Khối ngành dịch vụ

Một phần của tài liệu Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSH.DOC (Trang 40 - 44)

3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ các ngành

3.3Khối ngành dịch vụ

Bảng 13: Tốc độ tăng GDP dịch vụ hàng năm(%) giá 1994

Năm Cả nước ĐBSH 2000 5,3 11,4 2001 6,1 10,4 2002 6,5 10,3 2003 6,5 10,2 2004 7,3 10,7 2005 8,5 9,9 2006 8,3 9,7 2007 8,9 10,3 2008 7,2 8,6

Biểu đồ 7: Tốc độ tăng VA dịch vụ phân theo khu vực

Khu vực dịch vụ của vùng ĐBSH có tốc độ tăng trưởng cao hơn hẳn tố độ tăng trưởng ngành dịch vụ của cả nước.Năm 2008 tăng trưởng ngành dich vụ của cả nước là 7.2%, trong khi đó tốc độ tăng ngành dịch vụ vùng ĐBSH là 8.6%, hơn 1.4 điểm phần trăm. Tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ vùng có xu hướng giảm dần. Từ 11.4% năm 2000 giảm xuống còn 8.6% năm 2008, giảm 2.8 điểm phần trăm.

Trong nội bộ ngành dịch vụ: tỷ trọng du lịch có xu hướng tăng nhanh hơn các ngành xuất nhập khẩu, dịch vụ bưu chính viễn thông, dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.Cụ thể như sau:

Về du lịch: ĐBSH là địa bàn giàu tài nguyên du lịch, bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên: biển, núi, hang động, sông, hồ, nước khoáng,…tài nguyên du lịch của các khu bảo tồn thiên nhiên; tài nguyên du lịch nhân văn: các di tích lịch sử văn hóa nghệ thuật, kho cổ, kiến trúc, các lễ hội làng và văn hóa dân gian.ĐBSH là một trong những địa bàn có doanh thu từ du lịch lơn, đứng thứ hai sau Đông Nam Bộ.

Bàng 14:Tỷ trọng doanh thu du lịch (%)

Năm

Vùng 2000 2004 2005 2006 2007 2008

ĐBSH 21,14 22,04 22,22 22,95 23,00 22,9

Miền núi phí bắc 4,50 5,17 5,16 5,00 5,09 4,85

BTB và duyên hải miền Trung 16,08 15,94 15,98 16,01 16,06 15,60

Tây Nguyên 3,45 3,24 3,62 3,64 3,74 3,73

Đông Nam Bộ 5,10 34,45 32,72 32,88 32,71 33,93

Tỷ trọng doanh thu từ du lịch của vùng tăng dần, từ 22.22%(2005) lên 22.95% (2008),so với các vùng khác như ĐBSCL, ĐNB thì tỷ trọng này có xu hướng giảm dần, điều này chứng tỏ tỷ trọng du lịch trong ngành dịch vụ ngày càng tăng.

Mặt khác ngành du lịch của vùng cũng tạo ngày càng nhiều công ăn việc làm cho người lao động trong vùng. Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng nhanh của khách du lịch, lượng lao động phục vụ trong ngành du lịch trên dịa bàn vùng cũng tăng lên. Năm 2000 toàn vùng có khoảng 40000 lao động trong ngành du lịch, năm 2005 là 75500 người, đến năm 2008 khoảng 120500 người. So với cả nước tỷ lệ chiếm khoảng 30 - 31%.Trong thời gian gần đây, các khu du lịch và các cơ sở vui chơi giải trí bắt đầu phát triển ở vùng ĐBSH, tập trung ở các địa bàn trọng điểm như Hà Nội, Hà Tây, Hải Phòng, Quảng Ninh. Nhiều khu đang đang bước đầu phát huy tác dụng kinh doanh tốt như khu du lịch cuối tuần hồ Đại Lải, khu du lịch nghỉ mát Tam Đảo ( Vĩnh Phúc); khu du lịch Ao Vua, Khoang Xanh, Thác Ngà…Tuy nhiên cũng như xu thế chung của cả nước, du lịch các tỉnh ĐBSH phát triển chưa từng xứng tầm với tiềm năng.

Về dịch vụ bưu chính viễn thông: Vùng có hệ thống Bưu chính viễn thông tương đối phát triển, có mạng bưu cục rộng khắp với số điểm phục vụ nhiều nhất trong cả nước. Trong những năm gần đây, mạng lưới bưu chính viễn thông của vùng cũng được chú trọng đầu tư mở rộng và xây dựng mới. Dịch vụ điện thoại, internet được đưa vào sử dụng tại tất cả các địa phương trong vùng, nhưng phân bố không đồng đều, có sự chênh lệch lớn về tỷ lệ sử dụng internet giữa các tỉnh trong vùng. Doanh thu bưu chính viễn thông của vùng tăng trưởng đáng kể, đặc biệt lĩnh vực viễn thông và dịch vụ tăng trưởng mạnh nhất vài năm trở lại đây. Tổng doanh thu bưu chính - viễn thông trong vùng tăng trưởng bình quân 21.2 trong giai đoạn 2005-2008, trong đó doanh thu bưu chính tăng 12.3%, doanh thu viễn thông tăng 21.6% và doanh thu phát hành bóa chí tăng 16.8%.

Bảng 15: Doanh thu bưu chính viễn thông vùng ĐBSH ( tỷ đồng)

Năm 2000 2005 2006 2007 2008

thông

Tốc độ tăng doanh thu 7,77 23,88 19,55

Nguồn: Doanh thu cộng dần từ các tỉnh trong vùng ĐBSH theo tư liệu 63 tỉnh thành

Như vậy, doanh thu từ bưu chính viễn thông vẫn tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng đã có xu hướng giảm dần. Năm 2007 tốc độ tăng là 23.88%, đến năm 2008 giảm xuống còn 19.55%. Theo xu hướng này thì tỷ trọng ngành bưu chính viễn thông sẽ giảm dần trong khối ngành dịch vụ

Về dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm:

Hiện nay, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm ngày càng có xu hướng gia tăng. Các thành phố lớn đặc biệt là Hà Nội là trung tâm tài chính, ngân hàng, bảo hiểm lớn của cả nước. Hà Nội là nơi tập trung các hội sở chính của 4 ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất Việt Nam và ngân hàng chính sách, cùng mạng lưới rộng lớn của các ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, quỹ tín dụng nhân dân, các tổ chức khác có hoạt động ngân hàng, Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội. Tính đến nay, Hà Nội có khoảng 150 tổ chức tín dụng đa hình thức sở hữu, thực hiện kinh doanh đa năng với mạng lưới 95 chi nhánh trực thuộc, 196 phòng giao dịch và 187 quỹ tiết kiệm. Đặc biệt trong nền kinh tế hiện nay, ngành bảo hiểm cũng phát triển và đem lại nhiều giá trị cho ngành dịch vụ.

Về xuất nhập khẩu:

Trong những năm gần đây xuất khẩu vùng ĐBSH tăng dần. Năm 2000 kim ngạch xuất khẩu là 1187735(nghìn USD), năm 2005 tăng lên là 2688759(nghìn USD), tăng 1501024(nghìn USD), kim ngạch năm 2006 là 3645299(nghìn USD), 2007 là 4423445 ( nghìn USD), năm 2008 là 5201591(nghìn USD). Giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng lên nhưng tốc độ tăng lại giảm dần. Năm 2006 tốc độ tăng là 36.6%, năm 2007 là 21.3%, giảm xuống 17.6% năm 2008. Tương ứng với kim ngạch xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu cũng tăng nhanh. Năm 2005 là 2584011 ( nghìn USD), 2006 là 3179375 ( nghìn USD) , 4410525 (nghìn USD) (2007), 2008 là 5735195 ( nghìn USD). Tuy nhiên tốc độ tăng của nhập khẩu cao hơn so với xuất khẩu. Năm 2006 nhập khẩu tăng 23.0%, năm 2007 tăng 38.7% cao hơn so với xuất khẩu là 17.4

điểm phần trăm, năm 2008 tốc độ này giảm xuống là 30.0%, vẫn cao hơn so với tốc độ tăng của kim ngạch xuất khẩu 12.4 điểm phần trăm. Do tốc độ tăng của xuất, nhập khẩu không đồng đều nên giá trị kim ngạch xuất- nhập khẩu của vùng có xu hướng tăng, giảm liên tục. Năm 2005 là 104748 ( nghìn USD), năm 2006 giá trị này tăng lên là 465924 ( nghìn USD), tuy nhiên đến năm 2007 giá trị xuất nhập khẩu giảm xuống còn 12920 ( nghìn USD), giảm 453004, giảm nhiều so với 2006.

Như vậy trong khối ngành dịch vụ: Vùng ĐBSH đều có lợi thế để phát triển, tuy nhiên ngành du lịch vẫn chiếm tỷ trọng chưa cao.

Một phần của tài liệu Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSH.DOC (Trang 40 - 44)