1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn tốt nghiệp tình hình cung cấp dịch vụ tại công ty cổ phần chứng khoán thăng long

60 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tình Hình Cung Cấp Dịch Vụ Tại Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán Thăng Long
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Việt Cường
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại chuyên đề thực tập
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 626,3 KB

Cấu trúc

  • Chương I:Sơ lược về thị trường chứng khoán và công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long (TSC) (4)
    • 1.1. Bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam (5)
    • 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long (7)
    • 1.3. Cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long (9)
    • 1.4. Các hoạt động nghiệp vụ của Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long (10)
    • 1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh (13)
      • 1.5.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của TSC qua các năm (13)
      • 1.5.2. Cơ cấu doanh thu lợi nhuận của TSC (15)
      • 1.5.3. Lợi thế của Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long (17)
  • Chương II:Thực trạng chất lượng dịch vụ chứng khoán tại Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long (4)
    • 2.1. Tự doanh chứng khoán (21)
    • 2.2. Các dịch vụ phục vụ khách hàng (23)
      • 2.2.1. Dịch vụ môi giới chứng khoán (23)
        • 2.2.1.1. Cách thức giao dịch tại Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long (23)
        • 2.2.1.2. Thực trạng dịch vụ môi giới tại TSC (29)
        • 2.2.1.3. Các dịch vụ hỗ trợ hoạt động môi giới (34)
      • 2.2.2. Dịch vụ bảo lãnh phát hành (36)
        • 2.2.2.2. Thực trạng dịch vụ bảo lãnh phát hành tại Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long (37)
      • 2.2.3. Tư vấn đầu tư chứng khoán (39)
        • 2.2.3.1. Nguồn nhân lực và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động phân tích tại TSC (39)
        • 2.2.3.2. Quá trình phân tích công ty niêm yết tại Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long (40)
    • 2.3. Đánh giá chất lượng dịch vụ (45)
      • 2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ (45)
      • 2.3.2. Những kết quả đạt được (48)
      • 2.3.3. Hạn chế và nguyên nhân (51)
        • 2.3.3.1. Hạn chế (51)
        • 2.3.3.2. Nguyên nhân (52)
  • Chương III:Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long (4)
    • 3.1. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao (53)
    • 3.2. Xây dựng kế hoạch phát triển cụ thể cho từng dịch vụ theo mục tiêu đã đề ra (55)
    • 3.3. Xây dựng chiến lược khách hàng toàn diện hợp lý (56)
    • 3.4. Kế hoạch hóa và đẩy mạnh phát triển toàn diện hoạt động Marketing (56)
    • 3.5. Nâng cao quy mô vốn (57)
    • 3.6. Từng bước nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật (58)
  • KẾT LUẬN (59)

Nội dung

lược về thị trường chứng khoán và công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long (TSC)

Bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam có quy mô khá lớn, tổng số vốn hóa năm 2009 là hơn 670 nghìn tỷ đồng tương đương với 55% GDP tăng gấp 3 lần so với năm 2008 Trong năm 2009, số lượng công ty niêm yết tăng hơn 30% (453 công ty), các công ty chứng khoán lên tới gần 150 công ty trên toàn quốc và số lượng tài khoản tăng hơn 50% so với năm 2008 (đạt 793.000 tài khoản)

Cùng với sự lên xuống của chỉ số giá chứng khoán, giá trị giao dịch cũng thay đổi theo diễn biến thị trường Giá trị giao dịch bình quân năm 2009 đạt 3.000 tỷ đồng mỗi phiên, gấp 4 lần so với mức bình quân năm 2008 Đặc biệt trong tháng 10-11, giá trị giao dịch đạt trung bình 4.000 tỷ đồng mỗi phiên, trong đó riêng tháng

10 đạt trung bình 6.000 tỷ đồng.

Về chất, trong năm qua các nhà đầu tư ngày càng tỏ ra chuyên nghiệp hơn, không còn đầu tư theo tâm lý như những năm trước đây Về phía các công ty niêm yết, đã có những nghiên cứu kỹ hơn về thị trường chứng khoán và các báo cáo tài chính của các công ty đã được cập nhật nhanh chóng và chính xác

Trong năm 2009, Việt Nam chịu ảnh hưởng rất lớn từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và sự sụt giảm của thị trường chứng khoán quốc tế Trong 3 tháng đầu năm 2009, thị trường Việt Nam sụt giảm mạnh Chỉ số Vn-Index giảm 25% so với thời điểm đầu năm, giá trị giao dịch giảm 60% Hầu hết hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán bị đình trệ do hoạt động phát hành, cổ phần hóa không thành công Nhiều công ty chứng khoán bị thua lỗ Phiên giao dịch ngày 24-2, VN-Index đã rơi xuống mức đáy 235,5 điểm, HNX-Index lùi về dưới mốc 100 điểm khi xuống mức thấp nhất trong lịch sử là 78,06 điểm Tuy nhiên, bước sang tháng 3-2009, các nhà đầu tư (NĐT) đã lấy lại được niềm tin khi thị trường chứng khoán có một tháng tăng điểm ấn tượng nhất kể từ tháng 11-2008: VN-Index không chỉ khởi sắc về điểm số mà khối lượng giao dịch cũng tăng mạnh. Tính đến hết ngày 30-6, VN-Index đã tăng 132,67 điểm (42,03%), HNX-Index tăng 44,57 điểm (42,66%) so với thời điểm kết thúc năm 2008 Đây là một bước tiến dài của thị trường chứng khoán trong nước khi VN-Index đã đạt tốc độ tăng lớn thứ 8 trong tổng số 89 chỉ số chứng khoán quan trọng trên thế giới khi tăng được 46% so với thời điểm đầu năm 2009 Kỷ lục về khối lượng giao dịch tại sàn HOSE được thiết lập vào ngày 10-6 với 101.774.520 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được chuyển nhượng, con số tương tự tại HNX là 56.522.170 cổ phiếu Từ tháng 8 đến tháng 10, Thị trường chứng khoán lại tiếp tục đợt tăng giá thứ hai đầy mạnh mẽ với nhiều kỷ lục về giá trị và khối lượng giao dịch kỷ lục được xác lập Ngày 22-10, thị trường chứng khoán vươn tới đỉnh điểm của đợt sóng thứ 2 là mức 624,10 điểm Đây cũng là mức cao nhất của thị trường sau 394 phiên giao dịch kể từ ngày 14-3-2008 Trong khoảng thời gian này, thanh khoản liên tục đạt kỷ lục trên cả hai sàn Đối với sàn HOSE, phiên giao dịch ngày 23-10 được coi là "siêu thanh khoản" khi lập kỷ lục cao nhất từ trước đến nay cả về khối lượng và giá trị giao dịch với hơn 136 triệu đơn vị được chuyển nhượng, tương ứng giá trị giao dịch lên đến 6,414 nghìn tỷ đồng; sàn HNX đạt kỷ lục với hơn 67,23 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng cùng 3,04 nghìn tỷ đồng được giải ngân Thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh mẽ, nằm ngoài dự đoán của giới chuyên gia và trở thành điểm sáng ấn tượng khi có tốc độ phục hồi nhanh nhất châu Á.

Xét về tốc độ tăng trưởng, TTCK Việt Nam năm 2009 được coi là có tốc độ tăng trưởng rất cao, tới 60-70%, nhưng xét một cách toàn diện lại có không ít dấu hiệu bất ổn Trước hết, TTCK có dấu hiệu phục hồi nhưng không bền vững: Chỉ điểm ngày 27-11 Khối lượng giao dịch từ tháng 11 đến hết năm sụt giảm mạnh so với hai tháng 9, 10 Càng về cuối năm, thanh khoản của thị trường càng trở nên đáng lo ngại.

Chính sách tài khóa, tiền tệ nới lỏng và gói kích thích kinh tế năm 2009 củaChính phủ là động lực chính để TTCK phục hồi Tuy nhiên, do những căng thẳng trên thị trường ngoại hối, nguy cơ lạm phát và nợ Chính phủ gia tăng nên trong hai tháng cuối năm 2009, chính sách tiền tệ bắt đầu có dấu hiệu thắt chặt Hơn nữa, từ nửa cuối tháng 10-2009, Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các ngân hàng phải chấm dứt cho vay chứng khoán Theo ước tính của các chuyên gia, có tới 20-50% dòng tiền trên TTCK đến từ nguồn vốn kích thích kinh tế (đòn bẩy tài chính) Cầu trênTTCK đã chịu tác động mạnh từ những điều chỉnh trên và dẫn tới tính thanh khoản của thị trường giảm sút Thực tế cho thấy, những tác động thực đến luồng tiền vàoTTCK cũng như những tác động tâm lý thái quá đã khiến các chỉ số chứng khoán rơi vào chu kỳ giảm điểm từ tháng 11 cho đến cuối năm Tính từ đỉnh cao xác lập trong năm thì VN-Index đã mất khoảng 30% về điểm số Nhiều thời điểm, NĐT lao vào xả hàng vì sợ "lịch sử lặp lại" - chứng khoán có thể sẽ lập đáy như thời điểm đầu năm Trong báo cáo Vietnam Monitor mới ra về tình hình kinh tế và thị trường tài chính - chứng khoán của Việt Nam, Ngân hàng HSBC cũng cho rằng TTCK ViệtNam gần đây đã "hụt hơi" so với các thị trường ở châu Á (hoạt động kém thứ hai trong quý IV ở khu vực châu Á)

Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long

Tháng 5 năm 2000, Công ty TNHH chứng khoán Thăng Long được thành lập bởi Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (MB), với số vốn điều lệ là 9 tỷ đồng – 100% vốn điều lệ được cấp bởi MB, trụ sở của công ty được đặt tại 14C Lý Nam Đế, Hà Nội.

Tháng 02 năm 2003, công ty TNHH chứng khoán Thăng Long thực hiện mở rộng mạng lưới tới các tỉnh phía Nam bằng việc sáng lập chi nhánh tại Tp Hồ Chí Minh.

Ngày 08 tháng 06 năm 2006, công ty tăng số lượng chi nhánh/ phòng giao dịch lên 2 điểm, đồng thời chuyển trụ sở từ Lý Nam Đế về 273 Kim Mã, Hà Nội. Việc thành lập trụ sở mới này nằm trong kế hoạch tăng năng lực cạnh tranh và cung cấp các dịch vụ của TSC.

Tháng 12 năm 2007, công ty chính thức chuyển đổi hình thức sang mô hình công ty cổ phần.

Từ tháng 8 năm 2003 đến đầu năm 2010, TSC đã 7 lần thực hiện tăng vốn điều lệ, hiện nay vốn điều lệ của công ty là 650 tỷ đồng với tổng tài sản lên tới gần

Bảng 1.1: Vốn điều lệ của Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long.

Tháng 8 2003 Tăng vốn điều lệ lên 43 tỷ đồng

Tháng 5 2006 Tăng vốn lên 80 tỷ đồng

Tháng 12 2006 Tăng vốn điều lệ lên 120 tỷ đồng

Tháng 10 2007 Tăng vốn điều lệ lên 250 tỷ đồng

Tháng 12 2007 Chuyển thành công ty Cổ phần và tăng vốn điều lệ lên 300 tỷ đồng Tháng 12 2008 Tăng vốn điều lệ lên 420 tỷ đồng

Tháng 9 2009 Tăng vốn điều lệ lên 650 tỷ đồng

(Nguồn Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long)Biểu đồ 1.1: Thay đổi vốn điều lệ tại Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long.

(Nguồn: Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long)

Sau 10 năm thành lập và phát triển, TSC luôn là một trong các CTCK hàng đầu về chất lượng dịch vụ đồng thời chiếm thị phần lớn trong hoạt động môi giới Trong lĩnh vực môi giới chứng khoán TSC luôn nằm trong nhóm 5 công ty có thị phần môi giới đứng đầu thị trường Công ty đã liên tục nhận được các giải thưởng như

“Thương hiệu cạnh tranh năm 2007”, “Thành viên giao dịch tiêu biểu giai đoạn2005-2007”, “Tập thể lao động vững mạnh” Năm 2008, công ty đã vinh dự nhận được bằng khen là một trong bốn công ty chứng khoán tiêu biểu có thị phần môi giới lớn nhất của Trung tâm giao dịch Chứng khoán Hà Nội.

Các hoạt động nghiệp vụ của Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long

Công ty chứng khoán Thăng Long thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ kinh doanh theo quy định.

Hoạt động tự doanh của công ty được thực hiện từ nguồn vốn của bản thân TSC và vì mục tiêu lợi nhuận Thêm vào đó, đây còn là điều kiện để TSC có thể triển khai nghiệp vụ bảo lãnh phát hành, một hoạt động quan trọng liên quan trực tiếp liên quan đến việc huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Hoạt động tự doanh được hỗ trợ rất nhiều từ hoạt động tư vấn, bảo lãnh phát hành cũng như dịch vụ tư vấn tài chính của công ty Những thông tin có được từ các hoạt động này là những yết tố quan trọng giúp TSC xây dựng được một danh mục tự doanh hợp lý, an toàn Dựa vào những am hiểu sâu sắc về thị trường và sự lớn

Môi giới đầu tư tự doạnh hợp lý và hiệu quả bao gồm các chứng khoán niêm yết, chưa niêm yết và trái phiếu, trên nguyên tắc đa dạng hóa danh mục đầu tư để phân tán rủi ro, đảm bảo cân bằng và tập trung vào các chứng khoán có tiềm năng tăng trưởng tốt, ổn định

Sơ đồ 1.1: Các hoạt động nghiệp vụ của TSC

Môi giới chứng khoán là người đại diện, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng, có thể là tổ chức , công ty hay cá nhân thông qua việc tư vấn, thực hiện các giao dịch Vì vậy, công việc của người môi giới chứng khoán bao gồm thu thập thông tin và thẩm định thông tin về thị trường cổ phiếu trong nước hoặc ngoài nước, chứng khoán và trái phiếu chính phủ, trên cơ sở đó đưa ra lời khuyên thích hợp cho khách hàng.

TSC là một trong sáu công ty chứng khoán có thị phần môi giới lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2008 và 10 tháng năm 2009 Trong nghiệp vụ môi giới, TSC thực hiện cung cấp nhiều dịch vụ cho khách hàng cá nhân như làm trung gian mua bán chứng khoán, lưu ký chứng khoán, cầm cố chứng khoán… TSC cũng cung cấp các dịch vụ cho tổ chức phát hành như: quản lý cổ đông, chi trả cổ tức… Hoạt động môi giới tại TSC được hỗ trợ bởi hệ thống công nghệ cao Đó là phần mềm SmartBroker với tính năng ưu việt và độ an toàn, bảo mật cao.

Với đội ngũ chuyên viên vững vàng về nghiệp vụ, dày dặn về kinh nghiệm tích lũy qua nhiều hợp đồng tư vấn với các công ty lớn và uy tín đã được khẳng định, TSC cung cấp đầy đủ các dịch vụ tư vấn bao gồm:

- Tư vấn phát hành chứng khoán:

TSC sẽ thực hiện khảo sát nhu cầu vốn của doanh nghiệp và xây dựng phương án huy động vốn tối ưu thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán khác Tùy theo phương án được lựa chọn, TSC sẽ tiến hành các thủ tục cần thiết để hoàn tất quá trình huy đông vốn (như soạn thảo hồ sơ phát hành, xin phép các cơ quan quản lý, làm đại lý phát hành và đấu giá…)

- Tư vấn chuyển đổi hình thức hoạt động doanh nghiệp:

TSC sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi hình thức hoạt động sang công ty cổ phần, bao gồm tư vấn xử lý tài chính trước khi cổ phần hóa, xác định giá trị doanh nghiệp, tư vấn xây dựng phương án cổ phần hóa để cổ phần hóa thành công…

- Tư vấn mua bán và sát nhập doanh nghiệp (M&A)

TSC sẽ tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp, tư vấn lựa chọn đối tác và phương án M&A cũng như hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các thủ tục cần thiết trong giao dịch này

- Tư vấn tài chính doanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp mới thành lập TSC sẽ tư vấn xây dựng cơ cấu tài chính tối ưu dựa trên các nguồn lực hiện có Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động, TSC sẽ tư vấn cơ cấu tài chính doanh nghiệp phù hợp nhất với hoạt động của ngành Ngoài ra, TSC cũng tư vấn doanh nghiệp trong hoạt động quản lý tài chính theo hướng an toàn và hiệu quả.

- Tư vấn thực hiện đấu giá cổ phiếu

TSC sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xây dựng giá khởi điểm hợp lý, cấy dựng bản công bố thông tin, điều phối trong quá trình đấu giá với các bên liên quan cung như làm đại lý trong đợt đấu giá cổ phiếu. Đối với các doanh nghiệp yêu cầu TSC cũng cung cấp dịch vụ tổ chức đấu

- Tư vấn niêm yết chứng khoán:

TSC sẽ cung cấp dịch vụ trọn gói nhằm đưa cổ phiếu của doanh nghiệp lên niêm yết tập trung Dịch vụ của TSC bao gồm từ quá trình khảo sát và tư vấn cho doanh nghiệp áp dụng quy chế quản trị công ty áp dụng cho các công ty niêm yết.

 Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành:

TSC là một công ty có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn phát hành cho các doanh nghiệp, kết hợp với các dịch vụ bảo lãnh phát hành TSC luôn đảm bảo đợt phát hành của các doanh nghiệp sẽ thành công Ngoài việc tư vấn thủ tục chào bán, cung doanh nghiệp lên phương án phát hành, giuớ các doanh nghiệp cháp bán và thực hiện làm cầu nối bán Chứng chỉ để huy động vồn cho doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất, TSC còn cung cáp các dịch vụ khi phát hành và trợ giúp doanh nghiệp trong việc xây dựng dự an sử dụng vốn.

trạng chất lượng dịch vụ chứng khoán tại Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long

Tự doanh chứng khoán

TSC kinh doanh vho chính công ty bằng vốn của chính mình, vốn vay tín dụng vì mục tiêu lợi nhuận Hoạt động tự doanh là điều kiện song song bắt buộc phải có để công ty triển khai các hoạt động bảo lãnh phát hành, một hoạt động quan trọng liên quan trực tiếp đến việc huy động vốn doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán mà trực tiếp công ty đang triển khai mạnh mẽ Hoạt động tự doanh được hỗ trợ rất nhiều từ hoạt động tư vấn tài chính của công ty, bảo lãnh phát hành cũng như dịch vu tư vấn tài chính của công ty, những thông tin này là yếu tố quan trọng giúp TSC xây dựng được một danh mục tự doanh hợp lý, an toàn Dựa vào những hiểu biết sâu sắc về thị trường TSC đã xây dựng cho mình một danh mục đầu tư tự doanh hợp lý và rất hiệu quả bao gồm các chứng khoán niêm yết, chưa niêm yết và trái phiếu trên nguyên tắc đa dạng hóa danh mục đầu tư để phân tán rủi ro đảm bảo cân bằng và tập trung vào những chứng khoán có tiềm năng tăng trưởng tốt, ổn định.

Bảng 2.1: Doanh thu từ hoạt động tự doanh đóng góp cho tổng doanh thu.

Doanh thu từ tự doanh 867 10.819 12.549 58.593 80.859

(Nguồn: Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long)

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu doanh thu và lợi nhuận của hoạt động tự doanh trong tổng số

(Nguồn: Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long)

Doanh thu từ hoạt động tự doanh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu: năm 2004 đạt hơn 867 tỷ đồng chiếm 7.67% tổng doanh thu, đến năm 2008 đạt

80859 tỷ đồng chiếm 24.17% và đặc biệt là năm 2009 doanh thu tự doanh đạt 176.880 chiếm 26.15% Điều này cho thấy doanh thu từ hoạt động tự doanh tăng cả về giá trị tuyệt đối, tương đối và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu Đây là nguồn thu chính của công ty chứng khoán trong đó có Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long, tuy nhiên đầu tư sẽ gặp nhiều khó khăn nếu thị trường có xu hướng đi xuống đòi hỏi công ty phải có một đội ngũ chuyên gia phân tích giỏi và đầu tư tốt nếu không thì việc thua lỗ của mảng tự doanh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty.

Trong năm 2009 TSC đã khai thác tối đa vốn điều lệ của mình thực hiện hoạt động tự doanh mua các loại trái phiếu và đã thực hiện bán lại trên thị trường thứ cấp Bên cạnh đó, TSC còn mạnh dạn đầu tư tai chính ngắn hạn nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình

Công ty đã thực hiện tự doanh chủ yếu vì mục đích lợi nhuận và tích lũy kinh nghiệm trong hoạt động quản lý và kinh doanh Tâm lý sợ thua lỗ làm cho các công ty chứng khoán còn e ngại trọng loại hình nghiệp vụ này nhưng TSC đã triển khai tích cực nghiệp cụ này dù quy mô tương đối đã chứng minh được khả năng dự đoán xu hướng thị trường và kinh doanh cùa công ty Bên cạnh đó cũng cần nhìn nhận tự doanh trái phiếu một lượng hàng hóa an toàn trên thị trường và thực hiện nằm giữ các trái phiếu đó để hưởng trái tức mà còn thực hiện bán lại trên thị trường đồng thời thể hiện được thế mạnh trong đầu tư

Hoạt động tự doanh là một trong những nghiệp vụ quan trọng nhất trong công ty chứng khoán Hiện nay chiếm 27% trong doanh thu và chi phí chiếm 3.6%, cùng với nghiệp vụ môi giới là nguồn thu của Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long Một trong những nguyên nhân đem lại hiệu quả rất cao cho hoạt động tự doanh là do công ty đã tham gia thị trường từ thời điểm ban đầu, khi đó giá của các cổ phiếu còn thấp, sau khi thị trường chứng khoán bùng nổ mạt bằng giá chứng khoán được nâng lên một tầng cao mới, nên hoạt động tự doanh của công ty gặt hái được nhiều thành công Trong thời gian tới thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng, số lượng ngươi tham gia thị trường chứng khoán ngày càng đông (số tài khoản mở trong tháng 2 năm 2010 đã tăng kỷ lục) do đó các cơ hội mua được những chứng khoán tốt giá thấp ngày càng khó Điều này đòi hỏi công ty chứng khoán một mặt phải nâng cao hiệu quả hoạt động tự doanh mặt khác cơ cấu lại danh mục đầu tư để phù hợp với yêu cầu mới.

Các dịch vụ phục vụ khách hàng

2.2.1.Dịch vụ môi giới chứng khoán.

Môi giới chứng khoán là hoạt động mà TSC làm trung gian mua hoặc bán các loại chứng khoán niêm yết và đăng ký giao dịch

2.2.1.1 Cách thức giao dịch tại Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long:

 Bước 1: Mở tài khoản cho khách hàng

Trước khi mua và bán chứng khoán qua hoạt động môi giới, khách hàng phải mở một tài khoản giao dịch Thủ tục mở tài khoản tại TSC như sau:

Khách hàng sẽ khai đầy đủ thông tin cá nhân của mình theo chứng minh thư hoặc hộ chiếu vào Hợp đồng mở tài khoản và nộp lại cho nhân viên TSC kèm theo bản chứng minh thư hoặc hộ chiếu phô tô Sau khi kiểm tra kĩ các thông tin của khách hàng, cán bộ TSC sẽ cấp cho khách hàng một mã số giao dịch dưới dạng mã tài khoản, đồng thời khách hàng sẽ được giới thiệu về các sản phẩm dịch vụ của công ty như: Stock24 dịch vụ giao dịch trực tuyến cho phép khách hàng giao dịch chứng khoán trực tuyến, tra cứu thông tin tài khoản, theo dõi tình hình giao dịch thị trường, quản lý danh mục đầu tư cá nhân và dòng tiền… bằng cách truy cập internet vao bất kỳ thời điểm nào, sản phẩm SMS thông báo khớp lệnh qua tin nhắn.

Tổ chức sẽ có một mẫu Hợp đồng mở tài khoản riêng, ngoài việc kê khai chính xác đầy đủ các thông tin, Tổ chức còn phải nộp kèm theo bản sao có công chứng các giấy tờ như: Giấy phép đăng kí kinh doanh, quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế toán trưởng, giấy uỷ quyển của Công ty cho người uỷ quyền giao dịch, chứng minh thư phô tô của người được uỷ quyền Sau khi TSC xử lý hồ sơ thì khách hàng cũng sẽ được cấp một mã số giao dịch như khách hàng cá nhân.

- Thông tin về việc đóng mở tài khoản và giao dịch được cập nhật vào cơ sở dữ liệu của khách hàng Các tài khoản được quản lý bằng hệ thống phần mềm nhanh chóng hiệu quả đảm bảo an toàn.

 Bước 2: Nhận lệnh của khách hàng: Đối với đặt lệnh trực tiếp, TSC nhận lệnh cùa khách hàng từ 8h sáng các ngày làm việc trong tuần.

Khi muốn mua bán chứng khoán trên Sàn Giao Dịch, khách hàng phải điền theo các mẫu mua bán có sẵn của TSC bao gồm: Lệnh bán – SELL màu vàng, lệnh mua – BUY màu xanh, lệnh huỷ CANCEL.

Các thông tin trên mỗi phiếu lệnh phải được khách hàng ghi đầy đủ và chính xác trước khi đưa cho nhân viên TSC bao gồm : Họ và tên, số chứng minh nhân dân, số tài khoản, mã chứng khoán, khối lượng, giá chứng khoán, ngày tháng và kí tên.

Khi nhận phiếu lệnh từ khách hàng, nhân viên TSC sẽ kiểm tra qua hình thức phiếu có hợp lệ về mã chứng khoán, về khối lượng hay không sau đó mới nhập vào hệ thống máy tính để kiểm tra số tiền ký quỹ, giá chứng khoán, thông tin cá nhân… Nếu lệnh không hợp lệ thì khách hàng sẽ được nhân viên TSC giải thích sửa lệnh kịp thời để không bỏ lỡ cơ hội đầu tư của mình. Đối với khách hàng đặt lệnh qua hệ thống Call – Centre, khách hàng sẽ gọi điện đến số điện thoại Call Hà Nội: 04.37556688 và Call Hồ Chí Minh:08.839894425 Nhân viên TSC sẽ thực hiện chào mua hoặc chào bán theo yêu cầu khách hàng, thông báo khớp lệnh sẽ được thông báo cho khách hàng qua tin nhắn ngay khi lệnh được khớp (nếu khách hàng có đăng ký sử dụng sản phẩm SMS).

TSC có thể nhận lệnh của khách hàng từ buổi chiều hôm trước các ngày làm việc trong tuần Lệnh này sẽ được thực hiện vào đầu phiên giao dịch ngày hôm sau

Quy trình nhập và kiểm tra lệnh cũng giống như nhận lệnh trực tiếp từ quầy giao dịch nhưng khách hàng không cần tới phòng giao dịch mà vẫn thực hiện được lệnh mua bán đảm bảo nhanh chóng an toàn giúp cho khách hàng tiết kiệm thời gian và chớp cơ hội đầu tư. Đối với khách hàng đặt lệnh qua giao dịch trực tuyến stock24: khách hàng đăng nhập tài khoản Stock24 qua địa chỉ: http://stock24.thanglongsc.com.vn bằng cách nhập số tài khoản, mật khẩu và 3 vị trí ngẫu nhiên được chỉ định trên ma trận thẻ mà khách hàng được giao khi đăng ký sản phẩm Stock24 Sau đó thực hiện chọn giao dịch muốn thực hiện trên thanh menu Giao dịch, khách hàng điền thông tin của lệnh đặt, nhập mật khẩu của lệnh đặt và nhấn OK hoặc Enter để gửi lệnh đi Tại tài khoản Stock24 ngoài khả năng đặt lệnh mọi lúc mọi nơi khách hàng còn có thể tra cứu kết quả khớp lệnh trong ngày, xem thống kê lệnh ngoài giờ, xem thông tin số dư, quản lý danh mục đầu tư, thiết lập cảnh báo (cảnh báo thị trường và cảnh báo chứng khoán), quản lý tài khoản (tra cứu lịch sử giao dịch chứng khoán và lịch sử giao dịch tiền) và nhiều chức năng tiện ích khác Thông tin giao dịch sẽ được chuyển tới trung tâm nhận lệnh, trung tâm này sẽ xử lý thông tin và kiểm tra số tiền ký quỹ, giá chứng khoán.

Khi nhập xong phiếu lệnh hợp lệ thì lệnh đó sẽ hiện lên màn hình duyệt lệnh của TSC Bộ phận – Call Centre được bố trí ngồi nơi yên tĩnh sẽ thực hiện nhiệm vụ đọc lệnh của khách hàng vào cho đại diện sàn của TSC ở Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội và Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán Tp.Hồ Chí Minh.

Lúc đó đại diện sàn của TSC ở trung tâm sẽ có nhiệm vụ nhập lệnh đó và hệ thống của trung tâm, từ đó sẽ hình thành nên giá và giờ khớp lệnh của khách hàng

 Bước 4: Xác nhận kết quả thực hiện lệnh

Sau khi đặt lệnh, khách hàng có thể kiểm tra lệnh của mình có khớp hay không vào buổi chiều hôm đó hoặc có thể hỏi cán bộ của TSC ngay tại quầy giao dịch Nếu khách hàng có đăng ký dịch vụ SMS thì tin nhắn thông báo khớp lệnh sẽ được chuyển tới số thuê bao đăng ký ngay khi lệnh khớp. Đối với những lệnh tại Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán Tp Hồ Chí Minh, do cơ chế khớp lệnh định kì nên khách hàng có thể hỏi kết quả khớp lệnh giữa giờ nghỉ các phiên.

Phiên 3: Từ 10h đến 10h30’ Đối với những lệnh tại Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán Hà Nội, do cơ chế khớp lệnh liên tục từ 9h đến 11h nên khách hàng có thể hỏi kết quả khớp lệnh sau ít nhất 10 phút.

Các địa điểm nhận lệnh của TSC gồm có:

Hà Nội: Trụ sở chính: Tòa nhà Toserco, 273 Kim Mã, Quận Ba Đình

14C Lý Nam Đế, Quận Hoàn Kiếm

126 Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy

16 Liễu Giai, Quận Ba Đình Đại lý nhận lệnh F.I.T

Phòng 1208, Tòa nhà 34T, Đ Hoàng Đạo Thúy Đại lý nhận lệnh Handico

Tòa nhà Thăng Long, 105 Láng Hạ, Quận Đống Đa.

TP Hồ Chí Minh: Tầng 2, tòa nhà Petro Việt Nam, 1-5 Lê Duẩn, Quận 1

02 Tôn Đức Thắng, Quận 1 86-88 Nguyễn Công Trứ, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1

80 - 82 Phan Xích Long, Phường 2, Quận Phú Nhuận Đại lý nhận lệnh Bắc Sài Gòn

03 Nguyễn Oanh, Phường 10, Quận Gò Vấp Chi nhánh Hải Phòng: 28A Lý Tự Trọng, Phường Minh Khai, Quận Hồng Bàng

Biểu phí giao dịch của TSC

- Đối với giao dịch cổ phiếu niêm yết áp dụng từ ngày 01/04/2010 tại TSC

Giá trị giao dịch Phí giao dịch (%)/phiên giao dịch

(Nguồn Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long)

- Đối với giao dịch chứng chỉ quỹ Áp dụng phí ưu đãi là 0.1 % cho tất cả giao dịch đối với chứng chỉ quỹ

- Đối với giao dịch trái phiếu niêm yết

Giá trị giao dịch Phí giao dịch (%)/phiên giao dịch

(Nguồn Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long)

Biểu phí giao dịch này đem lại lợi thế cho hoạt động môi giới tại TSC Biểu phí này được coi là hợp lý so với nhiều công ty chứng khoán khác như SSI, ACBS, FPTS… Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt giữa các công ty chứng khoán ngày càng trở nên gay gắt thì lợi thế về mức phí giao dịch sẽ thu hút được nhiều khách hàng và trở thành thế mạnh lớn cho TSC.

Hoạt động môi giới của TSC trên Sở Giao Dịch

Trước đây, chuyên viên môi giới chỉ có nghĩa vụ nhập lệnh cho khách hàng sao cho nhanh và chính xác, họ chỉ cần nắm vững kiến thức cơ bản và cơ chế hoạt động của Thị trường chứng khoán Vì vậy, họ thường được gọi là giao dịch viên chứ không hẳn là chuyên viên môi giới Nhưng ngày nay, do thị trường càng ngày càng phát triển, các nhà đầu tư càng ngày càng có nhiều kinh nghiệm, họ tích cực tham gia các lớp học cấp tốc về chứng khoán thì việc đòi hỏi các giao dịch viên phải

Tổ chức phát hành (Đại diện của Tổ chức phát hành)

Xác nhận chuyển nhượng, đổi tên tại Sổ cổ đông, cấp chứng chỉ mới

CTCK Thăng Long ( nhân viên môi giới OTC)

Nộp đơn chuyển nhượng lên Tổ chức phát hành

Thỏa thuận giá, khối lượng, hình thức thanh toán, phí,kí đơn chuyển nhượng

pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Trong thị trường cạnh tranh, Công ty phải đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo nguồn nhân lực để có một đội ngũ nhân viên đủ mạnh Công ty cần xây dựng phương án đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, từng bước đào tạo đội ngũ cán bộ môi giới có chuyên môn sâu, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về kỹ thuật Trong quá trình từng bước tiếp cận với những chuẩn mực quốc tế, trương trình đào tạo nhân viên cần phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

 Trang bị kiến thức chuyên sâu về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Những kiến thức này cần thiết để người làm dịch vụ môi giới (dịch vụ chính mà các công ty chứng khoán cung cấp) và dịch vụ tư vấn bảo lãnh bên cạnh việc hoàn thành trách nhiệm của mình, còn có thể trở thành người đào tạo khách hàng. Để trở thành nhà cố vấn tài chính cho khách hàng, người môi giới cần phải nắm vững những được những kiến thức cơ bản Hơn thế nữa để phục vụ ngày cang tốt nhu cầu của khách hàng nhà môi giới phải không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ của mình đặc biệt là những kiến thức chuyên sâu về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

 Trang bị kiến thức về kỹ năng nghiệp vụ. Để phát triển theo định hướng trở thành Công ty có tầm cỡ, đạt thị phần giao dịch cao, tăng khả năng cạnh tranh trong hoạt động môi giới chứng khoán nói riêng (hoạt động chủ lực của TSC) và hoạt động kinh doanh chứng khoán của Công ty nói chung thì một yếu tố quyết định là khả năng sử dụng và khai thác các kỹ năng của nhà môi giới chứng khoán Để trang bị những kiến thức hoàn hảo và kỹ năng nghiệp vụ cho nhân viên Công ty cần phải quan tâm đến công việc cụ thể đối với từng kỹ năng như sau:

- Kỹ năng truyền đạt thông tin: Theo các chuyên gia tâm lý thì có tới 93% sự thành công trong việc truyền đạt thông tin là bằng âm điệu và giọng nói, bằng sự nhấn mạnh những ngôn từ được sử dụng, bằng tốc độ nói và bằng cử chỉ Và 90% sự phản kháng từ phía khách hàng đối với những thông tin không hiệu quả là do nhà môi giới không truyền đạt được rõ ràng những điều cần thiết và không cần thiết lập được sự đồng cảm sâu sắc, tin cậy đối với khách hàng Để khắc phục được tình trạng này, nhân viên giao dịch khi tiếp xúc với khách hàng cần phải hết sức chú ý những kỹ thuật truyền đạt thông tin nhằm đem lại cho khách hàng sự thoả mãn tốt nhất Những kỹ năng này bao gồm:

+Thái độ quan tâm của nhân viên đối với khách hàng: Trong công việc của mình, nhân viên luôn phải nhận thức được rằng: khách hàng chính là người quyết định đến sự tồn tại đối với bản thân nhân viên từ đó ý thức được sự quan trọng của khách hàng mà có thái độ quan tâm thoả đáng Để nâng cao hiệu quả hoạt động, chiếm ưu thế trong việc cung ứng sản phẩm dịch vụ, nhân viên luôn phải đặt khách hàng lên hàng đầu và doanh thu là thứ hai nhằm tạo lòng tin và giúp khách hàng cảm nhận đây có phải là cố vấn tài chính mà họ mong muốn hay không.

+Truyền đạt qua điện thoại: có rất nhiều cuộc tiếp xúc ban đầu giữa khách hàng và nhân viên giao dịch được tiến hành thông qua điện thoại Phương tiện giao trong quá trình giao tiếp qua điện thoại, nhằm tạo ra ấn tượng tốt cho người nghe, nhân viên giao dịch cần phải quan tâm đến lời mở đầu có hiệu quả, sử dụng ngữ điệu trong giọng nói, điều chỉnh tốc độ và nói rõ ràng…

+Tạo lập sự tín nhiệm và lòng tin: Nhân viên môi giới cần phải nắm được những kỹ thuật giao tiếp khiến cho khách hàng cảm nhận được sự hoà hợp, đồng cảm từ đó dẫn đến sự tin cậy từ phía khách hàng đối với nhân viên giao dịch Khi chiếm được lòng tin từ khách hàng, các nhân viên giao dịch coi như đã nắm chắc được sự thành công trong tay Khi niềm tin của khách hàng tăng lên, điều đó cũng có nghĩa là uy tín của nhân viên được khẳng định, lời nói của nhân viên giao dịch sẽ có giá trị hơn từ đó nâng cao hiệu quả của quá trình truyền đạt thông tin tới khách hàng.

- Kỹ năng tìm kiếm khách hàng: Để thu hút khách hàng và cung cấp các dịch vụ cho khách hàng tiềm năng, nhân viên giao dịch phải không ngừng mở rộng khai thác, tìm kiếm nguồn khách hàng mới Điều này có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của Công Ty Chứng Khoán, do vậy nhân viên giao dịch phải không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn để tăng giá trị bản thân họ cũng như tăng hiệu quả tìm kiếm, khai thác khách hàng tiềm năng đầu tư vào chứng khoán.

- Kỹ năng khai thác thông tin: Một trong những nguyên tắc của hoạt động môi giới, tư vấn và bảo lãnh phát hành là phải hiểu khách hàng, tức là nắm được những nhu cầu tài chính, các nguồn lực và mức độ rủi ro của khách hàng Hiểu cách nghĩ và ra quyết định đầu tư của khách hàng cũng như những tình cảm bên trong có thể ảnh hưởng tới phản ứng của họ đối với mối quan hệ giúp đỡ khiến nhân viên giao dịch có thể đáp ứng yêu cầu của họ Việc thu thập thông tin không chỉ mang lại cho nhân viên giao dịch tất cả các thông tin về khách hàng mà còn giúp cho việc tăng khối lượng tài sản được quản lý, làm tăng sự trung thành của khách hàng Để thu thập thông tin một cách hiệu quả, nhân viên giao dịch cần đạt được các mục tiêu sau: khai thác cho được các mục tiêu tài chính và các thông số cho từng mục tiêu,thiết lập sự hoà hợp và tạo hình ảnh nhân viên trong tâm trí khách hàng, tìm ra ngôn ngữ riêng của khách hàng, các thông tin tâm lý, xây dựng được một cam kết cần đạt được các mục tiêu tài chính của khách hàng với nhà môi giới, tăng tỷ lệ phần trăm tài sản của khách hàng dưới sự quản lý của nhân viên giao dịch.

Xây dựng kế hoạch phát triển cụ thể cho từng dịch vụ theo mục tiêu đã đề ra

Việc đặt ra kế hoạch phát triển cụ thể cho từng dịch vụ là yếu tố vô cùng quan trọng trong đời sống một sản phẩm dịch vụ Kế hoạch phát triển sẽ bao quát khả năng thay đổi biến đổi của sản phẩm trong suốt vòng đời của nó Một kế hoạch chi tiết sẽ giúp toàn thể những ai thực thi dễ dàng kiểm tra tiến độ và có những điều chỉnh hợp lý trong điều kiện môi trường luôn thay đổi để hoàn thành mục tiêu đã đề ra.

Kế hoạch phát triển dịch vụ không phải là cứng nhắc không thay đổi trong mọi điều kiện hoàn cảnh mà nó cần thường xuyên được cập nhật nhất là trong điều kiện số lượng công ty chứng khoán ngày càng tăng nhanh chóng đi kèm với việc gia tăng về các loại sản phẩm dịch vụ cung cấp.

Xây dựng chiến lược khách hàng toàn diện hợp lý

Chính sách khách hàng là yếu tố hết sức quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của TSC Chính sách khách hàng có thực hiện được hay không là kết quả thực của việc kết hợp sử dụng nhiều chính sách khác nhau, mỗi chính sách đó có một vị trí nhất định nhưng chúng có mối quan hệ với nhau Chính sách khách hàng phải bao gồm:

 Chính sách giá cả hấp dẫn: bởi lẽ trong môi trường cạnh tranh quyết liệt như hiện nay thì mức phí đặc biệt là phí môi giới của Công ty phải được áp dụng một cách linh hoạt Mức phí đưa ra phải phù hợp với từng đối tượng khách hàng, với từng thời điểm cụ thể thì mới duy trì được mối quan hệ lâu dài với các khách hàng và mới có thể thu hút thêm khách hàng mới.

 Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, cải tiến quy trình nghiệp vụ để thoả mãn nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng Điều này đòi hỏi TSC phải nghiên cứu, học hỏi và cải tiến những dịch vụ hỗ trợ mới cho khách hàng để khách hàng có thể chủ động hơn trong giao dịch của mình, không cần phải đến Công ty thường xuyên để đặt lệnh Chính vì thế, TSC đã cho ra đời hệ thống giao dịch Contact center, thường xuyên cập nhật thông tin thị trường cho khách hàng qua việc gửi mail hàng ngày… và đang nghiên cứu để đưa ra những dịch vụ mới. Đảm bảo phong cách giao tiếp văn minh, lịch sự, tận tình, chu đáo là một nghệ thuật giữ khách hàng hiệu quả nhất Thái độ của nhân viên giao dịch có thể tạo nên hình ảnh của Công ty trong lòng khách hàng Vì vậy, phong cách giao tiếp và tác phong làm việc của nhân viên sẽ ảnh hưởng lớn tới việc thu hút khách hàng Hơn nữa,nhân viên còn phải làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, cẩn thận không để mắc sai sót, nhầm lẫn tạo sự an tâm, tin tưởng tuyệt đối từ phía khách hàng.

Kế hoạch hóa và đẩy mạnh phát triển toàn diện hoạt động Marketing

Nhằm đáp ứng được mục tiêu mở rộng thị phần và nâng cao uy tín của mình,TSC cần phải phát triển mạnh kế hoạch hoá hoạt động Marketing, đẩy mạnh công tác tiếp thị cũng như xây dựng một chiến lược để có thể thực hiện tốt hoạt động này.

 Thứ nhất: Công ty phải xác định được mục tiêu của hoạt động này, mục tiêu đó phải phục vụ cho mục tiêu chung của Công ty trong dài hạn, cụ thể là nhằm vào các khách hàng tiềm năng, thu hút được ngày càng nhiều khách hàng đến với Công ty.

 Thứ hai: Công ty cần tiến hành phân đoạn thị trường: đoạn thị trường có thể được hiểu là một nhóm các nhà đầu tư có phản ứng như nhau đối với một tập hợp kích thích của Marketing Nghĩa là, việc phân đoạn thị trường là phân chia theo tiêu thức nhất định thị trường tổng thể quy mô lớn không đồng nhất về nhu cầu thành các nhóm nhỏ đồng nhất về nhu cầu.

 Thứ ba: Công ty tiến hành lựa chọn thị trường mục tiêu dựa vào phân tích môi trường kinh doanh Thực chất của việc lựa chọn thị trường mục tiêu là nhằm tìm kiếm những khách hàng tiềm năng mà Công ty sẽ phục vụ với các dịch vụ nhất định Những thị trường mục tiêu được lựa chọn có thể là một hay một số đoạn thị trường hay toàn bộ thị trường.

 Thứ tư: Công ty cần phải đề ra chương trình hành động và dự tính về ngân sách Một chương trình hành động cho toàn bộ kế hoạch của Công ty là toàn bộ kế hoạch Marketing của Công ty là cần thiết để đảm bảo rằng kế hoạch này sẽ được thực hiện dưới sự kiểm soát và điều chỉnh của các nhà quản trị markerting Bên cạnh việc kế hoạch hoá hoạt động Marketing cần đẩy mạnh công tác tiếp thị qua các hội nghị khách hàng hay các dịch vụ chăm sóc khách hàng

Công tác tiếp thị đòi hỏi thời gian công sức và chi phí rất tốn kém Việc bố trí thời gian khoa học hợp lý là hết sức quan trọng và nhân viên không được tỏ ra tiếc công sức khi muốn xây dựng quan hệ, vấn đề chi phí cũng phải hợp lý tiết kiệm và hiệu quả.

Phương thức tiếp thị phải vừa là trực tiếp vừa là gián tiếp Phải có sự giúp đỡ của cấp trên, cấp chủ quản dựa trên mối quan hệ thân tình Điều quan trọng là phải tạo dựng được hình ảnh đẹp về Công ty, gây được thiện cảm từ phía đối tác và giữ được chữ tín với mọi khách hàng.

Nâng cao quy mô vốn

Vốn là điều kiện vô cùng quan trọng khi nhắc tới chất lượng dịch vụ của một công ty Việc nâng cao quy mô vốn sẽ giúp nâng cao điều kiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua tuyển đầu vào và đào tạo trong quá trình sử dụng lao động Ngoài ra, một yếu tố quan trọng khác được nhắc tới khi nâng cao quy mô vốn là nghiệp vụ bảo lãnh phát hành đòi hỏi công ty phải có nguồn tài chính đủ lớn để đảm bảo trong trường hợp thị trường có những biến cố bất lợi cho công ty và đơn vị phát hành dẫn đến kết quả là công ty phải mua một phần hoặc toàn bộ số lượng cổ phiếu phát hành trong đợt tăng vốn của đơn vị phát hành Mặt khác do sự phát triển nhanh chóng của thị trường, Vn-Index năm 2009 tụt xuống đáy với mức 235,5 điểm vào ngày 24/02 rồi lại tăng nhanh chóng và đạt 624 điểm vào ngày 22/10 cho thấy giá cổ phiếu biến động rất mạnh, chính điều này đặt ra một đòi hỏi với cả hai nghiệp vụ tự doanh và bảo lãnh phát hành là công ty phải có quy mô vốn đủ lớn để đảm bảo thành công.

Từng bước nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật

Cở sở vật chất kỹ thuật là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng lực phục vụ, giảm chi phí và tăng cường hình ảnh, uy tín cho các dịch vụ chứng khoán Trong điều kiện thị trường chứng khoán đang phát triển nhanh chóng như hiện nay thì việc nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật trở thành yêu cầu cấp thiết để thu hút khách hàng nâng cao hình ảnh uy tín công ty trong lòng khách hàng và trên thị trường Do vậy việc nâng cấp cơ sở vật chất là công việc phải được tiến hành nhanh chóng, phù hợp với nhu cầu hiện tại của khách hàng Việc xác định nhu cầu thị trường để nâng cấp cơ sở vật chất trở nên rất quan trọng vì nếu không xác định đúng nhu cầu hiện tại có thể dẫn tới hệ thống cơ sở vật chất không đáp ứng đủ nhu cầu gây khó khăn cho hoạt động giao dịch của nhân viên và khách hang hoặc đầu tư quá nhiều vốn vào cơ sở vật chất khiến công ty thiếu vốn cho các khoản đầu tư khác như tự doanh…

Ngày đăng: 23/06/2023, 12:54

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Vốn điều lệ của Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long. - Luận văn tốt nghiệp tình hình cung cấp dịch vụ tại công ty cổ phần chứng khoán thăng long
Bảng 1.1 Vốn điều lệ của Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long (Trang 8)
Sơ đồ 1.1:  Các hoạt động nghiệp vụ của TSC - Luận văn tốt nghiệp tình hình cung cấp dịch vụ tại công ty cổ phần chứng khoán thăng long
Sơ đồ 1.1 Các hoạt động nghiệp vụ của TSC (Trang 11)
Bảng 1.2. Kết quả kinh doanh của TSC - Luận văn tốt nghiệp tình hình cung cấp dịch vụ tại công ty cổ phần chứng khoán thăng long
Bảng 1.2. Kết quả kinh doanh của TSC (Trang 13)
Bảng 2.1: Doanh thu từ hoạt động tự doanh đóng góp cho tổng doanh thu. - Luận văn tốt nghiệp tình hình cung cấp dịch vụ tại công ty cổ phần chứng khoán thăng long
Bảng 2.1 Doanh thu từ hoạt động tự doanh đóng góp cho tổng doanh thu (Trang 21)
Bảng 2.2: Doanh thu từ dịch vụ môi giới trong tổng doanh thu - Luận văn tốt nghiệp tình hình cung cấp dịch vụ tại công ty cổ phần chứng khoán thăng long
Bảng 2.2 Doanh thu từ dịch vụ môi giới trong tổng doanh thu (Trang 33)
Sơ đồ 2.2: Quy trình bảo lãnh phát hành của TSC - Luận văn tốt nghiệp tình hình cung cấp dịch vụ tại công ty cổ phần chứng khoán thăng long
Sơ đồ 2.2 Quy trình bảo lãnh phát hành của TSC (Trang 37)
Bảng 2.5: Doanh thu từ hoạt động tư vấn đầu tư trong tổng doanh thu. - Luận văn tốt nghiệp tình hình cung cấp dịch vụ tại công ty cổ phần chứng khoán thăng long
Bảng 2.5 Doanh thu từ hoạt động tư vấn đầu tư trong tổng doanh thu (Trang 43)
Bảng 2.6: Doanh thu từ hoạt động tư vấn đầu tư năm 2009 tại TSC. - Luận văn tốt nghiệp tình hình cung cấp dịch vụ tại công ty cổ phần chứng khoán thăng long
Bảng 2.6 Doanh thu từ hoạt động tư vấn đầu tư năm 2009 tại TSC (Trang 44)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w