1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu, xác định vi khuẩn pasteurella multocida phân lập được từ bệnh phẩm lợn mắc bệnh viêm phổi tại tỉnh bắc giang và biện pháp phòng, trị bệnh

66 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 651,04 KB

Nội dung

Khóa Luận cực hay và bổ ích !!!!!!!

Trang 1

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Tổng đàn lợn tại tỉnh Bắc Giang qua các năm 2009; 20010; 2011 6

Bảng 1.2 Kết quả tiêm phòng vacxin tỉnh Bắc Giang 13

Bảng 2.1 Trình tự các cặp mồi dùng để xác định serotype A, B, D của vi khuẩn P multocida 42

Bảng 2.2 Tiêu chuẩn đánh giá mức độ mẫn cảm và kháng kháng sinh theo NCCLS (1999) 44

Bảng 2.3 Tỷ lệ lợn mắc bệnh theo lứa tuổi 46

Bảng 2.4 Tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi qua các tháng điều tra 48

Bảng 2.5 Tỷ lệ lợn chết do mắc bệnh viêm phổi 49

Bảng 2.6 Kết quả phân lập vi khuẩn P multocida mẫu bệnh phẩm lợn mắc bệnh viêm phổi tại Bắc Giang 50

Bảng 2.7 Kết quả phân lập vi khuẩn P multocida từ mẫu bệnh phẩm lợn mắc bệnh viêm phổi các lứa tuổi khác nhau 51

Bảng 2.8 Kết quả giám định một số đặc tính sinh học của các chủng vi khuẩn

P multocida phân lập được 52

Bảng 2.9 Kết quả xác định serotype của các chủng vi khuẩn P.multocida phân lập được (PCR) 54

Bảng 2.10 Kết quả kiểm tra độc lực của vi khuẩn P multocida

phân lập được 55

Bảng 2.11 Kết quả thử nghiệm kháng sinh đồ với vi khuẩn P multocida

phân lập được 56

Trang 2

DANH MỤC CÁC TƢ̀, CỤM TỪ VIẾT TẮT STT Chƣ̃ viết tắt Chƣ̃ viết đầy đủ

1 A pleuropneumoniae Actinobacillus pleuropneumoniae

Trang 3

MỤC LỤC

Phần1: CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1

1.1 Điều tra cơ bản 1

1.1.1 Điều kiện tự nhiên 1

1.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 2

1.1.3 Tình hình sản xuất nông lâm nghiệp 4

1.1.4 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức Chi cục Thú y tỉnh Bắc Giang 7

1.2 Nội dung, phương pháp và kế́t quả công tác phục vụ sản xuất 11

1.2.1 Nội dung phục vụ sản xuất 11

1.2.2 Phương pháp tiến hành 11

1.2.3 Kết quả công tác phục vụ sản xuất 12

1.3 Kết luận, tồ̀n tại và đề̀ nghị 17

1.3.1 Bài học kinh nghiệm rút ra 17

1.3.2 Tồn tại và đề nghị 17

Phần2: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 19

2.1 Đặt vấ́n đề̀ 19

2.1.1 Tính cấp thiết của đề tài 19

2.1.2 Mục đích của đề tài 20

2.1.3 Ý nghĩa khoa học thực tiễn 20

2.2 Tổng quan tài liệu 21

2.2.1 Cơ sở khoa học 21

2.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới 35

2.3 Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu 38

2.3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 38

2.3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 38

2.3.3 Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 38

2.3.4 Nguyên liệu dùng cho nghiên cứu 39

Trang 4

2.3.5 Phương pháp nghiên cứu 40

2.4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 46

2.4.1 Kết quả điều tra tình hình dịch tễ lợn mắc bệnh viêm phổi tại Bắc Giang 46 2.4.2 Kết quả phân lập vi khuẩn P multocida từ mẫu bệnh phẩm lợn mắc bệnh viêm phổi tại Bắc Giang 50

2.5 Kết luận, tồn tại và đề nghị 57

2.5.1 Kết luận 57

2.5.2 Tồn tại 58

2.5.3 Đề nghị 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO 60

Trang 5

Phần1 CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT 1.1 ĐIỀU TRA CƠ BẢN

1.1.1 Điều kiện tƣ̣ nhiên

* Vị trí địa lý

Bắc Giang nằm ở toạ độ địa lý từ 21007’ đến 21037’ vĩ độ bắc; từ 105053’ đến 107002’ kinh độ đông Tỉnh có 9 huyện và thành phố Bắc Giang, trong đó có 6 huyện miền núi và 1 huyện vùng cao, với 230 xã, phường, thị trấn Vị trí của tỉnh nằm trên hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, cạnh tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh) rất thuận lợi cho việc phát triển và liên kết vùng TP Bắc Giang (thủ phủ của tỉnh) cách Thủ đô Hà Nội 50 km; cách cửa khẩu Hữu Nghị Quan sang CHND Trung Hoa 110 km; cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km; cách cảng biển Hải Phòng và cảng biển nước sâu Cái Lân-Quảng Ninh

130 km Từ đây có thể dễ dàng thông thương với các nước trong khu vực và trên thế giới

Ranh giới với các tỉnh bao gồm:

- Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn

- Phía Tây và Tây Bắc giáp Hà Nội, Thái Nguyên

- Phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Quảng Ninh

* Địa hình đất đai

Địa hình Bắc Giang gồm 2 tiểu vùng miền núi và trung du có đồng bằng xen kẽ Vùng trung du bao gồm 3 huyện Hiệp Hòa, Yên Dũng, Việt Yên

và thành phố Bắc Giang Vùng miền núi bao gồm 6 huyện: Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Thế, Tân Yên, Lạng Giang Trong đó một phần các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế và Sơn Động là vùng núi cao

Trang 6

Bắc Giang có 382.200 ha đất tự nhiên ; gồm 123 nghìn ha đất nông nghiệp, 110 ha đất lâm nghiệp , 66,5 nghìn ha đất đô thị , đất chuyên dụng và đất ở, còn lại là các loại đất khác Đất đai rộng là một thuận lợi lớn cho việc quy hoạch các vùng chăn nuôi

* Khí hậu thủy văn

Nhiệt độ: theo số liệu thống kê cho thấy nhiệt độ trung bình năm dao động từ 22 - 23oC, cao nhất vào tháng 6 dao động từ 29 - 30oC và thấp nhất vào tháng 12 và tháng 1 dao động từ 15 - 16o

Ẩm độ: ẩm độ trong năm dao động lớn từ 73 - 87%, những tháng có độ

ẩm cao là tháng 12,1,2,3,4

Đặc điểm địa hình và khí hậu ở tỉnh Bắc Giang rất thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật, trong đó có tác động đáng kể đến tình hình dịch bệnh trên đàn lợn

1.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội

* Điều kiện xã hội

Hiện Bắc Giang có dân số hơn 1.569,5 triệu người, có trên 20 dân tộc, trong đó: Dân tộc kinh chiếm đa số (88%), còn lại các dân tộc thiểu số khác chiếm 12%, gồm: Nùng (4,96%), Tày (2,57%), Sán Dìu (1,77%), Hoa (1,2%), Sán Cháy (1,67%) Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động có

1.021 nghìn người, chiếm 70,7%, đây là tiềm năng và lợi thế của tỉnh Các tổ chức đoàn thể ở đây hoạt động tương đối mạnh mà Ủy ban nhân dân tỉnh là cơ quan điều hành và tổ chức các hoạt động của các ban ngành và các tổ chức khác

Trang 7

* Thương mại và dịch vụ:

Bắc Giang có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển thương mại , là tỉnh chuyển tiếp giữa đồng bằng sông Hồng và vùng núi phía Bắc , nên có điều kiện giao lưu phát triển thương mại - dịch vụ

Lợi thế về giao thông với mạng lưới đường bộ , đường sắt và đường thủy nối với các trung tâm kinh tế trọng đ iểm trọng và ngoài nước như : Quảng Ninh, Lạng Sơn và Trung Quốc , rất thuận lợi cho việc hình thành một trung tâm thương mại

* Văn hóa và du lịch

Lĩnh vực du lịch của Bắc Giang có nhều tiềm năng nhưng vẫn còn b ỏ ngỏ Điều kiện tự nhiên và xã hội đã tạo cho Bắc Giang có nh iều doanh lam thắng cảnh và di tích lịch sử - Văn hóa như : Suối Mỡ , Hồ Cấm Sơn , Hồ Khuôn Thần, Hồ Suối Nứa, khu bảo tồn rừng nguyên sinh Khe Rỗ, khu di tích lịch sử Hoàng Ho a Thám, Chùa Vĩnh Nghiêm , Chùa Bổ Đà…Ngoài ra cò n hơn 100 di tích lịch sử - Văn hóa đã được Bộ Văn hóa-Thông tin xếp hạng và hàng chục các lễ hội văn hóa dân gian được tổ chức hàng năm Bắc Giang đã đưa vào kế hoạch xây dựng 2 khu công viên vui chơi giải trí tại thành phố Bắc Giang với diện tích hàng chục ha

* Cơ sở vật chất phục vụ cho việc phát triển kinh tế

- Hệ thống cấp điện, nước, thông tin:

+ Hệ thống lưới điện Quốc gia được kéo đến từng xã, bao gồm các cấp điện áp 220, 110, 35, và 22KV Theo quy hoạch, đang chuẩn bị đầu tư xây dựng thêm các trạm biến áp của đường truyền tải 500 KV Sơn La - Hiệp Hoà Hiện nay, Bắc Giang đã hoàn thiện đưa vào hoạt động nhà máy nhiệt điện Sơn Động công suất 220MW và đang xem xét cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án Nhà máy nhiệt điện Bắc Giang công suất 600 MW Hệ thống điện lực đảm bảo phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân

Trang 8

+ Hệ thống cấp nước sạch đã được đầu tư và đáp ứng yêu cầu sử dụng nước cho các khu đô thị, khu công nghiệp

+ Hệ thống Bưu chính Viễn thông được chú trọng đầu tư và không

ngừng phát triển, đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin

- Hệ thống Thương mại - Dịch vụ - Y tế:

+ Hệ thống thương mại nội tỉnh phân bố đều khắp đến huyện và đến các

xã, góp phần đẩy nhanh lưu thông hàng hoá Hệ thống tín dụng ngân doanh

+ Toàn tỉnh có 16 bệnh viện, trong đó tuyến tỉnh có 2 bệnh viện đa khoa và 5 bệnh viện chuyên khoa bao gồm: phụ sản, y học cổ truyền, tâm thần, lao và bệnh phổi, điều dưỡng và phục hồi chức năng, còn lại 9 bệnh viên

đa khoa tuyến huyện 100% xã, phường của tỉnh đã có trạm y tế, với quy mô mỗi trạm có 4 - 6 cán bộ

1.1.3 Tình hình sản xuất nông lâm nghiệp

1.1.3.1 Tình hình sản xuất nghành trồng trọt

Đặc điểm địa hình của Bắ c Giang được phân làm 2 vùng sinh thái tương đối rõ rệt : Trung du và miền núi , phù hợp cho phát triển nền sản xuất nông - lâm - nghiệp đa dạng Ngoài diện tích trồng cây lương thực và sản lượng hàng năm 550 ngàn tấn, Bắc Giang còn là tỉnh có kinh tế trang trại phát triển mạnh đã hình thành vùng cây ăn quả tập trung lớn nhất miền Bắc gồm : vải thiều, dứa, nhãn, hồng, na,….Với diện tích đạt 3,5 vạn ha, sản lượng các loại quả mỗi năm đạt khoả ng 5 vạn tấn trong đó vải thiều đạt trên 3 vạn tấn, doanh thu hàng năm đạt trên 200 tỷ đồng Bắc giang có thế mạnh trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày như : lạc, đậu tương, vừng, thuốc lá,…Hàng năm cung cấp khoảng 11 tấn lạc vỏ, trên 7 ngàn tấn đậu tương và gần 1 ngàn tấn thuốc lá nguyên liệu

Trang 9

1.1.3.2 Tình hình sản xuất lâm nghiệp

Bắc Giang là tỉnh miền núi với diện tích đất tự nhiên 38.220 ha trong đó diện tích đất lâm nghiệp 124.600 ha chiếm 32% mà:

- Trữ lượng rừng tự nhiên là 2.050.912 m3

- Trữ lượng rừng là: 208.900 m3

Như vậy đánh giá khái quát hiện nay , rừng Bắc Giang thuộc loại rừng nghèo kiệt, khả năng khai thác thấp , nhiều giống loài đang có nguy cơ biến mất, khả năng phục hồi đa dạng sinh học rất khó khăn nhất là những giống loài quý hiếm có giá trị kinh tế cao như Pơ mu, lim, lát… Ngoài ra Bắc Giang còn hơn 70.000 ha đồi trọc , núi trọc do quá trình khai thác rừng b ừa bãi tạo thành Đây là quỹ đất đang cần sự đầu tư để trồng rừng , trồng cây ăn quả và cây công nghiệp

1.1.3.3 Tình hình phát triển chăn nuôi

Hiện nay, ngành chăn nuôi chiếm gần 50% tỷ trọng sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bắc Giang 5 năm trở lại đây, lượng gia súc, gia cầm của Bắc Giang luôn đứng tốp 10 cả nước (đàn lợn 1.68.182 triệu con, thứ năm; gia cầm 15,4 triệu con, thứ ba; trâu, bò 151 nghìn con, thứ 15…) Đặc biệt, "Gà đồi Yên Thế" mới chính thức được trao văn bằng chứng nhận, trở thành một trong những "con" đầu tiên cả nước có thương hiệu đặc sản

Bắc Giang là tỉnh có nghề chăn nuôi lợn phát triển đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi Trong 3 năm gần đây , đàn lợn trên địa bàn tăng chậm về số lượng nhưng vẫn giữ ở mức cao Tổng đàn lợn của tỉnh tại thời điểm 01/10/2011 là 1.68.182 con Tốc độ phát triển đàn lợn trong 3 năm tương đối đều đạt mức 3%

Trang 10

Bảng 1.1 Tổng đàn lợn tại tỉnh Bắc Giang qua các năm 2009; 20010; 2011

Chỉ tiêu 1/10/2009 1/10/2010 1/10/2011

1 Tổng đàn lợn con

(con) 1.133.252 1.163.349 1.168.182

2 Lợn nái (con) 191.977 185.655 182.780

3 Lợn đực giống

4 Lợn thịt (con) 930.809 975.040 983.862

Nguồn từ Cục Thống kê Bắc Giang

Chăn nuôi lợn của Bắc Giang thời gian qua đã đạt được những tiến bộ rất đáng kể, nhiều phương thức và công nghệ tiên tiến đã được áp dụng trong sản xuất Xu hướng phát triển chăn nuôi tại Bắ c Giang theo hướng giảm dần chăn nuôi nhỏ lẻ , tăng chăn nuôi gia trại , trang trại Số lượng các trang trại chăn nuôi lợn tăng nhanh năm 2009 toàn tỉnh có 169 trang trại , năm 2010 tăng lên 210 trang trại và năm 2011 tăng lên 220 trang trại, số gia trại tăng từ 1.532 lên 1.599 gia trại

Về chăn nuôi trâu, bò ở tỉnh Bắc Giang chưa được quan tâm đúng mức , thức ăn chủ yếu của trâu bò vẫn là thức ăn tự nhiên và tận dụng các sản phẩm phụ của sản xuất nông nghiệp Nhưng các giống trâu , bò nuôi chủ yếu là các giống nội nên hiệu quả thấp Chính vì vậy mấy năm gần đây sức kéo của trâu

bò đã được thay thế bởi máy móc , các bãi chăn thả bị thu hẹp nên số lượng trâu bò phát triển chậm

Về chăn nuôi gia cầm đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ trên tất cả các đối tượng nuôi và phương pháp nuôi Ngoài các giống gia cầm địa phương còn có các giống gia cầm cao sản có năng xuất cao ngày càng nhiều như : vịt siêu thịt, vịt siêu trứng , ngan Pháp , gà Tam Hoàng , gà Lương Phượng…đã

Trang 11

chuyển giao tới nhiều hộ gia đình , nhiều trang trại chăn nuôi gia cầm có quy

mô khá lớn đã hình thành ở huyện Yên Thế, Tân Yên…

Nhìn chung, chăn nuôi được được đánh giá là thế mạnh trong phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh Bắc Giang , tuy nhiên phát triển nghành chăn nuôi vẫn cần được nâng cao hơn cả về số lượng và chất lượng trong những năm tới

1.1.4 Chƣ́c năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức Chi cục Thú y tỉnh Bắc Giang

Sự chỉ đạo của Chi cục Thú y thông qua 9 trạm Thú y của 9 huyện, thành phố

* Cơ cấu tổ chức của Chi cục Thú y tỉnh Bắc Giang

- Lãnh đạo chi cục:

+ Chi cục trưởng: TS Hoàng Đăng Huyến

+ Phó Chi cục trưởng: Nguyễn Quang Ninh

Đào Văn Dưỡng

- Cơ cấu tổ chức: Căn cứ vào khối lượng công việc, tính chất, đặc điểm quản lý nhà nước về thú y ở địa phương c hia số phòng chuyên môn của chi cục gồm 5 phòng ban gồm:

* Vị trí và chức năng

- Chi cục Thú y là tổ chức trực thuộ c Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giúp Giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thú y (bao gồm cả thú y Thủy sản) trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Trang 12

- Chi cục Thú y chịu sự chỉ đạo , quản lý về tổ chức , biên chế và hoạt động của Nông nghiệp và Phát triển nông thôn , đồng thời chịu hướng dẫn , kiểm tra về chuyên môn , nghiệp vụ của Cục Thú y trực thuộc Bộ Nô ng nghiệp và Phát triển nông thôn

* Nhiệm vụ và quyền hạn

- Tham mưu giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật , chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án,dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế - kỹ thuật về chuyên nghành , lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý

- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật , chiến lược, quy hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật , quy trình, quy phạm , định mức kinh tế - kỹ thuật về chuyên nghành , lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý

- Trình Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông th ôn ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản cá biệt về chuyên nghành , lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý

cơ sở chăn nuôi do trung ương quản lý, cơ sở giống quốc gia)

+ Tổ chức kiểm tra , giám sát việc thực hiện kế hoạch tiêm vacxin phòng các bệnh bắ t buộc theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Trang 13

+ Thực hiện việc chuẩn đoán, xét nghiệm và điều trị bệnh cho động vật, kiểm tra , giám sát việc thực hiện các quy định về phòng , chống dịch bênh động vật , điều tra , giám sát , phát hiện ổ dịch bệnh động vật , hướng dẫn khoanh vùng, xử lý ổ dịch, tiêu độc khử trùng, phục hồi môi trường chăn nuôi sau khi hết dịch

+ Hướng dẫn các biện pháp phòng , chống dịch bệnh, hướng dẫn mạn g lưới thú y xã, phường, thị trấn giám sát, phát hiện, ngăn chặn, xử lý các ổ dịch mới và kiểm soát các ổ dịch cũ

+ Báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Chủ tịch , Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công bố dịch và công bố hết dịch bệnh động vật

+ Phối hợp với Chi cục Kiểm lâm trong việc thẩm định điều kiện vệ

sinh thú y và giám sát tình hình dịch bệnh của các cơ sở nuôi động vật hoang

dã trên địa bàn tỉnh

+ Huy động các cá nhân , tổ chức hành nghề thú y trên địa bàn tỉnh

tham gia tiêm vacxin phòng bệnh cho động vật , tham gia chống dịch bệnh động vật

+ Yêu cầu cá nhân tổ chức hành nghề thú y cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh động vật và báo cáo về hoạt động hành nghề thú y theo quy định

- Xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật:

+ Tham mưu , giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt dự án , chương trình, kế hoạch xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh trên địa bàn tỉnh

+ Thực hiện trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về thú y đối với vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn

- Kiểm dịch động vật , sản phẩm động vật , kiểm soát giết mổ , kiểm tra vệ sinh thú y:

Trang 14

+ Thực hiện việc kiểm dịch động vật , sản phẩm động vật lưu thông trong nước, quản lý, giám sát động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu sau thời gian cách ly kiểm dịch

+ Kiểm dịch động vật , sản phẩm động vật xuất khẩu nhập khẩu , tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam tại các cửa khẩu được ủy quyền theo quy định của pháp luật

+ Tổ chức thực hiện việc kiểm soát giết mổ động vật , sơ chế, bảo quản, kinh doanh sản phẩm động vật phục vụ tiêu dùng trong nước

+ Kiểm tra vệ sinh thú y đối với sản phẩm động vật ở dạng tươi sống và

sơ chế lưu thông trên thị trường, thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu sản xuất thức

ăn chăn nuôi có nguồn gốc từ động vật , chất thải động vật tại các cơ sở chăn nuôi tập trung, cơ sở giết mổ, sơ chế động vật thuộc phạm vi quản lý

+ Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y và cấp giấy chứng nhận vệ sinh thú y đối với các cơ sở chăn nuôi tập trung , cơ sở sản xuất , kinh doanh con giống (trừ các cơ sở chăn nuôi do Trung ương quản lý , cơ sở giống quốc gia), cơ sở giết mổ động vật , cơ sở sơ chế , chế biến, đóng gói, bảo quản sản phẩm động vật phục vụ tiêu dùng trong nước , cơ sở, cửa hàng kinh doanh động vật , sản phẩm động vật ở dạng sơ chế và tươi sống, cơ sở, khu tập trung, cách ly, kiểm dịch động vật , sản phẩm động vật , vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật theo ủy quyền của Cục thú y

+ Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y , hướng dẫn, giám sát việc thực hiện hoặc trực tiếp thực hiện việc vệ sinh, khử trùng

+ Hướng dẫn, giám sát việc thực hiện hoặc trực tiếp thực hiện vệ sinh , khử trùng tiêu độc đối với các cơ sở hoạt động liên quan đến thú y , phương tiện vận chuyển , dụng cụ chứa đựng sản phẩm động vật, sản phẩm động vật , chất thải động vật , xử lý động vật , sản phẩm động vật không đủ tiêu chuẩn VSTY, xử lý chất thải, phương tiện vận chuyển, các vật dụng có liên quan đến động vật, sản phẩm động vật không đủ tiêu chuẩn VSTY

Trang 15

- Qản lý thuốc thú y , chế phẩm sinh học , vi sinh vật , hóa chất , dùng trong thú y, trừ các sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong thủy sản

+ Quản lý kinh doanh , sử dụng thuốc thú trên địa bàn tỉnh th eo quy định của pháp luật

+ Hướng dẫn sử dụng các loại thuốc thú y để phòng bệnh , chữa bệnh, chống dịch bệnh cho động vật

+ Thẩm định điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sơ thử nghiệm , khảo nghiệm thuốc thú y theo quy định

1.2 NỘI DUNG , PHƯƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT

1.2.1 Nội dung phục vụ sản xuất

Trong thời gian tiến hành thực tập chúng tôi đã tiến hành phục vụ sản xuất theo các nội dung sau:

- Điều tra tình hình dịch bệnh viêm phổi ở một số địa điểm thuộc tỉnh Bắc Giang

- Tham gia các hoạt động thú y như phòng bệnh , vệ sinh chuồng trại , chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn gia súc, gia cầm

- Đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất , không ngừng học hỏi để nâng cao tay nghề và kiến thức

- Kết hợp giữa phục vụ sản xuất và nghiên cứu chuyên đề khoa học

để không ngừng nâng cao tay nghề và kiến thức cho bản thân

1.2.2 Phương pháp tiến hành

Để thực hiện tốt các nội dung trên , trong thời gian tiến hành đề tài chúng tôi đã đề ra các biện pháp thực hiện như sau:

- Lên kế hoạch phù hợp với nội dung trên , phù hợp với nội dung trên , phù hợp với tình hình dịch bệnh động vật trong thời gian thực tập

- Thường xuyên xin ý kiến chỉ đạo chuyên môn của thầy giáo hướng dẫn

Trang 16

- Nhiệt tình, khiêm tốn học hỏi , vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn để nâng cao tay nghề, củng cố kiến thức

- Xác định cho mình động lực làm việc đúng đắn , chịu khó học hỏi từ cán bộ công nhân viên tại Chi cục Thú y tỉnh Bắc Giang , không ngại khó khăn vất vả

1.2.3 Kết quả công tác phục vụ sản xuất

Qua thời gian thự c tập tại cơ sở , vốn kiến thức đã học được trong nhà trường cùng với sự phấn đấu lỗ lực của bản thân , lòng say mê yêu nghề , dưới sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn và lãnh đạo Chi cục , cán bộ trạm thú y huyện, thú y xã, tôi đã đạt được một số kết quả nhất định Tuy kết quả chưa được nhiều song cũng giúp tôi vận dụng lý thuyết vào thực tế sản xuất đồng thời nâng cao được tay nghề

1.2.3.1 Công tác tuyên truyền

Bắc Giang là tỉnh trung du và miền núi , do đó địa bàn phức tạp , hệ thống giao thông không được thuận tiện , việc đưa các thông tin khoa học vào sản xuất và chăn nuôi đến bà con các dân tộc trong tỉnh còn nhiều hạn chế , do đó hầu như v iệc chăn nuối gia súc , gia cầm của bà con còn lạc hậu Vì thế công tác tuyên truyền là rất cần thiết với bà con , nhằm giải thích rõ tác dụng của việc đưa tiến bộ khoa học vào thực tiễn sản xuất Để làm tốt công tác nà y chúng tôi dựa vào Chi cục Thú y , cán bộ thú y các trạm thú y huyện , thú y xã

và các hộ gia đình chăn nuôi giỏi Kết hợp với những công việc hàng ngày điều trị bệnh cho gia súc , gia cầm có hiệu quả để củng cố lòng ti n Đồng thời phổ biến cho nhân dân những tiến bộ kĩ thuật trong chăn nuôi Tuyên truyền vận động nhân dân hiểu biết vai trò của công tác tiêm phòng đối với việc trong sóc nuôi dưỡng đàn gia súc Đối với trâu, bò chúng tôi vận động dự trữ thức ăn cho gia súc bằng cách phơi khô rơm rạ , dự trữ thức ăn đề phòng trong

vụ Đông, đảm bảo đủ lượng thức ăn cho trâu bò trong những ngày mưa phùn giá rét nhằm tăng sức đề kháng với bệnh tật và giảm tỷ lệ t râu bò chết trong

vụ Đông Vận động bà con vệ sinh chuồng trại , đưa phân vào hố ủ , tránh độ

Trang 17

ẩm quá cao sẽ tạo điều kiện cho kí sinh trùng phát triển gây bệnh cho gia súc , không đảm bảo sức cày kéo phục vụ cho sản xuất nông nghiệp

1.2.3.2 Công tác tiêm phòng

Với phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” đã cho ta thấy tầm

quan trọng của công tác phòng bệnh là rất quan trọng , trong đó công tác tiêm phòng vacxin cho gia súc, gia cầm đóng vai trò chủ chốt trong công tác phòng bệnh Chi cục Thú y của tỉnh phối hợp với các trạm thú y các huyện , thành phố triển khai công tác tiêm phòng cho đàn gia súc vào 2 đợt: đợt 1 vào tháng

3 - 4 và đợt 2 vào tháng 9 - 10

Kết quả công tác tiêm phòng cho đàn gia súc gia cầm được thực hiện tương đối hiệu quả, tỷ lệ tiêm phòng ở năm sau cao hơn năm trước Do vậy dịch bệnh về gia súc, gia cầm căn bản không xảy ra hoặc xảy ra ở mức độ nhỏ Dù vậy nhưng vẫn chưa khống chế và thanh toán được các bệnh truyền nhiễm triệt để như: Tụ huyết trùng, dịch tả lợn, phó thương hàn, lở mồm long móng…

Bảng 1.2 Kết quả tiêm phòng vacxin tỉnh Bắc Giang

Trang 18

1.2.3.3 Công tác chống dịch

Trong mấy năm gần đây toàn tỉnh có số ổ dịch lớn ít xảy ra hơn nhưng số ổ dịch nhỏ lẻ tẻ vẫn thường xảy ra Nhưng đã được phát hiện và ngăn chặn kịp thời không để lây lan thành ổ dịch lớn, số gia súc chết ở các ổ dịch giảm 5

- 7 lần Đặc biệt trong công tác phòng chống dịch cúm gia cầm xuất hiện vào tháng 2 - 3 năm 2012, việc k hai báo phát hiện nhanh ổ dịch tại địa bàn xã Hồng Lĩnh và xã An Thượng huyện Yên Thế đã giúp cho ổ dịch dịch được khống chế kịp thời không để lây lan Các biện pháp chúng tôi thực hiện nhằm khống chế dịch cúm gia cầm là:

- Khoanh vùng dịch, lập tạm gác vận chuyển gia cầm ra vào vùng dịch

- Tiêu hủy toàn bộ số gia cầm tại hộ có dịch

- Tiêm phòng bao vây ổ dịch cho 100% số gia cầm trên các hộ xung quanh hộ có dịch bằng vacxin cúm gia cầm

- Tại ổ dịch đã sử dụng 150 lít hóa chất các loại và 10 tấn vôi bột để tiêu độc, khử trùng

- Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người chăn nuôi trong phòng chống dịch Vệ sinh tiêu độc khử trùng , giám sát ti êm phòng , thực hành chăn nuôi an toàn

- Thực hiện giám sát dịch trên người

Xuất hiện ngay sau dịch cú m gia cầm là dịch tai xanh Ngày 24/4/2012 ổ dịch đầu tiên xuất hiện tại 2 xã Kiên Thành và Thanh Hải, huyện Lục Ngạn Công tác chống dịch đã được triển khai ngay với các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo pháp lệnh thú y trong đó chú ý một số biện pháp sau:

- Kiện toàn ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh từ xã đến thôn

- Phân công trách nhiệm tới từng thành viên

- Thống kê, giám sát chặt chẽ tình hình đàn vật nuôi trên địa bàn

- Phát hiện, xử lý kịp thời các ca bệnh mới , tiến hành cách ly điều trị , cho hủy gia xúc khi không còn khả năng phục hồi, lợn con theo mẹ

Trang 19

- Tiến hành tiêu độc khử trùng theo định k ỳ khu vực chăn nuôi , nơi công cộng, tiêm phòng vacxin tai xanh, bao vây ổ dịch

- Tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch bệnh , nghiêm cấm giết mổ gia súc, sản phẩm động vật trong vùng dịch

1.2.3.4 Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh

Đi đôi với công tác tiêm phòng , công tác chẩn đoán và điều trị kịp thời cho những gia súc ốm là một việc hết sức quan trọng và cần thiết của một người làm công tác thú y Làm giảm đáng kể về mặt thiệt hại kinh tế cũng như số đầu gia súc gia cầm Cho nên tôi đã áp dụng vào thực tế những kiến thức đã học trong nhà trường để tham gia chẩn đoán và điều trị bệnh cho gia s úc, gia cầm

Do điều kiện người dân còn hạn chế , việc tiêm phòng bệnh chưa triệt

để nên hàng năm dịch bệnh vẫn xảy ra lẻ tẻ ở một số khu vực

Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã điều trị những bệnh sau:

* Bệnh tụ huyết trùng lợn: Xảy ra với tất cả các loại lợn ở tất cả các lứa

tuổi nhưng thường mắc nhất là lợn 2 - 6 tháng tuổi Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường xảy ra vào mùa mưa ẩm ướt

- Triệu chứng : Lợn sốt cao 41 - 42 0C, bỏ ăn đột ngột , thở dốc , hầu sưng to và có thủy thũng kèm theo hiện tượng viêm họng như ho khan từng tiếng, ấn mạnh vào phần ngực lợn phản ứng đau Trên vùng da mỏng xuất hiện những vết tím đỏ, đặc biệt ở vùng hầu niêm mạc bị tím tái, hàm cứng

- Chẩn đoán phân biệt bốn bệnh đỏ

+ Dịch tả: Bệnh xảy ra ồ ạt , tỷ lệ lợn chết cao , lây lan nhanh , lấm tấm xuất huyết như đầu đinh ghim, sốt cao, khó thở

+ Đóng dấu : Sốt cao, bỏ ăn , ngoài da có những đám xuất huyết hình con dấu tròn hoặc vuông

+ Phó thương hàn: Sốt cao, khó thở, bỏ ăn, ỉa chảy nhiều

Trang 20

- Điều trị: Từ những chẩn đoán phân biệt trên , chúng tôi đã chẩn đoán lợn mắc bệnh tụ huyết trùng và tiến hành điều trị như sau:

Dùng kháng sinh kết hợp với thuốc kháng viêm , hạ sốt đồng thời trợ sức và bù nước cho lợn

+Kháng sinh: Dùng Peni - strep: 1 ml/12 kg TT, ngày 2 lần, trong 3-4 ngày liên tục

+ Hạ sốt, kháng viêm: Dùng Analgine + C: 1 ml/ 10 - 15 kg TT, ngày tiêm 2 lần cho đến khi hết triệu chứng

+ Trợ sức: B.Complex - C: 1 ml/ 10 kg TT, ngày 1 lần cho đến khi hồi phục

+ Bù nước và cung cấp chất điện giải: SG OresalL: 30g /1-2 lít nước, cho uống theo nhu cầu đến khi hết bệnh

Điều trị sau 3 - 5 ngày thì khỏi bệnh

Kết quả điều trị 12 con khỏi 12, đạt 100%

* Bệnh phân trắng lợn con : thường thấy ở lợn con mới đẻ vài ba ngày

tới 3 - 5 tuần

- Triệu chứng: Lợn kém ăn rồi bỏ hẳn , ủ rũ, đi đứng siêu vẹo Lợn đi

ỉa, da khô nhăn nheo , đầu to, bụng hóp, lợn gầy sút sút rất nhanh , hậu môn thường dính bết phân Niêm mạc mắt nhợt nhạt , 4 chân lạnh, thở nhanh Lợn rặn rất nhiều khi ỉa Màu phân lúc đầu trắng sữa sau đó chuyển sang trắng đục, có mùi tanh khắm đặc trưng Phân dính nhiều vào đít và khoeo

- Điều trị:

+ Cung cấp chất điện giải cho lợn con , có thể dùng chất chát như (nước

lá ổi, nước lá hồng xiêm) cho uống

+ Dùng kháng sinh điều trị : Dùng B aytril 5% liều 1ml/2kg TT /ngày Dùng trong 2 - 3 ngày liên tiếp

Kết quả điều trị 97 con khỏi 97, tỷ lệ khỏi 100%

Trang 21

1.3 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ

1.3.1 Bài học kinh nghiệm rút ra

Qua thời gian thực tập tại Chi cục Thú y t ỉnh Bắc Giang, được sự giúp đỡ của các thầy cô khoa Chăn nuôi thú y , ban lãnh đạo cùng các cán bộ kỹ thuật phòng Dịch tễ Chi cục Thú y tỉnh Bắc Giang , đặc biệt là sự tận tình chỉ bảo của thầy giáo hướng dẫn , đã tạo đ iều kiện cho tôi được vận dụng những kiến thức đã học vào trong thực tiễn sản xuất Từ đó giúp tôi củng cố và nâng cao thêm kiến thức cho mình , hiểu biết hơn về chuyên nghành của mình Hơn nữa tôi đã rèn luyện cho mình tá c phong làm việc của cán bộ kĩ thuật , biết cách đánh giá tình trạng sức khỏe của quần thể gia súc gia cầm từ đó đưa ra những quyết định cụ thể để tìm ra nguyên nhân gây bệnh Đây là nhiệm vụ quan trọng trong việc duy trì, bảo vệ sức khẻo, phát triển chăn nuôi, nâng cao sản lượng, chất lượng đàn gia súc, gia cầm

Cũng qua thời gian trên tôi nhận thấy từ lý thuyết đến thực tiễn còn một khoảng cách khá dài , nếu chỉ học trên cơ sở lý thuyế t không thì chưa đủ mà cần phải biết làm , biết áp dụng lý thuyết vào thực tiễn , như thế mới có thể đảm đương được vai trò của một người cán bộ kĩ thuật Đồng thời, từ trong thực tiễn có rất nhiều điều mà tôi chưa biế t, cần phải học hỏi thêm những người đi trước , từ bạn bè đồng nghiệp Thường xuyên nghiên cứu tìm hiểu những kiến thức mới , để không ngừng cải tiến kỹ thuật , nâng cao trình kiến thức và tay nghề được vững vàng hơn

1.3.2 Tồn tại và đề nghị

Trang 22

tích mẫu bệnh phẩm không có nên đã hạn chế rất nhiều cho việc chuẩn đoán

và điều tri bệnh cho gia súc, gia cầm

- Bắc Giang là tỉnh m iền núi có địa bàn rộng và phức tạp , có đàn gia súc, gia cầm lớn trong khi đó đội ngũ cán bộ Chi cục còn hạn chế cũng như mặt bằng dân trí và mặt bằng kinh tế còn thấp vì vậy rất khó khăn cho cán bộ làm công tác thú y

- Do diến biến thời tiết biến đổi phức tạp , tình hình dịch bệnh trong nước và trong khu vực cũng không ổn định dễ gây những tình huống dịch bệnh bất ngờ gây chở ngại cho tỉnh nhà

- Do hoạt động của trạm và thú y cơ sở còn nhiều mặt tồn tại và phụ cấp cho cán bộ quá thấp không đáp ứng được nhu cầu tối thiểu cho hoạt động Mặt khác công tác tiêm phòng hàng năm có tăng nhưng chưa đủ đảm bảo được tỷ lệ an toàn dịch bệnh Ở một số huyện việc tiêm phòng chưa được sự quan tâm chú trọng của các cấp chính quyền là huyện, xã

Trang 23

Phần2 CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Tên chuyên đề:

“Nghiên cứu, xác định vi khuẩn Pasteurella multocida phân lập được

từ bệnh phẩm lợn mắc bệnh viêm phổi tại tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trị bệnh”

2.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

2.1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Bắc Giang là tỉnh có nghề chăn nuôi lợn phát triển đem lại nguồn thu nhập cao cho nhiều hộ gia đình, theo thống kê chăn nuôi (01/10/2011) của Cục thống kê tỉnh Bắc Giang, tổng đàn lợn của tỉnh là 1.68.182 con (trong đó 1.168.182 lợn con , 182.780 lợn nái, 983.862 lợn thịt, 1.540 lợn đực giống ) Trong tỉnh có trên 550 trại chăn nuôi lợn tập trung (quy mô 20 nái và 100 lợn thịt trở lên) Đây thực sự là một bước tiến mới trong chăn nuôi lợn của tỉnh, góp phần phát triển chăn nuôi lợn bền vững, tạo ra sản phẩm an toàn có sức cạnh tranh cao trên thị trường Tuy nhiên, cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, chăn nuôi lợn tập trung theo quy mô lớn ở tỉnh Bắc Giang đã và đang gặp rất nhiều khó khăn , đặc biệt là dịch bệnh , ảnh hưởng lớn tới năng suất chăn nuôi Trong vài năm gần đây bệnh viêm phổi đã xuất hiện rất phổ biến trên đàn lợn của tỉnh Bắc Giang Mặc dù tỷ lệ chết không cao như ng gây thiệt hại lớn về kinh tế do sinh trưởng chậm, hiệu quả sử dụng thức ăn thấp, bệnh thường kéo dài, chi phí thuốc thú y cao, đặc biệt nghiêm trọng khi bệnh xảy

ra đồng thời với hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản (PRRS) làm tổn thất nặng nề về kinh tế, gây hoang mang cho người chăn nuôi

Hội chứng viêm phổi ở lợn do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do một hay nhiều nguyên nhân kết hợp với nhau hoặc tạo điều kiện cho nguyên nhân

Trang 24

thứ phát gây bệnh làm cho đặc điểm của bệnh đường hô hấp rất đa dạng Trong số đó phải kể đến bệnh viêm phổi ở lợn thường do các loại vi khuẩn như:

Actinobacillus pleuropneumoniae, Pasteurella multocida và Streptococcus suis gây ra Trong đó vi khuẩn Pasteurella multocida được xác định là một trong

những nguyên nhân chính gây bệnh viêm phổi ở lợn

Do đó, việc nghiên cứu một cách toàn diện về vi khuẩn Pasteurella multocida trong bệnh viêm phổi ở lợn tại tỉnh Bắc Giang là rất cần thiết và là

một yêu cầu cấp bách, từ đó xác định được giải pháp phòng chống bệnh có hiệu quả kinh tế cao nhất cho người chăn nuôi Xuất phát từ tình hình thực tiễn, được sự đồng ý của giáo viêm hướng dẫn và cơ sở thực tập chúng tôi

tiến hành đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu, xác định vi khuẩn Pasteurella multocida phân lập được từ bệnh phẩm lợn mắc bệnh viêm phổi tại tỉnh Bắc Giang và biện pháp phòng trị bệnh”

2.1.2 Mục đích của đề tài

- Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của bệnh viêm phổi lợn tại tỉnh Bắc Giang

- Phân lập giám định một số đặc tính sinh vật, hóa học của vi khuẩn

P multocida gây bệnh viêm phổi trong ở lợn tại tỉnh Bắc Giang

- Thử kháng sinh đồ và bước đầu thử nghiệm phác đồ điều trị hiệu quả đối với bệnh viêm phổi ở lợn tại Bắc Giang

2.1.3 Ý nghĩa khoa học thực tiễn

Trang 25

* Ý nghĩa thực tiễn

- Kết quả nghiên cứu dịch tễ học bệnh v iêm phổi ở lợn là những tư liệu khoa học phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo tại Bắc Giang

- Các kết quả nghiên cứu về phòng trị bệnh góp phần cho công tác phục

vụ sản xuất tại Bắc Giang Xác định một số đặc tính sinh học của vi khuẩn P multocida phân lập được từ bệnh phẩm lợn mắc bệnh viêm phổi tại tỉnh Bắc

Giang nhằm tìm ra các biện pháp phòng trị hiệu quả là rất cấp bách

2.2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.2.1 Cơ sở khoa học

2.2.1.1 Những hiểu biết chung về bệnh đường hô hấp

Hội chứng viêm phổi ở lợn đã được phát hiện từ lâu , các triệu chứng bệnh lý đặc thù của lợn là ho, khó thở Triệu chứng này thường gặp ở mọi lứa

tuổi, đặc biệt hay gặp ở lợn sau cai sữa, lợn từ 2 - 6 tháng tuổi

Ho là một phản xạ nhằm tống ra ngoài những vật lạ như dịch tiết, bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập và gây kích thích niêm mạc đường hô hấp, thông qua phản xạ ho có thể biết được tình trạng bệnh

Ho từng cơn do viêm thanh quản, viêm phế quản, long khí quản có nhiều đờm, ho mục đích là đẩy các chất kích thích đó ra

Ho mạnh nhiều, vang thường do bệnh ở họng, ở khí quản, phế quản Trong trường hợp này tổ chức của phổi ít bị tổn thương

Ho yếu, tiếng trầm do tổ chức phổi bị tổn thương nặng, bị thẩm ướt, tính đàn hồi giảm, màng phổi bị dính như trong bệnh viêm phổi màng phổi

Tiếng ho ngắn hay dài do thanh quản quyết định: Ho ướt do viêm khí quản, viêm phổi có nhiều dịch, ho khan do viêm khí quản, viêm màng phổi, v.v…Ho đau biểu hiện lúc gia súc ho đau khó chịu, cổ vươn dài, gặp trong bệnh viêm phổi màng phổi, viêm nội mạc đường hô hấp nặng

Trang 26

Khó thở là một rối loạn phức tạp mà biểu hiện ra ngoài là thay đổi tần

số hô hấp, nhịp thở, thể thở và hậu quả là cơ thể thiếu oxy, niêm mạc tím bầm, trúng độc toan huyết

Hít vào khó do đường hô hấp trên bị hẹp Gia súc hít vào cổ vươn dài vành mũi mở rộng , bốn chân dạng ra , lưng cong, ngực ưỡn: Do viêm thanh quản, liệt thanh quản , thanh quản thủy thũng, do các bộ phận bên cạnh viêm xưng chèn ép

Thở ra khó do phế quản nhỏ bị viêm, phổi mất tính đàn hồi Lúc gia súc thở ra khó, bụng hóp lại, cung sườn nổi lên Các bệnh hay gặp: Phổi khí thũng, viêm phế quản nhỏ, viêm phổi màng phổi

Thở khó hỗn hợp là tác động hít vào và thở ra đều khó khăn do các bệnh: Viêm phổi, tràn dịch phổi, những bệnh truyền nhiễm cấp tính

Trong bệnh đường hô hấp thì bệnh viêm phổi là nguy hiểm nhất và chiếm tỷ lệ cao nhất Tỷ lệ lợn biểu hiện triệu chứng bệnh tích viêm phổi là rất cao Ở Mỹ, trong số 10.356 lợn bị bệnh đường hô hấp có tới 69% lợn bị viêm phổi Tương tự như vậy, ở Tây Ban Nha có 38% trong số 46.252 con, ở Canada

có 80% trong số 4.600 con, ở Thái Lan có 92% trong số 329 lợn mắc bệnh

Bệnh ở phổi bao gồm viêm tổ chức (viêm phổi), bề mặt của phổi và lớp màng ngực được lót một lớp màng mỏng gọi là màng phổi Nếu quá trình viêm phổi lan tới màng phổi thì gọi là viêm phổi màng phổi, nếu lan rộng bệnh sẽ nặng, con vật biểu hiện đau đớn ở vùng ngực

Ngoài triệu chứng ho, khó thở thì triệu chứng chảy dịch ở mũi có thể cho biết bệnh đường hô hấp đang diễn ra có liên quan tới phổi cũng như đường hô hấp trên Ngoài ra, tần số hô hấp có thể tăng cũng là một biểu hiện của một bệnh về phổi Tuy nhiên, bệnh đường hô hấp không nhất thiết gây ra những triệu chứng lâm sàng nói trên Gia súc thường có hiện tượng viêm phổi

Trang 27

nhưng ít biểu hiện chứng lâm sàng nói trên Gia súc thường có hiện tượng viêm phổi nhưng ít biểu hiện ra ngoài, trừ khi đến lò mổ hoặc điểm giết mổ để kiểm tra bệnh tích Chủ yếu do năng lực của phổi vẫn đáp ứng đủ cho phần lớn chức phận nên quá trình viêm phổi vẫn giữ tương đối ổn định ở mức độ trung bình Nếu con vật không bị stress hay làm việc quá sức

Theo Cù Hữu Phú và cs (2004) [7], các bệnh đường hô hấp có thể gây

ra những tổn thất kinh tế đáng kể cho ngành chăn nuôi lợn của nhiều nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng

Trong điều kiện chăn nuôi của chúng ta hiện nay, hầu như chưa có một khu vực chăn nuôi tập chung nào có thể khống chế và loại trừ hoàn toàn được hội chứng hô hấp Bệnh xảy ra quanh năm, đặc biệt vào vụ hè thu khi điều kiện nhiệt độ và ẩm độ khí tăng cao

Khống chế được hội chứng hô hấp là vấn đề gặp rất nhiều khó khăn Bởi lẽ, hội chứng này liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau: Dinh dưỡng, điều kiện chăm sóc, các yếu tố ngoại cảnh, môi trường khí hậu, các nguyên nhân

do vi khuẩn, kí sinh trùng, virus, v.v…Trong đó có yếu tố được xem là nguyên phát, có yếu tố được xem là thứ phát và để phân biệt cụ thể từng nguyên nhân rất khó khăn Việc phân biệt một nguyên nhân cụ thể chỉ có tính chất tương đối, chỉ nêu lên được yếu tố nào chính xuất hiện trước, yếu tố nào phụ xuất hiện sau, để từ đó có biện pháp phòng trị kịp thời và hiệu quả

* Một số nguyên nhân chính gây bệnh hô hấp ở lợn

Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hội chứng hô hấp ở lợn, việc xem xét đầy đủ các nguyên nhân dẫn đến hội chứng hô hấp đến nay chưa thật thống nhất song với đối tượng nghiên cứu là lợn thịt chúng tôi thấy có một số nguyên nhân chính sau:

Trang 28

- Nguyên nhân do điều kiện ngoại cảnh như:

Ẩm độ, nhiệt độ cao, các chất khí độc trong chuồng nuôi như: H2S, NH3, CO2, do thức ăn khô ở dạng bột, v.v…Các yếu tố này sẽ tác động trực tiếp lên niêm mạc đường hô hấp gây ra phản ứng tiết dịch (Vũ Đình Vượng, 2004) [16], Dịch tiết ra nhiều là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sẵn có trong đường hô hấp trên sinh trưởng và phát triển khi sức đề kháng của con vật giảm sút, các vi khuẩn này sẽ nhân lên nhanh chóng, tăng lên cả về số lượng và độc lực để gây bệnh

- Nguyên nhân do vi khuẩn

Có nhiều tác giả khi nghiên cứu về hội chứng hô hấp cuối cùng cũng đi đến nhận định: Vi khuẩn là nguyên nhân chủ yếu làm rối loạn hoạt động hô hấp của lợn Một số vi khuẩn thường tham gia gây bệnh đường hô hấp ở lợn như:

+ Vi khuẩn P multocida, Pasteurell hemolytica gây bệnh tụ huyết trùng

lợn Bệnh có tính chất lây lan mạnh, thường xảy ra khi điều kiện nhiệt độ, ẩm

độ cao, thời tiết thay đổi đột ngột, triệu chứng chủ yếu của bệnh là con vật ho, khó thở, tần số hô hấp tăng, giai đoạn sau của bệnh có ỉa chảy, xuất hiện những nốt đỏ ở tai, bụng, phía trong đùi

+ Vi khuẩn A pleuropneumoniae gây bệnh viêm phổi màng phổi có tính

chất lây lan mạnh, chủ yếu xảy ra ở lợn choai, giai đoạn đầu chủ yếu là ho khan sau đó bệnh tiến triển thì chuyển sang thể thở, con vật thở rất khó khăn thở thể bụng hoặc ngồi thở như chó Bệnh không gây chết nhiều nhưng lợn sinh trưởng chậm tiêu tốn thức ăn/kg thể trọng cao

+ Vi khuẩn Hemophillus parasuis là nguyên nhân gây bệnh trong hội

chứng viêm khớp và viêm phổi ở lợn, triệu chứng chủ yếu của con vật bệnh là con vật bị viêm các khớp như: Khớp gối, khớp cổ chân, liệt do viêm khớp, khó thở, bệnh không thường xuyên xuất hiện ở toàn đàn mà bệnh chỉ thấy ở

Trang 29

một số lợn trong đàn, thường tập trung ở lứa tuổi từ 3 - 8 tuần Ngoài ra, ở thể

viêm phổi thường thấy sự có mặt của vi khuẩn Hemophillus parasuis trong một số bệnh khác như viêm phổi hóa mủ do vi khuẩn Streptococcus spp, Stapphulococcus spp gây ra

+ Vi khuẩn Bordetella bronchiseptica là nguyên nhân gây bệnh viêm

phổi, viêm teo mũi ở lợn với triệu chứng bệnh như: Con vật ngứa mũi, hắt hơi, nước mắt nước mũi chảy liên tục, lúc đầu trong sau đục như nước cơm, con vật bị khịt mũi chảy khò khè, ho thở khó khi biến chứng viêm phế quản phổi Đồng thời xương xụn mũi viêm, biến dạng làm cho hàm dưới dài hơn hàm trên làm cho con vật khó lấy và nhai thức ăn Bệnh ít chết nhưng kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển ở lợn

+ Vi khuẩn S suis gây bệnh viêm phế quản và viêm phổi hóa mủ ở

lợn Triệu chứng chủ yếu là con vật sốt cao, kém ăn, lờ đờ, thẫn thờ, suy yếu

có triệu chứng thần kinh: Lợn xuất hiện triệu chứng mất thăng bằng, liệt, đi lại loạng choạng, run rẩy, co giật, bệnh nặng có thể mù, điếc, què, do viêm khớp trong trường hợp mãn tính Bệnh gây tỷ lệ chết không cao nhưng con vật chậm sinh trưởng phát triển, tổn hại kinh tế lớn

+ Vi khuẩn nguyên thủy M hyopneumoniae là nguyên nhân gây bệnh

suyễn lợn còn được gọi là bệnh viêm phổi địa phương Bệnh thường xảy ra ở thể mãn tính với triệu chứng ho kéo dài nhiều ngày, có thể hang tháng, ho khan, ho chủ yếu vào buổi sáng sớm và về đêm, con vật ăn uống kém hơn

bình thường, sinh trưởng chậm Bệnh viêm phổi do M hyopneumoniae gây ra

đối với lợn, thường không hoặc chỉ làm chết với tỷ lệ rất thấp, nhưng nếu có

sự bội nhiễm của vi khuẩn khác thì sẽ làm cho lợn bị bệnh chầm trọng hơn và

bị chết với tỷ lệ cao hơn (Đàm Văn Phái và cs, 2006) [9]

- Nguyên nhân do virus:

Có một số virus thường tham gia gây bệnh ở đường hô hấp lợn như:

Coronavirus, PRRS virus gây lên bệnh viêm phổi truyền nhiễm ở lợn Bệnh

Trang 30

thường phát sinh ở thể mãn tính thể hiện những triệu chứng ở đường hô hấp như khó thở, thở thể bụng, lợn các lứa tuổi đều có thể mắc nhưng lợn con 1-2 tháng tuổi, lợn mới cai sữa dễ mắc và có tỷ lệ chết cao

Influezavirus tup A (H1N1) gây bệnh cúm ở lợn sơ sinh đến 2 tháng tuổi với triệu chứng điển hình là lợn ho nhiều, những cơn ho ngắn, khi ho thấy thóp bụng lại, chảy nhiều nước mũi, thở khó, viêm khớp v.v…Bệnh ít chết nhưng ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của lợn con

- Nguyên nhân do kí sinh trùng:

+ Do giun phổi lợn Metastrongylus kí sinh trong khí quản và nhánh khí

quản của lợn Triệu chứng của bệnh: Con vật gầy còm, suy dinh dưỡng, hiện tượng ho rõ nhất vào sáng sớm và chiều tối, giai đoạn đầu con vật vẫn ăn uống bình thường nhưng gầy dần, giai đoạn sau ăn ít, khó thở và chết

+ Do ấu trùng giun đũa lợn Ascaris suum trong giai đoạn di hành qua

phổi Triệu chứng bệnh: Thỉnh thoảng con vật ho, gầy còm, chậm lớn

2.2.1.2 Một số đặc điểm của vi khuẩn P multocida gây bệnh viêm phổi

* Phân loại

Vi khuẩn P multocida gây bệnh cho nhiều loài động vật, mỗi một

serotype lại gây ra một thể bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tụ huyết trùng (bại

huyết xuất huyết) ở lợn do P multocida serotype A và B gây ra P multocida thường gặp 5 serotype A, B, C, D, E trong đó thường gặp ở lợn

Trang 31

* Hình thái vi khuẩn và tính chất bắt màu

Theo Smith (1959) [24] kích thước của vi khuẩn P multocida có sự

thay đổi phụ thuộc vào nguồn gốc của chúng, vi khuẩn phân lập từ bò có kích thước đồng nhất từ 0,5 - 1,2, trong khi đó vi khuẩn phân lập từ lợn có dạng tròn hơn, kích thước từ 0,8 - 1,0 Vi khuẩn P multocida có dạng cầu trực

khuẩn nhỏ, ngắn, hình trứng, hình bầu dục hay hình cầu, có kích thước 0,6 - 2,5 x 0,2 - 0,4

Phạm Sỹ Lăng và cs (2010) [4], cho biết vi khuẩn P multocida gây

bệnh ở lợn là loại cầu trực khuẩn, bắt màu G(-), có kích thuớc 0,2 – 0,41 x 0,04 -1,5m, hai đầu tròn, không di động, không sinh nha bào, thường bắt màu sẫm ở hai đầu trong các tiêu bản máu, phủ tạng còn tươi

* Đặc tính nuôi cấy của vi khuẩn P multocida

P multocida là loại vi khuẩn hiếu khí hoặc yếm khí tùy tiện, nhiệt độ

thích hợp 370C (có thể nuôi ở 130

C - 380C), PH thích hợp từ 7,2 - 7,4 Trên các môi trường nuôi cấy thông thường vi khuẩn phát triển kém, khi môi trường được bổ sung huyết thanh hay máu vi khuẩn phát triển tốt

Trên thạch P multocida mọc thành 3 dạng khuẩn lạc: Dạng khuẩn lạc

dáng chữ S, khuẩn lạc nhày dạng chữ M, khuẩn lạc dạng xù xì dạng R Dạng

S thường có độc lực cao, dạng M có độc lực yếu hơn, dạng R có độc lực rất yếu, thậm chí không có độc lực Tính biến dạng của vi khuẩn này rất lớn khi nuôi cấy chuyển sang môi trường dinh dưỡng nhiều lần hoặc tiêm qua động vật từ dạng S chúng có thể chuyển sang dạng M hoặc dạng R và ngược lại Tính biến dạng này càng thấy rõ khi vi khuẩn này được nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng có các loại đường mà chúng lên men (Phạm Sỹ Lăng và

cs, 2003) [3]

Môi trường thạch máu: Vi khuẩn rất thích hợp trên môi trường thạch máu hoặc có huyết thanh, khuẩn lạc nhỏ, dạng S, máu trắng đục hoặc hơi

Trang 32

xám Trên môi trường này vi khuẩn P multocida không gây dung huyết, nhưng vi khuẩn Pasteurella hemolytica lại gây dung huyết Đây là đặc điểm

cơ bản phân biệt hai loài Pasteurella gây bệnh tụ huyết trùng thể viêm phổi ở lợn Trên môi trường thạch máu vi khuẩn Pasteurella phát triển tạo ra mùi rất

đặc trưng, nên đã được rất nhiều nhà nghiên cứu công nhận như một đặc điểm chuẩn đoán

Trên môi trường MacConkey agar: Loài P multocida không phát triển được (chỉ có loài Pasteurella hemolytica phát triển được)

Môi trường nước thịt: Canh khuẩn 37oC 24 giờ đục, lắc thấy hiện tượng vẩn mây, lắng cặn nhày ở đáy ống nghiệm Vi khuẩn mọc tốt hơn khi cho vào môi trường vài giọt huyết thanh

Trong môi trường Gelatin: Cấy dọc theo đường trích sâu vi khuẩn mọc thành khuẩn lạc mịn hình hạt, không làm tan chảy Gelatin

* Đặc tính sinh vật học của vi khuẩn P multocida

P multocida có khả năng lên men đường Glucose, Saccharose, Mannit,

Sozbit, Xylose Không lên men đường Lactose, Maltose, Arabinose, Rammo, Salixin, Dunxid, Adonit Các phản ứng Indol, Catalase, Oxidase, H2S dương tính; VP, MR , Urearse âm tính, không làm tan chảy gellatin

Trang 33

* Sức đề kháng của vi khuẩn P multocida

P multocida dễ bị tiêu diệt bởi nhiệt độ, ánh sáng mặt trời và các chất

sát trùng thông thường: Vi khuẩn bị diệt sau khi đun ở 580

C/20 phút, 800C/10 phút, 1000C trong vài giây Ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp diệt vi khuẩn trong canh trùng sau 1 ngày Các chất sát trùng thông thường diệt vi khuẩn nhanh chóng: Axit phenic 5% diệt vi khuẩn trong 1 phút, nước vôi 1% trong 3-5 phút Vi khuẩn sống khá lâu và sinh sản trong đất ẩm có nhiều nitrat và thiếu ánh sáng Trong tổ chức của cơ thể động vật bị thối nát vi khuẩn sống được 1 - 3 tháng Trong chuồng nuôi súc vật, trên đồng cỏ, trong đất vi khuẩn

có thể sống hàng tháng, có khi hàng năm

* Tính kháng nguyên của vi khuẩn P Multocida

Kháng nguyên của P multocida rất phức tạp, cho đến nay, các nhà nghiên cứu đã xác định được vi khuẩn P multocida có 2 loại kháng nguyên:

kháng nguyên vỏ nhày (K) và kháng nguyên thân (O) Kháng nguyên K bao xung quanh thân vi khuẩn che chở kháng nguyên thân O khỏi bị các phage tác dụng nhưng đồng thời cũng ngăn cản sự tiếp xúc giữa kháng nguyên O và kháng thể O (Theo Nguyễn Như Thanh, 2001) [14]. Vi khuẩn P multocida

được chia thành các type giáp mô A, B, D, E, F tuỳ thuộc vào cấu trúc polysaccharide bề mặt, trong đó các serotype A, B, D đã được thông báo là gây bệnh cho lợn (Đỗ Ngọc Thuý, 2007) [ 15]

Kháng nguyên K được cấu tạo từ protein và polysaccarit, ngoài ra còn một số ít các Lipopolysaccarit (LPS) Kháng nguyên K của vi khuẩn

P multocida còn có khả năng gắn với thụ thể của tế bào hồng cầu Một số chủng P multocida serotype D có sinh ra một yếu tố được gọi là độc tố gây hoại tử da (Dermonecrotic Toxin - DNT) DNT của P multocida serotype D

có liên quan đến bệnh viêm teo mũi ở lợn

Ngày đăng: 14/05/2014, 22:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Văn Bình (2004), Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn đường hô hấp ở lợn , tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn , số 8, tr.1090-1091 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn đường hô hấp ở lợn , tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Tác giả: Nguyễn Văn Bình
Năm: 2004
2. Bùi Qúy Huy (1998), Một số bệnh tụ huyết trùng ở Viêt Nam trong những năm vừa qua, Nxb Khoa học kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số bệnh tụ huyết trùng ở Viêt Nam trong những năm vừa qua
Tác giả: Bùi Qúy Huy
Nhà XB: Nxb Khoa học kỹ thuật
Năm: 1998
3. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung (2003), Bệnh phổ biến ở lợn, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội, tr.53-66 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh phổ biến ở "lợn
Tác giả: Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung
Nhà XB: Nxb Nông Nghiệp
Năm: 2003
4. Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Huy Đăng, Hoàng Đăng Huyến, Phạm Quang Thái, Nguyễn Nhân Lừng, Nguyễn Thị Kim Thành, Đào Thế Hải (2010), Học nghề Thú y, Nhà xuất bản Hà Nội, tr.79-83 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học nghề Thú y
Tác giả: Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Huy Đăng, Hoàng Đăng Huyến, Phạm Quang Thái, Nguyễn Nhân Lừng, Nguyễn Thị Kim Thành, Đào Thế Hải
Nhà XB: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm: 2010
5. Nguyễn Ngọc Nhiên (1996), Vai trò của một số vi khuẩn đường hô hấp trong hội chứng ho thở truyền nhiễm ở lợn và biện pháp phòng trị, Luận án Phó tiến sĩ khoa học Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của một số vi khuẩn đường hô hấp trong hội chứng ho thở truyền nhiễm ở lợn và biện pháp phòng trị
Tác giả: Nguyễn Ngọc Nhiên
Năm: 1996
6. Cù Hữu Phú, Nguyễn Ngọc Nhiên (1999), Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Haemophilus sp. ở lớp niêm mạc đường hô hấp trên của lợn và một số đặc tính sinh vật hoáhọc của các chủng phân lập được, Báo cáo trình bày tại Hội nghị khoa học Bộ Nông nghiệp và PTNT tại Huế tháng 6/1999, tr.138 - 143 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Haemophilus sp. ở lớp niêm mạc đường hô hấp trên của lợn và một số đặc tính sinh vật hoá "học của các chủng phân lập được
Tác giả: Cù Hữu Phú, Nguyễn Ngọc Nhiên
Năm: 1999
7.Cù Hữu Phú, Nguyễn Ngọc Nhiên, Nguyễn Thu Hằng, Âu Xuân Tuấn, Nguyễn Bích Thuỷ, Vũ Ngọc Quý, Phạm Ngọc Bảo (2004), Lựa chọn chủng vi khuẩn chế Autovacxin phòng bệnh đường hô hấp của lợn nuôi tại một số tỉnh khu vực phía Bắc , Viện thú y 35 năm xây dựng và phát triển 1969-2004, tr.108-109 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lựa chọn chủng vi khuẩn chế Autovacxin phòng bệnh đường hô hấp của lợn nuôi tại một số tỉnh khu vực phía Bắc
Tác giả: Cù Hữu Phú, Nguyễn Ngọc Nhiên, Nguyễn Thu Hằng, Âu Xuân Tuấn, Nguyễn Bích Thuỷ, Vũ Ngọc Quý, Phạm Ngọc Bảo
Năm: 2004
8. Cù Hữu Phú, Nguyễn Ngọc Nhiên, Nguyễn Thu Hằng, Âu Xuân Tuấn, Nguyễn Bích Thủy, Vũ Ngọc Quý (2005), Xác định nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp của lợn nuôi tại một số tỉnh phía Bắc, Tạp chí KHKT thú y, 7(4), tr.25-32 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác định nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp của lợn nuôi tại một số tỉnh phía Bắc
Tác giả: Cù Hữu Phú, Nguyễn Ngọc Nhiên, Nguyễn Thu Hằng, Âu Xuân Tuấn, Nguyễn Bích Thủy, Vũ Ngọc Quý
Năm: 2005
9. Đàm Văn Phái , Phạm Lan Hường , Đào Công Duẩn (2006), Kết quả thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma hyopneumoniae gây ra ở lợn , tạp chí khoa học kĩ thuật tú y tập XIII , số 4, tr. 56-59 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả thử "nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma hyopneumoniae gây ra ở lợn
Tác giả: Đàm Văn Phái , Phạm Lan Hường , Đào Công Duẩn
Năm: 2006
10.Nguyễn Vĩnh Phước (1979), Giáo trình bệnh truyền nhiễm gia súc , Nxb Nông thôn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình bệnh truyền nhiễm gia súc
Tác giả: Nguyễn Vĩnh Phước
Nhà XB: Nxb Nông thôn
Năm: 1979
11. Lê Văn Tạo (2007), Một số bệnh truyền nhiễm thường gặp ở lợn và biện pháp phòng trị, Nxb Lao động - Xã hội, tr.7-15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số bệnh truyền nhiễm thường gặp ở lợn và biện pháp phòng trị
Tác giả: Lê Văn Tạo
Nhà XB: Nxb Lao động - Xã hội
Năm: 2007
12. Đỗ Quốc Tuấn (2008), Nghiên cứu bệnh tụ huyết trùng lợn ở một số tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Nông nghiệp, Viện Thú y Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu bệnh tụ huyết trùng lợn ở một số tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam
Tác giả: Đỗ Quốc Tuấn
Năm: 2008
13. Nguyễn Quang Tuyên, Đỗ Quốc Tuấn (2007), Kết quả phân lập vi khuẩn Pasteurella multocida ở lợn tại khu vực miền núi phía bắc, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, số 15, tr.45-47 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả phân lập vi khuẩn Pasteurella multocida ở lợn tại khu vực miền núi phía bắc
Tác giả: Nguyễn Quang Tuyên, Đỗ Quốc Tuấn
Năm: 2007
14. Nguyễn Như Thanh (2001), Giáo trình Vi sinh vật thú y, Nhà xuất bản Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Vi sinh vật thú y
Tác giả: Nguyễn Như Thanh
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
Năm: 2001
15. Đỗ Ngọc Thuý và cs (2007), Ứng dụng kỹ thuật PCR để định type giáp mô của các chủng vi khuẩn P. multocida phân lập được từ vật nuôi, Tạp chí KHKT thú y, 14(1), tr.36-41 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Ứng dụng kỹ thuật PCR để định type giáp mô của các chủng vi khuẩn P. multocida phân lập được từ vật nuôi
Tác giả: Đỗ Ngọc Thuý và cs
Năm: 2007
16. Vũ Đình Vượng (2004), Giáo trình bệnh nội khoa gia súc , Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.II. Tài liệu nước ngoài Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình bệnh nội khoa gia súc
Tác giả: Vũ Đình Vượng
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2004
17. Ahn, D.C. and Kim, B.H. (1994), Toxigenicity and capsular serotypes of pasteurella multocida isolated from pneumonic lungs of slaughter pigs, Proc, Int, Pig vet, Soc Congr, pp. 165 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toxigenicity and capsular serotypes of pasteurella multocida isolated from pneumonic lungs of slaughter pigs
Tác giả: Ahn, D.C. and Kim, B.H
Năm: 1994
18. Carter, G.R. (1984), Pasteuralla, Yersinia, and Franciella, pp. 111 - 121 in: Diagnostic procedures in veterinary bacteriology and Mycology 4th ed (Carter G.R, ed), Charles C, Thomas Publisher, Springfield Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pasteuralla, Yersinia, and Franciella", pp. 111 - 121 in: "Diagnostic procedures in veterinary bacteriology and Mycology 4th ed
Tác giả: Carter, G.R
Năm: 1984
19. De Alwis, M.C.L. (1992), Areview: Pasteurellosis in production animals. ACIAR proceedings, 43, pp. 11-19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Areview: Pasteurellosis in production animals
Tác giả: De Alwis, M.C.L
Năm: 1992
20. Heddleston, K.L. (1972), Fowl cholera: Gel Diffusion Precipitation test for serotyping Pasteurella multocida of avian species, Avian disease, 16, pp. 925-936 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Fowl cholera: Gel Diffusion Precipitation test for serotyping Pasteurella multocida of avian species
Tác giả: Heddleston, K.L
Năm: 1972

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w