Khái quát về tỉnh Yên Bái

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm bảo đảm vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Yên Bái thời kỳ 2006-2010 (Trang 31)

1. Vị trí địa lý kinh tế

Yên Bái là một tỉnh nằm sâu trong nội địa vùng núi phía Bắc tổ quốc, phía Bắc giáp tỉnh Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, phía Tây giáp tỉnh Sơn La.

Tổng diện tích tự nhiên 6882,92 km2 bao gồm 9 đơn vị hành chính (1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện) với 180 xã phường trong đó nhà nước đã công nhận 70 xã vùng cao, 70 xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn.

Đặc điểm địa hình Yên Bái cao dần từ đông nam- lên tây bắc, địa hình khá phức tạp bị chia cắt mạnh mẽ bởi 3 dãy núi lớn đều chạy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam: dãy Hoàng Liên - Púng Luông, dãy Con voi và dãy núi phía đông hồ Thác Bà. Yên Bái nằm sâu trong vùng núi khí hậu nhiệt đới gió mùa có nhiệt độ trung bình 22oC - 23oC, tổng nhiệt độ cả năm 7500 - 8000oC, có lượng mưa trung bình 1500 - 2200 mm/năm, độ ẩm trung bình 83 - 87%.

Tuy nằm sâu trong nội địa nhưng Yên Bái tương đối thuận lợi về giao thông, có cả đường bộ, đường sắt, đường thủy từ Hải Phòng, Hà Nội lên cửa khẩu Lào Cai. Trong tương lai có thể có cả vận tải hàng không trên cơ sở nâng cấp sân bay Yên Bái.

2. Nguồn lực

2.1. Tài nguyên thiên nhiên

- Về khoáng sản : đã phát hiện được 176 điểm mỏ khoáng sản thuộc 5 nhóm: năng lượng, vật liệu xây dựng, khoáng sản chất công nghiệp, kim loại và nước khoáng.

- Về đất đai: Yên Bái có tổng diện tích đất tự nhiên 688.292,2 ha, đất đai màu mỡ hiện đã khai thác và sử dụng 368814 ha chiếm 53.6% tổng diện tích tự nhiên, đất chưa sử dụng còn khá lớn 319.478 ha chiếm 46,6% diện tích tự nhiên, trong đó có khả năng huy động vào sản xuất nông lâm nghiệp 296.507 ha chiếm 43% diện tích tự nhiên.

- Về tài nguyên rừng: Trong trồng rừng đã sử dụng các giống cây lâm nghiệp mới như keo lai, bạch đàn mô…Ngoài nguồn lực được TƯ cân đối trong dự án 5 triệu ha rừng, tỉnh còn dành một lượng vốn đáng kể để trồng rừng các huyện phía Tây. Bình quân mỗi năm trồng mới hàng vạn ha rừng. Tổng diện tích rừng năm 2000 là 264.064 ha, dự kiến năm 2005 sẽ đạt 332.177 ha. Độ che phủ của rừng tăng từ 38,37% năm 2000 lên 48,26% năm 2005.

+ Rừng phòng hộ: Diện tích rừng phòng hộ là 130.987 ha năm 2000, dự kiến tăng lên 173.134 ha năm 2005, trong đó: rừng tự nhiên phòng hộ 142.500 ha, rừng trồng phòng hộ 30.634 ha.

+ Rừng sản xuất:

*Rừng nguyên liệu công nghiệp: Yên Bái nằm trên địa bàn quy hoạch vùng nguyên liệu của nhà máy giấy Bãi Bằng. Diện tích năm 2000 là 48543 ha, dự kiến tăng lên 59.833 ha năm 2005. Hàng năm khai thác từ 100.000 - 150.000 m3 gỗ và 70.000 - 100.000 tấn nguyên liệu sợi dài (tre, vầu, nứa) cung cấp cho các nhà máy giấy, cơ sở chế biến giấy, bột giấy…

*Rừng đặc sản quế: Quế là cây rừng có giá trị kinh tế cao, sản phẩm quế vỏ và tinh dầu quế đã được xuất khẩu trên thị trường thế giới. Diện tích quế hàng năm tăng khoảng 2.000 ha. Năm 2000 diện tích quế đạt 20.002 ha, dự kiến năm 2005 đạt 30.000 ha.

- Tài nguyên nước: Có 3 hệ thống sông suối lớn: Sông Hồng, sông Chảy và suối Nậm Kim có tổng chiều dài 320 km, diện tích lưu vực 3.400 km2 ngoài ra còn 20.913 ha mặt nước trong đó hồ Thác Bà 19.050 ha đây là

nguồn tiềm năng phong phú để phát triển thủy điện và phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp, phục vụ cuộc sống con người.

- Phát huy lợi thế về diện tích mặt nước ao hồ lớn, ngành thủy sản những năm gần đây đã bắt đầu phát triển. Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh là 26000 ha (ao hồ lớn 19.050 ha, ao hồ nhỏ 2000 ha, ruộng 3000 ha, sông suối 2000 ha), trong đó có 24000 ha diện tích có khả năng nuôi cá và đã sử dụng 21.050 ha. Tốc độ tăng trưởng tuy đạt cao, bình quân 5 năm 2001-2005 đạt 28,2%, nhưng sản lượng thủy sản còn rất thấp. Nhiệm vụ của ngành thủy sản trong thời gian qua chủ yếu là hướng dẫn bà con nông dân sản xuất cá giống, nuôi và đánh bắt cá thịt, tận dụng ao hồ, thực hiện một số dự án nuôi trồng thủy hải sản như: tôm càng xanh, rô phi đơn tính…Hàng năm sản xuất được trên 30 triệu cá giống cung cấp cho nhân dân nuôi cá lồng và nuôi cá thâm canh trên những diện tích ao hồ nhỏ. Sản lượng thủy sản năm 2000 đạt 1233,7 tấn tăng lên 2.784 tấn năm 2003, trong đó sản lượng nuôi trồng 2136 tấn, sản lượng đánh bắt 648 tấn, dự kiến năm 2005 sản lượng đạt 3000 tấn.

- Yên Bái có nhiều phong cảnh thiên nhiên đẹp, nhiều di tích cách mạng, nhiều dân tộc thiểu số có những nét văn hóa riêng biệt mang đậm đà bản sắc dân tộc vùng núi phía Bắc là tiền đề để phát triển ngành du lịch

Du lịch tỉnh Yên Bái giai đoạn 2001 - 2005 được đánh giá là bắt đầu khởi động. Từ năm 2004 nhà nước đã tiến hành đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu du lịch Tân Hương, nhằm khai thác các tiềm năng thế mạnh về du lịch của tỉnh. Hiện nay các dịch vụ du lịch mới chỉ ở hình thức kinh doanh lưu trú. Năm 2000 có 16 cơ sở kinh doanh lưu trú, đón 50.200 lượt khách, đạt doanh thu 9,9 tỷ đồng. Đến nay toàn tỉnh có 39 cơ sở kinh doanh lưu trú, tăng 2,4 lần năm 2000 với tổng số 1.180 phòng, trong đó có 4 cơ sở đạt tiêu chuẩn 2 sao. Năm 2004 có 105.000 lượt khách, trong đó khách quốc tế là 7.396 lượt, doanh thu dịch vụ du lịch đạt 16,172 tỷ đồng, tăng 62,5% so với năm 2000. Năm

2005 dự kiến sẽ có 44 cơ sở kinh doanh lưu trú, đón khoảng 130.000 lượt khách.

2.2. Nguồn nhân lực

Dân số năm 2001 là 702.412 người, mật độ 102 người/km2, trong đó dân số thành thị 20%, nông thôn 80%. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm 48% dân số.

Ước năm 2005 tăng lên 729.400 người, trong đó: tỷ lệ nữ 50,41%, nam 49,59%, dân số thành thị là 149.360 người chiếm 20,48%, dân số nông thôn là 580.040 người chiếm79,52%.

Dân số trong tuổi lao động tăng từ 388.172 người năm 2000 lên 461.140 người năm 2005, so với dân số trung bình tăng từ 56% lên 53,2%. Lao động trong các ngành kinh tế quốc dân tăng từ 335.290 người năm 2000 lên 407.910 người năm 2005, so với lao động trong độ tuổi tăng từ 86,4% lên 88,4% . Số lao động được giải quyết việc làm hàng năm từ 16000 - 17000 người. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm từ 5,7% năm 2000 xuống 4% năm 2005. Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn tăng từ 76% năm 2002 lên 80% năm 2005. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 15% năm 2000 lên 25% năm 2005.

3. Tình hình kinh tế - xã hội

Về tăng trưởng kinh tế: dự kiến năm 2005 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 10,15%. Giá trị tăng thêm bình quân đầu người năm 2005 ước đạt 4,21 triệu đồng bằng 45% so với cả nước. Tuy nhiên, nền kinh tế của tỉnh còn một số hạn chế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế còn chịu ảnh hưởng bởi sự biến động của tình hình trong nước và khu vực, chưa phát huy hết được các tiềm năng của tỉnh.

Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế: nhìn chung cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tích cực, đạt và vượt mục tiêu đề ra, nhưng sự phát triển của cơ cấu kinh tế cũng còn một số hạn chế. Sự chuyển dịch cơ cấu theo thành

phần còn hạn chậm, do các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chưa phát huy hết tiềm năng, chưa mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, số lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ít, quy mô sản xuất còn nhỏ bé. sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong từng ngành cũng còn chậm: Trong sản xuất công nghiệp, tỷ trọng công nghiệp chế biến tăng chậm; trong sản xuất nông nghiệp, mặc dù tỉnh đã chú trọng phát triển chăn nuôi, nhưng tỷ trọng chăn nuôi tăng chậm, một phần do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm năm 2003, nhưng chủ yếu là chưa có sự đột phá trong phát triển chăn nuôi.

Kết quả thực hiện một số ngành lĩnh vực chủ yếu:

- Về sản xuất nông lâm nghiệp: trong 5 năm 2001 - 2005 ngành nông lâm nghiệp đạt tốc độ bình quân 5,51%. Trong sản xuất nông lâm nghiệp đã thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng phát huy lợi thế của từng vùng, tập trung đầu tư thâm canh, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Đồng thời tỉnh đã có những chính sách hỗ trợ giống cây, con và vật tư nông nghiệp cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp.

- Về sản xuất công nghiệp: tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp 5 năm 2001 - 2005 tăng bình quân 12,55%. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2005 dự kiến đạt 1.100 tỷ đồng, bình quân 5 năm 2001 - 2005 tăng 14,8%.

- Thương mại, dịch vụ: họat động thương mại dịch vụ trên địa bàn đã có bước phát triển, góp phần đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Hoạt động lưu thông hàng hoá trên toàn địa bàn phát triển ổn định, thị trường khu vực nông thôn, vùng cao có dấu hiệu ngày càng phát triển hơn. Khu vực quốc doanh vẫn tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong lưu thông hàng hoá thiết yếu, mặt hàng chính sách xã hội, thực hiện tốt việc thu mua nông lâm sản cho nông dân, việc thực hiện văn minh thương mại đã được coi trọng. Khu vực ngoài quốc doanh đạt được tốc độ phát triển nhanh cả về quy mô, số lượng và cơ cấu ngành nghề. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội năm 2005 đạt 1.300 tỷ đồng, bình quân 5 năm tăng 16,25%.

- Giáo dục đào tạo: trong 5 năm 2001 - 2005, quy mô giáo dục đào tạo phát triển ở tất cả các ngành học, bậc học. Năm 2005 toàn tỉnh có 566 trường (159 trường mầm non, 383 trường phổ thông, 24 trường chuyên nghiệp). Về điều kiện đảm bảo phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo: dự kiến đến hết năm 2005 toàn tỉnh có tổng số 27 trường đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 7 trường mầm non, 15 trường tiểu học, 3 trường THCS, 2 trường PTTH.

Về y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân: năm 2005 tổng số cơ sở điều trị, điều dưỡng toàn tỉnh là 248, tổng số cán bộ là 2735 người trong đó có 452 bác sỹ, số xã có cán bộ y tế là bác sỹ là 90 xã. Công tác thường trực cấp cứu, khám chữa bệnh tại các bệnh viện, phòng khám đa khoa khu vực và các cơ sở y tế đã được chú trọng nhưng còn nhiều hạn chế do các trang thiết bị y tế hiện đại còn thiếu, trình độ của cán bộ y tế còn yếu, hệ thống cơ sở y tế cấp huyện xuống cấp nghiêm trọng…

II. Thực trạng bảo đảm vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái thời kỳ 2001 - 2005.

Trong những năm qua cùng với sự chuyển đổi mạnh mẽ của đất nước theo nền kinh tế thị trường mở cửa ra bên ngoài, thu hút đầu tư từ bên ngoài nhằm phát huy nội lực trong nước, đưa đất nước đi lên. Yên Bái cũng đạt được nhiều thành tựu nhất định về kinh tế xã hội, nâng cao mức sống dân cư... Trong các thành tựu trên thì vấn đề đáng quan tâm hơn cả đó là tình hình đầu tư trên địa bàn tỉnh thơì kỳ 2001 - 2005.

Trong thời gian qua đầu tư của tỉnh đã có nhiều thay đổi tích cực trong quy mô vốn đầu tư cũng như kết quả và hiệu quả mà đầu tư đem lại. Nguồn vốn đầu tư chủ yếu là vốn cấp phát, để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng xây dựng các công trình trọng điểm.... ổn định và nâng cao mức sống dân cư. Bên cạnh những thành tựu đó Yên Bái còn bộc lộ nhiều hạn chế trong lĩnh vực đầu tư như vốn đầu tư ngoài ngân sách quá nhỏ, đầu tư mất cân đối, quản lý và sử dụng vốn còn nhiều hạn chế, vốn đầu tư còn chậm phát huy hiệu quả...

Để nhận xét xác thực hơn về đầu tư của tỉnh ta phải dựa trên đặc thù kinh tế xã hội của tỉnh, Yên Bái là một tỉnh nghèo, kinh tế còn mang nặng tính tự cấp tự túc và đây là đầu tư trên địa bàn tỉnh nên vốn đầu tư được xem xét dưới góc độ do sở kế hoạch và đầu tư của tỉnh quản lý. Cụ thể hoạt động đầu tư của tỉnh được xem xét thông qua các khía cạnh sau.

1. Quy trình phân bổ vốn đầu tư của tỉnh

Vốn đầu tư toàn xã hội Yên Bái bao gồm vốn của nhà nước và vốn của dân cư .Vốn đầu tư của dân do dân trực tiếp đầu tư và quản lý. Còn đối với nguồn vốn đầu tư của nhà nước, bao gồm vốn ngân sách địa phương, ngân sách Trung ương, vốn vay các ngân hàng thương mại…sau khi được phê duyệt và đưa vào kế hoạch chuẩn bị thực hiện đầu tư, vốn này được tập chung lại do UBND tỉnh quản lý mà trực tiếp là phòng tài chính tỉnh. Để vốn đến khâu cuối cùng là thanh quyết toán cho các công ty, đơn vị nhận thực hiện dự án, hay hộ nông dân được cấp vốn đầu tư thì vốn đầu tư được phân bổ theo qui trình sau đây.

Sơ đồ phân bổ vốn đầu tư của tỉnh Yên Bái

Vốn đầu tư của nhà nước Ban quản lý dự án Ban định canh, định cư Các công ty đơn vị thực hiện dự án Các công ty đơn vị thực hiện dự án Các công ty đơn vị thực hiện dự án hay hộ nông dân được

Như vậy vốn đầu tư của Yên Bái được cấp cho ban quản lý dự án và ban định canh định cư, hai ban này có thể trực tiếp đứng ra tổ chức thi công xây dựng hoặc lựa chọn nhà thầu để thực hiện công việc đó. Còn lại là do UBND tỉnh trực tiếp cấp cho các đơn vị thực hiện, đây là các công trình do UBND trực tiếp tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định thầu, có sự tham gia của phòng quản lý dự án.

2. Quy mô và nhịp độ vốn đầu tư

Quy mô và nhịp độ vốn đầu tư được đánh giá thông qua chỉ tiêu tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Vốn đầu tư toàn xã hội bao gồm vốn trong nước và vốn nước ngoài:

- Vốn trong nước được huy động từ các nguồn sau:

Thứ nhất: Vốn đầu tư từ ngân sách tập trung. Nguồn này có được do các khoản đầu tư từ ngân sách Trung ương qua địa phương hoặc Trung ương qua ngành trên địa bàn.

Thứ hai: Vốn huy động từ địa phương. Bao gồm các nguồn do Quốc hội để lại theo Luật ngân sách ( thuế khai thác tài nguyên, cấp quyền sử dụng đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp trồng lúa...). Ngoài ra còn có vốn huy động từ các doanh nghiệp và dân cư.

Thứ ba: Vốn tín dụng từ Trung ương, địa phương và vốn vay các ngân hàng thương mại.

-Vốn đầu tư nước ngoài.

Nguồn này có được từ hai hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài và hỗ trợ phát triển chính thức. Tuy nhiên khi tính chỉ tiêu này nếu cộng tất cả các khoản nói trên lại thì phần vốn hỗ trợ phát triển chính thức sẽ bị tính trùng, lý do là nguồn này đã được tính trong nguồn ngân sách tập trung.

Như vậy vốn đầu tư toàn xã hội là chỉ tiêu tổng hợp nhất về mức vốn đầu tư, tại Yên Bái vốn đầu tư toàn xã hội qua các năm được thể hiện trong

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm bảo đảm vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Yên Bái thời kỳ 2006-2010 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w