Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSH.DOC

79 1.4K 6
Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSH.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSH

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CƠ CẤU NGÀNH KINHTẾ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ 2

1 Khái niệm và nội dung của cơ cấu kinh tế 2

1.1 Khái niệm cơ cấu kinh tế 2

1.2 Phân loại cơ cấu kinh tế 3

2 Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 4

2.1 Khái niệm và nội dung của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 4

2.2 Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSH 5

2.2.1 Do nhiệm vụ của cả nước đặt ra cho vùng ĐBSH 5

2.2.2 Sự biến động đáng kể của khoa học và công nghệ của cả nước đặtra cho vùng ĐBSH 6

2.2.3 Triển vọng thị trường trong nước và xu thế chung của nền kinh tế .62.2.4 Do thế mạnh của vùng về kinh tế-xã hội và yêu cầu phát triển nộitại của vùng 7

2.3 Các phương thức chủ yếu để đấy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 9

2.3.1 Phương thức khai thác lợi thế so sánh 9

2.3.2 Phương thức khai thác hợp lý quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tếtrong điều kiện mở 10

2.3.3 Phương thức thúc đẩy phát triển chuyên môn hoá để tham gia vàophân công lao động khu vực và thế giới 10

2.4 Các nhân tố chủ yếu tác động đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 11

2.4.1 Nhóm nhân tố khách quan 11

2.4.1.1 Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội 11

2.4.1.2 Nhóm nhân tố bên ngoài 14

2.4.2 Nhóm nhân tố chủ quan 14

Trang 2

3 Các tiêu thức đánh giá cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành

kinh tế 15

3.1 Tiêu thức phản ánh cơ cấu ngành kinh tế 15

3.1.1 Tỷ trọng từng ngành so với tổng thể nền kinh tế 15

3.1.2 Vị trí và sự tác động qua lại giữa các ngành KT 16

3.2 Phương pháp và tiêu chí đánh giá chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 16

4 Xu hướng chung về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 17

4.1 Cơ sở lý thuyết để phân tích chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 17

4.2 Xu hướng chung chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 18

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH

1.2.3 Về đầu tư của vùng ĐBSH: 23

1.2.4 Về năng suất lao động: 24

2 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSH 25

2.1 Xét theo cơ cấu GDP 25

2.2 Theo cơ cấu lao động 28

3 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ các ngành 30

3.1 Khối ngành nông, lâm, ngư nghiệp 30

3.2 Khối ngành công nghiệp và xây dựng cơ bản 33

3.3 Khối ngành dịch vụ 35

4 Đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và sự tác động của nó tới sự pháttriển của vùng ĐBSH 38

Trang 3

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ VÙNG ĐBSH 42

1 Quan điểm và định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSHtrong giai đoạn 2011-2020 42

1.1 Quan điểm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSH 42

1.2 Định hướng và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng 42

2.1 Giải pháp thực hiện trong năm 2010 57

2.2 Giải pháp thực thực hiện định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSH đến năm 2020 61

2.2.1 Giải pháp về đầu tư phát triển khoa học và công nghệ 61

2.2.2 Giải pháp thị trường 64

2.2.3 Giải pháp nguồn nhân lực 65

2.2.4 Giải pháp thu hút đầu tư 65

KẾT LUẬN 67

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

Trang 4

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Biểu đồ 1: Mối quan hệ giữa các yếu tố trong nền kinh tế 5

Biểu đồ 2: Nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 11

Biểu đồ 3: Cơ cấu GDP 27

Biều đồ 4: Biểu đồ cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế vùng ĐBSH 29

Biểu đồ 5 :Tốc độ tăng VA nông nghiệp phân theo khu vực 31

Biểu đồ 6: Tốc độ tăng VA CN - XD theo khu vực 33

Biểu đồ 7: Tốc độ tăng VA dịch vụ phân theo khu vực 35

Bảng 1: Cơ cấu ngành kinh tế của một số nước trên thế giới năm 2006 19

Bảng 2 : Quy mô GDP vùng Đồng Bằng Sông Hồng 22

Bảng 3 : Thu ngân sách của vùng ĐBSH những năm gần đây( tỷ đồng) 23

Bảng 4: Tình hình đầu tư của vùng ĐBSH trong giai đoạn 2000-2008 24

Bảng 5: Cơ cấu GDP chia theo ngành kinh tế 25

Bảng 6: Tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 27

Bảng 7: Lượng lao động (nghìn người) phân theo ngành kinh tế vùng ĐBSH 28Bàng 8: Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế vùng ĐBSH(%) 29

Bảng 9: Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động vùng ĐBSH 30

Bảng 10: Tốc độ tăng GDP nông nghiệp hàng năm(%) 30

Bảng 11: GDP Nông, lâm, ngư nghiệp vùng ĐBSH (%) 31

Bảng 13: Tốc độ tăng GDP công nghiệp- xây dựng hàng năm (%) 33

Bảng 13: Tốc độ tăng GDP dịch vụ hàng năm(%) giá 1994 35

Bàng 14:Tỷ trọng doanh thu du lịch (%) 36

Bảng 15: Doanh thu bưu chính viễn thông vùng ĐBSH ( tỷ đồng) 37

Bảng 16: Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và tăng một số chỉ tiêu tổng hợp.44Bảng 17: Chuyển dịch cơ cấu lao động và tăng năng suất lao động 44

Bảng 18: Hệ số ICOR và nhu cầu vốn đầu tư theo giá cân bằng 44

Bảng 19: Quy mô một số chỉ tiêu tổng hợp vùng ĐBSH 46

Bảng 20: Dự báo cơ cấu ngành kinh tế 46

Bảng 21: Dự báo cơ cấu các ngành 47

Trang 5

Bảng 22: Dự báo cơ cấu ngành 48

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Độc lập - tự do - hạnh phúc.

LỜI CAM ĐOAN

Kính gửi : Khoa Kế hoạch và Phát triển trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân.

Tên tôi là: Phạm Minh Phương Lớp: Kinh tế Phát triển 48B.

Sau một thời gian thực tập ở vụ Quản lý Quy hoạch, được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn: TS Lê Quang Cảnh và các cô chú, anh chị trong

ban, tôi đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp: “Phương hướng và giải pháp thựchiện chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSH”

Chuyên đề tốt nghiệp của tôi không sao chép từ bất kì chương trình nghiên cứu, luận văn hay luận án nào, đó là công sức nghiên cứu và tìm hiểu của bản thân, tuy tôi có sử dụng một số tài liệu nhưng chỉ mang tính chất để tham khảo phục vụ cho việc hoàn thành chuyên đề.

Tôi xin cam đoan những lời trên đây là đúng sự thật, nếu vi phạm tôi sẽ chịu mọi hình thức kỉ luật của nhà trường.

Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2010.

Người viết đơn

Phạm Minh Phương

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Chuyên đề đuợc thực hiện bởi sự cố gắng nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn thực tập và các cán bộ tại Vụ Quản lý Quy hoạch.

Em xin chân thành cảm ơn TS Lê Quang Cảnh- giảng viên khoa Kế hoạch và Phát triển đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề thực tập tốt nghiệp này.

Em xin cảm ơn các cô, chú, anh, chị tại đơn vị thực tập: Vụ Quản lý Quy hoạch đã nhiệt tình giúp đỡ về mọi mặt trong suốt thời gian em thực tập tại đây.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế luôn là một trong những nội dung chủ yếu của đường lối đổi mới và phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Theo xu hướng chung của quá trình công nghiệp hóa -hiện đại hóa đất nước, các vùng kinh tế cũng tuân theo xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành của cả nước Đó là giảm tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản, tăng tỷ trọng ngành công nghiêp - xây dựng và dịch vụ về cả GDP lẫn cơ cấu lao động ĐBSH là một trong những vùng đang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Tuy nhiên, hiện nay, tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSH vẫn còn chậm và không đồng đều giữa các ngành trong tổng thể nền kinh tế và trong nội bộ từng ngành Ngành nông - lâm- thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn, lao động làm trong ngành này còn nhiều mà GDP đóng góp vào toàn nền kinh tế lại ít, sự chuyển đổi trong ngành nông nghiệp diễn ra còn chậm, nguồn vốn đầu tư và nguồn nhân lực phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung ngành công nghiệp và dịch vụ tạo ra sự chuyển đổi chậm ở ngành nông nghiêp Vì thế cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSH diễn ra với tốc độ chậm Mặt khác, do quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế, đã diễn ra hiện tượng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến người dân trong vùng Vì vậy cần có những định hướng và chính sách để quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSH diễn ra nhanh hơn, phù hợp với tiềm năng phát triển của vùng, tránh tình trạng ô nhiễm môi trường và giải quyết việc làm cho người lao động.

Sau khi nghiên cứu tình hình chuyển dịch cơ cấu của vùng, thấy được những

hạn chế, em đã chọn chuyên đề thực tập: “Phương hướng và giải pháp thực hiệnchuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSH ”

Nội dung đề tài gồm 3 phần:

Chương I: Những vấn đề chung về cơ cấu ngành kinh tế và chuyển dịchcơ cấu ngành kinh tế

Chương II: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSHChương III: Định hướng và giải pháp đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấungành kinh tế vùng ĐBSH

Trang 8

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CƠ CẤU NGÀNHKINH TẾ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ 1 Khái niệm và nội dung của cơ cấu kinh tế

1.1 Khái niệm cơ cấu kinh tế

Một nền kinh tế xã hội là một hệ thống KT-XH, nó có cơ cấu được gọi là cơ cấu của nền kinh tế hay gọi là cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế là thuộc tính có ý nghĩa quyết định của nền kinh tế Cho đến nay, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, vấn đề cơ cấu kinh tế( CCKT) và chuyển dịch cơ cấu kinh tế( CDCCKT) đã được rất nhiều các học giả và nhà nghiên cứu bàn luận với nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhưng nhìn chung đều đưa ra một khái niệm thống nhất.

CCKT là một phạm trù kinh tế thể hiện mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành nền kinh tế Đó là mối quan hệ giữa các ngành, các lĩnh vực, các thành phần trong nền kinh tế Mối quan hệ này thể hiện ở hai mặt số lượng và chất lượng Như vậy, CCKT là tổng thể hệ thống kinh tế xã hội bao gồm nhiều yếu tố, bộ phận có quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau hợp thành nền kinh tế với quy mô, trình độ công nghệ, tỷ trọng tương ứng gắn với các điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội cụ thể trong từng giai đoạn phát triển nhằm thực hiện mục tiêu đặt ra.

Các yếu tố, bộ phận cấu thành CCKT luôn vận động không ngừng, do đó khi xem xét cơ cấu kinh tế cần phải nghiên cứu trong một nền kinh tế động Điều này có nghĩa không có một khuôn mẫu chung nào về CCKT mà luôn có sự thay đổi tuỳ thuộc vào điều kiện không gian, thời gian và tình hình nền kinh tế mà tìm ra một CCKT phù hợp nhất cho từng thời kỳ đó

Vậy thế nào là một cơ cấu kinh tế hợp lý và làm thế nào để biết CCKT đó có phù hợp hay không?

Theo lý thuyết, một cơ cấu kinh tế hợp lý phải phù hợp với quy luật khách quan, các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, lịch sử cụ thể trong từng giài đoạn, phục vụ chiến lược kinh tế phát triển kinh tế xã hội của từng ngành, vùng và toàn

Trang 9

trọng của mỗi yếu tố, mỗi bộ phận cấu thành kinh tế như tỷ trọng GDP, tỷ trọng lao động - việc làm, tỷ trọng về vốn đầu tư, công nghệ….qua đó đánh giá trình độ phát triển của CCKT Tuy nhiên, đánh giá cơ cấu kinh tế dựa vào tỷ trọng các yếu tố là chưa đủ và thiếu căn cứ Do đó cần xác định yếu tố nào, bộ phận nào trong CCKT có tác động mạnh nhất đến sự phát triển của các yếu tố, bộ phận khác và tới nền kinh tế

1.2 Phân loại cơ cấu kinh tế

Theo những cách tiếp cận khác nhau, có nhiều cách phân loại cơ cấu kinh tế - Cơ cấu ngành kinh tế( Dựa vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội) gồm:

•Nhóm ngành nông nghiệp gồm cả nông nghiêp,lâm nghiệp, ngư nghiệp

•Nhóm ngành công nghiệp gồm công nghiệp khai thác, chế biến và ngành cung cấp dịch vụ điện- nước-khí

•Nhóm ngành dich vụ gồm ngành thương mại, tài chính, du lịch…

Trong mỗi ngành kinh tế lại được chia ra thành các ngành nhở hơn Ví dụ ngành công nghiệp chế biến, người ta chia ra thành 21 ngành khác nhau như cơ khi, hoá chất, điện tử… trong các ngành nhỏ đó lại chia tiếp thành các ngành nhỏ hơn Như vậy chuyển dịch cơ cấu sẽ là sự thau đổi trong hệ thống các ngành của nó

- Cơ cấu thành phần kinh tế( Dựa vào các chế độ sở hữu khác nhau)

Theo nhóm sở hữu khác nhau, có những thành phần kinh tế khác nhau Trong nền kinh tế thị trường thường có 3 nhóm thành phần cơ bản là sở hữu Nhà nước, sở hữu tư nhân và sở hữu hỗn hợp Tuỳ điều kiện cụ thể,mỗi nước có thể quy định các thành phần kinh tế khác nhau Mỗi thành phần kinh tế lại có cơ cấu kinh tế khác nhau.

- Cơ cấu vùng lãnh thổ

Đây là cơ cấu kinh tế được tiếp cận theo sự phân bố sản xuất về không gian và vùng lãnh thổ Cơ cấu vùng kinh tế thường được xác định bởi các ranh giới địa lý hay hành chính nhưng trong đó lại hàm chứa cơ cấu ngành kinh tế Cơ cấu vùng kinh tế thực chất là cơ cấu ngành kinh tế được sắp xếp theo vùng địa lý hành chính

Trang 10

nhất định Tùy theo tiềm năng phát triển kinh tế, gắn liền với sự hình thành phân bố dân cư trên lãnh thổ để phát triển tổng hợp hay ưu tiên một vài ngành KT nào đó Việc chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ phải đảm bảo sự hình thành và phát triển có hiệu quả của các ngành kinh tế trên lãnh thổ và trên phạm vi cả nước

Ba loại hình kinh tế trên đặc trưng cho cơ cấu KT của nền KTQD Chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó cơ cấu ngành kinh tế là quan trọng nhất vì nó phản ánh sự phát triển khoa học công nghệ, lực lượng sản xuất, phân công lao động chuyên môn hóa và hợp tác sản xuất Xuất phát từ vai trò của cơ cấu ngành kinh tế trong CDCC kinh tế, chúng ta sẽ tìm hiều kỹ hơn về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tê.

2 Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

2.1 Khái niệm và nội dung của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Cơ cấu ngành kinh tế là một nội dung của CCKT Vấn để CDCC ngành kinh tế là một nội dung quan trọng của chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Cơ cấu kinh tế và cơ cấu ngành kinh tế bản thân là một hệ thống động như sự vận động liên tục của từng thành tố cấu thành, do sự thay đổi tương quan các thành tố và dẫn đến các quan hệ ràng buộc trong hệ thống đó cũng dễ thay đổi Cụ thể hơn đối với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thì đó cũng chính là sự thay đổi giữa các ngành, trong nội bộ ngành Sự thay đổi đó diễn ra theo hướng xuất hiện các ngành mới thay thế cho các ngành không còn phù hợp dẫn đến thay đổi tỷ trọng, thay đổi mối tương quan giữa các yếu tố, bộ phận chất lượng của toàn bộ hệ thống ngành kinh tế Do đó sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là tạo ra sự thay đổi trong bộ phận cơ cấu ngành kinh tế, sự thay đổi đó về tỷ trọng của mỗi ngành trong tổng thể nền kinh tế về đóng trong GDP, tỷ lệ vốn đầu tư, tỷ lệ lao động…Kết quả là chuyển dịch từ ngành này sang ngành khác theo hướng ngày càng hiện đại hơn Qúa trình chuyển dich cơ cấu ngành là một quá trình diễn ra liên tục gắn liền với sự phát triển kinh tế Ngược lại nhịp độ phát riển, tính bền vững của quá trình tăng trưởng lại phụ thuộc vào khả năng CDCC ngành linh hoạt, phù hợp với những điều kiện bên trong,

Trang 11

Biểu đồ 1: Mối quan hệ giữa các yếu tố trong nền kinh tế

Mối quan hệ này có ý nghĩa hết sức quan trọng vì gắn với vấn đề phân bổ nguồn lực hạn hẹp của mỗi quốc gia trong thời điểm nhất định vào các hoạt động sản xuất riêng Sự CDCC ngành thể hiện tính hiệu quả của việc phân bổ nguồn lực Trong xu hướng hội nhập quốc tế và khu vực ngày càng sâu rộng như hiện nay thì việc lựa chọn và chuyển dịch hợp lí cơ cấu ngành sẽ cho phép mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ thể hiện được lợi thế tương đối và khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu

Qúa trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thành công hay thất bại phụ thuộc rẩt nhiều vao khâu quyết định chủ trương chuyển dịch và tổ chức thực hiện mục tiêu nhiệm vụ

2.2 Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSH

2.2.1 Do nhiệm vụ của cả nước đặt ra cho vùng ĐBSH

Nền kinh tế xã hội cả nước, vùng ĐBSH và các vùng lân cận sẽ tiếp tục tăng nhanh trong những năm tới đòi hỏi vùng ĐBSH phải có tôc độ tăng trưởng nhanh hơn để từng bước thể hiện rõ vai trò động lực, cùng với các vùng khác trong cả nước đi đầu trong một số lĩnh vực.

Từ nay đến năm 2020 dự tính nền kinh tế nước ta sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh với tốc độ trên 7.5%, trong đó công nghiệp và xây dựng tâng bình quân khoảng 9%, nông nghiệp 3.5-4%, dịch vụ 7-9% Tích lũy nội bộ nền kinh tế đạt 30% GDP năm 2010 và 35% năm 2020 Xuất khẩu tăng trung bình trên 14% Như vậy , các quan điểm, mục tiêu của chiến lược phát triển của cả nước phải được thể

Trang 12

hiện trong chiến lược phát triển của vùng ĐBSH, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp, dịch vụ cần được đầu tư phát triển cao hơn, chất lượng lớn hơn.

2.2.2 Sự biến động đáng kể của khoa học và công nghệ của cả nước đặt ra chovùng ĐBSH.

Chủ trương phát triển khoa học và công nghệ là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước Chủ trương này cụ thể đến năm 2010 và 2020 như sau:

-Thứ nhất: Sắp xếp lại và phát triển hiệu quả hệ thống các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học, công nghệ, đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là đối với các hướng khoa học công nghệ ưu tiên: Điện tử-tin học, sinh học, nguyên vật liệu.

-Thứ hai: Xây dựng đội ngũ cán bộ nghiên cứu và chuyển giao công nghệ mạnh, đủ sức nghiên cứu, sáng chế công nghệ và tiếp thu sáng tạo công nghệ tiên tiến của nước ngoài đáp ứng nhu cầu của quá trình phát triển.

- Thứ ba: Đổi mới nghiện cứu và ứng dụng công nghệ mới để phát triển nhanh kinh tế- xã hội của toàn vùng Trước hết là đối với lĩnh vực giống cây trồng vật nuôi, công nghệ chế biến thực phẩm, công nghệ sinh học, tự động hóa

Mặt khác sự biến động khoa học công nghệ trên thế giới ảnh hưởng đến sự phát triển khoa học công nghệ của nước ta Do đó cả nước cũng như mỗi vùng kinh tế trong cả nước đều phải tiến hành nghiên cứu thay đổi, áp dụng khoa học công nghệ của các nước tiên tiến trên thế giới vào sản xuất, làm thay kỹ thuật sản xuất, chất lượng sản phẩm theo xu hướng tăng sản xuất những sẩn phảm có hàm lượng chất xám cao Đó chính là những sản phẩm trong khối ngành công nghiệp - xây dựng, và đặc biệt là dịch vụ Vì vậy, mà giá trị ngành công nghiệp –xây dựng và dịch vụ ngày càng tăng, ngành nông - lâm - thủy sản giảm xuống.

2.2.3 Triển vọng thị trường trong nước và xu thế chung của nền kinh tế

Do quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, xu hướng tiêu dùng hàng hóa có hàm lượng công nghệ cao ngày càng tăng, đòi hỏi người sản xuất phải cải tiến mẫu mã sản phẩm, chất lượng Do đó trong ngành công nghiệp, ưu tiên phát triển các ngành cơ khí chế tạo… Đặc biệt quan tâm đến phát triển tiểu thủ công

Trang 13

để giảm sử dụng đất tốt dành cho sản xuất nông nghiệp và tránh tập trung công nghiệp quá mức vào các đô thị, khu dân cư vùng ĐBSH Đối với ngành dịch vụ, tập trung phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao và toàn diện, đặc biệt là dịch vụ tài chính ngân hàng, thương mại, du lịch, dịch vụ công nghệ, viễn thông, vận tải, phát triển thị trường bất động sản, thị trường vốn, thị trường chứng khoán Trong ngành nông, lâm, thủy sản, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa có năng suất, chất lượng cao, tạo nhiều giá trị nên mỗi đơn vị diện tích đất nông nghiệp, phục vụ trực tiếp và chủ yếu cho nhu cầu tiêu dùng ở các khu đô thị và các khu công nghiệp trong vùng và xuất khâu Ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ bảo quản, gắn phát triển nông nghiệp với việc xây dựng nông thôn mới trên cơ sở phát triển công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa.

Về kết cấu hạ tầng, tiếp tục phát triển đồng bộ và hiện đại hóa hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển Hoàn thành việc xây dựng, nâng cấp quốc lộ 5, 10, 18, 21 Phát triển các hệ thống đô thị, đưa công nghiệp đặc biệt các ngành có nguy cơ ô nhiễm ra xa nội thành.

2.2.4 Do thế mạnh của vùng về kinh tế-xã hội và yêu cầu phát triển nội tại củavùng

Về nông, lâm, thủy sản: ĐBSH là vùng có khí hậu đất đai và công nghệ,

ĐBSH trở thành trung tâm sản xuất rau củ lớn nhất Việt Nam, đem lại giá trị cao, đây là lợi thế so sánh hiện có và cũng là lợi thế so sánh trong tương lai.Ngoài ra, vùng có các cánh rừng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với môi trường sinh thái và là nơi bảo tồn rất nhiều loại thú quý hiếm, như Ba Vì (Hà Tây), Cúc Phương (Ninh Bình), rừng ( Sóc Sơn)… những cánh rừng này có thể thu hút rất nhiều khách du lịch từ nước ngoài và trong nước, do đó góp phần làm tăng tỷ trọng ngành lâm nghiêp vùng ĐBSH Đối với thủy sản, vùng phát triển nuôi trồng thủy sản có giá trị kinh tế cao như các lợi cá nước ngot: rô phi, cá trắm đen, tôm… Những sản phẩm này tạo ra giá trị xuất khẩu cho vùng, là đầu vào cho ngành sản phẩm chế biến Do đó là điều kiện để phát triển ngành công nghiệp chế biến

Trang 14

Về công nghiêp, xây dựng: Hiện tại vùng có lợi thế so sánh trong phát triển các

ngành công nghiêp như da giầy - dệt may - chế biến nông sản, cơ bản (luyện kim, cơ khí, hóa chất, điện tử, công nghệ thông tin), sản xuất vật liệu xây dựng.

Về dịch vụ

Cùng với vùng Đông Nam Bộ, vùng ĐBSH có lợi thế so sánh so với các vùng khác trong cả nước để trở thành một trung tâm dịch vụ của cả nước Với lợi thế về giao thông, ví trí địa lý, sức cầu của nền kinh tế, và sự phát triển của nguồn nhân lực,Vùng có những lợi thế so sánh trong ngành dịch vụ sau:

- Du lịch: Vùng có nhiều cảnh quan thiên nhiên và di tích văn hóa lịch sử Rất nhiều cảnh quan thiên nhiên của vùng đã gắn bó với tên tuổi của Việt Nam trên trường du lịch quốc tế như Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long, chùa Hương…

Với sự phát triển của hàng nghìn năm, là chiếc nôi của dân tộc, vùng ĐBSH còm lưu trữ nhiều di tích lịch sử, văn hóa từ các triều đại phong kiến, như thành cổ Thăng Long, Văn Miếu, các ngôi chùa gần 1000 năm tuổi Thêm vào đó trong vùng còn lưu trữ những hình thức văn hóa nghệ thuật lâu đời riêng có của vùng như chèo, hát chầu văn… cũng là một thế mạnh của vùng để thu hút khách du lịch đến với vùng.

- Ngân hàng, tài chính: Vói sức mua trong dân ngày càng lớn, lượng tiêu thụ hàng hóa và tiền mặt được quay vòng nhanh hơn đã thúc đẩy sự phát triển của ngành ngân hàng, tài chính Hiện nay, vùng ĐBSH là một nơi thu hút lượng lớn giao dịch tiền tên của cả nước, và là nơi lớn nhất của Miền Bắc Rất nhiều các ngân hàng đã được ra đời và đặt trụ sở trong vùng, đặc biệt là Hà Nội Đi kèm với sự phát triển ngành ngân hàng là các dịch vụ tài chính đặc biệt là dịch vụ huy động, thu hút vốn.

- Giao vận: Với vị trí giao thông thuận lợi, nhiêu trục đường quan trọng xuyên qua, vùng có lợi thế trong việc phát triển ngành giao thông vận tải, kho cảng bến bãi Hiện nay vùng đã và đang hình thành nhiều cảng trung chuyển hàng hóa phục vụ giao thông vận tải hảng hóa cho các cảng biển, cảng hàng không và tại các ga

Trang 15

- Thương mại: ĐBSH đã và đang trở thành trung tâm thương mại của cả nước Trong thời gian tới, vùng có thể phát triển hơn nữa ngành này khi sức mua của người dân tăng lên.

- Bưu chính viễn thông: Tốc độ phát triển của ngành bưu chính, viễn thông của Vùng đang cao nhất của Việt Nam Với số lượng người được tiếp cận với các dịch vụ internet và các lợi hình dịch vụ viễn thông hiện đại ngày càng cao, vùng có một lợi thế rất lớn khi phát triển các lợi hình bưu chính, viễn thông hiện đại hơn và đa dạng hơn

Ngoài ra vùng còn có nhiều cơ hội thu hút vốn đầu tư từ bên trong và bên ngoài vùng, tạo điều kiện thuận lợi để vùng áp dụng công nghệ vào sản xuất,tăng khả năng xuất khẩu các sản phẩm của vùng ra các thị trường quốc tế.Hoạt động xuất, nhập khẩu của vùng đạt được nhiều mặt tích cực Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 70 triệu USD, bình quân tăng 6.5%/năm Hoạt động nhập khẩu đã có xu hướng và mục tiêu chủ yếu phục vụ nhau cầu mở rộng sản xuất kinh doanh Cơ cấu nhập khẩu theo xu hướng tăng nhập khẩu hàng tư liệu sản xuất và máy móc thiết bị, giảm nhập khẩu hàng tiêu dùng Nhập khẩu đạt tốc độ tăng bình quân hàng năm là 19.6% Đầu tư nước ngoài tiếp tục gia tăng đóng góp tích cực vào phát triển công nghiệp,vốn hỗ trợ ODA và tổ chức phi chính phủ ( NGO) tiếp tục tăng cao, góp phần phát triển kết cấu hạ tầng, cải thiện môi trường và đời sống nhân dân.

Với những thế mạnh trên của vùng đòi hỏi vùng phải có chính sách va giải pháp nhất định để phát triển theo xu hướng chung của nền kinh tế.

2.3 Các phương thức chủ yếu để đấy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấungành kinh tế

2.3.1 Phương thức khai thác lợi thế so sánh

Lợi thế so sánh của một ngành dựa trên cơ sở chi phí so sánh của ngành đó với các ngành khác Trong mỗi ngành, dựa vào chi phí của mỗi ngành nhỏ trong ngành đó Một ngành có lợi thế so sánh khi chi phí sản xuất hàng hóa của ngành đó thấp hơn các ngành khác và do đó sẽ sản xuất và xuất khẩu sang nước khác các mặt hàng có chi phí cơ hội thấp hơn, nhập khẩu những mặt hàng có chi phí cơ hội cao hơn.

Trang 16

Khai thác lợi thế so sánh giữa các nhóm ngành, tiểu ngành hay một vùng nhất định sẽ đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo đúng hướng

Mỗi quốc gia trong quá trình hội nhập kinh tế, các nước thực hiện trao đổi hàng hoá việc phát huy lợi thế so sánh là rất có hiệu quả Phương thức nhấn mạnh tận dụng và phát huy các lợi thế đã có và sẽ có về các nguồn lực trong mối tương quan với các nước để xác định đúng vị thế của sự phân công trong khu vực và quốc

Thực tiễn phát triển kinh tế thế giới cho thấy, tại các quốc gia đều diễn ra quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế, thậm chí nhiều quốc gia chuyển dịch với tốc độ nhanh và ở mức cao Sau khi khai thác triệt để lợi thế so sánh, họ thường dịch chuyển các cơ sở sản xuất kinh doanh đến các nước có lợi thế tốt hơn nhằm thu lợi nhuận cao hơn.

Ví dụ ngành dệt may đã phát triển rất nhiều ở Nhật Bản từ đầu thế kỷ 20 nhưng đến những năm 60 vì lúc này chí phí nhân công đã cao, ngành này dich chuyển dấn sang Hàn Quốc, sau đó chuyển dịch sang vùng Đông Nam Á Hiện nay, ngành dệt may Việt Nam đóng vai trò quan trọng vào tăng trưởng của đất nước Như vậy, CC ngành kinh tế của một quốc gia có thể thay đổi căn bản do sự chuyển giao những ngành nghề từ các nước khác sang.

2.3.3 Phương thức thúc đẩy phát triển chuyên môn hoá để tham gia vào phâncông lao động khu vực và thế giới.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh đã chứng minh rằng: những sản phẩm lớn, nhiều chi tiết sẽ không hiệu quả nếu tổ chức sản xuất khép kín trong một doanh nghiệp hay một quốc gia Ngày nay, để sản xuất ra một chiếc ô tô, có sự tham gia của hàng trăm doanh nghiệp từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới Như cậy có nghĩa sự

Trang 17

phân công lao động chuyên môn hóa là một yếu tố quan trọng để khai thác tối đa mọi lợi thế, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Để đẩy nhanh CDCC ngành kinh tế, chúng ta phải quán triệt vấn đề này hơn bao giờ hết, nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế trở thành xu thế tất yếu Thực tế cho thấy trình độ chuyên môn hoa của chúng ta hiện nay còn rất thấp Để đẩy nhanh quá trình CDCC ngành kinh tế, cần tạo ra được các sản phẩm, các bộ phận, chi tiết có thể tham gia vào phân công kinh tế trong khu vực cà thế giới.

2.4 Các nhân tố chủ yếu tác động đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

Cơ cấu ngành kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành KT ở một địa phương hay vùng lãnh thổ luôn chịu sự chi phối bối các nhân tố bên trong và bên ngoài , khách quan và chủ quan hết sức phức tạp Do vậy, việc phân tích những tác động của các nhân tố này có ý nghĩa quan trọng để tìm ra một cơ cấu kinh tế hợp lý và tìm ra các biện pháp thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành đi đúng hướng Các yếu tố được thể hiện dưới đây:

Biểu đồ 2: Nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

2.4.1 Nhóm nhân tố khách quan

2.4.1.1 Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội

Đây là nhóm các yếu tố làm nên thị trường, thể hiện tầm quan trọng của các nhu cầu xã hôi, các nhu cầu này lại ảnh hưởng đến việc tiêu dùng sản phẩm và do đó ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành tế.

Nhân tố thị trường: Thị trường là nơi diễn ra sự trao đổi hàng hóa và diễn ra sự cạnh tranh ( trong và ngoài nước), là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đầu

Trang 18

tiên tới cơ cấu ngành kinh tế Sự vận động của thị trường chịu ảnh hưởng của các quy luật tự nhiên, quy luật kinh tế mà các hoạt động của con người cũng tuân theo các quy luật này Chính những nhu cầu và xu thế vận động của nó cũng như tính cạnh tranh của thị trường đặt ra mục tiêu cần vươn lên để thỏa mãn Và do đó quyết định đến chính sách phát triển của mỗi ngành, quyết định đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

Nhân tố khoa học - công nghệ: Khoa học công nghệ là yếu tố ảnh hưởng đến trình độ của máy móc thiết bị, sự phát triển của khoa học công nghệ hình thành nên các ngành nông nghiệp, công nghiêp, dịch vụ tạo ra nhiều ngành sản xuất mới Khoa học công nghệ là điều kiện để thúc đẩy các ngành phát triển theo chiều sâu, đa dạng hóa các hình thức và chuyên môn hóa trong sản xuất Trong điều kiện mở của hội nhập, khả năng tiếp cận với những tiến bộ khoa học công nghệ của thế giới ngày càng được nâng cao, cho phép tạo ra các sản phẩm mới với chất lượng cao, chi phí thấp do đó khả năng cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường trong nước và quốc tế cao hơn.

Trình độ công nghệ khoa học công nghệ phụ thuộc vào hai yếu tố: + Chính sách KH-CN của Đảng và Nhà nước

+ Khả năng về vốn đầu tư cho đổi mới kỹ thuật - công nghệ

Nhân tố vốn và đầu tư: Nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng vốn là yếu tố quan trọng nhất đối với tăng trưởng vì nó ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp góp phần vào việc làm tăng sản lượng thông qua đầu tư kỹ thuật Vốn giúp duy trì các hoạt động sản xuất và hoạt động tái sản xuất Nguồn đầu tưu giúp nâng cao kĩ năng của người lao động góp phần làm tăng năng suất lao động thúc đẩy sản xuất có hiệu quả hơn, do đó dẫn đến tăng trưởng kinh tế Tỷ trọng đóng góp của đầu tư ảnh hưởng đến sự phát triển của các ngành Ngành nào có tỷ trọng đóng góp của đầu tủ lớn thì hàm lượng công nghệ trong sản phẩm cao, chất lượng sản phẩm tốt hơn vì thế tăng năng suất lao động và do đó tỷ trọng của nó trong tổng thể nền kinh tế lớn Như vậy nó ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

Trang 19

Nhân tố dân số và nguồn lao động: Con người được coi là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Sự tác động này lên quá trình hình thành và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế được xem xét trên các mặt chủ yếu sau:

Thứ nhất: Kết cấu dân cư à trình độ dân trí, khả nưng tiếp thu khoa học công nghệ mới, là cơ sở quan trọng để phát triển các ngành nông nghiệp kỹ thuật cao và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các ngành kinh tế, là nhân tố thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất.

Thứ hai: quy mô dân số, kết cấu dân cư, tình hình thu nhập và khuynh hướng chi tiêu của họ là cơ sở xác định quy mô và cơ cấu nhu cầu thị trường Vì vậy nó là cơ sở để phát triển các ngành, nhất là ngành công nghiệp và ngành phục vụ tiêu dùng.

Quy mô và chất lượng lao động có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển của cơ cấu ngành kinh tế Chất lượng lao động càng cao càng có điều kiện để phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ, nhất là các ngành công nghiệp dịch vụ đòi hỏi trình độ cao.

Hiện nay, do đặc điểm của cả nước nói chung cũng như vùng Đồng Bằng Sông Hồng nói riêng: dân số đông, nguồn lao động dồi dào nhưng chủ yếu làm nông nghiệp nên trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành cần phải tranh thủ những lợi thế của ngành về nguồn lao động để tạo ra những lợi thế so sánh.

Mặt khác, cùng với sự phát triển kinh tế, mức sống dân cư cũng dần được tâng lên kéo theo là sự thay đổi trong thị hiếu của người tiêu dùng Mức sống tăng cao, nhu cầu đòi hỏi sử dụng sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao hơn, chất lượng và mẫu mã tốt hơn Sự thay đổi của người tiêu dùng dẫn đến sự thay đổi trong sản xuất và do đó tác động đén sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của từng ngành, từng vùng Vì vậy nghiên cứu cơ cấu thu nhập và chi tiêu của từng lớp dân cư là không thẻ bỏ qua khi nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

Trang 20

Nhân tố kết cấu hạ tầng: Đây sẽ là một nhân tố cơ ban thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nếu như vùng, địa phương có một hệ thống cơ sở hạ tầng vững chắc, thuận tiện; ngược lại nó cũng là nhân tố kìm hãm sự chuyển dịch cơ cấu nếu địa phương đó một hệ thống hạ tầng không hợp lý Kết cấu hạ tầng ảnh hưởng đến thu hút đầu tư cũng như hiệu quả đầu tư từ vùng khác cũng như từ nước ngoài Do đó ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.

2.4.1.2 Nhóm nhân tố bên ngoài

Nhóm nhân tố tác động từ bên ngoài như xu thế chính trị, kinh tế của khu vực thế giới, quan hệ kinh tế đối ngoại, hợp tác phân công lao động quốc tế Kinh tế mỗi vùng, địa phương là một bộ phận của kinh tế thế giới Nhất là trọng điều kiện hội nhập, quốc tế hóa đời sống kinh tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, thì ảnh hưởng của những nhân tố bên ngoài đến vấn đè tâng trưởng và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là thách thức không chỉ đối với nền kinh tế của quốc gia mà cả đối với sự phát triển kinh tế của từng vùng, địa phương.

2.4.2 Nhóm nhân tố chủ quan

Đây là nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thông qua các định hướng mục tiêu phát triển, cơ chế quản lý, chiến lược phất triển kinh tế - xã hội đất nước trong từng thời kỳ; các chính sách, giải pháp thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế của vùng, địa phương Các nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành của địa phương Thông qua các định hướng, chính sách Nhà nước điều chỉnh sự phát triển của các ngành Tuy nhiên nếu quá đề cao vai trò của Nhà nước thì sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế có thể không theo quy luật của thị trường nên không hiệu quả Trong trường hợp quá đề cao vai trò của thị trường thì sự hình thành cơ cấu như mong muốn sẽ khó thực hiện bởi những ngành hoạt động không vị mục tiêu lợi nhuận hoạc tỷ suất lợi nhuận thấp.

Do đó cần phải kết hợp hài hòa giữa chính sách của Nhà nước và thị trường tùy thuộc và sự phát triển của từng vùng khác nhau

Trang 21

3 Các tiêu thức đánh giá cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế3.1 Tiêu thức phản ánh cơ cấu ngành kinh tế

Để phân tích và đánh giá cơ cấu ngành kinh tế, người ta dựa vào một số chỉ tiêu đã được lượng hóa như sau:

3.1.1 Tỷ trọng từng ngành so với tổng thể nền kinh tế

• Chỉ tiêu cơ cấu giá trị sản lượng:

Trong đó: Ti là tỷ trọng giá trị sản lượng ngành i trong toàn ngành nền kinh tế SLi: giá trị sản lượng ngành i

∑SLi: tổng giá trị sản lượng của toàn nền kinh tế

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo sản lượng đầu ra.

• Chỉ tiêu cơ cấu lao động:

Trong đó: TLDi: Tỷ trọng lao động của ngành I trong toàn ngành kinh tế LĐi: số lao động ngành i

∑LĐi : Tổng số lao động trong toàn ngành kinh tế

Chỉ tiêu này dùng để đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lao động • Chỉ tiêu vốn đầu tư:

Trong đó: TVi: Tỷ trọng vốn đầu tư ngành i Vi: Vốn đầu tư ngành i

∑Vi: Tổng vốn đầu tư toàn ngành kinh tế

Chỉ tiêu này cho biết lượng vốn đầu tư mỗi ngành chiếm bao nhiêu% trong tổng thể nền kinh tế

Trang 22

3.1.2 Vị trí và sự tác động qua lại giữa các ngành KT

Để đánh giá những tác động này, người ta sử dụng các chỉ tiêu IE/GO trong bảng I/O của hệ SNA Các chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ chi phí trung gian trong tổng giá trị sản xuất của từng ngành trong nề kinh tế Hay nói cách khác các chỉ tiêu này cho biết tổng giá trị sản lượng đầu vào của một ngành chiếm bao nhiêu % trong tổng giá trị sản lượng đầu ra của gành đó.

Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu ngành KT trên đây chỉ mang tính thời điểm Còn nếu xét theo thời gian, cơ cấu ngành KT luôn vận động biến đổi, phụ thuộc nhiều vào các yếu tố tự nhiên, KT-XH trong và ngoài vùng Vì thế một cơ cấu có thể là phù hợp trong giai đoạn này nhưng chưa chắc đã phù hợp trong giai đoạn khác Vì vậy, mỗi quốc gia cần phải luôn nghiên cứu để đưa ra

3.2 Phương pháp và tiêu chí đánh giá chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Tiêu chí đánh giá mức độ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Để đánh giá mức độ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế người sử dụng công thức

Trong đó: Si(to) là tỷ trọng ngành i tại thời điểm t

θ: góc hợp bởi hai véc tơ cơ cấu S( To) và S( T1)

Ý nghĩa: cos θ càng lớn thì các cơ cấu càng gần nhau và ngược lại.

Cosθ = 1: góc hợp bởi hai véc tơ bằng 0 nghĩa là hai cơ cấu đồng nhất Cosθ= 0: góc giữa hai véc tơ bằng 900 các véc tơ cơ cấu là trục giao nhau Để xem các ngành kinh tế chuyển dịch theo một tỷ lệ nào người ta sử dụng công thức sau:

Nếu n càng cao thì mức độ chuyển dịch càng nhanh và ngược lại

Trang 23

4 Xu hướng chung về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

4.1 Cơ sở lý thuyết để phân tích chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Định luật tiêu dùng của Engel

Quy luật này phản ánh mối quan hệ giữa thu nhập và phân phối thu nhập cho các nhu cầu tiêu dùng cá nhân Đường Engel là một đường biểu thị mối quan hệ thu nhập và tiêu dùng cá nhân về một loại hàng hóa cụ thể Độ dốc của đường này ở bất kỳ thời điểm nào chính là xu hướng tiêu dùng biên hàng hóa đó và cho thấy tỷ số thay đổi tiêu dùng so với thay đổi thu nhập, nó phản ánh co giãn của tiêu dùng một lại hàng hóa cụ thể đối với thu nhập dân cư.Theo Engel, khi thu nhập tăng lên đến một mức độ nhất định thì tỷ lệ chi tiêu của họ cho lương thực thực phẩm giảm đi Như vậy, đường Engel thể hiện quy luật tiêu dùng đối với hàng hóa lương thực thực phẩm có xu hướng dốc lên với độ dốc cao ở đoạn đầu, sau đó dộ dốc giảm dần và cuối cùng là có xu hướng đi xuống khi thu nhập của gia đình đạt đến một mức độ nhất định Do chức năng chính của khu vực nông nghiệp là sản xuất lương thực thực phẩm nên có thể suy ra tỷ trọng nông nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế sẽ giảm đi khi thu nhập tăng lên đến một mức độ nhất định

Các nhà kinh tế gọi các hàng hóa nông sản là hàng hóa thiết yếu, hàng hóa công nghiệp là hàng hóa lâu bề và cung cấp sản phẩm dịc vụ là hàng hóa cao cấp Qua nghiên cứu, trong quá trình gia tăng thu nhập, tỷ lệ chi tiêu cho hàng hóa thiết yếu có xu hướng giảm, tỷ lệ chi tiêu cho hàng hóa lâu bền có xu hướng tăng nhưng với mức độ nhỏ hơn mức độ tăng của thu nhập còn tỷ lệ chi tiêu cho hàng hóa dịch vụ có xu hướng ngày càng tăng

Quy luật tăng năng suất lao động của Fisher

Theo Fisher, ngành nông nghiệp có khả năng thay thế lao động dễ nhất, việc tăng cường sử dụng máy móc thiết bị và các phương tiện canh tác mới đã tạo điều kiện cho nông dân nâng cao được năng suất lao động Kết quả là để đảm bảo nhu cầu lương thực thực phẩm không cần thiết phải một lượng lao động như cũ Vì vậy tỷ lệ lao động trong nông nghiệp có xu thế giảm dần trong cơ cấu ngành kinh tế Ngành công nghiệp là ngành khó có khả năng thay thế lao dộng hơn do tính năng

Trang 24

phức tạp của việc sử dụng công nghệ mới, mặt khác do xu hướng tiêu dùng sản phẩm hàng hóa này ngày càng tăng nên tỷ trọng lao dộng của ngành này trong có xu hướng tăng Ngành dịch vụ được coi là ngành khó có khả năng thay thế lao động nhất, đọ co giãn của nhu cầu sản phẩm dịch vụ lớn hơn 1 tức là tốc độ tăng nền kinh tế ở trình độ phát triển cao hơn là lớn hơn1 tức là tốc độ tăng cầu tiêu dùng cao hơn tốc độ tăng thu nhập Vì vậy, tỷ trọng lao động trong ngành dịch vụ sẽ có xu hướng tăng và ngày càng tăng nhanh.

4.2 Xu hướng chung chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Từ những cơ sở lý thuyết trên, kết hợp với thực tiễn quá trình phát triển kinh tế của nước, có thể rút ra những xu hướng có tính quy luật chung cho sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Để chuyển một nền kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp thì đều phải trải qua các bước: chuyển từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công - nông nghiệp, từ đó chuyển sang nền kinh tế công nghiệp phát triển Qúa trình này thể hiện tỷ trọng nông nghiệp có xu hướng giảm đi trong khi tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ có xu hướng ngày càng tăng kể cả trong GDP, lao động và đầu tư Đối với các nước phát triển tỷ trọng nông nghiệp có thể giảm đi tử 80% đối với các nước chậm phát triển xuống còn 11 - 12% ở các nước phát triển và trong những điều kiện đặc biệt có thể giảm xuống tới 5% Hiện nay tỷ trọng GDP ngành công nghiệp trong nền kinh tế Mỹ, Nhật, chỉ còn khoảng 4-5% Tại các nước Nics tỷ trọng ngành nông nghiệp cũng chỉ còn khoảng 9% đến 15% trong tổng GDP của nền kinh tế.

Đối với Việt Nam trong thời gian qua đã biến đổi tích cực Tỷ trọng nông, lâm, thủy sản trong GDP giảm, từ 24,53% năm 2000 xuống còn 22,1% năm 2008; tỷ trọng công nghiệp đã tăng từ 36,73% GDP lên 39,73% GDP, còn tỷ trọng dịch vụ đã giảm nhẹ từ 38,74% xuống còn 38,17% GDP trong cùng thời kỳ Như vậy, nhìn chung cơ cấu ngành kinh tế đã chuyển đổi theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa; công nghiệp và xậy dựng đã trờ thành đầu tàu của tăng trưởng kinh tế ở nước ta.

Trang 25

Cơ cấu nội bộ ngành cũng có những tiến triển tích cực Trong ngành công nghiệp, tỷ trọng các ngành sẩn xuất sản phẩm có dung lượng vốn cao ngày càng lớn và gia tăng với tốc độ nhanh, tỷ trọng ngành có dung lượng lao động nhiều sẽ giảm dần Đối với các ngành dịch vụ, ngành dịch vụ chất lượng cao ngày càng chiếm ưu thế Nước ta hiện nay, tỷ trọng công nghiệp chế biến trong tổng giá trị gia tăng của công nghiệp đã tăng lên từ 50,5% lên hơn 53,1%, tỷ trọng khai khoáng giảm dần Cơ cấu công nghiệp có xu hướng dịch chuyển bước đầu sang công nghệ cao Trong ngành nông, lâm, thủy sản, tỷ trọng thủy sản đã liên tục tăng từ 15,6% năm 2000 lên khoảng 23,5% 2008 đã chiếm khoảng 20% giá trị sản xuất nông nghiệp và tỷ trọng nông nghiệp đã có xu hướng giảm từ hơn 80% xuống còn 73% cùng thời kỳ.Trong lĩnh vực dịch vụ, nguồn lực đang có xu hướng chuyển từ các loại dich vụ khác sang dịch thương mại, khách sạn, nhà hàng, vận tải, kho bãi, bưu chính viễn thông… Dịch vụ thương mại vẫn chiếm ưu thế, và tiếp tục gia tăng

Theo xu hướng đó cơ cấu lao động trong các ngành cũng có sự chuyển dịch tương ứng Lao động ngày càng chuyển dịch sang các ngành có năng suất lao động cao hơn.

Tuy tất cả các nước đều có xu hướng chuyển dịch cơ cấu như nhau nhưng tốc độ chuyển dịch lại không giống nhau vì bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhay về tự nhiên, nhân lực và điều kiện kinh tế, kỹ thuật của mỗi nước

Bảng 1: Cơ cấu ngành kinh tế của một số nước trên thế giới năm 2006

Nông nghiệp Công nghiệp Dich vụ GDP/người

Nguồn : Ngân hàng Phát triển Châu Á và niên giám thống kê 2008

Qua bảng số liệu trên ta thấy các nước phát triển tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm rả ít ngành dịch vụ chiếm phần lớn như Hàn Quốc nông nghiệp chiếm 2.9%

Trang 26

trong khi đó dịch vụ 61.9% còn các nước kém phát triển tỷ trọng các ngành tương đương nhau.

Trang 27

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤUNGÀNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

1 Tình hình chung nền kinh tế của vùng ĐBSH trong những năm vừa qua1.1 Giới thiệu về vùng ĐBSH

ĐBSH bao gồm 11 tỉnh và thành phố : Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Quảng Ninh, có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội và an ninh quốc phòng đối với cả nước ĐBSH nầm trong vùng kinh tế trọng điểm (đầu tư), giáp với các vùng Trung du miền núi Bắc Bộ (khoáng sản, thủy nhiệt điện) Bắc Trung Bộ và giáp vịnh Bắc Bộ ( kinh tế biển)

ĐBSH là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất trong cả nước, chiếm 21.6% dân số cả nước Sự phân bố dân cư quá đông ở ĐBSH liên quan tới nhiều nhân tố Dân số gia tăng vẫn còn nhanh, vì vậy tốc độ tăng dân số chưa phù hợp với nhịp độ phát triển kinh tế xã hội Điều này gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng Mặt khác, đất đai vùng đồng bằng sông Hồng được sử dụng vào hoạt động nông nghiệp là trên 70 vạn ha, chiếm 56% tổng diện tích tự nhiên của vùng, trong đó đất phù sa màu mỡ 70% thuận lợi cho phát triển nông nghiệp Ngoài số đất đai phục vụ lâm nghiệp và các mục đích khác, số diện tích đất chưa sử dụng vẫn còn hơn 2 vạn ha Vì thế nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng chiếm tỷ trọng tượng đối cao Vùng có điều kiện tự nhiên cho phép phát triển nông nghiệp thâm canh cao, có khả năng đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, nhiều loại nông sản có giá trị kinh tế cao Ngoài ra vùng còn có thế mạnh về nguồn lực con người với lực lượng lao động dồi dào, trình độ học vấn cao nhất so với các vùng khác và trình độ phát triển kinh tế khá hơn so với trung bình cả nước Với nguồn tài nguyên nước phong phú (nước mặt, nước dưới đất, nước nóng, nước khoảng), có nhiều cảng biển thuận tiện cho phát triển ngành nuôi trồng thủy sản, ngành công nghiệp chế biến và ngành du lịch Tuy nhiên, do mật độ dân số quá đông đặc biệt ở vùng nông thôn dẫn đến căng thẳng về việc làm, thiên tai gây nhiều tổn thất và do đó ảnh hướng đến sự phát

Trang 28

triển kinh tế Mặc dù vậy trong những năm gần đây kinh tế vùng ĐBSH có nhiều triển vọng

1.2 Tình hình kinh tế của vùng ĐBSH

1.2.1 Về quy mô GDP:

Tuy chỉ chiếm 6.3% diện tích đất của cả nước, nhưng với 25% số dân và 26.8% tổng dân số lao động đang làm việc, các tỉnh vùng ĐBSH tạo ra 21.89% tổng GDP toàn quốc ( 2008), 21.86% tổng GDP cả nước (2009), đứng thứ hai sau Đông Nam Bộ( 40.03%).

Bảng 2 : Quy mô GDP vùng Đồng Bằng Sông Hồng

( % GDP theo giá hiện hành)

Nguồn: Số liệu do Bộ Tài Chính cấp

Từ bảng số liệu trên ta thấy tỷ trọng đóng vào GDP của vùng ĐBSH có xu hướng giảm dần Năm 2001, cơ cấu GDP của vùng chiếm 22.05%, năm 2002 tăng lên là 22.26%, tuy nhiên từ năm 2003-2009 tỷ trọng này giảm dần còn 21.86% năm 2009 Mặc dù giảm nhưng so với các vùng khác trong cả nước thì vẫn còn cao So với ĐBSCL cơ cấu GDP của vùng cao hơn khoảng 4.44 điểm phần trăm( 2001); 4.71 điểm phần trăm( 2009).

Trang 29

1.2.2 Về thu ngân sách:

Trong những năm gần đây thu ngân sách của vùng ĐBSH có xu hướng tăng dần, trong đó thành phố Hà Nội và thành phố Hải Phòng là một hai trung tâm lớn của vùng đóng góp một phần lớn vào ngân sách của vùng cũng như cả nước.

Bảng 3 : Thu ngân sách của vùng ĐBSH những năm gần đây( tỷ đồng)

Thu ngân sách 2676,9 67803,4 83029,2 113928,2 167827,3

Nguồn: Thu ngân sách được cộng dồn từ các tỉnh trong vùng theo số liệu của 63tỉnh

Năm 2000, nguồn thu ngân sách của vùng chỉ đạt 2676.9 tỷ đồng , đến năm 2005, nguồn thu đã tăng lên là 67803.4, tốc độ tăng thu ngân sách của vùng từ năm 2000-2005 khoảng , tốc dộ tăng năm 2006 là 22.45%, năm 2007 là 37.21%, 2008 là 47.31% Như vậy tốc độ tăng thu ngân sách của vùng tăng dần qua các năm.

1.2.3 Về đầu tư của vùng ĐBSH:

Về nguồn vốn: Vốn ngoài nhà nước bao gồm vốn của dân cư và doanh nghiệp chiếm trên 50% tổng số vốn đầu tư Vốn nhà nước bao gồm ngân sách nhà nước và vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, chiếm khoảng 36.38% Vốn đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài, chiếm tỷ trọng vào khoảng 8-13% Dự kiến trong những năm tới nguồn vốn của dân cư còn tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn đầu tư

Trang 30

Bảng 4: Tình hình đầu tư của vùng ĐBSH trong giai đoạn 2000-2008

Qua bảng số liệu trên ta thấy lượng vốn đầu tư của vùng ĐBSH tăng dần qua các năm Từ năm 2000 lượng vốn đầu tư là 35769.7 chiếm 23.66% so với tổng vốn đầu tư của cả nước, năm 2005 tăng lên là 85322.5, chiếm 24.87% so với năm 2000 tăng 1.21 điểm phần trăm, năm 2008 lượng vốn đầu tư của vùng là 166011.7 chiếm 27.18%, so với 2005 tăng 2.4 điểm phần trăm.

Vốn đầu tư phân bổ cho các ngành như sau: Nông nghiệp chiếm xấp xỉ 12 -14%, công nghiệp và xây dựng cơ bẩn chiếm khoảng 41-47%, dịch vụ chiếm khoảng 38 - 46% tổng vốn đầu tư Về hiệu quả vốn đầu tư, đầu tư vào ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ là hiệu quả cao nhất còn đầu tư vao ngành nông -nghiệp - thủy sản là thấp Trong giai đoạn 2001-2008, tốc độ tăng vốn đầu tư của toàn vùng ĐBSH xấp xỉ bằng tốc độ tăng GDP, nhưng khu vực nông nghiệp có tốc độ tăng vốn cao gấp 3.56 lần tốc độ tăng GDP

1.2.4 Về năng suất lao động:

Đồng Bằng Sông Hồng là vùng có dân số trung bình chiếm 22.80% đứng thứ hai sau vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải Miền Trung( 23.1%), mật độ dân số lớn nhất trong cả nước so với các vùng khác Mật độ dân số vùng ĐBSH là 933 người/ km2, trong khi đó vùng Băc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung chỉ có 207 người/ km2.

Trang 31

Tính theo giá cố định năm 1994, năm 2008, năng suất lao động toàn vùng đạt 25.18 triệu đồng/ lao động, trong đó: lao động nông nghiệp đạt xấp xỉ 4.68 triệu đồng/ năm, lao động công nghiệp 35.15 triệu đồng/ năm và dịch vụ đạt xấp xỉ 30.86 triệu đồng.

2 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSH

Nghiên cứu về cơ cấu ngành kinh tế, người ta nghiên cứu các bộ phận cấu thành nên ngành kinh tế, tỷ trọng giữa các ngành trong tổng thể nền kinh tế về GDP, cơ cấu lao động, vị trí của các ngành đó Do đó khi nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, người ta xem sự thay đổi trong tỷ trọng đóng góp trong GDP, sự thay đổi trong cơ cấu lao động của mỗi ngành

2.1 Xét theo cơ cấu GDP

Theo xu thế chuyển dịch chung của nền kinh tế, tỷ trọng ngành nông nghiệp có xu hướng giảm dần, tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng

Nếu như năm 2001, tỷ trọng của khu vực nông, lâm, thủy sản trong cơ cấu kinh tế của toàn vùng ĐBSH còn chiếm 21.79% thấp hơn so với cả nước 1.45 diểm phần trăm, thì đến năm 2005 tỷ trọng của khu vực nông, lâm, thủy sản trong cơ cấu

Trang 32

kinh tế của vùng chỉ còn 15,64%, thấp hơn bình quân toàn quốc 5.63 điểm phần trăm ( cả nước là 21.02%), năm 2008 thì tỷ trọng này chỉ còn 12.67% thấp hơn so với cả nước(18.98%) là 6.31 điểm phần trăm Điều này chứng tỏ rằng, quá trình chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo ngành của vùng ĐBSH theo hướng giảm tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp có xu hướng nhanh hơn so với mức bình quân chung của cả nước Trong giai đoạn 2001-2008 ngành nông , lâm, ngư nghiệp giảm 9.12 điểm phần trăm

Đối với khu vực phi nông nghiệp, tỷ trọng có xu hướng tăng dần Cụ thể là: Trong ngành công nghiệp và xây dựng cơ bản, tỷ trọng năm 2001 là 34.47% thì đến năm 2003 tăng lên 38.54% tăng 4.07%, năm 2005 là 40.25% tăng 1.71%, năm 2008 là 42.88% tăng 2.63% Như vậy trong giai đoạn từ năm 2001-2008 ngành công nghiệp- xây dựng vùng ĐBSH tăng 8.41 điểm phần trăm, trong khi đó ngành công nghiệp- xây dựng cả nước tăng 4.61 điểm phần trăm

Trong ngành dịch vụ, tỷ trọng năm 2001 chiếm 43.74% đến năm 2003 lại có xu thế giảm xuống còn 42.11%, giảm 1.63 điểm phần trăm so với cả nước giảm 0.65 điểm phần trăm Đến năm 2005, tỷ trọng ngành dịch vụ lại có xu hướng tăng lên là 44.11% và đến 2008 là 44.45%, so với cả nước( 38.01% năm 2005 và 38.28% năm 2008) lượng tăng của vùng cao hơn 0.07 điểm phần trăm.

Trang 33

Biểu đồ 3: Cơ cấu GDP

Vùng ĐBSH

Cả nước

Như vậy, xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành vùng ĐBSH theo xu hướng chung của cả nước đó là giảm tỷ trọng ngành nông , lâm, thủy sản và tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ Tuy nhiên tốc độ chuyển dịch khác nhau.

Bảng 6: Tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Nguồn: Tự tính theo công thức tính tốc độ chuyển dich cơ cấu ngành kinh tế

Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ chuyển dich cơ cấu ngành vùng ĐBSH thấp hơn vùng ĐBSL nhưng lại cao hơn so với cả nước Tốc độ chuyển dịch của vùng

Trang 34

ĐBSH năm 2004 so với 2003 là 2.36 nhưng tốc độ chuyển dịch đã có xu hướng giảm dần, năm 2008 so với 2007 còn 1.32 Như vậy tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng ĐBSH còn chậm.

2.2 Theo cơ cấu lao động

Theo xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế chung cũng như của vùng ĐBSH nói riêng, cơ cấu lao động có xu hướng chuyển dịch theo hướng: giảm tỷ trọng lao động làm việc trong ngành nông - lâm - thủy sản và tăng tỷ trọng lao động làm việc trong ngành công nghiệp và dịch vụ Bởi ngành nông nghiệp dễ có khả năng thay thế lao động do tính chất đơn giản của ngành, ngành công nghiệp và dịch vụ khó thay thế hơn do tính chất phức tạp của việc sử dụng công nghệ kỹ thuật mới.

Bảng 7: Lượng lao động (nghìn người) phân theo ngành kinh tế vùng ĐBSH

Nguồn: Tư liệu 63 tỉnh thành trong cả nước

Qua bảng số liêu trên, ta thấy lượng lao động làm việc trong ngành nông- lâm-thủy sản nhiều gấp khoảng 5 lần lượng lao động trong ngành công nghiêp- xây dựng và dịch vụ năm 2000, nhưng đến năm 2008 lượng lao động trong ngành nông-lâm-thủy sản giảm đã có xu hướng giảm từ 6533(2000) còn 4857( 2008) và chỉ còn gấp khoảng 2 lần ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ Tương ứng là tỷ trọng ngành nông - lâm - thủy sản giảm và tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ có xu hướng tăng.

Trang 35

Bàng 8: Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế vùng ĐBSH(%)

Nguồn: Tư liệu kinh tế 63 tỉnh thành trong cả nước

Biều đồ 4: Biểu đồ cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế vùng ĐBSH

Tỷ trọng lao động trong ngành nông - lâm - thủy sản vùng ĐBSH vẫn còn cao chiếm 53.68% (2007), 51.04% ( 2008), giảm 2.64 điểm phần trăm Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 24.90%(2007), tăng lên 26.07%(2008), tăng 1.17 điểm phần trăm Tỷ trọng ngành dịch vụ vùng ĐBSH tăng từ 21.42% lên 22.89% (2008), tăng 1.47 điểm phần trăm Như vậy, tỷ trọng lao động làm việc trong ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ ngày càng tăng nhưng vẫn ít.Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động vùng ĐBSH từ năm 2000 - 2008 chậm.

Trang 36

Bảng 9: Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động vùng ĐBSH

năm 2006 so 2005 2007 so 2006 2008 so2007

Qua bảng trên ta thấy, tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động vùng ĐBSH nhanh hơn so với tốc độ chuyển dịch cao cấu ngành theo GDP.

3 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ các ngành3.1 Khối ngành nông, lâm, ngư nghiệp

Sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSH có truyền thống lâu đời Đây là nơi phát nguồn văn minh lúa nước, là một trong những trung tâm phát sinh cây trồng của thế giới Vùng ĐBSH chiếm vị trí hàng đầu về số diện tích được thủy lợi hóa so với các vùng khác trong cả nước và là vùng có trình độ thâm canh cây lúa nước cao nhất Nông dân đã tiếp thu nhiều tiến bộ khoa học công nghệ trong nông nghiệp Ngoài lúa gạo là cây trồng lương thực chủ yếu, nông dân vùng ĐBSH còn trồng nhiều loại cây lương thực, thực phẩm, rau đậu, cây ăn quả, chăn nuôi… với trình độ thâm canh

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2008

Biểu đồ 5 :Tốc độ tăng VA nông nghiệp phân theo khu vực

Trang 37

Nhìn chung, khối ngành nông lâm, ngư nghiệp của vùng ĐBSH có mức tăng trưởng bình quân hàng năm cao hơn bình quân chung toàn quốc Tuy nhiên mức độ dao động trên cho thấy là rất cao, phản ánh mức độ bấp bênh về sản lượng do phụ thuộc vào thời tiết và có thể do giá cả của nông sản.

Bảng 11: GDP Nông, lâm, ngư nghiệp vùng ĐBSH (%)

Nguồn: Niên giám thống kê 2008

Trong nội bộ khối ngành nông, lâm, ngư nghiệp, tỷ trọng của nông nghiệp rất cao và chậm chuyển đổi, chiếm tới 87.02% (2008) giảm 5.02% trong 9 năm Mức giảm chậm của tỷ trọng ngành nông nghiệp của vùng ĐBSH so với cả nước chủ yếu là do nhóm ngành thủy sản có mức tăng chậm hơn cả nước một cách tương ứng Vị thế của ngành lâm nghiệp nhìn chung có chiều hướng giảm trong cơ cấu ngành nông, lâm, ngư nghiệp của vùng ĐBSH Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, ngành trồng trọt vẫn chiếm 4/5 tổng GDP và mức thay đổi cơ cấu giữa trồng trọt và chăn nuôi ở vùng ĐBSH là chậm hơn so với mức bình quân chung cả nước.

Đối với lao động, trong khi cả nước bình quân một lao động nông nghiệp có khoảng 0.25 ha và một nhân khẩu có khoảng 867m2, thì vùng ĐBSH chỉ là 400m2 Quy mô đất canh tác hộ gia đình vùng ĐBSH chỉ khoảng từ 0.20-0.25ha tương tự

Trang 38

1.3-1.4ha/hộ vùng ĐBSCL Số hộ ở vùng ĐBSH có quy mô từ 0.4 - 1 ha chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng hộ nông dân vùng Hơn 85% số hộ có quy mô diện tích nông nghiệp dưới 0.5 ha Diện tích đất thấp song quá manh mún và phân tán

Mức độ thương mại hóa sản phẩm nông nghiệp vùng ĐBSH không cao Trong khi tỷ lệ thương phẩm hóa nông phẩm của cả nước ( năm 2008) là khoảng 70%, thì vùng ĐBSH chỉ chiếm khoảng 61%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ 84%, 85% tổng sản lượng nông nghiệp được bán ra vùng Đông Nam Bộ và vùng ĐBSCL.

Trong những năm gần đây, xu hướng gia tăng tốc độ phát triển của kinh tế trang trại ngày càng phát triển Năm 2000 ĐBSH mới có 2214 trang trại thì năm 2004, số trang trại của vùng tăng lên 9350, tăng 4.2 lần, năm 2008 tăng lên là 17318 chiếm 14.39% so với cả nước, vùng Trung du và miền núi phía Bắc chiếm 3.67%, vùng ĐBSCL chiếm 47.62% Trong đó trang trại trổng cây hàng năm là 343, trang trại trồng cây lâu năm là 773, trang trại chăn nuôi là 8103, trang trại nuôi trồng thủy sản là 4427.

Sự chuyển đổi hình thức kinh doanh nông nghiệp ở vùng ĐBSH có phần chậm hơn so với một số vùng khác Nguyên nhân có thể có nhiều: Thiếu quy hoạch, khó khăn về vốn, về cơ chế chính sách, về thị trường, tiêu thụ sản phẩm, về áp dụng khoa học công nghệ, về mức độ rủi ro cao của kinh doanh nông nghiệp quy mô lớn.

Vùng ĐBSH đã xây dựng các khu nông nghiệp, công nghiêp cao ở Hà Nội và Hải Phòng, từng bước ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ thông tin vào sản xuất tạo ra sản phẩm chất lượng cao.

Như vậy,trong khối ngành nông nghiệp vùng ĐBSH đã có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa Tỷ trọng ngành thủy sản có xu hướng ngày càng tăng, tỷ trọng ngành nông nghiệp có xu hướng giảm dần Tuy nhiên sự chuyển đổi này còn chậm so với các vùng khác.

3.2 Khối ngành công nghiệp và xây dựng cơ bản

ĐBSH là địa bàn tập trung nhiều ngành công nghiệp Bắc Bộ và của cả nước Trong thời gian gần đây tốc độ tăng GDP công nghiêp- xây dựng hàng năm của

Trang 39

Bảng 13: Tốc độ tăng GDP công nghiệp- xây dựng hàng năm (%)

Nguồn: Niên giám thông kê năm 2008

Biểu đồ 6: Tốc độ tăng VA CN - XD theo khu vực

Theo như số liệu, ta thấy tốc độ tăng ngàng công nghiệp vùng ĐBSH cao hơn so với tốc độ tăng của cả nước Năm 2000, tốc độ tăng ngành công nghiệp của cả nước là 10.1% trong khi đó vùng ĐBSH là 18.5%, cao hơn so với cả nước 8.4 điểm phần trăm Tuy nhiên tốc độ tăng ngành công nghiệp của vùng có xu hướng giảm dần Năm 2008 chỉ còn 12.1% giảm 6.4 điểm phần trăm, nhưng vẫn cao hơn so với cả nước(6.1%) Có sự giảm sút này là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế cuối năm 2008, giá trị sản xuất của các ngành tăng lên nhưng với lượng nhỏ, do đó tốc độ tăng trưởng giảm.

Trong nội bộ ngành công nghiệp- xây dựng: Ngành công nghiệp đang trên đà

phát triển đã góp phần đáng kể cho cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng Một số

Ngày đăng: 04/09/2012, 16:33

Hình ảnh liên quan

1.2 Tình hình kinh tế của vùng ĐBSH - Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSH.DOC

1.2.

Tình hình kinh tế của vùng ĐBSH Xem tại trang 28 của tài liệu.
Bảng 4: Tình hình đầu tư của vùng ĐBSH trong giai đoạn 2000-2008 - Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSH.DOC

Bảng 4.

Tình hình đầu tư của vùng ĐBSH trong giai đoạn 2000-2008 Xem tại trang 30 của tài liệu.
Bảng 5: Cơ cấu GDP chia theo ngành kinh tế - Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSH.DOC

Bảng 5.

Cơ cấu GDP chia theo ngành kinh tế Xem tại trang 31 của tài liệu.
Bảng 6: Tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế - Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSH.DOC

Bảng 6.

Tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Xem tại trang 33 của tài liệu.
Qua bảng trên ta thấy, tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động vùng ĐBSH nhanh hơn so với tốc độ chuyển dịch cao cấu ngành theo GDP. - Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSH.DOC

ua.

bảng trên ta thấy, tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động vùng ĐBSH nhanh hơn so với tốc độ chuyển dịch cao cấu ngành theo GDP Xem tại trang 36 của tài liệu.
Bảng 9: Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động vùng ĐBSH - Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSH.DOC

Bảng 9.

Tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động vùng ĐBSH Xem tại trang 36 của tài liệu.
Bảng 11: GDP Nông, lâm, ngư nghiệp vùng ĐBSH(%) - Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSH.DOC

Bảng 11.

GDP Nông, lâm, ngư nghiệp vùng ĐBSH(%) Xem tại trang 37 của tài liệu.
Bảng 13: Tốc độ tăng GDP dịch vụ hàng năm(%) giá 1994 - Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSH.DOC

Bảng 13.

Tốc độ tăng GDP dịch vụ hàng năm(%) giá 1994 Xem tại trang 40 của tài liệu.
Bảng 17: Chuyển dịch cơ cấu lao động và tăng năng suất lao động Đơn  - Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSH.DOC

Bảng 17.

Chuyển dịch cơ cấu lao động và tăng năng suất lao động Đơn Xem tại trang 50 của tài liệu.
Bảng 16: Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và tăng một số chỉ tiêu tổng hợp Đơn vịCơ cấu GDP 201020202006-2010Tốc độ tăng2011-2020 2006-2020 - Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSH.DOC

Bảng 16.

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và tăng một số chỉ tiêu tổng hợp Đơn vịCơ cấu GDP 201020202006-2010Tốc độ tăng2011-2020 2006-2020 Xem tại trang 50 của tài liệu.
Bảng 19: Quy mô một số chỉ tiêu tổng hợp vùng ĐBSH - Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSH.DOC

Bảng 19.

Quy mô một số chỉ tiêu tổng hợp vùng ĐBSH Xem tại trang 52 của tài liệu.
Bảng 20: Dự báo cơ cấu ngành kinh tế - Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSH.DOC

Bảng 20.

Dự báo cơ cấu ngành kinh tế Xem tại trang 52 của tài liệu.
Bảng 21: Dự báo cơ cấu các ngành - Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSH.DOC

Bảng 21.

Dự báo cơ cấu các ngành Xem tại trang 53 của tài liệu.
Bảng 22: Dự báo cơ cấu ngành - Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSH.DOC

Bảng 22.

Dự báo cơ cấu ngành Xem tại trang 54 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan