1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

VAI TRÒ của CHÍNH PHỦ TRONG CHỈ đạo, điều HÀNH đại DỊCH COVID 19 ở VIỆT NAM TIỂU LUẬN học PHẦN đại CƯƠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM

32 13 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vai Trò Của Chính Phủ Trong Chỉ Đạo, Điều Hành Đại Dịch Covid - 19 Ở Việt Nam
Tác giả Nguyễn Tấn Phát, Phạm Ngọc Uyên Như, Nguyễn Quỳnh Như
Người hướng dẫn Ths. Phạm Thị Diệu Hiền
Trường học Trường Đại Học Ngoại Ngữ - Tin Học Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2021 - 2022
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 135,61 KB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - TIN HỌC

Nguyễn Quỳnh Như

VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG CHỈ ĐẠO,ĐIỀU HÀNH ĐẠI DỊCH COVID - 19 Ở VIỆT NAM

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN ĐẠI CƯƠNG PHÁPLUẬT VIỆT NAM NĂM HỌC 2021 – 2022

Giảng viên: Ths Phạm Thị Diệu Hiền 1

Trang 2

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi xin cam đoan đây là toàn bộ nội dung của đề tài là kết quả nghiên cứu của riêng nhóm của chúng tôi Các kết quả, số liệu trong đề tài là trung thực và hoàn toàn khách quan Các thành viên trong nhóm hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.

Tp Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 01 năm 2021

Trang 4

Câu 1: Vai trò của chính phủ trong chỉ đạo, điều hành phòng, chống đại dịch Covid - 19 ở Việt Nam

PHẦN I: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 4

PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN 5

Các khái niệm, định nghĩa về Chính phủ và liên quan đến Chính phủ: 5

PHẦN III: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH HIỆN NAY – VAI TRÒCỦA CHÍNH PHỦ TRONG VIỆC ĐIỀU HÀNH HOẠT ĐỘNG PHÒNG,CHỐNG DỊCH 7

1 Đánh giá tình hình dịch bệnh tại Việt Nam hiện nay: 7

2 Những chuyển hướng, quyết định từ phía Chính phủ trong việc điều hànhphòng, chống dịch: 9

3 So sánh hiệu quả việc điều hành phòng, chống dịch bệnh của Chính phủViệt Nam với một số nước khác: 15

4 Mặt hạn chế của Chính phủ trong việc điều hành phòng, chống dịch ởnước ta: 16

PHẦN IV: KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP 19

PHẦN V: KẾT LUẬN 21

Câu 2: Xây dựng 1 tình huống pháp luật và phân tích các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật: Cướp tài sản 1 Về chủ thể của vi phạm pháp luật: 22

2 Về khách thể của vi phạm pháp luật: 22

3 Về mặt khách quan của vi phạm pháp luật: 23

Trang 5

4 Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật: 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

_CÂU HỎI

Câu 1: Vai trò của chính phủ trong chỉ đạo, điều hành phòng, chống đại dịch Covid - 19 ở Việt Nam.

Câu 2: Xây dựng 1 tình huống pháp luật và phân tích các yếu tố cấu thànhcủa vi phạm pháp luật: Cướp tài sản

_NỘI DUNG BÀI TIỀU LUẬN

Câu 1: Vai trò của chính phủ trong chỉ đạo, điều hành phòng, chống đạidịch Covid - 19 ở Việt Nam.

PHẦN I: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Kể từ cuối năm 2019 đến nay, nước ta nói riêng và toàn thể thế giới nói chung đang phải đối mặt với dịch bệnh, cụ thể là Covid – 19 Đây là một vấn đề hết sức cấp bách và nghiêm trọng vì nó ảnh hưởng đến nhiều mặt của một đất nước, phải kể đển như: Kinh tế, giáo dục, chính trị, Đối mặt với nhiều diễn biến phức tạp, lãnh đạo cơ quan các cấp, các ban ngành phải liên tục đề ra những phương án để đối phó với mọi trường hợp Khi biến thể Delta xuất hiện, chúng ta càng lâm vào bước đường cùng vì sự nguy hiểm và mức độ lây lan khá nhanh của loại virus này Hàng triệu người chết, kinh tế bị thiệt hại nặng nề, cơ sở vật chất, thiết bị y tế không đáp ứng đủ, đã tạo nên một sức ép nặng nề cho đất nước Việt Nam Vì vậy, vai trò của hệ thống Chính phủ trong việc điều hành hoạt động phòng, chống dịch bệnh rất quan trọng và cần thiết Nhờ những phương án kịp thời, chúng ta đang dần bắt kịp lại nhịp sống như ngày trước, nền kinh tế được phục hồi trở lại, tuy nhiên vẫn còn một số trở ngại trong y tế vì dịch bệnh vẫn còn đó Nói tóm lại, tập trung kiểm soát đại dịch Covid19, phục hồi, phát triển kinh tế

Trang 6

-của hệ thống Chính phủ phải được thực hiện hoàn thiện Nổi bật nhất là tinh thần và phương châm “ chống dịch như chống giặc”; “bảo vệ sức khỏe người dân là trên hết, trước hết”, phù hợp với tình hình thực tiễn, kịp thời đề ra những chiến lược vaccine phù hợp, nhằm giúp người dân khống chế được dịch bệnh Covid-19 hiện nay Chính những lý do trên, nhóm chúng tôi sẽ chọn đề tài:

“Vai trò của chính phủ trong chỉ đạo, điều hành phòng, chống đại dịchCovid - 19 ở Việt Nam” cho bài tiểu luận.

PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN

Các khái niệm, định nghĩa về Chính phủ và liên quan đến Chính phủ:a Quốc hội là gì?

Quốc hội được hiểu theo gốc nghĩa Hán Việt là Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc hay Quốc dân Đại hội Nước Việt Nam có Quốc hội đầu tiên ra đời dựa trên cơ sở của cuộc tổng tuyển cử (6/1/1946) Kể từ năm 1946 cho đến nay, Quốc hội đã trải qua 11 lần bầu cử và niên khóa hiện nay là Quốc hội khoá XI Đây cũng là cơ quan duy nhất ban hành lập hiến và hiến pháp, nắm vai trò quan sát và điều hành mọi hoạt động của Nhà nước Quốc hội còn là cơ quan đại biểu cao nhất thuộc về nhân dân, là cơ quan quyền lực Nhà nước tối cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

b Chính phủ là gì?

b.1 Vị trí và tính chất pháp lý:

Đây là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước ta, có nhiệm vụ thực hiện quyền hành pháp, đồng thời còn là cơ quan chấp hành của Quốc hội Quốc hội hình thành ra Chính phủ, vì thế phải chấp hành những gì do Quốc hội đề ra, chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước.

b.2 Nhiệm vụ và quyền hạn:

Trang 7

Trích từ Hiến pháp năm 2013, điều 96, Chính phủ sẽ chịu trách nhiệm với 8 nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1 Tổ chức thi hành, thực hiện Hiến pháp, luật, nghị quyết từ Quốc hội; hay pháp lệnh, nghị quyết do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành; cũng như lệnh và quyết định thuộc về Chủ tịch nước.

2 Đề xuất, đề nghị, đóng góp vào chính sách và trình lên Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền nhằm mục đích thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều này; trình bày những dự án luật, dự án ngân sách nhà nước cùng các dự án khác trước Quốc hội; trình dự án pháp lệnh lên Ủy ban thường vụ Quốc hội.

3 Đồng nhất trong vấn đề quản lý về nhiều mặt như: kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục,… thực thi lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, cũng như các biện pháp quan trọng, cần thiết khác để bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của Nhân dân 4 Trình lên Quốc hội hay Ủy ban thường vụ Quốc hội về quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh hay dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt 5 Thống nhất trong việc quản lý nền hành chính quốc gia; tham gia quản lý những thành viên trong các cơ quan nhà nước; tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước, tạo điều kiện cho Hội đồng nhân dân dễ dàng hoàn thành nhiệm vụ, quyền hạn do luật định.

6 Bảo vệ quyền, trật tự, an toàn, lợi ích của Nhà nước và xã hội cũng như quyền con người, công dân.

7 Thực hiện việc tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của Chủ tịch nước; quyết định việc ký, gia nhập, phê duyệt hay chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế theo nhân danh của Chính phủ (ngoại trừ

7

Trang 8

điều ước quốc tế trình Quốc hội phê chuẩn quy định tại khoản 14 Điều 70), bảo vệ lợi ích của Nhà nước và lợi ích chính đáng của tổ chức, của công dân Việt Nam sinh sống, làm việc tại nước ngoài.

8 Chính phủ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình bằng cách phối hợp với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị -xã hội.

b.3 Cơ cấu tổ chức:

Ngày 28/7/2021, Quốc hội thông qua Nghị quyết 20/2021/QH15 quyết định về cơ cấu số lượng thành viên trong Chính phủ trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV (2021 – 2026), bao gồm 27 thành viên: Thủ tướng Chính phủ, 4 Phó Thủ tướng Chính phủ, 18 Bộ trưởng của các bộ và 4 Thủ trưởng Cơ quan ngang bộ.

b.4 Các hình thức hoạt động:

Chính phủ hoạt động hiệu quả hay không là nhờ vào sự phối hợp hoạt động của toàn bộ tập thể Chính phủ Đồng thời hiệu quả hoạt động được khẳng định thông qua ba hình thức chính yếu:

- Phiên họp của Chính phủ.

- Hoạt động của Thủ tướng Chính phủ.

- Hoạt động của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

PHẦN III: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH HIỆNNAY – VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ TRONG VIỆC ĐIỀU

HÀNH HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG DỊCH1 Đánh giá tình hình dịch bệnh tại Việt Nam hiện nay:

Covid – 19 là tên gọi của một loại dịch bệnh được gây ra từ một loại virus có tên là SARS - CoV – 2, bùng nổ từ cuối tháng 2 năm 2019 tại Vũ Hán Cả thế giới đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng, kể cả đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta Hơn hai năm chiến đấu với dịch bệnh, chúng ta luôn nuôi hy vọng,

Trang 9

đặt niềm tin vào sự lãnh đạo kịp thời, đúng đắn của cơ quan lãnh đạo các ban ngành, các bộ, các cấp Tuy vậy, với tốc độ lây lan nhanh chóng của dịch bệnh, số ca nhiễm tăng giảm không ổn định, cộng thêm sự xuất hiện của biến chủng mới đã gia tăng sức ép, buộc cho toàn bộ tập thể lãnh đạo cũng như nhân dân nước ta phải đề ra nhiều biện pháp phòng, chống dịch chưa từng có nhưng vẫn mạnh mẽ, quyết liệt hơn với mục tiêu được ưu tiên trên hết là sức khỏe, tính mạng của Nhân dân được bảo vệ Bởi lẽ, dịch bệnh đã đôi phần ảnh hưởng, đe dọa nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất và đời sống nhân dân Từ nhiều nguồn thông tin được ghi nhận, cả nước đang phải trải qua hàng loạt thiệt hại, khó khăn về mặt kinh tế và mức độ nghiêm trọng càng ngày tăng lên do tình hình không được cải thiện đáng kể, ước tính tốc độ tăng trưởng GDP quý III đã giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước Đây là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam trải qua liên tiếp nhiều đợt bùng dịch Hơn nữa, trong tháng 9 năm 2021, đã có tới hơn 1,3 triệu người thất nghiệp vì không có việc làm, phải về quê và đối mặt với cuộc sống khó khăn gấp trăm lần Nhìn nhận được tình hình đang dần xấu đi trước mắt, hàng loạt các Nghị quyết, quy định được ban xuống nhằm khống chế dịch bệnh cách hiệu quả và tối ưu nhất, đặc biệt nhất là khi chúng ta đang dần chuyển sang giai đoạn Tết Dương lịch 2022, Chính phủ không ngừng nỗ lực, đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch bệnh cũng như khôi phục lại nền kinh tế nước nhà cùng nhiều hoạt động khác Trước diễn biến phức tạp trên, thông qua sự lãnh đạo thống nhất từ phía Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Bộ Y Tế,… kịp thời ban hành những phương án phục vụ cho việc phòng, chống dịch, khôi phục lại sự phát triển của kinh tế - xã hội, đồng thời còn phải bảo đảm được an sinh xã hội dưới sự giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội Quan trọng hơn hết vẫn là sự chỉ đạo, chỉ huy quyết liệt từ phía Chính phủ, các cấp, các ban ngành và sự ủng hộ nhiệt tình, cùng đồng lòng, chia sẻ, tham gia tích cực từ mọi tầng lớp nhân dân, chúng ta đã gặt hái được nhiều thành quả quan trọng, rất đáng khích lệ trên hầu hết mọi lĩnh vực Nhìn chung, tình hình dịch bệnh hiện nay đang có nhiều chuyển biến tích cực hơn so với giai đoạn trước, nhiều vùng đã bắt đầu khôi phục lại nhịp sống,

Trang 10

nhiều công ty, xí nghiệp bắt đầu cho công nhân hoạt động tự do hơn Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, nền kinh tế đã thực sự khởi sắc trong quý IV (+5,22%), đây hoàn toàn là thành công lớn nhất của nước ta trong việc phòng chống dịch bệnh, duy trì sản xuất kinh doanh Vai trò của Chính phủ ngày càng quan trọng hơn vì chúng ta không thể lường trước được bất kỳ trường hợp xấu nào có thể xảy ra Không chỉ riêng Chính phủ mà từng cá nhân, từng tập thể, từng tổ chức, lãnh đạo các cấp, các bộ, các ban ngành phải cùng nhau hiệp sức, triển khai nhiều chính sách tốt nhất, phù hợp, linh hoạt để có thể khống chế sự

lây lan của dịch bệnh, với chủ đề là : “Đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng,an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển”, mong muốn dịch bệnh mau chóng kết

thúc Chính phủ đã dồn hết sức trong việc tháo gỡ các chính sách như: Đi lại, mua sắm, an sinh xã hội để phù hợp với tình hình dịch bệnh hiện nay.

2.Những chuyển hướng, quyết định từ phía Chính phủ trong việc điều hànhphòng, chống dịch:

Khi dịch bệnh đã bùng nổ tại nhiều đô thị, vùng kinh tế trọng điểm và gần như là cả nước, Chính phủ đã nhanh chóng đưa ra những cách tiếp cận toàn diện, chủ động, kịp thời ban hành trên 100 văn bản (bao gồm các nghị quyết, chỉ thị, công điện, công văn ), với phương châm: Lấy cấp xã là “pháo đài”, người dân là “chiến sỹ”, là chủ thể tham gia phòng, chống dịch, và là trung tâm phục vụ đồng thời trang bị thêm nhiều cơ sở y tế, thiết bị, máy móc hỗ trợ kịp thời đến cấp cơ sở nhằm bảo vệ an toàn tính mạng cho Nhân dân Hơn hết, tinh thần đại đoàn kết được thể hiện cách rõ nét qua những đợt triệu tập đội ngũ xung phong làm tuyến đầu phòng chống dịch, đội ngũ nhân viên y tế, quân đội, công an phối hợp với địa phương để có thể hỗ trợ người dân thực hiện giãn cách và phòng vệ sức khỏe của bản thân cách hiệu quả nhất, an toàn nhất Điều này được thể hiện rõ qua những chỉ đạo đến từ phía Bộ Quốc Phòng: chủ động xây dựng các khu cách ly tập trung, bệnh viện dã chiến từ quân đội, điều phối các phân khu bộ đội làm nhiệm vụ tiếp tế lương thực cho người dân, không để cho

Trang 11

bất kì cá nhân nào đói, khát hay không được chăm sóc chu đáo, kĩ càng Hàng loạt các dự án hỗ trợ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm được xây dựng như: Cây ATM gạo, Gian hàng 0 đồng, Gian hàng khẩu trang 0 đồng,… Ngoài những nhiệm vụ như chăm lo cho sức khỏe, tính mạng nhân dân, những bệnh nhân mắc Covid-19, phía bên quân đội còn được giao trọng trách thu nhận, lưu giữ, thắp hương và chuyển giao tro cốt của bệnh nhân tử vong vì Covid - 19 đến cho người thân một cách hoàn thiện và trang trọng Xây dựng nhiều trung tâm điều trị bệnh nhân Covid - 19 cùng 11 bệnh viện dã chiến với tổng quy mô khá lớn, thành lập các trạm chích ngừa vaccine, lấy mẫu xét nghiệm nhằm góp phần hỗ trợ, giảm bớt gánh nặng cho y tế địa phương, tăng cường hiệu quả phòng, chống dịch.

Chính phủ đã nhanh chóng chỉ đạo Bộ Y Tế cùng triển khai quy định 5K:

“Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo ytế” Bộ Y Tế còn là một trong những nhân tố quan trọng nhất trên con đường

chiến đấu với Covid – 19, là nhân vật trung tâm chủ trì trong việc điều hành việc phòng chống dịch bệnh Chính nhờ những chính sách nhanh chóng, kịp thời cùng những quyết định sáng suốt, toàn bộ nguồn nhân lực được bố trí, phân bố đồng đều cho từng khu vực, thực hiện truy vết F0, khoanh vùng đỏ, bảo vệ vùng xanh, tiếp nhận, tích cực hỗ trợ cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân nhiễm Covid Thủ tướng Chính phủ hết sức quan tâm đến tính mạng của các bệnh nhân nên đã chỉ đạo, bảo đảm luôn có đủ nguồn oxy với mục đích điều trị kịp thời, đồng thời yêu cầu Bộ Y Tế phối hợp với các bộ, ban ngành khác và địa phương không nên để tình trạng quá tải xảy ra trên diện rộng Ngoài ra, Chính phủ còn đẩy mạnh ngoại giao với các nước láng giềng, bạn bè quốc tế nhằm thành lập Quỹ Vaccine phòng chống Covid – 19 trong bối cảnh đất nước đang khan hiếm nguồn cung vaccine cho toàn dân, song song đó là việc đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng an toàn, hiệu quả Đây là một trong những thành tựu to lớn nhất mà chúng ta gặt hái được khi số lượng vaccine đã được tiêm lên tới 162,3 triệu liều, với 19,6% người trên 18 tuổi được tiêm ít nhất là một liều vaccine và 73,8% đã tiêm đủ hai liều.

Trang 12

chủng Omicron, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Y Tế cho phép người dân tiếp tục tiếp mũi thứ 3 để tăng cường sức đề kháng chống lại dịch bệnh, xem xét mọi yếu tố để hỗ trợ, bảo vệ tính mạng cho cộng đồng Ưu tiên hàng đầu vẫn là đầu tư nhân lực cho ngành y tế, đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất tối ưu cho các cơ sở y tế, ban hành các hướng dẫn chăm sóc sức khỏe, chăm sóc và hỗ trợ về mặt tinh thần cho người có di chứng sau khi nhiễm Covid Đối với các đối tượng trẻ em, học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông, cần xem xét và triển khai kế hoạch tiêm vaccine sao cho phù hợp với thực tiễn Hiện tại, việc tiêm vaccine đang

trong giai đoạn thực hiện với khẩu hiệu: “Vaccine tốt nhất là vaccine đượctiêm sớm nhất”, việc thu phí cũng chưa thi hành đối với người dân đang sinh

sống và làm việc tại Việt Nam Bộ Y Tế cũng đã thực hiện công tác tuyên truyền phòng, chống dịch an toàn, hiệu quả qua các phương tiện truyền thông, cập nhật thông tin về dịch bệnh cách nhanh chóng qua các bản tin ngắn, tin thời sự để người dân có thể nắm bắt được, khuyến cáo người dân nên thực hiện theo đúng hướng dẫn nhằm bảo vệ chính bản thân mình.

Chính phủ đã huy động những đóng góp tích cực cho nguồn ngân sách Nhà nước để phục vụ cho việc phòng, chống dịch, chi trả cho những hoạt động thiết yếu với mức chi lên tới 14.620 tỷ đồng Tính đến tháng 8/2021, tổng số 57/63 địa phương đã sử dụng toàn bộ ngân sách dự phòng, những địa phương còn lại đã sử dụng lên tới 70% quỹ dự trữ tài chính Nhìn chung, nguồn thu từ phía xã hội sẽ giảm dần trong thời gian tới, vì thế Ngân sách Nhà nước vẫn là nguồn lực chính yếu nhất Phải nói rằng, Chính phủ đã hết sức quan tâm đến đời sống của nhân dân, đặc biệt là những gia đình khó khăn có người thân nhiễm Covid, anh chị em tha hương, công nhân các xí nghiệp, công ty không kiếm được nguồn thu nhập trong mùa dịch đều được hỗ trợ nguồn trợ cấp nhất định, đủ để chi trả cho hoạt động thường ngày Đối với các bệnh nhân F0 điều trị, cách ly tại trường học, khu cách ly, bệnh viện dã chiến,… những đợt trước đó sẽ được miễn phí chi phí ăn uống, sinh hoạt, được hỗ trợ thuốc men và sự giám sát kỹ đến từ đội ngũ nhân viên y tế thường trực tại đó Còn trong tình hình hiện tại, các bệnh nhân F0 sẽ được cách ly tại nhà, có sự hỗ trợ nếu cần thiết, đồng thời

Trang 13

được chu cấp số tiền 80.000 đồng mỗi ngày trong khoảng thời gian cách ly Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid

-19 Trong đó, mở rộng hỗ trợ người lao động, bổ sung hỗ trợ đối với người cao tuổi, người khuyết tật.

Với sự lây lan nhanh chóng và bùng nổ dịch bệnh mạnh tại nhiều địa phương, vì thế một số hoạt động đã phải tạm ngưng để đảm bảo an toàn dịch bệnh Điển hình như hoạt động mua bán tại các chợ, siêu thị bị hạn chế số người, thậm chí là dừng hẳn Công ty, xí nghiệp, cơ quan, tổ chức cũng phải cho nhân viên nghỉ làm hoặc làm việc tại gia, một số thì tuân thủ theo quy định “3 tại chỗ” Mọi hình thức vui chơi, giải trí đều bị cấm hoạt động do dịch bệnh đang diễn ra khá nghiêm trọng Nhiều nơi trở thành vùng đỏ một cách nhanh chóng khiến việc di chuyển, đi lại cũng bị hạn chế Chính phủ đã ban hành quy định về giờ giới nghiêm cũng như các loại giấy tờ đi đường nếu người dân có nhu cầu đi lại cần thiết và cấp bách Hàng loạt quy định xử phạt hành chính được đưa ra đối với những cá nhân thiếu ý thức trong việc bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Ngoài ra, Chính phủ còn chú trọng đến công tác giáo dục nhằm đảm bảo quyền học tập của học sinh, sinh viên được trọn vẹn Chính phủ đã triển khai phương thức dạy học trực tuyến, học qua các kênh truyền hình để phù hợp với tình hình giãn cách xã hội.

Về mặt an ninh xã hội, vì sự ảnh hưởng của dịch bệnh nên tình trạng tội phạm đã giảm bớt hẳn Chính phủ đồng thời yêu cầu các ban, bộ, ngành cùng chính quyền địa phương ban hành các chính sách bảo đảm trật tự xã hội, xây dựng môi trường sống an toàn cho người dân Bên cạnh đó, Chính phủ đề cao những hình thức chế tài nhằm duy trì kỷ luật, kỷ cương hành chính, đồng thời tăng cường việc kiểm tra, theo dõi, xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm, cùng quy

Trang 14

định quy chế khen thưởng kịp thời cho những cá nhân, đơn vị đạt thành tích cao trong công tác phòng, chống dịch.

Trong thời gian gần đây, dịch bệnh đã gần như được kiểm soát ổn định tại nhiều nơi, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 128/NQ-CP vào ngày 11/10/2021 với khẩu

hiệu tạm thời: “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid –19” để kịp thời theo sát thực tế, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, đưa cả

nước dần chuyển sang giai đoạn bình thường mới trong thời gian sớm nhất trong năm mới Tuy vậy, Chính phủ cũng yêu cầu người dân vẫn phải tuân thủ quy tắc 5K, không lơ là trong việc phòng, chống dịch vì dịch bệnh vẫn còn tồn tại Ban lãnh đạo cũng đưa ra hướng dẫn mới về việc người nhập cảnh vào Việt Nam phải tiêm đủ 2 mũi và có kết quả xét nghiệm PCR âm tính trong vòng 72h thì được phép theo dõi tại nhà với thời gian ba ngày, nếu có dấu hiệu bất thường thì phải trình báo lên cơ sở y tế gần nhất và chính quyền địa phương Những hoạt động liên quan đến giao thông vận tải, vận chuyển hàng hóa cũng như hành khách đã được hoạt động trở lại nhưng vẫn phải bảo đảm nguyên tắc 5K, tài xế hoặc hành khách phải đủ hai mũi tiêm hoặc khỏi bệnh Covid - 19 không quá 6 tháng Các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, chợ,… được phép hoạt động có điều kiện Các cơ sở kinh doanh phục vụ nhu cầu ăn uống được hoạt động nhưng với điều kiện phục vụ không quá 20 khách tại cùng một thời điểm, khoảng cách giữa các bàn tối thiểu là 2m Vẫn có một số hoạt động như vũ trường, karaoke, vẫn tạm dừng vì có nguy cơ lây nhiễm cao, riêng dịch vụ cắt tóc được phép hoạt động trở lại Các cơ sở tôn giáo, thờ cúng tín ngưỡng, dịch vụ du lịch, tham quan, rạp chiếu phim, bảo tàng,… được hoạt động với điều kiện đảm bảo quy tắc 5K, hai mũi vaccine hay khỏi bệnh Covid không quá 6 tháng Ngoài ra, Chính phủ cũng đẩy mạng công tác điều tra, giám sát người dân qua các ứng dụng như Sổ sức khỏe điện tử, PC Covid,… hỗ trợ người dân nắm được thông tin địa phương của mình qua ứng dụng Bluezone Chính phủ cũng yêu cầu cơ quan ban ngành cùng phối hợp với công an có biện pháp xử lý nghiêm khắc những trường hợp không tuân thủ quy định đã đưa ra.

Trang 15

Đất nước đang trong giai đoạn chuyển mình sang năm mới, dịch bệnh thay đổi phức tạp với nhiều biến chủng mới khiến cho việc điều hành phòng, chống dịch của Chính phủ có đôi phần khó khăn Vì thế, trước mắt, Chính phủ đề ra những kỳ vọng với tâm thế sẵn sàng chiến đấu với Covid – 19 để giữ an toàn cho sức khỏe, tính mạng người dân là ưu tiên trước mắt, song song đó là phục hồi, phát triển kinh tế đất nước, các hoạt động ngoại giao với bạn bè quốc tế Để có thể thực hiện được các kế hoạch đề ra trong năm 2022, Chính phủ thiết lập 6 vấn đề trọng tâm, riêng về mặt thúc đẩy quá trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, cần tập trung vào 3 trọng tâm chính Quan điểm chính yếu là quyết tâm giữ cho nền kinh tế vĩ mô được ổn định, lạm phát được kiểm soát chặt chẽ; tính tự chủ, khả năng chống chịu, thích ứng được nâng cao Chính phủ sẽ kịp thời ban hành văn bản để hướng dẫn và triển khai đồng bộ mọi hoạt động phòng, chống dịch Covid - 19 cùng chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu phấn đấu là GDP sẽ tăng trưởng và đạt trong tầm từ 6 - 6,5% Bộ Công Thương sẽ chủ trì, cùng phối hợp với các bộ, ban ngành, chính quyền địa phương để triển khai giải pháp tăng cường phát triển thị trường trong nước, thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng Ngoài ra, cần chủ động chuẩn bị đầy đủ nguồn cung cho các mặt hàng thiết yếu, sẽ tăng cao trong thời gian sắp tới nhưng phải đạt chất lượng, đáp ứng kịp thời nhu cầu của người dân, tránh để tình trạng thiếu hàng xảy ra hay bị gián đoạn nguồn hàng, làm gia tăng giá, xảy ra tình trạng lạm phát Hơn nữa, Bộ Tài chính sẽ có nhiệm vụ theo sát tình trạng giá cả, thị trường, chỉ đạo và đưa ra biện pháp xử phạt các hành vi vi phạm về mặt giá cả theo thẩm quyền, pháp luật Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông chủ động theo dõi diễn biến thời tiết kỹ càng để xây dựng các phương án phòng, chống thiên tai, dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi, thủy sản để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất diễn ra linh hoạt, phù hợp trong tình hình dịch Covid – 19.

Chính phủ cũng bắt đầu giai đoạn dần khôi phục lại các chuyến bay quốc tế với các nước có hệ số an toàn cao dưới sự hướng dẫn từ Bộ Y tế, thực hiện các quy định về phòng dịch đối với người nhập cảnh.

Trang 16

Chính phủ yêu cầu bảo đảm an sinh xã hội, chú trọng, quan tâm đặc biệt đối với các vùng thường xuyên xảy ra thiên tai, các khu vực bùng dịch, kết hợp biện pháp cách ly, phong tỏa ngay lập tức Bộ Y tế cũng yêu cầu các bệnh viện, cơ sở y tế phải được trang bị đủ nguồn nhân lực, thuốc, máy móc hỗ trợ điều trị bệnh nhân nhiễm Covid, hay các trường hợp nguy cấp khác trong những ngày Tết… Đồng thời mỗi cá nhân, đơn vị phải thực hiện nghiêm chỉnh việc phòng, chống, dịch Duy trì việc tiêm ngừa đầy đủ, tăng cường tốc độ tiêm chủng, đẩy nhanh việc tiêm vaccine cho trẻ em, tiêm mũi tăng cường, tăng cường việc chuyển giao công nghệ kết hợp với nghiên cứu, sản xuất vaccine và thuốc điều trị trong nước Những hoạt động vui chơi, giải trí, du lịch sẽ được kiểm soát chặt chẽ, hạn chế số lượng người tham gia và giám sát mọi hành động có dấu hiệu nghi ngờ đang vi phạm pháp luật như tàng trữ pháo, các chất dễ cháy nổ,

… Do dịch bệnh chưa chấm dứt nên việc tổ chức bắn pháo hoa thường niên sẽ được tạm dừng nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe, tính mạng cho người dân Chính phủ khuyến cáo các hình thức tham gia, theo dõi chương trình truyền hình trực tuyến để có thể tận hưởng được không khí cả nước cùng đón chào năm mới Chính phủ cũng nhấn mạnh thêm chủ đề điều hành năm 2022 sẽ là

Đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển".

3.So sánh hiệu quả việc điều hành phòng, chống dịch bệnh của Chính phủ Việt Nam với một số nước khác:

Việt Nam:

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế tiếp tục hướng dẫn các địa phương tổ chức tiêm chủng an toàn, khoa học, hiệu quả Chính phủ ban hành các chỉ thị để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh cho cả nước Trong đó, Chỉ thị 16 là văn bản thể hiện sự quyết liệt nhất với biện pháp “cách ly toàn xã hội”.

Người dân chỉ được ra khỏi nhà để mua thực phẩm, thuốc men, thực hiện công vụ bằng phiếu đi chợ, giấy đi đường do chính quyền phát Người dân thực

Ngày đăng: 16/05/2022, 09:03

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w