Giải pháp về đầu tư phát triển khoa học và công nghệ

Một phần của tài liệu Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSH.DOC (Trang 67 - 70)

2. Các giải pháp chủ yếu đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành

2.2.1Giải pháp về đầu tư phát triển khoa học và công nghệ

Với mục tiêu phấn đấu đưa tổng mức đầu tư cho KH - CN của vùng ĐBSH đạt 3% GDP năm 2020. Phát triển nguồn nhân lực KH - CN có chất lượng cao, có cơ cấu trình độ, chuyên môn phù hợp với các hướng KH - CN ưu tiên. Phấn đấu đến năm 2020, nâng cao chất lượng và phát triển đội ngũ cán bộ KH - CN ngang mức trung bình tiên tiến của các nước trong khu vực. Phát triển lực lượng cán bộ KHCN theo hướng ưu tiên: điện tử, tin học, công nghệ sinh học, vật liệu mới, tự động hóa. Nâng cao trình độ, chất lượng và hiệu quả của các công trình nghiên cứu trong nước, tăng số lượng và hiệu quả của các công trình nghiên cứu trong nước, tăng số lượng công trình khoa học đạt trình độ quốc tế tương đương với các nước trung bình tiên tiến trong khu vực. Tập trung phát triển khoa học công nghệ cơ bản và công nghệ sản phẩm phục vụ việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm chủ yếu. Đẩy nhanh tốc độ đổi mới công nghệ trong vùng ĐBSH để sản xuất ra hàng hóa đạt tiêu chuẩn quốc tế bảo đảm sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Tạo bước nhảy vọt về công nghệ với tốc độ tăng trưởng vượt trội tại một số ngành và lĩnh vực kinh doanh then chốt, nhất là ở những sản phẩm và dịch vụ và chủ lực trên cơ sở chuyên giao công nghệ hiện đại của thế giới. Đến năm 2020 đủ năng lực tiếp thu, làm chủ và sử dụng hiệu quả công nghệ hiện đại từ nước ngoài nhất là trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ tự động hóa…

Để đạt được những mục tiêu trên, vùng ĐBSH cần có những giải pháp như sau: - Nâng cao nhận thức về vai trò nền tảng và động lực phát triển KT - XH của KHCN: Xây dựng quan niệm đúng đắn trong tư duy cũng như hành động của các lãnh đạo và quản lý các ngành, các cấp, các chủ doanh nghiệp và toàn xã hôi về vai trò nền tảng và động lực của KHCN. Thường xuyên quán triệt, đẩy mạnh tuyên truyể,

cung cấp thoong tin về vai trò động lực và lực lượng sản xuất trực tiếp của KHCN đối với phát triển kinh tế xã hội

- Đổi mới quản lý KHCN: Đổi mới KHCN theo hướng hình thành cơ chế quản lý mới phù hợp cơ chế thị trường định hướng XHCN, phù hợp với đặc thù của hoạt động KHCN nói chung, yêu cầu hội nhập quốc tế, làm KHCN gắn bó chặt chẽ hơn, phục vụ tốt hơn sản xuất và đời sống , bảo đảm công khai , dân chủ nâng cao chất lượng và hiệu quả. Tiếp tục củng cố và hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ từ cấp tỉnh , thành phố đến cấp huyện, thị và cấp ngành theo hướng linh hoạt, tinh giản bộ máy bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý trên cơ sở các nội dung quản lý tại thông tư 15 Liên bộ KHCN và bộ Nội vụ, củng cố, tăng cường đầu mối, phân cấp quản lý KHCN cho các ngành và quận huyện. Đối với các nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ, thực hiện cơ chế liên kết giữa cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức KHCN và doanh nghiệp trong toàn bộ quá trình từ xác định nhiệm vụ KHCN, triển khai thực hiện, đánh giá và đưa kết quả nghiên cứu vào ứng dụng trong thực tiễn.

- Xây dựng và phát triển thị trường KHCN: Đẩy mạnh đổi mới cơ chế và chính sách phát triển KHCN của các tỉnh, thành phố nhằm tạo nhu cầu ứng dụng các thành tựu KHCN vào sản xuất và đời sống, tăng cường sự hỗ trợ cho các hoạt động ứng dụng tiến bộ KHCN, đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ, phát triển thị trường vốn, mở rộng, lồng ghép quỹ ưu đãi đầu tư. Triển khai các cơ chế, chính sách, quy định của nhà nước, thể chế hóa các giao dịch trong thị trường KHCN. Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện các cam kết quốc tế và thúc đẩy việc gia nhập tổ chức thương mại quốc tế tạo sức ép thúc đẩy các doanh nghiệp quan tâm thực sự đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh và tính toán hiệu quả khi lựa chon công nghệ, đổi mới sản phẩm. Thể chế hóa các giao dịch trong thị trường KHCN nhằm đẩy mạnh thương mại hóa sản phẩm khoa học và công nghệ góp vốn bằng bản quyền đối với sản phẩm nghiên cứu hoặc các hình thức sở hữu trí tuệ khác.

- Tăng cường đầu tư cho khoa học công nghệ: Tập trung xây dựng hệ thống phòng thí nghiệm trọng điểm của thành phố phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, ứng dụng KHCN, quản lý nhà nước về chất lượng hàng hóa, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tập trung đầu tư xây dựng các khu công ngh, kỹ thuật cao phù hợp với mô hình của địa phương trong lĩnh vực công nghiêp, nông nghiệp ,,..chuẩn bị cơ sở vật chất cho sự phát triển ở giai đoạn tiếp theo. Đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực KHCN có trình độ cao ở nước ngoài, chuẩn bị cho cả nước trước mắt cũng như lâu dài. Nâng cao mức đầu tư, hỗ trợ tài chính từ nguồn ngân sách cho việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý KHCN, các nhiệm vụ khoa học công nghệ trọng điểm.

- Đẩy mạnh hợp tác trong và ngoài nước về KHCN: Mở rộng quan hệ hợp tác phát triển KHCN trong và ngoài nước, tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ của cả nước, các tổ chức quốc tế trung ương trong các lĩnh vực đào tạo, quản lý, đổi mới công nghệ. Chủ động mở rộng và phát triển các quan hệ trao đổi và hợp tác quốc tế và trong nước về KHCN hướng theo các muc tiêu ưu tiên của vùng. Đa dạng hóa đối tác và hình thức hợp tác quốc tế về KHCN, lựa chọn đối tác chiến lược, gắn kết giữa hợp tác quốc tế về KHCN với hợp tác quốc tế về kinh tế. Tranh thủ tối đa các kênh chuyển giao công nghệ hiện đại từ nước ngoài, đặc biệt là kênh đầu tư trực tiếp nước ngoài, hợp tác nghiên cứu KHCN.

- Giải pháp thu hút phát triển KHCN: Chuyển hoạt động của các tổ chức KHCN sang cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm, dưới hình thức các doanh nghiệp KHCN, xây dựng các quỹ phát triển KHCN nhằm thu hút các nguồn lực cho phát triển KHCN, khuyến khích thành lập Qũy đầu tư mạo hiểm nhằm khuyến khích ứng dụng KHCN vào các ý tưởng kinh doanh mới. Phát triển thị trường nhân lực trình độ cao theo hướng chuyên nghiệp hóa là đòi hỏi ngày càng bức xúc trong thực tiễn phát triển kinh tế của vùng. Nhằm thu hút khoa học kỹ thuật từ các công ty nước ngoài, nên tạo điều kiên dễ dàng cần đưa ra những chính sách ưu đãi đầu tư bằng cách cải thiện môi trường đầu tư, môi trường sống, điều kiện làm việc, và các chính sách khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ từ phía chính phủ.

Một phần của tài liệu Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSH.DOC (Trang 67 - 70)