Thuế đối kháng

Một phần của tài liệu Xây dựng một số biện pháp phi thuế bảo hộ sản xuất của Việt Nam (Trang 27 - 28)

Tháng 1/1993, Hoa Kỳ đã đặt thuế đối kháng lên một số loại thép nhập khẩu từ Pháp, Đức và Anh. Bên cạnh đó Hoa Kì cũng ép các nước khác như Nhật và Nga phải hạn chế xuất khẩu tự nguyện mặt hàng này sang thị trường của mình.

EU đã chỉ ra rằng trong việc tính trợ cấp, Hoa Kỳ đã sử dụng phương pháp tuỳ tiện không phù hợp với Điều 4.2 của Hiệp định Trợ cấp (trước Vòng Uruguay) với qui định "thuế đối kháng không được cao quá mức trợ cấp". Một Ban xét xử đã được thành lập và đã công bố báo cáo vào tháng 11/1994 nhưng báo cáo này vẫn chưa được thông qua.

Cũng theo liên minh châu Âu thì các biện pháp trợ cấp của Mĩ vi phạm "tính cụ thể" trong qui định của WTO với 4 tiêu chí sau:

(a) trợ cấp chỉ được sử dụng bởi một số công ty;

(b) hầu hết trợ cấp chỉ được sử dụng bởi một số công ty; (c) phần lớn trợ cấp được ban cho một số công ty hay ngành; (c) các cơ quan chức năng phán xử tuỳ tiện về mức trợ cấp.

Ngày 18/11/1997, liên minh châu Âu cho biết đã đề nghị tham vấn song phương với Hoa Kỳ tại WTO vì những thiệt hại của các công ty EU do hệ thống miễn thuế xuất khẩu của Hoa Kỳ. Theo EU, hệ thống này giảm thuế thu nhập đối với những hàng hoá được xuất khẩu bởi "các công ty bán hàng nước ngoài" (foreign sales corporations - FSCs). Hầu hết các công ty đó là những chi nhánh của các công ty Hoa Kỳ. Việc miễn giảm dựa trên điều kiện là hầu hết hàng xuất khẩu được sản xuất tại Hoa Kỳ. EU lập luận rằng điều này tạo ra trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp này ưu tiên hàng nội hơn là hàng nhập khẩu. Cả hai loại trợ cấp này đều vi phạm Hiệp định Trợ cấp.

Một phần của tài liệu Xây dựng một số biện pháp phi thuế bảo hộ sản xuất của Việt Nam (Trang 27 - 28)