghệ, Ướp xác…. Tình trạng khai thác Trầm hương ở nước ta cũng như ở trên thế giới ngày càng gia 1 2 tăng không đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng tăng của con người. Ở Việt Nam, việc khai thác sử dụng trầm hương đã có từ rất lâu đời. Vào thời Bắc thuộc, nhà nước phong kiến phương Bắc hàng năm buộc nhân dân ta phải cống nạp các sản vật quí giá như ngà voi, sừng tê giác, ngọc trai, yến sào… trong đó có cả trầm hương. Trên cơ sở số liệu thực tế có liên quan điều tra khảo sát, có thể thấy rất rõ là cây Trầm hương đang đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt đáng được xếp vào loại “Nguy Cấp – EN” trong Sách Đỏ Việt Nam (Bộ Khoa Học- Công Nghệ - Môi Trường, 1996). Với nền kinh tế ngày càng phát triển như hiện nay nhu cầu về gỗ cho xây dựng, làm nhà, nhựa, tinh dầu ngày một tăng cao của con người thì việc khai thác trái phép Trầm hương ở nước ta là một vấn đề cấp bách hiện nay. Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp thì Trầm hươngloài cây thuộc nhóm I (Gồm những loại thực vật (IA) những loại động vật (IB) đặc hữu, có giá trị đặc biệt về khoa học kinh tế, có số lượng, trữ lượng rất ít hoặc đang có nguy cơ bị diệt chủng) được quy định nghiêm cấm khai thác sử dụng, mà chỉ được gây nuôi, bảo tồn phát triển. Vì thế mà vấn đề bảo tồn nguồn gen quí này là rất cần thiết. KBTTNN Thần Sa- Phượng Hoàng- huyện Nhaimột trong những KBT có giá trị rất cao về ĐDSH, có hệ động thực vật đa dạng phong phú. Đặc biệt có nhiều loài đặc hữu quý hiếm, nhiều loài có trong sách đỏ Việt Nam Thế giới. Hiện nay khu bảo tồn đang rất chú trọng đến công tác bảo tồn các loài động, thực vật quí hiếm, trong đó có loài Trầm hương. Xuất phát từ thực tế trên kết hợp với kiến thức đã học ở nhà trường, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái, phân bố tình trạng của loài Trầm hương (Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa- Phượng Hoàng huyện Nhai tỉnh Thái Nguyên nhằm góp phần bảo tồn phát triển loài." 1.2. Mục đích nghiên cứu Dựa trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm sinh thái, phân bố tình trạng của Trầm hương tại KBT thiên nhiên Thần Sa- Phượng Hoàng nhằm phát triển bảo tồn loài này. 2 3 1.3. Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu được đặc điểm sử dụng sự hiểu biết của người dân về loài cây: Phân bố của loài cây, hiện trạng sử dụng, thực trạng của loài nghiên cứu, đề xuất của người dân trong vấn đề phát triển bảo tồn loài Trầm hương. - Tìm hiểu được đặc điểm nổi bất về hình thái của loài: đặc điểm Rễ, thân cây, cấu tạo hình thái lá, hoa, quả, vật hậu, phân loại của loài trong hệ thống phân loại. - Một số đặc điểm sinh thái của loài. - Đặc điểm phân bố của loài. - Đánh giá sự tác động của con người tới khu vực nghiên cứu có cây Trầm hương mọc tự nhiên. - Đặc điểm đất nơi loài cây nghiên cứu phân bố. - Các loài cây đi kèm. - Đề xuất một số biện pháp phát triển bảo tồn loài. 1.4. Ý nghĩa của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập Giúp tôi củng cố thêm kiến thức về các loài thực vật, áp dụng các kiến thức đã học để tiến hành thu thập thông tin, phân tích xử lý số liệu thực ở ngoài thực tiễn. 1.4.2. Ý nghĩa ngoài thực tiễn Biết được tầm quan trọng của công tác bảo tồn, các hoạt động của công tác bảo tồn. Biết được đặc điểm phân bố, đặc điểm sinh thái, tình trạng vai trò của loài Trầm hương. 3 4 Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở nghiên cứu 2.1.1. Cơ sở khoa học nghiên cứu Trước tiên ta phải hiểu được Bảo tồn là gì? Theo định nghĩa của IUCN (1991): “Bảo tồn là sự quản lý, sử dụng của con người về sinh quyển nhằm thu được lợi nhuận bền vững cho thế hệ hiện tại trong khi vẫn duy trì tiềm năng để đáp ứng những yêu cầu nguyện vọng của thế hệ tương lai”. Bảo tồn tại chỗ (in- situ conservation) là khoanh vùng bảo tồn động thực vật tại nơi gốc mà chúng sống. Đây được coi là phương pháp ưu tiên tốt nhất để bảo tồn động thực vật quý hiếm. Nằm ở vùng Đông Nam châu Á với diện tích khoảng 330.541 km 2 , Việt Nam là một trong 16 nước có tính đa ĐDSH cao trên thế giới (BNN& PTNT, 2002- Chiến lược quốc gia quản lý hệ thống khu bảo tồn của Việt Nam 2002- 2010). Bảo tồn nội vi là hình thức bảo tồn chủ yếu ở Việt Nam trong thời gian vừa qua. Kết quả của phương pháp bảo tồn này thể hiện rõ rệt nhất là đã xây dựng đưa vào hoạt động một hệ thống rừng đặc dụng. Việt Nam là một trong những nước sớm quan tâm đến vấn đề bảo tồn tài nguyên ĐDSH. Ngày 7 tháng 7 năm 1962, Vườn quốc gia Cúc Phương là KBT đầu tiên được thànhlập ở miền Bắc. Thời gian đầu gọi là khu “rừng cấm” Cúc Phương, đây là khu bảo tồn thiên nhiên đối với hệ động thực vật trên núi đá vôi nằm tiếp giáp ở vùng sinh thái đồng bằng Bắc bộ Tây Bắc. Ở miền Nam, năm 1965, Phạm Hoàng Hộ Phùng Trung Ngân đã đề nghị được chính phủ Sài Gòn quyết định thành lập 10 khu bảo vệ vùng thấp: Côn Đảo, Châu Đốc, Bảo Lộc, Rừng cấm săn bắn Đức Xuyên (Buôn Ma Thuột), đảo Hoang Loan Mũi Dinh. Vùng núi cao có 3 khu: Chư Yang Sin (2405m), Đỉnh Lang Bian (2183m) Bạch Mã- Hải Vân (1450m). Theo số liệu của IUCN (1974) miền Nam Việt Nam có 7 khu bảo tồn với diện tích 753.050 ha (Cao Văn Sung- Hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên Việt Nam- 1994). 4 5 Sau ngày thống nhất đất nước hệ thống các KBT được dần dần mở rộng, bổ sung hoàn thiện cả về quy mô diện tích, hệ thống quản lý bảo vệ. Hệ thống các KBT của Việt Nam hiện nay có 211 khu, bao gồm: - Các KBT rừng (Khu rừng đặc dụng) thuộc Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn đang quản lý 128 KBT (Đã được Chính phủ công nhận). - Các khu bảo tồn biển do Bộ Thủy sản đề xuất 15 KBT. - Khu bảo tồn đất ngập nước do Bộ Tài nguyên môi trường đề xuất 68 KBT. Các KBT đất ngập nước trên biển hiện mới chỉ mới đề xuất, nhưng chưa có quyết định phê duyệt chính thức. Dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài của IUCN, chính phủ Việt Nam cũng công bố trong Sách đỏ Việt Nam để hướng dẫn, thúc đẩy công tác bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên. Đây cũng là tài liệu khoa học được sử dụng vào việc soạn thảo ban hành các qui định, luật pháp của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên, tính đa dạng sinh học môi trường sinh thái. Các loài được xếp vào 9 bậc theo các tiêu chí về mức độ đe dọa tuyệt chủng như tốc độ suy thoái (rate of decline), kích thước quần thể (population size), phạm vi phân bố (area of geographic distribution), mức độ phân tách quần thể khu phân bố (degree of population and distribution fragmentation). + Tuyệt chủng ( EX): Là một trạng thái bảo tồn của sinh vật được quy định trong Sách đỏ IUCN. Một loài hoặc dưới loài bị coi là tuyệt chủng khi có những bằng chứng chắc chắn rằng cá thể cuối cùng đã chết. +Tuyệt chủng trong tự nhiên( EW): là một trạng thái bảo tồn của sinh vật. Một loài hoặc dưới loài bị coi là tuyệt chủng trong tự nhiên khi các cuộc khảo sát kỹ lưỡng ở sinh cảnh đã biết hoặc sinh cảnh dự đoán, vào những thời gian thích hợp (theo ngày, mùa năm) xuyên suốt vùng phân bố lịch sử của loài đều không ghi nhận được cá thể nào. Các khảo sát nên vượt khung thời gian thích hợp cho vòng sống dạng sống của đơn vị phân loại đó. Các cá thể của loài này chỉ còn được tìm thấy với số lượng rất ít trong sinh cảnh nhân tạo phụ thuộc hoàn toàn vào chăm sóc của con người. 5 6 +Cực kì nguy cấp( CR): là một trạng thái bảo tồn của sinh vật. Một loài hoặc nòi được coi là cực kỳ nguy cấp khi nó phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao trong một tương lai rất gần . + Nguy cấp (EN): Là một trạng thái bảo tồn của sinh vật. Một loài bị coi là Nguy cấp khi nó phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao trong một tương lai rất gần nhưng kém hơn mức cực kỳ nguy cấp. + Sắp nguy cấp (VU): Là một trạng thái bảo tồn của sinh vật. Một loài hoặc nòi bị đánh giá là Sắp nguy cấp khi nó không nằm trong 2 bậc CR Nguy cấp (EN) nhưng phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên cao trong một tương lai không xa. + Sắp bị đe dọa: là một trạng thái bảo tồn của sinh vật. Một loài hoặc nòi bị đánh giá là Sắp bị đe dọa khi nó sắp phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên cao trong một tương lai không xa. + Ít quan tâm: Least Concern +Thiếu dữ liệu: Data Deficient + Không được đánh giá: Not Evaluated Hiện nay ở nước ta cả các nước trên thế giới tình trạng khai thác Trầm hương ngày càng gia tăng. Số lượng của loài Trầm hương ngày càng suy giảm đang đứng trước nguy cơ bị đe dọa. dựa trên thực tế bảo tồn ở Việt Nam các cấp độ bảo tồn của IUCN năm 1994. Vì vậy việc bảo tồn phát triển loài này là một vấn đề rất cần thiết. 2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ở Việt Nam 2.2.1. Trên thế giới Hiện nay trên thế giới vấn đề bảo tồn thiên nhiên đa dạng sinh học đã trở thành một trong những vấn đề cấp bách của toàn cầu. Vì thế mà nhiều tổ chức ra đời nhằm nghiên cứu, điều tra, đánh giá, hỗ trợ thực hiện hành động bảo tồn đa dạng sinh học. Rất nhiều cơ quan, tổ chức như: Hiệp hội quốc tế về bảo tồn tự nhiên (IUCN), Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên hoang (WWF), Quỹ động thực vật thế giới (FFI) . . . Họ Trầm có 2 giống: - Aquilaria - Gyrinops Giống Aquilaria có tất cả 24 loài khác nhau, gồm: 1. Aquilaria beccariana van Tiegh 6 7 2. Aquilaria hirta Ridl 3. Aquilaria microcarpa Baill 4. Aquilaria cumingiana (Decne) Ridl 5. Aquilaria filaria (Oken) Merr 6. Aquilaria brachyantha (Merr.) Hall.f 7. Aquilaria urdanetensis (Elmer) Hall.f 8. Aquilaria citrinaecarpa (Elmer) Hall.f 9. Aquilaria apiculata Elmer 10. Aquilaria parvifolia (Quis.) Ding Hou 11. Aquilaria rostrata Ridl 12. Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte 13. Aquilaria banaense Pham-hoang-Ho 14. Aquilaria khasiana H. Hallier 15. Aquilaria subintegra Ding Hou 16. Aquilaria grandiflora Bth 17. Aquilaria secundana D.C 18. Aquilaria moszkowskii Gilg 19. Aquilaria tomentosa Gilg 20. Aquilaria baillonii Pierre ex Lecomte 21. Aquilaria sinensis Merr 22. Aquilaria apiculata Merr 23. Aquilaria acuminate (Merr.)Quis 24. Aquilaria yunnanensis S.C. Huang Mới đây Tiến sĩ Lê Công Kiệt( Việt Nam) Tiến sĩ Paul Kessler (Hà Lan) vừa phát hiện loài thưa 25 ở cao nguyên Trung bộ có tên khoa học là Aquilaria rugosa L.C.Kiệt & PJ.A Kessler. Trên thế giới chi Trầm (Aquilaria) gồm khoảng 8 loài, phân bố chủ yếu ở khu vực nhiệt đới từ Ấn Độ đến Đông Nam Á miền Nam Trung Quốc Tên nước ngoài: Agarwood, Malayan aloeswood, Malayan eaglewood (Anh). 7 8 Bois d’aigle, Calambac, Calambour (Pháp). Tuchenxiang (tiếng phổ thông Ch’en Hsiang) (Trung Quốc). Crassna, Krassna, Kresna, Chan krassna, Klampeok (Campuchia). Gaharu, Tengkaras, Mengkaras (Inđônêxia). - Ở vùng Trung- Cận Đông cây Trầm hương mọc nhiều trên những rặng núi hiểm trở phía nam Ả Rập. - Ở Trung Quốc Trầm hương mọc tập trung ở một số tỉnh miền nam, nhiều nhất là Quảng Đông Hải Nam, nhưng chất lượng trầm không cao. Vùng này có 3 loài chính, đó là: Aquilaria grandiflora Bth, Aquilaria sinensis Merr, Aquilaria yunnanensis S.C.Huang. - Ở vùng Nam Á cây Trầm hương có nhiều ở Ấn Độ, chủ yếu là loài Aquilaria khasiana H. Hallier. - Vùng Đông Nam Á bao gồm các quốc gia: + Malaysia: Có 4 loài: Aquilaria beccariana van Tiegh, Aquilaria microcarpa Baill, Aquilaria hirta Ridl Aquilaria rostrata Ridl. + Thái Lan: Chủ yếu là loài Aquilaria subintegra Ding Hou + Indonesia (Tập trung chủ yếu ở đảo Sumatra): Có 4 loài: Aquilaria beccariana van Tiegh, Aquilaria hirta Ridl, Aquilaria microcarpa Baill, Aquilaria moszkowskii Gilg. + Philippin: Bao gồm các loài: Aquilaria cumingiana (Decne) Ridl, Aquilaria filaria (Oken) Merr, Aquilaria apiculata Merr, Aquilaria acuminate (Merr.) Quis. + Singarpore: Chủ yếu là loài Aquilaria hirta Ridl. + Ở Campuchia, trầm hương thường mọc phân tán trong các khu rừng nằm ven biển, có 2 loài chính là: Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte, Aquilaria baillonii Pierre ex Lecomte. Công ước CITES đối với gỗ trầm hương (Aquilaria spp. Gyrinops spp.) ở Kuwait Indonesia. Kuwait đã tổ chức một hội thảo về cây Trầm hương trong tháng 10 tạo cơ sở để thảo luận về các vấn đề hành chính các vấn đề khác liên quan đến hoạt động khai thác bền vững (khai thác không gây ảnh hưởng). Một tháng sau hội thảo tại Kuwait, Indonesia đã tổ chức Hội thảo khu vực Châu Á về cây Trầm hương với chủ đề: Quản lý Trầm hương tự 8 9 nhiên Trầm hương trồng. Hội thảo được tổ chức vào cuối tháng 11, 2011 tại Bangka Tengah, Indonesia. Hai Hội thảo này đều được tổ chức với sự hỗ trợ về tài chính của Ủy ban Châu Âu. 2.2.2. Ở Việt Nam Tại nước ta trầm hương có tất cả 4 loài, đó là: Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte, Aquilaria baillonii Pierre ex Lecomte, Aquilaria banaense Pham-hoang-Ho loài Aquilaria rugosa L.C.Kiệt & PJ.A Kessler (do tiến sĩ Lê Công Kiệt (Việt Nam) tiến sĩ Paul Kessler (Hà Lan) tìm thấy ở cao nguyên Trung Bộ). Đây là loài thứ 4 ở Việt Nam thứ 25 trên thế giới. Cách gọi tên tiếng Việt cho mỗi loài rất khác nhau giữa các địa phương. Ở đảo Phú Quốc người ta chia cây dó ra thành 2 loài: dó nghệ dó bầu Ở các tỉnh Miền Trung thì chia cây dó ra 4 loài: Dó bầu hương, dó me, dó dây dó bầu thường. Ngoài ra, ở một số địa phương khác người ta còn chia cây dó ra các loài như dó bầu; dó niệt; dó me; dó gạch…. Mặc dù cách phân loại đặt tên còn nhiều điểm bất đồng, chưa có khoa học, nhưng ở việt Nam hiện nay cây Trầm hương (Tên khoa học: Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte) là được nông dân ưa chuộng nhân giống rộng rãi vì có khả năng cho trầm nhiều chất lượng trầm tốt nhất. Sau năm 1975, do trải qua mấy chục năm chiến tranh, các khu rừng gỗ quý bị bom đạn tàn phá nặng, nhiều cây dó bị bệnh, bị bom đạn hủy hoại lại sản sinh ra những loại trầm kỳ rất tốt. Các địa phương có trữ lượng trầm hương tương đối tập trung như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Đắc Lắc, Gia Lai, Kontum đảo Phú Quốc được chính phủ cho phép khai thác xuất khẩu Trầm hương để thu hút ngoại tệ đổi một số máy móc thiết bị mà địa phương đang cần. Đến cuối thập niên 1990, nguồn trầm hương tự nhiên ở Việt Nam gần như cạn kiệt để bảo vệ nguồn tài nguyên quốc gia, Chính phủ đã cấm hẳn việc khai thác mua bán trầm hương xem nó là hàng quốc cấm. 9 10 Công tác nghiên cứu trồng Dó lấy trầm kĩ thuật tạo trầm còn đang được tiến hành. Trầm hương có giá trị kinh tế cao nên bị săn lùng ráo riết, khối lượng khai thác được ngày càng giảm, có thể thấy rõ qua bảng thống kê dưới đây (theo Lương Văn Tiến). Bảng 2.1. Khối lượng Trầm khai thác từ 1986-1990 TT Năm khai thác Khối lượng (tấn) 1 1986 78,5 2 1986 81,7 3 1988 45,4 4 1989 36.9 5 1990 20,0 Hiện nay vùng gây trồng cây Trầm hương nhiều nhất ở nước ta được xác định là Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ Tây Nam Bộ. Vùng Bắc Trung Bộ tập trung chủ yếu ở Hà Tĩnh, vùng Nam Trung Bộ chủ yếu ở Quảng Nam, Tây Nguyên chủ yếu ở Kon Tum, Đông Nam Bộ chủ yếu là Bình Phước, Tây Nam Bộ chủ yếu ở Kiên Giang An Giang. Diện tích trồng cây Trầm hương trên phạm vi cả nước tính đến tháng 9/2007 dự đoán lên tới 10.000ha. Phần lớn là rừng trồng phân tán hoặc hỗn giao trong vườn rừng vườn hộ gia đình, hầu hết là dưới 15 năm tuổi. Kết quả điều tra bổ sung năm 2009 ở các tỉnh nói trên, các cơ quan chức năng địa phương đều cho rằng kể từ sau Hội thảo Quốc gia về “Cây Dó bầu Trầm hương” thì phong trào trồng cây Trầm hương tăng rõ rệt, diện tích rừng Trầm hương mới trồng trong 2 năm (2008-2009) tăng khoảng 10-20% so với diện tích đã thống kê từ năm 2007 trở về trước. Căn cứ vào số liệu này có thể ước đoán diện tích trồng cây Trầm hương ở nước ta tính đến tháng 9/2009 đạt khoảng từ 11.000-12.000ha. Nếu quy ra diện tích trồng tập trung thuần loài với diện tích từ 1.100-1.600cây/ha thì chỉ có khoảng 5.000- 6.000ha. Một số dự án, đề tài trong nước về bảo tồn, trồng phát triển loài Trầm hương: Những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, một số người chuyên khai thác Trầm hương ở Tiên Phước (Quảng Nam), Hoài Ân (Bình Định)… đã đưa cây trầm hương từ tự nhiên về trồng ở vườn nhà. Sau đó vài ba người đã mày 10 [...]... tượng nghiên cứu Một số đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố tình trạng của loài Trầm hương phân bố tự nhiên tại KBTTN Thần Sa- Phượng Hoàng, huyện Nhai, Tỉnh Thái Nguyên 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu - Địa điểm: Chuyên đề tập trung triển khai tại KBTTN Thần Sa- Phượng Hoàng- Nhai- Thái Nguyên - Thời gian tiến hành: Chuyên đề tiến hành thu thập số liệu nghiên cứu, phân tích tổng hợp tài liệu... cây nghiên cứ phân bố thông qua các số liệu điều tra được của các phẫu diện đất thu được trong khu vực có loài cây nghiên cứu 19 19 3.2.4 Đặc điểm phân bố của loài - Đặc điểm phân bố trong các trạng thái rừng - Đặc điểm phân bố theo độ cao: Mật độ loài nghiên cứu phân bố theo các độ cao trong các ô nghiên cứu - Đặc điểm phân bố theo hướng phơi: Mật độ loài nghiên cứu phân bố theo các hướng phơi của. .. Đặc điểm về ánh sáng nơi loài phân bố - Đặc điểm tầng cây gỗ nơi có loài Trầm hương phân bố: công thức tổ thành của các loài cây đi kèm - Đặc điểm về tái sinh của loài: hình thức, công thức tổ thành, mật độ tái sinh trong các ÔTC nơi xuất hiện loài Trầm hương - Đặc điểm cây bụi thảm tươi nơi có loài phân bố - Đặc điểm đất nơi loài cây nghiên cứu phân bố Phân tích được đặc điểm chung của đất nơi loài. .. dung nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu, đề tài nghiên cứu những nội dung sau: 3.2.1 Đặc điểm sử dụng sự hiểu biết của người dân về loài cây - Sự hiểu biết của người dân về loài cây - Đặc điểm sử dụng loài cây Trầm hương 3.2.2 Đặc điểm nổi bất về hình thái của loài - Phân loại của loài trong hệ thống phân loại - Hình thái thân cây, lá, hoa, quả - Vật hậu 3.2.3 Một số đặc điểm sinh thái của loài - Đặc. .. trong khu vực nghiên cứu - Tần số xuất hiện của loài Trầm hương trong ÔTC = Tổng số ÔTC xuất hiện loài Trầm hương/ Tổng số ÔTC điều tra trong khu vực nghiên cứu 3.3.5 Đánh giá sự tác động của con người động vật đến khu nghiên cứu Để đánh giá được sự tác động của con người động vật tới khu vực nghiên cứu, tôi sử dụng phương pháp đánh giá sự tác động của con người động vật tới khu bảo tồn trong... đó làm thế nào để người dân có ý thức tham gia vào bảo tồn phát triển tài nguyên trong khu bảo tồn 27 27 Phần 4 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Sự hiểu biết của người dân về loài cây đặc điểm sử dụng 4.1.1 Sự hiểu biết của người dân về loài cây Trầm hương Qua quá trình sống gắn lâu đời với núi rừng người dân tại KBTTN Thần Sa- Phượng Hoàng đã tích lũy được các kiến thức và. .. 80% Loài Trầm hương là cây ưa sáng, hầu hết các cây điều tra được đều sống ở tầng A1 Qua đây ta thấy được Trầm hương loài có yêu cầu cao về ánh sáng, sinh trưởng tốt trong tán rừng tự nhiên 4.3.2 Đặc điểm về tầng cây cao nơi loài Trầm hương phân bố Các loài cây đi kèm Tổ thành tầng cây cao nơi loài Trầm hương phân bố: Theo số liệu thu thập được tại khu vực nghiên cứu Khi điều tra 25 ÔTC thì loài Trầm. .. tái sinh xuất hiện trong 3 ÔTC là 4 cây Vậy mật độ tái sinh của loài Trầm hương là 107 cây/ ha trên diện tích các ÔTC có loài Trầm hương phân bố Như vậy mật độ tái sinh của loài Trầm hương tại khu vực nghiên cứu số lượng rất ít Sở số lượng cây tái sinh ít như vậy nguyên nhân chủ yếu là do người dân tại khu vực nghiên cứu khai thác quá mức, các cây to không còn để cung cấp hạt giống cho tái sinh, ... muối N: Nhọc T: Trâm Th: Trầm hương LK: Loài Khác 4.3.3 Đặc điểm về tái sinh của loài a Hình thức tái sinh, mật độ tái sinh của loài * Hình thức tái sinh: Bảng 4.7 Hình thức tái sinh của loài Trầm hương tại 3 ÔTC (6, 7, 17) 36 36 ÔTC Diện tích (m2) 6 125 Trầm hương 7 125 Chồi Trầm hương 17 125 Hạt TT Tên loài 1 Trầm hương 2 3 4 Trầm hương Tổng 375 Hình thức tái sinh Số cây Chiều cao Chất lượng Hạt 2 2... sinh, bảo vệ nguồn gen b Tổ thành tái sinh nơi có loài Trầm hương phân bố: Qua thời gian tiến hành điều tra cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu, cây tái sinh của loài Trầm hương xuất hiện tại các ô dạng bản 4 thuộc ÔTC 6 (2 cây), ô dạng bản 1 của ÔTC 7 (1 cây) ô dạng bản 1 thuộc ÔTC 17 (1 cây), các loài tái sinh cùng Trầm hương rất nhiều cũng có nhiều loài cũng xuất hiện cùng với cây tái sinh . cứu Một số đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố và tình trạng của loài Trầm hương phân bố tự nhiên tại KBTTN Thần Sa- Phượng Hoàng, huyện Võ Nhai, Tỉnh Thái Nguyên. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu -. loài. " 1.2. Mục đích nghiên cứu Dựa trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm sinh thái, phân bố và tình trạng của Trầm hương tại KBT thiên nhiên Thần Sa- Phượng Hoàng nhằm phát triển và bảo tồn loài này. 2 3 1.3 trạng của loài Trầm hương (Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa- Phượng Hoàng huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên nhằm góp phần bảo tồn và phát triển loài. " 1.2.

Ngày đăng: 16/05/2014, 00:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w