Giải pháp thực hiện trong năm 2010

Một phần của tài liệu Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSH.DOC (Trang 63 - 67)

2. Các giải pháp chủ yếu đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành

2.1Giải pháp thực hiện trong năm 2010

Đối với nhóm ngành nông- lâm- thủy sản:

-Sử dụng hợp lý đất nông nghiệp: Đất đai là yếu tố quan trọng mang tính quyết định đến sản xuất. Hiện nay đất đang là vấn đề khá nhạy cảm, là nguồn lực khan hiếm ở nông thôn vùng ĐBSH. Vì thế, cần sử dụng hợp lý đất nông nghiệp để mạng lại hiệu quả kinh tế cao trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSH.

Phải đẩy mạnh thâm canh nông nghiệp vì thâm canh chính là quá trình đầu tư thêm tư liệu sản xuất cho lao động, đồng thời trong quá trình đó thì độ màu mỡ của đất cũng tăng và thu được nhiều sản phẩm trên đơn vị diện tích. Muốn vậy, phải tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho nông nghiệp để đầy nhanh quá trình thâm canh. Cùng với thâm canh thì cần tiến hành tăng vụ, tăng thêm số lần trồng trên diện tích canh tác.

Đẩy mạnh công tác chuyển đổi sản xuất khắc phục tình trạng đất manh mún hiện nay. Hiện nay đất nông nghiệp vùng ĐBSH ngày càng giảm, lại manh mún gây khó khăn cho quá trình sản xuất nhất là chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung. Vì vậy cẩn phải dồn điền đổi thửa, tích tụ đất đai trong sản xuất nông nghiệp dần hình thành các vùng sản xuất lớn, tập trung, nâng cao hiệu quả sản

xuất, thuận lợi cho việc áp dụng cơ giới hóa, thủy lợi hóa và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Việc hình thành các vùng sản xuất lớn sẽ hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Trên cơ sở quy hoạch chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp, hình thành nên vùng nuôi trồng thủy sản. Về vấn đề thủy sản, vùng ĐBSH cần phát triển nhanh, toàn diện, đồng bộ và bền vững; khi thác đi đôi vối nuôi trồng , phát triển ổn định ở cả 3 khu vực: Ngọt- lợ- mặn. Tăng cường phát triển theo hướng thâm canh trong đất liền và trang bị tàu thuyền, thiết bị để đánh bắt xa bờ với mục tiêu vừa tăng sản lượng nuôi trồng vừa tăng sản lượng đánh bắn trên biển. Đầu tư chế biến và mở rộng thị trường tiêu thụ. Phát triển các trung tâm hậu cần nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản. Đồng thời cần tạo ra hồ chứa tự nhiên và nhân tạo kết hợp với cơ chế chính sách giao quyền sử dụng mặt nước để có đầu tư ổn định về thủy sản.

-Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực có vai trò quan trọng, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiêp. Một trong những nguyên nhân làm giảm giá trị gia tăng ngành nông nghiệp là do chất lượng người lao động làm việc trong ngành này còn thấp, tỷ lệ qua đào tạo không cao. Vì vậy cần có chính sách nâng cao chất lượng người lao động.

Hoàn thiện chính sách đào tạo nhằm nâng cao chất lượng lao động, nội dung đào tạo phải hướng vào việc giáo dục kiến thức phổ thồng, kiến thức chuyên nghiệp và kiến thức quản lý, mở rộng quy mô giáo dục đào tào đối với nguồn nhân lực qua đào tạo.

Đối với ngành công nghiệp- xây dựng:

Để phát triển bền vững, tạo ra sản phẩm công nghiệp có giá trị, đảm bảo sự phát triển đồng bộ giữa các ngành, vùng ĐBSH cần có những giải pháp thích hợp cho quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp:

-Tăng cường đầu tư khoa học công nghệ vào quy trình sản xuất sản phẩm để nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra sản phẩm đa dạng phong phú, thay thế các công nghệ lạc hậu đồng thời kết hợp với quy trình xử lý chất thải, giảm lượng ô nhiễm môi trường.

-Tăng cường thu hút vốn đầu tư từ các nguồn vốn trong nước cũng như vốn nước ngoài để mở rộng quy mô sản xuất tránh tình trạng cơ sở công nghiệp nhỏ , phân tán hoạt động lẫn trong dân cư

-Cần có quy hoạch ngành một cách hợp lý: công nghiệp chế biến nông lâm sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp cơ khí chế tạo, công nghiệp điện tử tin học, công nghiệp sản xuất nguyên liệu cơ bản, công nghiệp nông thôn. Theo quy hoạch có 13 khu công nghiệp tập trung là: Đông Bắc Hà Nội, Nam Thăng Long, Bắc Thăng Long, Sóc Sơn, Nội Bài, Đông Anh, Đồ Sơn, Nomura, Đình Vũ, Minh Đức, Hoà Lạc 1, Hoà Lạc 2, Xuân Mai. Hướng phát triển tiểu thủ công nghiệp bao gồm: Khối phục các làng nghề và ngành nghề truyền thống, phát triển tiểu thủ công nghiệp quy mô vừa và nhỏ, đẩy mạnh các tiểu thủ công nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp (các loại máy móc thay thế lao động, trang thiết bị kỹ thuật đánh bắt chế biến thủy hải sản, chế biến sơ chế sản phẩm nông nghiệp...phát triển mạnh mẽ ở cấp huyện, xã và các khu dân cư tập trung ở nông thôn. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp nông thôn với các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ (gia đình, tư nhân, cá thể) đáp ứng nhu cầu tại chỗ, sơ chế thô để cung cấp cho các cụm công nghiệp trong và ngoài vùng. Phát triển các cơ sở công nghiệp địa phương về chế biến nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, phát triển thuỷ điện nhỏ và rất nhỏ. Riêng vùng trung lưu còn có khả năng về khai thác và chế biến khoáng sản.

Đối với nhóm ngành dịch vụ:

Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ vùng ĐBSH, ngành du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Vì vậy, Vùng ĐBSH cần có những chính sách để khai thác triệt để tiềm năng sẵn có của vùng:

-Tránh trùng lặp sản phẩm: Để phát triển du lịch cho vùng ĐBSH trong thời gian tới, ngành du lịch cần xây dựng và triển khai các giải pháp cần thiết trong đó nên nhanh chóng tổng hợp, kiểm tra, rà soát lại các sản phẩm du lịch hiện đang khai thác trên địa bàn của mỗi địa phương nhằm đánh giá lại việc tổ chức và khai thác du lịch trên địa bàn tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của mỗi sản phẩm du lịch của từng địa phương. Từ đó nghiên cứu, rút kinh nghiệm nhằm chỉnh sửa các sản phẩm du lịch

đang có như xây dựng những sản phẩm mới có chất lượng tốt, phù hợp hơn với nhu cầu của khách du lịch. Khi xây dựng cần xác định rõ đối tượng nhắm đến sản phẩm đó. Mỗi địa phương cần lựa chọn cho mình hay mỗi tuyến, điểm du lịch của mình những đối tượng khách du lịch mục tiêu. Trong quá trình tạo dựng sản phẩm đặc thù mang đậm bản sắc của từng địa phương và của khu vực, mỗi địa phương cần nghiên cứu, tìm ra những đặc điểm mang đậm dấu ấn của địa phương mình, tạo nên sự khác biệt và không thể thau thế của sản phẩm du lịch. Điều quan trọng mỗi địa phương nên quan tâm đào tạo nguồn nhân lực du lịch để nâng cao chất lượng sản phẩm bằng các hình thức đào tạo tại chỗ, đào tạo từ xa, gửi chán bộ, học viên đến cơ sở đào tạo có uy tín trong và ngoài địa bàn, luân chuyển đào tạo với các cơ sở và địa phương khác.

- Liên kết với các vùng khác để tạo ra sự đa dạng và hấp dẫn: Việc lựa chọn và đầu tư xây dựng những khu du lịch hay tuyến điểm du lịch trọng điểm là cần thiết với các địa phương nhưng không được tách rời với quy hoạch tổng thể và việc nghiên cứu phối hợp cùng các địa phương khác trong khu vực nhằm tạo điểm nhấn về du lịch, làm động lực tác động tích cực và thúc đẩy các khu du lịch hoặc tuyến, điểm du lịch khác cùng phát triển. Cùng với điều đó phát triển cơ sở hạ tầng về du lịch như hệ thống giao thông cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn thì mới tạo được động lực phát triển du lich nói chung cà tăng lượng khách du lịch đến với địa phương nói riêng. Đồng thời cần ưu tiên đầu tư ít nhất một vài doanh nghiệp lữ hành của các địa phương để làm nòng cốt. Đây là mối thông tin, dịch vụ để cung cấp, hỗ trợ, liên kết với các công ty lữ hành khác trong nước và ngoài nước phát triển du lịch địa phương, giúp địa phương chủ động phần nào xây dựng và giới thiệu sản phẩm du lịch đến với du khách.

- Tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch phải thường xuyên trong quá trình xây dựng thương hiệu ra bên ngoài thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các hội chợ thương mại, du lịch trong nước, quốc tê và trên các ấn phẩm du lịch. Thường xuyên gửi và trao đổi thông tin các hãng lữ hành để họ nắm rõ về các sản phẩm của địa phương và qua đó tiếp thị du lịch của địa phương đến các vùng, miền trong cả nước. Đồng thồi vùng ĐBSH cần trang bị thêm thông tin điện tử riêng

của vùng để thường xuyên cập nhật, giới thiệu, quảng cáo các điểm đến và tua du lịch mới.

Một phần của tài liệu Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế vùng ĐBSH.DOC (Trang 63 - 67)