1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khoá luận tốt nghiệp chuyên ngành kinh tế dữ liệu phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty tnhh qvn vina bằng công cụ tableau

85 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 4,26 MB

Nội dung

Để tìm hiểu sâu hơn về tình trạng hoạt động, cũng như nắm rõ các tác động đến tình hình hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, tôi chọn cho mình đề tài “Phân tích tình hình hoạt động

Trang 1

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

TẠI CÔNG TY TNHH QVN VINA BẰNG CÔNG CỤ TABLEAU

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Sĩ Thiệu Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Nhung

Mã sinh viên: 7103101337 Lớp: KTDL 10

Hà Nội, 2023

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS.Đàm Thanh Tú là người thầy đã dẫn dắt tôi trong suốt quá trình thôi tham gia học tập Và tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Th.S Nguyễn Sĩ Thiệu đã quan tâm, dành thời gian hướng dẫn tận tình, chu đáo giúp đỡ tôi nghiên cứu và hoàn thành đề tài này

Tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô trường Học viện Chính sách và Phát Triển

đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành bài báo cáo thực tập này

Hơn nữa tôi đặc biệt cảm ơn các anh chị trong công ty TNHH QVN VINA

đã hỗ trợ tận tình và cung cấp tư liệu để tôi có thể hoàn thành bài luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

DANH MỤC HÌNH ẢNH BẢNG BIỂU 4

MỞ ĐẦU 6

1 Lý do chọn đề tài 6

2 Mục tiêu của đề tài 6

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

4 Phương pháp nghiên cứu 7

5 Bố cục của đề tài 7

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH QVN VINA 8

1.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH QVN VINA 8

1.1.1 Thông tin chung 8

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công Ty TNHH QVN Vina 9

1.1.3 Ngành nghề kinh doanh chính 9

1.2 GIÁ TRỊ CỐT LÕI 9

1.2.1 Tầm nhìn 9

1.2.2 Sứ mệnh 10

1.2.3 Giá trị cốt lõi 10

1.3 CHÍNH SÁCH HOẠT ĐỘNG 10

1.3.1 Chất lượng 10

1.3.2 Sáng tạo 10

1.3.3 Chuyên nghiệp 11

1.3.4 Nỗ lực 11

1.4 CƠ CẤU TỔ CHỨC 11

1.5 ĐẶC ĐIỂM BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY TNHH QVN VINA 13

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BẰNG TABLEAU VÀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH QVN VINA 18

2.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HỌA ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH QVN VINA BẰNG TABLEAU 21

2.2.1 Giới thiệu khái quát về công cụ Tableau 21

2.2.2 Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH QVN VINA 29

2.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH QVN VINA 54

2.3.1 Tình hình tài sản nguồn vốn 54

Trang 4

2.3.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty 56

2.3.3 Thực trạng doanh thu 57

2.3.4 Thực trạng giá vốn 59

2.3.5 Thực trạng chi phí 60

2.3.6 Thực trạng lợi nhuận 63

2.3.7 Tỷ số sinh lợi 68

CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐƯA RA GIẢI PHÁP 75

3.1 NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH QVN VINA 75

3.1.1 Ưu điểm 75

3.1.2 Nhược điểm 76

3.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 77

3.2.1 Kiến nghị với cơ quan nhà nước 77

3.2.2 Kiến nghị với doanh nghiệp 78

KẾT LUẬN 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

Trang 5

DANH MỤC HÌNH ẢNH BẢNG BIỂU

Hình 2.1 Biểu đồ thể hiện doanh thu và lợi nhuận theo tháng giai đoạn

Hình 2.9 Biểu đồ thể hiện doanh thu theo nhóm khách hàng giai đoạn

2019 – 2021

40

Hình 2.10 Biểu đồ thể hiện doanh thu theo nhóm khách hàng năm 2019 42 Hình 2.11 Biểu đồ thể hiện doanh thu theo nhóm khách hàng năm 2020 43 Hình 2.12 Biểu đồ thể hiện doanh thu theo nhóm khách hàng năm 2021 44 Hình 2.13 Biểu đồ thể hiện doanh thu theo nguồn giai đoạn 2019 – 2021 45

Trang 6

Hình 2.17 Biểu đồ thể hiện doanh thu bình quân, xu hướng và dự báo doanh thu giai đoạn 2019 – 2021

Bảng 2.7 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2019 – 2021 66

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Đối với bất kỳ một công ty hoặc doanh nghiệp nào thì mục đích hoạt động chủ yếu chính là lợi nhuận đạt được Để đạt được điều đó, doanh nghiệp phải luôn cân nhắc, kiểm soát giữa doanh thu đạt được và chi phí bỏ ra, đồng thời phải tìm hiểu đến các yếu tố ảnh hưởng, tác động đến doanh thu, chi phí Như vậy, mối liên

hệ giữa doanh thu, chi phí và lợi nhuận nói lên được tình hính sức khỏe của doanh nghiệp, tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có thật sự hiệu quả

Trong từng thời kỳ hoạt động, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh luôn

là mục tiêu của mọi hoạt động trong doanh nghiệp Đây là điều kiện để tổn tại và phát triển doanh nghiệp Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh để tìm ra nguyên nhân tác động đến kết quả kinh doanh

Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh giúp cho doanh nghiệp có được các thông tin cần thiết, để đưa ra những quyết định điều chỉnh kịp thời những bất hợp lý, nhằm đạt được mục tiêu trong quá trình điều hành kinh doanh

Để tìm hiểu sâu hơn về tình trạng hoạt động, cũng như nắm rõ các tác động đến tình hình hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, tôi chọn cho mình đề

tài “Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH QVN VINA

bằng công cụ Tableau”

2 Mục tiêu của đề tài

Mục tiêu chủ yếu của đề tài: “Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh

của công ty TNHH QVN VINA bằng công cụ Tableau” nhằm nắm rõ tình hình

hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực biển quảng cáo của công ty, cũng như hiểu

rõ hơn về ý nghĩa của các chỉ số liên quan đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Từ đó có cái nhìn khái quát hơn về các yếu tố ảnh hưởng và tác động đến tình hình hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp nói chung, và thực

Trang 8

trạng hoạt động kinh doanh của nhóm ngành quảng cáo nói riêng, mà đại diện là công ty TNHH QVN VINA

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: công ty TNHH QVN VINA

Phạm vi nghiên cứu: các chỉ số hoạt động kinh doanh của công ty TNHH QVN VINA

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu, kết hợp với phương pháp so sánh, và sử dụng kết quả thông qua phân tích bằng công cụ Tableau

5 Bố cục của đề tài

Chương 1: Giới thiệu về công ty TNHH QVN VINA

Chương 2: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh bằng Tableau và tình hình tài chính của công ty TNHH QVN VINA

Chương 3: Nhận xét, đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp

Trang 9

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH QVN VINA

1.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH QVN VINA

1.1.1 Thông tin chung

Công ty TNHH QVN Vina được thành lập ngày 22/03/2012 Là đơn vị hạch

toán độc lập, có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại ngân hàng và có con

dấu riêng Tên đầy đủ: CÔNG TY TNHH QVN VINA

- Tên giao dịch: QVN VINA COMPANY LIMITED

- Tên viết tắt: QVN VINA CO., LTD

- Số đăng kí kinh doanh: 0105832100 do Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà

- Vốn điều lệ: 4.500.000.000 VNĐ (Năm 2015) (Bằng chữ: Bốn tỷ năm

trăm triệu đồng Việt Nam) Với sự chuyển biến của cơ chế thị trường, nắm bắt

được nhu cầu của khách hàng, công ty đã tiến hành đa dạng hóa sản phẩm và từng

bước nội địa hóa nhằm hạ giá thành nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm

Không chỉ tạo nên sự khác biệt về chất lượng sản phẩm, công ty đã áp dụng thành

công những công nghệ tiên tiến và vật liệu mới có chất lượng cao trong ngành in

ấn - thi công quảng cáo

Trang 10

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của Công Ty TNHH QVN Vina

Công ty TNHH QVN Vina được thành lập vào tháng 03 năm 2012, bắt đầu sản xuất kinh doanh từ 22/03/2012 đến nay đang hoạt động trong lĩnh vực in ấn, làm biển quảng cáo dưới dạng mô hình Công ty TNHH 2 thành viên

Công ty thuê đất và thuê xưởng sản xuất của một số hộ gia đình, ngày 22/03/2012 và các công trình được khánh thành

Ngày 25/03/2012 Công ty mua máy móc thiết bị đợt 1 lắp đặt ở phân xưởng sản xuất tại số 04, ngõ 402/28, đường Mỹ Đình, Phường Mỹ Đình 1, Quận Nam

Từ Liêm, Thành Phố Hà Nội Ngày 16/04/2014 Công ty mua máy móc thiết bị đợt

2 và chuyển địa điểm văn phòng và phân xưởng đến số 136 đường K2 - Cầu Diễn

- Nam Từ Liêm - Hà Nội

Công ty thông báo tuyển lao động trên các trang Web: vieclam.24h.com, timviecnhanh.com Đến ngày 01/05/2015 số công nhân đã nộp hồ sơ đến làm việc

là 20 công nhân Đến đầu tháng 02/2016 số công nhân được tuyển thêm là 35 công nhân Đến nay tổng số công nhân viên của Công ty là 45 người

Trang 11

tạo bằng sự chuyên nghiệp và chân thành của mình, đảm bảo sự hài lòng của khách hàng và đối tác Mỗi thành viên của QVN đều có cơ hội phát triển tài năng, nhiệt huyết để có thể xây dựng một công ty ngày càng tốt đẹp hơn

1.2.3 Giá trị cốt lõi

Lợi ích khách hàng: mọi hoạt động đều hướng tới khách hàng; sự hài lòng của khách hàng là thành công của QVN Phương Châm hoạt động: Đoàn kết, năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, tận tâm, minh bạch, hiện đại, chia sẻ và trách nhiệm

xã hội Chính sách khuyến khích lao động sáng tạo của công ty: Người lao động được quyền phấn đấu, cống hiến làm việc hết mình - được quyền thụ hưởng đúng với chất lượng, kết quả của cá nhân đóng góp - được quyền tôn vinh cá nhân xuất sắc, lao động giỏi

1.3 CHÍNH SÁCH HOẠT ĐỘNG

1.3.1 Chất lượng

QVN nhận thấy chất lượng và uy tín là yếu tố quyết định sự thỏa mãn của khách hàng là chìa khóa thành công, chúng tôi xem việc đảm bảo tiến độ và chất lượng dịch vụ là mục tiêu chiến lược trong sự nghiệp phát triển của mình Mục tiêu của Công ty TNHH QVN VINA là mang đến những dịch vụ và sản phẩm tối

ưu hóa về kinh tế cho khách hàng

1.3.2 Sáng tạo

Tập thể QVN đã không ngừng tìm tòi, phát triển cải tiến, nâng cao chất lượng cũng như đổi mới khả năng cung ứng dịch vụ, không có bất kỳ khó khăn

Trang 12

nào có thể ngăn cản chúng tôi mang lại những giá trị tiện ích phù hợp nhất với lợi ích của khách hàng

1.3.3 Chuyên nghiệp

Công ty TNHH QVN VINA được vận hành bởi đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp với nhiều kinh nghiệm Bộ phận tuyển dụng luôn chủ động tìm các ứng viên có tay nghề, chuyên môn cao nhất để cung cấp kịp thời cho khách hàng

1.3.4 Nỗ lực

Công ty TNHH QVN VINA tin tưởng rằng với tập thể đoàn kết, vững mạnh cùng sự ủng hộ của Quý khách hàng, QVN chắc chắn sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn nữa trong tương lai để cùng mang đến thành công cho tất cả đối tác khách hàng cùng đồng hành với mình

1.4 CƠ CẤU TỔ CHỨC

Công ty TNHH QVN VINA là công ty hạch toán độc lập dưới sự trực tiếp quản lý của Giám Đốc và phó Giám Đốc (những người sáng lập) Công ty hoạt động với đội ngũ cán bộ công nhân viên làm việc nhanh nhẹn và hiệu quả Tuy vậy Công ty vẫn có đầy đủ các phòng ban và hệ thống các phòng ban được quản

lý theo mô hình trực tiếp Tổ chức bộ máy quản lý gồm 5 phòng ban, đứng đầu mỗi phòng có các trưởng phòng chịu trách nhiệm trực tiếp với Giám Đốc về công việc trong phòng ban của mình

Sơ đồ tổ chức của công ty:

Trang 13

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức công ty TNHH QVN VINA

(Nguồn: Phòng kế toán Công ty TNHH QVN VINA)

Ghi chú:

Quan hệ lãnh đạo trực tiếp

Quan hệ phối hợp chuyên môn

* Chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của các phòng ban:

- Giám đốc: Phụ trách toàn Công ty là đại diện pháp nhân của Công ty

trước pháp luật, là đại diện cho cán bộ công nhân viên trong Công ty là người

phải chịu trách nhiệm và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Phó giám đốc GIÁM ĐỐC

Phòng Kinh Doanh P.Tài chính

Trang 14

- Phó giám đốc: Phụ trách việc giao nhận các hợp đồng kinh tế giữa các

đối tác tham gia đấu thầu xây dựng các dự án và tổ chức hoạt động kinh doanh phát triển nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cho Công ty một cách nhanh nhất

- Phòng tài chính kế toán: Tham mưu giúp cho giám đốc về công tác quản

lý tài chính của toàn Công ty theo đúng chức năng giám đốc đồng tiền, thanh toán, quyết toán các công trình với đối tác bên trong và ngoài Công ty Thanh toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên Công ty

- Phòng thiết kế: Thiết kế các vật dụng trưng bày, mô hình sản phẩm và

quảng cáo trên Website, thiết kế banner, backdrop, logo bộ nhận diện thương hiệu cho các sự kiện, hội thảo Phác thảo và theo dõi sản xuất / in ấn Tham gia đóng góp ý tưởng với các phòng ban khác cho các chương trình của khách hàng

- Phòng kỹ thuật chất lượng: Có chức năng thiết kế kỹ thuật, chuẩn bị

cho sản xuất, các đơn vị tiến hành thi công, tổ chức sản xuất và nghiệm thu công trình, hạng mục công trình

- Phòng kinh doanh: Phụ trách giao dịch kinh doanh sản phẩm Tham mưu

cho Giám Đốc về mặt công tác chiến lược kinh doanh, chính sách giá cả Trao đổi nắm bắt các kế hoạch sản xuất trong quá trình thực hiện hợp đồng với khách hàng

- Các tổ sản xuất: Trực tiếp nhận kế hoạch sản xuất Tham gia trực tiếp

sản xuất sản phẩm Báo cáo công việc, các công việc dự phòng Báo cáo tình hình sản xuất, chất lượng sản phẩm Tại đây công nhân sản xuất có trách nhiệm bảo quản vật tư, máy móc thiết bị và đảm bảo sản xuất đúng kế hoạch

1.5 ĐẶC ĐIỂM BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY TNHH QVN VINA

Quá trình bán hàng và thu tiền

Trang 15

Công ty luôn chú trọng tới việc phát triển phương thức bán hàng và có hệ thống quản lý chặt chẽ quá trình bán hàng Hiện nay các sản phẩm và dịch vụ Công

ty cung cấp đã có một sự tín nhiệm nhất định với khách hàng

Hình 1.2: Quy trình bán hàng của công ty TNHH QVN VINA

(Nguồn: Phòng kế toán, Công ty TNHH QVN VINA)

Khi có đơn đặt hàng của khách hàng, phòng kinh doanh xem xét khả năng đáp ứng và cử nhân viên tìm hiểu yêu cầu của khách, thỏa thuận đi tới kí kết hợp đồng

Sau khi ký kết hợp đồng, thu tiền đặt cọc 10% giá trị hợp đồng (đối với khách hàng quen có thể bỏ qua bước này), và các thủ tục cần thiết nhân việc bộ phận kinh doanh viết phiếu đề nghị xuất kho theo số lượng, chủng loại khách hàng yêu cầu, trưởng phòng kinh doanh ký duyệt và chuyển tới phòng kế toán

Phòng kế toán dựa vào phiếu đề nghị xuất kho viết hóa đơn GTGT, phiếu xuất kho Hóa đơn GTGT được viết thành 3 liên: Liên đỏ giao cho khách hàng làm

Thủ kho

Thanh toán

Đơn đặt hàng

Hợp đồng

Phiếu đề nghị

Đề nghị xuất

hàng

PXK Xuất

kho Giao

hàng

Trang 16

chứng từ để vận chuyển hàng, liên xanh lưu gốc và liên tím lưu trong nội bộ làm căn cứ xuất kho hàng hóa Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên trong đó liên 1giao cho kế toán kho, liên 2 giao người nhận, liên 3 để cho bộ phận nghiệp vụ công ty kiểm tra

Thủ kho căn cứ vào phiếu xuất kho xuất giao cho bộ phận kinh doanh, bộ phận kinh doanh làm thủ tục thanh toán:

- Trường hợp khách hàng trả tiền ngay: Khách hàng mang tiền tới nộp cho thủ quỹ tại phòng kế toán, kế toán công ty tiến hành viết phiếu thu và đóng dấu đã thu tiền lên hóa đơn liên 2 của khách hàng Khách hàng mang hóa đơn đã thu tiền tới phòng kinh doanh và nhận hàng

- Trường hợp khách hàng trả chậm (đã có sự đồng ý của giám đốc công ty), được thể hiện trên hợp đồng Nếu quá hạn sẽ tính lãi suất theo quy định lãi suất ngân hàng

Hàng ngày, căn cứ vào hóa đơn GTGT, phiếu thu, giấy báo ngân hàng, phiếu xuất kho, hợp đồng và chứng từ hợp lệ khác kế toán vào sổ theo dõi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, công nợ và các sổ thẻ chi tiết liên quan

Đặc điểm bán hàng

Bán hàng hoá qua kho: Bán hàng hoá qua kho là phương thức bán hàng hoá

mà trong đó, hàng công ty bán phải được xuất từ kho bảo quản của công ty Bán hàng hoá qua kho có thể thực hiện dưới hai hình thức:

+ Bán hàng hoá qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp: Theo hình thức

này, bên mua cử đại diện đến kho của doanh nghiệp thương mại để nhận hàng Doanh nghiệp thương mại xuất kho hàng hoá giao trực tiếp cho đại diện bên mua Sau khi đại diện bên mua nhận đủ hàng, thanh toán tiền hoặc chấp nhận nợ, hàng hoá được xác định là tiêu thụ

Trang 17

+ Bán hàng hoá qua kho theo hình thức chuyển hàng: Theo hình thức này, căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký kết hoặc theo đơn đặt hàng, Công ty xuất kho

hàng hoá, dùng phương tiện vận tải của mình hoặc đi thuê ngoài, chuyển hàng đến kho của bên mua hoặc một địa điểm nào đó bên mua quy định trong hợp đồng Hàng hoá chuyển bán vẫn thuộc quyền sở hữu của Công ty Chỉ khi nào được bên mua kiểm nhận, thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì số hàng chuyển giao mới được coi là tiêu thụ, người bán mất quyền sở hữu về số hàng đã giao Chi phí vận chuyển do Công ty chịu hay bên mua chịu là do sự thoả thuận từ trước giưa hai bên Nếu Công ty chịu chi phí vận chuyển, sẽ được ghi vào chi phí bán hàng Nếu bên mua chịu chi phí vận chuyển, sẽ phải thu tiền của bên mua

- Bán hàng hoá vận chuyển thẳng: Theo phương thức này, Công ty sau khi mua hàng, nhận hàng mua, không đưa về nhập kho mà chuyển bán thẳng cho bên mua Phương thức này có thể thực hiện theo hai hình thức:

+ Bán hàng hoá vận chuyển thẳng theo hình thức giao hàng trực tiếp (còn gọi là hình thức giao tay ba): Theo hình thức này, Công ty sau khi mua hàng, giao trực tiếp cho đại diện của bên mua tại kho người bán Sau khi đại diện bên mua ký nhận đủ hàng, bên mua đã thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận nợ, hàng hoá được xác nhận là tiêu thụ

+ Bán hàng hoá vận chuyển thẳng theo hình thức chuyển hàng: Theo hình thức này, Công ty sau khi mua hàng, nhận hàng mua, dùng phương tiện vận tải của mình hoặc thuê ngoài vận chuyển hàng đến giao cho bên mua ở địa điểm đã được thoả thuận Hàng hoá chuyển bán trong trường hợp này vẫn thuộc quyền sở hữu của Công ty Khi nhận được tiền của bên mua thanh toán hoặc giấy báo của bên mua đã nhận được hàng và chấp nhận thanh toán thì hàng hoá chuyển đi mới được xác định là tiêu thụ

Chính sách bán hàng

Trang 18

Các chính sách bán hàng của Công ty bao gồm: Chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán Trong đó:

Chiết khấu thanh toán: Công ty thực hiện chiết khấu thanh toán cho khách hàng khi khách hàng thực hiện thanh toán trước thời hạn của hợp đồng Khi khách hàng thực hiện thanh toán tiền hàng tròng vòng 10 ngày kể từ khi ghi nhận nghiêp

vụ bán hàng sẽ được chiết khấu 1% trên tổng hóa đơn

Chiết khấu thương mại: Công ty thực hiện chiết khấu thương mại cho khách hàng khi khách hàng mua hàng với số lượng lớn Cụ thể, khi khách hàng mua hàng với số lượng lớn sẽ được hưởng khoản chiết khấu thương mại 1% trên tổng hóa đơn

Giảm giá hàng bán: Công ty thực hiện giảm giá cho khách hàng khi hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách, lạc hậu với thị hiếu hay không đúng theo yêu cầu trong hợp đồng đã kí kết

Trang 19

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

BẰNG TABLEAU VÀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA

CÔNG TY TNHH QVN VINA 2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2.1.1 Khái niệm

Phân tích hoạt động kinh doanh là việc đi sâu vào nghiên cứu theo yêu cầu của hoạt động quản lý kinh doanh căn cứ vào tài liệu hạch toán và các thông tin

kinh tế, bằng các phương pháp thích hợp hơn, so sánh số liệu và phân giải nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng và các nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh

Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ nhận thức để cải tiến các hoạt động trong kinh doanh, một cách tự giác và có ý thức phù hợp với điều kiện cụ thể

và với các yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan, nhằm đem lại hiệu quả trong kinh doanh cao hơn

2.1.2 Nội dung phân tích hoạt động kinh doanh

Nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh là đánh giá các quá trình hướng đến kết quả hoạt động kinh doanh, với các tác động của các yếu tổ ảnh hưởng, nó được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế

Kêt quả hoạt động kinh doanh có thê là kêt quả hoạt động kinh doanh đã đạt được hoặc kết quả của các mục tiêu trong tương lai cần đạt được Kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm tổng hợp của cả quá trình hình thành do đó kết quả phải

là riêng biệt và trong từng thời gian nhất định

Trang 20

Kết quả hoạt động kinh doanh nhất là hoạt động theo cơ chế thị trường cần phải định hướng theo mục tiêu dự đoán Quá trình định hướng hoạt động kinh doanh được định lượng cụ thể thành các chỉ tiêu kinh tế và phân tích cần hướng đến các kết quả của các chỉ tiêu cần đánh giá Ngoài ra cần phải đi sâu xem xét các nhân tố ảnh hưởng tác động đến sự biến động của các chỉ tiêu

Quá trình phân tích hoạt động kinh doanh cần định lượng tất cả các chỉ tiêu

là kết quả hoạt động kinh doanh và các nhân tố ở những chỉ số xác định cùng với

độ biến động chính xác

Như vậy muốn phân tích hoạt động kinh doanh trước hết cần phải xây dựng thống nhất các chỉ tiêu kinh tế, cùng với việc xác định mối quan hệ phụ thuộc của các nhân tổ tác động đến các chỉ tiêu Xây dựng mi liên hệ giữa các chỉ tiêu kinh

tế khác nhau, để phản ánh tính phức tạp đa dạng của nội dung phân tích

2.1.3 Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh

a Phân tích hoạt động trong kinh doanh là công cụ đề phát triển những khả năng tiềm ẩn trong kinh doanh và còn là công cụ đề cải tiền cơ chế quản lí trong kinh doanh

Bất kỳ hoạt động kinh doanh trong các điều kiện khác nhau như thế nào đi nữa cũng còn tiềm ẩn, những khả năng tiềm tàn chưa được phát hiện, chỉ thông qua phân tích hoạt động doanh nghiệp mới phát hiện được Từ đó ta sẽ có cách khai thác để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, thông qua phân tích hoạt động doanh nghiệp ta mới thấy rõ những nguyên nhân và nguồn gốc của các vấn đề phát sinh từ đó có những giải pháp thích hợp để cải tiến trong hoạt động quản lý để mang lại hiệu quả cao hơn

b Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để có thể đề ra các quyết định kinh doanh

Trang 21

Thông qua các tài liệu phân tích cho phép doanh nghiệp nhận thức đúng đắn

về khả năng, mặt mạnh, mặt yếu về doanh nghiệp của mình Nó là cơ sở để doanh

nghiệp đưa ra các quyết định đúng đắn cho các mục tiêu chiến lược kinh doanh

Do đó người ta phân biệt phân tích như một hoạt động thực tiễn, vì phân tích hoạt độn kinh doanh luôn đi trước quyết định kinh doanh Phân tích hoạt động kinh doanh như một ngành khoa học, nó nghiên cứu các phương pháp có hệ thống và tìm ra các giải pháp áp dụng chúng vào mỗi doanh nghiệp

c Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng rủi ro trong kinh doanh

Để hoạt động kinh doanh đạt được hiệu quả mong muốn, doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích hoạt động kinh doanh, dựa trên tài liệu có được, thông qua phân tích doanh nghiệp có thể dự đoán các điều kiện kinh doanh trong thời gian sắp đến, từ đó đề ra các chiến lược kinh doanh thật phù hợp với tình hình

Ngoài việc phân tích các điều kiện bên trong doanh nghiệp như về tài chính, lao động vật tư…, doanh nghiệp còn quan tâm các điều kiện tác động ở bên ngoài như khách hàng, thị trường, đối thủ cạnh tranh trên cơ sở phân tích trên doanh nghiệp, dự đoán các rủi ro trong kinh doanh có thể xảy ra và các phương án phòng ngừa trước khi chúng có thể xảy ra

2.1.4 Nhiệm vụ

Để trở thành công cụ quan trọng của quá trình nhận thức, hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp là cơ sở cho việc ra quyết định kinh doanh đúng đắn, phân tích hoạt động kinh doanh có những nhiệm vụ sau:

- Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế đã xây dựng

Trang 22

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng của các chỉ tiêu và tìm nguyên nhân gây nên các mức độ ảnh hưởng đó

- Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng và khắc phục những tồn tại yếu kém của quá trình hoạt động kinh doanh

- Xây dựng phương án kinh doanh dựa vào mục tiêu đã định

2.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HỌA ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH QVN VINA BẰNG TABLEAU

2.2.1 Giới thiệu khái quát về công cụ Tableau

Công việc này càng trở nên quan trọng hơn đối với các doanh nghiệp quy

mô Khi những báo cáo ngày một nhiều mất quá nhiều thời gian để đánh giá thông qua những báo cáo truyền thống Đó cũng là lúc những công cụ phân tích và trực quan dữ liệu Tableau được sử dụng

Tableau là phần mềm hỗ trợ phân tích và trực quan hóa dữ liệu (Data Visualization), được dùng nhiều trong ngành Business Intelligence Phần mềm này tổng hợp các dữ liệu giống Excel nhưng ở một cấp độ cao hơn, thể hiện kết quả dưới dạng hình ảnh và biểu đồ trực quan một cách nhanh chóng và hiệu quả

Tableau là một giải pháp quản lý dữ liệu của doanh nghiệp, bạn không cần

có kiến thức xử lý dữ liệu dưới dạng đồ họa, kiến thức lập trình, và chuyên môn tổng hợp vẫn có thể lấy dữ liệu cần thiết từ nguồn dữ liệu

Trang 23

Quá trình phân tích dữ liệu diễn ra nhanh chóng, không bị gián đoạn và cập nhật thường xuyên ngay khi có sự thay đổi dữ liệu gốc

Tableau hỗ trợ cả mọi đối tượng người dùng, bằng cách cài đặt trên PC, bạn có thể nhanh chóng xây dựng một môi trường phân tích dựa trên dữ liệu hoàn hảo, hiển thị đẹp mắt và trực quan

2.2.1.2 Lịch sử hình thành

Tableau là kết quả của một dự án khoa học máy tính tại Stanford được ra mắt vào năm 2003 Nền tảng này có vai trò cải thiện quá trình phân tích và khiến cho dữ liệu tiếp cận với mọi người dễ dàng hơn Christian Chabot, Pat Hanrahan

và Chris Stolte là những người đồng sáng lập ra Tableau với sứ mệnh “Making data easy to see and understand is one of the great opportunities of our time” (Tạm dịch: “Làm cho dữ liệu trở nên dễ quan sát và dễ hiểu là một trong những cơ hội tuyệt vời của thời đại chúng ta) Năm 2019, Tableau được mua lại bởi Salesforce Trong thời gian 7 năm trở lại đây, đây luôn là giải pháp đứng đầu trong các bình chọn đánh giá cho giải pháp Business Intelligence (BI) Với mục tiêu nhận diện

và hiểu dữ liệu vận hành của doanh nghiệp, dựa trên cơ sở dễ sử dụng và đẹp đã mang lại cho Tableau trở thành công cụ luôn được các nhà quản trị hàng đầu trên thế giới sử dụng để vận hành doanh nghiệp mình

2.2.1.3 Các tính năng của Tableau

 Dễ dàng thao tác và xây dựng các Dashboard

Tableau cung cấp một cái nhìn đầy đủ về dữ liệu với đa dạng các định dạng

và cách sắp xếp Nó cũng hỗ trợ các bộ lọc và khả năng sao chép các thành phần bảng biểu cho các mục đích sử dụng khác Với các thao tác kéo thả vô cùng đơn giản, đã có thể tạo cho mình những dashboard đẹp mắt với góc nhìn đa chiều Với hơn 28 biểu đồ chuẩn, có thể biến tấu thành rất nhiều các loại báo cáo khác nhau

Trang 24

phụ thuộc vào mục đích hay thông điệp muốn truyền tải.Tableau cũng cung cấp sẵn các công thức so sánh theo mốc thời gian như doanh thu cùng kỳ các năm, các quý, các tháng hay thậm chí các tuần với nhau

 Cộng tác và chia sẻ

Tableau cho phép người dùng cộng tác và chia sẻ luồng công việc với nhau trong thời gian thực một cách an toàn, giúp tăng hiệu quả công việc khi làm việc theo nhóm Công cụ này còn giúp kết nối tất cả các phòng ban Mọi thành viên trong doanh nghiệp giờ đây đều có thể đọc, phân tích, tổng hợp các số liệu, tạo nên các góc nhìn khác nhau cho dữ liệu vận hành; từ đó mọi thành viên trong doanh nghiệp đều làm việc trên một môi trường số hóa, tạo ra một tiếng nói chung, thống nhất và xuyên suốt quá trình làm việc Việc thống nhất chung một ngôn ngữ

là số liệu khiến việc thông tin trao đổi sẽ trở nên mạch lạc hơn, hoàn toàn mang tính định lượng, giúp giảm thiểu sai sót so với làm việc định tính như trước đây

 Xem trên thiết bị di động

Các thiết bị di động ngày càng có vị trí quan trọng trong cuộc sống hàng ngày và là những thiết bị được sử dụng thường xuyên nhất Do đó Tableau hỗ trợ

cả phiên bản ứng dụng di động tương thích cho từng hệ điều hành giúp người sử dụng dễ dàng thực hiện truy xuất dữ, đọc báo cáo và phân tích dữ liệu ở bất kì đâu

 Dữ liệu trực tiếp và In-memory

Trang 25

Tableau có khả năng kết nối và sử dụng các nguồn dữ liệu thời gian thực; hoặc lưu trữ thông tin từ thiết bị ngoại vi vào bộ nhớ máy tính để xử lý Đây là công nghệ giúp cho tốc độ xử lý các phân tích chỉ trong “nháy mắt”; có kết quả gần như ngay lập tức, giúp tiết kiệm thời gian cho người sử dụng và doanh nghiệp

 Kết nối đến nguồn cấp dữ liệu

Tableau hỗ trợ nhiều nguồn cấp dữ liệu khác nhau như tập tin, cơ sở dữ liệu quan hệ/phi quan hệ; dữ liệu trên đám mây,…

 Trình diễn thông tin trên bản đồ

Tableau được cài sẵn nhiều dạng thông tin như tên các địa danh, mã bưu chính,…; hỗ trợ rất tốt cho việc thể hiện thông tin chi tiết và chính xác trên bản

đồ Các dạng bản đồ hỗ trợ cũng đa dạng như bản đồ nhiệt; bản đồ mật độ điểm, bản đồ luồng,…

Hệ thống phân quyền và xác thực có sẵn giúp Tableau giảm thiểu nguy cơ mất mát dữ liệu Ngoài ra, công cụ còn cho phép tự sử dụng các giao thức bảo mật khác từ môi trường desktop như Active Directory, Kerberos,…

lý do mà Tableau được xem là công cụ “hoàn hảo” trong quá trình phân tích; và trực quan hóa dữ liệu giúp người sử dụng có cái nhìn tổng quan về dữ liệu; và đưa

ra quyết đính chính xác

2.2.1.4 Ưu điểm và nhược điểm của Tableau

Trang 26

 Ưu điểm

- Dễ dàng thao tác và xây dựng các Dashboard và cá bản phân tích bắt mắt

- Có thể sử dụng cho mọi phòng ban và mọi nhân viên trong bất cứ ngành nghề nào

- Tốc độ xử lý dữ liệu cực kỳ nhanh với công nghệ In-memory

- Khả năng mở rộng cơ sở dữ liệu và mức độ phức tạp cho doanh nghiệp đang phát triển nhanh

- Có khả năng quản lý toàn bộ các công tác, chia sẻ và mức độ bảo mật cao

- Khả năng kết nối và làm việc với nhiều loại dữ liệu cùng lúc

- Đáp ứng được các công nghệ mạnh mẽ như Big Data, AI và khả năng tích hợp cao

- Dữ liệu có thể được chia sẻ với nhau và đưa đến tay người cần để họ tự xử

- Tạo ra một môi trường làm việc dựa trên dữ liệu và phân tích dữ liệu

- Luôn có dữ liệu và phân tích mọi lúc mọi nơi

- Hạn chế các hỗ trợ truy vấn SQL nâng cao

- Giá các gói dịch vụ khá cao

Trang 27

2.2.1.5 Các dòng sản phẩm phổ biến của Tableau

 Tableau Desktop

Tableau Desktop giúp phân tích, trực quan hóa dữ liệu đáp khi cung cấp giao diện với rất nhiều tính năng đa dạng, có khả năng kết nối mạnh mẽ với nhiều loại file dữ liệu khác nhau Người dùng có thể làm việc ngay tại Dashboard và chia

sẻ quyền thao tác với dữ liệu một cách cục bộ hoặc công khai Dựa vào khả năng kết nối đến các nguồn dữ liệu và tùy chọn xuất ra, Tableau Desktop được phân ra thành 2 loại: Tableau Desktop Personal hạn chế việc người khác truy cập vào dữ liệu hoặc dùng Tableau Public để công khai những dữ liệu hay báo cáo Tableau Desktop Professional có khả năng xuất bản trực tuyến các dữ liệu cũng như báo cáo và toàn quyền truy cập vào tất cả các loại dữ liệu

 Tableau Public

Tableau Public là một nền tảng miễn phí để khám phá, tạo và chia sẻ công khai các trực quan hóa dữ liệu trực tuyến Với kho lưu trữ trực quan hóa dữ liệu lớn nhất trên thế giới để học hỏi, Tableau Public giúp việc phát triển các kỹ năng

dữ liệu trở nên dễ dàng Nâng cao sự nghiệp của bạn trong lĩnh vực phân tích bằng cách học hỏi từ nguồn cảm hứng dữ liệu vô hạn và tạo danh mục công việc trực tuyến

 Tableau Server

Tableau Server là máy chủ Tableau giúp chia sẻ và quản lý dữ liệu bảo mật nhất và khả năng phân cấp quyền truy cập cho từng cá nhân Cho phép công khai nhiều trang chủ và chia sẻ nó thông qua máy chủ Tableau dựa trên web của tổ chức

Trang 28

 Tableau Online

Tableau Reader là một ứng dụng máy tính để bàn miễn phí mà bạn có thể

sử dụng để mở và tương tác với các trực quan hóa dữ liệu được tích hợp trong Tableau Desktop Các tính năng chính của Tableau Reader: Đọc nội dung trực quan hóa dữ liệu, Xem số liệu thống kê trong Tableau, Lọc dữ liệu, Duy trì tính tương tác của dữ liệu

 Tableau Reader

Tableau Reader là một ứng dụng máy tính để bàn miễn phí mà bạn có thể

sử dụng để mở và tương tác với các trực quan hóa dữ liệu được tích hợp trong Tableau Desktop, Filter, đi sâu và khám phá

 Tableau Prep

Tableau Prep là một công cụ một sự cải tiến mạnh mẽ cho việc sao lưu tổ chức dữ liệu

Tableau Prep bao gồm 2 sản phẩm là:

Tableau Prep Builder sử dụng để xây dựng phân luồng dữ liệu của bạn

Tableau Prep Conductor với mục đích lên lịch, theo dõi và quản lý các luồng

dữ liệu trên phạm vi toàn bộ tổ chức

2.2.1.6 So sánh Tableau và Power BI

Mục đích sử dụng Power BI là công cụ phân

tích dữ liệu kinh doanh (Business Data Analytics Tool) dùng để phân tích hoạt

Tableau là một công cụ doanh nghiệp thông minh (Business Intelligence) và phân tích dữ liệu để tạo báo

Trang 29

động kinh doanh và thu thập thông tin chi tiết

cáo và trực quan hóa dữ liệu với tính linh hoạt cao

Nguồn dữ liệu Power BI hỗ trợ ít nguồn cơ

sở dữ liệu và máy chủ hơn Tableau

Tableau cung cấp quyền truy cập vào rất nhiều nguồn cơ sở dữ liệu và máy chủ khác nhau

Dung lượng Mỗi workspace hoặc group

có thể xử lý đến 10GB dữ liệu Trường hợp lớn hơn 10GB, dữ liệu cần phải ở trong đám mây (Azure) Nếu

dữ liệu nằm trong cơ sở dữ liệu cục bộ (local), Power BI

chỉ chọn hoặc kéo dữ liệu từ

cơ sở dữ liệu và không import

Tableau hoạt động dựa trên cấu trúc cột, chỉ lưu trữ các giá trị duy nhất cho mỗi cột

để có thể tìm nạp hàng tỷ dòng

Machine

Learning

Power BI được tích hợp với Microsoft Azure Nó giúp phân tích dữ liệu hiểu các xu hướng và mô hình của sản phẩm hoặc doanh nghiệp

Khả năng học máy của Python được tích hợp sẵn trong Tableau, nhờ đó, việc thực hiện các hoạt động ML trên bộ dữ liệu trở nên hiệu quả

Hiệu suất Khả năng xử lý dữ liệu của

Power BI vẫn còn hạn chế khi so với Tableau

Tableau có thể xử lý một khối lượng lớn dữ liệu với hiệu suất tốt hơn

Trang 30

Dashboard Bao gồm cả người dùng có

và chưa có nhiều kinh nghiệm

Mặc dù Tableau có thể được truy cập dễ dàng và đơn giản Tuy nhiên, đây lại

là sự lựa chọn của nhiều chuyên gia khi phân tích dữ liệu

Giá Power BI Desktop được hỗ

trợ miễn phí

Các gói dịch vụ rẻ hơn Tableau

2.2.2 Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH QVN VINA

Mô tả bộ dữ liệu được đưa vào phân tích: Công ty TNHH QVN VINA là một trong những công ty hoạt động chuyên trong lĩnh vực in ấn - quảng cáo - nội thất Bộ dữ liệu được phân tích là bộ dữ liệu hoạt động kinh doanh các loại biển quảng cáo trong năm 2019 và năm 2021 gồm có:

- Biển hiệu MICA chữ nổi

- Biển hộp đèn alumium âm bản

- Biển hộp đèn MICA hút nổi

- Biển quảng cáo ALU chữ nổi

- Biển quảng cáo bóng LED

Trang 31

- Biển quảng cáo chữ nổi

- Biển quảng cáo chữ nổi INOX

- Biển quảng cáo hộp đèn HIFLEX

- Biển quảng cáo hộp đèn LED siêu mỏng

Bộ dữ liệu sẽ được phân tích theo 09 trường thông tin như sau: Mã KH; Tên khách hàng; Nhóm khách hàng; Tên sản phẩm; Doanh thu; Lợi nhuận; Ngày đặt hàng; Tỉnh/thành phố và Nguồn

2.2.2.1 Phân tích doanh thu và lợi nhuận theo thời gian

 Tổng quan

Hình 2.1 Biểu đồ thể hiện doanh thu và lợi nhuận theo tháng

giai đoạn 2019 - 2021

(Nguồn: Kết quả chạy dữ liệu trên Tableau)

Dựa vào số liệu tổng quan nhận thấy:

Doanh thu trong 3 năm của công ty chủ yếu vào tháng 07 với doanh thu là 16.404.993.708 đồng ứng với lợi nhuận là 141.768.431 đồng Tiếp đó là tháng 11 với doanh thu là 10.181.018.062 đồng ứng với lợi nhuận là 104.759.493 đồng

Trang 32

Tiếp đến là tháng 12 doanh thu là 9.975.848.321 đồng với lợi nhuận thu về là 111.105.021 đồng

Thông qua biểu đồ phân tích nhận thấy lợi nhuận của công ty chỉ chiếm khoảng 06% đến 07% doanh thu Lợi nhuận như vậy được đánh giá là không cao Xét thấy trong giai đoạn năm 2019 – 2021 là giai đoạn diễn ra COVID 19 toàn cầu, hầu hết các công ty đều gặp khó khăn trong các hoạt động kinh doanh cũng như biến động về tình hình tài chính

Thông qua biểu đồ phân tích đã tìm ra được 05 tỉnh thành mang lại nhiều doanh thu nhất đó là: Doanh thu của công ty chủ yếu là ở Hà Nội và Thành phố

Hồ Chí Minh, trong đó Hà Nội chiếm doanh thu là 20.086.559.269 đồng, còn Thành phố Hồ Chí Minh chiếm doanh thu là 20.014.471.684 đồng Tiếp theo sau

đó là Quảng Ninh, Đà Nẵng và Bến Tre

 Năm 2019

Hình 2.2 Biểu đồ thể hiện doanh thu và lợi nhuận theo tháng

trong năm 2019

(Nguồn: Kết quả chạy dữ liệu trên Tableau)

Dựa vào biểu đồ phân tích nhận thấy:

Trang 33

Trong năm 2019 doanh thu của công ty chủ yếu vào tháng 04 đến tháng 07

Cụ thể tháng 04 năm 2019 doanh thi của công ty là 5.106.380.531 đồng ứng với lợi nhuận là 32.004.193 đồng Sang tháng 07 năm 2019 với doanh thu là 6.716.212.389 đồng ứng với lợi nhuận là 42.093.799 đồng Đến cuối năm 2019 bắt đầu diễn ra COVID 19 toàn cầu là việc hoạt động kinh doanh gặp biến động

và gặp nhiều khó khăn làm cho công ty chưa kịp thời giải quyết

Trong năm 2019 doanh thu nhiều nhất vẫn là ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh Nhưng trong năm 2019 này doanh thu ở Hồ Chí Minh lại nhiều hơn gần gấp đôi so với ở Hà Nội Cụ thể năm tại Thành phố Hồ Chí Minh doanh thu chiếm 8.263.694.690 đồng, còn Hà Nội chỉ chiếm 3.670.075.221 đồng

 Năm 2020

Hình 2.3 Biểu đồ thể hiện doanh thu và lợi nhuận theo tháng

trong năm 2020

(Nguồn: Kết quả chạy dữ liệu trên Tableau)

Dựa vào biểu đồ phân tích nhận thấy:

Doanh thu của công ty năm 2020 biến động không đều Cụ thể tháng 07 năm 2020 doanh của công ty đạt 9.688.781.319 đồng với mức lợi nhuận là

Trang 34

99.674.632 đồng Sang tháng 08 và tháng 09 lại giảm mạnh, đến tháng 11 mới bắt đầu gia tăng doanh thu lên thành 10.157.250.796 nghin đồng ứng với lợi nhuận là

104.494.053 đồng Sang đến tháng 12 lại giảm mạnh cho thấy trong năm 2020 này công ty hoạt động kinh doanh không ổn định cũng không hiệu quả

Trong năm 2020 thì nhận thấy doanh thu chủ yếu là từ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh Hà Nội với mức doanh thu là 11.534.850.518 đồng, còn thành phố Hồ Chí Minh với doanh thu là 5.679.752.281 đồng Sau đó là doanh thu tử tỉnh Quảng Ninh là 2.903.743.914 đồng

 Năm 2021

Hình 2.4 Biểu đồ thể hiện doanh thu và lợi nhuận theo tháng

trong năm 2021

(Nguồn: Kết quả chạy dữ liệu trên Tableau)

Trong năm chỉ đạt nhiều ở 03 tháng đầu năm: cụ thể tháng 01 năm 2021 với mức doanh thu là 5.461.767.442 đồng ứng với mức lợi nhuận là 60.973.831 đồng Sang tháng 02 có gia tăng lên doanh thu là 6.203.231.046 đồng với mức lợi nhuận

là 69.242.253 đồng Từ tháng 03 đến tháng 11 doanh thu của công ty bắt đầu giảm

Trang 35

nhiều, chỉ đến cuối năm 2020 tháng 12 doanh thu tăng trở lại là 9.623.247.761 đồng ứng với mức lợi nhuận là 107.477.595 đồng

2.2.2.2 Phân tích doanh thu theo sản phẩm

Việc phân tích doanh thu theo sản phẩm nhằm mục đích là xem xét đánh giá tình hình tiêu thụ khối lượng từng loại sản phẩm Hoạt động phân tích được tiến hành thông qua các giá trị phản ánh giá trị hay số lượng bán ra Nhằm so sánh với các giai đoạn khác của doanh nghiệp hay các doanh nghiệp tương tự khác Từ

đó các nhận xét, đánh giá được đưa ra Mục đích cuối cùng là hướng doanh nghiệp

đến phát huy các lợi thế hoặc điều chỉnh phù hợp hoạt động

Tiêu thụ được hiểu là quá trình cung cấp sản phẩm và thu được tiền hàng hoặc được người mua chấp nhận thanh toán Tức là hoạt động thành công bán sản phẩm ra thị trường và có doanh thu Hoạt động tiêu thụ của khách hàng giúp quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được đẩy mạnh Từ đó mà cũng mang đến ý nghĩa cho sản xuất

Việt phân tích nhằm xác định các ý nghĩa này Từ đó phản ảnh các công ciệc cần tiến hành tiếp theo trong doanh nghiệp Tình hình tiêu thụ sản phẩm về

cơ bản sẽ ghi nhận các thông tin trong giá trị hàng bán Ngoài ra xem xét tính đáp ứng đòi hỏi, nhu cầu Còn được gọi là có phù hợp với tiêu chí hay kế hoach bán hàng đặt ra không Tiêu thụ có ý nghĩa đối với giai đoạn hoạt động cụ thể của doanh nghiệp Với các yếu tố tác động có ảnh hưởng đến lợi nhuận tìm kiếm trong doanh nghiệp Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm với giá thành ổn định giúp doanh nghiệp tăng cường phục vụ thị trường

 Tổng quan

Trang 36

Hình 2.5 Biểu đồ thể hiện doanh thu theo sản phẩm

giai đoạn 2019 – 2021

(Nguồn: Kết quả chạy dữ liệu trên Tableau)

Dựa vào biểu đồ phân tích nhận thấy:

Tổng doanh thu của công ty hoạt động trong 03 năm 2019 – 2021 là 76.841.627.120 đồng Doanh thu của công ty chủ yếu là từ biển quảng cáo bóng LED với doanh thu là 24.403.573.441 đồng ứng với tỷ lệ 31,76% trên tổng doanh thu Doanh thu đứng thứ 02 là biển hiệu MICA chữ nổi với doanh thu 11.643.063.416 đồng ứng với tỷ lệ 15,15% trên tổng doanh thu Doanh thu đứng thứ 03 là biển quảng cáo chữ nổi INOX với doanh thu 10.801.808.868 đồng ứng với tỷ lệ 14,06% trên tổng doanh thu

Công ty vẫn đang cố gắng sản xuất kinh doanh các loại biển còn lại nhưng doanh thu vẫn chưa được tốt, vậy nên trong tương lai muốn đẩy mạnh doanh thu của các sản phẩm còn lại thì công ty nên đẩy mạnh xây dựng chiến lược kinh doanh các sản phẩm đó sao cho phù hợp, để các sản phẩm của công ty được kinh doanh phát triển đều đặn, mang lại lợi ích kinh doanh về cho công ty

Trang 37

 Năm 2019

Hình 2.6 Biểu đồ thể hiện doanh thu theo sản phẩm năm 2019

(Nguồn: Kết quả chạy dữ liệu trên Tableau)

Dựa bào biểu đồ phân tích nhận thấy:

Tổng doanh thu của công ty năm 2019 là 22.447.420.353 đồng Trong đó doanh thu lớn nhất là biển hiệu MICA chữ nổi với doanh thu là 7.904.176.991 đồng ứng với tỷ lệ 35,21% trên tổng doanh thu Doanh thu đứng 02 là biển quảng cáo bóng LED doanh thu là 5.475.951.327 đồng ứng với tỷ lệ 24,39% trên tổng doanh thu Doanh thu đứng thứ 03 là biển quảng cáo chữ nổi INOX doanh thu 5.281.079.646 đồng ứng với tỷ lệ 23,53% trên tổng doanh thu Doanh thu đứng thứ 04 là biển quảng cáo hộp đèn LED siêu mỏng 2.215.964.601 đồng, tỷ lệ là 09,87% trên tổng doanh thu Và trong năm 2019 công ty phát triển nhất ở 04 mẫu sản phẩm này

Trang 38

 Năm 2020

Hình 2.7 Biểu đồ thể hiện doanh thu theo sản phẩm năm 2020

(Nguồn: Kết quả chạy dữ liệu trên Tableau)

Dựa vào biểu đồ phân tích nhận thấy:

Tổng doanh thu của công ty trong năm 2020 là 30.040.943.801 đồng, có tăng so với năm 2019 Doanh thu trong năm 2019 của công ty chủ yếu là từ biển quảng cáo bóng LED doanh thu là 12.455.250.676 đồng ứng với tỷ lệ 41,46% trên tổng doanh thu Doanh thu đứng thứ 02 là biển quảng cáo hộp đèn LED siêu mỏng với doanh thu là 5.928.198.197 đồng ứng với tỷ lệ 19,73% trên tổng doanh thu Doanh thu đứng thứ 03 là biển hộp đèn MICA hút nổi doanh thu là 3.932.581.535 đồng ứng với tỷ lệ là 13,09% trên tổng doanh thu Trong năm 2020 công ty có 04 loại sản phẩm bán chạy nhất đó là: Biển quảng cáo bóng LED, biển quảng cáo hộp đèn LED siêu mỏng, biển hộp đèn MICA hút nổi và biển hiệu MICA chữ nổi

 Năm 2021

Trang 39

Hình 2.8 Biểu đồ thể hiện doanh thu theo sản phẩm năm 2021

(Nguồn: Kết quả chạy dữ liệu trên Tableau)

Dựa vào biểu đồ phân tích nhận thấy:

Tổng doanh thu của năm 2021 là 24.353.262.965 đồng, doanh thu thấp hơn

so với năm 2020 Trong đó doanh thu lớn nhất vẫn là biển quảng cáo bóng LED với doanh thu 6.472.371.437 đồng ứng với tỷ lệ 26,58% trên tổng doanh thu Doanh thu đứng thứ 02 là biển quảng cáo hộp đèn HIFLEX với doanh thu là 5.521.845.432 đồng ứng với tỷ lệ 22,67% trên tổng doanh thu Doanh thu đứng thứ 03 là biển quảng cáo chữ nổi INOX với doanh thu là 5.387.839.055 đồng ứng với tỷ lệ 22,12% trên tổng doanh thu Trong năm 2021 này có 03 sản phẩm bán chạy nhất đó là: biển quảng cáo bóng LED, biển quảng cáo chữ nổi INOX và biển hộp đèn MICA hút nổi

2.2.2.3 Phân tích doanh thu theo nhóm khách hàng

Hiện tay công ty phân loại khách hàng thành 05 nhóm đó là:

Nhóm khách hàng cao cấp: Đây là nhóm khách hàng mà mọi doanh nghiệp đều chú trọng hàng đầu, bởi họ là những người có tác động không nhỏ đến lợi nhuận tổng thể Nhóm khách hàng cao cấp sẽ là những người mua nhiều nhất và

Trang 40

có thể ảnh hưởng đến hình ảnh, thương hiệu của sản phẩm, dịch vụ Họ mang đến rất nhiều cơ hội kinh doanh, giao dịch cho người bán hàng Tuy nhiên, đồng thời

sự cạnh tranh trong nhóm khách hàng này cũng rất cao Công ty có thể lọc nhóm đối tượng khách hàng này từ chính danh sách của mình và dựa vào các tiêu chi như số lần mua sắm, giá trị đơn hàng,…

Nhóm khách hàng chăm sóc: Đây là nhóm khách hàng mà đội ngũ nhân viên kinh doanh cũng cần mất nhiều thời gian công sức chăm sóc để mang lại doanh thu cũng như lợi nhuận về cho công ty Đây thông thường sẽ là những khách hàng đã biết đến công ty rồi hoặc chưa biết đến công ty nhưng đang có nhu cầu tìm hiểu về sản phẩm của công ty, họ muốn tìm hiểu dần dần sau đó mới đưa ra quyết định là mua hàng hay là không Chính vì vậy nếu đội ngũ kinh doanh chăm sóc tốt thì sẽ đưa được khách hàng về sử dụng sản phẩm của công ty để tăng doanh thu

Nhóm khách hàng cũ: Đây là những khách hàng đã từng mua, sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của công ty Thường khi nhắc đến khách hàng cũ thì nhiều người

sẽ không mấy quan tâm, vì dù sao cũng đã “chốt đơn” được từ trước đó rồi Tuy nhiên có thể mọi người không biết, trong kinh doanh công ty hoàn toàn có thể khai thác tệp khách hàng cũ của mình nếu muốn đẩy mạnh về doanh số Cùng với đó, chi phí để thu hút và thuyết phục một khách hàng cũ mua sắm lại sản phẩm, dịch

vụ của bạn bao giờ cũng ít hơn 5, 6 lần so với khách hàng mới

Nhóm khách hàng khó tính: Đây chính là nhóm khách hàng luôn khiến các nhân viên sales, tư vấn luôn phải e dè nhất Khách hàng khó tính cũng bao gồm nhiều kiểu khác nhau và điển hình là khách hàng quá khích, khách hàng hay khiếu nại, khách hàng do dự, khách hàng “không có giới hạn” và khách hàng biết tất cả Với khách hàng khó tính để thu hút và thuyết phục được họ là điều chắc chắn không phải dễ dàng Tuy nhiên, mọi đối tượng khách hàng đều là người có khả năng mang lại lợi ích cho công ty

Ngày đăng: 16/06/2023, 09:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w