II. ts gi i pháp nh m bo ut cho phát tri nộ ể
3. Cải tiến cơ chế quản lý và sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả
- Các quyết định đầu tư cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung phải dựa trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng.
- Có sự quản lý tập trung về quy hoạch kế hoạch duy trì và đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông trong tỉnh.
- Xây dựng hệ thống tổ chức quản lý phù hợp với điều kiện kinh tế của tỉnh.
4. Giải pháp về đầu tư cho một số công trình trọng điểm đặc biệt là hệ thống đường xá
Việc khuyến khích thu hút các nguồn vốn đầu tư đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài nhìn chung phụ thuộc vào sự hình thành môi trường đầu tư. Đó là cơ sở cho các nhà đầu tư lựa chọn cơ hội đầu tư với các hình thức đầu tư thích hợp, trong các lĩnh vực và thời hạn cần thiết để bảo đảm mục đích cao nhất là thu được mức lợi nhuận cao và an toàn đầu tư. Để khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước có thể đưa ra các giải pháp như sau:
- Nghiên cứu để tiến tới thống nhất chính sách đối với đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, xoá bỏ sự phân biệt đối xử về thuế, giá, cước phí đối với đầu tư nước ngoài.
- Đơn giản hoá các thủ tục xét duyệt, cấp giấy phép đầu tư. Thực hiện nguyên tắc “một cửa” trong việc xét duyệt và cấp các loại giấy tờ cần thiết có liên quan đến đầu tư.
- Bảo đảm thống nhất các định chế quản lý đối với các dự án đã đi vào hoạt động để tránh sự bỏ sót hoặc tuỳ tiện trong quản lý nhà nước đối với các dự án đang hoạt động.
- Mở rộng và khuyến khích các tổ chức thực hiện dịch vụ tư vấn đầu tư, dịch vụ quảng cáo, kiểm toán, luật pháp quốc tế.
Đối với hệ thống giao thông đường xá trong quá trình xây dựng cần chú ý thực hịên phương châm sử dụng vật liệu tại chỗ tuy nhiên cần chú trọng áp dụng vật liệu mới và công nghệ mới phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh. Ở những nơi có điều kiện nên thực hiện chủ trương bê tông hoá thay cho nhựa hoá đường giao thông nông thôn khi sản xuất xi măng ngày càng tăng và sử dụng các vật liệu tại chỗ như đá, cát, sỏi.
Các loại quốc lộ, tỉnh lộ và đặc biệt là đường giao thông nông thôn cần sửa chữa, nâng cấp hàng năm rất lớn cả về khối lượng công việc và vốn là một khâu quan trọng trong hệ thống giao thông vận tải của cả nước, do đó phải có bộ máy về quản lý, phải xây dựng, sửa chữa, bảo dưỡng để tăng cường khả năng quản lý và phát triển mạng lưới giao thông đường bộ ở tỉnh. Các sở giao thông vận tải của tỉnh, huyện trong thành phố Yên Bái cần có các bộ phận chuyên trách về từng loại đường giao thông để tham mưu cho UBND tỉnh, huyện. Tại các xã nên có cán bộ chuyên trách có trình độ chuyên môn nghiệp vụ về xây dựng và quản lý đường giao thông nông thôn.
III. Một số những kiến nghị nhằm bảo đảm vốn đầu tư cho một số công trình trọng điểm của tỉnh công trình trọng điểm của tỉnh
Yên Bái là một tỉnh miền núi không nằm trong vùng trọng điểm kinh tế và là một tỉnh còn gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay một số công trình đã xây
dựng nhưng chưa cân đối đủ vốn để thanh toán, nên đề nghị TW tạo điều kiện giúp tỉnh thanh toán một số công trình:
- Đường Yên Thế - Vĩnh Kiên cần 50 tỷ đồng - Đường Thác Bà - Văn Phú cần 13 tỷ đồng - Cầu vượt sông Hồng tại Mậu A cần 33 tỷ đồng - Cầu vượt sông Hồng tại Văn Phú cần 62 tỷ đồng
- Tỉnh hiện còn 2.300 phòng học tạm đề nghị TW giúp đỡ 92 tỷ đồng để thanh toán số phòng học này
- Trên địa bàn tỉnh còn 7 xã chưa có đường ô tô đến được trung tâm, đề nghị TW trợ giúp 35 tỷ đồng cộng với sự đóng góp của nhân dân địa phương để hoàn thành các tuyến đường này gồm các xã: Chế Tạo (Mù Cang Chải); Phình Hồ, Tà Si Láng, Làng Nhì (Trạm Tấu); An Lương, Sùng Đô (Văn Chấn) và Nà Hấu (Văn Yên).
- Là một tỉnh miền núi tiềm năng về rừng còn rất lớn nhưng hiện nay mới khoanh nuôi bảo vệ được 52.000 ha với suất kinh phí hỗ trợ 50.000 đồng/ ha, trong khi nhu cầu diện tích rừng phòng hộ cần được khoanh nuôi bảo vệ trên 150.000 ha nữa, vì vậy đề nghị TW nâng suất kinh phí khoanh nuôi bảo vệ rừng lên 100.000 đồng/ha để người lao động ổn định cuộc sống mới yên tâm sống với rừng và bảo vệ rừng.
- Thành phố Yên Bái mới được công nhận đầu năm 2002 có nhu cầu đầu tư cho chỉnh trang đô thị, đề nghị nhà nước đầu tư 10 tỷ đồng để mở rộng một số đường giao thông trong nội thành.
- Nhà nước cần có chính về bảo hiểm các cây trồng, vật nuôi để giảm thiệt hại cho nông dân khi gặp thiên tai hoặc rủi ro về giá cả do biến động của thị trường.
- Đề nghị Bộ công nghiệp: nghiên cứu bổ sung quy hoạch một số mỏ trên địa bàn tỉnh Yên Bái, trong đó có khu mỏ sắt Làng Thảo trữ lượng hàng trăm triệu tấn; sớm phê duyệt dự án quy hoạch thủy điện nhỏ từ 1-50MW;
điều chỉnh quy hoạch vùng giấy để có thể đầu tư các dự án chế biến giấy và bột giấy.
- Đề nghị Bộ Công nghiệp xem xét trình chính phủ phê duyệt khu công nghiệp phía Nam vào quy hoạch các khu công nghiệp quốc gia và hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng từ 50-80 tỷ đồng thời kỳ 2006-2010.
- Đề nghị chính phủ sớm ban hành thông tư hướng dẫn nghị định 134/NĐ-CP của chính phủ về công tác khuyến công để có cơ sở thực hiện việc ưu tiên bố trí nguồn kinh phí khuyến công từ 2,5-5 tỷ đồng/năm trong thời kỳ 2006-2010.
- Đề nghị chính phủ sớm phê duyệt tuyến hành lang kinh tế Côn Minh- Hà Nội- Hải Phòng liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng, trong đó có tỉnh Yên Bái.
KẾT LUẬN
“Đầu tư phát triển” là hoạt động vừa mới lại vừa quen thuộc với chúng ta trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Cái cũ của đầu tư phát triển thể hiện ở chỗ chúng ta đã nghiên cứu, tiến hành các công cuộc đầu tư phát triển, cái mới của nó chính là yêu cầu đòi hỏi chúng ta phải luôn luôn tìm tòi, nghiên cứu ứng dụng những giải pháp mới, chính sách mới nhằm thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư của tỉnh.
Bảo đảm vốn đầu tư là một vấn đề phức tạp, đánh giá nó không chỉ phụ thuộc vào phạm vi xem xét mà còn phụ thuộc vào cấp độ quản lý. Đợc sự giúp đỡ của thầy giáo PGS.TS Ngô Thắng Lợi cùng các cô chú ở Sở Kế hoạch và Đầu tư của tỉnh Yên Bái trong bài viết của mình, em đã đánh giá tình hình hoạt động đầu tư của tỉnh trong thời gian qua, qua đó nhằm đưa ra một số giải pháp nhằm bảo đảm vốn đầu tư trong thời gian tới.
Tuy nhiên, do trình độ bản thân còn hạn chế nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong ý kiến đóng góp của thầy giáo, các cô chú ở Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Yên Bái để tôi có thể rút ra những kiến thức bổ ích cho quá trình học tập và công tác sau này.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn thầy giáo PGS.TS. Ngô Thắng Lợi, cũng như các thầy cô trong Bộ môn kinh tế phát triển và các cô chú ở Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Yên Bái đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài viết này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình kinh tế đầu tư. TS Nguyễn Bạch Nguyệt - TS. Từ Quang Phương, NXB thống kê, Hà Nội - 2003
2. UBND tỉnh Yên Bái, kế hoạch nhà nước các năm 2001, 2002, 2003, 2004, 2005
3. UBND tỉnh Yên Bái, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư xây dựng tỉnh Yên Bái các năm 2001 - 2005
4. UBND tỉnh Yên Bái, Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện chương trình 327, báo cáo chương trình 135 năm 2001 - 2005
5. Phòng công nghiệp tỉnh Yên Bái, tổng kết thực hiện giao thông nông thôn 2001 - 2005
6. UBND tỉnh Yên Bái, báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2005