Nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của kiểm toán nhà nước trong hệ thống quản lý nhà nước của Việt Nam.DOC

25 846 2
Nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của kiểm toán nhà nước trong hệ thống quản lý nhà nước của Việt Nam.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của kiểm toán nhà nước trong hệ thống quản lý nhà nước của Việt Nam

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN NHÀNƯỚC TRONG HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 3

1.1 Tính tất yếu của sự ra đời kiểm toán nhà nước 3

1.2 Những vấn đề lý luận chung về kiểm toán nhà nước 4

1.2.1 Tính độc lập của cơ quan kiểm toán nhà nước 5

1.2.2 Quyền hạn và nghĩa vụ của cơ quan kiểm toán nhà nước 5

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦAKIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚCCỦA VIỆT NAM 7

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của kiểm toán nhà nước tại Việt Nam 7

2.2 Vai trò của kiểm toán nhà nước 8

2.3 Chức năng của kiểm toán nhà nước 9

2.4 Tổ chức bộ máy của kiểm toán nhà nước 10

2.5 Đánh giá hoạt động cua kiểm toán nhà nước trong quá trình triển khai thực hiện ở Việt Nam 12

2.6 Nguyên nhân của một số hạn chế trong quá trình hoạt động của kiểm toán nhà nước tại Việt Nam: 14

CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO VAI TRÒ VÀ HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG QUẢNLÝ NHÀ NƯỚC CỦA VIỆT NAM 16

3.1 Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí và chức năng, nhiệm vụ của kiểm toán nhà nước trong hệ thống quản lý nhà nước của Việt Nam 16

3.2 Hoàn thiện cơ sở pháp lý 17

3.3 Nâng cao năng lực và đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên nhà nước 18

3.4 Đa dạng hóa các loại hình kiểm toán theo quy định của Luật Kiểm toán nhà

Trang 2

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

HĐND : Hội đồng nhân dân

VKSNDTC : Viện kiểm sát nhân dân tối cao TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao

Trang 3

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU

Sơ đồ 2.1: Vị trí của kiểm toán nhà nước trong bộ máy quản lý của Việt Nam( theo Nghị định 93/2003/NĐ-CP)

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu bộ máy kiểm toán nhà nước theo Luật kiểm toán nhà nước2006

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Qua gần 15 năm hoạt động, kiểm toán nhà nước Việt Nam đã khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong cơ cấu bộ máy nhà nước, khẳng định được sự cần thiết và tính tất yếu khách quan của kiểm tra kiểm soát hoạt động quản lý kinh tế tài chính nhà nước, đặc biệt là việc thu – chi ngân sách nhà nước Những kết quả kiểm toán trung thực khách quan của kiểm toán nhà nước báo cáo lên Quốc hội, Chính phủ không chỉ cho phép đánh giá thực trạng ngân sách nhà nước mà còn cung cấp thông tin làm căn cứ cho việc hoạch định các chính sách, các giải pháp quản lý, khắc phục những yếu kém trong quản lý nhà nước.

Trong những năm qua, chất lượng kiểm toán nhà nước đã dần được nâng cao trên cơ sở nguồn lự hiện có của kiểm toán nhà nước Tổ chức bộ máy của kiểm toán nhà nước đã hoàn thiện hơn, nhất là từ khi thực hiện luật kiểm toán nhà nước 2006, đảm bảo tính độc lập cao nhất trong hoạt động kiểm toán nhà nước với tư các ngoại kiểm vơi Chính phủ Tuy nhiên một thực tế là hoạt động của kiểm toán nhà nước đã bộc lộ nhiều mặt hạn chế, chưa phù hợp với vai trò và chức năng được quy định trong Luật kiểm toán nhà nước số 37/2006 của Quốc hội.

Kiểm toán nhà nước là một công cụ quản lý nhà nước rất đắc lực, thông tin do kiểm toán nhà nước cung cấp là tư liệu hết sức quan trọng để đưa những quyết định quản lý đúng đắn Nhưng do một số hạn chế về hệ thống luật, về cơ sở hạ tầng, phương tiện kỹ thuật và một số hạn chế khác mà hoạt động kiểm toán nhà nước tại Việt Nam chưa được hiệu quả thực sự như mong muốn, và nhiều người còn có nhận thức sai lệch về kiểm toán nhà nước, từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng kiểm toán.

Nhận thức được vai trò của kiểm toán nhà nước trong hệ thống quản lý nhà

nước của Việt Nam, em đã chọn đề tài: “Nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt độngcủa kiểm toán nhà nước trong hệ thống quản lý nhà nước của Việt Nam” để

nghiên cứu

2 Mục đích nghiên cứu đề tài

Đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng việc triển khai nhiệm vụ của kiểm toán nhà nước, từ đó tìm ra nguyên nhân và cuối cùng là phương hướng nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của kiểm toán nhà nước trong hệ thống quản lý nhà nước của Việt Nam

Trang 5

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Nội dung nghiên cứu của đề tài là thực tiễn hoạt động của kiểm toán nhà nước, ảnh hưởng của hệ thống văn bản pháp quy tới chất lượng kiểm toán của kiểm toán nhà nước.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm cả nghiên cứu những nguyên lý chung, lý thuyết và cả thực tế về hoạt động kiểm toán nhà nước.

4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp tổng hợp, phân tích, logic, khái quát hóa, hệ thống hóa, mô hình hóa,

5 Nội dung và kết cấu của đề tài

Ngoài Lời mở đầu, danh mục sơ đồ bảng biểu, danh mục các chữ viết tắt đề tài được kết cấu thành 3 chương:

CHƯƠNG I: Những vấn đề lý luận chung về kiểm toán nhà nước tron hệthống quản lý nhà nước.

CHƯƠNG II: Đánh giá vai trò và hiệu quả hoạt động của kiểm toán nhànước trong hệ thống quản lý nhà nước của Việt Nam.

CHƯƠNG III: Phương hướng nâng cao vai trò va hiệu quả hoạt động củakiểm toán nhà nước trong hệ thống quản lý nhà nước tại Việt Nam.

Trong quá trình hoàn thiện đề tài em đã nhận được sự hướng dẫn chu đáo tận tình của GS.TS Nguyễn Quang Quynh, vì kiến thức còn ít nên đề án không tráng khỏi những sai sót, em mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô để đề án hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 6

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁNNHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

1.1 Tính tất yếu của sự ra đời kiểm toán nhà nước

Đối với mỗi quốc gia do nguồn lực về kinh tế tài chính dành cho sự phát triển đất nước đều là hữu hạn, việc sử dụng thống nhất và hiệu quả các khoản công quỹ là một trong những đòi hỏi thiết yếu cho việc sử dụng hợp lý các nguồn tài chính nhà nước và hiệu năng các quyết địn của các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước Trong điều kiện các nhà nước quản lý nền kinh tế bằng pháp luật càng đòi hỏi mỗi nhà nước cần phải có một cơ quan được pháp luật bảo đảm tính độc lập để đạt được mục tiêu kinh tế , đặc biệt là việc sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn công quỹ, tăng cường sự quản lý tài chính, ngăn ngừa tham nhũng , lãng phí công quỹ nhà nước Các cơ quan kiểm toán nhà nước ngày càng trở nên cần thiết hơn khi nhà nước đã và đang mở rộng hoạt động của mình sang lĩnh vực kinh tế xã hội vì vậy đòi hỏi hoạt động của nhà nước phải tuân theo những quy định của khuôn khổ tài chính nhất định Trong bối cảnh hội nhập, vấn đề đảm bảo an ninh kinh tế - tài chính của một quốc gia là vấn đề sống còn bên cạnh đảm bảo an ninh quốc phòng và sự toàn vẹn lãnh thổ Để đảm bảo được điều đó đòi hỏi phải kiện toàn hệ thống giám sát kinh tế tài chính ở mức độ cao coi đó là một trong những biện pháp không thể thiếu để giúp nền kinh tế không lâm vào tình trạng mất ổn định, và đặc biệt là khủng hoảng tài chính Trong tuyên bố Lima cũng nêu rất rõ nguy cơ của một nền kinh tế dễ lâm vào khủng hoảng và lãng phí các nguồn lực khi không có một cơ quan kiểm tra tài chính độc lập làm nhiệm vụ kiểm tra và pháp hiện các bất ổn của nền kinh tế , góp phần minh bạch hóa nền tài chính của một quốc gia.

Hoạt động kiểm toán xuất phát từ yêu cầu sử dụng hợp lệ và hợp lý các nguồn tài chính của Nhà nước Bởi vậy, mục tiêu cụ thể của công tác này là sử dụng xác thực và có hiệu quả nguồn kinh phí công, phấn đấu đạt được sự quản lý kinh tế chặt chẽ, tính hợp lệ của công tác quản lý hành chính và việc thông tin cho các cơ quan nhà nước cũng như công luận thông qua việc công bố các báo cáo khách quan về sự ổn định và phát triển của nền tài chính quốc gia.

Kiểm toán hiện diện như một công cụ không thể thiếu được đối với bất kỳ một mô hình kinh tế nào, một hình thái xã hội nào và không hề bị chi phối bởi kiến trúc thượng tầng Vì vậy cần thiết phải thành lập cơ quan kiểm toán nhà nước để đáp

Trang 7

ứng yêu cầu của công tác kiểm tra tài chính nhà nước, cụ thể là ngân sách nhà nước Việc sử dụng thống nhất và hiệu quả các khoản công quỹ là một trong những đòi hỏi thiết yếu đầu tiên cho việc sử dụng hợp lý các nguồn tài chính nhà nước và hiệu năng các quyết định của các cơ quan có thẩm quyền.

Việc ra đời kiểm toán nhà nước của mỗi quốc gia là một tất yếu khách quan đáp ứng sự phát triển của đất nước, đáp ứng được nhu cầu trong quản lý nguồn tài chính công mà các cơ quan nhà nước, các đơn vị hành chinh sự nghiệp và chung nhất là những đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước để hoạt động Cơ quan kiểm toán nhà nước là một công cụ để kiểm tra, kiểm soát và đánh giá hiệu quả của việc sử dụng ngân sách và hiệu năng của quản lý.

Thực tế trên thế hoạt động kiểm tra tài chính đã hình thành từ rất sớm, kiểm toán ra đời từ thời La Mã, thế kỷ thứ III trước Công nguyên Tuy nhiên, hoạt động kiểm toán chỉ phát triển mạnh mẽ và mang tính phổ biến trong khoảng vài trăm năm trở lại đây Ở Đức, từ năm 1714, Vua Phổ là Friedrich Wilhelm I đã ra Sắc lệnh thành lập Phòng Thẩm kế tối cao (hay Thẩm kế viện dưới thời Đế chế Đức) Ở

Pháp, từ năm 1807, dưới thời Hoàng đế Napoleon I, Toà Thẩm kế (Cour descomptes) đã được thành lập.

Cơ quan Kiểm toán nhà nước ở mỗi quốc gia có những tên gọi khác nhau Ví dụ: Toà Thẩm kế Cộng hoà Pháp, Cơ quan Tổng Kế toán Hoa Kỳ, Cục Kiểm toán Liên bang Nga, Uỷ ban Kiểm toán và Thanh tra Hàn Quốc, Uỷ ban Kiểm toán và Kiểm soát Ấn Độ; Uỷ ban Kiểm toán Nhật Bản…

1.2 Những vấn đề lý luận chung về kiểm toán nhà nước

Ngày nay, việc xác định địa vị pháp lý và các chức năng cơ bản của cơ quan kiểm toán tối cao của một quốc gia thường đối chiếu tới ‘’Tuyên bố Lima về những chuẩn mực của kiểm tra tài chính’’ Tuyên bố này được thông qua tại Đại hội lần thứ IX của Tổ chức INTOSAI tháng 10 năm 1997 Không chỉ soạn thảo ra những định hướng chung, Tuyên bố Lima còn tuyển chọn và hệ thống hoá những nguyên tắc cơ bản của kiểm tra tài chính công đã được các quốc gia ứng dụng và công nhận Tuy không có sự ràng buộc về mặt pháp lý trong phạm vi của từng quốc gia, nhưng có thể thấy Tuyên bố Lima có ảnh hưởng rõ rệt đối với sự phát triển của cơ quan kiểm toán tối cao ở mỗi quốc gia Các chuẩn mực do Tuyên bố Lima đưa ra được xem là những định hướng chủ đạo trong việc tổ chức một cơ quan kiểm tra tài chính hiệu quả.

Trang 8

1.2.1 Tính độc lập của cơ quan kiểm toán nhà nước

Tính độc lập của cơ quan kiểm toán nhà nước là tiền đề cơ bản trong việc kiểm tra tài chính công Các cơ quan kiểm toán tối cao chỉ có thể hoạt động một cách khách quan và thật sự hiệu quả khi có vị trí độc lập với cơ quan bị kiểm tra và không phải chịu những tác động từ bên ngoài Tính độc lập của cơ quan này cần phải được đảm bảo về mặt pháp lý, được ghi nhận bằng Hiến pháp và pháp luật.

Tính độc lập của hoạt động kiểm tra tài chính được thể hiện thông qua việc xác nhận địa vị pháp lý của cơ quan này trong hệ thống tài chính nhà nước, quy chế bổ nhiệm và bãi miễn các thành viên, sự độc lập về tài chính.

1.2.2 Quyền hạn và nghĩa vụ của cơ quan kiểm toán nhà nước

Với tư cách là cơ quan kiểm tra tài chính công tối cao, kiểm toán nhà nước phải thực hiện 4 nhiệm vụ quan trọng:

Một là, kiểm toán nhà nước phải báo cáo và tư vấn cho Quốc hội về những

vấn đề có liên quan trong quá trình ra các quyết định của Quốc hội, không chỉ vì Quốc hội là cơ quan giám sát cơ quan hành pháp, mà còn với tư cách là cơ quan ban hành Luật ngân sách nhà nước và các đạo luật chuyên môn có hiệu lực tài chính.

Hai là, kiểm toán nhà nước phải báo cáo, tư vấn và giải toả trách nhiệm cho

Chính phủ, cụ thể là cho các cấp quản lý hành chính Nhà nước, các Bộ, ban, ngành trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình, cũng như về tác động tài chính của những biện pháp đề ra.

Ba là, kiểm toán nhà nước thực hiện chức năng phòng ngừa và răn đe đối với

bộ máy hành chính Nhà nước nhằm chống lại việc sử dụng phung phí và lạm dụng các phương tiện tài chính của Nhà nước.

Bốn là, kiểm toán nhà nước cần thông báo công khai trước công luận về việc

sử dụng các phương tiện tài chính Nhà nước của Chính phủ và Quốc hội.

Bốn nhiệm vụ trên là biểu thị thước đo giá trị thành công của một cơ quan kiểm toán nhà nước với tư cách là cơ quan công quyền có chức năng kiểm tra tài chính công tối cao của Nhà nước.

Để cơ quan kiểm toán nhà nước có thể đảm nhiệm được những chức năng, nhiệm vụ của mình trong một Nhà nước pháp quyền thì đòi hỏi 3 tiền đề cơ bản, đó là:

Thứ nhất, tính độc lập của cơ quan kiểm toán nhà nước với các cơ quan quyền

lực khác của Nhà nước phải được đảm bảo bằng Hiến pháp và pháp luật:

Trang 9

- Đảm bảo tính độc lập về tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động.

- Đảm bảo quyền chủ động của cơ quan kiểm toán nhà nước trong việc xây dựng chương trình kế hoạch kiểm toán, mục tiêu của mỗi cuộc kiểm toán và nội dung kiểm toán.

- Đảm bảo quyền được công khai kết quả kiểm toán trước công luận.

Thứ hai, nguyên tắc kiểm toán phải được thể chế hoá đầy đủ trong luật:

- Về nguyên tắc, cơ quan kiểm toán nhà nước phải có thẩm quyền kiểm toán tất cả các chức năng Nhà nước có tác động đến ngân sách, không phụ thuộc vào việc những chức năng đó được thực hiện dưới bất cứ hình thức pháp lý nào Nếu lĩnh vực nào đó ( như bí mật quốc gia) mà không muốn kiểm toán thì cũng phải xác định rõ bằng luật và thông báo cho công luận biết.

- Thẩm quyền kiểm toán của cơ quan kiểm toán nhà nước phải không bị hạn chế về thực chất Điều đó có nghĩa là, bao gồm cả việc kiểm tra tính hợp pháp, tính tuân thủ, tính kinh tế và tính tiết kiệm của các hoạt động kinh tế nhà nước.

Thứ ba, phải có một cá nhân hoặc cơ quan độc lập để cơ quan kiểm toán nhà

nước có thể khiếu kiện khi tính độc lập và thẩm quyền kiểm toán của mình bị xâm phạm:

- Khi tính độc lập của mình bị xâm phạm thì con đường pháp lý mở ra đối với cơ quan kiểm toán nhà nước là kiện lên Toà án nhân dân tối cao.

- Đối với kiểm tra tài chính, khi có vướng mắc về thẩm quyền kiểm toán thì sẽ được giải quyết thông qua các Toà hành chính.

Ngay trong 178 nước có cơ quan kiểm toán nhà nước là thành viên của INTOSAI, việc đáp ứng những tiền đề này rất khác nhau và chắc chắn, hiệu lực của chúng cũng rất khác nhau.

Trang 10

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNGCỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG QUẢN LÝ

NHÀ NƯỚC CỦA VIỆT NAM

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của kiểm toán nhà nước tại Việt Nam

Kiểm toán nhà nước của Việt Nam chính thức ra đời từ Nghị định 70-CP ngày 11-7-1994 về việc thanh lập cơ quan kiểm toán nhà nước Theo nghị định này thì

kiểm toán nhà nước “giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện chức năng kiểm tra, xácnhận tính đúng đắn, hợp pháp của tài liệu và số liệu kế toán, báo cáo quyết toáncủa các cơ quan Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, đơn vị kinh tế Nhà nước và cácđoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội sử dụng kinh phí do ngân sách Nhà nướccấp”.

Cũng theo Nghị định này thì kiểm toán nhà nước có một số nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

1- Xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm toán hàng năm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đó Định kỳ báo cáo thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm toán lên Thủ tướng Chính phủ.

2- Cung cấp kết quả kiểm toán cho Chính phủ và cho các cơ quan Nhà nước khác theo quy định của Chính phủ.

3- Xác nhận, đánh giá và nhận định các tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo quyết toán đã được kiểm toán và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung đã đánh giá, nhận xét, xác nhận.

4- Thông qua hoạt động kiểm toán góp ý kiến với các đơn vị được kiểm toán sửa chữa những sai sót, vi phạm để chấn chỉnh công tác quản lý tài chính, kế toán của đơn vị; kiến nghị với cấp có thẩm quyền xử lý những vi phạm chế độ kế toán, tài chính của Nhà nước; đề xuất với Thủ tướng Chính phủ việc sửa đổi, cải tiến cơ chế quản lý tài chính, kế toán cần thiết.

5- Khi thực hiện nhiệm vụ, Kiểm toán Nhà nước chỉ tuân theo pháp luật và phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ đã được Nhà nước quy định; được yêu cầu đơn vị được kiểm toán và các đơn vị có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết để thực hiện nhiệm vụ kiểm toán.

Trong trường hợp đoàn Kiểm toán hoặc Kiểm toán viên có ý kiến khác nhau thì Kiểm toán Nhà nước xem xét và có ý kiến kết luận cuối cùng.

Trang 11

6- Quản lý các hồ sơ, tài liệu đã được kiểm toán theo quy định của Nhà nước; giữ bí mất tài liệu, số liệu kế toán và sự hoạt động của đơn vị được kiểm toán.

7- Quản lý tổ chức bộ máy, cán bộ, cơ sở vật chất của hệ thống tổ chức Kiểm toán Nhà nước theo quy định của Chính phủ.

Kiểm toán nhà nước lúc mới thành lập chỉ có 4 kiểm toán chuyên ngành, đó là: Kiểm toán ngân sách Nhà nước, kiểm toán đầu tư xây dựng cơ bản và các chương trình, dự án vay, nợ, viện trợ Chính phủ, kiểm toán doanh nghiệp Nhà nước, kiểm toán chương trình đặc biệt (an ninh, quốc phòng, dự trữ quốc gia ), và 1 văn phòng kiểm toán nhà nước.

Ta có thể thấy ngay được bất cập và hạn chế của Nghị định này, Chính phủ vừa là đơn vị chủ quản, vừa là khách thể kiểm toán của kiểm toán nhà nước, điều đó không đảm bảo tính độc lập khách quan trong hoạt động kiểm toán của kiểm toán nhà nước

Và phải đến tận năm 2005, bằng sự ra đời của Luật kiểm toán nhà nước số 37/2005/QH11 ngày 14/06/2005 Kiểm toán nhà nước đã khẳng định vai trò và vị trí của mình là một trong những công cụ quản lý nhà nước đắc lực và hiệu quả Luật

quy định rất rõ rang rằng: “Kiểm toán Nhà nước là cơ quan chuyên môn về lĩnh vựckiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuântheo pháp luật”.

2.2 Vai trò của kiểm toán nhà nước

Một là, kiểm toán nhà nước góp phần nâng cao tính kinh tế, hiệu quả của quản

lý và sử dụng nguồn lực tài chính nhà nước Đây là một trong những vai trò trực tiếp và quan trọng nhất của kiểm toán nhà nước Kiểm toán góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về kinh tế, tài chính Đây là một trong những vai trò trực tiếp và quan trọng nhất của kiểm toán nhà nước.

Hai là, kiểm toán nhàn nước góp phần nâng cao việc chấp hành và hoàn thiện

pháp luật về quản lý kinh tế, tài chính của nhà nước.

2.3 Chức năng của kiểm toán nhà nước

Kiểm toán Nhà nước có chức năng kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động đối với cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước Trong đó:

Trang 12

Kiểm toán báo cáo tài chính là loại hình kiểm toán để kiểm tra, đánh giá, xác nhận tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính của những đơn vị sử dụng tài chính nhà nước làm kinh phí hoạt động Một trong những vấn đề rất lớn hiện nay trong quản lý nhà nước là tệ nạn tham nhũng, thất thoát tài sản công Những người năm giữ những vị trí cao của một đơn vị thương lợi dụng chức vụ để trục lợi, lấy tiền của nhà nước, tiền thuế của nhân dân để làm tài sản tư Kiểm toán báo cáo tài chính sẽ xác minh tính đúng đắn của báo cáo quyết toán của đơn vị được kiểm toán, kiểm tra xem đơn vị có sử dụng ngân sách được cấp đúng mục đích hay không, tài sản của đơn vị có bị thất thoát hay không.

Kiểm toán tuân thủ là loại hình kiểm toán để kiểm tra, đánh giá và xác nhận việc tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế mà đơn vị được kiểm toán phải thực hiện Mỗi một đơn vị hoạt động đều phải chấp hành một nội quy, quy chế mà loại hình hoạt động của đơn vị sẽ phải tuân theo Kiểm toán tuân thủ sẽ kiểm toán việc chấp hành và thực hiện nội quy quy chế đó đến mức nào, lỏng lẻo hay chặt chẽ, từ đó có thê có kiến nghị và để xuất thay đổi cho phù hợp với thực tế.

Kiểm toán hoạt động là loại hình kiểm toán để kiểm tra, đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả trong quản lý và sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước Kiểm toán hoạt động sẽ được sử dụng trong trường hợp muốn đánh giá hiệu lực của thông tin và hệ thống quản trị nội bộ, hiệu quả hoạt động và hiệu năng quản lý của đơn vị được kiểm toán Kết quả kiểm toán sẽ được dùng để đánh giá đơn vị đó hoạt động có hiệu quả hay không, hệ thống kiểm soát nội bộ và quản trị nội bộ của đơn vị hoạt động hiệu quả đến đâu…

Ngày đăng: 06/09/2012, 12:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan