Mục tiêu tổng quát

Một phần của tài liệu Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSH.DOC (Trang 54 - 56)

4. Đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và sự tác động của nó tới sự phát

1.2.2.1Mục tiêu tổng quát

Dự báo đến năm 2010 và năm 2020 cơ cấu kinh tế của cả nước sẽ tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng của dịch vụ và công nghiệp. Tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP giảm xuống còn 14% năm 2010 và 9% năm 2020, tỷ trọng công nghiệp tăng tương ứng lên 42% và 45%, dịch vụ tăng lên 44% và 46%.

Cơ cấu kinh tế vùng cũng chuyển dịch theo xu hướng tăng dần các ngành , các sản phẩm chủ lực đóng góp nhiều vào GDP quốc gia. Đối với vùng ĐBSH đổi mới và đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong 10 năm tới phải hướng đến các mục tiêu sau đây:

-Mục tiêu tổng quát của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong 10 năm tới là kinh tế của vùng ĐBSH ít nhất phải chuyển đổi và đạt đến giai đoạn phát triển cao hơn, trong đó tăng trưởng của vùng sẽ từng bước dựa nhiều hơn vào năng suất lao động, chất lượng, các ngành công nghiệp chế biến sử dụng nhiều vốn và công nghệ sẽ thay thế dần các ngành thiên về khai thác tài nguyên và sử dụng nhiều lao động

-Các ngành phi nông nghiệp của vùng ĐBSH chiếm khoảng 90% trong tổng GDP, các sản phẩm chủ lực đóng góp 60 - 65% GDP , độ mở của nền kinh tế đạt trên 90%. Cơ cấu kinh tế của vùng là cơ cấu hiện đại với các ngành mũi nhọn có khả năng đột phá cao, có sức cạnh tranh. Dự báo tốc độ tăng trưởng GDP bình quân vùng năm 2011 - 2020 là 8 - 9%, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 12 - 14%, dịch vụ tăng 16 - 17%

Cơ cấu ngành kinh tế đa dạng, tinh vi phức tạp ngay trong nội bộ từng ngành kinh tế, trong đó, các ngành sản phẩm với hàm lượng khoa học công nghệ cao và giá trị gia tăng cao ngày càng tăng và đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng GDP.

Kinh tế nông thôn được phát triển hài hòa với thành thị, sản xuất nông nghiệp được tổ chức theo phương thức công nghiệp, có các dịch vụ công ích có chất lượng và đảm bảo dân cư nông thôn tiếp cận được một cách dễ dàng, bình đẳng và chi phí hợp lý.

Bên cạnh việc tiếp tục đầu tư tích lũy tài sản cố định , gia tăng quy mô và năng lực sản xuất, thì cơ cấu sản xuất phải thay đổi , chuyển dịch sang các ngành, các hoạt động kinh doanh có năng suất cao hơn, cơ cấu công nghiệp phải chuyển dịch đến các

ngành hiện đại với công nghệ cao hơn, các nguồn lực, trước hết là vốn đầu tư phải được sủ dụng tiết kiệm, hiệu quả hơn hoặc đồng thời phải được phân bố, chuyển dịch sang các ngành năng suất cao hơn.

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSH phải được tiến hành một cách tuần tự, các nguồn lực được phân bố và sử dụng trước hết theo cơ chế thị trường, khai thác tận dụng được lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh của từng ngành, từng lĩnh vực trong vùng. Nhà nước chủ yếu hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi bằng các đòn bẩy kinh tế hợp lý như tạo môi trường để thu hút đầu tư từ các vùng khác cũng như đầu tư nước ngoài để doanh nghiệp và nhà nước phát huy và tận dụng được lợi thế cạnh tranh hiện có của vùng, qua đó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSH.

Một phần của tài liệu Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSH.DOC (Trang 54 - 56)