Bảng 7: Dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi

Một phần của tài liệu NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN GIA BÌNH TỈNH BẮC NINH.DOC (Trang 41 - 81)

Tổng số

Bảng 7: Dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi

STT

Năm

Vốn đầu tư Nguồn vốn đầu tư

Tổng số Kênh

mương Cầu, cống, trạm bơm Địa phương Ngân sách

1 2003 5.000 4.000 1.000 2.000 3.000

2 2004 7.000 6.000 1.000 3.000 4.000

3 2005 11.000 10.000 1.000 5.000 6.000

4 2006-2010 17.000 15.000 2.000 7.500 9.500

Tổng số 40.000 35.000 5.000 17.500 22.500

Nguồn: Phòng tài chính - kế hoạch huyện Gia Bình

Đến nay toàn huyện có 62 trạm bơm với các loại, trong đó có 10 máy loại 37 KW (2500 m3/h), 5 máy loại 33 KW (1800 m3/h), còn lại 56 từ 540 đến 1000 m3/h đảm nhận tưới cho 1277 ha và tiêu 1435 ha. Tổng số chiều dài của kênh mương là 98700 m, trong đó kênh cấp 1 là 16900 m, kênh cấp 2 là 24200m, kênh cấp 3 là 57600 m. Đã cứng hóa được 19200 m, trong đó kênh cấp 1 là 11 000m, hênh cấp 2 là 8200 m.

Hệ thống điện

Trước năm 2005, huyện Gia Bình có 01 trạm diện 110KV và 01 trạm biến áp trung gian. Giai đoạn 2005 – 2010 huyện tiến hành nâng cấp đường hạ thế và một số trạm biến áp ở các thôn đã bị quá tải với tổng nhu cầu vốn đầu tư 47000 triệu đồng. Trong đó dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp có tổng vốn đầu tư là 9000 triệu đồng; Dự án lắp đặt mới có tổng vốn đầu tư là 38000 triệu đồng.

Hệ thống trường học

Nhìn chung hệ thống trường học ở các bậc học đã đáp ứng được nhu cầu về phòng học. Giai đoạn 2005 – 2010 huyện tiến hành xây dựng mới, tu sửa, trang bị bàn ghế cho hệ thống trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông với tổng vốn đầu tư 81500 triệu đồng trong đó tổng vốn huy động từ địa phương là 43000 triệu đồng, vốn từ ngân sách là 38500 triệu đồng.

Bảng 8: Nhu cầu vốn đầu tư xây dựng trường học

Đơn vị: Triệu đồng

Số

TT Hạng mục Vốn đầu tư Nguồn vốn

Địa phương Ngân sách

1 Trường mầm non 6.500 4.500 2.000

2 Trường tiểu học 35.000 15.000 20.000

3 Trường trung học 30.000 22.000 8.000

4 Trường trung học phổ thông 10.000 1.500 8.500

Tổng số 81.500 43.000 38.500

Nguồn: Báo cáo tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Gia Bình đến năm 2020

Hiện nay tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 90%; có 39/44 trường đã được cấp đủ đất, các trường đều có thư viện và thường xuyên được bổ sung sách, đều có phòng đồ dùng cà phòng học bộ môn. Huyện xây dựng nhà tập thể dục đa năng cho 2/3 trường trung học phổ thông (02 trường quốc lập và 01 trường dân lập).

Y tế

Giai đoạn 2005 – 2010, Trung tâm y tế và trạm y tết hị trấn hoàn thành và đưa vào sử dụng, tram y tế các xã được nâng cấp lên hai tầng và trang bị các máy móc hiện đại với tổng vốn đầu tư dự kiến là 35000 triệu đồng. Trong đó xây dựng trung tâm y tế là 5000 triệu đồng; Nâng cấp trạm y tế xã là 25000 triệu đồng; Mua sắm trang thiết bị là 5000 triệu đồng.

Xây dựng công trình văn hoá- thể thao

Trong giai đoạn 2005 - 2010, huyện tiến hành đầu tư nâng cấp và xây mới các công trình văn hóa – thể thao với tổng vốn đầu tư là 34500 triệu đồng. Trong đó vốn đầu tư xây dựng và nâng cấp đài phát thanh là 1500 triệu đồng; Xây dựng và nâng cấp nhà văn hó là 19000 triệu đồng; Xây dựng và nâng cấp các công trình thể thao là 14000 triệu đồng.

Như vậy, vốn đầu tư phát triển từ NSNN đã tham gia trực tiếp, hỗ trợ vốn và làm “mồi” để thu hút các nguồn vốn khác đầu tư vào phát triển sản xuất kinh doanh thông qua hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

2.1.2 Chi thường xuyên

Chi thường xuyên hay còn gọi là chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội. Đây là khoản chi lặp đi lặp lại hằng năm để duy trì các hoạt động dịch vụ trong nước. Định mức phân bổ chi thường xuyên của ngân sách Nhà nước theo Quyết định số 139/2003/QĐ - TTg ngày 11/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ là căn cứ quan trọng để xác định tổng mức chi thường xuyên cho các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương. Nhìn vào bảng 5 ta thấy chi thường xuyên trong tổng chi NSNN có xu hướng giảm dần qua các năm. Cụ thể năm 2005 chiếm 66,5% tổng chi NSNN, năm 2007 chiếm 58,6% và năm 2009 chiếm 57,8%. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do hầu hết các khoản chi sự nghiệp trong chi thường xuyên đều giảm. Các khoản chi thường xuyên giảm trong giai đoạn này bởi ngày 18/9/2006 chủ tịch UBND huyện Gia Bình ban hành 2 quyết định: Quyết định của Chủ tịch UBND huyện Gia Bình về việc ban hành chương trình hành động của UBND huyện thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2006-2010; Quyết định của Chủ tịch UBND huyện Gia Bình về việc ban hành chương trình hành động của UBND huyện về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2006 – 2010 (10).

Đơn vị: %

Năm 2005 2006 2007 2008 2009

Tổng chi 100 100 100 100 100

Chi thường xuyên 66,5 57,0 58,6 58,5 57.8

Chi sự nghiệp kinh tế 3,5 8,8 4,5 2,1 1,7

Chi sự nghiệp GD - ĐT 40,1 30,2 38,2 37,7 33,8

Chi sự nghiệp y tế 6,6 6,6 2,1 2,3 6,0

Chi sự nghiệp văn hóa,

thôngtin, thể dục thể thao 1,8 1,2 1,0 0,8 0,6

Chi quản lý hành chính 10,3 7,6 8,6 8,1 7,7

Chi đảm bảo xã hội 2,5 1,6 3,2 5,8 7,2

Nguồn: Phòng tài chính kế - hoạch huyện Gia Bình

Năm 2008 Bộ Tài chính yêu cầu các bộ ngành và địa phương thực hiện tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên NSNN đã được giao từ đầu năm trừ các khỏan chi lien quan đến người lao động theo chế độ quy định, các chương trình mục tiêu quốc gia và chi nhiệm vụ trợ giá, trợ cước…Tuy nhiên tổng quyết toán năm 2008 so với tổng dự toán không giảm đi nhiều. Khoản chi cho sự nghiệp kinh tế giảm đi 10 triệu đồng so với dự toán và con số 10 triệu đồng là thấp so với kế hoạch đặt ra là giảm 10% dự toán chi thường xuyên.

Vấn đề tiết kiệm, chống lãng phí, cải cách hành chính và tinh gọn bộ máy nhà nước từ lâu đã quán triệt từ Trung Ương đến địa phương nhưng cỗ máy hành chính đều ngốn nhiều tiền hơn so với dự toán. Chi quản lý hành chính trong chi thường xuyên mặc dù đã có xu hướng giảm nhưng vẫn còn khá lớn. Năm 2005 chiếm 10,3% tổng chi NSNN, năm 2007 chiếm 8,6%, năm 2009 chiếm 7,7%. Trung bình giai đoạn 2005 – 2010 chi quản lý hành chính chiếm khoảng 14% tổng chi thường xuyên.

Điều đáng chú ý là chi sự nghiệp GD – ĐT chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng chi NSNN mặc dù khoản thu này trong chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu

NSNN. Chi sự nghiệp GD – ĐT chiếm khoảng 36% tổng chi NSNN giai đoạn 2005 – 2010 và chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong tổng chi thường xuyên.

2.1.3. Vốn từ nguồn tiết kiệm của doanh nghiệp và hộ gia đình

Vốn đầu tư từ khu vực ngoài quốc doanh bao gồm: Vốn đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân và vốn đầu tư khu vực dân cư. Theo phân tích sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn huyện với tốc độ chậm, đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thêm vào đó, tiết kiệm của dân cư tồn tại dưới hình thức tiết kiệm “không sinh lời” như mua nhà đất, vàng bạc, đá quý khá lớn nên vốn đầu tư từ của các doanh nghiệp và hộ gia đình trên địa bàn huyện chiếm tỷ trọng thấp trong tổng vốn đầu tư.

Tỷ trọng vốn đầu tư trong tổng vốn đầu tư địa phương quản lý như sau:

Bảng 10: Vốn đầu tư khu vực ngoài quốc doanh giai đoạn 2005 đến nay

Đơn vị: Triệu đồng

Năm 2005 2006 2007 2008 2009

Vốn đầu tư do địa phương quản lý 96500 157116 152860 155500 273000 Vốn đầu tư của dân cư và các

doanh nghiệp ngoài quốc doanh 50311 83496 84086 68818 155247

Tỷ trọng VĐT khu vực ngoài quốc doanh so với VĐT do địa phương quản lý (%)

52,1 53,1 55,1 44,3 56,9

Nguồn: Phòng tài chính kế - hoạch huyện Gia Bình

Từ bảng số liệu trên ta thấy tỷ trọng vốn đầu tư khu vực ngoài nhà nước trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng qua các năm và trung bình mỗi năm chiếm tỷ trọng là 52,3%. Nhìn vào các con số tuyệt đối ta thấy vốn đầu tư của khu vực ngoài quốc doanh cũng có xu hướng tăng qua các năm. Tổng vốn đầu tư từ 96500 triệu đồng năm 2005 tăng vọt lên 157116 triệu đồng năm 2006. Đặc biệt tổng vốn đầu tư trên địa bàn huyện năm 2008 tăng lên so với năm 2007 nhưng vốn đầu tư của dân cư và doanh nghiệp ngoài quốc doanh giảm xuống từ 84086 triệu đồng năm 2007 xuống 68818 triệu đồng năm 2008. Nguyên nhân của sự sụt giảm tỷ trọng vốn đầu tư là do

ảnh hưởng của cuốc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kinh tế trong nước suy thoái. Do đó, các doanh nghiệp và hộ gia đình thu hẹp quy mô sản xuất và giảm đầu tư.

Tính chung lại tổng vốn đầu tư từ khu vực ngoài nhà nước từ 2005 đến nay đạt 393 018 triệu đồng chiếm 47,1% tổng vốn đầu tư của toàn huyện. Như vậy vốn đầu tư khu vực ngoài nhà nước tăng nhanh cả về con số tuyệt đôi, cả về tỷ trọng đầu tư, phù hợp với xu hướng chung của quá trình phát triển. Có thể thấy rằng chính sách huy động tối đa nguồn lực và cải thiện môi trường kinh doanh trong nước, nhất là việc thực hiện luật kinh doanh năm 2000 đã mang lại hiệu quả rất lớn đặc biệt là khu vực ngoài nhà nước đã và đang chứng tỏ tiềm năng to lớn cũng như vai trò ngày càng quan trọng của khu vực này trong tăng trưởng cũng như phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

III. Vai trò của vốn đầu tư với phát triển kinh tế - xã hội của huyện 1. Vai trò của vốn với tăng trưởng kinh tế

Giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mối quan hệ này thường có quan hệ thuận chiều, nghĩa là đầu tư lớn thì tăng trưởng cao. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp diễn biến theo chiều ngược lại, đầu tư lớn mà không hiệu quả. Có trường hợp đầu tư chưa đem lại hiệu quả ngay như đầu tư vào các dự án trung và dài hạn, đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Sau đây là một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội huyện Gia Bình.

*) Hệ số ICOR

Bảng 11: Hệ số ICOR giai đoạn 2006 – 2010

Chỉ tiêu Hệ số ICOR giai đoạn 2006 - 2010

Toàn bộ nền kinh tế 3.19

Nông – Lâm – Thủy Sản 2.50

Công nghiệp – Xây dựng 4.10

Thương mại – Dịch vụ 3.40

Nguồn: Phòng tài chính - kế hoạch huyện Gia Bình

Giai đoạn 2006 – 2010 hệ số ICOR của toàn bộ nền kinh tế của huyện là 3,19 tức muốn gia tăng 1 đồng giá trị gia tăng thì cần phải đầu tư thêm 3,19 đồng vốn

trong khi đó hệ số ICOR của cả nước trong khoảng từ 5 đến 6 giai đoạn 2005 – 2008 và năm 2009 hệ số ICOR là 8,0 (11). Hệ số ICOR của huyện thấp không phải do huyện

sử dụng các nguồn vốn hiệu quả mà do huyện phát triển các ngành nghề sử dụng nhiều lao động hơn so với sử dụng vốn. Do đặc thù phát triển nông nghiệp chiếm vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế của huyện và phương hướng phát triển các ngành nghề công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Qua bảng trên ta thấy rằng hệ số ICOR trong lĩnh vực công nghiệp – Xây dựng; Thương mại – Dịch vụ cao hơn so với ICOR của toàn huyện nhưng tốc độ chuyển dịch cơ cấu của nhóm ngành còn chậm. Đó là một trong những khía cạnh thể hiện vốn còn chưa được sử dụng hiệu quả.

*) Chỉ số vốn đầu tư so với GDP

Tỷ lệ vốn đầu tư so với giá trị sản xuất của huyện là thấp so với thực trạng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện khoảng 2,76. Con số này có ý nghĩa một đồng vốn đầu tư tạo 2,76 đồng GO trong giai đoạn 2006 – 2010 trong khi đó lượng vốn gia tăng về số lượng hàng năm. Qua phân tích trên có thể kết luận rằng vốn đầu tư trên địa bàn huyện sử dụng còn chưa thực sự hiệu quả.

Tuy các nguồn vốn đầu tư chưa thực sự được sử dụng hiệu quả nhưng tác động của nó làm tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội la những kết quả không thể phủ nhận trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và của huyện Gia Bình nói riêng.

Dưới đây là một số vai trò tiêu biểu của vốn với tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội.

1.1 Nâng cao khả năng sản xuất kinh doanh, tạo ra giá trị mới cho xã hội

Vốn tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh làm gia tăng giá trị sản xuất và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các giá trị mới được tăng thêm nếu hoạt động đầu tư được duy trì và đẩy mạnh. Giai đoạn 2006 – 2010 tốc độ tăng trưởng GO bình quân đạt 12,46%/ năm. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện Gia Bình năm 2005 đạt 711000 triệu đồng (theo giá so sánh năm 1994) với tổng vốn đầu tư 96500 triệu đồng, năm 2009 đạt 1182668 triệu đồng với tổng vốn đầu tư 273000 triệu đồng, ước

tổng giá trị sản xuất tăng lên 1306848 triệu đồng năm 2010, tăng 1,64 lần so với năm 2006. Số liệu cụ thể được thể hiện dưới bảng sau:

711000 96500 794805 157116 896760 152860 1085035 155500 1182668 273000 0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 Triệu đồng 2005 2006 2007 2008 2009 Năm

Bảng 12: Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2005 đến nay

Tổng giá trị sản xuất Vốn đầu tư do địa phương quản lý

1.2 Vốn là công cụ định hướng phát triển sản xuất

Vốn được coi là công cụ định hướng phát triển sản xuất bởi cơ cấu kinh tế sẽ chuyển dịch theo mục tiêu phát triển mà nhà nước hướng tới. Để cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng với tốc độ nhanh thì các cơ quan quản lý đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng đối với nhóm ngành được lựa chọn nhằm tạo điệu kiện thuận lợi thu hút các cá nhân, tổ chức vào đầu tư. Do đó môi trường đầu tư của nhóm ngành này sẽ có nhiều ưu đãi hơn và sẽ thu hút được nhiều dự án kinh doanh sản xuất hơn vào khu vực này. Hiện nay cơ cấu kinh tế huyện Gia Bình đã có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tăng tỷ trọng của các ngành công nghiệp – xây dựng, giảm tỷ trọng của ngành nông – lâm – thủy sản và chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp là hướng ưu tiên trong qua trình chuyển dịch. Cơ cấu kinh tế của huyện giai đoạn 2006 – 2010 như sau:

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2009 Vốn đầu tư giai đoạn 2006 -2010

Đơn vị % % Tỷ đồng

Tổng 100 100 1453

Nông - Lâm- Thủy sản 53 40 512

Công nghiệp – Xây dựng 21 30 520

Dịch vụ 26 30 421

Nguồn: Phòng tài chính- kế hoạch huyện Gia Bình

Sản xuất trồng trọt trong giai đoạn này có bước phát triển mới, tổng giá trị sản xuất của ngành trồng trọt năm 2006 đạt 246 tỷ đồng, năm 2008 đạt 386 tỷ đồng. Nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo hướng sản xuất lớn, tập trung sản phẩm đã được hình thành rõ nét.

Nông – Lâm – Thủy sản

Tổng vốn đầu tư cho nhóm ngành Nông – Lâm – Thủy sản là 512 tỷ đồng cơ cấu của nhóm ngành giảm từ 53% xuống 40%. Huyện Gia Bình là vùng trọng điểm

Một phần của tài liệu NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN GIA BÌNH TỈNH BẮC NINH.DOC (Trang 41 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w