Nghiên cứu xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp khắc phục tình trạng trâu, bò chết hàng loạt trong vụ đông xuân tại huyện chi lăng, tỉnh lạng sơn

68 779 1
Nghiên cứu xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp khắc phục tình trạng trâu, bò chết hàng loạt trong vụ đông xuân tại huyện chi lăng, tỉnh lạng sơn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nghiên cứu về khả năng sinh trưởng

1 Phần 1 CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1.1. Điều tra tình hình cơ bản ở địa phương 1.1.1. Điều tra tự nhiên 1.1.1.1. Vị trí địa lý Huyện Chi Lăng là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của Tỉnh Lạng Sơn, có diện tích tự nhiên khoảng 70.310 ha. Huyện có toạ độ địa lý nằm trong khoảng từ 21 0 34’ - 21 0 48’ độ vĩ bắc và trong khoảng từ 106 0 25’ - 106 0 50’ độ kinh đông. - Phía Đông giáp huyện Lộc Bình. - Phía Nam giáp huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. - Phía Tây giáp huyện Hữu Lũng. - Phía Bắc giáp huyện Văn Quan. 1.1.1.2. Khí hậu, thời tiết Nhiệt độ trung bình từ 15 0 C - 25 0 C. Nhiệt độ trung bình cao nhất vào tháng 7 từ 35 0 C - 38 0 C. Nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 01 từ 6 0 C - 12 0 C. Biên độ dao động nhiệt độ giữa tháng thấp nhất và tháng cao nhất từ 15 0 C - 20 0 C. Độ ẩm phân bổ không đều, lượng mưa trung bình hàng năm là 1.300mm; Lượng mưa trung bình thấp nhất là 1.000mm. Tần xuất gió cao trên địa bàn huyện là 34 m/s, tần xuất gió thấp là 2m/s. Địa bàn huyện chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm có 2 mùa rõ rệt, mùa đông khô hanh gió lạnh, mùa hè thì nóng và ẩm. 1.1.1.3. Địa hình đất đai Là huyện miền núi của tỉnh Lạng Sơn địa hình Chi Lăng bị chia cắt bởi nhiều đồi núi, hang động khe suối. Phía Tây Bắc là vùng núi đá vôi thuộc 2 vòng cung Bắc Sơn có nhiều sườn núi dốc đứng với độ cao trên 40 m, giữa các núi đá là các cánh đồng tương đối bằng phẳng xen kẽ. Địa hình thấp dần từ Đông Bắc đến Đông Nam có các cánh đồng, lân, lũng nằm xen kẽ với núi đá và núi đất tương đối rộng và bằng phẳng, đây là diện tích canh tác nông nghiệp chủ yếu của huyện, gồm nhiều đồi núi thấp, độ cao từ 200 – 350m (so với mặt nước biển). Đất đai Chi Lăng có nguồn gốc phát sinh trên các nền đá mẹ khác nhau nên phân bố phức tạp và có tầng dầy thay đổi. Các loại đá chủ yếu bao gồm: Đá sa thạch, đá vôi, đá phiến sét, cuội kết, dăm kết có hàm lượng Kali thấp. Tổng diện tích đất tự nhiên của Chi Lăng là 70.310ha, chiếm 8,46% tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, chủ yếu là đất feralít có nguồn gốc đá mẹ là trầm tích, sa thạch xen lẫn, và nhóm đất dốc tụ phù sa sông suối với tổng diện tích 55.948ha chia làm 4 nhóm chính: Đất feralít màu vàng nhạt trên núi 410ha, đất ferelít vàng núi cao có 30.166ha, đất feralít điển hình nhiệt đới (25- 300m) có 21.725ha, chiếm 38,81% đất lúa nước vùng đồi núi phân bổ chủ yếu ven sông Thương và xen kẽ giữa các đồi núi có 3.683ha. 1.1.1.4. Giao thông vận tải Huyện Chi Lăng hiện có 21 đơn vị hành chính cấp xã, huyện lỵ Chi Lăng được đặt tại thị trấn Đồng Mỏ cách thành phố Lạng Sơn 36 km về phía Tây Nam theo Quốc lộ 1A. Huyện Chi Lăng có vị trí địa lý lợi thế hơn hẳn so với các huyện khác trong tỉnh, nằm trong khoảng giữa thành phố Lạng Sơn với tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hà Nội, vừa có quốc lộ 1A; đường sắt liên vận quốc tế đi qua tạo điều kiện cho huyện có nhiều cơ hội thuận lợi để phát triển sản xuất hàng hoá mở rộng giao lưu trao đổi hàng hoá, dịch vụ khoa học công nghệ với các tỉnh lân cận Hà nội, các tỉnh khác trong cả nước và với Trung quốc. Có thể nói đây cũng là một thế mạnh của huyện, tạo cho sự phát triển các ngành kinh tế khác và là điều kiện tốt để phát triển ngành chăn nuôi của địa phương. 3 1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội 1.1.2.1. Tình hình dân cư, dân trí - Huyện Chi Lăng gồm 21 xã, thị trấn với tổng số 74.052 người Nông thôn: 62.299 người Thị trấn: 11.753 người - Tổng GDP của huyện: 1.131.587 triệu đồng/74.052 người. Bình quân GDP đầu người: 15.308.770,0 đồng. Tổng sản lượng quy ra thóc: 33.833,1 tấn. Bình quân lương thực đầu người: 0,42 tấn/1người/1năm. Có nhiều dân tộc cùng sinh sống nhưng trong đó chủ yếu là dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Hoa, Mường trên địa bàn 19 xã và 2 thị trấn. 1.1.2.2. Văn hoá thông tin thể thao Hiện nay trình độ dân trí của người dân càng ngày càng tăng nhờ có hệ thống thông tin liên lạc: huyện có 2 tổng đài STAREX-ID và STARE-SRX với trên 1.000 máy điện thoại; 21/21 xã, thị trấn có điện thoại, 8/21 xã, thị trấn có bưu điện văn hoá xã; 21/21 xã có báo đọc hàng ngày . Các hoạt động văn hóa, văn nghệ diễn ra sôi nổi và rộng khắp với nhiều hình thức và nội dung phong phú từ huyện tới cơ sở, tập trung vào tuyên truyền mừng Đảng, mừng Xuân, các ngày lễ lớn của đất nước. Phong trào xây dựng đời sống văn hóa được triển khai sâu, rộng, từng bước nâng cao chất lượng hoạt động. Phong trào thể dục thể thao quần chúng được duy trì thường xuyên, thể thao thành tích cao ngày càng được quan tâm phát triển. 1.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp 1.1.3.1. Tình hình phát triển về trồng trọt Ngành trồng trọt đóng vai trò quan trọng và là nguồn thu chủ yếu của nhân dân. Do vậy sản phẩm của ngành trồng trọt được người dân quan tâm và phát triển. Cây nông nghiệp chủ yếu và là cây trồng mũi nhọn trên địa bàn của 4 huyện là cây lúa với diện tích khá lớn. Ngoài ra còn có những loại cây trồng khác như: Thuốc lá, đỗ tương, đỗ lạc …và các loại cây rau màu. Với diện tích đất chủ yếu là đất núi đá và đất đồi nên diện tích cây ăn quả của huyện khá lớn chủ yếu là: Na, vải, hồng, nhãn, …. Theo số liệu thống kê của Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Chi Lăng về diện tích năng suất của các loại cây trồng năm 2010 như sau: Bảng 1.1: Số lượng - Diện tích các loại cây trồngChi Lăng STT Loại cây trồng Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) 1 Cây nông nghiệp - Cây lúa - Cây ngô - Sắn - Rau, đậu 4.859,25 2.753,03 657,39 1.212,02 18.991,63 3.755,29 6.667,24 13.127,62 2 Cây công nghiệp hàng năm - Thuốc lá - Cây lạc - Cây đậu tương 1.030,7 374,84 118,8 2.036 599,2 166,32 3 Cây công nghiệp lâu năm - Hoa hồi - Trẩu - Cây ăn quả: + Na + Vải 1718,4 24,59 1.168 794,6 1.130 35,3 7.668 992,3 1.1.3.2. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi a. Công tác chăn nuôi Song song với sự phát triển của ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi cũng phát triển không ngừng. Chăn nuôi cung cấp sức kéo, phân bón cho trồng trọt, đồng thời cung cấp thực phẩm và nguồn thu nhập kinh tế không nhỏ cho các hộ nông dân. 5 Tuy nhiên ngành chăn nuôi ở huyện chủ yếu theo lối tự cung tự cấp, sản phẩm đưa ra thị trường còn ít. Trong những năm gần đây khoa học kỹ thuật phát triển cùng với sự quan tâm của nhà nước các hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư vốn, kỹ thuật, con giống mới có năng suất cao, trang thiết bị hiện đại vào chăn nuôi nên sản phẩm của ngành chăn nuôi từng bước được nâng cao và đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Ngoài việc phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm huyện Chi Lăng còn phát triển các ngành nghề khác như: Nuôi ong lấy mật, thả cá, chăn nuôi một số động vật quí hiếm như nhím, lợn rừng, phát triển đàn gia cầm với số lượng nhiều. Bảng 1.2: Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm ở huyện Chi Lăng 2008 - 2011 Năm Vật nuôi 2008 2009 2010 2011 Đàn trâu (con) 16.671 17.452 17.626 15.676 Đàn (con) 9.125 9.474 9.627 8.874 Đàn lợn (con) 38.881 43.858 39.359 34.198 Gia cầm (con) 298.222 295.020 342.008 322.901 (Nguồn: Chi cục thống kê huyện) b. Tình hình chăn nuôi trâu Với tổng đàn khá lớn nhưng chủ yếu các hộ chăn nuôi để lấy sức kéo, đa phần các hộ nuôi trâu nhiều. Hình thức chăn nuôi trâu là tận dụng các bãi thả tự nhiên và sản phẩm phụ của ngành trồng trọt, nên thức ăn cung cấp cho đàn trâu chưa được đầy đủ về cả số lượng và chất lượng. Việc dự trữ các loại thức ăn cho trâu vào mùa đông chưa được quan tâm đầy đủ, vì vậy về mùa đông trâu thường có sức khỏe kém nên hay mắc bệnh. Chuồng trại và công tác thú y chưa được chú trọng nhiều. Công tác tiêm phòng chưa triệt để, từ đó trâu thường xuyên bị mắc các bệnh kí sinh trùng, các bệnh khác. 6 c. Tình hình chăn nuôi lợn Đa phần các hộ đều chăn nuôi nhưng số lượng còn ít, thức ăn sử dụng chủ yếu là tận dụng các phụ phẩm trồng trọt như: Lúa, ngô, khoai, sắn…vì vậy năng suất chăn nuôi lợn chưa cao. Hiện nay cũng đã có những hộ dám mạnh dạn đầu tư chăn nuôi với quy mô lớn và sử dụng các loại thức ăn hỗn hợp ngoài thị trường để rút ngắn thời gian chăn nuôi, tăng năng suất đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. d. Tình hình chăn nuôi gia cầm Hiện nay công tác chăn nuôi gia cầm phát triển khá rộng rãi. Mặc dù quy mô sản xuất còn nhỏ xong mang lại nguồn thu nhập thường xuyên cho người dân. Tuy nhiên, người dân vẫn chăn nuôi theo hình thức tận dụng, sử dụng con giống địa phương nên năng suất vẫn còn thấp. Bên cạnh đó công tác tiêm phòng của các hộ chăn nuôi gia cầm còn kém, chưa áp dụng các biện pháp kỹ thuật và chăn nuôi nên hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gia cầm không cao. 1.1.4. Công tác thú y Công tác thú y đóng vai trò quan trọng then chốt trong chăn nuôi, nó quyết định đến thành công hay thất bại của người chăn nuôi, đặc biệt trong điều kiện chăn nuôi quảng canh. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của người dân. Vì vậy công tác thú y luôn được các cấp, ngành, địa phương cùng người chăn nuôi hết sức quan tâm, chú trọng như: + Tuyên truyền lợi ích vệ sinh phòng dịch bệnh cho người và vật nuôi. + Tập trung chỉ đạo tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn. + Thường xuyên đào tạo, tập huấn đội ngũ cán bộ thú y cơ sở. + Theo dõi tình hình, diễn biến của dịch bệnh để kịp thời có hướng chỉ đạo. 7 1.1.5. Đánh giá chung Qua điều tra thực tế ở cơ sở chúng tôi rút ra một số thuận lợi và khó khăn như sau: 1.1.5.1. Thuận lợi Huyện Chi Lăng là đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh. Địa bàn này có đường quốc lộ 1A đi qua nên thuận lợi cho việc đi lại giao lưu buôn bán hàng hoá giữa các vùng miền, các huyện trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Đây là tiền đề, là thế mạnh tạo đà cho sự phát triển kinh tế của tỉnh. Điều đó rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, đưa chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Hiện nay được sự quan tâm của Nhà nước chăn nuôi của huyện ngày càng phát triển. Trung tâm khuyến nông tỉnh và Phòng NN&PTNT đã mở các lớp tập huấn chăn nuôi cho người dân. 1.1.5.2. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi nói trên, địa bàn huyện Chi Lăng còn gặp không ít khó khăn: Chi Lăng Là đầu mối giao thông, hàng ngày có một lượng lớn động vật và sản phẩm động vật được đưa từ các tỉnh miền xuôi lên. Đó là điều kiện bất lợi cho chăn nuôi nó dễ bị lây lan nguồn dịch bệnh. Thêm vào đó trình độ người dân ở những xã xa trung tâm còn nhiều hạn chế, tập quán chăn nuôi còn lạc hậu, chưa chú ý tới việc xây dựng chuồng trại nên gia súc còn chăn thả tự do. Do đó vấn đề quản lý nguồn dịch bệnh rất khó khăn. 1.2. Nội dung và biện pháp thực hiện 1.2.1. Nội dung thực tập Từ những thuận lợi và khó khăn ở nơi tôi thực tập, được sự phân công và sự giúp đỡ của nhà trường, đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn với các cán bộ phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trạm thú y huyện Chi Lăng và các cán bộ thú y tại cơ sở tôi tiến hành thực hiện của mình với nội dung thực tập tốt nghiệp trong 6 tháng như sau: 8 1.2.1.1. Công tác phục vụ sản xuất - Công tác chăn nuôi: Cùng các cán bộ ở Trạm thú y vận động bà con hướng dẫn nông dân địa phương ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như: Xây dựng chuồng trại đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, công tác vệ sinh phòng bệnh, sử dụng thức ăn chăn nuôi. - Công tác thú y: Vận động bà con vệ sinh tiêm phòng dịch bệnh cho đàn trâu bò, kết hợp với cán bộ thú y vùng tham gia tiêm phòng và tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh trên trâu tại huyện Chi Lăng. 1.2.1.2. Công tác nghiên cứu khoa học Thực hiện đề tài: "Nghiên cứu xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp khắc phục tình trạng trâu, chết hàng loạt trong vụ đông xuân tại huyện Chi Lăng, Tỉnh Lạng Sơn” 1.2.2. Biện pháp thực hiện Đề thực hiện tốt nội dung thực tập nêu ở trên tôi đã đề ra các biện pháp thực tập sau: - Xây dựng đề cương chi tiết, thực hiện theo hướng dẫn của thầy giáo hướng dẫn, các cán bộ phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trạm thú y huyện và các cán bộ thú y vùng. - Tham khảo tài liệu chuyên ngành, tài liệu về kết quả chăn nuôi - thú y, cộng tác trồng trọt và các tài liệu khác có liên quan nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và nắm bắt được thực trạng chăn nuôi của các hộ gia đình. - Tìm hiểu diễn biến tình trạng dịch bệnh trên đàn trâu trong huyện, để từ đó hướng dẫn cho người chăn nuôi về kỹ thuật chăn nuôi, tuyên truyền cho họ về thành tựu khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi. - Nhiệt tình với công việc, khiêm tốn học hỏi trau dồi kiến thức, đồng thời vận dụng sáng tạo những kiến thức đã học vào công tác chăn nuôi và phòng trừ dịch bệnh trên đàn gia súc. 9 - Nắm vững chủ trương, kế hoạch, lịch tiêm phòng hàng năm của vùng và kết hợp với UBND huyện cùng Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trạm thú y cơ sở để tham gia kế hoạch tiêm phòng. - Lắng nghe và tham khảo những ý kiến đóng góp của cán bộ thú y lâu năm. Điều tra theo dõi các chỉ tiêu nằm trong nội dung đề tài nghiên cứu. 1.3. Kết quả đạt được trong công tác phục vụ sản xuất Được sự giúp đỡ của thầy cô giáo khoa Chăn nuôi - Thú y, đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn TS. Nguyễn Hưng Quang và các cán bộ Phòng NN & PTNT, Trạm thú y huyện Chi Lăng, các cán bộ thú y cơ sở với sự nỗ lực của bản thân, trong 6 tháng thực tập tốt nghiệp vừa qua tôi đã hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra. Sau đây tôi xin trình bày những kết quả đạt được trong công tác phục vụ sản xuất: 1.3.1. Kết quả điều tra dịch bệnh Trong những năm gần đây mặc dù huyện Chi Lăng không có vụ dịch lớn nào xảy ra, nhưng vẫn thường xuyên xảy ra lẻ tẻ ở đàn gia súc, gia cầm với các bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng. Các bệnh ký sinh trùng: giun đũa lợn, giun đũa bê nghé, sán lá gan, sán lá ruột lợn, bệnh lợn gạo Bệnh truyền nhiễm như: tụ huyết trùng trâu bò; tụ huyết trùng lợn; bệnh lở mồm long móng trâu, bò, lợn; dịch tả ở lợn. 1.3.2. Tham gia công tác phòng bệnh - Phòng bệnh: Tuyên truyền bà con làm tốt công tác vệ sinh chuồng trại và tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm với những bệnh thường xuyên xảy ra. - Để hạn chế mầm bệnh từ môi trường ngoài xâm nhập vào cơ thể, xử lý phân và các chất thải chăn nuôi. - Chuồng trại xây dựng hợp lý, đủ ánh sáng, ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè. 10 - Vận động bà con tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm đúng lịch quy định nhằm tạo cho đàn vật nuôi có sức đề kháng cao để chống lại một số bệnh nguy hiểm như: + Bệnh tụ huyết trùng, tiên mao trùng, long móng lở mồm ở trâu bò. + Tụ huyết trùng, dịch tả, long móng lở mồm ở lợn. + Newcastl, gumboro, chủng đậu ở gà. 1.3.3. Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh Ngoài công tác tiêm phòng để tăng sức đề kháng cho vật nuôi và công tác chăn nuôi tốt đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật thì trong chăn nuôi thú y việc phát hiện và điều trị những gia súc, gia cầm ốm kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng vì nó làm giảm thiệt hại do bệnh tật gây ra. Bằng những kiến thức đã học trong trường và những kinh nghiệm học hỏi trong thực tế tôi đã quan sát khám và điều trị được một số trường hợp gia súc gia cầm bị bệnh. Trong quá trình thực tập tôi đã thu được một số kết quả nhất định trong công tác chẩn đoán và điều trị như sau: * Bệnh ghẻ chó Triệu chứng - Trên mặt da có những đám mụn đỏ, sau mọng nước, rồi vỡ loét da, đóng vảy nâu rồi lại lan ra đám da khác. Đám da ghẻ thường thấy ở khắp nơi trên mặt da: quanh mắt, tai, mõm, lông, đùi - Mụn nước ăn sâu vào lớp bao lông, gây nhiễm trùng có mủ, ấn tay vào dịch mủ chảy ra. - Nơi da ghẻ lông chó bị rụng trụi từng đám, lở loét đỏ, rỉ nước vàng, làm cho chó ngứa ngáy và gãi liên tục. Điều trị Thuốc điều trị ghẻ: dùng 1 trong 2 hoá dược sau [...]... hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp khắc phục tình trạng trâu, chết hàng loạt trong vụ đông xuân tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài nhằm: - Đánh giá, tìm hiểu làm rõ nguyên nhân trâu chết rét tại huyện Chi Lăng - Lạng Sơn - Đưa ra được các giải pháp kỹ thuật và quản lý trâu trong vụ đông xuân tại huyện Chi Lăng - Lạng. .. y huyện đề ra Đối với địa phương huyện: Địa bàn huyện rộng lớn dân cư phân bố không đồng đều do đó cần nâng cao và phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ tại cơ sở Các cán bộ huyện nên thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi cho bà con nông dân 15 Phần 2 CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Tên đề tài: "Nghiên cứu xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp khắc phục tình trạng trâu,. .. phục tình trạng trâu, chết hàng loạt trong vụ đông xuân tại huyện Chi Lăng, Tỉnh Lạng Sơn" 2.1 Đặt vấn đề Việt Nam là nước có nền nông nghiệp từ lâu đời Trong đó ngành chăn nuôi chi m một vị trí quan trọng, đặc biệt là ngành chăn nuôi trâu đóng một vị trí quan trọng Trâu cung cấp thực phẩm có giá trị cao đối với con người là thịt và sữa Ngoài ra còn có vai trò to lớn trong trồng trọt đó là... cho trâu, trong mùa lạnh Theo tác giả Nguyễn Khắc Hiệp (2010) [8] để hạn chế tối đa tình trạng trâu chết trong vụ đông thì chúng ta cần rất nhiều các biện pháp đồng bộ để giải quyết, dưới đây là một số biện pháp có thể hướng dẫn bà con chống rét cho trâu bò: i) Hướng dẫn bà con lùa đàn trâu, còn thả ngoài rừng về và nhốt trong chuồng có sự che chắn gió để hạn chế mất nhiệt cho trâu, Nếu có... một trong những nguyên nhân chủ yếu làm giảm số lượng và chất lượng đàn trâu của vùng qua các đợt rét vừa qua 16 Một thực tế cũng phải thừa nhận là yếu tố về điều kiện sinh thái khí hậu khắc nghiệt của từng vùng cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trâu chết rét Trong năm 2008 - 2011 là những năm có nhiều trâu chết rét tại các tỉnh miền núi phía Bắc thì tại các vùng này luôn trong tình trạng. .. thiết cho trâu, ăn để tăng sức khoẻ, khả năng chống chịu rét cho trâu, trong những ngày giá rét Trong thức ăn của trâu bò, cho ăn kèm những chất (có tính dược ấm nóng) để nâng cao sức chịu rét cho trâu, như gừng sống (Sinh khương) iv, Có thể dùng biện pháp hơ (phương pháp cứu của Đông y), mồi lửa vào một số huyệt để tăng cường sức đề kháng, chịu lạnh cho trâu, 33 2.2.1.5 Một số giải pháp về... ngay tại ruộng Do vậy trong 3 tháng mùa khô trâu không có thức ăn thô xơ Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây nên tỷ lệ trâu chết cao trong mùa đông Để giải quyết vấn đề trên chúng tôi khuyến cáo bà con hãy giữ lại rơm, phơi khô, đánh cây thay bằng việc đốt rơm như trước đây Đây là nguồn thức ăn thô xơ rất qúy cho trâu, trong vụ đông ( Lê Thị Hải Yến, 2010)[19] Rơm thu hoạch từ vụ. .. rất lớn tới tình trạng quản lý trâu trong vụ đông *Do chủ quan và lạc hậu của người dân Trải qua mùa đông nhiều mùa đông ấm áp không có trâu chết rét nên người dân còn chủ quan trong việc tránh rét Những năm gần đây thời tiết thay đổi bất thường nên khó lường trước, năm 2008 đợt rét kéo dài 38 ngày đã làm 210.000 gia súc chết rét Nhưng năm 2009, 2010 thời tiết lại ấm áp nên số trâu, chết rét... tiết Trâu, miền xuôi nếu được đưa lên miền ngược gặp trời lạnh sẽ bị chết Các loài trâu rừng ở vùng cao tỉnh Hà Giang, tỉnh Lào Cai to khỏe, sức chống chịu rất tốt nên được nhân giống rộng 22 2.2.1.3 Một số bệnh trâu thường gặp trong mùa đông * Bệnh Cước chân ở trâu Về mùa đông, trâu ở các huyện miền núi thường thiếu thức ăn trâu bò; nhiệt độ môi trường xuống thấp, sức đề kháng của trâu bò. .. khi bê nghé đã bú hoặc ăn 2.2.1.4 Một số biện pháp khắc phục tình trạng trâu chết trong vụ đông xuân Vào mùa đông, những đợt rét đậm kéo dài thường ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của đàn gia súc Để chủ động đối phó và giảm thiểu thiệt hại, người chăn nuôi nên kết hợp giữa kinh nghiệm truyền thống và phương pháp hiện đại để phòng chống rét cho trâu, ( Đào Lệ Hằng, 2008 [7]) 31 Chủ động thức . tiến hành nghiên cứu đề tài:" ;Nghiên cứu xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp khắc phục tình trạng trâu, bò chết hàng loạt trong vụ đông xuân tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn Chúng. tài: " ;Nghiên cứu xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp khắc phục tình trạng trâu, bò chết hàng loạt trong vụ đông xuân tại huyện Chi Lăng, Tỉnh Lạng Sơn& quot; 2.1. Đặt vấn đề Việt. " ;Nghiên cứu xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp khắc phục tình trạng trâu, bò chết hàng loạt trong vụ đông xuân tại huyện Chi Lăng, Tỉnh Lạng Sơn 1.2.2. Biện pháp thực hiện Đề thực hiện

Ngày đăng: 14/05/2014, 22:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan