MỤC LỤC
Về nông, lâm, thủy sản: ĐBSH là vùng có khí hậu đất đai và công nghệ, ĐBSH trở thành trung tâm sản xuất rau củ lớn nhất Việt Nam, đem lại giá trị cao, đây là lợi thế so sánh hiện có và cũng là lợi thế so sánh trong tương lai.Ngoài ra, vùng có các cánh rừng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với môi trường sinh thái và là nơi bảo tồn rất nhiều loại thú quý hiếm, như Ba Vì (Hà Tây), Cúc Phương (Ninh Bình), rừng ( Sóc Sơn)… những cánh rừng này có thể thu hút rất nhiều khách du lịch từ nước ngoài và trong nước, do đó góp phần làm tăng tỷ trọng ngành lâm nghiêp vùng ĐBSH. Nhất là trọng điều kiện hội nhập, quốc tế hóa đời sống kinh tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, thì ảnh hưởng của những nhân tố bên ngoài đến vấn đè tâng trưởng và chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là thách thức không chỉ đối với nền kinh tế của quốc gia mà cả đối với sự phát triển kinh tế của từng vùng, địa phương.
Để đánh giá mức độ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế người sử dụng công thức.
Qua nghiên cứu, trong quá trình gia tăng thu nhập, tỷ lệ chi tiêu cho hàng hóa thiết yếu có xu hướng giảm, tỷ lệ chi tiêu cho hàng hóa lâu bền có xu hướng tăng nhưng với mức độ nhỏ hơn mức độ tăng của thu nhập còn tỷ lệ chi tiêu cho hàng hóa dịch vụ có xu hướng ngày càng tăng. Ngành dịch vụ được coi là ngành khó có khả năng thay thế lao động nhất, đọ co giãn của nhu cầu sản phẩm dịch vụ lớn hơn 1 tức là tốc độ tăng nền kinh tế ở trình độ phát triển cao hơn là lớn hơn1 tức là tốc độ tăng cầu tiêu dùng cao hơn tốc độ tăng thu nhập.
Theo xu hướng đó cơ cấu lao động trong các ngành cũng có sự chuyển dịch tương ứng. Lao động ngày càng chuyển dịch sang các ngành có năng suất lao động cao hơn. Tuy tất cả các nước đều có xu hướng chuyển dịch cơ cấu như nhau nhưng tốc độ chuyển dịch lại không giống nhau vì bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhay về tự nhiên, nhân lực và điều kiện kinh tế, kỹ thuật của mỗi nước.
Qua bảng số liệu trên ta thấy các nước phát triển tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm rả ít ngành dịch vụ chiếm phần lớn như Hàn Quốc nông nghiệp chiếm 2.9%.
Nghiên cứu về cơ cấu ngành kinh tế, người ta nghiên cứu các bộ phận cấu thành nên ngành kinh tế, tỷ trọng giữa các ngành trong tổng thể nền kinh tế về GDP, cơ cấu lao động, vị trí của các ngành đó. Điều này chứng tỏ rằng, quá trình chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo ngành của vùng ĐBSH theo hướng giảm tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp có xu hướng nhanh hơn so với mức bình quân chung của cả nước. Theo xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế chung cũng như của vùng ĐBSH nói riêng, cơ cấu lao động có xu hướng chuyển dịch theo hướng: giảm tỷ trọng lao động làm việc trong ngành nông - lâm - thủy sản và tăng tỷ trọng lao động làm việc trong ngành công nghiệp và dịch vụ.
Bởi ngành nông nghiệp dễ có khả năng thay thế lao động do tính chất đơn giản của ngành, ngành công nghiệp và dịch vụ khó thay thế hơn do tính chất phức tạp của việc sử dụng công nghệ kỹ thuật mới.
Nguyên nhân có thể có nhiều: Thiếu quy hoạch, khó khăn về vốn, về cơ chế chính sách, về thị trường, tiêu thụ sản phẩm, về áp dụng khoa học công nghệ, về mức độ rủi ro cao của kinh doanh nông nghiệp quy mô lớn. Ngành cơ khí đã phục vụ đắc lực cho việc phát triển cơ sở hạ tầng, nông nghiệp nông thôn trong vùng, Các doanh nghiệp cơ khí thuộc bộ công nghiệp tập trung vào các hoạt động tăng cường đầu tư sản xuất máy móc thiết bị thay thế lao động, trang thiết bị kỹ thuật đáp ứng yêu cầu thị trường, phục vụ công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn, thay thế thiết bị nhập khẩu, hình thành các trung tâm thương mại, phục vụ canh tác và chế biến nông sản, thủy hải sản. Để phát triển bể than này, tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam sẽ triển khai đồng bộ 11 dự án quan trọng về khảo sát thăm dò địa chất, xây dựng hạ tầng dịch vụ, nghiên cứu triển khai công nghệ.
Khu vực dịch vụ của vùng ĐBSH có tốc độ tăng trưởng cao hơn hẳn tố độ tăng trưởng ngành dịch vụ của cả nước.Năm 2008 tăng trưởng ngành dich vụ của cả nước là 7.2%, trong khi đó tốc độ tăng ngành dịch vụ vùng ĐBSH là 8.6%, hơn 1.4 điểm phần trăm.
Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp vẫn tăng hàng năm, đặc biệt tình hình tai nạn lao động trong khu vực nông nghiệp chưa được kiểm soát, nguy cơ rủi ro và quyền lợi của người lao dộng không được đảm bảo khá lớn. Đó là do trình độ kỹ thuật, công nghệ sản xuất của DN lạc hậu, thiếu đầu tư cải thiện điều kiện làm việc. Do đó giá trị sản xuất ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu ngành kinh tế của vùng ĐBSH.
-Mục tiêu tổng quát của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong 10 năm tới là kinh tế của vùng ĐBSH ít nhất phải chuyển đổi và đạt đến giai đoạn phát triển cao hơn, trong đó tăng trưởng của vùng sẽ từng bước dựa nhiều hơn vào năng suất lao động, chất lượng, các ngành công nghiệp chế biến sử dụng nhiều vốn và công nghệ sẽ thay thế dần các ngành thiên về khai thác tài nguyên và sử dụng nhiều lao động. -Hiện đại hóa công nghiệp cơ khí, hình thành và phát triển các nhà máy, tổ công nghiệp cơ khí chế tạo có trình độ công nghệ tương đương khu vực, đóng vai trò là hạt nhân công nhiệp cơ khí chế tạo một số sản phẩm như thiết bị, phụ tùng, máy xây dựng, máy nông nghiệp, dây chuyền chế biến, lắp ráp ô tô…Nâng tỷ trọng công nghiệp cơ khí hiện chiếm khoảng 18% lên 20% và 25% GTSX công nghiệp của vùng. Đa dạng hóa các loại hình và sản phẩm dịch vụ đi đôi với nâng cao chất lượng dịch vụ, đẩy mạnh xã hội hóa và thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế nhất là đầu tư nước ngoài để phát triển các dịch vụ chất lượng cao và vận chuyển, du lịch, tài chính - ngân hàng, viễn thông, đào tạo, y tế trở thành các ngành dịch vụ mũi nhọn, chất lượng sản phẩm ngân hàng khu vực và quốc tế, tiến đến để xuất khẩu dịch vụ tại chỗ và từng bước vươn ra thị trường khu vực và thế giới.
-Phát triển dịch vụ tài chính- ngân hàng lành mạnh, có tốc độ tăng trưởng cao gấp 1.5 - 2 lần tốc độ kinh tế chung của vùng để đáp ứng một phần lớn nhu cầu huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế và phục vụ nhu cầu xã hội đồng thời trở thành ngành dịch vụ mũi nhọn đóng gốp trực tiếp và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của vùng, phát triển Hà Nội trở thành trung tâm tài chính - ngân hàng có uy tín trong khu vực.
Hướng phát triển tiểu thủ công nghiệp bao gồm: Khối phục các làng nghề và ngành nghề truyền thống, phát triển tiểu thủ công nghiệp quy mô vừa và nhỏ, đẩy mạnh các tiểu thủ công nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp (các loại máy móc thay thế lao động, trang thiết bị kỹ thuật đánh bắt chế biến thủy hải sản, chế biến sơ chế sản phẩm nông nghiệp..phát triển mạnh mẽ ở cấp huyện, xã và các khu dân cư tập trung ở nông thôn. -Tránh trùng lặp sản phẩm: Để phát triển du lịch cho vùng ĐBSH trong thời gian tới, ngành du lịch cần xây dựng và triển khai các giải pháp cần thiết trong đó nên nhanh chóng tổng hợp, kiểm tra, rà soát lại các sản phẩm du lịch hiện đang khai thác trên địa bàn của mỗi địa phương nhằm đánh giá lại việc tổ chức và khai thác du lịch trên địa bàn tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của mỗi sản phẩm du lịch của từng địa phương. - Liên kết với các vùng khác để tạo ra sự đa dạng và hấp dẫn: Việc lựa chọn và đầu tư xây dựng những khu du lịch hay tuyến điểm du lịch trọng điểm là cần thiết với các địa phương nhưng không được tách rời với quy hoạch tổng thể và việc nghiên cứu phối hợp cùng các địa phương khác trong khu vực nhằm tạo điểm nhấn về du lịch, làm động lực tác động tích cực và thúc đẩy các khu du lịch hoặc tuyến, điểm du lịch khác cùng phát triển.
Tiếp tục củng cố và hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ từ cấp tỉnh , thành phố đến cấp huyện, thị và cấp ngành theo hướng linh hoạt, tinh giản bộ máy bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý trên cơ sở các nội dung quản lý tại thông tư 15 Liên bộ KHCN và bộ Nội vụ, củng cố, tăng cường đầu mối, phân cấp quản lý KHCN cho các ngành và quận huyện.