Khả năng cạnh tranh trên phương diện doanh nghiệp/ngành của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Xây dựng một số biện pháp phi thuế bảo hộ sản xuất của Việt Nam (Trang 45 - 47)

2. Đánh giá khả năng cạnh tranh của Việt Nam thời kỳ 1996-2000.

2.2. Khả năng cạnh tranh trên phương diện doanh nghiệp/ngành của Việt Nam.

Khả năng cạnh tranh doanh nghiệp/ngành được thể hiện bằng khả năng bù đắp chi phí, duy trì lợi nhuận và được đo bằng thị phần sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp trên thị trường.

Đánh giá một cách tổng quan, các doanh nghiệp/ngành của Việt Nam có khả năng cạnh tranh rất thấp cả ở thị trường trong nước và quốc tế.

Trước hết, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước có khả năng cạnh tranh kém hơn so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, được thể hiện ở các mặt sau:

+ Hiệu quả hoạt động kinh doanh thấp; + Phổ biến ở tình trạng công nghệ lạc hậu;

+ Chậm đổi mới phương thức quản lý và kinh doanh;

+ Chưa xây dựng được hệ thống mạng lưới bạn hàng và khả năng tiêu thụ; + Kém năng động do ỷ lại vào sự bảo hộ của Nhà nước. Chú trọng quá

mức đến "thái độ của Nhà nước" và coi đó là nhân tố đảm bảo kinh doanh, vì vậy có tình trạng cố giành được giấy phép, hạn ngạch... để hạ giá thành, mà không chú ý giải quyết các vấn đề bản chất của hạ giá thành;

+ Chưa có chiến lược và qui hoạch tổng thể cho sự phát triển hoặc kém tính khả thi. Khá nhiều doanh nghiệp/ngành chỉ chú trọng đến mục tiêu ngắn hạn;

+ Ít đầu tư cho nghiên cứu và phát triển tiếp thị và đào tạo huấn luyện...

Khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước, trong đó chủ yếu là giữa doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, có tình trạng chủ yếu là,

+ Doanh nghiệp Nhà nước có khả năng đầu tư và cạnh tranh lớn hơn ở một số mặt hàng, ngành hàng thiết yếu như: xăng dầu, phân bón, thép, xi măng, ôtô, thiết bị động lực,... do có ưu thế về vốn và đầu tư đổi mới công nghệ...;

+ Doanh nghiệp Nhà nước có hiệu quả kinh doanh thấp hơn, chủ yếu do bộ máy cồng kềnh, cơ chế quản lý tài chính và kinh doanh chưa tạo ra động lực để thu hút người lao động và tăng năng suất lao động.

Một phần của tài liệu Xây dựng một số biện pháp phi thuế bảo hộ sản xuất của Việt Nam (Trang 45 - 47)