Các biện pháp chống bán phá giá.

Một phần của tài liệu Xây dựng một số biện pháp phi thuế bảo hộ sản xuất của Việt Nam (Trang 87 - 94)

II. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ CÁC NTM VIỆT NAM SẼ SỬ DỤNG ĐỂ BẢO HỘ: 1.Quan điểm chung về việc sử dụng các NTM :

2.2.5. Các biện pháp chống bán phá giá.

Nội dung: Việc bán phá giá một sản phẩm là việc sản phẩm này được đư- a vào hoạt động thương mại của một nước khác với mức giá trị thấp hơn thông thường. Bán phá giá xảy ra nếu giá xuất khẩu của sản phẩm được xuất khẩu từ một nước đến một nước khác thấp hơn giá so sánh của các sản phẩm tương tự dùng để tiêu thụ tại nước xuất khẩu trong những điều kiện thương mại thông thường. Biện pháp chống bán phá giá là biện pháp đặt ra mức thuế suất cao đối với hàng bán phá giá để ngăn chăn không cho các mặt hàng này thâm nhập thị trường trong nước.

ý nghĩa:

1.Đối phó với hành vi thương mại không lành mạnh của nước khác.

Khi một nước trợ cấp cho ngành công nghiệp nội địa hoặc ngành sản xuất xuất khẩu, lợi thế cạnh tranh tự nhiên của các đối tượng tham gia thị trường sẽ bị bóp méo. Hàng xuất khẩu của các nước không trợ cấp khó xâm nhập vào thị trường nước trợ cấp cho dù có lợi thế cạnh tranh cao hơn trong

thị trường cạnh tranh tự do. Hàng nhập khẩu được trợ cấp tràn vào gây thiệt hại cho sản xuất nội địa của các nước nhập khẩu.

Để đối phó với hành vi cạnh tranh không lành mạnh đó, các nước bị ảnh hưởng có thể sử dụng thuế đối kháng đánh vào hàng nhập khẩu được trợ cấp nhằm triệt tiêu tác động tiêu cực của trợ cấp hoặc nhằm khắc phục, bù đắp những tổn thất bị mất do hành động trợ cấp của nước khác gây ra.

Trong trường hợp ngoại lệ đặc biệt, điều VI.6 GATT 1994 còn cho phép nước nhập khẩu được phép đánh thuế đối kháng lên hàng nhập khẩu được trợ cấp của một nước xuất khẩu khi trợ cấp của nước xuất khẩu này gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại cho ngành sản xuất của nước khác cùng cạnh tranh xuất khẩu sang thị trường nước nhập khẩu.

2.Các biện pháp chống phá giá có thể đem lại nguồn thu cho ngân sách

Thay vì áp dụng các biện pháp có thể gây tốn kém nguồn lực xã hội để hạn chế nhập khẩu hàng hóa được trợ cấp như trị giá tính thuế tối thiểu, hạn ngạch..., nước bị ảnh hưởng có thể sử dụng biện pháp thuế đối kháng. Thuế đối kháng là một khoản thuế có giá trị tương đương với giá trị trợ cấp,trong trường hợp nhất định do tính chất không rõ ràng của nó nước nhập khẩu có thể đặt ra mức thuế cao hơn mức trợ cấp của nước xuất khẩu từ đó làm tăng thu ngân sách.

3.Tác dụng mang tính chất cản trở thương mại của thuế đối kháng.

Nhiều khi tác động về mặt tài chính của bản thân thuế đối kháng đối với nhà xuất khẩu của nước tiến hành trợ cấp là không đáng kể, nhưng sự không chắc chắn, bất ổn định, chi phí về pháp luật và các chậm trễ liên quan đến quá trình thủ tục điều tra về trợ cấp lại có tác động tiêu cực rất lớn gây cản trở đáng kể đến hoạt động xuất nhập khẩu và có thể được sử dụng một cách tinh vi làm một rào cản thương mại được ngụy trang khéo léo.

Trong thời gian qua Việt Nam chưa áp dụng biện pháp này dù số lượng các mặt hàng nhập khẩu bán phá giá trên thị trường của ta không nhỏ đặc biệt là hàng hoá từ Trung Quốc Biện pháp này rất cần thiết đối với Việt Nam trong quá trình mở cửa thị trường và trong tương lai gần một văn bản chính thức ra đời qui định chi tiết về vấn đề này là điều đã được tiên liệu trước. Tuy vậy do tính chất nhạy cảm của biện pháp (những qui định chặt chẽ của WTO và những tác động tiêu cực tới quan các quan hệ kinh tế quốc tế) Việt Nam cần có sự nghiên cứu kĩ lưỡng trước khi áp dụng vào thực tế.

2.2.6.Các biện pháp kĩ thuật, kiểm dịch động thực vật và các biện pháp liên quan đến môi trường khác.

Nội dung:

- Quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn:

Theo Phụ lục 1 của Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại, các yêu cầu này có thể liên quan tới kích thước, hình dáng, thiết kế, độ dài và các chức năng của sản phẩm. Các yêu cầu này cũng có thể quy định về nhãn mác, đóng gói, ký hiệu sản phẩm và mở rộng tới các quy trình và phương pháp sản xuất liên quan tới sản phẩm.

Tuy nhiên, điểm khác biệt cơ bản giữa tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật là ở chỗ sự tuân thủ các tiêu chuẩn là mang tính tự nguyện trong khi sự tuân thủ với các quy định kỹ thuật là bắt buộc. Trên thực tế, nếu một sản phẩm nhập khẩu không đáp ứng các yêu cầu của quy định kỹ thuật thì nó sẽ không được phép bán ra thị trường. Còn đối với tiêu chuẩn, nếu hàng nhập khẩu không tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn đặt ra thì vẫn được phép bán ra thị trường, mặc dù có thể bị người tiêu dùng tẩy chay.

Mục đích của các quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn là bảo vệ an toàn, sức khoẻ của con người, bảo vệ sức khoẻ, đời sống động thực vật, bảo vệ môi trường, ngăn chặn các hành vi lừa dối.

- Các thủ tục đánh giá sự phù hợp:

Các thủ tục đánh giá sự phù hợp bao gồm xét nghiệm, thẩm tra xác thực, kiểm định, chứng nhận được sử dụng để đảm bảo rằng các sản phẩm đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật do các quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn đặt ra.

- Biện pháp kiểm dịch động vật và thực vật: bao gồm tất cả các luật, nghị định, qui định, yêu cầu và thủ tục liên quan như các tiêu chuẩn đối với sản phẩm cuối cùng; các phương pháp sản xuất và chế biến; các thủ tục xét nghiệm, giám định, chứng nhận và chấp thuận; những xử lý cách ly bao gồm các yêu cầu liên quan gắn với vận chuyển cây trồng và vật nuôi, hay các chất nuôi dưỡng chúng trong quá trình vận chuyển; những qui định về các phương pháp thống kê, thủ tục chọn mẫu và các phương pháp đánh giá rủi ro liên quan; các yêu cầu về đóng gói và nhãn mác liên quan trực tiếp tới an toàn thực phẩm.

ý nghĩa:

Các biện pháp qui định chất lượng, kiểm tra sự phù hợp, kiểm dịch động thực vật giúp hạn chế những mặt hàng kém chất lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân.

Ngăn chặn sự thâm nhập thái quá của hàng hoá nước ngoài, cân bằng cung cầu trong nước.

Các biện pháp này cũng có tác dụng nâng cao trình độ kĩ thuật công nghệ của các ngành đặc biệt là các ngành công nghiệp hiện đại.

Trong giai đoạn hiện nay nhu cầu tiêu thụ nông sản của các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam không còn chịu chi phối nhiều bởi yếu tố giá cả như trước kia mà bởi nhiều yếu tố khác như môi trường, sức khoẻ con người. Tương tự như vậy các mặt hàng có chất lượng kĩ thuật cao, đặc biệt là các mặt hàng máy móc thiết bị hiện đại phục vụ mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng được quan tâm nhiều hơn về vấn đề chất lượng. Thời gian qua Việt nam đã có qui định về vấn đề kiểm dịch động thực vật các

biện pháp kĩ thuật cũng đã được ban hành tuy nhiên công tác quản lí còn nhiều hạn chế. Trong khi đó Hiệp định về các hàng rào kĩ thuật đối với thương mại (hiệp định TBT), Hiệp định về vệ sinh kiểm dịch động thực vật (hiệp định SPS) của WTO đã cho phép các nước thành viên được sử dụng các biện pháp kĩ thuật các biện pháp vệ sinh kiểm dịch được coi là thích hợp hoặc cần thiết để bảo vệ sức khoẻ con người, đời sống con người, động thực vật, bảo vệ môi trường và quyền lợi của người tiêu dùng, với điều kiện là các biện pháp đó không tạo ra sự phân biệt đối sử tuỳ tiện hay hạn chế vô lí đôí với thương mại quốc tế. Nếu biết khéo léo vận dụng trên cơ sở tính "thích hợp" và "cần thiết" thì Việt Nam không những lựa chọn được cho mình các mặt hàng có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước mà còn có thể lợi dụng biện pháp này để cản trở hàng hoá nước ngoài mà vẫn biện minh được là không trái với qui định của WTO. Để hợp thức hoá hai biện pháp này Tổng cục đo lường và chất lượng Việt Nam cần nhanh chóng hoàn thiện danh mục các mặt hàng có yêu cầu qui định chất lượng tiêu chuẩn Việt Nam, xây dựng danh mục các mặt hàng phải kiểm tra SPS bắt buộc.

Ngoài các biện pháp qui định về vấn đề kiểm dịch động thực vật và tiêu chuẩn kĩ thuật còn có rất nhiều qui định mà Việt Nam có thể viên dẫn đến vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ các sinh vật quí hiếm mà mục đích là ngăn chặn các mặt hàng nhập khẩu của nước ngoài. Tại thời điểm hiện tại chúng ta khó có thể đưa ra một khung pháp lí cho các biên pháp này song việc nghiên cứu các biện pháp liên quan đến môi trường ít nhất cũng giúp cho chúng ta có căn cứ xác đáng để buộc các đối tác loại bỏ những biện pháp cản trở hàng hoá Việt Nam với lí do bảo vệ môi trường.

2.2.7.Hạn chế xuất khẩu tự nguyện: Nội dung:

Trước 1995 do GATT cấm sử dụng hạn ngạch nhập khẩu, nên một số nước đã sử dụng biện pháp hạn chế xuất khẩu "tình nguyện". Hạn chế xuất khẩu tình nguyện là một thoả thuận song phương giữa hai chính phủ. Khi ngành công nghiệp của nước nhập khẩu đang phải cạnh tranh gay gắt với hàng nhập khẩu tương tự nước này sẽ gây áp lực với nước xuất khẩu để đàm phán về số lượng xuất khẩu. Thông thường kết quả của sự đàm phán là nước xuất khẩu sẽ giới hạn xuất khẩu một số sản phẩm nhất định tới nước nhập khẩu từ đó giảm bớt áp lực cạnh tranh cho các ngành hàng tương tự của nước nhập khẩu. Các nhà xuất khẩu bị "bắt buộc" chấp nhận số lượng đó và bị đe doạ nhận được các hành động khắc nghiệt hơn nếu không chấp nhận thoả thuận tự nguyện hạn chế số lượng xuất khẩu. Chính phủ xuất khẩu hoặc chính các nhà xuất khẩu quản lý thoả thuận này. Hạn chế xuất khẩu tình nguyện từng là một công cụ quan trọng hạn chế thương mại và đã được sử dụng khá rộng rãi.

ý nghĩa:

Trong khi hạn ngạch được áp dụng chung thì hạn chế xuất khẩu tình nguyện chỉ áp dụng với một số nước xuất khẩu chủ yếu, do đó nếu áp dụng biện pháp này kín đáo thì không ảnh hưởng đến những cam kết trong quá trình gia nhập các định chế thương mại

Hạn chế xuất khẩu tình nguyện mang tính chất linh hoạt hơn bởi nước nhập khẩu có khả năng lựa chọn các thành viên kí kết thoả thuận.

Có một số nước trên thế giới đã sử dụng biện pháp này trong đó nước sử dụng nhiều nhất biện pháp này phải kể đến Mĩ. Để bảo hộ ngành công nghiệp thép Mĩ đã ép Nhật và Liên Xô phải hạn chế xuất khẩu mặt hàng này vào thị trường của mình thông qua những nhân nhượng mang tính chất chính trị. Về lí thuyết cũng như thực tiễn có thể nói biện pháp này chỉ mang tính chất tham khảo đối với Việt Nam bởi chúng ta không thể gây sức ép đối với

các nước khác. với một địa vị kinh tế và chính trị như hiện tại.

KẾT LUẬN

Khoá luận đã trình bày khái quát về các biện pháp phi thuế được sử dụng trên thế giới trong thời gian qua, các qui định của WTO - tổ chức thương mại mà Việt Nam đang xúc tiến đàm phán để được kết nạp. Khoá luận cũng đã đi sâu vào phân tích các biện pháp phi thuế Việt Nam đã áp dụng trong thời gian từ 1996 tới 2000, ảnh hưởng của các biện pháp phi thuế, và khả năng cắt giảm các biện pháp này trong một số ngành. Nhưng trên hết thông qua khoá luận này người trình bày đã đưa ra những ý kiến riêng dựa trên quá trình nghiên cứu khá kĩ lưỡng dưới hình thức đề xuất một số biện pháp phi thuế Việt Nam có thể áp dụng trong thời gian tới.

Có thể nói các biện pháp phi thuế đã là những biện pháp khá quen thuộc với các nhà hoạch định chính sách trong thời gian qua. Mặc dù vậy như đã khẳng định đây là những công cụ quản lí thương mại hết sức nhạy cảm, khó định lượng và vẫn cần đầu tư nhiều thời gian để đi sâu vào nghiên cứu. Hơn nữa các biện pháp phi thuế mà chúng ta đã áp dụng trong thời gian qua chưa hẳn là những biện pháp thích hợp và tối ưu đối với nền kinh tế Việt Nam cũng như phù hợp với các thông lệ quốc tế..

Chính vì vậy, tôi hi vọng luận văn này dù chưa hoàn chỉnh, sẽ đóng góp phần nào vào quá trình nghiên cứu các biện pháp phi thuế và những đề xuất đưa ra là thiết thực và hữu ích. Hi vọng rằng các biện pháp phi thuế sẽ là một trong những công cụ hữu ích để nền kinh tế Việt Nam gặt hái được nhiều thành quả hơn trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế.

Một phần của tài liệu Xây dựng một số biện pháp phi thuế bảo hộ sản xuất của Việt Nam (Trang 87 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w