1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sử Dụng Một Số Phương Pháp Thống Kê Để Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Cỏ Phần Bảo Hiểm Petrolimex.docx

86 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sử Dụng Một Số Phương Pháp Thống Kê Để Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Cỏ Phần Bảo Hiểm Petrolimex
Tác giả Ngô Thị Huệ
Người hướng dẫn GS-TS. Phạm Ngọc Kiểm
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Thống Kê
Thể loại Chuyên Đề Tốt Nghiệp
Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 291,13 KB

Cấu trúc

  • PHẦN I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HIỂM (3)
    • I. Sự hình thành và các giai đoạn phát triển của bảo hiểm (3)
      • 1. Sự hình thành của bảo hiểm (3)
      • 2. Phân loại bảo hiểm (5)
    • II. Vai trò, ý nghĩa của bảo hiểm trong nền kinh tế xã hội (6)
      • 1. Sự cần thiết khách quan và tác dụng của bảo hiểm (6)
      • 2. Bản chất của bảo hiểm (10)
      • 3. Mối quan hệ của bảo hiểm với sự phát triển kinh tế xã hội (11)
  • PHẦN II: HỆ THỐNG CHỈ TIÊU VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM PETROLIMEX (13)
    • I. Khái quát về công ty (13)
      • 1. Lịch sử hình thành và các giai đoạn phát triển của công ty PJICO (13)
      • 2. Cơ cấu tổ chức của công ty PJICO (16)
    • II. Hệ thống chỉ tiêu thống kê nghiên cứu kết quả hoạt động của công ty Cổ phần bảo hiểm Petrolimex (20)
      • 1. Doanh thu (20)
      • 2. Lợi nhuận (22)
    • III. Một số chỉ tiêu chi phí quan trọng (24)
      • 1. Số lao động làm việc bình quân trong kỳ ( ) (24)
      • 2. Tổng quỹ lương (QL) (24)
      • 3. Tổng số vốn (TV) (25)
    • IV. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty (26)
      • 1. Những vấn đề chung về hiệu quả kinh doanh (26)
      • 2. Một số chỉ tiêu hiệu quả SXKD của công ty PJICO (26)
        • 2.1. Năng suất lao động (27)
        • 2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng quỹ lương ( QL ) (27)
          • 2.2.1. Năng suất tổng quỹ lương hay chi phí nhân công ( H QL ) (27)
        • 2.3. Tình hình trang bị và sử dụng tổng vốn của công ty (28)
    • V. Một số phuơng pháp thống kê phân tích tình hình hoạt động kinh doanh (29)
      • 1. Phương pháp chỉ số (29)
      • 2. Phương pháp phân tích dãy số thời gian (29)
      • 3. Phương pháp hồi quy và tương quan (30)
      • 4. Phương pháp dự đoán thống kê (30)
  • PHẦN III: VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THỐNG KÊ ĐỂ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM PETROLIMEX (32)
    • I. Tình hình kinh doanh của công ty giai đoạn 2001-2008 (32)
      • 1. Kết quả đạt được (32)
        • 1.1 Kết quả kinh doanh bảo hiểm gốc của PJICO giai đoạn 2001-2008 (32)
        • 1.2. Công tác đầu tư của PJICO giai đoan 2001-2008 (33)
        • 1.3. Công tác tái bảo hiểm (33)
      • 2. Hạn chế (34)
      • 3. Định hướng phát triển của công ty cho năm 2009 (35)
    • II. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty PJICO giai đoạn 2001-2008 (36)
      • 1. Phân tích một số chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của PJICO (36)
        • 1.1. Tổng doanh thu (36)
        • 1.2 Lợi nhuận (38)
      • 2. Phân tích các chỉ tiêu chi phí cho quá trình kinh doanh bảo hiểm của công ty PJICO (40)
        • 2.1 Chỉ tiêu chi phí bồi thường bảo hiểm gốc (40)
        • 2.2 Chỉ tiêu tài sản cố định bình quân (41)
        • 2.3 Chỉ tiêu số lao động bình quân (43)
        • 2.4 Chỉ tiêu tổng vốn (44)
      • 3. Phân tích một số các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công (45)
        • 3.1. Hiệu quả sử dụng lao động của công ty PJICO (46)
        • 3.2. Hiệu quả sử dụng tổng quỹ lương của công ty (47)
        • 3.3. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định (48)
        • 3.4 Hiệu quả sử dụng tổng vốn (49)
        • 4.1 Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến tổng doanh thu của công ty PJICO (50)
        • 4.2. Phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty (55)
        • 5.1 Dự đoán doanh thu của công ty PJICO trong giai đoạn 2009-2010 (60)
          • 5.1.1 Dự đoán dựa vào tốc độ phát triển bình quân (60)
          • 5.1.2. Dự đoán dựa vào hàm xu thế (61)
          • 5.1.3: Dự đoán bằng phương pháp san bằng mũ (62)
          • 5.1.4 Dự đoán dựa vào mô hình tuyến tính ngẫu nhiên (Phương pháp box- (63)
        • 5.2. Dự đoán lợi nhuận của công ty PJICO trong giai đoạn 2009-2010 (65)
          • 5.2.1 Dự đoán dựa vào hàm xu thế (65)
          • 5.2.2: Dự đoán bằng phương pháp san bằng mũ (66)
          • 5.2.3. Dự đoán dựa vào mô hình tuyến tính ngẫu nhiên (Phương pháp box- jenkins) (67)
  • PHẦN III: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP (69)
    • 1. Đánh giá tình hình thực tế đối với công ty (69)
      • 1.1. Thuận lợi (69)
      • 1.2. Khó khăn (69)
    • 2. Các kiến nghị và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty (70)

Nội dung

Phần I Một số vấn đề chung về bảo hiểm Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp LỜI MỞ ĐẦU Kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện là những tiền để vững chắc đưa đất nước[.]

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HIỂM

Sự hình thành và các giai đoạn phát triển của bảo hiểm

1 Sự hình thành của bảo hiểm

Có rất nhiều những định nghĩa khác nhau về bảo hiểm nhưng định nghĩa mang tính chất chung nhất là:

Bảo hiểm là hoạt động người bảo hiểm cam kết bồi thường (theo quy luật thồng kê) cho người tham gia bảo hiểm trong từng trường hợp xẩy ra rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm với điều kiện người tham gia nộp một khoản phí cho chính anh ta hoặc người thứ ba Điều này có nghĩa là người tham gia chuyển giao rủi ro cho người bảo hiểm bằng cách nộp khoản phí để hình thành quỹ dự trữ Khi người tham gia gặp rủi ro dẫn đến tổn thất, người bảo hiểm lấy quỹ dự trữ trợ cấp hoặc bồi thường thiệt hại thuộc phạm vi bảo hiểm cho người tham gia Phạm vi bảo hiểm là những rủi ro mà người tham gia đăng kí với người bảo hiểm Mục đích chính của bảo hiểm là góp phần ổn định kinh tế cho người tham gia bảo hiểm từ đó khôi phục và phát triển sản xuất, đồng thời tạo nguồn vốn cho phát triển kinh tế và xã hội của đất nước.

Bảo hiểm xã hội (BHXH) là nhu cầu tất yếu khách quan của người lao động. Nhu cầu đó xuất hiện khá sớm và phát triển theo quá trình phát triển xã hội Năm

1883, nước Phổ (Cộng hòa liên bang Đức ngày nay) đã ban hành luật bảo hiểm ốm đau đầu tiên trên thế giới, đánh dấu sự ra đời của bảo hiểm xã hội Bảo hiểm xã hội trở thành một trong những quyền của con người và được xã hội thừa nhận Ở Việt Nam, bảo hiểm xã hội có mầm mống từ thời phong kiến thuộc Pháp. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa-nay là Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã quan tâm đến đời sống công chức và ban hành sắc lệnh quy định các chế độ trợ cấp ốm đau, tai nạn ,hưu trí cho công nhân, viên chức nhà nước (thông qua sắc lệnh 29/SL ngày 12/3/1950, Sắc lệnh76/SL ngày 20/05/1950 và Sắc lệnh 77/SL ngày 22/05/1950) Sau khi hòa bình lập lại, ngày 27/12/1961 nhà nước ban hành nghị định 128/CP của chính phủ về “điều lệ tạm thời thực hiện các chế độ BHXH đối với công nhân viên chức “và được thi hành ngày 01/01/1962 Sau 20 năm thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với công nhân viên chức, các chế độ BHXH đã bộc lộ nhiều hạn chế Do đó ngày 18/09/1985 Chính phủ đã ban hành nghị định 236/ HĐBT về việc sửa đổi bổ sung chính sách và chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động Nội dung chính của nghị định này là điều chỉnh mức đóng và mức ảnh hưởng.

Tuy nhiên chính sách BHXH ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế không phù hợp với cơ chế mới Vì vậy ngày 22/6/1993 Chính phủ đã ban hành nghị định 43/CP quy định tạm thời về các chế độ BHXH áp dụng cho các thành phần kinh tế, đánh dấu bước đổi mới của bảo hiểm xã hội Việt Nam Ngày 15/06/1994 Quốc hội thông qua Bộ luật lao động, BHXH Việt Nam thực sự được đổi mới nội dung, phương thức hoạt động cũng như tổ chức quản lý.

BHXH Việt Nam thành lập theo nghị định 19/CP là cơ quan có tư cách pháp nhân trực thuộc chính phủ; được tổ chức theo ngành dọc từ trung ương đến địa phương để thực hiện các nghiệp vụ về BHXH Các hoạt động nghiệp vụ này đặt dưới sự điều hành trực tiếp của Hội đồng quản lý và của Tổng giám đốc.

Bảo hiểm y tế (BHYT): Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, đời sống của con người được nâng cao, thì nhu cầu khám, chữa bệnh của con người cũng được nâng lên Để chủ động về tài chính cho khám chữa bệnh, con người đã sử dụng nhiều biện pháp trong đó có bảo hiểm y tế Vì thế cuối thế kỉ XIX, bảo hiểm y tế (BHTY) ra đời nhằm giúp đỡ mọi người lao động và gia đình của họ ổn định đời sống khi gặp ốm đau, bệnh tật…Bảo hiểm y tế ở Việt Nam được thành lập theo nghị định 299/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ngày 15/8/1992, và được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định 58/CP ngày 13/08/1998 BHYT cũng được tổ chức theo hệ thống từ Trung ương đến địa phương và do Bộ y tế thực hiện chức năng quản lý Nhà nước.

Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là bảo hiểm trợ cấp cho công nhân viên thiệt hại về thu nhập do bị mất việc làm để ổn định đời sống và có điều kiện tham gia vào quá trình lao động Bảo hiểm thất nghiệp xuất hiện đầu tiên ở Anh vào năm 1911 và năm 1919 ở Italy.

Bảo hiểm thương mại (BHTM) loại hình bảo hiểm có tính chất kinh doanh xuất hiện sớm nhất trong các loại hình bảo hiểm Trước công nguyên ở Ai Cập những người thợ đẽo đá đã biết thành lập “quỹ tương trợ” để giúp đỡ nạn nhân trong các vụ tai nạn Từ đó hoạt động mang tính chất bảo hiểm thương mại phát triển dần theo sự phát triển của xã hội loại người Những nghiệp vụ bảo hiểm xuất hiện tiên tục, chúng kế tiếp nhau ra đời và phát triển rộng khắp cả các nước trên thế giới BHTM Việt Nam chính thức đi vào hoạt động từ tháng 01/1965 Hoạt động bảo hiểm thương mại phát triển không ngừng theo sự phát triển chung của nền kinh tế Từ 1965-1992 là thời kỳ bảo hiểm độc quyền, duy nhất chỉ có một công ty bảo hiểm đó là Bảo Việt Từ 1993 trở lại đây sau khi có chỉ thị 100/CP của chính phủ về kinh doanh bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm liên tục ra đời như: doanh nghiệp nhà nước (Bảo Việt, Bảo Minh, Công ty tái bảo hiểm quốc gia-Vinare…) doanh nghiệp cổ phần bảo hiểm (Petrolimex, Bảo Long …); Doanh nghiệp bảo hiểm ngành (dầu khí – PVIC, bảo hiểm bưu điện, … ); Doanh nghiệp liên doanh (VIA – công ty liên doanh bảo hiểm quốc tế Việt Nam …) v.v…

Căn cứ tính chất hoạt động, Bảo hiểm chia thành bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thương mại và bảo hiểm thất nghiệp.

Bảo hiểm xã hội: Là tổng thể các mối quan hệ kinh tế xã hội giữa nhà nước với người lao động và người sử dụng lao động nhằm mục đích ổn định chính sách cho người lao động và gia đình họ khi gặp phải rủi ro, biến cố làm giảm hoạc mất khả năng lao động hoạc mất việc làm dẫn tới bị giảm hoạc mất thu nhập BHXH là một chính sách xã hội, là loại hình bảo hiểm không nhằm mục đích kiếm lời, nó mang tính cộng đồng, nhân văn sâu sắc

Bảo hiểm y tế: được tách ra từ chế độ “chi phí y tế” trong hệ thống các chế độ BHXH Do đó nó mang đầy đủ các tính chất của BHXH Bảo hiểm y tế ra đời có tác dụng rất thiết thực, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho người lao động, giúp đỡ họ khi gặp ốm đau, bệnh tật để ổn định đời sống, đảm bảo an toàn xã hội; Góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước; Góp phần nâng cao chất lượng và công bằng xã hội trong khám và chữa bệnh

Bảo hiểm thất nghiệp: cũng được tách ra từ BHXH do sự phát triển của nền kinh tế và lực lượng lao động xã hội BHTN phát sinh trên cơ sở quan hệ lao động, do đó giải quyết BHTN liên quan đến trách nhiệm của toàn xã hội Đây là một trong những biện pháp của nhà nước để giải quyết vấn đề thất nghiệp Bảo hiểm thất nghiệp là bảo hiểm bồi thường cho những công nhân viên chức bị thiệt hại về thu nhập do bị mất việc làm.

Bảo hiểm thương mại là loại hình bảo hiểm kinh doanh Hoạt động của BHTM chịu sự chi phối bởi pháp luật, nhất là luật kinh doanh bảo hiểm, các điều ước quốc tế và tập quán quốc tế Đây là quá trình lập quỹ dự trữ bằng tiền do những người cùng khả năng gặp rủi ro nào đó đóng góp, và quỹ đó dùng để bồi thường hoạc chi chả cho những người tham gia khi họ gặp rủi ro bất ngờ gây hậu quả thiệt hại và đáp ứng nhu cầu khác của họ BHTM không chỉ thâm nhập vào mọi hoạt động kinh tế-xã hội khắp đất nước liên quan đến tài sản, trách nhiệm dân sự và con người mà con phát triển mở rộng ra thị trường thế giới thông qua hoạt động phân tán rủi ro Ngày nay BHTM trở thành một dịch vụ tài chính rất phát triển trong nền kinh tế thị trừơng và có vị trí xứng đáng trong nền kinh tế quốc dân. Ở Việt Nam, theo sự phát triển của kinh tế- xã hội, các loại bảo hiểm nhưBHXH, BHYT, BHTN, BHTM cũng được triển khai (BHTN đang được nghiên cứu và hoàn thiện) Các loại hình bảo hiểm ở Việt Nam tuy “sinh sau đẻ muộn” nhưng nhờ tiếp thu tinh hoa của bảo hiểm thế giới, vận dụng linh hoạt vào điều kiện của nước ta nên cũng phát triển khá nhanh BHXH, BHYT mở rộng đối tượng và phạm vi bảo hiểm,ngày càng hoàn thiện về cơ chế quản lí… BHTM phát triển số lượng nghiệp vụ, mở rộng thị trường và ngày càng có vị thế trong nên kinh tế quốc dân.

Vai trò, ý nghĩa của bảo hiểm trong nền kinh tế xã hội

1 Sự cần thiết khách quan và tác dụng của bảo hiểm a Sự cần thiết khách quan

Trong cuộc sống lao động, sinh hoạt của mỗi cá nhân, cũng như trong sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, con người dù đã luôn chú ý ngăn ngừa, đề phòng nhưng vẫn có nguy cơ gặp phải những rủi ro bất ngờ xẩy ra.

Các rủi ro đó có thể do nhiều nguyên nhân như:

Các rủi ro do môi trường thiên nhiên: Bão, lũ lụt, động đất, hạn hán, sương muối, bệnh dịch…

Các rủi ro của môi trường xã hội: Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra rủi ro cho con người, chẳng hạn như nếu quản lí chặt chẽ, mọi người làm việc và sống theo pháp luật …thì sẽ không xẩy ra hiện tượng mất cắp, ăn trộm tài sản …nếu phân công lao động xã hội tốt sẽ hạn chế được thất nghiệp, nếu tổ chức chăm sóc sức khỏe tốt sẽ hạn chế được ốm đau, bệnh tật…

Những rủ ro đó gây ra cho con người biết bao khó khăn trong cuộc sống như mất hoạc giảm thu nhâp, phá hoại nhiều tài sản, làm ngưng trệ sản xuất kinh doanh… làm ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội nói chung.

Do sự tiến bộ của khoa học công nghệ, mỗi cá nhân, doanh nghiệp thường có những giá trị tài sản rất lớn, bởi vậy khi gặp rủ ro hậu quả thiệt hại là vô cùng to lớn Để khắc phục rủ ro, loài người có nhiều biện pháp như tích lũy, đi vay, hình thành các hộ tương hỗ…

Hiện nay theo quan điểm của các nhà quản lí rủi ro, có hai nhóm biện pháp đối phó với rủi ro và hậu quả do rủi ro gây ra đó là nhóm các biện pháp kiểm soát rủi ro và nhóm các biện pháp tài trợ rủi ro.

- Nhóm biện pháp kiểm soát rủi ro bao gồm các biện pháp né tránh rủi ro, ngăn ngừa tổn thất , giảm thiểu rủi ro, các biện pháp này thường được dùng để ngăn chặn hoặc giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro

- Nhóm biện pháp tài trợ rủi ro bao gồm các biện pháp chấp nhận rủi ro và bảo hiểm Đây là các biện pháp được sử dụng trước khi rủi ro xẩy ra với mục đích khắc phục các hậu quả tổn thất do rủi ro gây ra nếu có.

+ Chấp nhận rủi ro: là hình thức mà người gặp phải tổng thất tự chịu trách nhiệm về khoản tổn thất đó Có rất nhiều cách thức khác nhau trong biện pháp chấp nhận rủi ro, tuy nhiên có thể chia làm hai nhóm biện pháp là chấp nhận rủi ro thụ động và chấp nhận rủi ro chủ động Trong chấp nhận rủi ro thụ động, người ta gặp phải tổn thất mà không có sự chuẩn bi trước và có thể phải vay mượn để khắc phục hậu quả tổn thất Đối với chấp nhận rủi ro chủ động, người ta lập ra quỹ dự trữ, dự phòng và quỹ này chỉ được sử dụng để bù đắp những tổn thất do rủi ro gây ra Tuy nhiên, việc này dẫn đến việc nguồn vốn không được sử dụng một cách tối ưu hoặc nếu đi vay thì sẽ bị động và còn gặp phải các vấn đề gia tăng về lãi suất…

+ Bảo hiểm: là một phần quan trọng trong các biện pháp quản lí rủi ro của các tổ chức cũng như cá nhân Bảo hiểm là sự cam kết giữa hai bên trong đó một bên đồng ý bồi thường hoặc chi trả cho bên kia nếu như bên kia nộp phí bảo hiểm (cho chính anh ta hoặc người thứ ba) trên cơ sở một quỹ bão hiểm hình thành từ phí bảo hiểm Như vậy bản chất của bảo hiểm thể hiện ở chỗ là quá trình phân phối lại tổng sản phẩm quốc nội giữa những người tham gia bảo hiểm Quá trình phân phối lại ở đây chủ yếu là quá trình phân phối không đều trừ một số loại bảo hiểm nhân thọ hoặc hưu trí

Theo quan điểm của các nhà quản lí rủi ro, bảo hiểm là sự chuyển giao rủi ro trên cơ sở hợp đồng Theo quan điểm xã hội, bảo hiểm không chỉ là sự chuyển giao rủi ro mà còn là sự giảm rủi ro do việc tập trung một số lớn các rủi ro cho phép có thể tiên đoán về tổn thất khi chúng xẩy ra Bảo hiểm là công cụ đối phó với tổn thất do rủi ro gây ra, có hiệu quả nhất Như vậy, bảo hiểm ra đời là đòi hỏi khách quan của cuộc sống, của hoạt động sản xuất kinh doanh.

Do nhu cầu của con nguời hoạt động bảo hiểm ngày càng phát triển và không thể thiếu đối với mỗi cá nhân, doanh nghiệp và mỗi quốc gia Ngày nay, sự giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các quốc gia càng phát triển thì bảo hiểm cũng ngày càng mở rộng.

Vì vậy, khái niệm “bảo hiểm” trở nên gần gũi, gắn bó với con người, các đơn vị sản xuất kinh doanh Có được quan hệ đó vì bảo hiểm đã mang lại lợi ích kinh tế

- xã hội thiết thực cho mọi thành viên, mọi đơn vị có tham gia bảo hiểm. b Tác dụng của bảo hiểm

Trước hết bảo hiểm góp phần ổn định tài chính cho người tham gia trước tổn thất do rủi ro gây ra Rủi ro dù do thiên tai hay tai nạn bất ngờ đều gây thiệt hại về kinh tế, ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống, sản xuất kinh doanh của các cá nhân, doanh nghiệp tham gia bảo hiểm, chưa kể có lúc gây thiệt hại về người Tổn thất đó sẽ được bảo hiểm trợ cấp hoặc bồi thường về tài chính để người tham gia nhanh chóng khắc phục hậu quả, ổn định đời sống, sản xuất kinh doanh Từ đó, họ khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác một cách bình thường.

Bảo hiểm tạo ra lưới xã hội đảm bảo cuộc sống bình thường cho người dân.

BH góp phần đề phòng và hạn chế tổn thất, giúp cho cuộc sống con người an toàn hơn, xã hội trật tự hơn, giảm bớt nỗi lo cho mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp.

Bảo hiểm góp phần ổn định chi tiêu cho ngân sách nhà nước Với quỹ bảo hiểm do các thành viên tham gia đóng góp, cơ quan, công ty bảo hiểm sẽ trợ cấp hoặc bồi thường tổn thất thuộc phạm vị bảo hiểm cho người tham gia để họ khôi phục đời sống, sản xuất kinh doanh Như vậy, ngân sách nhà nước không phải chi ra để trợ cấp cho các thành viên, các doanh nghiệp khi gặp rủi ro, tất nhiên trừ trường hợp tổn thất có tính thảm họa, mang tính xã hội rộng lớn Mặt khác, hoạt động bảo hiểm nhất là bảo hiểm thương mại có trách nhiệm đóng góp vào ngân sách thông qua các loại thuế, tức là tăng thu cho ngân sách.

HỆ THỐNG CHỈ TIÊU VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM PETROLIMEX

Khái quát về công ty

PJICO là công ty cổ phần bảo hiểm đầu tiên tại Việt Nam, do các tổng công ty lớn như: Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Tổng công ty Thép Việt Nam (VSC), Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (Vinare) thành lập năm 1995 với kết quả hoạt động kinh doanh xuất sắc, PJICO đã được bầu chọn giải thưởng Sao đỏ năm 2003 và Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt năm 2004.

Ngay từ khi mới thành lập PJICO đã có chính sách phát triển mở rộng mạng lưới chi nhánh tại khắp các tỉnh thành trên cả nước tận dụng mạng lưới đại lý bảo hiểm Ngoài ra, để giữ vững và tăng trưởng về thị phần bảo hiểm, PJICO vẫn đang liên tục nâng cấp và thành lập mới các văn phòng, chi nhánh, đại lý PJICO hiện có

1 trụ sở chính, 48 chi nhánh, hơn 4500 đại lí với trên 1000 nhân viên đang làm việc tại hầu hết các tỉnh thành trong cả nước

Lĩnh vực kinh doanh của công ty: là bảo hiểm phi nhân thọ và đầu tư tài chính.

Sứ mệnh của công ty là: Cung cấp các dich vụ bảo hiểm đồng bộ, đa dạng và có chất lượng cao định hướng vào khách hàng Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp,minh bạch, năng động , thân thiện để nhân viên phát huy tài năng và sáng tạo Hợp tác hiệu quả với các đối tác để cùng phát triển và đóng góp xây dựng cộng đồng Phát triển bền vững để gia tăng giá trị cho các cổ đông thông qua đa dạng hóa hoạt động bảo hiểm và đầu tư tài chính.

Phương châm kinh doanh của công ty là: “chúng tôi chỉ cam kết những gì mình có thể thực hiện được và cố gắng thực hiện bằng những gì mình đã cam kết ”

1 Lịch sử hình thành và các giai đoạn phát triển của công ty PJICO a Quá trình hình thành của công ty Được thành lập và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 15 tháng 06 năm

Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm với sự góp vốn của 7 cổ đông sáng lập bao gồm:

Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex)

Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)

Công ty tái bảo hiểm quốc gia (Vinare)

Tổng công ty thép Việt Nam (VinaSteel)

Công ty điện tử Hà Nội (Hanel)

Công ty vật tư thiết bị toàn bộ (Matexim)

Công ty thiết bị an toàn (AT)

Và sau này bổ sung thêm Công đoàn Liên hiệp đường sắt Việt Nam

Các cổ đông sáng lập của công ty đều là những tổ chức kinh tế lớn, có tiềm năng và uy tín trên thị trường trong nước cũng như quốc tế, do đó PJICO có nhiều thuận lợi về mặt thủ tục hành chính cũng như tiềm lực về vốn Các thành viên hội đồng quản trị, ban giám đốc của công ty đều là những người có năng lực, kinh nghiệm trong công tác điều hành, quản lý các hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực Với kinh nghiệm của mình, họ đã thiết lập cho PJICO một bộ máy tinh thông, gọn nhẹ, cơ cấu quản lý và kiểm soát chặt chẽ, chính sách kinh doanh năng động và hiệu quả. b Các giai đoạn phát triển của công ty

Phân chia theo từng giai đoạn phát triển cụ thể của công ty bao gồm các giai đoạn sau:

 Những ngày đầu thành lập

Với 8 cán bộ công nhân viên ban đầu, PJICO đã phải đối mặt với khó khăn, thử thách về mọi mặt trong những ngày đầu hoạt động Tuy nhiên ngay sau khi gia nhập thị trường, PJICO đã ngay lập tức cho ra một luồng gió mới cho ngành bảo hiểm Việt Nam bởi tính năng động của mô hình cổ phần còn rất mới lạ tại Việt Nam và bởi một tư duy thâm nhập thị trường hoàn toàn mới trước đó chưa từng có tại các doanh nghiệp bảo hiểm nhà nước PJICO đã gây tiếng vang trên thị trường bảo hiểm học sinh ngay những năm học 1995 khi mang lại cho học sinh- sinh viên và các bậc phụ huynh dịch vụ bảo hiểm có chất lượng cao hơn nhờ cạnh tranh lành mạnh và quyền được lựa chọn nhà bảo hiểm tốt hơn- một quyền mà trước đây không thể thực hiện được do cơ chế chỉ có một người bán Những thành quả đạt được của PJICO trong những năm đầu gia nhập thị trường chính là nền tảng cơ bản, vững chắc để công ty tiếp tục phát triển mạnh trong các giai đoạn sau này.

Giai đoạn 2003-2005 PJICO được đánh giá là Công ty bảo hiểm phát triển nhanh nhất thị trường với tốc độ tăng trưởng doanh số bình quân đạt 60%/năm Từ thị phần khiêm tốn 5,7% năm 2002, tới nay thị phần của PJICO đã đạt 13%- đứng thứ 3 trên thị trường, khoảng cách so với các đối thủ cạnh tranh đứng trên đã được thu hẹp đáng kể. Đi liền với việc gia tăng mạnh doanh số, thị phần, thương hiệu PJICO đã được đầu tư phát triển lên một tầm cao mới Với các phương thức làm thương hiệu sáng tạo, độc đáo, từ một thương hiệu nhỏ chưa nhiều người biết tới, PJICO đã trở thành một trong những thương hiệu nổi tiếng và thành công nhất trên thị trường bảo hiểm Việt Nam với hàng loạt các giải thưởng thương hiệu danh giá như: Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt và Giải thưởng thương hiệu mạnh năm 2004… Từ thứ hạng rất khiêm tốn, PJICO đã vươn lên vị trí hàng đầu trong một số lĩnh vực bảo hiểm chủ yếu chỉ trong vòng 3 năm 2002- 2005 như: Ô tô, xe máy, hàng hải, xây dựng- lắp đặt Trong một thời gian ngắn, mạng lưới kinh doanh, đại lý của PJICO đã phát triển về đến từng xã phường, quận huyện trong toàn quốc, đảm bảo phục vụ khách hàng kịp thời ở khắp mọi miền tổ quốc.

 Giai đoạn ổn định – an toàn - hiệu quả

Phát triển luôn được gắn liền với yêu cầu bên vững, nhận thức được điều này, sau giai đoạn tăng tốc để đưa PJICO vào nhóm 3 doanh nghiệp bảo hiểm dẫn đầu thị trường, từ cuối năm 2005 PJICO đã chuyển sang thực hiện chiến lược Ổn định- An toàn- Hiệu quả để đảm bảo phát triển bền vững hơn, chuyên nghiệp hơn.Định hướng này đã và đang được thực hiện với 3 kế hoạch lớn là: Xây dựng, triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9000; Triển khai ứng dụng hệ

P Tổ chức P.Tổng hợp P.QL&phát triển đại lý P Đào tạo

Các chi nhánh Các Tổng đại Các văn phòng

P.Tổng giám đốc Đại hội cổ đông

Phòng Đầu tư p.côn g nghê thông tin thống CNTT hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế; Đầu tư chiều sâu phát triển nguồn nhân lực Với sự đồng sức đồng lòng và quyết tâm cao của tập thể lãnh đạo và CBNV toàn Công ty, tin rằng định hướng trên sẽ được triển khai thành công và mang lại những thành quả ngày càng tốt đẹp hơn cho PJICO, các cổ đông và đặc biệt là quý vị khách hàng.

2 Cơ cấu tổ chức của công ty PJICO a Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty b Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

- Đại hội đồng cổ đông Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của PJICO Có nhiệm vụ thông qua các báo cáo của Hội đồng quản trị, bổ sung, sửa đổi điều lệ; Quyết định tăng giảm vốn điều lệ; Thông qua định hướng phát triển trung và dài hạn; Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và quyết định bộ máy tổ chức của công ty.

- Hội đồng quản trị Đây là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, có toàn quyền nhân danh PJICO để quyết định mọi vấn đề quan trọng liên quan đến mục đích, quyền lợi của PJICO, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông Hội đồng quản trị PJICO gồm 9 thành viên: 3 thành viên đại diện cổ đông Petrolimex, 5 thành viên đại diện cho 5 cổ đông lớn (Vinare,Vietcombank, Hanel,VSC, Matexim) và 1 thành viên đại diện cho các cổ đông thể nhân.

Tổng giám đốc PJICO do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Đại hội cổ đông về điều hành và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Ban Tổng Giám đốc điều hành PJICO gồm 3 thành viên: 1 Tổng giám đốc, 2 Phó Tổng giám đốc.

Ban kiểm soát của PJICO do Đại hội cổ đông bầu ra có chức năng kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động quản lý của Hội đồng quản trị, hoạt động điều hành kinh doanh của Tổng giám đốc; Kiểm soát, giám sát việc chấp hành điều lệ và nghị quyết Đại hội cổ đông

- Phòng công nghệ thông tin

Là phòng chịu trách nhiệm toàn bộ về mảng thông tin của toàn công ty như:chịu trách nhiệm về mạng Internet của công ty, về phần cứng, phần mền của hệ thống thông tin của công ty.

- Phòng bảo hiểm tài sản- kỹ thuật

Hệ thống chỉ tiêu thống kê nghiên cứu kết quả hoạt động của công ty Cổ phần bảo hiểm Petrolimex

Cổ phần bảo hiểm Petrolimex

Doanh thu là tổng số tiền mà đơn vị thực tế thu đuợc hoặc sẽ thu đuợc từ các hoạt động sản suất kinh doanh trong kỳ.

Doanh thu là chỉ tiêu phản ánh tổng hợp kết quả kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm) Nó là cơ sở để tính các chỉ tiêu khác có liên quan phục vụ mục đích phân tích hoạt động kinh doanh của công ty

Doanh thu của doanh nghiệp có một ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ hoạt động của công ty, đặc biệt là doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, nó đảm bảo trang trải các chi phí, thực hiện tái sản xuất và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. Đối với công ty PJICO doanh thu là tổng số tiền mà công ty thực tế thu được hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và các nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có) trong kỳ nhờ cung cấp các dịch vụ bảo hiểm của mình.

Căn cứ vào nguồn hình thành, doanh thu của công ty bao gồm doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tái bảo hiểm, doanh thu từ hoạt động đầu tư và doanh thu khác.

+ Doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tái bảo hiểm.

Bao gồm : Thu phí bảo hiểm gốc

Thu phí nhận tái bảo hiểm Thu hoa hồng nhượng tái bảo hiểm Thu dịch vụ đại lý

Thu phí giám định hộ tổn thất + Doanh thu từ hoạt động đầu tư tài chính

Bao gồm : Doanh thu từ hoạt động mua bán chứng khoán

Lãi tiền gửi ngân hàng và công trái Doanh thu từ số lãi trên số tiền ký quỹ Thu cho thuê tài sản

Và các khoản thu khác

+ Doanh thu từ các hoạt động khác.

Bao gồm: Thu nhượng bán thanh lý tài sản

Thu từ các khoản nợ khó đòi

Thu tiền phạt vi phạm hợp đồng

Và các khoản thu khác

Bảng2.1:Doanh thu của PJICO qua các năm từ 2001-2008 Đơn vị : Tỷ đồng

Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh BH gốc

Doanh thu từ hoạt động đầu tư 10,25 15,65 20,5 20,59 23,12 28,26 100,62 180,76

Lợi nhuận của công ty bảo hiểm PJICO là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí của công ty.

Lợi nhuận kinh doanh được tính bằng công thức sau :

Lợi nhuận kinh doanh = Doanh thu kinh doanh - Chi phí kinh doanh Trong đó tổng chi phí của công ty PJICO là toàn bộ số tiền pahir chi, phải trích ra trong kỳ để phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh trong vòng một năm Nó bao gồm chi phí cho hoạt động kinh doanh; chi phí cho hoạt động tài chính và các chi phí khác.

+ Chi phí cho hoạt động kinh doanh gồm : Chi bồi thường bảo hiểm gốc

Chi bồi thường nhận tái bảo hiểm

Trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm

Chi giám định tổn thất

Tiền công, tiền lương, tiền thưởng

Bảo hiểm xã hội, y tế

Và các khoản chi khác

+ Chi cho hoạt động tài chính bao gồm :

Chi cho hoạt động mua bán chứng khoán

Trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán

Chi cho thuê tài sản

Chi thủ tục phí ngân hàng, trả lãi tiền vay

Và các khoản chi khác

+ Chi cho các hoạt động khác như :

Chi nhượng bán thanh lý tài sản cố định

Chi cho việc thu hồi các khoản nợ khó đòi

Chi tiền phạt do vi phạm hợp đồng

Lợi nhuận kinh doanh của công ty bao gồm 3 bộ phận:

- Lợi nhuận thu từ kết quả hoạt động tiêu thu sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp

- Lợi nhuận thu từ kết quả hoạt động tài chính

- Lợi nhuận thu từ kết quả hoạt động bất thường

Tổ chức hạch toán đơn vị cơ sở tính 3 chỉ tiêu lợi nhuận thu từ kết quả sản xuất kinh doanh như sau :

- Lợi nhuận gộp = Tổng doanh thu thuần – Tổng giá vốn hàng bán

- Lợi nhuận trước thuế = Tổng doanh thu thuần – Tổng giá thành hoàn toàn sản phẩm bán

- Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận thuần trước thuế - Thuế thu nhập doanh Lợi nhận kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh phần giá trị thặng dư hoặc mức hiệu quả kinh doanh mà đơn vị cơ sở thu được từ các hoạt động kinh doanh

Bảng2.2:Lợi nhuận của công ty PJICO giai đoạn 2001-2008 Đơn vị: Tỷ đồng

Thuế thu nhập doanh nghiệp 2,81 3,8 6,73 9,8 3,6 8,13 12,64 15,03

Một số chỉ tiêu chi phí quan trọng

1 Số lao động làm việc bình quân trong kỳ ( )

Số lượng lao động trong danh sách của công ty PJICO là những người lao động đã được ghi tên vào danh sách lao động của đơn vị cơ sở, do đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng và trả lương. Để tính toán các chỉ tiêu kinh tế phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty PJICO chúng ta sử dụng số lượng lao động bình quân trong kỳ ( )

Số lượng lao động bình quân trong năm 2008 của PJICO là 1100 người. Tăng 136 người so với năm 2007 trong đó chủ yếu tăng cho các khu vực trọng điểm như Bến Thành, Bình Dương,Cần Thơ, Đồng Nai, Quảng Ninh các đơn vị còn lại số lượng tăng không đáng kể.

Tổng quỹ lương của công ty trong một thời kì nhất định là tất cả các khoản tiền mà công ty dùng để trả cho người lao động theo kết quả lao động của họ dưới các hình thức, các chế độ tiền lương, chế độ phụ cấp tiền lương hiện hành.

- Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex trả thù lao, tiền lương cho thành viênHội đồng quản trị, Tổng giám đốc và người quản lý khác theo kết quả và hiệu quả kinh doanh.

- Thành viên hội đồng quản trị được hưởng thù lao công việc và tiền thưởng. Thù lao công việc được tính theo số ngày công cần thiết hoàn thành nhiệm vụ của thành viên Hội đồng quản trị và mức thù lao mỗi ngày Hội đồng quản trị dự tính mức thù lao cho từng thành viên theo nguyên tắc nhất trí Tổng mức thù lao của hội đồng quản trị do đại hội đồng cổ đông quyết định tại cuộc họp thường niên.

Thành viên hội đồng quản trị có quyền được thanh toán các chi phí ăn, ở, đi lại, và chi phí hợp lý khác mà họ chi trả khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

Tổng giám đốc được trả lương và tiền thưởng Tiền lương và tiền thưởng của tổng giám đốc do hội đồng quản trị quyết định.

Thù lao của thành viên hội đồng quản trị và tiền lương của tổng giám đốc và người quản lý khác được tính vào chi phí kinh doanh của công ty theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và phải được thể hiện thành mục riêng trong báo cáo tài chính hằng năm của công ty, phải báo cáo đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên.

Thù lao đối với công nhân viên trong công ty được thỏa thuận trực tiếp, phụ thuộc vào năng lực, kinh nghiệm thực tế và sự cống hiến cho công ty Hàng năm nhân viên công ty được tăng lương phụ thuộc vào năng lực thực tế.

Tổng quỹ lương của công ty năm 2008 là 79200 triệu đồng tăng 15% so với năm 2007 và bằng 103% so với kế hoạch đầu năm Thu nhập bình quân đạt 6 triệu đồng /người/ tháng Một số đơn vị có kết quả kinh doanh tốt thu nhập cán bộ nhân viên cao như An Giang, Sóc Trăng, Đồng Nai, Bình Dương… Ngược lại một số đơn vị có thu nhập thấp dưới mức bình quân như Lâm Đồng,Lào Cai, Hải Dương,…

Tổng số vốn của công ty là giá trị của các nguồn vốn đã hình thành trên toàn bộ tài sản của đơn vị Nói cách khác, tổng số vốn của công ty là hình thái tiền tệ của toàn bộ tài sản cố định và đầu tư dài hạn, của tài sản ngắn hạn và đầu tư ngắn hạn của công ty Hoặc cũng có thể nói, tổng vốn của công ty bao gồm vốn dài hạn và vốn ngắn hạn được đơn vị dùng vào quá trình tái sản xuất.

Tổng vốn tại thời điểm thống kê = Vốn dài hạn +Vốn ngắn hạn

TV = VHD + VNH Để phân tích tình hoạt động kinh doanh của công ty chúng ta sử dụng chỉ tiêu tổng vốn bình quân trong kỳ, được tính theo công thức sau:

Tổng vốn có bình quân= (Tổng vốn có đầu kỳ +Tổng vốn có cuối kỳ )/2

Bảng2.3: Tổng số vốn bình quân của công ty PJICO giai đoạn 2001-2008 Đơn vị : tỷ đồng

Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty

1 Những vấn đề chung về hiệu quả kinh doanh

Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, nó phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh.

Hiệu quả là chỉ tiêu được xác đinh bằng cách so sánh giữa kết quả sản xuất kinh doanh (yếu tố đầu ra) với chi phí (yếu tố đầu vào) cho quá trình sản xuất kinh doanh đó

Theo quan điểm chung của hội nghị thống kê các nước của khối SEB cho rằng: Hiệu quả là chỉ tiêu tương đối được biểu hiện bằng kết quả sản xuất so với chi phí sản xuất (chỉ tiêu hiệu quả thuận) và ngược lại (chỉ tiêu hiệu quả nghịch)

Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi doanh nghiệp. Bởi lẽ nâng cao hiệu quả kinh tế là sử dụng hợp lý hơn các yếu tố của quá trình sản xuất, với chi phí không đổi nhưng tạo ra được nhiều kết quả hơn Như vậy, phấn đấu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ làm giảm giá thành, tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

2 Một số chỉ tiêu hiệu quả SXKD của công ty PJICO Để đạt được mục tiêu kinh doanh các doanh nghiệp buộc phải chú trọng các điều kiện nội tại, phát huy năng lực cạnh tranh, tiết kiệm mọi chi phí Vì vậy yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là phải đạt kết quả tối đa với chi phí tối thiểu

Cùng với sự đi lên phát triển không ngừng của xã hội trong thời gian qua côgn ty PJICO luôn là một doanh nghiệp làm ăn có lãi Đó là nhờ các biện pháp quản lý kịp thời, đúng đắn của ban lãnh đạo công ty dựa trên các thông tin phân tích được từ tình hình hoạt động kinh doanh của công ty

Từ trước tới nay bảo hiểm và thống kê luôn là hai lĩnh vực gắn liền và hỗ trợ cho nhau Nhận ra được sự cần thiết đó công ty đã cho xây dựng một hệ thống chỉ tiêu phân tích đánh giá hiệu quả kinh doanh để từ đó còn có chính sách quản lý đúng đắn.

Năng suất lao động là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hay mức hiệu quả của lao động Nó được tính theo công thức sau :

Trong đó: w: Là năng xuất lao động

Q: Là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất, có thể là GO, DT, LN… T: Là lao động hao phí để tạo ra Q, T có thể là:

+ Số lao động bình quân ( )

+ Tổng ngày người làm việc thực tế ( NN ) + Tổng số giờ người làm việc thực tế ( GN )

2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng quỹ lương ( QL )

Việc phân tích được thực hiện thông qua tính toán và so sánh các chỉ tiêu :

2.2.1.Năng suất tổng quỹ lương hay chi phí nhân công ( H QL )

Trong đó: Q: Là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất, có thể là GO, DT, LN QL: Là tổng quỹ lương bình quân trong kỳ Ý nghĩa: Cứ một triệu đồng quỹ lương chi cho lao động sản xuất trong kỳ tạo ra mấy đơn vị kết quả

2.2.2 Tỷ suất lợi nhuận ( R QL )

Trong đó: M: Là lợi nhuận gộp, lãi gộp, lãi thuần sau thuế của công ty PJICO Ý nghĩa: Cứ một triệu đồng tổng quỹ lương chi cho lao động sản xuất trong kỳ thì tạo ra được mấy triệu đồng, Hoặc cho biết tỷ suất sinh lãi tính trên tổn quỹ lương của lao động sản xuất trong kỳ đạt được bao nhiêu.

2.3 Tình hình trang bị và sử dụng tổng vốn của công ty

- Đánh giá tình hình trang bị và đảm bảo vốn cho lao động của công ty. được phản ánh qua tính và so sánh chỉ tiêu sau:

Mức trang bị và đảm bảo tổng vốn cho lao động (TBtv) Ý nghĩa : Cứ một lao động tham gia vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì được trang bị bao nhiêu đồng tồng vốn.

- Đánh giá hiệu quả tổng vốn được phản ánh qua tính và so sánh các chỉ tiêu sau:

+ Tỷ suất lợi nhuận tổng vốn: Ý nghĩa: Cứ một đồng tổng vốn tham gia vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận Hoặc cho biết tỷ suất lợi nhuận tính trên tổng vốn trong kỳ đạt được bao nhiêu %.

+ Vòng quay tổng vốn: Ý nghĩa: Chỉ tiêu cho biết trong kỳ tổng vốn của doanh nghiệp quay được mấy vòng hay chu chuyển được mấy lần.

Tuy nhiên trên thực tế hệ thống chỉ tiêu của công ty đưa ra chưa phản ánh đầy đủ và toàn diện hiệu quả kinh doanh của công ty Công ty mới chỉ tính toán và phân tích các chỉ tiêu hiệu quả theo doanh thu chứ chưa tính theo lợi nhuận Do đó cần hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả trong thời gian tới.

Một số phuơng pháp thống kê phân tích tình hình hoạt động kinh doanh

Chỉ số thống kê là số tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng nghiên cứu.

Chỉ số là phương pháp phân tích thống kê nghiên cứu sự biến động của những hiện tượng kinh tế phức tạp, bao gồm nhiều phần tủ mà các đại lượng biểu hiện không thể trực tiếp cộng được với nhau

Xây dựng chỉ số đối với hiện tượng kinh tế phức tạp thì biểu hiện về lượng của các phần tử được chuyển về dạng chung để có thể trực tiếp cộng được với nhau, dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa nhân tố nghiên cứu với các nhân tố khác.

Khi nghiên cứu sự biến động của một nhân tố nào đó thì phải cố định các nhân tố khác (giả thiết rằng các nhân tố khác không thay đổi)

Biểu hiện biến động của hiện tượng qua những điều kiện không gian khác nhau thông qua các chỉ số không gian.

Phân tích vai trò và ảnh hưởng của từng nhân tố đối với sự biến động của hiện tượng kinh tế phức tạp được cấu thành từ nhiều nhân tố Thực chất đây cũng là phương pháp phân tích mối quan hệ, nhằm nêu lên các nguyên nhân quyết định sự biến động của hiện tượng phức tạp và tính toán cụ thể mức độ ảnh hưởng của mỗi nguyên nhân này

2 Phương pháp phân tích dãy số thời gian

Dãy số thời gian là dãy các số liệu thống kê của hiện tượng nghiên cứu được sắpxếp theo thứ tự thời gian

Doanh thu, lợi nhuận của PJICO cũng được thống kê theo thời gian theo bảng sau :

Bảng 2.4: Tổng doanh thu và lợi nhuận trước thuế của công ty PJICO giai đoạn 2001-2008 Đơn vị : tỷ đồng

Tổng doanh thu 148,53 193,82 356,6 620,44 737,27 830,42 1046,42 1308,67 Lợi nhuận trước thuế 10,04 13,54 24,04 35 12,85 29,12 45,01 53,69

Một dãy số thời gian gồm hai yếu tố: Thời gian và các số liệu của hiện tượng nghiên cứu Thời gian ở đây được tính theo năm, và khoảng cách thời gian là 1 năm Các số liệu thống kê của doanh thu và lợi nhuận trên là những con số tuyệt đối phản ánh quy mô của doanh thu và lợi nhuận của công ty qua các năm từ 2001 đến 2008 Để phân tích dãy số thời gian được chính xác thì yêu cầu cơ bản khi xây dựng dãy số thời gian là phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy số Cụ thể:

+ Nội dung và phương pháp tính chỉ tiêu qua thời gian phải thống nhất + Phạm vi hiện tượng nghiên cứu qua thời gian phải nhất trí.

+ Các khoảng cách thời gian trong dãy số nên bằng nhau, nhất là đối với dãy số thời kỳ

Việc phân tích dãy số thời gian cho phép nhận thức các đặc điểm của hiện tượng nghiện cứu qua thời gian, tính quy luật của sự biến động, từ đó tiến hành dự đoán về mức độ của hiện tượng trong thời gian tới.

3 Phương pháp hồi quy và tương quan

Phân tích hồi quy và tương quan là ta đi phân tích mối liên hệ giữa tiêu thức nguyên nhân và tiêu thức kết quả Cứ 1 giá trị của tiêu thức nguyên nhân có thể cho 1 hoặc nhiều giá trị của tiêu thức kết quả.

Phân tích hồi quy tương quan giải quyết 2 nhiệm vụ cơ bản sau:

- Xác định mô hình hồi quy phản ánh mối liên hệ

- Đánh giá mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tương quan

- Là phương pháp thường được dùng trong thống kê để nghiên cứu mối liên hệ giữa các hiện tượng.

- Nó còn được vận dụng trong một số phương pháp nghiên cứu thống kê khác như phân tích dãy số thời gian, dự doán thống kê…

4 Phương pháp dự đoán thống kê

Dự đoán thống kê là dựa vào tài liệu thống kê, sử dụng những phương pháp phù hợp để xác định mức độ của hiện tượng trong tương lai.

Tài liệu thống kê dùng để dự đoán chủ yếu dựa vào dãy số thời gian Dãy số thời gian phải được xây dựng một cách chính xác và số lượng các mức độ cảu dãy số thời gian phải đủ lớn

Chỉ cần dãy số thời gian gồm một số lượng nhất định các mức độ của hiện tượng ở thời gian hiện tại trở về trước, không đòi hỏi một khối lượng tài liệu lớn.

Việc mô hình hóa dãy số thời gian tương đối đơn giản ít bị rang buộc bởi các giả thiết.

Cho phép ứng dụng tin học thuận tiện, giúp cho việc tính toán trở nên thuận tiện, chúng ta có thể so sánh giữa các mô hình dự đoán với nhau để lựa chọn được mô hình phù hợp nhất.

VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THỐNG KÊ ĐỂ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM PETROLIMEX

Tình hình kinh doanh của công ty giai đoạn 2001-2008

Kết quả kinh doanh của công ty PJICO trong giai đoạn 2001-2008 tương đối khả quan, doanh thu, lợi nhuận đều tăng qua các năm và theo đó thu nhập trung bình của cán bộ công nhân viên trong công ty cũng tăng.

1.1 Kết quả kinh doanh bảo hiểm gốc của PJICO giai đoạn 2001-2008 Đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc, các nghiệp vụ đều duy trì mức tăng trưởng xấp xỉ hoặc cao hơn mức tăng trưởng bình quân của thị trường Công ty vẫn luôn giữ vững vị trí đứng đầu thị trường về bảo hiểm xe máy và vươn lên vị trí thứ 2 về bảo hiểm hàng hóa năm 2008 Tỷ lệ bồi thường chung luôn duy trì ở mức tương đương thị trường.

Bảng 3.1: Doanh thu từ kết quả kinh doanh các nhóm nghiệp vụ bảo hiểm gốc của công ty PJICO Đơn vị : tỷ đồng

Năm BH xe cơ giới BH con người BH hàng hóa BH tàu thủy BH tài sản, kỹ thuật Tổng

1.2 Công tác đầu tư của PJICO giai đoan 2001-2008 Đầu tư tài chính là nguồn đem lại lợi nhuận chủ yếu của các doanh nghiệp bảo hiểm nói chung và của PJICO nói riêng Mục tiêu của PJICO là xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả, nâng cao tỷ lệ sinh lời So với ngành bảo hiểm, danh mục đầu tư của PJICO tương đối đa dạng Ngoài tiền gửi chiếm tỷ trọng 50% tổng mức đầu tư, PJICO thực hiện đầu tư vào chứng khoán, trái phiếu, công trái, tín dụng, bất động sản và liên doanh Công ty đã tham gia góp vốn và trở thành một trong những cổ đông sáng lập của công ty cổ phần bất động sản Petrolimex; góp vốn 15% vào liên doanh kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong (Tổng mức đầu tư 70 triệu USD) ; tham gia vào quỹ đầu tư VF1 …

Hệ thống cơ sở vật chất trong công ty tiếp tục được đầu tư hoàn thiện bằng việc khởi công và đưa vào sử dụng một số trụ sở mới của các chi nhánh đã góp phần nâng cao uy tín và thương hiêu PJICO trên địa bàn.

Bảng 3.2: Doanh thu từ công tác đầu tư của công ty PJICO giai đoạn

Doanh thu từ hoạt động đầu tư 10,25 15,65 20,5 20,59 23,12 28,26 100,62 180,76

1.3.Công tác tái bảo hiểm

Công ty cũng duy trì quan hệ chặt chẽ với các công ty tái bảo hiểm lớn trên thế giới như Munich Re, Swiss Re, Koeran Re làm cơ sở thực hiện tiếp theo năm

2009 đối với các dự án lớn thực hiện khả thi và thiết lập, tìm hiểu mở rộng cơ hội thị trường nhận TBH.

Năm 2008 công ty đã thực hiện thành công chương trình tái bảo hiểm cho 4 nhóm nghiệp vụ chính hàng hải,hỏa hoạn, kỹ thuật và hỗn hợp.

Số liệu về hoạt động nhận, nhượng tái baỏ hiểm năm 2008 cụ thể như sau:

 Hoạt động nhượng TBH năm 2008:

-Phí nhượng tái bảo hiểm phát sinh: 264,7 Thực thanh thực chi: 273,6

-Hoa hồng tái bảo hiểm phát sinh: 55,5 Thực thanh thực chi : 57,3 -Bồi thương tái bảo hiểm phát sinh: 49,9 Thực thanh thực chi: 50,1

 Hoạt động nhận TBH năm 2008 : Đơn vị : tỷ đồng

-Phí nhận tái bảo hiểm phát sinh : 78,5 Thực thanh thực chi: 61,5

-Hoa hồng bảo hiểm phát sinh : 16,6 Thực thanh thực chi: 13,0

-Bồi thường bảo hiểm phát sinh : 44,1 Thực thanh thực chi: 44,6

Năm 2008 lãi thu từ hoạt động TBH đạt hơn 10 tỷ đồng, đã hỗ trợ rất tốt cho các nghiệp vụ khai thác gốc Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại như: thông báo TBH muộn; điều chỉnh đơn BH; tự động cấp đơn bảo hiểm…

Trong giai đoạn 2001-2008 công ty đã gặt hái được rất nhiều những thành công trên thị trường có những bước tăng trưởng khá cao nhưng vẫn con không ít những hạn chế sau:

Về hoạt động kinh doanh, quy mô của doanh nghiệp còn nhỏ khả năng cạnh tranh và uy tín của công ty chưa mạnh Công ty chưa có thế mạnh nổi trội về sản phẩm trên thị trường bảo hiểm Các sản phẩm bảo hiểm chưa linh hoạt, nhạy bén, chưa đáp ứng cao nhu cầu của bên mua bảo hiểm.

Chưa có sự phân đoạn thị trường để định hướng tập trung khai thác triệt để đối với những thị trường giàu tiềm năng

Chưa khai thác hết sức mạnh của từng địa phương nơi đặt chi nhánh

Mới chỉ chú trọng tập trung khai thac những khách hàng lớn, truyền thống chưa chú trọng đến lượng khách hàng nhỏ đặc biệt là dân cư.

Chưa chú trọng đến công tác đánh giá, thẩm định rủi ro của đối tượng bảo hiểm trước khi nhận bảo hiểm, nhiều khi các công ty chỉ quan tâm đến doanh thu nên hiệu quả kinh doanh nói chung chưa cao.

Việc tổ chức tuyển dụng , đào tạo cán bộ nhân viên chưa tốt lắm đặc biệt là ở các chi nhánh ở tỉnh lẻ chưa da dạng hóa các loại hình đầu tư

Còn thiếu nhiều cán bộ có nghiệp vụ chuyên môn về bảo hiểm

3 Định hướng phát triển của công ty cho năm 2009

Năm 2009 được nhìn nhận sẽ tiếp tục là năm khó khăn của nền kinh tế Kinh tế thế giới suy thoái Kinh tế Việt Nam đối mặt với nguy cơ giảm phát, tăng trưởng chậm. Các chính sách kích cầu của chính phủ như tăng chi cho đầu tư, giảm thuế cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, giãn áp dụng thuế thu nhập cá nhân, … sẽ cần thời gian nhất định mới tác động đến nền kinh tế Việt Nam sẽ đối mặt với 2 vấn đề lớn trong năm 2009 đó là : cạnh tranh gay gắt về thị phần xuất khẩu trên thế giới, trong khi đó thị trường trong nước cũng sẽ đối mặt với nguy cơ trở thành nơi tiêu thụ hàng hóa của các nước khác, khiến tỷ lệ nhập siêu tăng mạnh Nguồn vốn FDI có thể sẽ giảm sút do sự suy thoái của nền kinh tế thế giới, viện trợ ODA có thể sẽ giảm do ảnh hưởng của vụ tiêu cực PCI (dự án xa lộ Đông Tây thành phố Hồ Chí Minh)

Trên thị trường bảo hiểm, xuất hiện thêm sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước mới thành lập cũng như các doanh nghiệp nước ngoài mới tham gia thị trường Vì vậy năm 2009 sẽ là một khó khăn cho PJICO.

Xác định những khó khăn thách thức trong năm 2009, công ty không đặt mục tiêu tăng trưởng cao trong năm 2009.

-Tổng doanh thu phấn đấu tăng trưởng 10% so với năm 2008

-Lợi nhuận phấn đấu tăng 5% so với năm 2008.

-Thu nhập bình quân người lao động tăng khoảng 10% so với 2008.

Các chỉ tiêu kinh doanh cơ bản:

-Tổng thu kinh doanh: 1435 tỷ đồng, trong đó doanht hu bảo hiểm gốc là

1165 tỷ đồng, tăng trưởng 10% so với năm 2008.

- Lợi nhuận trước thuế: 66 tỷ đồng

Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty PJICO giai đoạn 2001-2008

1 Phân tích một số chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của PJICO

Bảng3.3: Một số chỉ tiêu sử dụng để phân tích đặc điểm biến động của tổng doanh thu giai đoạn 2001-2008.

Năm Tổng doanh thu (tỷ đồng)

Lượng tăng (giảm) tuyệt đối ( tỷ đồng)

Tốc độ phát triển (%) Tốc độ tăng (%) hoànLiên Định gốc Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc

Bình quân 655,3 165,7 136,42 36,42 Đồ thị 1: Biểu diễn tổng doanh thu của công ty PJICO giai đoạn 2001-2008 Nhận xét:

Trong giai đoạn 2001-2008, doanh thu năm sau so với năm trước của công ty PJICO đều tăng lên, đạt doanh thu bình quân hàng năm là 655,3 tỷ đồng Đặc biệt là những năm gần đây, mặc dù nền kinh tế Việt Nam đang rất khó khăn do chịu ảnh hưởng chung của suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng doanh thu của công ty vẫn ngày một tăng Doanh thu năm 2007 tăng 26,01% tương ứng tăng 215,997 tỷ đồng so với năm 2006 Doanh thu năm 2008 tăng 25,06% tương ứng tăng 262,257 tỷ đồng.

Tốc độ phát triển bình quân hàng năm về doanh thu của công ty PJICO giai đoạn 2001-2008 bằng 1,3642 lần hay 136,42% tương ứng tăng 165,6957 tỷ đồng /năm. Đây là những con số rất tích cực

Bảng 3.4: Một số chỉ tiêu sử dụng để phân tích sự biến động của lợi nhuận giai đoạn 2001-2008.

Lợi nhận kd trước thuế (tỷ đồng)

Lượng tăng (giảm) tuyệt đối ( tỷ đồng)

Tốc độ tăng (% ) hoànLiên Định gốc Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định

Bình quân 27,91 6,24 127,06 27,06 Đồ thị 2: Biểu diễn lợi nhuận trước thuế của công ty PJICO giai đoạn 2001-2008

Trong giai đoạn 2001-2008 lợi nhuận kinh doanh trước thuế bình quân của công ty PJICO đạt 31,8813 tỷ đồng Tốc độ tăng bình quân hàng năm là

27,07% tương ứng tăng 6,2364 tỷ đồng.

Chỉ có năm 2005, lợi nhuận kinh doanh giảm 63,31% tương ứng giảm 22,159 tỷ đồng Nhưng công ty đã kịp thời tìm hiểu, phát hiện nguyên ngân và điểu chỉnh kịp thời nên trong những năm gần đây công ty đã dạt được tốc độ tăng khá cao, năm 2006 lợi nhuận kinh doanh trước thuế tăng 25,9% tương ứng tăng 16,169 tỷ đồng so với năm 2005, năm 2007 tăng 55,15% tương ứng tăng 16 tỷ đồng so với năm 2006, năm 2008 tăng 19,28% tương ứng tăng 8,678 tỷ đồng Đồ thị 3: Kết hợp hai chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận của công ty PJICO

Nhận xét: Qua đồ thị trên ta thấy tổng doanh thu của công ty rất lớn nhưng trong đó lợi nhuận đạt được lại rất bé, đặc biệt là trong giai đoạn 2004-2008 Điều này chứng tỏ trong những năm gần đây khi nền kinh tế gặp rủi ro cao thì các cá nhân , doanh nghiệp tham gia bảo hiểm rất nhiều và công ty đã đạt mức doanh thu rất cao nhưng cũng chính rủi ro cao làm cho công ty phải bồi thường một số tiền khá lớn cho khách hàng.

2 Phân tích các chỉ tiêu chi phí cho quá trình kinh doanh bảo hiểm của công ty PJICO

2.1 Chỉ tiêu chi phí bồi thường bảo hiểm gốc

Những năm gần đây tỷ lệ bồi thường của hầu hết các nghiệp vụ bảo hiểm của công ty vẫn còn ở mức khá cao, đặc biệt là tỷ lệ bồi thường xe ô tô vẫn còn ở mức cao hơn mức bình quân thị trường.

Có 15chi nhánh tỷ lệ bồi thường nghiệp vụ ô tô rất cao trên 75% do đó làm giảm hiệu quả kinh doanh: Khánh hòa, Đà Nẵng, Huế, Quảng Bình, Hà Tĩnh

Tồn đọng nổi cộm trong khâu quản lý bồi thường đã được đoàn kiểm toán nhà nước nêu rõ: Chưa tính chế tài các lỗi của chủ xe, chưa quản lý vật tư tài sản thu hồi sau bồi thường đúng quy định, khi tính toán bồi thường chưa tính trừ phế liệu thu hồi do đó chưa hạn chế tối đa số tiền giải quyết bồi thường.

Bảng 3.5: So sánh tốc độ phát triển của hai chỉ tiêu tổng doanh thu và chi phí bồi thường bảo hiểm gốc của công ty PJICO giai đoạn 2001-2008 Đơn vị: %

Tốc độ phát triển của tổng doanh thu

Tốc độ phát triển của chi phí bồi thường bảo hiểm gốc

% Tăng của tốc độ phát triển doanh thu so với tốc độ phát triển chi phí bồi thường BH gốc

Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc

Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy tốc độ phát triển bình quân của tổng doanh thu lớn hơn tốc độ phát triển bình quân của chi phí bồi thường bảo hiểm gốc , phản ánh công ty luôn làm an có lãi Tuy nhiên tốc độ tăng bình quân của chi phí bồi thường bảo hiểm gốc vẫn còn khá cao tới 136,4%, đặc biệt là trong hai năm gần đây tốc độ tăng của chi phí bồi thường bảo hiểm gốc còn lớn hơn tốc độ tăng của tổng doanh thu , năm 2008 sự chênh lệch đó lên tới 18,4% , rất đáng lo ngại Vì thế trong những năm tới công ty cần tìm cách để hạn chế tối đa khoản chi phí này.

2.2 Chỉ tiêu tài sản cố định bình quân

Bảng 3.6 : Một số chỉ tiêu phân tích sự biến động tài sản cố định bình quân của công ty PJICO giai đoạn 2001-2008

Năm Tài sản cố định BQ (tỷ đồng)

Lượng tăng (giảm) tuyệt đối ( tỷ đồng)

Tốc độ tăng (% ) hoànLiên Định gốc Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc

Bình quân 443 82,29 123,21 23,21 Đồ thị 4:Biểu diễn chỉ tài sản cố định bình quân trong năm giai đoạn 2001-2008 Nhận xét: Tài sản cố định bình quân hàng năm của công ty PJICO giai đoạn

2001-2008 là 443 tỷ đồng Tốc độ tăng bình quân hàng năm là 23,2% tương ứng với lượng tăng bình quân hàng năm là 82,29 tỷ đồng Đặc biệt là năm 2004 tốc độ tăng bình quân năm đạt tới 40,13% tương ứng tăng 128 tỷ đồng , những năm sau ( từ 2005 đến 2007 ) doanh nghiệp ít đầu tư vào trang bị tài sản cố định nhưng đến năm 2008 vừa qua để tiếp tục phát triển mạnh trong bối cảnh kinh tế khó khăn công ty đã chú trọng đầu tư vào TSCĐ nâng tốc độ phát triển lên 24,58% tương ứng tăng 148 tỷ đồng so với năm 2007.

2.3 Chỉ tiêu số lao động bình quân

Bảng 3.7: Một số chỉ tiêu phân tích sự biến động số lao động bình quân của công ty PJICO giai đoạn 2001-2008.

Số lao độngbinh (người)quân

Lượng tăng (giảm) tuyệt đối ( tỷ đồng)

( % ) Tốc độ tăng (% ) hoànLiên Định gốc Liên hoàn Định gốc Liên hoàn Định gốc

Nhận xét:Nhìn vào bảng trên ta thấy :

Số lao động làm việc thực tế có bình quân trong năm liên tục tăng trong giai đoạn 2001-2008 Số lao động bình quân trong giai đoạn này là 666,25 người tốc độ tăng bình quân hàng năm là 20,68%

Bảng 3.8: Một số chỉ tiêu về lợi nhuận và tổng vốn

Năm Lợi nhuận trước thuế ( tỷ đồng )

Tổng số (tỷ đồng )vốn

Tốc độ phát triển của lợi nhuận trước thuế (%)

Tốc độ phát triển của tổng vốn (%) hoànLiên Định gốc Liên hoàn Định gốc

* Đồ thị 5: Biểu diễn tốc độ phát triển liên hoàn của lợi nhuận trước thuế và tổng vốn có bình quân trong năm của công ty.

* Nhận xét: Tốc độ phát triển của tổng vốn và của lợi nhuận trước thuế đều biến động không đồng đều

Trong giai đoạn 2001-2008 tốc độ phát triển liên hoàn của lợi nhuận trước thuế đều lớn hơn tốc độ phát triển liên hoàn của tổng vốn điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tổng vốn của công ty PJICO rất tốt Chỉ có năm 2005 tốc độ phát triển liên hoàn của lợi nhuận bé hơn tốc độ phát triển liên hoàn của tổng vốn cho thấy hiệu quả sử dụng tổng vốn kém nhưng công ty đã kịp tìm hiểu phát hiện nguyên nhân và điều chỉnh hoạt động nên đến năm 2006 lợi nhuận đã tăng vọt

3 Phân tích một số các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty PJICO

Lấy năm 2007 làm năm gốc và năm 2008 là năm nghiên cứu

Bảng 3.9: Các chỉ tiêu kết quả và chi phí của công ty PJICO

Tên chỉ tiêu Giá trị ( tỷ đồng ) Tốc độ phát triển (%)

+Lợi nhuận trước thuế (LN) 45,01 53,69 119,28

+Chi phí bồi thường bảo hiểm gốc 465 496 106,67

+Tài sản cố định bình quân ( ) 602 750 124,58

+Số lao động bình quân ( ) 964 1100 114,11

+ Tổng vốn có bình quân trong kỳ (TV) 503 529 105,17

3.1 Hiệu quả sử dụng lao động của công ty PJICO

Bảng 3.10:Bảng tính các chỉ tiêu phản ánh năng suất bình quân một lao động của công ty PJICO

Tên chỉ tiêu Công thức tính

Giá trị (tỷ đồng/người) Tốc độ triểnphát

1.Năng suất bình quân 1 lao động tính theoDT 1,09 1,19 9,6

2.Năng suất bình quân 1 lao động tính theo LN 0,047 0,049 4,53

Nhận xét: Về năng suất lao động được thể hiện qua 2 chỉ tiêu: Năng suất bình quân 1 lao động tính theo doanh thu và năng suất bình quân 1 lao động tính theo lợi nhuận Kết quả tính toán cho thấy cả hai chỉ tiêu trên đều có tốc độ phát triển lớn hơn một, phản ánh năng suất bình quân 1 lao động năm báo cáo tăng so với năm gốc, nguyên nhân là do tốc độ phát triển của doanh thu , lợi nhuận đều lớn hơn tốc độ phát triển của lao động bình quân. Đi vào từng chỉ tiêu cụ thể ta thấy :

+ Ở năm gốc cứ 1 lao động tham gia vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra được 1,09 tỷ đồng doanh thu cho công ty còn ở năm nghiên cứu thì tạo ra được 1,19 tỷ đồng doanh thu tăng 9,6%.

KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP

Đánh giá tình hình thực tế đối với công ty

PJICO được thành lập trong hoàn cảnh nền kinh tế nước ta có nhiều những chuyển biến mạnh mẽ, phức tạp, trong giai đoạn thị trường bảo hiểm Việt Nam bắt đầu hình thành và phát triển nên công ty đã phải trải qua rất nhiều thuận lợi và khó khăn đan xen nhau trong quá trình hoạt động.

Nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đang dành được nhiều thành tựu đáng khích lệ sau 10 năm đổi mới, tỷ lệ tăng trưởng GDP cao, thu nhập đầu người tăng nhanh, số lượng các cá nhân doanh nghiệp tham gia bảo hiểm ngày càng lớn Như vậy thị trường các nghiẹp vụ bảo hiểm sẽ ngày càng phát triển.

Năm 1995 đánh dấu thị trường bảo hiểm Việt Nam bắt đầu được mở rộng, chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước diễn ra mạnh mẽ PJICO là bảo hiểm đầu tiên tại Việt Nam được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần nên thu hút được sự tham gia góp vốn ủng hộ của các cổ đông lớn đặc biệt là công ty xăng dầu Việt Nam Đây là nền tảng vững chắc xuyên suốt quá trình hoạt động và phát triển của công ty.

1.2 Khó khăn Đây là công ty bảo hiểm đầu tiên tại Việt Nam được thành lập dưới hình thức là công ty bảo hiểm cổ phần nên gặp phải không ít khó khăn nhưng hầu như công ty không được hưởng bất kỳ một sự ưu đãi nào của nhà nước về thuế, vốn…Lúc đầu nhận thức của các cơ quan chức năng, của công chúng với công ty còn nhiều mặt không tích cực có nhiều sự phân biệt đối sử

Trước đây hoạt động kinh doanh bảo hiểm chủ yếu là do Bảo Việt tiến hành,đây là một công ty lớn được sự ưu đãi đặc biệt của nhà nước Đỗi ngũ cán bộ củaBảo Việt có trình độ và kinh nghiệm cao, công ty còn có nhiều mối quan hệ rộng đối với bạn hàng trong nước và quốc tế Khi PJICO tham gia vào thi trường sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tuyên truyền, quảng cáo sản phẩm của mình, bởi lẽ khách hàng đã quá quen thuộc với sản phẩm của công ty cũ mà họ đã từng tham gia.

Do đó đây là sự cạnh tranh vô cùng khó khăn của công ty

Do mới thành lập nên bộ máy tổ chức cán bộ của PJICO còn chưa đầy đủ và ổn định Số lượng cán bộ công tác tại phòng, ban còn thiếu kinh nghiệm và trình độ đặc biệt là trong khâu khai thác và giám định Ý thức kỷ luật của cán bộ công nhân viên còn chưa cao, thường xuyên đi làm không đúng giờ, làm việc cá nhân trong giờ, đặc biệt là tình trạng sử dụng điện thoại không đúng mục đích.

Do đặc điểm của sản phẩm bảo hiểm là lợi ích chưa nhìn thấy được ngay nên gây nhiều khó khăn cho công tác khai thác.

Thị trường bảo hiểm Việt Nam đã bước sang giai đoạn cạnh tranh gay gắt , với sự xuất hiện của nhiều công ty mới dẫn đến thị trường sẽ bị chia sẻ.

Do nhận thức của nhân dân ta về bảo hiểm còn thấp, họ chưa thực sự gửi tron niềm tin cho các công ty bảo hiểm Mặt khác do thu nhập của người dân còn thấp nên nhu cầu tham gia bảo hiểm chưa cao.

Các phòng ban còn thiếu, đặc biệt là ở các công ty, chi nhánh ở các tỉnh lẻ chưa có sự điều hành bằng quản lý mạng từ trụ sở đến các văn phòng khu vực hoạc từ các văn phòng đến các đại lý.

Các kiến nghị và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty

Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường sự dậm chân tại chỗ của bất cứ một tổ chức kinh doanh nào cũng đồng nghĩa với sự tụt hậu và thất bại Chính vì vậy để tồn tại và phát triển thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới và hoàn thiện mình, tìm ra các biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế và phát huy những mặt mạnh của mình để thích nghi với tình hình kinh doanh theo cơ chế thị truờng

Trong thời gian học tập và tích lũy kiến thức trên ghế nhà trường và thực tập tại công ty PJICO, thấy được những khó khăn cũng như những triển vọng khi triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm của công ty Để góp phần vào việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty PJICO tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị và giải pháp sau:

 Nâng cao chất lượng sản phẩm bảo hiểm

Ngày nay đời sống xủa nguời dân đuợc nâng lên đáng kể, hiểu biết về tác dụng của bảo hiểm cũng ngày càng sâu sắc hơn truớc, nhu cầu đuợc bảo hiểm rất lớn đặc biệt là những người có thu nhập cao Do đó PJICO phài không nâng cao chất lượng của các sản phầm bảo hiểm.

* Bảo hiểm xe cơ giới

+Tăng cường các đại lý bán bảo hiểm trực tiếp , xây dựng các tổng đại lý : tập trung xây dựng vào các điểm bán: Đăng ký xe, Thuế trước bạ, Bán xe mới , sữa chữa xe …

+ Xây dựng cơ chế chi phí cho tổng đại lý: Chi phí biển bán hàng, thuê địa điểm và một số chi phí cố định khác: điện thoại, bàn ghế…

+ Kết hợp với các sản phẩm khác để bán sản phẩm trọn gói

+ Tuyên truyền, quảng cáo thực hiện TT 126 với hệ thống bán hàng mạnh của PJICO

+ Cơ chế kinh doanh tương tự năm 2008 và cần tách chi phí đào tạo xây dựng đại lý trên tổng nguồn giao cho các đơn vị.

+ Tăng cường các điểm bán hàng

+ Nâng cao chất lượng phục vụ :

Khâu bán hàng cần tăng cường theo dõi tái tục hợp đồng đảm bảo tối thiểu 80% khách hàng cũ trước thời hạn 30 ngày Dịch vụ thăm hỏi khách hàng: sinh nhật, ngày lễ như gửi thiếp chúc mừng và quà tặng kỷ niệm nhỏ

Khâu giám định bồi thường cần tăng tốc độ trả lời khách hàng và rút ngắn thời gian thông báo bồi thường

Khâu thanh toán: Bộ phận kế toán thanh toán kịp thời và giảm bớt các thủ tục chứng từ không cần thiết tuy nhiên cần đảm bảo đúng quy định cảu pháp luật.

Duy trì chế dộ trực đường day nóng 24/24h

Duy trì 2 trung tâm cứu hộ tại Hà Nội, TP Hồ chí Minh, phát triển các trung tâm cứu hộ của PJICO và bổ sung dịch vụ miễn phí tại các thành phố lớn: Đã Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng…

+ Cơ chế kinh doanh: Xem xét bổ sung chi phí cho các đơn vị kinh doanh có tỷ lệ bồi thường thấp và không vượt chi định mức.

+ Tăng cường kiểm tra các đơn vị có tỷ lệ bồi thường cao, kiểm tra ngay tại công ty hàng quý với các hồ sơ từ 50 triệu đ trở lên cảu các dơn vị gửi về công ty.

+ Xây dựng hệ thống công xưởng sửa chữa cao uy tín là đối tác lâu dại của công ty trên toàn quốc gia và kết hợp xây dựng bảng giá sửa chữa xe tai nạn.

+ Đào tạo cấp chứng chỉ giám định viên và bồi thường viên.

+ Cải tiến qui trình ISO về GĐ-BT

-Tập trung mạnh hơn vào công tác quản lý nghiệp vụ theo ngành dọc tại các đơn vị cơ sở Tổ chức các đọt kiểm tra, khảo sát về tình hình bồi thường tại các đơn vị cơ sở xây dựng chương trình đào tạo chức danh bồi thường viên-giám định viên về bảo hiểm con người.

- Tiếp tục giữ vững và phát triển thêm bảo hiểm học sinh, tạp trung vào các khách hàng có doanh thu đạt hiệu quả hợp lý, kiên quyết loại bỏ những đối tượng khách hàng có tỷ lệ bồi thường cao qua nhiều năm.

- Thắt chặt hơn nữa hoạt động kiểm soát rủi ro.

- Phát triển nhóm nghiệp vụ mới một cách thận trọng, không chạy theo thành tích cá nhân, lựa chọn khu vực thị trường có hiệu quả để phát triển là Hà Nội, TP HCM.

* Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa

- Tiếp tục thực hiện chính sách linh hoạt phí bảo hiểm, nâng cao chất lượng phục vụ, giải quyết giám định, bồi thường sau bán hàng nhằm phát triển và giữ vững vị thế trên thị trường mang tính ổn định đối với khối khách hàng trọng điểm trên thị trường trong điều kiện khó khăn của thị trường XNK và cạnh tranh gay gắt.

- Đề xuất củng cố về nhân sự làm BH hàng hóa tại Sài Gòn, Miền Tây, Đà Nẵng, Hà Nội vì ở đây thị trường có tiềm năng nhưng hiện tại số cán bộ chuyên môn về nghiệp vụ này không nhiêu.

Ngày đăng: 26/06/2023, 20:35

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.4: Tổng doanh thu và lợi nhuận trước thuế của công ty PJICO - Sử Dụng Một Số Phương Pháp Thống Kê Để Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Cỏ Phần Bảo Hiểm Petrolimex.docx
Bảng 2.4 Tổng doanh thu và lợi nhuận trước thuế của công ty PJICO (Trang 29)
Bảng 3.1: Doanh thu từ kết quả kinh doanh các nhóm nghiệp vụ bảo hiểm gốc - Sử Dụng Một Số Phương Pháp Thống Kê Để Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Cỏ Phần Bảo Hiểm Petrolimex.docx
Bảng 3.1 Doanh thu từ kết quả kinh doanh các nhóm nghiệp vụ bảo hiểm gốc (Trang 32)
Đồ thị 1: Biểu diễn tổng doanh thu của công ty PJICO giai đoạn 2001-2008 Nhận xét: - Sử Dụng Một Số Phương Pháp Thống Kê Để Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Cỏ Phần Bảo Hiểm Petrolimex.docx
th ị 1: Biểu diễn tổng doanh thu của công ty PJICO giai đoạn 2001-2008 Nhận xét: (Trang 37)
Đồ thị 2: Biểu diễn lợi nhuận trước thuế của công ty PJICO - Sử Dụng Một Số Phương Pháp Thống Kê Để Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Cỏ Phần Bảo Hiểm Petrolimex.docx
th ị 2: Biểu diễn lợi nhuận trước thuế của công ty PJICO (Trang 38)
Đồ thị 3: Kết hợp hai chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận của công ty PJICO - Sử Dụng Một Số Phương Pháp Thống Kê Để Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Cỏ Phần Bảo Hiểm Petrolimex.docx
th ị 3: Kết hợp hai chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận của công ty PJICO (Trang 39)
Bảng 3.5: So sánh tốc độ phát triển của hai chỉ tiêu tổng doanh thu và chi phí - Sử Dụng Một Số Phương Pháp Thống Kê Để Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Cỏ Phần Bảo Hiểm Petrolimex.docx
Bảng 3.5 So sánh tốc độ phát triển của hai chỉ tiêu tổng doanh thu và chi phí (Trang 40)
Đồ thị 4:Biểu diễn chỉ  tài sản cố định bình quân trong năm - Sử Dụng Một Số Phương Pháp Thống Kê Để Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Cỏ Phần Bảo Hiểm Petrolimex.docx
th ị 4:Biểu diễn chỉ tài sản cố định bình quân trong năm (Trang 42)
Bảng 3.8: Một số chỉ tiêu về lợi nhuận và tổng vốn - Sử Dụng Một Số Phương Pháp Thống Kê Để Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Cỏ Phần Bảo Hiểm Petrolimex.docx
Bảng 3.8 Một số chỉ tiêu về lợi nhuận và tổng vốn (Trang 44)
Bảng 3.9: Các chỉ tiêu kết quả và chi phí của công ty PJICO - Sử Dụng Một Số Phương Pháp Thống Kê Để Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Cỏ Phần Bảo Hiểm Petrolimex.docx
Bảng 3.9 Các chỉ tiêu kết quả và chi phí của công ty PJICO (Trang 45)
Bảng 3.14:Bảng tính các chỉ tiêu về doah thu, quỹ lương và năng suất - Sử Dụng Một Số Phương Pháp Thống Kê Để Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Cỏ Phần Bảo Hiểm Petrolimex.docx
Bảng 3.14 Bảng tính các chỉ tiêu về doah thu, quỹ lương và năng suất (Trang 52)
Bảng3.15: Bảng tính các chỉ tiêu trong mô hình (4) - Sử Dụng Một Số Phương Pháp Thống Kê Để Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Cỏ Phần Bảo Hiểm Petrolimex.docx
Bảng 3.15 Bảng tính các chỉ tiêu trong mô hình (4) (Trang 54)
Bảng 3.17: Giá trị của các chỉ tiêu trong mô hình (4) - Sử Dụng Một Số Phương Pháp Thống Kê Để Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Cỏ Phần Bảo Hiểm Petrolimex.docx
Bảng 3.17 Giá trị của các chỉ tiêu trong mô hình (4) (Trang 59)
Bảng 4.1: Dự đoán tổng doanh thu của công ty PJICO giai đoạn 2009-2010 - Sử Dụng Một Số Phương Pháp Thống Kê Để Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Cỏ Phần Bảo Hiểm Petrolimex.docx
Bảng 4.1 Dự đoán tổng doanh thu của công ty PJICO giai đoạn 2009-2010 (Trang 62)
Bảng 4.2: Kết quả dự đoán tổng doanh thu của công ty PJICO theo mô hình - Sử Dụng Một Số Phương Pháp Thống Kê Để Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Cỏ Phần Bảo Hiểm Petrolimex.docx
Bảng 4.2 Kết quả dự đoán tổng doanh thu của công ty PJICO theo mô hình (Trang 64)
Bảng 4.3: Dự đoán lợi nhuận sau thuế của công ty PJICO trong hai năm 2009 - Sử Dụng Một Số Phương Pháp Thống Kê Để Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Cỏ Phần Bảo Hiểm Petrolimex.docx
Bảng 4.3 Dự đoán lợi nhuận sau thuế của công ty PJICO trong hai năm 2009 (Trang 66)
Bảng 4.4: Kết quả dự đoán lợi nhuận trước thuế của công ty PJICO theo mô - Sử Dụng Một Số Phương Pháp Thống Kê Để Phân Tích Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty Cỏ Phần Bảo Hiểm Petrolimex.docx
Bảng 4.4 Kết quả dự đoán lợi nhuận trước thuế của công ty PJICO theo mô (Trang 68)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w