Vi phạm pháp luật | 1 Trong xã hội ta, pháp luật thể hiện ý chí của nhân dân, đem lại hạnh phúc cho nhân dân, nên các quy định của pháp luật được đông đảo nhân dân tôn trọng và tự giác t
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
ĐỀ TÀI:
GVHD: ThS NGUY ỄN THỊ TUYẾT NGA
Mã l ớp học phần: GELA220405_29
L ớp chiều thứ 4, tiết 11-12, phòng C302
Sinh viên thực hiện:
1.Phạm Ngọc Huy 15116092 2.Phan Nữ Mai Trinh 16125188 3.Trần Thị Thùy Linh 15116102 4.Đoàn Huỳnh Thu Hiền 15116086 5.Trần Quốc Trung 14116180
TP Hồ Chí Minh, Tháng 12 Năm 2016
Trang 2
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Nhóm 11:
ĐIỂM
Trang 3Mục Lục
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 : Lý luận chung về vi phạm pháp luật 2
1.1 Khái niệm vi phạm pháp luật 2
1.2 Cấu thành vi phạm pháp luật 3
1.2.1 Mặt khách quan của vi phạm pháp luật 3
1.2.2 Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật 4
1.2.3 Chủ thể 6
1.2.4 Khách thể 6
1.3 Các loại vi phạm pháp luật 7
1.3.1 Vi phạm hình sự 7
1.3.2 Vi phạm hành chính 7
1.3.3 Vi phạm dân sự 7
1.3.4 Vi phạm kỷ luật 8
CHƯƠNG 2: Thực trạng hiện nay về vi phạm pháp luật ở nước ta 8
1 Hành vi vi phạm hình sự 9
1.1 Tình huống 9
1.2 Cấu thành vi phạm pháp luật 9
2 Hành vi vi phạm hành chính 11
2.1 Tình huống 11
2.2 Cấu thành vi phạm pháp luật 11
3 Hành vi vi phạm dân sự 12
3.1 Tình huống 12
3.2 Cấu thành vi phạm pháp luật 12
4 Hành vi vi phạm kỷ luật 13
4.1 Tình huống 13
4.2 Cấu thành vi phạm pháp luật 13
KẾT LUẬN 15
Danh Mục Tài Liệu Tham Khảo 16
Trang 4Vi phạm pháp luật | 1
Trong xã hội ta, pháp luật thể hiện ý chí của nhân dân, đem lại hạnh phúc cho nhân dân, nên các quy định của pháp luật được đông đảo nhân dân tôn trọng và
tự giác thực hiện nghiêm minh Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong
xã hội vẫn còn nhiều hiện tượng vi phạm pháp luật, xâm hại đến các lợi ích vật chất
và tinh thần của nhà nước, của xã hội và của nhân dân Đó là một hiện tượng nguy
hiểm, tác động tiêu cực đến các mặt của đời sống xã hội Do vậy, việc nghiên cứu
vấn đề vi phạm pháp luật, đặc biệt là cấu thành vi phạm pháp luật sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc góp phần đề ra những biện pháp hữu hiệu để đấu tranh phòng và
chống vi phạm pháp luật trong xã hội Tuy nhiên, cấu thành vi phạm pháp luật là
gì, bao gồm những mặt nào? Ta sẽ phân tích một ví dụ trong thực tiễn để làm rõ vấn đề này
Trang 5Vi phạm pháp luật | 2
Vi phạm pháp luật là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật, do người
có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý , xâm hại hoặc
đe doạ xâm hại đến các quan hệ xã hội được nhà nước xác lập và bảo vệ
Vi phạm pháp luật là một loại sự kiện pháp lý và là cơ sở để truy cứu trách
nhiệm pháp lý Nó có những dấu hiệu cơ bản sau:
Thứ nhất: Vi phạm pháp luật luôn là hành vi xác định của các chủ thể pháp
luật Bởi vì các quy định của pháp luật được Nhà nước đặt ra là để nhằm điều chỉnh hành vi của các chủ thể pháp luật Hành vi đó có thể là xử sự của con người được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động
Thứ hai: Vi phạm pháp luật không những là hành vi xác định của con người
mà hành vi đó phải trái với các quy định của pháp luật, xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ Hành vi trái pháp luật là hành vi không phù hợp với quy định của pháp luật như không thực hiện những gì mà pháp luật yêu cầu hoặc sử dụng quyền hạn vượt quá giới hạn mà pháp luật cho phép
Thứ ba: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật nhưng hành vi trái pháp
luật đó phải chứa đựng lỗi của chủ thể của hành vi Để xác định hành vi vi phạm pháp luật phải xem xét cả mặt chủ quan của hành vi, tức là xác định lỗi của học, biểu hiện trạng thái tâm lý của người thực hiện hành vi đó Trạng thái tâm lý có thể
là cố ý hay vô ý Lỗi là yếu tố không thể thiếu được để xác định hành vi vi phạm pháp luật và lỗi cũng là cơ sở để xác định trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể của hành vi vi phạm pháp luật
Trang 6Vi phạm pháp luật | 3
Thứ tư: Hành vi trái pháp luật đó do chủ thể có năng lcự hành vi thực hiện
Người có năng lực hành vi là người có khả năng nhận thức, điều khiển được hành
vi, việc làm của mình và chịu trách nhiệm về hành vi của mình đã thực hiện
Vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là những hành vi vi phạm các quy
định quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý
Khái niệm: là tổng thể các dấu hiệu cơ bản đặc thù cho một loại vi pháp pháp
luật cụ thể,được nhà nước quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, do các
cơ quan nhầ nước có thẩm quyền ban hàn
Mọi vi phạm pháp luật đều có cấu thành pháp lý của nó, Tất cả các dấu hiệu
trên hợp thành bốn yếu tố của khái niệm “cấu thành vi phạm pháp luật” đó là:
Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là toàn bộ những dấu hiệu bên ngoài
của nó, gồm hành vi vi phạm pháp luật, hậu quả của hành vi và mối quan hệ nhân quả giữa chúng
Vi phạm pháp luật trước hết là hành vi thể hiện bằng hành động hoặc không hành động Mọi hành vi trái pháp luật đều là hành vi xâm phạm trật tự pháp luật, gây thiệt hại cho xã hội hoặc thiệt hại trực tiếp cho từng thành viên của xã hội, nhưng ở những mức độ khác nhau và đều nguy hại chung cho xã hội
Dấu hiệu cần thiết trong mặt khách quan của vi phạm pháp luật là tồn tại quan
hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của nó; nói cách khác, thiệt hại cho xã hội xảy
ra là do kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật Dấu hiệu này là căn cứ cần thiết
Trang 7Vi phạm pháp luật | 4
trong việc áp dụng các biện pháp trách nhiệm pháp lý đối với nhiều loại vi phạm pháp luật cụ thể gây thiệt hại trực tiếp cho xã hội và công dân
Trong nhiều trường hợp, để xác định mặt khách quan của vi phạm pháp luật làm cơ sở cho việc truy cứu trách nhiệm pháp lý một cách phù hợp, cần phải tính đến các yếu tố như thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm và cách thức thực hiện vi phạm đó
Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật gồm yếu tố lỗi và các yếu tố có liên quan đến lỗi là động cơ, mục đích của chủ thể thực hiện vi phạm pháp luật
Như vậy, lỗi là trạng thái tâm lý phản ánh thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của mình, cũng như đối với hậu quả của hành vi đó, tại thời điểm thực hiện hành vi đó
Lỗi được thể hiện dưới hai hình thức: cố ý và vô ý Lỗi cố ý có thể là cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp Lỗi vô ý có thể là vô ý do quá tự tin hoặc vô ý do cẩu thả
Lỗi cố ý trực tiếp: chủ thể vi phạm nhận thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã
hội do hành vi của mình gây ra, nhưng mong muốn điều đó xảy ra
Lỗi cố ý gián tiếp: chủ thể vi phạm nhận thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã
hội do hành vi của mình gây ra, tuy không mong muốn nhưng để mặc cho nó xảy
ra
Lỗi vô ý do quá tự tin: chủ thể vi phạm nhận thấy trước hậu quả thiệt hại cho
xã hội do hành vi của mình gây ra, nhưng tin tưởng rằng điều đó không xảy ra
Trang 8Vi phạm pháp luật | 5
Lỗi vô ý do cẩu thả: chủ thể vi phạm do khinh suất, cẩu thả mà không nhận
thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra, mặc dù có thể
nhận thấy và cần phải nhận thấy trước
Qua đó, dấu hiệu để phân biệt các yếu tố lỗi là:
Khả năng nhận thức về mức độ nguy hiểm của hành vi (1)
Mức độ mong muốn hay không mong muốn hậu quả xảy ra (2)
lỗi
2 Gián tiếp Có Không, để mặc
Động cơ vi phạm pháp luật: là những nguyên nhân bên trong (các nhu cầu
cần thoả mãn) thúc đẩy chủ thể vi phạm pháp luật
Mục đích vi phạm pháp luật: là những mục tiêu mà chủ thể cần đạt tới khi
thực hiện hành vi vi phạm pháp luật
Trong các yếu tố trên, mục đích và động cơ không là yếu tố bắt buộc phải có trong tất cả các hành vi vi phạm pháp luật Động cơ, mục đích chỉ đặt đối với trường hợp vi phạm với lỗi cố ý Ngược lại, lỗi là yếu tố duy nhất, bắt buộc phải hiện diện trong tất cả loại các hành vi vi phạm pháp luật Tuy nhiên mức độ của lỗi thì tuỳ từng ngành luật để xem xét Thậm chí, trong vi phạm pháp luật hành chính, khi truy cứu đối với một số hành vi, cũng không cần xem xét mức độ lỗi là:
lỗi cố ý hay lỗi vô ý Ví dụ: Hành vi vượt đèn đỏ
Trang 9Vi phạm pháp luật | 6
Đó là cá nhân hoặc tổ chức thực hiện vi phạm pháp luật Hành vi trái pháp luật có lỗi mới là vi phạm pháp luật, vì vậy, chủ thể của vi phạm pháp luật phải là người có năng lực hành vi (tổ chức thì bao giờ cũng có năng lực hành vi) Năng lực hành vi trách nhiệm pháp lý của con người phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khoẻ (có bị bệnh làm mất hoặc hạn chế khả năng nhận thức về hành vi của mình hay không) và tuỳ theo từng loại trách nhiệm pháp lý năng lực hành vi đó được pháp luật quy định cụ thể
Như vậy, các yếu tố cấu thành và các dấu hiệu nói trên của vi phạm pháp luật
là căn cứ thực tế để truy cứu trách nhiệm pháp lý
Khách thể của vi phạm pháp luật là các quan hệ xã hội được pháp luật điều
chỉnh và bảo vệ bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại tới và gây ra các thiệt hại hoặc đe dọa trực tiếp gây thiệt hại
Ví dụ: quyền sở hữu tài sản hợp pháp; quyền được bảo đảm an toàn tín mạng,
sức khoẻ Trong khi đó, đối tượng là những vật chất cụ thể, bị hành vi vi phạm
trực tiếp xâm hại Ví dụ: tài sản, mạng sống con người
Tóm lại, mọi hành vi vi phạm pháp luật đều là sự kiện pháp lý, gây nên những hậu quả pháp lý nhất định Nó có thể dẫn đến việc xuất hiện, thay đổi hoặc đình chỉ những quan hệ pháp luật nhất định Vi phạm pháp luật là cơ sở truy cứu trách nhiệm pháp lý
Downloaded by Vu Vu (quangchinhlas199@gmail.com)
Trang 10Vi phạm pháp luật | 7
Vi phạm hình sự (Tội phạm) là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định
trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa
Như vậy, tội phạm là những hành vi xâm phạm tới những quan hệ xã hội quan trọng nhất do những quy phạm luật hình sự điều chỉnh Chủ thể của vi phạm hình sự (tội phạm) luôn là các cá nhân cụ thể Chủ thể tội phạm không thể là pháp
nhân
Vi phạm hành chính cũng là những hành vi nguy hại cho xã hội, nhưng khác
với tội phạm ở mức độ nguy hiểm cho xã hội và thiệt hại cho xã hội do nó gây nên
Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý
hoặc vô ý, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hình
sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính
Vi phạm dân sự là những hành vi nguy hại cho xã hội xâm phạm tới những
quan hệ tài sản và những quan hệ nhân thân phi tài sản có liên quan với chúng
trong lĩnh vực hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng
Downloaded by Vu Vu (quangchinhlas199@gmail.com)
Trang 11Vi phạm pháp luật | 8
Trách nhiệm do vi phạm pháp luật dân sự được quy định bởi các quy phạm pháp luật của Luật dân sự và một số ngành luật khác như Luật hôn nhân và gia đình, Luật đất đai, Luật hợp tác xã
Vi phạm dân sự thể hiện ở việc không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng và các nghĩa vụ ngoài hợp đồng, gây thiệt hại tài sản cho nhà nước, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội hoặc công dân, hoặc trong việc ký kết các giao kèo có mục đích trái pháp luật Xuất phát từ tính chất của vi phạm dân sự, pháp luật dân sự quy định trách nhiệm dân sự là nhằm phục hồi những quan
hệ đã bị vi phạm, nhằm thực hiện những nghĩa vụ chưa được thực hiện
Vi phạm kỷ luật là những hành vi xâm hại tới chế độ kỷ luật lao động, kỷ luật
công vụ, kỷ luật học tập, kỷ luật quân sự , gây thiệt hại cho hoạt động bình thường
của các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, trường học và những
tổ chức công khác Vi phạm kỷ luật thể hiện ở chỗ người vi phạm không tôn trọng
kỷ luật nhà nước, quy chế nội bộ cơ quan, tổ chức
Những năm gần đây, công tác phổ biến giáo dục pháp luật ở nước ta đã được Đảng và Nhà nước quan tâm chú trọng nhiều hơn Những hoạt động của các cấp các ngành trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật đã góp phần nâng cao ý thức pháp luật của người dân, hầu hết người dân đã nắm rõ được tầm quan trong của pháp luật trong đời sống từ đó mà nhìn nhận đúng và tự giác hơn trong việc chấp hành pháp luật mà nhà nước đề ra
Hiện nay trong các hoạt động của pháp luật, ý thức của người dân Việt Nam
đã nâng lên Sự hiểu biết về pháp luật của nhân dân đã biểu hiện rõ nét, nhân dân ý
Downloaded by Vu Vu (quangchinhlas199@gmail.com)
Trang 12Vi phạm pháp luật | 9
thức được trách nhiệm, quyền hạn của mình đối với nhà nước thông qua pháp luật
do đó họ tích cực tham gia vào các hoạt động quản lí nhà nước, giám sát các hoạt động của cơ quan nhà nước để thực hiện quyền lợi hợp pháp của mình Trong những năm qua, người dân đã tích cực tham gia đóng góp các ý kiến cho các văn bản pháp luật, những ý kiến đó được đánh giá cao và có tính thực tiễn Có những ý kiến cũng đã được các cơ quan có thẩm quyền ghi nhận để xem xét, nghiên cứu và
bổ sung thêm Như vậy, do nhận thức đúng trách nhiệm của mình trong các vấn đề quan trọng của đất nước cho nên người dân ngày càng quan tâm đến pháp luật; tự giác học hỏi và nghiên cứu nhằm hoàn hiện nhận thức đúng đắn nhất đưa ra những quan điêm sáng suốt và có giá trị Người dân đã chủ động tố giác, cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng để triệt phá những vụ án lớn Sau đây là những vụ án trong đặc trưng tiêu biểu cho từng loại hình vi phạm pháp luật:
Ngày 11/7, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh phát hiện hơn 100 tấn chất thải tại một trang trại ở phường Kỳ Trinh có nguồn gốc từ nhà máy của Công ty
Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh Trang trại nằm trong khu rừng tràm, rộng vài nghìn mét vuông, phía trong có bãi đất trống được đào hố rộng để tập kết loại chất thải màu đen, có mùi hôi1
Về mặt khách quan:
Hành vi: việc làm của Formosa Hà Tĩnh là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định tại Bộ luật hình sự
1
http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/khoi-to-vu-chon-lap-100-tan-chat-thai-cua-formosa-3446469.html
Downloaded by Vu Vu (quangchinhlas199@gmail.com)
Trang 13Vi phạm pháp luật | 10
Hậu quả: gây ô nhiễm môi trường một cách trầm trọng, ảnh hưởng đến sức
khỏe của những người xung quanh
Thời gian: diễn ra vào khoảng trước 11/7/2016
Địa điểm: một trang trại ở phường Kỳ Trinh
Mặt khách thể:
Hành vi của Formosa Hà Tĩnh là một vi phạm pháp luật nghiệm trọng, ảnh hưởng đến môi trường không những ở hiện tại mà còn có thể cả sau này
Mặt chủ quan:
Lỗi: hành vi của Formosa Hà Tĩnh là lỗi cố ý trực tiếp Bởi Formosa Hà Tĩnh
là tổ chức có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý, biết rõ việc mình làm là trái pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng vẫn mong muốn hậu quả xảy ra Hành vi vi phạm đã được tính toán trước
Động cơ và mục đích: Formosa Hà Tĩnh thực hiện hành vi này là do mục đích
cá nhân, trục lợi bất chính
Chủ thể vi phạm:
Chủ thể của vi phạm pháp luật là Công ty Gang thép Hưng Nghiệp Formosa
Hà Tĩnh là một doanh nghiệp có đủ khả năng nhận thức và điểu khiển hành vi của
mình
Như vậy, xét về các mặt cấu thành nên vi phạm pháp luật có thể kết luận đây
là một hành vi vi phạm pháp luật hình sự nghiêm trọng Cần được xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật
Theo điều 182a Bộ luật hình sự, người nào vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại gây ô nhiễm môi trường nghiệm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác thì phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm
Trường hợp phạm tội có tổ chức, gây hậu quả rất nghiêm trọng, tái phạm guy hiểm thì bị phạt tù từ hai đến 7 năm Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
Downloaded by Vu Vu (quangchinhlas199@gmail.com)