Nhiệm vụ TNSP

Một phần của tài liệu Luận văn: THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI GIẢNG GIÚP HỌC SINH GIẢI BÀI TẬP HÌNH HỌC PHẲNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA PHẦN MỀM VI THẾ GIỚI pot (Trang 100 - 115)

Sau khi đã trình bày kế hoạch TNSP với lãnh đạo trường THPT Cô Tô, được sự đồng ý của nhà trường, lãnh đạo chuyên môn nhà trường tổ chức họp với tổ Khoa học tự nhiên và các GV giảng dạy bộ môn toán, thông báo kế hoạch TNSP, chúng tôi đã tiến hành làm các công việc sau:

- Tổ chức được 02 buổi hướng dẫn cho GV toán với mục đích giới thiệu phần mềm Vi thế giới, ý đồ thiết kế bài giảng giúp HS giải bài tập hình học phẳng THPT với sự hỗ trợ của phần mềm Vi thế giới và tranh thủ lấy ý kiến của đồng nghiệp.

- Tổ chức 01 buổi ngoại khóa với thời lượng 03 tiết vào buổi chiều tại phòng máy nhà trường với nội dung giúp HS làm quen với một số bài tập hình học phẳng không có trong sách giáo khoa.

- Tổ chức dạy học phần bài tập hình học phẳng cho các lớp đối chứng và thực nghiệm.

+ Với các lớp thực nghiệm: Sử dụng đề tài thiết kế bài giảng giúp HS giải một số bài tập hình học phẳng với sự hỗ trợ của phần mềm Vi thế giới và các tài liệu khác đã thiết kế, các phương tiện đi kèm là máy chiếu đa năng Projecter, máy chiếu Overhead kết hợp với PPDH truyền thống như giáo án, bảng, phiếu học tập, phấn mầu,...

+ Với các lớp đối chứng: sử dụng PPDH truyền thống, các tiết dạy được tiến hành theo đúng tiến độ như phân phối chương trình của Sở Giáo dục và Đào tạo.

- So sánh, đối chiếu kết quả học tập và xử lý kết quả thu được của các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng.

3.4. Phƣơng pháp TNSP

Trong quá trình TNSP, tiến hành dạy song song 03 tiết trong đó: một tiết theo phân phối chương trình bài ôn tập cuối năm phần Phép biến hình và phép đồng dạng; 02 tiết trong phần tự chọn bài tập Phép biến hình và phép đồng dạng ở cả lớp đối chứng và lớp thực nghiệm. Trong các giờ học thực nghiệm chúng tôi chú ý quan sát các HĐ tích cực của HS (thái độ học tập, trạng thái tâm lý, tinh thần hăng say xây dựng bài và lấy ý kiến của các em HS sau giờ học) và mức độ hiểu bài của HS (thông qua chất lượng các câu trả lời của các em khi GV phát vấn, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ được giao của các em). Kết hợp với sự quan sát định tính kết quả các bài kiểm tra của HS để đánh giá một cách khách quan nhất chất lượng các giờ học. Đồng thời chú ý, theo dõi tiến trình dạy học khi áp dụng đề tài thiết kế bài giảng giúp HS giải bài tập hình học phẳng với sự hỗ trợ của phần mềm Vi thế giới để rút kinh nghiệm cho các bài học sau.

Cuối đợt TNSP, chúng tôi đã tổ chức 01 tiết kiểm tra cho HS ở hai lớp vào tiết tự chọn với mục đích của kiểm tra là:

- Đánh giá mức độ tiếp thu bài giảng, khả năng hiểu bài, nắm vững phương pháp giải bài tập hình học phẳng trong chương trình.

- Đánh giá khả năng vận dụng vào một số tình huống cần có sự suy luận, sáng tạo cũng như khả năng áp dụng lý thuyết để giải các bài tập cụ thể.

- Phát hiện những sai lầm phổ biến của HS để kịp thời điều chỉnh.

Ngoài tổ chức kiểm tra đánh giá chúng tôi còn tổ chức thăm dò, tìm hiểu ý kiến của các em HS lớp thực nghiệm về việc thiết kế bài giảng giúp HS giải bài tập hình học phẳng THPT với sự hỗ trợ của phần mềm Vi thế giới để từ đó

ĐỀ KIỂM TRA TNSP

Môn: hình học 11, thời gian 35’ không kể giao đề.

Đề bài: Cho điểm C di động trên đường tròn đường kính AB=2R. Đường tròn tâm C bán kính CA đoạn BC tại N.

a. Tìm tập hợp điểm N.

b. Tìm tập hợp trung điểm J của đoạn AN.

Đáp án- thang điểm Đáp án Thang điểm a. Vẽ đúng hình Hình 3.1 (1 đ)

+ Khi C thay đổi trên cung BQA :

Vì CAN vuông cân tại C. nên CAN = 450; AN = 2AC. Vậy N là ảnh của C qua hai phép biến hình liên tiếp là phép quay Q(A;-450) và phép vị tự V(A; 2). Do C chạy trên cungBQA , A cố định nên tập hợp điểm N là nửa đường tròn (O1; 2R) là ảnh của cung BCA qua phép đồng dạng F1 với O1 là ảnh của O qua phép đồng dạng F1.

+ Khi C thay đổi trên cung BKA :

CAN vuông cân tại C, nên CAN = 450; AN = 2AC. Vậy N là ảnh của C qua hai phép biến hình liên tiếp là phép quay Q (A;450

) và phép vị tự V(A; 2). Do C chạy trên nửa đường tròn, A cố định nên tập hợp điểm N là nửa đường tròn tâm O2 là ảnh của cung BKA qua phép đồng

dạng F2 với O2 là ảnh của O qua phép đồng dạng F2.

Vậy tập hợp điểm M là hai nửa đường tròn (O1; 2R) và nửa đường tròn (O2; 2R) b. Vì I là trung điểm AN  AI  =1 2 AN  nên V(A;1 2): NI nên khi

điểm A cố định N chạy trên hai nửa đường tròn (O1; 2R) và nửa đường tròn (O2; 2R) thì I chạy trên hai nửa đường tròn (O3; 2

2 R) và

nửa đường tròn tâm (O4; 2

2 R) là ảnh của nửa đường tròn (O1; 2R) và nửa đường tròn (O2; 2R) qua phép vị tự V(A;1

2).

(2 đ)

3.5. Kết quả TNSP

3.5.1. Nhận xét về tiến trình dạy học

Quan sát giờ học của các lớp thực nghiệm được thực hiện theo tiến trình dạy học đã xây dựng, chúng tôi có những nhận xét sau:

- Có thể tiến hành dạy học khi thiết kế bài giảng giúp HS giải bài tập hình học phẳng THPT với sự hỗ trợ của phần mềm Vi thế giới như những tiết học bình thường. Các bài giảng điện tử thiết kế phù hợp với việc sử dụng của GV và việc học của HS. Các phiếu học tập có khả năng hỗ trợ tốt cho mục đích học, tự nghiên cứu và thực hiện nhiệm vụ học tập do GV đề ra. Tuy nhiên hiệu quả của HĐ dạy học sẽ cao hơn khi có sự kết hợp hài hoà với các PPDH truyền thống khác.

- Khai thác triệt để khả năng hỗ trợ của phần mềm Vi thế giới trong tiến trình dạy học đã tạo môi trường dạy - học có sự tương tác tích cực giữa GV và HS. Thực tế triển khai đã cho thấy hình thức dạy học có sự hỗ trợ của phần mềm Vi thế giới mang lại hiệu quả khả quan và có tính khả thi trong điều kiện hiện nay.

- Sử dụng phần mềm Vi thế giới làm phương tiện hỗ trợ dạy học có tác dụng tích cực hoá, thu hút sự chú ý của HS vào bài học. Kết quả điều tra cho thấy sử dụng phần mềm Vi thế giới làm cho quá trình dạy học môn toán trở nên sinh động và HS tỏ ra thích thú hơn với môn toán, tự nguyện tham gia vào những HĐ học tập, xây dựng bài sôi nổi và tích cực hơn.

3.5.2. Đánh giá kết quả học tập của HS

Sau khi tổ chức cho HS làm bài kiểm tra chúng tôi tiến hành chấm bài và xử lí kết quả thu được theo các phương pháp thống kê toán học. Kết quả được như sau:

Điểm số

Lớp thực nghiệm 11A Lớp đối chứng 11B

Tần số xuất hiện Tổng số điểm Tần số xuất hiện Tổng số điểm 10 0 0 0 0 9 2 18 1 9 8 5 40 5 40 7 10 70 8 56 6 10 60 11 66 5 5 25 5 25 4 5 20 6 24 3 0 0 0 0 2 0 0 0 0 Tổng số 37 HS 233 Điểm 36 HS 220 Điểm Trung bình mẫu X 6.30 6.11

Phương sai mẫu 2

x

s 1.88 1.82

Độ lệch chuẩn = 2

x

s 1.37 1.35

Từ bảng 3.3 ta thấy: Điểm trung bình cộng của HS lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.

Ở đây nảy sinh vấn đề: Sự chênh lệch đó phải chăng do thiết kế bài giảng giúp HS giải bài tập hình học phẳng THPT với sự hỗ trợ của phần mềm Vi thế giới thực sự tốt hơn dạy học thông thường hay do ngẫu nhiên mà có? Để trả lời câu hỏi đó chúng tôi tiếp tục xử lí số liệu TNSP bằng phương pháp kiểm định thống kê.

Kiểm định thống kê:

Giả thuyết H0: XTN = XDC giả thuyết thống kê (hai PPDH cho kết quả ngẫu nhiên, không thực chất).

Giả thuyết H1: XTNXDC đối giả thuyết thống kê (PPDH bằng thiết kế bài giảng giúp HS giải bài tập hình học phẳng THPT với sự hỗ trợ của phần mềm Vi thế giới thực sự tốt hơn PPDH thông thường).

Chọn mức ý nghĩa  = 0.05. Để kiểm định giả thuyết H1 ta sử dụng đại lượng ngẫu nhiên Z. Với Z =

2 2 1 2 1 2 TN DC X X s s n n   Trong đó: n1 = 37, n2 = 36; 2 1 s =1.88, 2 2 s =1.82; XTN = 6.30, XDC= 6.11  Z = 0.59

Với  = 0.05 ta tìm giá trị giới hạn Z: (Zt) = 1 2

2   =1 2.0, 05 2  = 0.45 Tra bảng các giá trị Laplace ta có Zt = 0.45

So sánh Z và Zt ta có: Z  Zt . Vậy với mức ý nghĩa  = 0.05, giả thuyết H0 bị bác bỏ do đó giả thuyết H1 được chấp nhận. Do vậy XTNXDC là thực chất, không phải do ngẫu nhiên. Nghĩa là PPDH bằng thiết kế bài giảng giúp HS giải bài tập hình học phẳng THPT với sự hỗ trợ của phần mềm Vi thế

Đánh giá chung về TNSP:

- Điểm trung bình cộng của HS các lớp thực nghiệm cao hơn HS lớp đối chứng, đại lượng kiểm định Z  Zt chứng tỏ PPDH thiết kế bài giảng giúp HS giải bài tập hình học phẳng THPT với sự hỗ trợ của phần mềm Vi thế giới thực sự có hiệu quả.

- Sau khi triển khai TNSP thì hầu hết HS ở lớp thực nghiệm đã phần nào thích thú với việc học có ứng dụng phần mềm Vi thế giới. Đặc biệt với HS lớp 11 khi ôn tập phần Phép dời hình và phép đồng dạng do thiết kế bài giảng giúp HS giải bài tập hình học phẳng THPT với sự hỗ trợ của phần mềm Vi thế giới thì học trò đã tiếp thu nhanh hơn và hiệu quả cao hơn so với lớp đối chứng. Không khí giờ học đã bớt buồn tẻ hơn, các HS yếu đã tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài.

KẾT LUẬN CHƢƠNG III

Qua đợt TNSP cho thấy đề tài bước đầu có tính khả thi, HS hứng thú với PPDH mới. Đề tài thiết kế bài giảng giúp HS giải bài tập hình học phẳng THPT với sự hỗ trợ của phần mềm Vi thế giới đã tăng cường tính tích cực, tự lực của HS trong quá trình hình thành kiến thức mới, khắc phục được một số sai lầm của HS khi làm bài tập hình học phẳng và khẳng định được phần mềm không làm giảm khả năng tư duy, sáng tạo, tích cực của HS.

Như vậy, sử dụng phần mềm Vi thế giới vào việc giúp HS giải bài tập hình học phẳng làm cho không khí học tập sôi nổi, HS học tập tích cực và kích thích được khả năng tìm tòi, sáng tạo ở các em. Về mặt định lượng, tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực giải quyết vấn đề trong học tập của HS với sự thiết kế bài giảng giúp HS giải bài tập hình học phẳng THPT với sự hỗ trợ của phần mềm Vi thế giới đã đem lại hiệu quả bước đầu trong việc nâng cao chất lượng học tập. Như vậy, thiết kế bài giảng giúp HS giải bài

tập hình học phẳng THPT với sự hỗ trợ của phần mềm Vi thế giới góp phần thực hiện tốt chủ trương đổi mới PPDH hiện nay. Vì vậy, để việc áp dụng thực sự có hiệu quả đòi hỏi phải có sự nỗ lực lớn từ phía GV.

Do điều kiện thời gian nghiên cứu còn hạn chế, với khuôn khổ của luận văn chỉ mới tiến hành thực nghiệm được tại một trường phổ thông với số lượng và thời gian có hạn, vì vậy việc đánh giá hiệu quả của đề tài chưa mang tính khái quát cao. Chúng tôi hy vọng sẽ tiếp tục giải quyết vấn đề này trong thời gian tới để có thể áp dụng nó một cách đại trà ở nhiều trường THPT.

KẾT LUẬN

Luận văn đã thu được những kết quả chính sau:

1. Luận văn đã phân tích làm rõ vai trò của việc ứng dụng CNTT trong dạy học Toán ở trường THPT.

2. Thông qua điều tra thực tiễn, kết quả cho thấy việc ứng dụng CNTT trong dạy học môn toán ở các trường THPT đã có những chuyển biến tích cực. Để phát huy hiệu quả rất cần thiết phải chỉ ra quy trình các bước ứng dụng CNTT trong dạy học.

3. Phần mềm Vi thế giới có nhiều ưu điểm nổi bật vì nó hỗ trợ rất tốt trong việc dạy và học môn toán THPT, hỗ trợ HS tìm tòi, khám phá, thử nghiệm và minh họa làm sáng tỏ các kết quả trong dạy học giải bài tập hình học phẳng.

4. Đưa ra quy trình, các bước thiết kế bài giảng với sự hỗ trợ của phần mềm Vi thế giới. Cụ thể hóa quy trình và khai thác tương tác với phần mềm Vi thế giới. Thiết kế bài giảng với sự hỗ trợ của phần mềm Vi thế giới để dạy TNSP.

5. Mặc dù chỉ tiến hành TNSP trong một phạm vi nhỏ hẹp nhưng kết quả TNSP cũng đã chứng tỏ được tính khả thi và hiệu quả của đề tài.

Kiến nghị:

1. Từ thực tiễn việc sử dụng CNTT hỗ trợ việc giảng dạy bộ môn toán ở trường THPT cho thấy đây vẫn là vấn đề còn bỏ ngỏ ở nhiều trường THPT. Vì vậy chúng tôi kiến nghị hai vấn đề sau :

- Đối với GV: Cần nhận thức rõ vai trò của việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy từ đó khai thác triệt để các điểm mạnh của các phần mềm dạy học.

- Đối với các trường sư phạm: Cần cho sinh viên được tập dượt nhiều hơn nữa kỹ năng ứng dụng CNTT đặc biệt vào giảng dạy ngay từ các đợt kiến tập sư phạm và thực tập sư phạm.

2. Hướng mở của đề tài: Các kết quả nghiên cứu của đề tài mới chỉ là những bước đầu thiết kế một số bài giảng giúp HS giải bài tập hình học phẳng với sự hỗ trợ của phần mềm Vi thế giới. Hoàn toàn tương tự ta có thể tiếp tục nghiên cứu, thiết kế các tình huống học tập ở các nội dung khác. Tuy nhiên, mỗi phần mềm đều có những mặt mạnh, mặt yếu vì vậy GV cần linh hoạt, chủ động trong việc sử dụng các phần mềm dạy học vào trợ giúp cho bài giảng của mình đạt hiệu quả cao nhất.

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. TIẾNG VIỆT

1. Chỉ thị số 58 – CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

2. Chỉ thị số 29/2001/CT – BGD&ĐT ngày 30/07/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo.

3. Hoàng Chúng (1978), PPDH toán học, NXB Giáo dục.

4. Nguyễn Sỹ Đức (1998), Các hình thức tổ chức dạy học có sử dụng phần

mềm vi tính, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 12.

5. Trịnh Thanh Hải (2005), Ứng dụng ICT trong dạy học môn toán, NXB Hà Nội.

6. Trịnh Thanh Hải (2005), Ứng dụng CNTT vào dạy học một số nội dung của

chương trình hình học THCS nhằm tích cực hoá HĐ học tập của HS, Đề

tài NCKH và công nghệ cấp Bộ.

7. Trịnh Thanh Hải (2007), Ứng dụng CNTT vào dạy học hình học lớp 7 theo hướng tích cực hoá HĐ của HS, Luận án Tiến Sỹ Giáo dục học.

8. Nguyễn Mộng Hy (2004), Các phép biến hình trong mặt phẳng, NXB Giáo dục 9. Nguyễn Bá Kim, Đào Thái Lai (1998), Môi trường tin học và giáo dục toán học,

Báo cáo khoa học tại Hội nghị quốc gia kỷ niệm 20 CNGD, tháng 4/1998.

Một phần của tài liệu Luận văn: THIẾT KẾ MỘT SỐ BÀI GIẢNG GIÚP HỌC SINH GIẢI BÀI TẬP HÌNH HỌC PHẲNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA PHẦN MỀM VI THẾ GIỚI pot (Trang 100 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)