Xây dựng khuôn khổ dự báo biên độ dao động hàng năm của VN-INDEX phục vụ hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán tại Công ty Cổ phần chứng khoán Thăng Long Nguyễn Hồng Giang Trường Đai họ
Trang 1Xây dựng khuôn khổ dự báo biên độ dao động hàng năm của VN-INDEX phục vụ hoạt động
tư vấn đầu tư chứng khoán tại Công ty Cổ phần
chứng khoán Thăng Long
Nguyễn Hồng Giang Trường Đai học Kinh tế Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh; Mã số: 60 34 05
Người hướng dẫn: TS Nguyễn Đức Thành
Năm bảo vệ: 2010
Abstract Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về thị trường chứng khoán, công ty
chứng khoán, hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán của công ty chứng khoán, các phương pháp định giá tài sản và định giá cổ phiếu Phân tích thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2009 với cột mốc từ đầu năm 2006 đến hết năm 2009 và thực trạng tư vấn đầu tư chứng khoán tại Công ty CPCK Thăng Long Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến trạng thái thị trường CKVN Xây dựng khuôn khổ dự báo biên độ dao động của VN-Index theo năm phục vụ cho hoạt động tư vấn đầu tư của công ty CPCK Thăng Long
Keywords Chứng khoán; Tư vấn đầu tư; Quản lý tài chính
Content
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Để thực hiện đường lối CNH-HĐH đất nước, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng sức cạnh tranh từ đó duy trì tăng trưởng hàng năm đòi hỏi nền kinh tế Việt Nam phải có nguồn vốn lớn cho đầu tư phát triển Việc ra đời của thị trường chứng khoán mà đi đầu là sự vận hành của Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán Tp.Hồ Chí Minh ngày 20/07/2000 đánh dấu một bước ngoặt to lớn cho sự phát triển nói chung của nền kinh tế Việt Nam
Trang 2Cùng với hoạt động của Trung Tâm Giao Dịch Chứng Khoán Tp.Hồ Chí Minh (ngày nay là Sở Giao Dịch Chứng Khoán Tp.HCM (HOSE)), Vnindex (chỉ số phản ánh
sự lên xuống của giá chứng khoán niêm yết trên HOSE) được coi như một chỉ báo quan trọng cho “sức khỏe” của các doanh nghiệp niêm yết và một phần cả nền kinh tế Việt Nam Bởi số lượng các doanh nghiệp đăng ký niêm yết trên HOSE ngày một tăng, bao gồm hầu hết các lĩnh vực kinh doanh cùng với mức vốn hóa chiếm tỷ trọng rất cao trong nền kinh tế (tính đến hết 24/11/2009 có 256 chứng khoán niêm yết trên HOSE với giá trị niêm yết lên tới 105.369.385,26 triệu đồng)
Tháng 5/2000, Công ty CPCK Thăng Long được thành lập bởi ngân hàng TMCP Quân Đội với vốn điểu lệ ban đầu 9 tỷ VND, đến nay Công ty đã có số vốn điều
lệ là 800 tỷ VND với tổng tài sản gần 5000 tỷ VND Gắn liền với sự phát triển nói chung của Công ty, hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán luôn đóng vai trò then chốt Song để thực hiện tốt hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán thì việc dự báo thị trường nói chung
và dự báo Vnindex nói riêng là vô cùng quan trọng Từ thực tế này, vấn đề cấp thiết đặt
ra với CTCPCK Thăng Long là phải làm sao xây dựng riêng cho mình một khuôn khổ
dự báo biên độ dao động hàng năm của chỉ số VN-Index nhằm làm căn cứ cho hoạt động
tư vấn đầu tư nói riêng và hoạt động kinh doanh của công ty nói chung
Do đó, tác giả đã chọn đề tài “Xây dựng khuôn khổ dự báo biên độ dao động hàng năm của VN-Index phục vụ hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán tại Công ty CPCK Thăng Long” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình
2 Tình hình nghiên cứu
Hiện nay, đã có nhiều sản phẩm về dự báo thị trường chứng khoán Việt Nam 2009:
Các Báo cáo Viet Nam Monitor của HSBC ra hàng tháng;
Các báo cáo của Economist’s Intellegence Unit (EIU) về tình hình kinh tế Việt Nam;
Các công ty chứng khoán trong nước thường sử dụng các mô hình phân tích
kỹ thuật để dự báo ngắn hạn;
Trang 3 Nguyễn Đức Thành (2009) đề xuất một phương pháp dự báo chỉ số VN-Index theo năm, ứng dụng cho các năm 2007-2009
Các sản phẩm nghiên cứu trên đã bước đầu đưa ra dự báo cho thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2009 Song trên thực tế, chưa có công trình nghiên cứu nào xây dựng được một khuôn khổ dự báo đầy đủ để làm cơ sở phát triển thành một mô hình dự báo biến động của VN-Index hàng năm phục vụ cho hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Làm rõ nguyên nhân biến động của VN-Index thông qua các yếu tố
tác động Từ đó xây dựng khuôn khổ dự báo biên độ dao động hàng năm của VN-Index phục vụ hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán tại công ty CPCK Thăng Long
Nhiệm vụ:
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về thị trường chứng khoán, công ty chứng khoán, hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán của công ty chứng khoán, các phương pháp định giá tài sản và định giá cổ phiếu
Phân tích thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2009 với cột mốc
từ đầu năm 2006 đến hết năm 2009 và thực trạng tư vấn đầu tư chứng khoán tại Công ty CPCK Thăng Long
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến trạng thái thị trường CKVN
Xây dựng khuôn khổ dự báo biên độ dao động của VN-Index theo năm phục
vụ cho hoạt động tư vấn đầu tư của công ty CPCK Thăng Long
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Sự dao động của chỉ số VN-Index trong năm
Phạm vi nghiên cứu: Xét diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam từ đầu
năm 2006 đến hết năm 2009 lấy Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) làm đại diện Vận dụng kết quả nghiên cứu trong hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán tại Công ty CPCK Thăng Long
Trang 45 Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phân tích đánh giá, tổng hợp, kế thừa
Dựa trên các phương pháp định giá tài sản và giá cố phiếu cơ bản, phát triển các ý tưởng được nêu trong nghiên cứu của Ts.Nguyễn Đức Thành (Chương 5 - Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam của CEPR 2009), xây dựng một mô hình lý thuyết cho dự báo biên độ dao động của chỉ số VN-Index theo năm phục vụ hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán tại Công ty CPCK Thăng Long
Từ đó phát triển thêm, đồng thời sử dụng các phương pháp toán học thống kê và phần mềm chuyên môn như Eview, SPSS… để xử lý, kiểm định độ tin cậy của số liệu
6 Dự kiến đóng góp của luận văn
Lý luận về khuôn khổ dự báo VN-Index theo năm
Xây dựng khuôn khổ dự báo biên độ dao động hàng năm của VN-Index, có thể ứng dụng trong thực tiễn tư vấn đầu tư chứng khoán tại Công ty CPCK Thăng Long
7 Bố cục của luận văn
Ngoài phần Lời nói đầu, Kết luận, Phụ lục, Mục lục và Danh mục tài liệu tham khảo, Nội dung luận văn gồm 3 chương :
Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng khuôn khổ dự báo biên
độ dao động hàng năm của VN-Index phục vụ hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán
Chương 2 Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2009 và Xây dựng
khuôn khổ dự báo biên độ dao động hàng năm của VN-Index
Chương 3 Vận dụng khuôn khổ dự báo biên độ dao động hàng năm của
VN-Index phục vụ hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán tại Công ty CPCK Thăng Long
Trang 5References
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1 AASC (2002), Chuẩn mực kế toán doanh nghiệp Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa
2 Ban vật giá chính phủ (2002), Chuyên san thẩm định giá và thị trường, Nxb
TPHCM
3 Nguyễn Tất Bình (2002), Phân tích quản trị tài chính: đánh giá hiện trạng, Nxb
ĐHQG TP Hồ Chí Minh
4 Công ty cổ phần chứng khoán Âu Việt (2010), Báo cáo tổng kết thị trường chứng
khoán 2009 và dự báo 2010
5 Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long (2010), Bản cáo bạch
6 Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long (2006), Báo cáo tài chính đã kiểm
toán
7 Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long (2007), Báo cáo tài chính đã kiểm
toán
8 Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long (2008), Báo cáo tài chính đã kiểm
toán
9 Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long (2009), Báo cáo tài chính đã kiểm
toán
10 Vũ Duy Hào, Lưu Thị Hương (2006), Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nxb Tài
Chính, Hà Nội
11 Trần Thị Thái Hà, Lê Thị Phương Thảo (2009), Giáo trình các thị trường và định
chế tài chính, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Trang 612 Bạch Đức Hiển (2008), Giáo trình thị trường chứng khoán, Nxb Tài chính, Hà
Nội
13 Trần Đăng Khâm (2002), Giáo trình thị trường chứng khoán Đại học Kinh tế
quốc dân, Nxb Tài chính, Hà Nội
14 Nguyễn Minh Kiều (2006), Phân tích tài chính, Chương trình giảng dạy kinh tế
Fullbright Niên khóa 2006 - 2007, TPHCM
15 Nguyễn Minh Kiều (2008), Tài chính doanh nghiệp, Nxb Thống kê, Tp Hồ Chí
Minh
16 Lê Thị Mai Linh (2003), Giáo trình phân tích và đầu tư chứng khoán, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội
17 Đào Lê Minh (2002), Giáo trình những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị
trường chứng khoán, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
18 N.Gregory Manliw (2002), Kinh tế vĩ mô, Nxb Thống kê, Hà Nội
19 Đỗ Văn Thân (2001), Phân tích tài chính doanh nghiệp, Nxb Thống kê, Hà Nội
20 Nguyễn Đức Thành (2009), Kinh tế Việt Nam 2008 - Suy giảm và thách thức đổi
mới, Nxb Tri Thức, Hà Nội
21 Nguyễn Đức Thành (2010), Lựa chọn để tăng trưởng bền vững, Nxb Tri Thức,
Hà Nội
Tiếng Anh
22 Damodaran, Aswath (2002), Investment Valuation, Second Edition, John Wiley
& Sons, Inc., New York
23 Eun and Resnick (2004), International Financial Management, Third Edition,
Irwin – McGraw – Hill., New York
Trang 724 Koller et al (2005), Valuation: Measuring and Managing the Value of
Companies, Fourth Edition, John Wiley & Sons, Inc., New York
25 Modigliani, F and Fabozzi, F.J (1996), Capital Markets, 2nd Editon, Prentice –
Hall., New Jersey
Internet
26 Định Đông, “Nhìn lại thị trường chứng khoán Việt Nam 2009”,
http://www.hanoimoi.com.vn/newsdetail/chung-khoan/303890/nhin-lai-thi-truong-chung-khoan-viet-nam-nam-2009.htm
27 Định giá cổ phiếu bằng phương pháp chiết khấu dòng tiền,
http://www.asset.vn/Taichinh/thitruongthucap/6096.saga
28 Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội,
http://www.hastc.org.vn/Thuatngu.asp?actType=1&stockType=2#18
29 Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh,
http://www.hsx.vn/hsx/Modules/Statistic/VnindexStatistic.aspx
30 Top 10 thị phần môi giới tại HOSE năm 2009,
http://vneconomy.vn/20100104065849749P0C7/top-10-thi-phan-moi-gioi-tai-hose-nam-2009.htm
31 Viet Nam Monitor 25 – Sep 11 2009,
http://www.scribd.com/doc/19742408/Vietnam-Monitor-25Not-Chase-the-Equity