1. 2 Sự hình thành và phát triển của Hội Nông dân Thái Nguyên qua các thời kì
3.2.3 Vai trò tổ chức, động viên nông dân xây dựng nông thôn mới
Phong trào nông dân xây dựng nông thôn mới được phát động thông qua nhiều hình thức. Nông dân thi đua xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn ngày càng phát triển sâu rộng. Phong trào nông dân tham gia xây dựng gia đình văn hóa, làng, xã văn hóa, thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trật tự ở nông thôn, vận động nông dân xây dựng nếp sống mới, bài trừ các hủ tục lạc hậu....
Kết quả đó là nhờ Hội Nông dân các cấp trong tỉnh tích cực vận động cán bộ, hội viên tham gia. Cũng thông qua đó, bộ mặt nông thôn tỉnh Thái Nguyên được thay đổi căn bản, kinh tế ở nông thôn trong tỉnh ngày càng phát triển.
Thực tiễn trong suốt quá trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, Hội Nông dân Thái Nguyên luôn xuất phát từ tình hình thực tiễn, từ lợi ích của người nông dân, “lấy dân làm gốc” để vận dụng các chủ trương, chính sách của Đảng cho phù hợp với điều kiện của tỉnh. Khi một chủ trương chính sách đưa ra được nông dân hưởng ứng, hợp lòng dân là cơ sở thực tiễn để kiểm nghiệm tính đúng đắn của đường lối, lúc đó đường lối của Đảng mới trở thành hiện thực sinh động trong đời sống của hàng vạn nông dân.
Đường lối chính sách muốn đi sâu, bám rễ trong nông dân thì đòi hỏi các cấp Hội phải tổ chức quán triệt, phát động nông dân tiến hành phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH, hết sức chú ý đến xây dựng và tổng kết điển hình. Tin dân, dựa vào dân, phát huy ý thức tự lực, tự cường, giáo dục, tổ chức, hướng dẫn dân làm những điều có lợi cho dân, đó là quan điểm và cũng là kinh nghiệm trong việc tổ chức thực hiện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
KẾT LUẬN
1. Trong thời kì CNH-HĐH, Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên có vị trí,
vai trò đặc biệt quan trọng.
CNH-HĐH là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Đó cũng là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân nhằm đưa nước ta thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, trở thành một nước XHCN có nền công nghiệp, nông nghiệp hiện đại, văn hoá và khoa học kĩ thuật phát triển.
Kinh tế nước ta nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng chủ yếu là kinh tế nông nghiệp. Vì vậy, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một nội dung cơ bản trong đường lối công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Đảng ta.
Giai cấp nông dân - với tổ chức đại diện là Hội Nông dân- là lực lượng to lớn, có tính quyết định trong công cuộc CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn. Thông qua Hội Nông dân, lực lượng giai cấp nông dân được tổ chức lại, tạo lên sức mạnh góp phần đưa sự nghiệp CNH-HĐH đi tới thắng lợi.
Trong quá trình thực hiện CNH-HĐH, Hội Nông dân tỉnh đã quán triệt và cụ thể hoá các chỉ thị, nghị quyết của Tỉnh uỷ và Uỷ ban nhân dân tỉnh, tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên nông dân tham gia nhiều hoạt động phong phú, thiết thực. Trong quá trình thực hiện CNH-HĐH trên địa bàn tỉnh, Hội Nông dân lãnh đạo nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới với nhiệm vụ trước hết là thay đổi cách thức sản xuất, phát huy tiềm năng, thế mạnh của người nông dân và của cả vùng kinh tế nông thôn.
Nhận thấy rõ lợi ích chính đáng của người nông dân chỉ được thực hiện và nâng cao khi sản xuất nông nghiệp phát triển. Hội Nông dân tỉnh khuyến khích và tạo điều kiện cho kinh tế hộ gia đình thành đơn vị kinh tế tự chủ;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
phối hợp với các cấp, các chính quyền, các cơ quan chức năng thực hiện tốt việc giao đất cho nông dân, giúp đỡ về vốn, kĩ thuật, các dịch vụ cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm, phát triển công nghệ chế biến và các nghề tiểu thủ công nghiệp; gắn phát triển sản xuất nông nghiệp trong mối quan hệ với nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
2. Hoạt động của Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn
1997- 2007 đã có nhiều khởi sắc, với nhiều hình thức và nội dung phong phú.
Hoạt động của Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên giai đoạn này đã phát huy được mọi nguồn lực và tinh thần sáng tạo trong nông dân để phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, xây dựng đời sống văn hoá, xã hội ở địa bàn nông thôn, xây dựng nông thôn mới, tham gia xây dựng Đảng và củng cố chính quyền, đóng góp tích cực vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương.
Tổ chức Hội tiếp tục được củng cố và phát triển, chất lượng hội viên được nâng cao, nội dung phương thức hoạt động của hội ngày càng được đổi mới và hướng về cơ sở, hiện tượng “hành chính hoá” công tác Hội từng bước được khắc phục. Hội đã bước đầu chuyển từ hoạt động theo kiểu hành chính sang hoạt động có chương trình mục tiêu cụ thể và thông qua các nghị quyết với chính quyền, với các ngành, các doanh nghiệp để đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu thiết thực của nông dân cả về chính trị, kinh tế, xã hội. Các cấp Hội, nhất là chi hội đã thể hiện được vai trò nòng cốt trong sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Hội Nông dân tiến hành thực hiện theo chủ trương của Đảng, xóa bỏ cơ chế hành chính tập trung quan liêu bao cấp, xác lập cơ chế mới. Đây là một cuộc cách mạng làm thay đổi từ tư duy, nhận thức đến thực tiễn, hành động. Kinh tế thị trường với qui luật của nó chứa đựng cả những yếu tố tích cực và tiêu cực đã tác động sâu sắc đến người nông dân. Bên cạnh nhiều yếu tố
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tâm lí truyền thống tốt đẹp vẫn được giữ vững, người nông dân đã khắc phục được nhiều thói quen cũ lạc hậu để tự khẳng định mình, tự thích nghi với điều kiện kinh tế - xã hội mới. Nông dân có ý thức hơn trong cuộc sống và làm việc theo pháp luật, đoàn kết gắn bó với nhau trong cộng đồng, thực hiện đúng các nghĩa vụ, bảo vệ quyền lợi của bản thân và xã hội. Người nông dân cũng c ó điều kiện để nâng cao về trình độ học vấn, tay nghề, chủ động tiếp xúc với khoa học và công nghệ mới. Tâm lí thụ động, ỷ lại, trông chờ dần bị xóa bỏ, thay vào đó là tâm lí, thói quen hành động năng động, tháo vát, dám cạnh tranh. Đây là những yếu tố tích cực tác động mạnh mẽ tới quá trình đổi mới.
So với những năm trước, trong giai đoạn 1997- 2007, Hội Nông dân tỉnh có nhiều hoạt động phong phú, sinh động hơn. Hoạt động của Hội thuộc nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội và mang lại nhiều quyền lợi thiết thực cho hội viên, nông dân.
3. Hoạt động của Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn
1997- 2007 đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế- xã hội do nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV và XVI đề ra.
Quá trình CNH-HĐH nông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 1997-2007 là một quá trình hoàn thiện phương thức tổ chức, quản lí và ứng dụng những thành tựu tiến bộ khoa học, kĩ thuật và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.
Hội Nông dân tỉnh tiếp tục mở rộng phong trào “Thi đua sản xuất, kinh
doanh nông, lâm nghiệp giỏi”; đồng thời phối hợp với các ngành chức năng
mở các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kĩ thuật cho hàng vạn hộ nông dân. Phong trào đã lôi cuốn hầu hết cán bộ, hội viên, nông dân thi đua làm giàu. Hằng năm có hàng trăm hộ đạt danh hiệu “Sản xuất giỏi” cấp huyện và cấp cơ sở. Nhiều mô hình kinh tế hộ nông dân đã hình thành và phát triển
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thành kinh tế trang trại. Nhờ đó, sản xuất kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh phát triển khá nhanh. Sản lượng lương thực qui thóc năm sau cao hơn năm trước, bình quân hằng năm đạt gần 30 vạn tấn, vượt hơn 10% so với chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ lần thứ XV (11/1997) đề ra.
Năng suất, sản lượng lúa trong các năm đều tăng lên. Các loại hoa mầu nhìn chung đều tăng cả về diện tích và sản lượng.
Cuộc vận động xây dựng nông thôn mới do Hội Nông dân phát động được đông đảo hội viên và nông dân hưởng ứng, làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội. Lực lượng lao động ở nông thôn được huy động vào việc làm đường giao thông, xây dựng lưới điện, cứng hoá kênh mương, xây dựng trạm xá, xoá phòng học tạm ….
Hằng năm, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã chỉ đạo, hướng dẫn trồng được hàng trăm “Vườn cây tình nghĩa” tặng các gia đình chính sách; mở hàng trăm lớp truyền thông dân số cho hàng vạn lượt người tham dự; xây dựng hàng chục câu lạc bộ nam nông dân thực hiện dân số kế hoạch hoá gia đình ..v.v.
Tất cả các hoạt động do Hội Nông dân tỉnh tổ chức chỉ đạo thực hiện trên đây đều góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV (11/1997) và lần thứ XVI (1/2001).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Ban dân vận Trung ương, (2000), Một số vấn đề về công tác vận động
nông dân ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2 Ban tư tưởng văn hóa Trung ương, (2002), Con đường công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nông nghiệp và
phát triển nông thôn, Hà Nội.
3 Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2002, : “Con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn Việt Nam”. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4 Báo cáo tổng kết hoạt động của Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên các năm từ 1997 đến 2007
5 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam: “Một số vấn đề về công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn
thời kỳ 2001 – 2020”. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 2001.
6 Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Một số văn bản pháp luật
hiện hành về phát triển nông nghiệp, nông thôn, Nxb Lao động xã hội.
7 Nguyễn Văn Bích - Chu Quang Tiến (1996), Chính sách kinh tế và vai trò của nó đối với phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt
Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8 Ngô Đức Cát , 2004, Kinh tế trang trại với xoá đói giảm nghèo,
Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
9 Trần Văn Châu (2003), Phát triển nền nông nghiệp hàng hóa ở Việt
Nam thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
10 Trường Chinh – Võ Nguyên Giáp (1937), Vấn đề dân cày, Nxb Sự thật, Hà Hội.
11 Phan Huy Chú (1961), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 1: Dư địa chí – nhân vật chí, Viện sử học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
12 Nguyễn Sinh Cúc (2003), Nông nghiệp nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi
mới (1986-2002), Nxb Thống kê, Hà Nội.
13 Nguyễn Sinh Cúc (2004), “Nông nghiệp Việt Nam nửa đầu kế hoạch 5
năm 2001 - 2005”, Tạp chí Cộng sản (6), tr 15 -18.
14 Chính sách Nhà nước với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn thời kỳ
đổi mới, Hội thảo khoa học, Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận
chính trị, ĐHQGHN, tháng 1/2009.
15 Chính sách nhà nước với việc xây dựng các hình thức kinh tế hợp tác
trong nông nghiệp, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 8(219) tháng 8/1996.
16 CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn. Một số vấn đề lí luận và thực tiễn,
Nxb Chính trị Quốc gia.
17 Lê Duẩn - Phạm Văn Đồng (1974), Tổ chức lại sản xuất và cải tiến quản lí
nông nghiệp theo hướng sản xuất lớn XHCN, Nxb Sự thật, Hà Nội.
18 Lê Duẩn (1962), Tất cả để sản xuất để CNH – HĐH XHCN, Nxb Sự thật, Hà Nội.
19 Lê Duẩn (1965), Giai cấp vô sản với vấn đề nông dân trong cách mạng
Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội.
20 Lê Duẩn (1968), Nắm vững đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa, tiến
lên xây dựng kinh tế địa phương vững mạnh, Nxb Sự thật, Hà Nội.
21 Lê Duẩn (1979), Về vấn đề hợp tác hoá nông nghiệp, Nxb Sự thật, Hà Nội. 22 Nguyễn Tấn Dũng (20/3/2002), “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong tiến
trình CNH, HĐH đất nước”, Báo Nhân dân, trang 2.
23 Đảng Cộng sản Việt Nam - Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Phú Lương (2005), Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Lương, Tập II, (1955 - 2000).
24 Đảng Cộng sản Việt Nam - Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2003), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, tập I (1936 - 1965).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
25 Đảng Cộng sản Việt Nam - Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2005), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, tập II (1965 - 2000).
26 Đảng Cộng sản Việt Nam (10/1997), Chỉ thị về một số công việc cấp
bách ở nông thôn hiện nay, Hà Nội.
27 Đảng Cộng sản Việt Nam (1977), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb Sự
thật, Hà Nội.
28 Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.
29 Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội.
30 Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.
31 Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần
thứ 5 (Khoá VII), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
32 Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2
(khoá VIII), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
33 Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
34 Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4
(khoá VIII), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
35 Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Nghị quyết 06/TQ - TW của Bộ Chính
trị về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
36 Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6
(lần1) (khoá VIII), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
37 Đảng Cộng sản Việt Nam (2/2001), Chỉ thị của Bộ Chính trị về đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ công
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
38 Đảng Cộng sản Việt nam (2000), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới
(Đại hội VI, VII, VIII, IX ), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
39 Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
40 Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Các Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm
Ban chấp hành Trung ương khoá IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
41 Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH TW Đảng (khoá X) về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
42 Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
43 Đảng Cộng sản Việt Nam (5/4/1988), Nghị quyết số 10 của Bộ Chính trị